Đóng góp của tài sản trí tuệ đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Lợi ích kinh tế của TSTT1 đối với doanh
nghiệp
TSTT ngày càng được thừa
nhận có vai trò quan trọng đối
với sự hình thành và phát triển
nội lực của doanh nghiệp [1]
và có đóng góp tích cực đối với
kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp2. Nhiều bằng chứng thực
nghiệm trên thế giới đã khẳng
định mối quan hệ thuận chiều
giữa TSTT và kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp, theo đó các
doanh nghiệp càng phát triển
nhiều TSTT thì càng có khả năng
đạt được nhiều doanh thu hơn
[2, 3]. Chẳng hạn, các nghiên cứu
chỉ ra rằng những doanh nghiệp
có hoạt động nghiên cứu và triển
khai, có đầu tư cho hoạt động đổi
mới sáng tạo thì có khuynh hướng
lựa chọn sáng chế (SC) làm công
cụ phát triển kinh doanh [4, 5];
các nghiên cứu cũng cho thấy, số
lượng SC được bảo hộ độc quyền
do doanh nghiệp nắm giữ có tác
động thuận chiều tới kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp [6, 7].
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đóng góp của tài sản trí tuệ đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
20 Soá 7 naêm 2018 Diễn đàn Khoa học - Công nghệ Lợi ích kinh tế của TSTT1 đối với doanh nghiệp TSTT ngày càng được thừa nhận có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nội lực của doanh nghiệp [1] và có đóng góp tích cực đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp2. Nhiều bằng chứng thực nghiệm trên thế giới đã khẳng định mối quan hệ thuận chiều giữa TSTT và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, theo đó các doanh nghiệp càng phát triển nhiều TSTT thì càng có khả năng đạt được nhiều doanh thu hơn [2, 3]. Chẳng hạn, các nghiên cứu chỉ ra rằng những doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu và triển khai, có đầu tư cho hoạt động đổi mới sáng tạo thì có khuynh hướng lựa chọn sáng chế (SC) làm công cụ phát triển kinh doanh [4, 5]; các nghiên cứu cũng cho thấy, số lượng SC được bảo hộ độc quyền do doanh nghiệp nắm giữ có tác động thuận chiều tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp [6, 7]. Kết quả khảo sát hơn 200 doanh nghiệp lớn ở Anh năm 2002 [8] cho thấy, SC có giá trị kinh tế có tác động thuận chiều tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời chất lượng của SC tác động thuận chiều tới lợi nhuận biên của doanh nghiệp [9, 10]. Tuy nhiên, tác động của SC tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào quy mô, độ tuổi và trình độ quản trị SC của doanh nghiệp [11-13]. Không chỉ có SC, trong những năm gần đây, vai trò của kiểu dáng công nghiệp (KDCN) với danh nghĩa công cụ dẫn dắt quá trình đổi mới sáng tạo và cho phép doanh nghiệp phát triển nhiều sản phẩm, dịch vụ có giá trị hơn, mang lại kết quả kinh doanh lớn hơn cũng được nhiều học giả thừa nhận [14]. Cụ thể, các doanh nghiệp sở hữu KDCN trong giai đoạn 1990-2000 đều có kết quả kinh doanh chịu tác động bởi việc nắm giữ KDCN được bảo hộ độc quyền, và tác động này trung bình tới 17% [15]. Cùng với SC, nhãn hiệu (NH) được coi là một loại TSTT quan trọng nhất đối với doanh nghiệp [16], có thể tác động tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhờ làm giảm chi phí tìm kiếm của người tiêu dùng và tăng giá bán nhờ lợi thế khác biệt. Một số nghiên cứu cho thấy, NH có tác động thuận chiều tới giá trị thị trường của doanh nghiệp [17, 18]; hơn nữa, NH còn có tác động mạnh hơn tới giá trị thị trường của doanh nghiệp dịch vụ so với doanh nghiệp sản xuất [19]; NH làm gia tăng đáng kể cơ hội “sống sót” của doanh nghiệp, thậm chí trong gần như