Dự báo diễn biến tài nguyên nước dưới đất vùng đồng bằng Bắc Bộ giai đoạn 2017-2022

Vùng Đồng bằng Bắc Bộ có diện tích gần 17.000km2 nằm trên địa phận của 12 tỉnh và thành

phố phía Bắc là vùng kinh tế trọng điểm, dân cư đông đúc có nhu cầu về nước rất cao nên đang được khai

thác mạnh mẽ phục vụ các nhu cầu khác nhau. Đồng bằng Bắc Bộ được hình thành từ các trầm tích Đệ tứ

bở rời dày từ khoảng 10m ở vùng rìa đến trên 100m ở vùng ven biển. Do tính phân nhịp, các trầm tích Đệ tứ

phân chia thành 2 tầng chứa nước lỗ hổng: tầng chứa nước Holocen (qh) không áp ở bên trên và tầng chứa

nước Pleistocen (qp) có áp lực bên dưới. Tầng qh cung cấp nước quy mô nhỏ, phân tán cho vùng nông thôn;

tầng qp cung cấp nước tập trung cho các đô thị, khu công nghiệp. Để kiểm soát và dự báo sự biến động tài

nguyên nước dưới đất, từ những năm 90 của thế kỷ trước mạng lưới quan trắc Quốc gia đã bắt đầu xây

dựng. Đến nay có 12 trạm, 104 điểm với 198 công trình quan trắc và hàng loạt các công trình quan trắc địa

phương, được liên tục quan trắc các yếu tố động thái nước dưới đất. Dựa vào các kết quả quan trắc, bằng

phương pháp mô hình số mô phỏng hệ thống nước dưới đất bằng mô hình dòng chảy với phần mềm Visual

MODFLOW của Waterloo Hydrogeologic và cũng được dùng để dự báo diễn biến mực nước, bộ công cụ MT-

3DMS để dự báo diễn biến độ tổng khoáng hóa nước dưới đất giai đoạn 2017-2022. Về mực nước, đối với

tầng chứa nước qh, vùng mực nước có xu thế giảm rất nhỏ, chiếm khoảng 8,33% phân bố ở vùng nội thành

thành phố Hà Nội và Hải Phòng. Đại bộ phận diện tích còn lại, mực nước có xu thế ổn định. Đối với tầng chứa

nước qp, gần ½ diện tích của tầng chứa nước có xu thế suy giảm với tốc độ từ 0,1 đến trên 0,4m/năm. Đó

là các vùng đang khai thác mạnh mẽ. Về độ tổng khoáng hóa nước dưới đất tầng chứa nước qh: chỉ có một

diện tích rất nhỏ, khoảng 50km2 ở các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Quảng Ninh

là có thể xẩy ra xâm nhập mặn. Tầng chứa nước qp, đến năm 2022 vùng bị xâm nhập mặn có thể có diện tích

khoảng 640km2, chiếm 5,1%, ở Hải Phòng và các tỉnh Bắc Ninh, Hải dương, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam.

Mực nước có xu thế giảm và xâm nhập mặn ở tầng chứa nước qp tăng là do khai thác mạnh.

pdf 10 trang kimcuc 6080
Bạn đang xem tài liệu "Dự báo diễn biến tài nguyên nước dưới đất vùng đồng bằng Bắc Bộ giai đoạn 2017-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Dự báo diễn biến tài nguyên nước dưới đất vùng đồng bằng Bắc Bộ giai đoạn 2017-2022

