Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay
Sau hơn ba thập kỷ đổi mới với nhiều thành công đạt được trên thực tế đã tạo
nên hiệu ứng tích cực trên con đường hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế. Dưới góc độ
tổng quan, chặng đường phát triển của dân tộc không thể thiếu dấu ấn mang tính tiền đề của
ý thức hệ tư duy pháp lý mới; của phát triển kinh tế thị trường; xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Mặc dù vậy, sự phát triển
“nóng” trên nhiều lĩnh vực đã, đang đặt ra một thực tế đòi hỏi nhanh chóng tạo lập khung
pháp lý mới mang tính mở cho sự hội nhập một cách sâu, rộng đa phương hóa, đa dạng hóa
đặc biệt là sự hội nhập kinh tế gắn với sự ổn định và phát triển bền vững. Với nghĩa đó, đổi
mới tư duy pháp lý là tiền đề nhận thức cho đổi mới quá trình định chế pháp luật đang có
nhiều khó khăn, phức tạp về khuynh hướng và phương thức điều chỉnh trên thực tế. Bài viết
tập trung kiến giải một số vấn đề về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 101 ĐỔI MỚI TƯ DUY XÂY DỰNG PHÁP LUẬT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Lê Vương Long10 Tóm tắt: Sau hơn ba thập kỷ đổi mới với nhiều thành công đạt được trên thực tế đã tạo nên hiệu ứng tích cực trên con đường hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế. Dưới góc độ tổng quan, chặng đường phát triển của dân tộc không thể thiếu dấu ấn mang tính tiền đề của ý thức hệ tư duy pháp lý mới; của phát triển kinh tế thị trường; xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Mặc dù vậy, sự phát triển “nóng” trên nhiều lĩnh vực đã, đang đặt ra một thực tế đòi hỏi nhanh chóng tạo lập khung pháp lý mới mang tính mở cho sự hội nhập một cách sâu, rộng đa phương hóa, đa dạng hóa đặc biệt là sự hội nhập kinh tế gắn với sự ổn định và phát triển bền vững. Với nghĩa đó, đổi mới tư duy pháp lý là tiền đề nhận thức cho đổi mới quá trình định chế pháp luật đang có nhiều khó khăn, phức tạp về khuynh hướng và phương thức điều chỉnh trên thực tế. Bài viết tập trung kiến giải một số vấn đề về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay. Từ khóa: Tư duy, xây dựng pháp luật Abstract: After more than three decades of innovation with much success achieved in practice, creating a positive effect on the path of deep integration into international life. From an overall perspective, the development path of the nation cannot lack the prerequisite imprint of the new legal thinking ideology; of market economy development; building a socialist rule-of-law state of the people, by the people and for the people. However, the "hot" development in many areas has been posing a reality that requires rapid creation of a new, open legal framework for deep, multilateral integration especially the economic integration associated with stability and sustainable development. In that sense, renewing legal thinking is a prerequisite for renewing the legal institutional process. There are many difficulties and complexities in terms of trends and actual adjustment methods. The article focuses on explaining a number of issues on innovation of law-building thinking in our country today. Keywords: Thinking, building law 1. Nhận thức chung về tư duy xây dựng pháp luật Tư duy là phạm trù chủ quan, là sự phản ánh ở trình độ cao mang tính khái quát hoá nội dung, đi sâu kiến giải nhận thức bản chất và quy luật của một đối tượng, yếu tố hoặc hoạt động. Tư duy là quá trình tương tác phức hợp của nhận thức lý tính về đối tượng, mang đặc điểm của cá nhân hoặc nhóm người hay cộng đồng xã hội. Về nguyên lý, tư duy là yếu tố biểu 10 Phó Giáo sư - Tiến sĩ Trường Đại học Nam Cần Thơ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 102 hiện và phản ánh năng lực nhận thức, trên thực tế được hình thành theo các cấp độ nhận thức. Ở góc độ cá thể, tư duy bị giới