Dự án hỗ trợ kỹ thuật TBU - Jica: Thành quả, tính bền vững của các hoạt động nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cho giảng viên

Bài báo giới thiệu khái quát về các hoạt động của Dự án hỗ trợ kỹ thuật: “Nâng cao năng lực

Trường Đại học Tây Bắc góp phần phát triển bền vững nông thôn khu vực Tây Bắc” do Cơ quan Hợp tác Quốc

tế Nhật Bản (JICA) tài trợ và những thành tựu đã đạt được. Thông qua khảo sát, phân tích SWOT, phỏng vấn

với sự tham gia của các giảng viên đối tượng hưởng lợi từ Dự án, đã xác định được những điểm mạnh, điểm

yếu, cơ hội và thách thức của hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế để từ đó đề xuất các

giải pháp phù hợp để phát triển ngành Nông Lâm tại Trường Đại học Tây Bắc. Tính bền vững của các hoạt động

nghiên cứu trong Dự án kết thúc cũng được đề cập trong bài viết.

pdf 7 trang kimcuc 3880
Bạn đang xem tài liệu "Dự án hỗ trợ kỹ thuật TBU - Jica: Thành quả, tính bền vững của các hoạt động nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cho giảng viên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Dự án hỗ trợ kỹ thuật TBU - Jica: Thành quả, tính bền vững của các hoạt động nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cho giảng viên

Dự án hỗ trợ kỹ thuật TBU - Jica: Thành quả, tính bền vững của các hoạt động nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cho giảng viên
TẠP CHÍ KHOA HỌC 
Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 8(3/2017) tr. 79 - 85 
79 
DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT TBU - JICA: THÀNH QUẢ, 
TÍNH BỀN VỮNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO GIẢNG VIÊN 
Đoàn Đức Lân1, Yoshihiko Nishimura2, Đào Hữu Bính110 
1Trường Đại học Tây Bắc 
2Dự án TBU - JICA 
Tóm tắt: Bài báo giới thiệu khái quát về các hoạt động của Dự án hỗ trợ kỹ thuật: “Nâng cao năng lực 
Trường Đại học Tây Bắc góp phần phát triển bền vững nông thôn khu vực Tây Bắc” do Cơ quan Hợp tác Quốc 
tế Nhật Bản (JICA) tài trợ và những thành tựu đã đạt được. Thông qua khảo sát, phân tích SWOT, phỏng vấn 
với sự tham gia của các giảng viên đối tượng hưởng lợi từ Dự án, đã xác định được những điểm mạnh, điểm 
yếu, cơ hội và thách thức của hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế để từ đó đề xuất các 
giải pháp phù hợp để phát triển ngành Nông Lâm tại Trường Đại học Tây Bắc. Tính bền vững của các hoạt động 
nghiên cứu trong Dự án kết thúc cũng được đề cập trong bài viết. 
Từ khóa: Thành quả, Dự án TBU - JICA. 
1. Đặt vấn đề 
Về mặt hành chính, khu vực Tây Bắc gồm 6 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai 
Châu, Lào Cai, Yên Bái; với diện tích trên 5,64 triệu ha và dân số khoảng 3,5 triệu người, chủ 
yếu là các dân tộc thiểu số. Địa hình chủ yếu là đồi núi, nhiều đá vôi, độ dốc cao và là lưu vực 
của một số con sông lớn như sông Đà, sông Mã. Trên sông Đà có 3 nhà máy thủy điện rất 
quan trọng đối với lưới điện quốc gia: Nhà máy thủy điện Hòa Bình, Nhà máy thủy điện Sơn 
La và Nhà máy thủy điện Lai Châu. Tây Bắc có vị trí địa lý - chính trị quan trọng của đất 
nước nhưng lại là khu vực nghèo nhất cả nước. Cuộc sống của người dân Tây Bắc còn gặp 
nhiều khó khăn, đa số phụ thuộc vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Canh tác nông nghiệp ở 
đây đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức, đặc biệt là tình trạng phá rừng để 
lấy đất trồng cây lương thực (lúa, ngô, sắn), gây suy thoái, cạn kiệt tài nguyên tự nhiên: suy 
giảm đa dạng sinh học, xói mòn đất, cạn kiệt nguồn nước. 