tất cả các lĩnh vực [12, 20]. Trong số các doanh nghiệp lớn ở Anh thuộc lĩnh vực dịch vụ và chế tạo trong giai đoạn 1996-2000, những doanh nghiệp có NH tạo ra nhiều giá trị gia tăng vượt trội hơn so với những doanh Đóng góp của tài sản trí tuệ đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Nguyễn Hữu Cẩn viện Khoa học sở hữu trí tuệ Trên cơ sở những bằng chứng thực tiễn của thế giới về lợi ích của tài sản trí tuệ (TSTT) đối với doanh nghiệp, bài viết phân tích thực trạng phát triển TSTT và đóng góp của loại tài sản này đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015. Kết quả phân tích cho thấy, TSTT có vai trò to lớn trong việc cải thiện vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Từ đó, tác giả đưa ra một số gợi ý về chiến lược phát triển TSTT của doanh nghiệp trong thời gian tới. 1Trong bài viết này, thuật ngữ “TSTT” chỉ giới hạn ở một số dạng điển hình như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu. Các dạng TSTT khác như bí quyết kỹ thuật, tên thương mại, các quyền phát sinh từ hợp đồng, lợi thế kinh doanh... sẽ không được đề cập đến vì không sẵn có dữ liệu tin cậy. 2Có nhiều chỉ báo đo lường kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, chẳng hạn tổng doanh thu hoặc tổng tăng trưởng tài sản, lợi nhuận biên, suất lợi nhuận trên doanh thu, suất lợi nhuận trên tài sản, suất lợi nhuận trên vốn chủ, năng suất. Tương tự, có nhiều cách đo lường đối với TSTT, chẳng hạn số lượng TSTT được bảo hộ độc quyền thuộc sở hữu của một doanh nghiệp trong một năm (stock), số lượng TSTT của doanh nghiệp được nộp đơn đăng ký bảo hộ độc quyền trong một năm (flows); tốc độ tăng trưởng đơn đăng ký bảo hộ TSTT trong một giai đoạn nhất định (active)... 21 Soá 7 naêm 2018 Diễn đàn khoa học - công nghệ nghiệp không có NH [19]. Những doanh nghiệp thành công thường có nhiều NH được bảo hộ độc quyền. Nghiên cứu còn cho thấy, các doanh nghiệp coi trọng độc quyền đối với giải pháp kỹ thuật (SC) và giải pháp kinh doanh (KDCN, NH) thì có xu hướng đạt kết quả kinh doanh cao hơn những doanh nghiệp không coi trọng việc nắm giữ độc quyền đối với các TSTT đó [11]. Tình hình phát triển TSTT của doanh nghiệp Việt Nam Để khẳng định lợi ích của việc phát triển TSTT đối với các doanh nghiệp Việt Nam, chúng tôi tiến hành khảo sát và phân tích các tác động của TSTT đối với kết quả kinh doanh3. Mẫu khảo sát gồm 201 doanh nghiệp4 có loại hình và quy mô khác nhau, được đồng bộ hóa dữ liệu về tài chính được công bố bởi một số nhà cung cấp dịch vụ thông tin tài chính trên internet, với dữ liệu về doanh nghiệp tương ứng đã nộp đơn đăng ký SC, KDCN và NH tại Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) trong giai đoạn 2011-2015. Mối quan hệ giữa số lượng TSTT mà doanh nghiệp nắm giữ và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được phân tích với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20. Với mẫu đã khảo sát, số lượng TSTT mà một doanh nghiệp nắm giữ được tính là tổng số đơn đăng ký SC, KDCN và NH được nộp tại Cục SHTT trong giai đoạn trên. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được đo bằng tỷ số giữa doanh thu trung bình và số lượng lao động trung bình của doanh nghiệp5 tương ứng trong giai đoạn 2014-2016. Kết quả phân tích cho thấy, có sự khác biệt đáng kể về số lượng TSTT mà mỗi doanh nghiệp nắm giữ, trong đó có doanh nghiệp nắm giữ tới 394 TSTT (NH: 387, KDCN: 7) và có tới 50 doanh nghiệp mới chỉ có 1 TSTT (đã nộp đơn đăng ký). Đáng chú ý là những doanh nghiệp nắm giữ nhiều TSTT phần lớn đều hoạt động trong các ngành kinh tế như hóa chất, dược phẩm, văn phòng phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm; còn những doanh nghiệp nắm giữ ít TSTT phần lớn lại hoạt động trong các ngành như bán lẻ hàng tiêu dùng, sản xuất thiết bị điện, điện tử, xây dựng, bất động sản, thủy lợi, thủy sản, may mặc, khai thác khoáng sản... Điều đó gợi ý rằng dường như có sự mất cân đối trong việc phát triển TSTT theo cơ cấu ngành công nghiệp: Những ngành mà Việt Nam vốn có lợi thế cạnh tranh (về lao động, tài nguyên) thì lại nắm giữ không nhiều TSTT, trong khi những ngành có tính cạnh tranh cao và vốn không phải là thế mạnh về công nghệ của Việt Nam thì lại có khá nhiều TSTT (chủ yếu là NH). Tình hình đó cho thấy, mô hình tăng trưởng kinh tế ở cấp độ doanh nghiệp đang dựa nhiều vào lợi thế cạnh tranh bậc thấp và sự chuyển dịch nguồn lực đầu tư cho phát triển công nghệ từ Nhà nước sang doanh nghiệp còn khá chậm. Xét về khía cạnh kết quả kinh doanh, việc phân tích mẫu khảo sát cho thấy dường như các TSTT có sự đóng góp nhất định cho doanh nghiệp. Những doanh nghiệp nắm giữ nhiều TSTT có kết quả kinh doanh (tính theo doanh thu/lao động) cao hơn so với doanh nghiệp nắm giữ ít TSTT. Bảng 1 được trích xuất từ mẫu khảo sát phản ánh mối quan hệ này ở một số doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có nhiều TSTT nhất (dược phẩm, thực phẩm, cơ khí, hóa chất, du lịch). Có thể thấy rằng trong mẫu được trích xuất, khi số lượng TSTT của doanh nghiệp tăng lên thì kết quả kinh doanh cũng tăng. So với doanh nghiệp chỉ có 7 TSTT, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có 269 TSTT (nhiều gấp 38,4 lần) cao hơn gấp 13,9 lần. Điều đáng chú ý là trong các doanh nghiệp này, TSTT có đóng 3Trong thực tế, số lượng TSTT mà các doanh nghiệp nắm giữ chắc chắn nhiều hơn số lượng TSTT đã đăng ký vì dữ liệu chưa bao gồm các dạng TSTT khác như tên thương mại, bí quyết kỹ thuật, các mối quan hệ hợp đồng, bản quyền tác giả... và những TSTT mà doanh nghiệp nắm giữ nhưng chưa thực hiện việc đăng ký bảo hộ. Vì chưa có điều kiện và nói chung là không thể thực hiện được việc thống kê đầy đủ số lượng của tất cả các dạng TSTT mà toàn bộ doanh nghiệp Việt Nam nắm giữ hay sở hữu trong một giai đoạn nhất định, mối tương quan giữa số lượng TSTT và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp chỉ mang tính tham khảo, gợi ý chính sách mà không mang tính tuyệt đối chính xác dùng để báo cáo thống kê. 4Nguồn tra cứu thông tin doanh nghiệp có công bố doanh thu và lao động gồm có vietstock.vn (chiếm hơn 90% dữ liệu, gồm các thông tin tài chính tương ứng của từng doanh nghiệp được tra cứu, báo cáo tài chính đã kiểm toán theo năm của doanh nghiệp, báo cáo thường niên của doanh nghiệp); cafef.vn (chiếm gần 10% dữ liệu, gồm các thông tin tài chính tương ứng của từng doanh nghiệp được tra cứu, báo cáo tài chính đã kiểm toán theo năm của doanh nghiệp, báo cáo thường niên của doanh nghiệp) và website của doanh nghiệp (một vài trường hợp, gồm báo cáo tài chính được công bố trên trang web của chính doanh nghiệp). Cơ sở dữ liệu về đơn đăng ký SC, KDCN và NH được sử dụng gồm VIPRI_ INV, VIPRI_NH và VIPRI_KD. 5Phụ thuộc vào sự sẵn có của dữ liệu, chúng tôi giả định rằng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có giá trị không thay đổi trong giai đoạn 2011-2015. 22 Soá 7 naêm 2018 Diễn đàn Khoa học - Công nghệ góp vào kết quả kinh doanh hầu như chỉ có NH (kết quả tra cứu cơ sở dữ liệu về SC, KDCN cho biết trong giai đoạn 2011-2015, các doanh nghiệp này không có SC, KDCN được đăng ký bảo hộ). Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của NH đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp khác trong mẫu khảo sát, có thể thấy rằng cơ cấu TSTT mà mỗi doanh nghiệp nắm giữ rất đa dạng, không thực sự phản ánh khuynh hướng nào. Để đánh giá tác động của TSTT nói chung (gồm SC, KDCN và NH) tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, chúng tôi tiến hành phân tích hồi quy với mẫu đã khảo sát để có thể suy rộng cho tổng thể. Việc phân tích tác động của TSTT đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên mô hình nghiên cứu [21], theo đó mối quan hệ giữa số lượng TSTT của doanh nghiệp và kết quả kinh doanh được phản ánh bằng phương trình hồi quy: FP = β0 + β1.IA + U. Kết quả kiểm định cho thấy, trong giai đoạn 2011-2015 có cơ sở để khẳng định sự tồn tại mối quan hệ giữa số lượng TSTT mà doanh nghiệp sở hữu và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (bảng 2). Đồng thời, kết quả kiểm định cũng cho biết với mẫu đã khảo sát, TSTT có tác động thuận chiều tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (hệ số β0 = 10,975 > 0) và tác động này có ý nghĩa thống kê ở khoảng tin cậy 95%. Việc ước lượng hệ số hồi quy còn cho biết, nếu số lượng TSTT tăng thêm 1 Tên doanh nghiệp Doanh thu trung bình (2014-2016) (đơn vị: triệu đồng) Số lượng lao động trung bình (2014- 2016) (đơn vị: người) Số lượng TSTT (2011- 2015) Kết quả kinh doanh: Doanh thu/ lao động (đơn vị: triệu đồng/người) Công ty Cổ phần (CP) dược phẩm Cần Giờ 266298 65 269 4096,89 Công ty CP dược phẩm Tipharco 316209 291 192 1086,63 Công ty CP dược phẩm Bến Tre 566317 357 110 1586,32 Công ty CP dược Đồng Nai 178787 126 110 1418,94 Công ty CP thực phẩm quốc tế 1305349 1282 40 1018,21 Tập đoàn Hoa Sen 4994179 7095 35 703,90 Công ty CP nhựa Sài Gòn 74994 110 21 681,76 Công ty CP đồ hộp Hạ Long 430020 774 16 555,58 Công ty CP diêm Thống Nhất 102429 289 12 354,43 Công ty CP Meinfa 268761 846 7 317,68 Công ty CP du lịch dịch vụ Hội An 169882 577 7 294,42 Bảng 1. Số lượng TSTT và kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp được khảo sát. (nguồn: tác giả) Bảng 2. ước lượng tác động của TSTT tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tóm tắt mô hình Mô hình R R 2 R2 điều chỉnh Sai số chuẩn của ước lượng (1) 0,883 0,780 0,755 536,70580 ANOVA Mô hình Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig. (1) Hồi quy 9179021,487 1 9179021,487 31,866 ,000b Phần dư 2592477,994 9 288053,110 Tổng 11771499,482 10 Các hệ số hồi quy Mô hình B Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig. Sai số chuẩn Beta (1) (Constant) 284,230 217,116 1,309 0,223 IA 10,975 1,944 0,883 5,645 0,000 (nguồn: tác giả) 23 Soá 7 naêm 2018 Diễn đàn khoa học - công nghệ đơn vị thì có khả năng làm cho kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tăng hơn 10,97 lần. Như vậy, kết quả phân tích phù hợp với thực tiễn và những nghiên cứu trước đây về mối quan hệ thuận chiều giữa TSTT và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, trong bối cảnh ở Việt Nam, TSTT có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mối tương quan giữa số lượng TSTT và doanh thu/người lao động của doanh nghiệp cho biết những doanh nghiệp có càng nhiều TSTT thì càng có cơ hội cải thiện vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường. Một số gợi ý về chiến lược phát triển TSTT của doanh nghiệp trong giai đoạn tới Sau 12 năm thực hiện Chiến lược phát triển hoạt động sở hữu công nghiệp tại Việt Nam (1998- 2010) và sau 10 năm (2007- 2017) tiếp tục hội nhập quốc tế trong khuôn khổ Hiệp định TRIPS và các điều ước quốc tế về SHTT mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, trong