Dự báo diễn biến tài nguyên nước dưới đất vùng đồng bằng Bắc Bộ giai đoạn 2017-2022
80 Tạp chí khoa học biến đổi khí hậu
Số 5 - Tháng 3/2018
DỰ BÁO DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT 
VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ GIAI ĐOẠN 2017-2022
Nguyễn Văn Đản(1), Nguyễn Thị Hạ(2), Đặng Trần Trung(2), Văn Thùy Linh(3) 
(1)Hội Địa chất thủy văn Việt Nam
(2)Trung tâm Dự báo và Cảnh báo tài nguyên nước
(3)Trường Đại học Khoa học tự nhiên
Ngày nhận bài 26/2/2018; ngày chuyển phản biện 29/2/2018; ngày chấp nhận đăng 20/3/2018
Tóm tắt: Vùng Đồng bằng Bắc Bộ có diện tích gần 17.000km2 nằm trên địa phận của 12 tỉnh và thành 
phố phía Bắc là vùng kinh tế trọng điểm, dân cư đông đúc có nhu cầu về nước rất cao nên đang được khai 
thác mạnh mẽ phục vụ các nhu cầu khác nhau. Đồng bằng Bắc Bộ được hình thành từ các trầm tích Đệ tứ 
bở rời dày từ khoảng 10m ở vùng rìa đến trên 100m ở vùng ven biển. Do tính phân nhịp, các trầm tích Đệ tứ 
phân chia thành 2 tầng chứa nước lỗ hổng: tầng chứa nước Holocen (qh) không áp ở bên trên và tầng chứa 
nước Pleistocen (qp) có áp lực bên dưới. Tầng qh cung cấp nước quy mô nhỏ, phân tán cho vùng nông thôn; 
tầng qp cung cấp nước tập trung cho các đô thị, khu công nghiệp. Để kiểm soát và dự báo sự biến động tài 
nguyên nước dưới đất, từ những năm 90 của thế kỷ trước mạng lưới quan trắc Quốc gia đã bắt đầu xây 
dựng. Đến nay có 12 trạm, 104 điểm với 198 công trình quan trắc và hàng loạt các công trình quan trắc địa 
phương, được liên tục quan trắc các yếu tố động thái nước dưới đất. Dựa vào các kết quả quan trắc, bằng 
phương pháp mô hình số mô phỏng hệ thống nước dưới đất bằng mô hình dòng chảy với phần mềm Visual 
MODFLOW của Waterloo Hydrogeologic và cũng được dùng để dự báo diễn biến mực nước, bộ công cụ MT-
3DMS để dự báo diễn biến độ tổng khoáng hóa nước dưới đất giai đoạn 2017-2022. Về mực nước, đối với 
tầng chứa nước qh, vùng mực nước có xu thế giảm rất nhỏ, chiếm khoảng 8,33% phân bố ở vùng nội thành 
thành phố Hà Nội và Hải Phòng. Đại bộ phận diện tích còn lại, mực nước có xu thế ổn định. Đối với tầng chứa 
nước qp, gần ½ diện tích của tầng chứa nước có xu thế suy giảm với tốc độ từ 0,1 đến trên 0,4m/năm. Đó 
là các vùng đang khai thác mạnh mẽ. Về độ tổng khoáng hóa nước dưới đất tầng chứa nước qh: chỉ có một 
diện tích rất nhỏ, khoảng 50km2 ở các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Quảng Ninh 
là có thể xẩy ra xâm nhập mặn. Tầng chứa nước qp, đến năm 2022 vùng bị xâm nhập mặn có thể có diện tích 
khoảng 640km2, chiếm 5,1%, ở Hải Phòng và các tỉnh Bắc Ninh, Hải dương, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam. 
Mực nước có xu thế giảm và xâm nhập mặn ở tầng chứa nước qp tăng là do khai thác mạnh.
Từ khóa: Dự báo, diễn biến tài nguyên nước dưới đất, mô hình số, tầng chứa nước, tốc độ hạ thấp mực 
nước, xâm nhập mặn. 
1. Giới thiệu
 Trong những năm gần đây, sự gia tăng khai 
thác các nguồn nước, cùng với sự biến đổi khí 
hậu toàn cầu, nước biển dâng, các hiện tượng 
khí tượng và thủy văn ở nước ta ngày càng biến 
động phức tạp: Hạn hán lũ lụt,... đã tác động 