Ngày 23/3/2001, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 39/2001/QĐ-TTg thành lập 
Trường Đại học Tây Bắc trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Tây Bắc. Trường Đại học Tây 
Bắc có nhiệm vụ: Đào tạo nguồn nhân lực; Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; 
Triển khai các dịch vụ kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tây Bắc. Hoạt 
động sản xuất chủ yếu của khu vực Tây Bắc vẫn là nông lâm nghiệp nên việc đào tạo nguồn 
nhân lực trong lĩnh vực này là nhiệm vụ quan trọng của Nhà trường. 
Trong bối cảnh như vậy, để thực hiện được nhiệm vụ nêu trên, ngay từ khi Trường Đại 
học Tây Bắc thành lập Khoa Nông - Lâm, chúng tôi đã xác định: việc nâng cao năng lực cho 
đội ngũ giảng viên, cán bộ là giải pháp cần được ưu tiên hàng đầu. Định hướng này là nền 
tảng để chúng tôi thiết kế các hoạt động của Dự án hỗ trợ kỹ thuật do JICA tài trợ với 3 hợp 
10
 Ngày nhận bài: 9/9/2016. Ngày nhận đăng: 20/3/2017 
 Liên lạc: Đoàn Đức Lân, e - mail: doanduclan@gmail.com 
 80 
phần chủ yếu: nâng cao năng lực cho giảng viên, cán bộ trong các hoạt động giáo dục (đào 
tạo), nghiên cứu khoa học và chuyển giao kỹ thuật. 
2. Phƣơng pháp nghiên cứu 
Nội dung trình bày trong báo cáo này được thực hiện chủ yếu dựa trên những phân tích, 
tổng hợp các tài liệu được kế thừa và phân tích SWOT của 43 giảng viên, cán bộ Khoa Nông - 
Lâm về năng lực trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và 
hợp tác quốc tế. Trên cơ sở đó xác định các giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng những 
nhiệm vụ chuyên môn này. 
Phương pháp phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi dành cho 41 giảng viên đã tham gia các 
hoạt động nghiên cứu của Dự án và lãnh đạo các đơn vị (Bộ môn, Trung tâm) ngành Nông - 
Lâm nghiệp để lấy ý kiến về tính bền vững của hoạt động nghiên cứu và đề xuất các giải pháp 
liên quan. 
3. Kết quả và thảo luận 
3.1. Sơ lược về Khoa Nông - Lâm và Dự án “Nâng cao năng lực Trường Đại học Tây Bắc 
góp phần phát triển bền vững nông thôn khu vực Tây Bắc” 
Khoa Nông - Lâm được thành lập tháng 1/2006 với tên gọi ban đầu là Khoa Nông –Lâm 
- Kinh tế, hiện tại có 47 giảng viên cán bộ và 982 sinh viên thuộc 5 Bộ môn: Lâm học, Quản 
lý Tài nguyên và Môi trường, Chăn nuôi, Nông học và Sinh học ứng dụng. Mặc dù mới thành 
lập nhưng Khoa Nông - Lâm là một trong các khoa phát triển mạnh, đặc biệt là trong công tác 
đào tạo đội ngũ, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế. Khoa chủ trì nhiều các đề tài, dự án 
cấp Bộ, cấp Tỉnh và các chương trình hợp tác quốc tế của Nhà trường. 
