Dự án xây dựng mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia

Dự án Mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia (QTCBPXMTQG)

được xây dựng bao gồm trung tâm điều hành và các trạm vùng có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết

bị hiện đại tiên tiến kết nối, điều phối các trạm địa phương trong hệ thống Mạng lưới đảm bảo phát

hiện kịp thời diễn biến bất thường về bức xạ hạt nhân trên lãnh thổ Việt Nam cũng như trong khu vực

và hỗ trợ việc chủ động ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân; cung cấp cơ sở dữ liệu về phóng xạ môi

trường phục vụ công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân. Bài viết này sẽ giới

thiệu các thông tin sơ bộ của Dự án.

pdf 6 trang kimcuc 19660
Bạn đang xem tài liệu "Dự án xây dựng mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Dự án xây dựng mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia

Dự án xây dựng mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN
17Số 55 - Tháng 06/2018
DỰ ÁN XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC
VÀ CẢNH BÁO PHÓNG XẠ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA
Dự án Mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia (QTCBPXMTQG) 
được xây dựng bao gồm trung tâm điều hành và các trạm vùng có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết 
bị hiện đại tiên tiến kết nối, điều phối các trạm địa phương trong hệ thống Mạng lưới đảm bảo phát 
hiện kịp thời diễn biến bất thường về bức xạ hạt nhân trên lãnh thổ Việt Nam cũng như trong khu vực 
và hỗ trợ việc chủ động ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân; cung cấp cơ sở dữ liệu về phóng xạ môi 
trường phục vụ công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân. Bài viết này sẽ giới 
thiệu các thông tin sơ bộ của Dự án.
I. Sự cần thiết của dự án
Ngày 31/8/2010, Thủ tướng Chính phủ 
đã ký ban hành Quyết định số 1636/QĐ-TTg 
phê duyệt “Quy hoạch mạng lưới quan trắc và 
cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia đến năm 
2020” với mục tiêu “bảo đảm kịp thời phát hiện 
diễn biến bất thường về bức xạ trên lãnh thổ Việt 
Nam và hỗ trợ ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân; 
cung cấp cơ sở dữ liệu về phóng xạ môi trường 
phục vụ công tác quản lý nhà nước về năng lượng 
nguyên tử và an toàn bức xạ,an toàn hạt nhân”. 
Theo quy hoạch này giai đoạn 2010-2015 đã 
phải xây dựng và đưa vào hoạt động trung tâm 
điều hành, kiện toàn đồng bộ 04 trạm vùng và 
06 trạm địa phương và đến năm 2020 phải hoàn 
thành việc xây dựng toàn Mạng lưới. Bộ Khoa 
học và Công nghệ (KH&CN) có trách nhiệm tổ 
chức thực hiện việc xây dựng và vận hành Mạng 
lưới QTCBPXMTQG. Tuy nhiên do khó khăn 
về nguồn vốn Dự án cho đến nay vẫn chưa được 
triển khai theo quy hoạch.
Ngày nay, việc ứng dụng năng lượng 
nguyên tử trong các ngành kinh tế xã hội ở nước 
ta đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Cả nước 
có khoảng 2.100 nguồn phóng xạ đang được sử 
dụng trong y tế, công nghiệp và các ngành ứng 
dụng khác; 4 cơ sở có máy gia tốc cyclotron dùng 
để sản xuất đồng vị phóng xạ phục vụ trong y 
tế; 4 trung tâm chiếu xạ sử dụng nguồn phóng 
xạ Co-60 với hoạt độ phóng xạ hàng triệu Ci; 1 
lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu công suất 0,5 
MW hàng năm sản suất 1.000 Ci các loại dược 
chất phóng xạ phục vụ cho các khoa y học hạt 
nhân của cả nước. Hầu như ở tất cả các thành phố 
lớn trên cả nước đều có các cơ sở sử dụng nguồn 
phóng xạ. Do vậy vấn đề giám sát phóng xạ trong 
môi trường trở nên vô cùng quan trọng trong việc 
bảo đảm an toàn dân sinh.
Bên cạnh đó, tuy dự án nhà máy điện hạt 
nhân (NMĐHN) Ninh Thuận 1 và 2 của Việt 
Nam đã dừng triển khai, nhưng Trung Quốc 
hiện nay đã đưa vào vận hành nhiều tổ máy của 
các NMĐHN gần biên giới nước ta như: Phòng 
Thành, Xương Giang và Trường Giang (gần nhất 
là NMĐHN Phòng Thành cách thành phố Móng 
Cái, tỉnh Quảng Ninh khoảng 50 km theo đường 
chim bay). Phần lớn các nhà máy này sử dụng 
công nghệ lò phản ứng thế hệ 2 với tỷ lệ nội địa 
hóa cao, hệ số an toàn thấp. Thêm vào đó, các 
nhà máy này nằm ở vị trí có hướng vận chuyển 
các khối khí xuống Việt Nam đặc biệt là về mùa 
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN
18 Số 55 - Tháng 06/2018
đông. Với vị trí địa lý như vậy, cùng với điều kiện 
khí tượng, thủy văn biển như ở nước ta, vấn đề 
phát tán phóng xạ sẽ trở nên phức tạp hơn. Gió 
mùa Đông Bắc và các dòng chảy trên Vịnh Bắc 
Bộ cho thấy trong điều kiện nhà máy hoạt động 
bình thường, bụi khí phóng xạ có khả năng lan 
truyền mạnh sang Việt Nam cả trên biển và trên 
đất liền, nhất là vùng ven biển.
Hiện tại Việt Nam chưa có mạng quan 
trắc và cảnh báo phóng xạ cấp quốc gia, chỉ có 
một số trạm quan trắc phóng xạ lẻ do Viện Năng 
lượng nguyên tử Việt Nam (thuộc Bộ KH&CN) 
và Bộ Quốc phòng quản lý. Các trạm này chủ 
yếu hoạt động theo phương pháp thụ động là thu 
thập mẫu và phân tích các nhân phóng xạ trong 
môi trường định kỳ theo thời gian trong tháng, 
quý và năm. Việt Nam cũng chưa có các thiết bị 
có khả năng phát hiện và cảnh báo sớm (từ xa) 
các bất thường của suất liều bức xạ trong môi 
trường; chưa có Trung tâm điều hành và thu thập 
số liệu trực tuyến (online). Do vậy chúng ta hoàn 
toàn thiếu thông tin về liều bức xạ hạt nhân trong 
môi trường tại các thành phố, khu dân cư lớn, khu 
công nghiệp, các vùng gần biên giới, không thực 
hiện được việc cảnh báo trực tuyến các sự cố bức 
xạ hạt nhân có sự phát tán, lan truyền ô nhiễm 
phóng xạ trong môi trường.
Tình hình nêu trên đòi hỏi Việt Nam 
phải cấp thiết xây dựng mạng lưới quan trắc và 
cảnh báo tự động phóng xạ trong môi trường 
để có thể giám sát, kiểm tra và đảm bảo an toàn 
phóng xạ cho dân sinh và quốc gia. Mạng lưới 
QTCBPXMTQG có nhiệm vụ xác định nhanh 
chóng và thông tin trực tuyến các biến động bất 
thường về phóng xạ môi trường nhằm đánh giá 
và dự báo kịp thời bản chất, nguồn gốc và diễn 
biến của các sự cố bức xạ, hạt nhân có thể xảy ra 
trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, góp phần chủ 
động ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân. 
Dự án trên phù hợp với Đề án “Tăng 
cường năng lực nghiên cứu - triển khai và hỗ trợ 
kỹ thuật phục vụ phát triển ứng dụng năng lượng 
nguyên tử và bảo đảm an toàn, an ninh” tại Quyết 
định số 265/QĐ-TTg ngày 05/3/2012 của Thủ 
tướng Chính phủ.
Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ 
giao Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp với các bộ, 
ngành và địa phương thực hiện trong thời gian 
tới trong Thông báo số 3295/VPCP-QHQT ngày 
20/10/2017 của Văn phòng Chính phủ về việc 
triển khai kết quả chuyến thăm Việt Nam của Thủ 
tướng Hungary từ ngày 24-26/9/2017.
Trong thời gian qua, để triển khai thực 
hiện Dự án này, Bộ KH&CN giao Viện Năng 
lượng nguyên tử Việt Nam ký Bản ghi nhớ hợp 
tác với Tập đoàn Gamma của Hungary vào 
ngày 25/9/2017 về việc phối hợp thực hiện dự 
án xây dựng Mạng lưới QTCBPXMTQG. Ngày 
18/01/2018, Bộ KH&CN đã gửi công văn số 
171/BKHCN-VNLNT tới UBND các tỉnh Quảng 
Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai và Nam Định về việc 
xác nhận tham gia giai đoạn 1 của dự án. Hiện tại, 
Bộ KH&CN đã nhận được tất cả các công văn xác 
nhận tham gia Dự án của các tỉnh nói trên. Ngày 
13/4/2018, Bộ KH&CN đã gửi đề xuất dự án 
xây dựng Mạng lưới QTCBPXMTQG tới Bộ Kế 
hoạch và Đầu tư, qua công văn số 1007/BKHCN-
VNLNT, xem xét trình Thủ tướng Chính phủ phê 
duyệt.
II. Thông tin của Dự án
1. Mục tiêu, phạm vi của dự án
a. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng Mạng lưới QTCBPXMTQG 
gồm trung tâm điều hành và các trạm vùng có đầy 
đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại tiên tiến 
kết nối, điều phối các trạm địa phương trong hệ 
thống mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ 
môi trường quốc gia đảm bảo phát hiện kịp thời 
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN
19Số 55 - Tháng 06/2018
diễn biến bất thường về bức xạ hạt nhân trên lãnh 
thổ Việt Nam cũng như trong khu vực và hỗ trợ 
việc chủ động ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân; 
cung cấp cơ sở dữ liệu về phóng xạ môi trường 
phục vụ công tác quản l‎ý nhà nước về an toàn bức 
xạ, an toàn hạt nhân.
b. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng Trung tâm điều hành quốc 
gia với đúng tiêu chuẩn quốc tế, với thiết bị công 
nghệ hiện đại, tiên tiến đảm bảo các quy chuẩn 
của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế, thực 
hiện việc kết nối thu thập dữ liệu trực tuyến từ 
các trạm, các điểm quan trắc trong Mạng lưới 
quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc 
gia trên toàn lãnh thổ Việt Nam; xử lý kết quả 
quan trắc, xây dựng cơ sở dữ liệu phóng xạ môi 
trường quốc gia; hỗ trợ kỹ thuật cho việc phân 
tích, đánh giá diễn biến và điều hành ứng phó sự 
cố bức xạ, sự cố hạt nhân.
- Xây dựng 4 Trạm quan trắc cấp vùng 
(Trạm vùng): Các Trạm vùng được phân bổ theo 
các vùng miền của đất nước, được đặt tại các 
thành phố quan trọng, có vị trí chiến lược để có 