hạn bởi chính quá trình độc lập của nhận thức. Xét từ góc độ nguyên lý luận, theo Lê Nin "Tư duy của người ta - đi sâu một cách vô hạn, từ giả tưởng tới bản chất, từ bản chất cấp một, nếu có thể như vậy, đến bản chất cấp hai... đến vô hạn”(1).Tư duy là phạm trù phản ánh mức độ lý trí, trạng thái nội tâm lý của mỗi chủ thể hình thành trên một hệ thống tri thức luận vượt qua giai đoạn cảm tính thuần túy. Tư duy phản ánh ra thế giới khách quan biểu hiện qua hành vi, kết quả và những giá trị thực tế nhận diện và đánh giá tư duy. Mỗi một lĩnh vực tồn tại xã hội của con người là đối tượng nhận thức của tư duy. Xã hội ngày càng phát triển thì lĩnh vực tư duy, đối tượng của tư duy càng phong phú và hữu ích cho sự phát triển của con người. Xét về mặt lịch sử, tư duy pháp lý được hình thành muộn hơn trong đời sống thực tại của con người. Đó là hệ thống tư duy chuyên ngành gắn với đời sống của pháp luật trong thực tiễn quản trị xã hội. Đối tượng và phương diện tồn tại, thể hiện của tư duy pháp lý trên thực tế là những yếu tố, phạm trù của đời sống pháp luật như: nhận thức về pháp luật; xây dựng pháp luật; điều chỉnh pháp luật; hành vi, quan hệ pháp luật; trách nhiệm pháp lý...vv. Cùng với đó, tư duy pháp lý được nhận diện từ các nhóm tư duy cụ thể như: Tư duy xây dựng pháp luật; tư duy tổ chức thực hiện pháp luật; tư duy bảo vệ pháp luật; tư duy hệ thống hóa pháp luật, tư duy khoa học về pháp luật, tư duy so sánh luật...vv. Tư duy xây dựng pháp luật là một bộ phận của tư duy pháp lý có vai trò quan trọng đối với cả quá trình xây dựng pháp luật trên thực tế. Tư duy xây dựng pháp luật được nhận diện có tính chuyên biệt với phạm vi hẹp, gắn với đối tượng hoặc hoạt động cụ thể của quá trình xây dựng pháp luật như: - Tư duy xây dựng chính sách pháp luật - Tư duy xác định nội dung, phạm vi và khuynh hướng điều chỉnh pháp luật; - Tư duy pháp luật hóa, phi pháp luật hoá; - Tư duy định chuẩn pháp lý (hay lương hóa mức độ, phạm vi cụ thể); - Tư duy so sánh, tiếp biến và nội luật hóa trong xây dựng pháp luật; - Tư duy phản biện trong xây dựng pháp luật; - Tư duy giải quyết xung đột trong xây dựng pháp luật (bao gồm cả xung đột pháp luật nội và xung đột pháp luật ngoại), - Tư duy phòng vệ trong xây dựng pháp luật...vv. (1) V.I. Lê nin, Bút ký triết học, NXB Sự thật, Hà Nội, 1977 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 103 Ngoài ra, trong khoa học và thực tiễn pháp lý cũng có thể nhận diện tư duy xây dựng pháp luật theo từng lĩnh vực hay theo các ngành luật cụ thể trên thực tế như: tư duy xây dựng pháp luật về tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước; tư duy thể chế hóa và bảo vệ quyền lực nhân dân; tư duy xây dựng pháp luật kinh tế; tư duy xây dựng pháp luật hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình...vv. Cũng có thể xem xét tư duy trong hoạt động lập pháp (tư duy lập pháp); tư duy xây dựng văn bản dưới luật như nghị định, thông tư; tư duy ban hành các văn bản pháp luật của chính quyền địa phương...vv. Như vậy, tư duy xây dựng pháp luật là một phần của tư duy pháp lý, là trạng thái phản ánh quá trình nhận thức, suy luận về phương thức, qui trình hiện thực hóa hệ thống qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội. Đổi mới tư duy pháp lý nói chung, tư duy xây dựng pháp luật nói riêng được đặt ra theo nguyên lý khi thực tiễn khung điều chỉnh pháp luật đã lạc hậu và không còn thích ứng, phù hợp. Theo đó, xuất phát từ thực tiễn tất yếu đặt ra nhu cầu tìm kiếm tư duy tiếp cận, hình thành khung pháp lý mới trong điều kiện mới. Ở nước ta, có thể nói trong ba thập kỷ qua có sự giao thoa tư duy nhận thức của nhiều hệ thống pháp luật trong quá trình xây dựng, định chế khung pháp lý thực tiễn ở các lĩnh vực như thương mại, dân sự, đất đai, tài chính...vv. Điều đó xuất phát từ sự đáp ứng nhu cầu thực tiễn