Ngày 26/4/2010, Văn kiện Dự án “Nâng cao năng lực Trường Đại học Tây Bắc góp 
phần phát triển bền vững nông thôn khu vực Tây Bắc” được ký kết. Mục tiêu của Dự án là 
năng lực của Trường Đại học Tây Bắc về phát triển nông thôn khu vực Tây Bắc được tăng 
cường. Đây là Dự án có ngân sách chủ yếu từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) 
của Chính phủ Nhật Bản và ngân sách đối ứng của Việt Nam. Đơn vị chủ yếu thực hiện các 
hoạt động chuyên môn của Dự án là Khoa Nông - Lâm với sự điều hành, phối hợp của Ban 
Quản lý Dự án do Trường Đại học Tây Bắc thành lập và các chuyên gia Nhật Bản do JICA 
phái cử. Phía Nhật Bản cũng thành lập Ban hỗ trợ cho Dự án bao gồm các thành viên của các 
Trường Đại học đối tác: Nagoya, Miyazki và Kyushu [4]. 
Dự án tập trung vào các hoạt động nâng cao năng lực cho các giảng viên, cán bộ Khoa 
Nông - Lâm trong các lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu khoa học và chuyển giao kỹ thuật. Việc 
thiết kế các hoạt động của Dự án do Khoa Nông - Lâm thực hiện bằng việc sử dụng công cụ 
PCM (Project Cycle Management) với sự thảo luận của các cán bộ, giảng viên Khoa Nông 
Lâm, có sự hỗ trợ từ các chuyên gia Việt Nam và Nhật Bản. Trong lĩnh vực giáo dục, Dự án 
tập trung vào các hoạt động: khảo sát nhu cầu đào tạo nhân lực ngành Nông - Lâm nghiệp của 
các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu; chỉnh sửa chương trình đào tạo của Khoa Nông - Lâm, 
 81 
biên soạn tài liệu giảng dạy và tài liệu tham khảo, tập huấn phương pháp dạy học tích cực. 
Hoạt động nghiên cứu tập trung theo 2 hướng: nghiên cứu đa dạng sinh học và phát triển các 
sản phẩm nông lâm nghiệp của địa phương (lâm sản ngoài gỗ và nuôi trồng nấm ăn, cây nông 
nghiệp bản địa, cà phê, lúa, chăn nuôi). Các nghiên cứu được thực hiện tại Trường Đại học 
Tây Bắc và một số điểm thực nghiệm tại tỉnh Sơn La và huyện Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên). 
Một số kỹ thuật thành công như nhân giống cây Đào H’Mông, chăn nuôi gà địa phương, cây 
thức ăn chăn nuôi được tập huấn cho nông dân tại các điểm Dự án [1]. 
Trong khuôn khổ các hoạt động nhằm nâng cao năng lực cho giảng viên Khoa Nông - 
Lâm, có 12 lượt chuyên gia tư vấn của Nhật Bản và 16 lượt chuyên gia trong nước (Đại học 
Lâm nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Hàn lâm 
Khoa học và Công nghệ..) đã đến Trường tập huấn về các chủ điểm liên quan đến 11 đề tài 
nghiên cứu, viết bài báo khoa học, phát triển nông thôn. Đồng thời, đã có 27 lượt giảng viên, 
cán bộ Trường được tham gia tập huấn tại Nhật Bản ở các Trung tâm JICA, các Trường Đại 
học Nagoya, Miyazki, Kyushu, Kagoshima. Dự án cũng đã trang bị nhiều thiết bị, phương 
tiện, vật liệu phục vụ cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, phương tiện di chuyển [1]. 
Có thể nói Dự án đã thực sự nâng cao năng lực cho giảng viên Khoa Nông - Lâm trong 
các lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu khoa học và chuyển giao kỹ thuật; môi trường cho các hoạt 
động chuyên môn thực sự được cải thiện về trang thiết bị, vật liệu, phương tiện, quan hệ hợp 
tác chuyên môn với các đối tác trong nước và quốc tế [2]. 