mạnh mẽ tới tài nguyên nước nói chung và 
nước dưới đất nói riêng, đặc biệt là đối với các 
khu vực đồng bằng ven biển. Vùng Đồng bằng 
Bắc Bộ (ĐBBB), một trong hai đồng bằng lớn của 
nước ta, có ý nghĩa đặc biệt phát triển kinh tế 
đang chịu những tác động mạnh mẽ nhất: mực 
nước dưới đất dần dần suy giảm, xâm nhập mặn 
gia tăng [3,4,5]. 
Để phục vụ công tác thông báo cảnh báo, 
dự báo sự biến động của tài nguyên nước nước 
dưới đất, từ cuối thế kỷ trước tại vùng ĐBBB đã 
*Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Hạ
Email: haqtdbtnn@gmail.com
Tạp chí khoa học biến đổi khí hậu
Số 5 - Tháng 3/2018 - 
81
hoàn thành xây dựng mạng lưới quan trắc tài 
nguyên nước dưới đất [2, 3, 4], sau đó liên 
tục được bổ sung hoàn thiện, đến nay có 12 
trạm, 104 điểm với 198 công trình quan trắc 
(Hình 1). Ngoài ra một số tỉnh, thành phố như 
Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định,... cũng đã xây 
dựng các mạng quan trắc địa phương. Kể từ 
khi xây dựng, các công trình được liên tục 
quan trắc các yếu tố động thái nước dưới đất 
gồm nhiệt độ, mực nước, độ tổng khoáng hóa 
và các thông số đánh giá chất lượng nước. 
Từ năm 2016, Trung tâm Cảnh báo và Dự báo 
tài nguyên nước định kỳ thực hiện dự báo sự 
biến đổi mực nước và xâm nhập mặn nước 
dưới đất trong các trầm tích Đệ giúp các nhà 
quản lý đưa ra được những giải pháp quản lý 
phù hợp phục vụ phát triển bền vững tài nguyên 
nước dưới đất [5].
Hình 1. Mạng lưới quan trắc tài nguyên nước dưới đất vùng Đồng bằng Bắc Bộ
 2. Khái quát về vùng nghiên cứu
 Vùng ĐBBB được phân bố chủ yếu bởi các 
trầm tích Đệ tứ bở rời, phân bố ở 12 tỉnh và 
thành phố gồm: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, 
Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, 
Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, các thành phố 
Hà Nội và Hải Phòng với diện tích khoảng 
17.000km2, chiếm 4,5 % diện tích cả nước, là 
đồng bằng lớn thứ hai của nước ta. Nơi đây 
đang sinh sống khoảng 32 triệu người, chiếm 
32% dân số cả nước. Vùng ĐBBB có địa hình 
khá bằng phẳng hơn nghiêng về phía biển 
theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, đôi nơi nổi 
lên các đồi núi thấp dạng bát úp, bị chia cắt 
bởi hệ thống sông ngòi dày đặc của hệ thống 
sông Hồng-Thái Bình. Vùng ĐBBB nằm trong 
vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc điểm 
nóng ẩm mưa nhiều: Mùa khô trùng với mùa 
lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa 
mưa trùng với mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 
9. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.600 
đến 2.000mm song phân bố không đều: 80% 
lượng mưa cả năm tập trung vào mùa mưa tạo 
nên thời kỳ dư ẩm. Mùa khô, hay nói đúng hơn 
là mùa ít mưa, lượng mưa thường thấp hơn 
lượng bốc hơi là thời kỳ hụt ẩm (Hình 2).
82 Tạp chí khoa học biến đổi khí hậu
Số 5 - Tháng 3/2018
Hình 2. Đặc trưng ẩm vùng Đồng bằng Bắc Bộ
 Vùng ĐBBB có cấu trúc địa hào được cấu tạo 
chủ yếu bởi các trầm tích Kainozoi, trong đó các 
trầm tích Neogen nằm ở dưới sâu bị phủ bởi 
các trầm tích Đệ tứ bở rời. Các trầm tích cổ chủ 
yếu nằm dưới móng, chỉ lộ ra ở vùng rìa, đôi khi 