thể đảm bảo việc quan trắc cảnh báo phóng xạ 
môi trường trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Các 
Trạm vùng là một trung tâm phân tích phóng xạ 
môi trường khu vực được trang bị các thiết bị tiên 
tiến, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế, có nhiệm vụ 
thu nhận dữ liệu quan trắc trực tuyến từ các trạm 
quan trắc địa phương; thu thập, xử lý và phân tích 
các chỉ tiêu phóng xạ trong mẫu môi trường, phân 
tích và tổng hợp số liệu quan trắc; trực tiếp tham 
gia đánh giá hiện trường trong kế hoạch ứng phó 
sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân cấp tỉnh và cấp địa 
phương
- Xây dựng 17 Trạm quan trắc cấp tỉnh 
(Trạm địa phương): Trạm địa phương được xây 
dựng tại một số tỉnh, thành phố nơi không có 
Trạm vùng hoặc tại tỉnh có khả năng chịu ảnh 
hưởng lớn bởi các sự cố phóng xạ hạt nhân. Trạm 
địa phương bao gồm các điểm quan trắc trên địa 
bàn tỉnh. Trạm địa phương có trách nhiệm quan 
trắc phóng xạ môi trường thường xuyên, liên tục 
tại các điểm quan trắc, kết nối trực tuyến với các 
Trạm vùng trực thuộc.
- Đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ 
có đủ khả năng về chuyên môn khoa học kỹ 
thuật cao, làm chủ được trang thiết bị hiện đại, 
chủ động vận hành khai thác hệ thống Mạng lưới 
QTCBPXMTQG, đồng thời làm cơ sở để tăng 
cường khả năng nghiên cứu lĩnh vực quan trắc 
và cảnh báo phóng xạ hạt nhân trong môi trường.
2. Phạm vi của dự án
a. Phạm vi chung
Dự án sẽ được triển khai trên phạm vi 
toàn quốc, bao gồm :
- Trung tâm điều hành toàn quốc đặt tại 
Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân thuộc Viện 
Năng lượng nguyên tử Việt Nam, Bộ Khoa học 
và Công nghệ.
Trung tâm điều hành có diện tích khoảng 
2.000 m2, nhân lực tối thiểu 40 nguời. Trung tâm 
điều hành được trang bị hệ thống tự động tiếp 
nhận dữ liệu từ tất cả các điểm quan trắc trên toàn 
quốc. Trung tâm có bộ phận xử lý dữ liệu, lưu trữ 
dữ liệu, tạo thư viện dữ liệu phóng xạ môi trường 
quốc gia. Trung tâm được trang bị các công cụ 
cảnh báo trong trường hợp phát hiện ra những bất 
thường phóng xạ trong môi trường.
- Xây dựng 4 trạm quan trắc vùng:
+ Trạm vùng miền Bắc đặt tại Hà Nội, 
+ Trạm vùng miền Trung đặt tại Đà Nẵng, 
+ Trạm vùng miền Nam Trung bộ và Tây 
Nguyên đặt tại Đà Lạt, 
+ Trạm vùng miền Nam đặt tại TP Hồ Chí 
Minh.
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN
20 Số 55 - Tháng 06/2018
Mỗi Trạm vùng có diện tích khoảng 2.000 
m2, nhân lực tối thiểu 40 người. Trạm vùng được 
trang bị hệ thống tự động tiếp nhận dữ liệu từ 
tất cả các điểm quan trắc trực thuộc Trạm vùng. 
Trạm vùng có hệ thống phòng thí nghiệm phân 
tích các mẫu môi trường. Trạm vùng đảm nhiệm 
luôn vai trò Trạm địa phương tại thành phố nơi 
đặt trạm vùng.
- Xây dựng 17 trạm quan trắc địa phương 
tại các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, 
Lạng Sơn, Lào Cai, Sơn La, Cao Bằng, Thái 
Nguyên, Nam Định, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, 
Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng 
Tàu, Cần Thơ, Kiên Giang và Đồng Nai. 
Các trạm địa phương có diện tích phụ 
thuộc vào tầm cỡ cũng như sự ảnh hưởng của các 
tỉnh trong vấn đề an toàn phóng xạ môi trường, 
khoảng 500 m2. Ngoài trụ sở chính trạm địa 
phương còn bao gồm các trạm cơ sở tại các vị trí 
đặt máy đo quan trắc trực tiếp.
- Xây dựng 210 các điểm cơ sở tại các vị 
trí đặt máy đo quan trắc trực tiếp với bộ thu thập 
tự động suất liều bức xạ gồm phần cứng và phần 
mềm.
Biểu đồ giai đoạn triển khai xây dựng 
Mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi 
trường quốc gia
- Giai đoạn I: Thời gian dự định triển khai từ 
2018 - 2020
+ Xây dựng Trung tâm điều hành quốc 
gia,
+ Xây dựng Trạm vùng miền Bắc đặt tại 
Hà Nội, 
+ Xây dựng Trạm vùng miền Trung đặt 
tại Đà Nẵng, 
+ Xây dựng Trạm vùng miền Nam Trung 
bộ và Tây Nguyên tại Đà Lạt,
+ Xây dựng Trạm địa phương tại Lạng 
Sơn,
+ Xây dựng Trạm địa phương tại Lào Cai,
+ Xây dựng Trạm địa phương tại Quảng 
Ninh,
+ Xây dựng Trạm địa phương tại Nam 
Định.
Trung tâm điều hành quốc gia, Trạm vùng 
miền Bắc tại Hà Nội, Trạm vùng miền Trung tại 
Đà Nẵng và Trạm vùng miền Nam Trung bộ và 
Tây Nguyên tại Đà Lạt đều đã có quỹ đất dành 
riêng cho việc xây dựng các trang tâm và trạm. 
Sau khi hoàn thành Trung tâm điều hành quốc gia 
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN
21Số 55 - Tháng 06/2018
và các Trạm vùng trên hoạt động dưới sự quản lý 
trực tiếp và bằng kinh phí của Bộ Khoa học và 
Công nghệ. 
Bốn trạm địa phương tại Lạng Sơn, Lào 
Cai, Quảng Ninh và Nam Định là các trạm được 
đặt tại các tỉnh gần biên giới, có khả năng bị ảnh 
hưởng phóng xạ hạt nhân do hoạt động của các 
nhà máy điện nguyên tử của nuớc láng giềng. 
Bốn tỉnh này đều đã có chủ trương triển khai xây 
dựng trạm quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi 
trường. Bốn tỉnh cũng đã phân quỹ đất dành cho 
trạm. Phần xây dựng nhà cửa và cung cấp các 
thiết bị cho bốn trạm địa phương này sẽ được đầu 
tư từ nguồn kinh phí ODA của Dự án. Sau khi 
hoàn thành các trạm địa phương này sẽ hoạt động 
bằng nguồn kinh phí của Sở Khoa học và Công 
nghệ của tỉnh và sự quản lý về chuyên môn từ Bộ 
Khoa học và Công nghệ. 
- Giai đoạn II: Thời gian dự định triển khai từ 
2021 - 2024
+ Xây dựng Trạm vùng miền Nam đặt tại 
TP Hồ Chí Minh, 
+ Xây dựng Trạm địa phương tại 13 tỉnh, 
thành phố:
- Hải Phòng, Sơn La, Cao Bằng, Thái 
Nguyên (thuộc trạm vùng Hà Nội)
- Nghệ An, Thừa Thiên Huế (thuộc trạm 
vùng Đà Nẵng)
- Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận 
(thuộc trạm vùng Đà Lạt)
- Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ, Kiên Giang, 
Đồng Nai (thuộc trạm vùng TP Hồ Chí Minh).
3. Dự kiến kết quả chính của dự án
- Xây dựng được mạng lưới 
QTCBPXMTQG với cơ sở vật chất đồng bộ và 
trang thiết bị tiên tiến hiện đại, đảm bảo được việc 
thực hiện quan trắc và cảnh báo tự động, thường 
xuyên, liên tục về phóng xạ môi trường trên các 
vùng miền quan trọng thuộc lãnh thổ Việt Nam. 
- Cung cấp các thông tin về hiện trạng 
phóng xạ môi trường, đánh giá sự ảnh hưởng của 