Bảng 1. Một số kết quả của Dự án 
Hoạt động Chỉ số đầu ra Kết quả đạt được 
Giáo dục / 
Đào tạo 
Ít nhất 200 giáo cụ trực quan (hình ảnh, 
bài giảng trình chiếu, tiêu bản, các dụng 
cụ khác) được xây dựng, trang bị. 
965 giáo cụ trực quan được xây dựng, trang bị 
(750 ảnh, 31 bài giảng trình chiếu, 184 tiêu 
bản, mẫu). 
Ít nhất 2 trong số 5 chương trình đào tạo 
của Khoa Nông lâm được chỉnh sửa. 
Cả 5 chương trình đào tạo của Khoa Nông Lâm 
được chỉnh sửa, nghiệm thu và đưa vào sử dụng. 
Ít nhất 3 tài liệu giảng dạy cho mỗi ngành 
học của Khoa Nông - Lâm được soạn 
thảo. 
Soạn thảo được 23 tài liệu giảng dạy (15 tài liệu 
hướng dẫn thực hành, 8 tài liệu tham khảo đã 
được Nhà xuất bản Nông nghiệp thẩm định và 
in ấn, phát hành; 1 tài liệu hướng dẫn phương 
pháp dạy học tích cực). 
Nghiên cứu 
khoa học 
Ít nhất có 3 nghiên cứu thực địa (đồng 
ruộng, nương rẫy, rừng) được tiến 
hành. 
Có 11 nghiên cứu được thực hiện. 
Ít nhất 3 công trình nghiên cứu được gửi 
các tạp chí khoa học. 
24 bài báo đăng tạp chí khoa học, hội thảo khoa 
học trong nước và quốc tế. 
Chuyển giao 
kỹ thuật 
Ít nhất 3 hoạt động chuyển giao kỹ thuật 
được thực hiện. 
Thực hiện 3 hoạt động chuyển giao kỹ thuật. 
 82 
3.2. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Ngành Nông - Lâm, Trường Đại học 
Tây Bắc và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, 
chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế 
Đội ngũ giảng viên cán bộ ngành Nông - Lâm đa số còn trẻ, nhiệt tình và năng động. Kết 
quả khảo sát 43 người (trong tổng số 47 giảng viên cán bộ của Khoa) cho thấy gần 70% có thời 
gian công tác từ 1 - 6 năm, do vậy kinh nghiệm nghề nghiệp chưa nhiều. Có 65% số giảng viên 
tham gia giảng dạy từ 3 học phần (môn học) trở lên. Thời gian dành nhiều cho công tác giảng 
dạy cũng như số đầu môn tham gia giảng dạy như vậy cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng tới 
chất lượng chuyên môn: mức độ chuyên sâu, thời gian dành cho nghiên cứu khoa học. 
Kết quả phân tích SWOT dựa trên phiếu lấy ý kiến của các giảng viên ngành Nông - Lâm 
cho thấy điểm mạnh trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật và 
hợp tác quốc tế là tinh thần cầu thị, sự nhiệt tình, thường xuyên học tập nâng cao trình độ, đã có 
kinh nghiệm tham gia một số đề tài, dự án nghiên cứu, một số chương trình hợp tác quốc tế và 
làm việc với nông dân. Điểm yếu của họ là bề dày kinh nghiệm chưa nhiều, nghiệp vụ sư phạm 
còn hạn chế, ngoại ngữ chưa đáp ứng được so với yêu cầu của giảng viên. Có 93% số giảng 
viên được hỏi cho biết điểm yếu trong hợp tác quốc tế là hạn chế về ngoại ngữ. Về phương diện 
quản lý dự án, chúng tôi cho rằng sự chủ động, tích cực, phong cách làm việc chuyên nghiệp, 
kỹ năng quản lý thời gian cũng là những yếu tố quan trọng để thành công. 