cũng lộ ở đồng bằng ở dạng núi sót. Tính phân 
nhịp của các trầm tích có nguồn gốc khác nhau: 
sông, sông-biển và biển trong các trầm tích Đệ 
tứ đã tạo nên các lớp thấm nước tốt xen kẽ các 
lớp thấm nước kém.
Các trầm tích Đệ tứ bở rời có chiều dày từ vài 
chục mét ở vùng đỉnh và ven rìa đến trên 100 
m ở vùng ven biển, được chia làm 2 tầng chứa 
nước lỗ hổng: Tầng chứa nước holocen (qh) và 
pleistocen (qp) [1]. Tầng chứa nước holocen 
phân bố rộng rãi, lộ ra trên mặt với diện tích 
khoảng 11.500km2 (Hình 3), là tầng chứa nước 
không có áp lực. Tầng này, đôi nơi có thể chia 
thành 2 lớp chứa nước: Holocen trên (qh1) và 
holocen dưới (qh2). Lớp chứa nước qh2 phân 
bố ở vùng đỉnh, vùng rìa và vùng ven sông, ven 
biển của đồng bằng, trong đó ở vùng đỉnh và rìa 
chỉ có 1 lớp chứa nước, thường không có lớp 
chứa nước qh1, vùng ven biển có thể có cả 2 
lớp chứa nước. Lớp chứa nước qh1 chỉ quan 
sát thấy ở vùng trung tâm và ven biển của đồng 
bằng, trong đó vùng trung tâm thường không 
có lớp chứa nước qh2. Tầng chứa nước qh có độ 
giầu nước từ nghèo đến trung bình, không có ý 
nghĩa cung cấp nước tập trung song lại rất có ý 
nghĩa cung cấp nước nhỏ, phân tán phục vụ yêu 
cầu của nhân dân vùng nông thôn. Tầng chứa 
nước pleistocen, trừ các vùng núi đồi sót, phân 
bố liên tục ở đồng bằng, đại bộ phận bị phủ 
bởi các trầm tích trẻ hơn, có diện tích khoảng 
12.500km2 (Hình 5), cũng được chia làm 2 lớp 
chứa nước: Pleistocen trên (qp2) và Pleisto-
cen dưới (qp1). 2 lớp chứa nước này hầu như 
cùng song song tồn tại, song do không có lớp 
ngăn cách khu vực nên 2 lớp chứa nước kể trên 
có quan hệ thủy lực rất chặt chẽ và thường có 
chung một mực nước. Tầng chứa nước qp thuộc 
loại rất giầu nước là đối tượng chính phục vụ 
cung cấp nước tập trung quy mô lớn. Thành phố 
Hà Nội là nơi khai thác nước mạnh mẽ ở tầng 
này, nếu tính tất cả các loại hình, ở đây đang 
khai thác trên 1 triệu m3 nước mỗi ngày. Nhiều 
đô thị, khu công nghiệp như Vĩnh Yên, Quang 
Minh, Phố Nối, chủ yếu sử dụng nguồn nước 
dưới đất của tầng này cho cấp nước. 
3. Phương pháp dự báo biến động tài nguyên 
nước dưới đất
Diễn biến tài nguyên nước dưới đất được thể 
hiện về lượng (thay đổi mực nước) và về chất 
(thay đổi về độ tổng khoáng hóa). Dự báo diễn 
biến tài nguyên nước dưới đất được thực hiện 
bằng phương pháp mô hình số với thời gian dự 
báo là 5 năm phục vụ các yêu cầu quản lý [5]. 
Việc mô phỏng hệ thống nước dưới đất bằng 
mô hình dòng chảy được sử dụng phầnmềm 
là Visual MODFLOW của Waterloo Hydrogeo-
logic và cũng được dùng để dự báo diễn biến 
mực nước. Bộ công cụ MT3DMS (mô hình dịch 
chuyển vật chất) được sử dụng để dự báo diễn 
biến độ tổng khoáng hóa (TDS) nước dưới đất.
Tạp chí khoa học biến đổi khí hậu
Số 5 - Tháng 3/2018 - 
83
Để xây dựng mô hình, toàn bộ vùng ĐBBB 
được chia thành các ô lưới với 180 cột và 152 
hàng (1km x 1km). Trong quá trình nhập dữ liệu, 
chỉnh lý, có thể được phân chia nhỏ hơn tuỳ từng 
khu vực có điều kiện hoặc có yêu cầu phải đánh 
giá chi tiết hơn. Các tài liệu đầu vào của mô hình 
bao gồm: các tài liệu về địa hình ứng với tỷ lệ bản 