giai đoạn tới nền kinh tế Việt Nam được nhận định là sẽ chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu và phát triển kinh tế tri thức. Trong bối cảnh đó, hoạt động phát triển TSTT ngày càng thu hút sự tham gia của đông đảo các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp; vai trò của TSTT đối với kinh tế ngày càng trở nên rõ rệt và nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội. Tuy nhiên theo phân tích ban đầu cho thấy, trong thời gian qua, mặc dù các TSTT của doanh nghiệp có đóng góp tích cực đối với kết quả kinh doanh, nhưng nhìn chung chưa thực sự đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của sự phát triển: Số lượng các TSTT là tri thức công nghệ của Việt Nam còn nhỏ bé, giá trị không cao, hầu như chưa có sản phẩm trí tuệ nào có giá trị cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu. Một trong những nguyên nhân quan trọng của thực trạng này là do SHTT vẫn còn là một lĩnh vực mới mẻ, trình độ khoa học và công nghệ và quản trị TSTT của doanh nghiệp Việt Nam chưa cao, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ, cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia - doanh nghiệp ngày càng gay gắt và việc đổi mới sáng tạo trở thành yếu tố quyết định ưu thế trong cạnh tranh. Vì vậy, để phát huy hơn nữa vai trò của TSTT đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung, trước hết cần khẳng định quan điểm phát triển TSTT thực sự có chất lượng và giá trị kinh tế là một mục tiêu hàng đầu. Nhà nước, một mặt cần thực hiện vai trò kiến tạo về môi trường, thông qua việc hoàn thiện thể chế bảo hộ quyền SHTT, nâng cao chất lượng thực thi pháp luật và quản lý nhà nước về SHTT một cách thỏa đáng, minh bạch và công bằng, mặt khác cần định hướng doanh nghiệp chú trọng sự kết hợp giữa việc sử dụng, khai thác thông tin SHTT của thế giới với việc tạo ra, khai thác và phát triển các loại TSTT nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm sáng tạo, đặc biệt là các SC của Việt Nam; chú trọng việc quản trị các TSTT, đặc biệt là các NH trong kinh doanh. Để đạt mục tiêu nêu trên, về mặt chiến lược, đối với hệ thống pháp luật và chính sách về SHTT, 24 Soá 7 naêm 2018 Diễn đàn Khoa học - Công nghệ Nhà nước cần chú ý việc khuyến khích, hỗ trợ hoạt động sáng tạo, khai thác, thương mại hóa sản phẩm, quy trình công nghệ; hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp thực hiện việc đăng ký và bảo hộ các TSTT, hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp trên nền tảng TSTT. Đối với hệ thống bổ trợ, cần chú trọng việc hiện đại hóa các cơ sở dữ liệu SHTT theo hướng đầy đủ, chi tiết, được cập nhật kịp thời kèm theo các công cụ nhận dạng, phân loại, sắp xếp khoa học, các công cụ tra cứu thân thiện bảo đảm đáp ứng một cách thuận tiện, nhanh chóng với độ tin cậy cao mọi nhu cầu thông tin phục vụ các hoạt động nghiên cứu - phát triển, nghiên cứu thị trường, đăng ký, thương mại hóa TSTT của doanh nghiệp. Đồng thời, cần tiếp tục mở rộng và cải tiến hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về SHTT và TSTT dưới nhiều hình thức thiết thực nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của doanh nghiệp về tầm quan trọng của TSTT đối với hoạt động kinh doanh, từng bước xây dựng tập quán ứng xử văn minh trong các quan hệ về SHTT. Đặc biệt, Nhà nước cần tổ chức một cách hệ thống việc huấn luyện kỹ năng sử dụng bài bản, có hiệu quả các công cụ quản trị TSTT trong quá trình tạo dựng, xác lập độc quyền, thương mại hóa, bảo vệ TSTT trong môi trường sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ? TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] K. Rockett (2010), “Property rights and invention”, Handbook of the Economics of Innovation, Elsevier. [2] C. Helmers, M. Rogers (2011), “Does patenting help high-tech start- ups?”, Research Policy, 40, pp.1016- 1027. [3] A. Kransnikov, et al. (2009), “Evaluating the Financial Impact of Branding Using Trademarks: A Framework and Empirical Evidence”, Journal of Marketing, 73, pp.154-166. [4] G. Licht, K. Zoz (1998), Patents and R&D: An Econometric Investigation using Applications for German, European and US Patents by German Companies, Annales d´Économie et Statistique. [5] B.H. Hall, R.H. Ziedonis (2001), “The Patent Paradox Revisited: An Empirical Study of Patenting in the U.S. Semiconductor Industry, 1979-1995”, The RAND Journal of Economics, 32(1), pp.101-128. [6] J. Lerner (2009), “The Empirical Impact of Intellectual Property Rights on Innovation: Puzzles and Clues”, The American Economic Review, 49(2), pp.343.348. [7] Y. Kim, et al. (2010), “Appropriate intellectual property protection and economic growth in countries at different levels of development”, Research Policy, 41, pp.358-375. [8] N. Bloom, J. Van Reenen (2002), “Patents, Real Options and Firm Performance”, The Economic Journal, 11, pp.97-114. [9] Y. Cheng, et al. (2010), “Profitability decided by patent quality? An empirical study of the U.S. semiconductor industry”, Scientometrics, 82, pp.175-183. [10] U. Lichtenthaler (2009), “The role of corporate technology strategy and patent portfolios in low-, medium-, and high-technology firms”, Research Policy, 38(3), pp.559-569. [11] F. Munari, S. Santoni (2010), “Exploiting complementarities in IPR mechanisms: The joint use of patents, trademarks and designs by SMEs”, Paper Presented at the Strategic Management Society Annual Conference, Rome, Italia. [12] C. Helmers, M. Rogers (2010), “Innovation and the survival of new firms in the UK”, Review of Industrial Organization, 36(3), pp.227-248. [13] H. Ernst, et al. (2016), “How to create commercial value from patents: The role of patent management”, Research Policy, 26, pp.677-690. [14] R. Verganti (2008), “Design, Meanings, and Radical Innovation: a meta-model and a research agenda”, Journal of Product Innovation Management, 25, pp.436-456. [15] E. Bascavusoglu Moreau, B. Tether (2011), “Design Economics Chapter Two: Registered Designs & Business Performance - Exploring the Links”, Intellectual Property Office, 2011(6), pp.1-36. [16] J. Thomä, K. Bizer (2013), “To protect or not to protect? Modes of appropriability in the small enterprise sector”, Research Policy, 42(1), pp.35- 49. [17] P. Sandner, J. Block (2011), “The market value of R&D, patents, and trademarks”, Research Policy, 40(7), pp.969-985. [18] J. Block, et al. (2014), “Trademark families: characteristics and market values”, Journal of Brand Management, 21(2), pp.150-170. [19] C. Greenhalgh, M. Rogers (2012), “Trade Marks and Performance in Services and Manufacturing Firms: Evidence of Schumpeterian Competition through Innovation”, The Australian Economic Review, 45(1), pp.50-76. [20] R. Srinivasan, et al. (2008), “Survival of high tech firms: the effects of diversity of product-market portfolios, patents, and trademarks”, International Journal of Research in Marketing, 25(2), pp.119-128. [21] Office for Harmonization in the Internal Market (2015), Intellectual Property Rights and Firms Performance in Europe: An Economic Analysis, Alicante.
File đính kèm:
- dong_gop_cua_tai_san_tri_tue_doi_voi_ket_qua_kinh_doanh_cua.pdf