Các giảng viên cũng nhận thấy được những cơ hội nghề nghiệp là Nhà trường luôn có cơ 
chế khuyến khích phát triển chuyên môn, hợp tác quốc tế, họ có cơ hội tham gia nhiều chương 
trình dự án để nâng cao năng lực, nhu cầu chuyển giao kỹ thuật Nông - Lâm nghiệp trong thực 
tiễn ngày càng tăng. Trường đóng trên địa bàn khu vực Tây Bắc, đây là khu vực được Nhà nước 
chú ý quan tâm đầu tư nhiều trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp. Điều đó giúp cho cán bộ, giảng 
viên có điều kiện phát huy thế mạnh của mình trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu. 
Những thách thức hiện tại là chất lượng đầu vào của sinh viên, khả năng ứng dụng 
nghiên cứu vào thực tiễn, ảnh hưởng của sự khác biệt về văn hóa đối với hoạt động hợp tác 
quốc tế và chuyển giao kỹ thuật, sự cạnh tranh gay gắt về việc làm của sinh viên. 
Các giảng viên cũng đề ra một số giải pháp để phát triển chuyên môn như tăng cường học 
tập chuyên môn, tự học, tham gia nghiên cứu, viết bài báo khoa học, nâng cao trình độ ngoại ngữ. 
Về các giải pháp để phát triển đơn vị thì ưu tiên hàng đầu là hoạt động nâng cao năng lực 
cho đội ngũ giảng viên cán bộ (86% phiếu lấy ý kiến xác định giải pháp này), tiếp theo là cần 
ưu tiên hoàn thiện cơ sở vật chất (cơ sở hạ tầng, trang thiết bị) và gần 1/3 (29%) số phiếu đề 
cập đến giải pháp xây dựng các quy chế, quy định phù hợp. Theo ý kiến của chúng tôi, các giải 
pháp nâng cao năng lực cho cán bộ, giảng viên có thể là: cử cán bộ, giảng viên tham gia đào tạo 
dài hạn, ngắn hạn trong và ngoài nước; tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học, có biện pháp 
khuyến khích cán bộ, giảng viên tham gia học ngoại ngữ, tin học và nghiên cứu khoa học; đầu 
tư, quản lý và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học. 
3.3. Tính bền vững của hoạt động nghiên cứu của Dự án 
Việc lựa chọn các đề tài nghiên cứu được thực hiện căn cứ vào nhu cầu của địa phương 
thông qua các khảo sát do Khoa Nông - Lâm và các chuyên gia JICA phối hợp thực hiện. Đối 
 83 
tượng khảo sát là người dân, cơ quan khuyến nông và chính quyền địa phương. Căn cứ kết 
quả khảo sát, chúng tôi lựa chọn 11 đề tài nghiên cứu: đánh giá đa dạng sinh học của rừng đặc 
dụng Copia, nghiên cứu phát triển một số cây trồng địa phương: cây đào, củ mài, dưa chuột, 
mắc khén, cà phê, lúa, rau sắng; nghiên cứu một số giống cỏ chăn nuôi, nghiên cứu phát triển 
chăn nuôi gà địa phương và nuôi trồng nấm ăn trên phế thải nông nghiệp. 
Bảng 2. Các đề tài, dự án nối tiếp hoạt động nghiên cứu của Dự án TBU - JICA 
Các đề tài nghiên cứu 
của Dự án TBU - JICA 
Tên đề tài, dự án liên quan nối tiếp 
Nghiên cứu khai thác và phát triển 
nguồn gen dưa chuột bản địa vùng 
Tây Bắc Việt Nam. 
Dự án JICA - Grassroot có hoạt động hướng dẫn nông dân bản 
Thẳm (phường Chiềng Sinh, TP Sơn La) kỹ thuật trồng dưa 
chuột an toàn. 
Nghiên cứu phát triển giống đào địa 
phương tại khu vực Pha Đin. 
Đề tài NCKH cấp Trường 2016 - 2017: Đánh giá thực trạng sản 
xuất và ảnh hưởng của phân bón, che tủ gốc đến cây đào 
H’mông tại Mộc Châu - Sơn La. 
Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật và 
kinh tế nhằm nâng cao năng suất, chất 
lượng và hiệu quả kinh tế cây Củ mài 
tại khu vực đèo Pha Đin. 
Dự án JICA - Grassroot có hoạt động hướng dẫn nông dân bản 
Tây Hưng (xã Muổi Nọi, huyện Thuận Châu, Sơn La) kỹ thuật 
làm phân ủ từ vỏ quả cà phê, sử dụng cho cây khoai lang và 
khoai sọ. 
Nghiên cứu một số giống gà 
địa phương. 
Đề tài NCKH tỉnh Sơn La 2014 - 2016: Nghiên cứu bảo tồn, 
phát triển giống gà đen H’Mông tại tỉnh Sơn La. 
Nghiên cứu phát triển một số giống 
lúa địa phương tại Thuận Châu, 
Sơn La. 
Đề tài NCKH tỉnh Sơn La 2014 - 2016: Ứng dụng Công nghệ 
sinh học phục tráng giống lúa tẻ Dao theo hướng tăng năng suất 
và chất lượng. 
Đề tài NCKH tỉnh Sơn La 2016 - 2017: Nghiên cứu đánh giá 
vùng có điều kiện phát triển lúa gạo đặc sản hàng hóa tại một số 
huyện trên địa bàn Sơn La. 
Nghiên cứu phát triển một số cây thức 
ăn gia súc. 
Đề tài KHCN cấp Nhà nước 2016 - 2018:Nghiên cứu một số giải 
pháp kỹ thuật phát triển nguồn thức ăn xanh, sạch cho trâu, bò quy 
mô trang trại tại vùng Tây Bắc. 
Nghiên cứu nhân giống và nuôi trồng 
một số loài nấm ăn có giá trị. 
Đề tài NCKH cấp Trường 2015 - 2016: Nghiên cứu sử dụng 
nguyên liệu vỏ cà phê để nuôi trồng nấm ăn tại Sơn La. 
Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật 
gây trồng và phát triển cây mắc khén. 
Dự án SX thử nghiệm cấp Bộ 2016 - 2017: Hoàn thiện công 
nghệ nhân giống vô tính loài cây Mắc khén (Zanthoxylum 
rhetsa (Roxb.) DC) tại vùng Tây Bắc. 
Nghiên cứu gây trồng cây rau sắng 
thân gỗ. 
Hiện tại chưa có đề tài/dự án liên quan. 
Điều tra đánh giá đa dạng sinh học 
của khu rừng đặc dụng Copia, huyện 
Thuận Châu, tỉnh Sơn La. 
Đề tài NCKH cấp Bộ 2015 - 2017: Nghiên cứu tính đa dạng các 
loài Dơi (Chiroptera) vùng Tây Bắc Việt Nam. 
Đề tài NCKH cấp Bộ 2014 - 2016: Nghiên cứu tính đa dạng hệ 
thực vật và xây dựng atlat thực vật vùng Tây Bắc. 
Nghiên cứu giải pháp tăng năng suất 
và chất lượng cho cây cà phê tại 
Thuận Châu - Sơn La bằng cải tiến 
phương thức quản lý dịch hại và kỹ 
thuật thu hái, chế biến. 
Đề tài NCKH cấp Bộ 2015 - 2016: Nghiên cứu biện pháp phòng 
trừ tổng hợp mọt đục quả (Stephanoderes hampei Fer.) hại cà 
phê tại Sơn La. 
Đề tài NCKH tỉnh Sơn La 2015 - 2016: Đánh giá hiệu quả làm 
cơ sở cho mở diện mô hình tưới nhỏ giọt bằng công nghệ Israel 
vào sản xuất thâm canh cà phê tại Sơn La. 