đồ 1: 200.000, tài liệu về địa chất thủy văn được 
chia ra 5 lớp: Lớp 1: Lớp sét thấm nước yếu trên 
cùng, lớp 2: tầng chứa nước qh, lớp 3: Lớp sét 
thấm nước yếu ngăn cách, lớp 4: tầng chứa nước 
qp, lớp 5: đá gốc với đầy đủ các thông số địa 
chất thủy văn như chiều dày, tính thấm, tính nhả 
nước, Các điều kiện biên của mô hình được xác 
định: Biên tổng hợp là các sông lớn gồm: Sông 
Hồng, sông Đuống, sông Đáy cho cả hai tầng chứa 
nước qh, qp; biên Q=0 là ranh giới đá gốc cho hai 
tầng chứa nước; biên bổ cập và bốc hơi xác định 
trên cơ sở các tài liệu lượng mưa và bốc hơi của 
các trạm đo trên đồng bằng. Số liệu về tình hình 
khai thác nước dưới đất cuả tất cả các loại hình 
cũng được nhập để chỉnh lý mô hình. 
Để chỉnh lý mô hình theo bài toán chuyển 
động không ổn định thực hiện dựa theo tài liệu 
quan trắc mực nước thực tế tại các công trình 
quan trắc địa phương và Quốc gia từ 1/1996 
đến 1/2017. Mức độ tin cậy của mô hình được 
xác định qua sai số mực nước giữa mô hình và 
quan trắc thực tế cho thấy đối với tầng chứa 
nước Holocen, sai số lớn nhất là 4,4m tại công 
trình Q.64, sai số nhỏ nhất là 0,0m tại công trình 
Q.85, sai số trung bình là 0,19m, sai số trung 
bình tuyệt đối là 0,861 và sai số trung bình quân 
phương (NRMS) là 5,9% (Hình 3).
Hình 3. Kết quả chỉnh lý tầng chứa nước 
Holocen (qh)
Hình 4. Kết quả chỉnh lý tầng chứa nước 
Pleistocen (qp)
 Kết quả chỉnh lý đối với tầng chứa nước (qp) 
tại các công trình quan trắc cho thấy sai số lớn 
nhất là 4,96m tại công trình quan trắc P.73a, sai 
số nhỏ nhất 0,0m tại Q.164a, sai số trung bình 
0,067m, sai số trung bình tuyệt đối là 0,906m và 
sai số quân phương (NRMS) là 2,621% (Hình 4).
Kết quả kể trên cho thấy việc chỉnh lý mô 
hình đạt yêu cầu, có thể thực hiện các bài toán 
thuận với độ tin cậy cao.
Các số liệu đầu vào của mô hình dịch chuyển 
vật chất chất gồm có nồng độ ban đầu của vật 
chất hòa tan (mg/l hay ug/l), hệ số khuyếch tán 
thấm theo chiều đứng và chiều ngang, các thông 
số về độ lỗ rỗng của đất đá, hệ số phân tán của 
các lớp, nồng độ nguồn nước cung cấp, Các 
số liệu đầu ra của mô hình là nồng độ vất chất 
ở các ô tính toán khác nhau vào các thời điểm 
khác nhau.
4. Kết quả dự báo diễn biến mực nước và thảo 
luận
4.1. Tầng chứa nước qh
Kết quả dự báo cho thấy mực nước tầng qh 
biến động không đáng kể [5]. Trên đại bộ phận 
diện tích, mực nước chỉ biến động theo mùa: 
Mùa mưa nâng cao do được cung cấp, mùa khô 
giảm. Xu thế chung là ổn định. Vùng có xu thế 
biến động giảm có diện phân bố rất nhỏ với tốc 
độ giảm mực nước không lớn phân bố ở vùng 
nội thành của thành phố Hà Nội, nơi tầng chứa 
nước qp bên dưới đang bị khai thác mạnh mẽ 
nên mực nước tầng qh bên trên bị lôi cuốn giảm 
theo các vùng có tốc độ giảm mực nước như sau 
(Hình 5): 
84 Tạp chí khoa học biến đổi khí hậu
Số 5 - Tháng 3/2018
- Vùng có tốc độ hạ thấp mực nước vừa 
(0,2÷0,3m/năm) có diện tích 206,5km2, chiếm 
1,82% diện tích tầng chứa nước, phân bố ở khu 
vực trung tâm thành phố Hà Nội được minh họa 
bằng công trình quan trắc Q60 (Hình 6b).
- Vùng có tốc độ hạ thấp mực nước yếu 
(0,1÷0,2m/năm) có diện tích 737,5km2, chiếm 