và đã tạo nên bức tranh đa dạng của hệ thống pháp luật thực định của nước nhà. Tuy nhiên, trong bối cảnh chúng ta tham gia nhiều tổ chức, hiệp hội, diễn đàn kinh tế đa phương và song phương thì việc mở rộng phạm vi điều chỉnh, nội luật hóa nội dung chi tiết các điều ước cam kết đã ký là một tất yếu. Tất nhiên, trong bối cảnh đó cần phải định tính, định lượng lại khung pháp luật cho từng lĩnh vực để kích hoạt sự đổi mới, kịp thời nắm bắt cơ hội đầu tư đem lại hiệu quả. Con người là chủ nhân của mọi cuộc cách mạng xã hội do đó, mọi sự đổi mới đều bắt nguồn từ con người và trước hết là đổi mới tư duy nhận thức thực tiễn. Đó là một quá trình diễn ra từ thấp tới cao với sự đòi hỏi của tiến bộ, phát triển là một thực tế vô cùng khó khăn. Với nghĩa đó, đổi tư duy pháp lý mà đặc biệt và bắt đầu từ tư duy xây dựng pháp luật là khâu quan trọng và có tính đột phá. 2. Khái quát thực trạng và nhu cầu đổi mới tư duy xây dựng pháp luật ở nước ta (tính từ sau năm 1986 đến nay) Ở nước ta, quá trình đổi mới về nhà nước và pháp luật diễn ra trong nhiều thời kỳ lịch sử và đem lại những kết quả, giá trị khác nhau. Theo đó, sự đổi mới tạo ra bước ngoặt quan trọng chứa đựng những biến đổi tích cực nhất là từ năm 1986 của thế kỷ 20. Có thể nói, đó là giai đoạn đổi mới toàn diện cả về cơ sở hạ tầng lẫn kiến trúc thượng tầng, đặc biệt nó được đặt trên một tư duy định hướng hoàn toàn mới về cơ chế quản lý kinh tế, thể chế chính trị, cấu trúc hệ thống cơ quan nhà nước và định chế pháp luật. Có thể khái lược những kết quả, phương diện đổi mới tư duy xây dựng pháp luật sau năm1986 trên thực tế ở những điểm cơ bản sau: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 104 Một là, đã từng bước hạn chế tư duy áp đặt, duy ý chí trong xây dựng pháp luật. Đại hội toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng đã khởi xướng cho sự đổi mới về chất lượng và giá trị thực tế của tư duy xây dựng pháp luật. Pháp luật được hiểu và xác định đúng vị trí, vai trò của nó trong việc thể chế hóa quan điểm Đảng, lộ trình của sự đổi mới. Điều này thể hiện rõ trong sự đột phá nhận thức phải nhanh chóng từ bỏ tư duy định chế pháp luật theo cơ chế tập trung bao cấp với sự điều tiết, quản trị xã hội được xuất phát và quyết định hoàn toàn bởi nhà nước. Trên thực tế, hoạt động lập pháp, lập qui đã được khởi sắc với một qui trình xây dựng văn bản qui phạm, thực chất coi trọng việc đánh giá tác động, phân tích chính sách một cách khách quan và toàn diện. Mặc dù nguồn pháp luật hãy còn đơn điệu nhất định, tuy nhiên bằng việc ban hành Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật, chúng ta đã chuẩn hóa các bước, hoạt động của qui trình xây dựng pháp luật. Cho đến Luật ban hành văn bản qui phạm năm 2015 đã bỏ bớt tên một số loại văn bản theo thẩm quyền ban hành của một số chủ thể và coi trọng qui trình lập, phân tích chính sách, đánh giá tác động và phản biện trong xây dựng pháp luật. Theo đó, luật mới cũng đã nghiêm cấm việc ban hành văn bản qui phạm pháp luật trai Hiến pháp, không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự thủ tục hoặc ban hành văn bản không được qui định trong luật mà chứa qui phạm. Đặc biệt, lần đầu tư duy phòng vệ được thể hiện trọng xây dựng luật nghiêm cấm việc qui định thủ hành chính trong ban hành các văn bản: thông tư của Bộ trưởng, Chánh án tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng kiểm toán nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân và quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp (Điều 14). Hai là, bước đầu thể chế hóa được những yêu cầu, nguyên lý cơ bản của phát triển kinh tế thị trường và hội nhập đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ. Có thể nói, đại hội Đảng VI đã tạo ra bước nhảy vọt toàn diện trong đó quan trọng là chính thức từ bỏ tư duy định chế pháp luật theo cơ chế bao cấp coi nhà nước là chủ thể quyết định và thực thi phương thức quản trị bao cấp, điều tiết cào bằng các phương diện lợi ích trong xã hội. Mạnh dạn chuyển đổi sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đã đặt ra đòi hỏi nhanh chóng đổi mới tư duy pháp lý đáp ứng tạo tiền đề cho việc xây dựng khung pháp lý mới và từng bước hình thành các quan hệ, sự điều tiết theo qui luật thị trường. Thách thức vô cùng lớn thời điểm này là sự bất cập giữa cơ sở tồn tại của hạ tầng với tư duy pháp lý cố hữu của thời kỳ bao cấp cũng như tri thức pháp lý mới về tạo lập, điều tiết kinh tế thị trường, vấn đề định chuẩn pháp lý cũng như xử lý các căn bệnh phát sinh từ thực tiễn quan hệ thị trường...vv. Đặc biệt, việc tham gia các tổ chức, diễn đàn kinh tế đa phương và liên kết kinh tế khu vực, vùng đòi hỏi phải nhanh chóng thay đổi hệ thống chuẩn mực về kinh tế để hội nhập. Cho đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 105 khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế . Về hợp tác đa phương và khu vực, Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng phát triển Á Châu, Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới. Việt Nam đã chính thức tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) từ 1/1/1996; năm 1996 Việt Nam tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) và đến năm 1998 tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007(11). Ba là, từng bước thể chế hóa được những nguyên lý, yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN phù hợp với thực tiễn qua các giai đoạn phát triển. Hơn ba thập kỷ đổi mới, gắn với việc xây dựng nền tảng kinh tế thị trường, tư duy về mô hình nhà nước pháp quyền XHCN phần nào đó đã được nhận diện và từng bước hiện thực hóa giá trị của nó. Điều quan trọng, tư duy quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân đã được định chế trong Hiến pháp, luật cũng như hình thành cơ chế tổ chức thực thi, bảo vệ và kiểm soát. Sự đổi mới thể chế dân chủ cũng đã được hình thành từ cấp cơ sở đến các thiết chế công quyền trên thực tế. Dân chủ hóa đời sống pháp lý là đòi hỏi, nhu cầu của quá trình định chế pháp luật đồng thời đó là những giá trị hiện thực của lập pháp, lập qui dựa trên nền tảng tư duy pháp lý mới mà chúng ta đạt được trong thời gian qua. Giá trị nhân quyền từng bước được thể hiện trong các lĩnh vực điều chỉnh của pháp luật phù hợp với cam kết đảm bảo của nhà nước Việt Nam về quyền con người, quyền công dân. Có thể nói, tư duy về tích hợp, phổ cập và bảo vệ các giá trị về dân chủ, nhân quyền trong pháp luật thực định đã có bước tiến đáng kể ở nước ta thời gian qua do đó được sự thừa nhận, ủng hộ của các tổ chức quốc tế, các quốc gia và bạn bè quốc tế. Ngoài những kết quả đạt được về mặt tư duy xây dựng pháp luật ở nước ta còn bộc lộ không ít những hạn chế thể hiện cả về nội dung, hình thức, hiệu quả và hệ giá trị của điều chỉnh pháp luật trên thực tế. Có thể tóm lược một biểu hiện như sau: Thứ nhất, tư duy tiếp cận, sử dụng pháp luật còn khiên cưỡng khi nhấn mạnh, coi trọng tính quyền lực nhà nước trong điều chỉnh và định chế pháp luật Có thể nói, những hạn chế tư duy pháp lý ở nước ta một thời gian dài trên thực tế bắt nguồn từ việc nhận thức khiên cưỡng, một chiều về bản chất, vai trò của pháp luật. Việc tiếp cận, hiểu và lập luận thiếu khách quan đối với quan điểm của Mác Lê Nin về pháp luật khi nhấn mạnh pháp luật được coi là “phương tiện thống trị thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền” hay thực chất “pháp luật chẳng qua là ý chí của giai cấp cầm quyền đề 11 Số liệu trích theo trang Bộ ngoại giao Việt Nam, đăng ngày 09/6/2019 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 106 lên thành luật”. Với sự nhìn nhận coi trọng khía cạnh giai cấp, chuyên chính giai cấp đã xem nhẹ đặc tính, nhu cầu và sự tồn