 84 
Nghiên cứu trên cây đào H’Mông đã tìm được phương pháp ghép thích hợp để nhân 
giống và xác định thành phần sâu bệnh hại. Đã xây dựng được cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học 
của 32 loại rau rừng. Đã đánh giá mức độ đa dạng di truyền của 88 mẫu giống lúa địa phương 
và sinh trưởng phát triển của 7 mẫu giống. Đã đánh giá được sinh trưởng, phát triển và năng 
suất của 8 giống cỏ chăn nuôi, đặc biệt là khi trồng thử nghiệm trong mùa đông. Đã đánh giá 
được tác động của phương thức chăn nuôi bán chăn thả, xác định một số bệnh thường gặp của 
giống gà H’Mông. Đã xác định được một số sâu bệnh hại cà phê và thử nghiệm một số giải 
pháp kỹ thuật: làm cỏ, tỉa cành, sử dụng chế phẩm sinh học. Đã nhân giống thành công và gây 
trồng thử nghiệm cây mắc khen, cây củ mài. Đã nuôi trồng thành công nấm sò, nấm rơm trên 
phế thải cây ngô - loại phế thải khá phổ biến tại Tây Bắc [3]. 
Kết quả phỏng vấn 41 giảng viên cán bộ và 12 cán bộ quản lý đã tham gia Dự án để 
đánh giá tính bền vững của hoạt động nghiên cứu trong Dự án cho thấy tính bền vững của các 
hoạt động nghiên cứu là tương đối cao với 2/3 số lượng cán bộ giảng viên tiếp tục các nghiên 
cứu liên quan và 12 dự án, đề tài nghiên cứu khoa học được nối tiếp đối với 10 đề tài nghiên 
cứu đã thực hiện trong thời gian hoạt động của Dự án. Trong số 12 dự án, đề tài nối tiếp này 
có 1 dự án hợp tác quốc tế (Dự án JICA Grassroot 2016 - 2018: “Hỗ trợ cải thiện thu nhập của 
người nông dân bằng kích hoạt nông nghiệp tổng hợp tại vùng đồi núi” do JICA hỗ trợ, với sự 
hợp tác của thành phố Kasama và Tổ chức phi lợi nhuận IFPaT - International farmers 
Participation Technical Network), 1 đề tài Khoa học - Công nghệ cấp Nhà nước, 1 dự án sản 
xuất thử nghiệm cấp Bộ, 3 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, 4 đề tài NCKH cấp tỉnh (Sơn 
La) và 2 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường. 
Để duy trì và phát triển các nghiên cứu liên quan tới Dự án, các ý kiến trả lời khảo sát 
tập trung vào các nội dung sau: 
- Các giảng viên cán bộ phải duy trì sự say mê nghiên cứu với chủ đề mà mình đã lựa chọn. 
- Các giảng viên cán bộ nhận được sự hỗ trợ phù hợp về kinh phí, cơ sở vật chất và thời 
gian để việc triển khai các nghiên cứu được thuận lợi nhất. 
- Nhà trường có định hướng nghiên cứu theo giai đoạn một cách cụ thể, có sự ưu tiên 
đối với các nghiên cứu có tính dài hơi, các nghiên cứu của giảng viên trẻ. 
- Tiếp tục nâng cao năng lực của các cán bộ nghiên cứu thông qua việc tham gia các 
chương trình dự án, các thỏa thuận hợp tác và trao đổi với các chuyên gia trong và ngoài nước. 
Thông qua các dữ liệu được thu thập và khảo sát, khi xem xét các phương diện: kết quả, 
tài chính, tổ chức và môi trường ảnh hưởng tới tính bền vững của hoạt động nghiên cứu sau 
khi Dự án kết thúc, chúng tôi nhận thấy các phương diện này cơ bản được đảm bảo. 