6,51% diện tích tầng chứa nước, phân bố ở khu 
vực nội thành của thành phố Hà Nội, Hải Phòng.
- Vùng có mực nước có xu hướng ít thay đổi 
có diện tích 10.348km2, chiếm 91% diện tích 
tầng chứa, phân bố hầu hết diện tích tầng chứa 
nước được minh họa bởi một số công trình 
quan trắc (hình 6a, 6c, 6d, 6e, 6g).
4.2. Tầng chứa nước qp
Kết quả dự báo [5] cho thấy mực nước tầng 
qp có những biến động lớn hơn so với tầng qh. 
Ngoài dao động theo mùa, gần một nửa diện 
tích của tầng chứa nước có xu thế giảm xuống 
liên tục với tốc độ từ 0,1 đến trên 0,5m/năm. Đó 
là các vùng đang được khai thác với công suất 
lớn phục vụ các nhu cầu nước khác nhau. Tuy 
nhiên, vùng thành phố Hà Nội đang được khai 
thác nhiều nhất nhưng tốc độ giảm mực nước ở 
đây không phải lớn nhất, do ở đây đã có chế độ 
khai thác hợp lý. Các vùng có tốc độ giảm mực 
nước như sau (Hình 7):
 - Vùng có tốc độ hạ thấp mực nước rất mạnh 
(> 0,5m/năm) phân bố ở khu vực Nam Trực, Hải 
Hậu của tỉnh Nam Định với diện tích là 374km2 
Hình 5. Sơ đồ kết quả dự báo diễn biến mực nước tầng qh thời kỳ 2017-2022
chiếm 3,03% diện tích tầng chứa nước, được 
minh họa bằng công trình quan trắc Q109a 
(Hình 8h).
- Vùng có tốc độ hạ thấp mực nước mạnh 
(0,3 - 0,5 m/năm) phân bố ở khu vực Nam Trực, 
Hải Hậu của tỉnh Nam Định, Mỹ Hào của tỉnh 
Hưng Yên và Yên Phong của tỉnh Bắc Ninh với 
diện tích 792,2km2, chiếm 6,41% diện tích tầng 
chứa nước, được minh họa bằng các công trình 
quan trắc Q127a (hình 6d), Q36 (Hình 8c).
 - Vùng có tốc độ hạ thấp mực nước vừa (0,2 
- 0,3 m/năm) phân bố ở trung tâm của vùng nội 
thành thành phố Hà Nội, nơi có các bãi giếng 
Mai Dịch, Ngọc Hà, Hạ Đình, Ngô Sỹ Liên..., 
Nam Định, một số vùng của tỉnh Hưng Yên và 
Bắc Ninh với diện tích là 849,2km2, chiếm 6,87% 
diện tích tầng chứa nước, được minh họa bằng 
công trình quan trắc Q63a (Hình 8b).
- Vùng có tốc độ hạ thấp mực nước yếu (0,1 
- 0,2m/năm) phân bố rộng rãi ở trung tâm đồng 
bằng thuộc các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải 
Dương, Thái Bình, Nam Định, thành phố Hà Nội 
và Hải Phòng với diện tích là 3743,5km2, chiếm 
30,28% diện tích tầng chứa nước, được minh 
họa bằng công trình quan trắc Q148a (Hình 8e). 
- Vùng có tốc độ hạ thấp mực nước rất nhỏ 
(<0,1 m/năm) phân bố rộng rãi ở đồng bằng Bắc 
Bộ với diện tích là 6.604,9km2 chiếm 53,42% 
diện tích tầng chứa nước được minh họa bằng 
các công trình quan trắc Q1a (Hình 8a), Q167a 
(Hình 8k), Q141a (Hình 8l).
Tạp chí khoa học biến đổi khí hậu
Số 5 - Tháng 3/2018 - 
85
a) Q.115 vùng Thuận Thành-Bắc Ninh b) Hà Nội Q.60 vùng trung tâm thành phố Hà Nội 
c) Q.127 vùng Mỹ Hào-Hưng Yên d) Q.146 vùng Tứ Kỳ-Hải Dương
e) Q.2 vùng Tam Dương-Vĩnh Phúc g) Q.159 vùng Quỳnh Phụ-Thái Bình
Hình 6. Đồ thị dự báo mực diễn biến mực nước tầng qh thời kỳ 2017-2022 
ở một số công trình quan trắc
Hình 7. Sơ đồ diễn biến mực nước tầng qp thời kỳ 2017-2022
86 Tạp chí khoa học biến đổi khí hậu
Số 5 - Tháng 3/2018
b) Q.63a vùng Mai Dịch-Hà Nội
d) Q.127a vùng Mỹ Hào-Hưng Yên
g) Q.86a vùng Duy Tiên-Hà Nam
i) Q.158a vùng Thái Thụy-Thái Bình
l) Q.141 vùng Đông Triều-Quảng Ninh
a) Q.1a vùng Sông Lô-Vĩnh Phúc