tại khách quan của hệ thống quan hệ xã hội. Mặc dù, về nguyên lý khi xem xét bản chất pháp luật theo quan điếm Mác Lê Nin thì điều đó không hoàn toàn sai nhưng trên thực tế việc thuần túy hóa nhận thức đã làm hạn chế vai trò, giá trị xã hội của pháp luật trong điều chỉnh, trật tự hóa quan hệ xã hội. Đáng kể hơn,, trong sự tương ... ngay. 2. Cơ quan được giao ban hành văn bản quy định chi tiết không được ủy quyền tiếp. Dự thảo văn bản quy định chi tiết phải được chuẩn bị và trình đồng thời với dự án luật, pháp lệnh và phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi tiết. 3. Trường hợp một cơ quan được giao quy định chi tiết nhiều nội dung của một văn bản quy phạm pháp luật thì ban hành một văn bản để quy định chi tiết các nội dung đó, trừ trường hợp cần phải quy định, trong các văn bản khác nhau. Trường hợp một cơ quan được giao quy định chi tiết các nội dung của nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau thì có thể ban hành một văn bản để quy định chi tiết (Điều 11). Ngoài ra, cũng cần tránh tình trạng các văn bản có giá trị pháp lý thấp lại lấn át hoặc làm giảm hiệu lực của văn bản luật, pháp lệnh bằng việc đưa ra những yêu cầu, thủ tục, đẻ ra những đòi hỏi các loại giấy phép con đi cùng làm khó doanh nghiệp, người dân tham gia các quan hệ pháp luật. Thứ tám, xóa bỏ tư duy “lợi ích nhóm, lợi ích ngành” trong định chế pháp luật Cum từ “lợi ích nhóm” đã được đề cập, nhận diện coi đó thuộc “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI. Đây cũng là vấn đề thực tiễn nhận được sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân. Mặt trái của nền kinh tế thị trường làm xuất hiện ngày càng nhiều nhóm lợi ích khác nhau, các nhóm này vừa có thể có TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 115 lợi ích chung, vừa có lợi ích riêng, có lợi ích tích cực, có lợi ích tiêu cực. Nguy hại hơn, phạm trù “lợi ích nhóm” xuất hiện cả trong định chế pháp luật tạo ra tiền đề bảo vệ bằng chính góc độ pháp lý kín kẽ cho các nhóm lợi ích. Nó tạo ra khoảng trống pháp lý cho một số đối tượng biết lách luật hoặc vùng cấm mà chỉ giành cho những đối tượng có điều kiện tiếp cận được, ngược lại đó là sự hạn chế cho nhiều đối tượng yếu thế khác. Trên thực tế, các dự án luật chủ yếu được trình sáng kiến và tổ chức xây dựng từ các chủ thể quản lý chuyên ngành nên không loại trừ có sự bảo vệ lợi ích nhóm hoặc tạo lập môi trường quản lý ngành thuận lợi hơn cho mình hoặc đem lại những lợi ích cho đối tượng tác động của văn bản đó. Thời gian qua, các vụ án nổi cộm như PMU, đấu thầu đường bộ (BOT), ngân hàng dầu khí hoặc 13 dự án đầu tư thất thoát hàng ngàn tỷ đồng không có đem lại hiệu quả đã nói lên thực trạng này. Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch đầu tư, chỉ riêng năm 2017 cả nước có 221.469 gói thầu, trong đó có 153.280 gói thầu được chỉ định thầu chiếm 69%. Tiếp đến năm 2018, Bộ Tài chính thanh tra 60 dự án doanh nghiệp nhà nước có cổ phần hóa chuyển đổi mục đích sử dụng đất với 834.000m2 đất sản xuất sang xây dựng chung cư cao ốc đều có dấu hiệu thất thu cho ngân sách nhà nước(12). Mới đây, tại phiên họp chuyên đề về xây dựng luật, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị các bộ, ngành dành thời gian nhiều hơn cho công tác thể chế. Ông cho rằng “Hiện vẫn còn có tình trạng chưa thực sự coi trọng công tác này, kể cả bố trí thời gian, công sức, lắng nghe thêm ý kiến để có thể chế tạo môi trường phát triển tốt cho đất nước, cho người dân. Có dự thảo còn làm sơ sài, thiếu trách nhiệm, thậm chí đưa tư duy cũ, hay tư tưởng bao cấp, xin- cho, lợi ích nhóm vào trong văn bản. Thủ tướng nhấn mạnh phải làm tốt hơn để giải phóng sức sản xuất, không để tình trạng “chạy qua chạy lại, xin- cho, quy định không rõ ràng để người dân kêu ca, phải xếp hàng chờ đợi”(13). Theo các nhà kinh tế, đang có sự phân biệt rất rõ ràng giữa các doanh nghiệp thân hữu với quan chức chính quyền là các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp FDI hoặc số ít tập đoàn kinh tế tư nhân lớn của Việt Nam so với phần đông các doanh nghiệp nhỏ và vừa khác. Gần đây, VCCI đặt 3 câu hỏi cho doanh nghiệp tư nhân: (1) Chính quyền có đang ưu ái doanh nghiệp nhà nước; (2) Chính quyền có đang ưu ái doanh nghiệp FDI; và (3) Chính quyền có ưu ái doanh nghiệp tư nhân sân sau. Kết quả là 38% trả lời có ở câu (1); 40% trả lời có ở câu (2) và 73% trả lời có ở câu (3).