4. Kết luận 
Để Dự án được thực hiện một cách hiệu quả và duy trì tính bền vững, chúng tôi nhận thấy 
cần phát huy sự tham gia của đối tượng mục tiêu trong tiến trình thực hiện Dự án: thiết kế, thực 
hiện các hoạt động, quản lý Dự án và đề xuất các hoạt động nối tiếp khi Dự án đã kết thúc. Việc 
cải thiện trình độ ngoại ngữ và nâng cao sự chủ động, tích cực, phong cách làm việc chuyên 
nghiệp, kỹ năng quản lý thời gian của đối tượng mục tiêu cũng là những yếu tố rất quan trọng. 
 85 
Những người có trách nhiệm quản lý, lãnh đạo của tổ chức thực hiện Dự án cần có kế 
hoạch, chiến lược dài hạn để nâng cao năng lực của đối tượng mục tiêu. Sự phối hợp tích cực 
của các chuyên gia, các đối tác liên quan và nhà tài trợ, trong trường hợp này là JICA, cũng là 
một nhân tố làm nên sự thành công của Dự án. 
Lời cảm ơn: 
Các tác giả bài viết chân thành cảm ơn các giảng viên cán bộ Trường Đại học Tây 
Bắc đã tích cực phối hợp với chúng tôi trong việc hoàn thành phiếu khảo sát để thực hiện 
các nội dung nghiên cứu này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Ban Quản lý Dự án TBU - JICA (2014). Báo cáo kết quả các hoạt động Dự án và kế 
hoạch từ 8/2014 - 12/2014, Tài liệu tại Cuộc họp Ban điều phối hỗn hợp (JCC) lần thứ 
4, Hà Nội, 13/8/2014. 
[2] Nguyễn Văn Bao (2013). Từ thành công của Dự án “Nâng cao năng lực Trường Đại học 
Tây Bắc góp phần phát triển bền vững nông thôn khu vực Tây Bắc” đến những định 
hướng nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ của 
Trường Đại học Tây Bắc, Thông tin Khoa học Công nghệ (Trường Đại học Tây Bắc), 
7 - 12: 1 - 5. 
[3] Đoàn Đức Lân, Phạm Văn Trường (2015). Nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật để phát 
triển bền vững vùng nông thôn Tây Bắc Việt Nam. Báo cáo tại Hội nghị Hiệu trưởng 
các trường đại học Việt Nam - Nhật Bản lần thứ ba, Đà Nẵng, 28 - 29/9/2015. 
[4] Đoàn Đức Lân (2012). Dự án hợp tác kỹ thuật của Trường Đại học Tây Bắc và Cơ quan 
Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Thông tin Khoa học Công nghệ (Trường Đại học 
Tây Bắc), 1 - 6: 165 - 170. 
ACHIEVEMENTS AND SUSTAINABILITY 
OF THE PROJECT TBU TECHNOLOGICAL SUPPORTS (COOPERATED 
WITH JAPAN INTERNATIONAL COOPERATION AGENCY (JICA)) 
AND SUGGESTIONS FOR IMPROVING TEACHERS’ CAPACITY 
Doan Duc Lan
1
, Yoshihiko Nishimura
2
, Dao Huu Binh
1 
1
Tay Bac University 
2
TBU-JICA Project 
Abstract: This paper presents general information about the activities of the Project Strengthening Tay 
Bac University’s capacity for Sustainable Rural Development, supported by Japan International Cooperation 
Agency (JICA) and its achievements. Using SWOT analysis and interviews with participant lecturers who benefit 
from the Project; we have pointed out the strengths, weaknesses, opportunities and threats for the activities of 
education, scientific research, technology transfer, and international cooperation. Basing on those data, relevant 
solutions are proposed in order to further promote the development of agriculture and forestry studies in TBU. 
The sustainability of research activities are also mentioned in this paper. 
Keywords: outreach, education, international cooperation, strengthening, SWOT analysis. 

File đính kèm:

  • pdfdu_an_ho_tro_ky_thuat_tbu_jica_thanh_qua_tinh_ben_vung_cua_c.pdf