c) Q.36 vùng Yên Phong-Bắc Ninh
e) Q.148a Vùng Thanh Hà-Hải Dương
h) Q.109a vùng Nam Trực-Nam Định
Hình 8. Đồ thị dự báo mực diễn biến mực nước tầng qp thời kỳ 2017-2022 
ở một số công trình quan trắc
k) Q.167a Vùng An Dương-Hải Phòng
Tạp chí khoa học biến đổi khí hậu
Số 5 - Tháng 3/2018 - 
87
5. Kết quả dự báo diễn biến độ tổng khoáng 
hóa và thảo luận 
5.1. Tầng chứa nước Holocene (qh)
Trên cơ sở nghiên cứu độ tổng khoáng hóa 
của nước ở 1.720 điểm đã xác định được vùng 
phân bố nước nhạt (độ tổng khoáng hóa < 1g/l) 
có diện tích 6.819km2, chiếm 59,5%; Vùng phân 
bố nước mặn (độ tổng khoáng hóa > 1g/l) có 
diện tích 4.633km2 chiếm 40,5% so với diện tích 
tầng chứa nước, trong đó, độ tổng khoáng hóa 
của nước thay đổi từ 1,01g/l đến 14,50g/l.
Kết dự báo bằng phương pháp kể trên 
[4,5], đến năm 2022, một số vùng với diện 
tích rất nhỏ, khoảng 50km2 của vùng nước 
nhạt ở các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái 
Bình, Nam Định, Hà Nam, Quảng Ninh (Hình 
9) bị mặn hóa.
Hình 9. Sơ đồ phân bố hiện trạng mặn nhạt năm 2017 và dự báo xâm nhập mặn đến 2022 tầng 
chứa nước qh
 5.2. Tầng chứa nước Pleistocene (qp)
Trên cơ sở nghiên cứu độ tổng khoáng hóa 
của nước ở 2.314 điểm đã khoanh vùng, xác 
định được diện phân bố nước nhạt (độ tổng 
khoáng hóa < 1g/l) có diện tích 8.920km2, chiếm 
71,35%; Vùng phân bố nước mặn có diện tích 
3.582km2, chiếm 28,65% so với diện tích tầng 
chứa nước, trong đó độ khoáng hóa thay đổi từ 
1,01g/l đến 14,20g/l.
Kết quả nghiên cứu trên đây [5] cho thấy 
tầng chứa nước qp có nguy cơ xâm nhập mặn 
cao hơn tầng qh. Nguyên nhân cơ bản là sự khai 
thác mạnh mẽ, không hợp lý đang diễn ra ở tầng 
này [2,3,4].
 Đến năm 2022 cho thấy một số khoảnh ở 
vùng nước nhạt có diện tích khoảng 640km2, 
chiếm 5,1%, phân bố chủ yếu ở Hải Phòng và 
các tỉnh Bắc Ninh, Hải dương, Thái Bình, Nam 
Định, Nam Hà bị mặn hóa (Hình 10).
 6. Kết luận
Kết quả nghiên cứu, dự báo diễn biến mực 
nước và độ tổng khoáng hóa nước dưới đất ở 
vùng ĐBBB thời kỳ 2017-2022 cho thấy: Ở tầng 
chứa qh, mực nước chỉ biến động giảm ở diện 
88 Tạp chí khoa học biến đổi khí hậu
Số 5 - Tháng 3/2018
Hình 10. Sơ đồ phân bố hiện trạng mặn nhạt năm 2017 và dự báo xâm nhập mặn đến 2022 tầng 
chứa nước qp
tích rất nhỏ với tốc độ không đáng kể; khả năng 
xâm nhập mặn cũng chỉ xảy ra trên diện tích rất nhỏ. 
Ở tầng chứa nước qp gần ½ diện tích của tầng có xu 
thế giảm xuống liên tục với tốc độ từ 0,1 đến trên 
0,5m/năm; vùng nước nhạt có diện tích khoảng 
640km2, chiếm 5,1%, phân bố chủ yếu ở Hải Phòng 
và các tỉnh Bắc Ninh, Hải dương, Thái Bình, Nam 
Định, Nam Hà có thể bị mặn hóa. Nguyên nhân của 
sự biến động trên đây chủ yếu là do việc khai thác 
nước đang diễn ra mạnh mẽ.
Tài liệu tham khảo
1. Lê Văn Hiển (1998), Nước dưới đất đồng bằng Bắc Bộ, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam xuất 
bản, Hà Nội. 
2. Nguyễn Văn Đản (1995), Báo cáo kết quả xây dựng mạng lưới quan trắc động thái nước dưới đất 
đồng bằng Bắc Bộ, Lưu trữ Địa chất. Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Đản, Tống Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Hạ (2000), Báo cáo quan trắc quốc gia động thái 