Điều này có nghĩa, mối đe doạ lớn nhất đến sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân trong nước không phải là DNNN, hay doanh nghiệp FDI mà chính là các doanh nghiệp tư nhân là sân sau, hay thân hữu đang móc ngoặc, thông đồng với các quan chức trong hệ thống để thu lợi trên nền tảng của công(14). 12 Theo Nguyễn Huy Viện, TuanVietnam.Net ngày 09/6/2019 13 Theo Báo tiên phong ngày 09/3/2019 14 Theo Tư Giang, TuanVietnam.Net ngày 09/3/2019 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 116 3.2.2 Đổi mới tư duy thực hiện nội dung qui trình xây dựng pháp luật Qui trình xây dựng pháp luật có sự khác biệt rất lớn trên thực tế giữa việc xây dựng, ban hành các loại văn bản qui phạm pháp luật, nghĩa là không phải mọi văn bản đều trải qua qui trình, thủ tục như nhau. Do đó, ở đây chủ yếu đề cập một số nội dung hoạt động thuộc qui trình xây dựng văn bản luật. Thứ nhất, đổi mới tư duy lập và phân tích chính sách xây dựng pháp luật Trong xây dựng pháp luật, không phải mọi văn bản qui phạm đều được trải qua hoạt động lập và phân tích chính sách riêng cho văn bản đó mà hoạt động này chủ yếu giành cho loại văn bản có giá trị pháp lý cao. Một thời gian dài trước đây, hoạt động xây dựng pháp luật ở nước ta nhìn chung mới dừng lại ở sự quan tâm xem chủ trường, chính sách của Đảng qui định như thế nào, sự cần thiết chuyển tải nội dung chính sách đó ra sao. Dĩ nhiên, điều đó cũng hết sức quan trọng và cần thiết vì pháp luật không thể tách rời chính trị và là công cụ thể chế hóa quan điểm chính trị. Tuy nhiên, trong qui trình xây dựng pháp luật hiện nay việc lập và phân tích chính sách xây dựng đối với văn bản luật hoặc văn bản có giá trị tương đương luật là bắt buộc. Đây là những văn bản có giá trị pháp lý rất cao, điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng nên yêu cầu tích hợp được những quan điểm, góc độ tiếp cận; nhận diện những rủi ro, đánh giá tác động và dự báo tính khả thi của văn bản trên thực tế là hết sức cần thiết. Việc lập chính sách trong xây dựng văn bản luật được tiến hành ở chủ thể có nhiệm vụ xây dựng văn bản cụ thể đó. Tư duy lập chính sách trong hoạt động lập pháp yêu cầu phải kiến giải thuyết phục được cơ sở lý luận, pháp lý và minh chứng rõ nhu cầu thực tế cần phải ban hành văn bản điều chỉnh lĩnh vực quan hệ đó. Còn hoạt động phân tích chính sách lập pháp lại được thực hiện bởi nhiều chủ thể và ở những giai đoạn khác nhau của qui trình lập pháp trong đó quan trọng là ý kiến của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội...vv. Tư duy phân tích chính sách trong hoạt động lập pháp là yếu tố tiền đề quyết định tính đúng đắn hàm lượng khoa học, giá trị thực tiễn của các ý kiến đưa ra. Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật năm 2015 đã có khâu đột phá khi đưa ra yêu cầu lồng ghép chính sách trong hoạt động lập pháp nghĩa là cần phải có chính sách khi ban hành mọt văn bản luật đó. Thứ hai, đổi mới tư duy đánh giá tác động và phản biện trong xây dựng pháp luật; Khảo sát, đánh giá tác động và phản biện đối với nội dung văn bản được ban hành tới các mặt của đời sống xã hội là một việc làm hết sức quan trọng bởi nó giúp cho nhà làm luật nắm bắt được những khả năng, dự liệu các chiều hướng tác động của văn bản trên thực tế. Thông qua đó, chủ thể xây dựng văn bản có khả năng điều tiết nội dung, mức độ và phạm vi điều chỉnh của văn bản đó cho phù hợp. Tư duy đánh giá tác động, phản biện đòi hỏi có tính bao quát vấn đề, phân tích cả chiều thuận và nghịch cũng như biết qui nạp một cách xác thực mới có thể nhận diện được vấn đề cốt yếu cần quan tâm. Đặc biệt, việc phản biện cần thu nhận được nhiều ý kiến về những vấn đề nóng, vướng mắc về thực tiễn để nhận thức thấu đáo TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 117 và tích hợp được nhiều phương án khả dĩ nhất. Việc đánh giá tác động có thể thực hiện trước và sau khi đã ban hành văn bản có hiệu lực để tích hợp các kết quả, đưa ra dự báo phục vụ cho quá trình chỉnh sửa, bổ sung, thay thế các điều, khoản hoặc một phần hay cả văn bản đó. Hiện nay, pháp luật cũng đã có qui định khá chi tiết cho hoạt động này tại Điều 6 Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật năm 2015 như sau: 1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các tổ chức thành viên khác của Mặt trận và các cơ quan, tổ chức khác, cá nhân có quyền và được tạo điều kiện góp ý kiến về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. 2. Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo và cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý kiến về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật. 3. Ý kiến tham gia về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải được nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình chỉnh lý dự thảo văn bản. Thứ ba, đổi mới tư duy về kế hoạch hóa hoạt động xây dựng pháp luật; Mặc dù hoạt động xây dựng pháp luật được thực hiện trên qui trình chặt chẽ nhưng để đem lại hiệu quả và chất lượng cần thiết phải được hình thành trên cơ sở tư duy của chủ thể về kế hoạch hóa chi tiết nội dung công việc, thời gian, chủ thể, yêu cầu của sự phối hợp thực hiện. Đối với những văn bản có giá trị cao, việc xây dựng văn bản cần có sự phối hợp đa chiều ở nhiều giai đoạn của qui trình nên đòi hỏi một tư duy chuyên nghiệp mới có sự kết nối khoa học, hiệu quả. Tuy nhiên cần nhận thấy, kế hoạch hóa xây dựng pháp luật không phải sản phẩm chủ quan mà nó xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của quan hệ xã hội và năng lực xây dựng pháp luật của các chủ thể. Nhìn chung, tư duy kế hoạch hóa hoạt động xây dựng pháp luật mang tính hành chính sự vụ nhiều hơn góc độ chuyên môn, chuyên ngành hẹp khác do đó, nó thường phải được hình thành từ các chủ thể chỉ đạo hoặc tổ chức thực hiện hoạt động xây dựng pháp luật. Ở nước ta, sau khi chương trình xây dựng pháp luật được phê duyệt thì hoạt động phân tích chính sách xây dựng cho các loại văn bản được tiến hành và đồng thời đó là việc lập kế hoạch chi tiết, cụ thể cho qui trình xây dựng văn bản được thực hiện. Một thực tế là tình trạng nợ văn bản của các chủ thể có thẩm quyền không đúng tiến độ theo kế hoạch đưa ra mà nguyên nhân do áp lực lớn hoặc thiếu sự điều phối từ các bộ ngành và chính từ các ban soạn thảo. Tư duy lập kế hoạch xây dựng văn bản qui phạm mang tính liên ngành phải kết nối được nhiều chủ thể tham gia thực hiện, đóng góp ý kiến, chỉnh sửa bổ sung, phản biện và có kết quả cụ thể cho từng bước thực hiện qui trình. Tránh tình trạng hình thức, diễn giải cho có theo qui trình lập pháp, lập qui mà thiếu đi chất liệu thực tế cụ thể. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 118 Thứ tư, đổi mới tư duy định chuẩn pháp lý Trong khoa học pháp lý, khái niệm định chuẩn pháp lý được hiểu là quá trình hoạt động tạo nên các chuẩn mực có tính qui phạm hoặc cá biệt, cụ thể nhằm điều chỉnh, tác động tới quan hệ xã hội. Hay nói cách khác, hoạt động này làm ra hệ thống qui phạm thực chất hoặc các qui tắc xử sự cá biệt. Về bản chất, định chuẩn pháp lý là hoạt động thể chế hóa quyền lực nhân dân, quyền lực nhà nước thông qua các qui định pháp luật. Hay, đó là quá trình pháp luật hóa về mức độ, khả năng, yêu cầu của điều chỉnh pháp luật theo từng lĩnh vực quan hệ xã hội. Xét về nội dung, định chuẩn pháp lý là hoạt động nhằm xác định mức độ, phạm vi đìều chỉnh, lượng hoá về quyền, nghĩa vụ, chế độ trách nhiệm pháp lý bằng pháp luật. Thực chất với cách hiểu này khi nói đến định chuẩn pháp lý tức là nói đến các cách thức sáng tạo ra chuẩn mực pháp luật. Pháp gia Hàn Phi Tử đã tiên lượng “các chuẩn mực pháp luật phải hợp thời, dễ hiểu, dễ thi hành; công bằng và có tính cách phổ biến”(15). Thời gian gần đây có không ít qui định pháp luật mang tính qui phạm thiếu khả thi, bị xung đột hoặc mâu thuẫn, thậm chí sớm phải huỷ bỏ trước khi chính thức có hiệu lực thi hành. Xét về bản chất đó là những chuẩn mực pháp lý nhưng bị lệch chuẩn do không đảm bảo yêu cầu về định lượng và định tính. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo lập một nền tảng cơ sở pháp lý thiết thực cho quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển toàn diện đối với nước ta hiện nay là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Theo đó, cần nhận diện định chuẩn pháp lý là một hoạt động có tính đặc thù riêng trong qui trình xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật. Điều này đòi hỏi các cá nhân có thẩm quyền tiến hành hoạt động định chuẩn pháp lý trên thực tế cần đáp ứng đầy đủ năng lực, trình độ và động cơ pháp lý tích cực để pháp luật hóa, lượng hóa mức độ điều chỉnh, tác động tới phù hợp các loại đối tượng và quan hệ xã hội. Cần lưu quan tâm mấy điểm: - Định chuẩn pháp lý phải sử dụng ngôn ngữ pháp lý thông dụng, không dùng từ đa nghĩa, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu. - Cần có sự kết nối giữa hoạt động xây dựng pháp luật với hoạt động áp dụng và hệ thống hóa pháp luật để thấy được giá trị, tính khả thi cũng như phát hiện tình trạng mâu thuẫn, xung đột giữa những qui định pháp luật với việc thực hiện nó trên thực tế. - Cần hạn chế loại văn bản hành chính thông dụng (hay văn bản hành chính thông thường) dưới dạng công văn, điện khẩn, thư yêu cầu, giấy đề nghị...trong điều hành quản lý hành chính bởi nó thường bị lợi dụng phục vụ cho những mục đích khác của các chủ thể có thẩm quyền qua đó làm giảm tính minh bạch quá trình định chuẩn pháp lý cũng như tổ chức thực hiện pháp luật trên thực tế. 15 Xem Nguyễn Hiến Lê: Hàn Phi Tử, NXB Văn học, H, 1995, tr.275 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 119 Bên cạnh những nội dung của các giải pháp cơ bản trên, việc đổi mới tư duy nhận thức và thực tiễn xây dựng pháp luật chuyên ngành là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, do đối tượng của xây dựng pháp luật chuyên ngành rất rộng về phạm vi, đa dạng về cấp độ và yêu cầu nên trong khuôn khổ của một bài viết không thể đề cập một cách đầy đủ, chi tiết được về đổi mới tư duy tiếp cận, định chế pháp luật cho mỗi lĩnh vực được./. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đại học Quốc gia Hà Nội: Tâm lý học đại cương, NXB Giáo dục, 1996. [2]. V.I. Lê nin: Bút ký triết học, NXB Sự thật, Hà Nội, 1977. [3]. A. Spiếckin: Sự hình thành tư duy trừu tượng trong những giai đoạn phát triển đầu tiên của loài người, NXB Sự thật, H., 1960. [4]. Đặng Phương Kiệt: Cơ sở tâm lý học ứng dụng, NXB ĐHQG, Hà Nội, 2000. [5]. Mai Hữu Khuê: Những khía cánh tâm lý của quản lý, NXB Lao động, H.,1985. [6]. Nguyễn Đình Trãi, Năng lực tư duy lý luận cho cán bộ giảng dạy lý luận Mác - Lênin ở các trường chính trị tỉnh, Luận án tiến sĩ triết học, 2001. [7]. Đại học Quốc gia Hà Nội, Tâm lý học đại cương, NXB Giáo dục, 1996. [8]. Văn kiện đại hội toàn quốc lần IV, VI, XI; XII của Đảng Cộng sản Việt Nam. [9]. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
File đính kèm:
- doi_moi_tu_duy_xay_dung_phap_luat_o_nuoc_ta_hien_nay.pdf