suất liều bức xạ hạt nhân trong môi trường đối 
với cộng đồng dân cư.
- Thiết lập được hệ thống thông tin và cơ 
sở dữ liệu phóng xạ môi trường quốc gia. Đảm 
bảo khả năng cập nhập cơ sở dữ liệu phóng xạ 
môi trường trên toàn quốc, phục vụ công tác quản 
lý nhà nước về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân. 
- Cung cấp thông tin và cảnh báo kịp thời 
về tình trạng bất thường của phóng xạ môi trường 
và hỗ trợ cho việc triển khai kế hoạch ứng phó 
trong các trường hợp đó.
- Tạo nên cơ sở dữ liệu và có thể đáp ứng 
chia sẻ thông tin với các quốc gia khu vực và trên 
thế giới. 
- Xây dựng được đội ngũ cán bộ có đủ 
năng lực vận hành mạng lưới quan trắc phóng xạ 
môi trường đồng thời cũng tăng cường lực lượng 
cán bộ khoa học nghiên cứu về lĩnh vực quan trắc 
môi trường phóng xạ, an toàn bức xạ và hạt nhân; 
tiếp cận công nghệ tiên tiến trong hoạt động quan 
trắc phóng xạ.
4. Đánh giá tác động của dự án
Hiệu quả kinh tế
Mạng lưới QTCBPXMTQG đảm bảo 
việc quan trắc, giám sát thường xuyên, liên tục 
phóng xạ môi trường, góp phần cho việc kiểm tra 
an toàn hoạt động của các cơ sở kinh tế, y tế, công 
nghiệp có ứng dụng bức xạ hạt nhân.
Hiệu quả xã hội
Sự hoạt động của mạng lưới 
QTCBPXMTQG cho phép cập nhập các thông 
tin về tình trạng bức xạ hạt nhân trong môi trường 
và sẽ tạo được sự yên tâm đối với người dân về an 
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN
22 Số 55 - Tháng 06/2018
toàn phóng xạ môi trường, giám sát được vấn đề 
an toàn phóng xạ dân sinh.
Khi mạng lưới được đưa vào hoạt động 
kết hợp với các số liệu khí tượng, thủy văn có 
thể phân tích đánh giá xác định kịp thời bản chất, 
nguồn gốc, diễn biến của sự kiện và đưa ra các 
biện pháp ứng phó kịp thời đảm bảo an toàn bức 
xạ cho dân chúng trong trường hợp xảy ra sự cố 
bức xạ, sự cố hạt nhân.
Mạng lưới đồng thời có thể phát hiện kịp 
thời những bất thường phóng xạ có nguồn gốc từ 
các nước trong khu vực, từ đó đưa ra kế hoạch 
ứng phó kịp thời đảm bảo an toàn cho dân chúng. 
- Hiệu quả về khoa học, kĩ thuật
Mạng lưới QTCBPXMTQG được xây 
dựng theo nguyên tắc thống nhất, đồng bộ trong 
toàn bộ mạng lưới, hoạt động trực tuyến theo thời 
gian thực, được trang bị các thiết bị tiên tiến, hiện 
đại có độ chính xác và độ nhạy cao, đạt tiêu chuẩn 
quốc tế. Điều này góp phần hỗ trợ sự phát triển 
nghiên cứu khoa học, tiếp cận công nghệ tiên tiến 
trong lĩnh vực quan trắc, cảnh báo phóng xạ môi 
trường của đất nước.
- Tính bền vững của dự án sau khi kết thúc
Dự án được triển khai bao gồm Trung tâm 
điều hành, 4 trạm vùng và 17 trạm địa phương 
tại các tỉnh thành quan trọng của đất nước. Sau 
đó mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ 
môi trường có thể mở rộng phát triển thêm tại 
các địa phương khác để càng ngày càng đảm bảo 
nhiệm vụ quan trắc và cảnh báo phóng xạ trong 
môi trường càng rông rãi trên toàn bộ các vùng 
miền của Việt Nam./.
Hoàng Sỹ Thân

File đính kèm:

  • pdfdu_an_xay_dung_mang_luoi_quan_trac_va_canh_bao_phong_xa_moi.pdf