nước dưới đất vùng đồng bằng Bắc Bộ, Lưu trữ địa chất, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Hạ, Đặng Trần Trung, Hoàng Thu Hà (2005), Báo cáo quan trắc quốc gia động thái nước 
dưới đất vùng đồng bằng Bắc Bộ, Lưu trữ địa chất, Hà Nội. 
5. Trung tâm Cảnh báo và Dự báo tài nguyên nước (2017), Bản tin chuyên đề dự báo tài nguyên nước 
thời kỳ 2017-2022 vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Tạp chí khoa học biến đổi khí hậu
Số 5 - Tháng 3/2018 - 
89
FORECASTING UNDERGROUND WATER RESOURCES IN THE NORTHEN 
DELTA FOR THE 2017 – 2022 PERIOD 
Nguyen Van Dan(1), Nguyen Thi Ha(2), Dang Tran Trung(2), Van Thuy Linh(3) 
 (1)Viet Nam Association of Hydrogeology
 (2)Center for Water Resources Monitoring and Forecast
(3)The University of Science
Received: 26 February 2018; Accepted: 20 March 2018
Abstract: The Red river delta plain (RRDP) has an area of nearly 17,000km2, located in the territory of 
12 provinces and cities in the north that is the key economic area, the population is very crowded with 
high water demand, so groundwater (GW) is being exploited strongly for the different needs. The RRDP is 
structured by Quaternary sedimentary rocks with thickness ranging from about 10m in the fringe to over 
100 in the coastal area. Due to phasing, the Quaternary sediments are divided into two porous aquifers: the 
upper Holocene (qh) and the lower Pleistocene aquifer (qp). GW in the qh aquifer is suitable for small scale 
and scattered scale of water supply for rural areas; GW in the qp aquifer can be supplied for public water 
supply for urban and industrial areas. To control and forecast the variation in groundwater resources, since 
the 1990s the GW monitoring network has been established. Up to now, there are 12 stations, 106 sites 
with 198 observation sites, which are continuously monitored for groundwater dynamics. The results of the 
observation are the basis for predicting the fluctuation of water resources in the period 2017-2022. On 
water level, for the aquifer qh, the water level tends to decrease very small, accounting for about 8.33% 
distributed in the inner city of Hanoi and Hai Phong. The remaining area, the water level tends to stabilize. 
For the qp aquifer, nearly half of the aquifer area tends to decline at a rate of 0.1 to over 0.4m/yr. These 
are areas that GW has been heavily exploiting. In terms of total dissolved solid, qh aquifer: only a very 
small area, about 50km2 in the provinces of Hung Yen, Bac Ninh, Thai Binh, Nam Dinh, Ha Nam, Quang 
Ninh is likely to be salt intrusion. The qp aquifer, by 2022, the saline intrusion area may be about 640 km2, 
accounting for 5.1% in Hai Phong and Bac Ninh, Hai Duong, Thai Binh, Nam Dinh and Ha Nam provinces. 
Water levels tend to decrease and salinity intrusion in the qp aquifer increases may due to trongly 
exploitation.
Key words: Predictions, variation of ground water resources, numerical models, aquifers, lowering of 
water level, salinity intrusion.

File đính kèm:

  • pdfdu_bao_dien_bien_tai_nguyen_nuoc_duoi_dat_vung_dong_bang_bac.pdf