Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối vối tổ chức Công đoàn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay
Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, giai cấp công nhân và tổ chức Công
đoàn Việt Nam đang đứng trước những thuận lợi to lớn và cả những khó khăn gay gắt. Tác động mặt trái
của nền kinh tế thị trường làm cho quan hệ lao động phức tạp, số doanh nghiệp và đội ngũ công nhân đang
tăng nhanh nhưng tổ chức Công đoàn chưa phát triển theo tỷ lệ tương ứng. Mặt khác, các thế lực thù địch
đang tìm mọi cách chống phá chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào cộng sản, công nhân và Công đoàn thế
giới nói chung cũng như vai trò lãnh đạo của Đảng nói riêng. Trong khi đó, sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đang đặt ra những yêu cầu cao đối với tổ chức Công đoàn trong xây dựng giai cấp công nhân.
Vì vậy, để tiếp tục nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của Công đoàn trong thời kỳ mới, cần có sự
hoàn thiện, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động công đoàn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối vối tổ chức Công đoàn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 7 (32) - Thaùng 9/2015 87 Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối vối tổ chức Công đoàn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay Renewing the Communist Party’s leadership over the Confederation of Labour at the current process of industrialization and modernization ThS. Ngô Thị Kim Liên Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM M.A. Ngo Thi Kim Lien Banking University Ho Chi Minh City Tóm tắt Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam đang đứng trước những thuận lợi to lớn và cả những khó khăn gay gắt. Tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường làm cho quan hệ lao động phức tạp, số doanh nghiệp và đội ngũ công nhân đang tăng nhanh nhưng tổ chức Công đoàn chưa phát triển theo tỷ lệ tương ứng. Mặt khác, các thế lực thù địch đang tìm mọi cách chống phá chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào cộng sản, công nhân và Công đoàn thế giới nói chung cũng như vai trò lãnh đạo của Đảng nói riêng. Trong khi đó, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang đặt ra những yêu cầu cao đối với tổ chức Công đoàn trong xây dựng giai cấp công nhân. Vì vậy, để tiếp tục nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của Công đoàn trong thời kỳ mới, cần có sự hoàn thiện, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động công đoàn. Từ khóa: công nhân viên chức lao động, công nghiệp hóa – hiện đại hóa, công nhân lao động Abstract In the process of internationalization and globally economic integration, the working class and the Viet Nam’s Confederation of Labour are facing the advantages and disadvantages. The downside of the market economy makes the labour relations more complex, the number of corporates and workers are increasing so rapidly that the Confederation of Labour can not inspect. On the other hand, the hostile forces are trying to oppose Marxism - Leninism, the communist revolution of working class, the Confederation of Labour in general and the leadership of Communist Party in particular. Meanwhile, the process of industrialization and modernization is setting high requirements for the Confederation of Labour in building the working class. Therefore, in order to gain the effectiveness of Confederation of Labour, the Party needs to renew the leadership over the Confederation of Labour. Keywords: the working class, the industrialization and modernization... 1. Đặt vấn đề Công đoàn là một tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và những người lao động Việt Nam, là thành viên trong hệ thống chính trị nước ta, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ta về mọi mặt. Việc xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh không chỉ là nhiệm vụ của ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ... 88 riêng giai cấp công nhân và những người lao động mà đây là trách nhiệm to lớn, nặng nề của Đảng, Nhà nước và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị nước ta. Song trước hết, vai trò, trách nhiệm ấy thuộc sự lãnh đạo của Đảng. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn là nhân tố quan trọng đảm bảo mọi thắng lợi của hoạt động Công đoàn. Trong từng bối cảnh lịch sử cụ thể, với những yêu cầu khác nhau của sự nghiệp cách mạng, Đảng ta đã đề ra đường lối lãnh đạo tổ chức Công đoàn, nhằm bảo đảm cho hoạt động Công đoàn đi đúng hướng và giành thắng lợi to lớn. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Công đoàn Việt Nam ngày càng trưởng thành và lớn mạnh, góp phần tích cực vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH - HĐH). Tuy nhiên, hoạt động Công đoàn hiện nay vẫn đang trong tình trạng lúng túng, bất cập trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là công tác vận động, tập hợp quần chúng ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Nội dung, phương pháp hoạt động Công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa được đổi mới nên chất lượng, hiệu quả hoạt động Công đoàn chưa cao, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân lao động (CNLĐ) còn bị vi phạm. Trước thực trạng đó, việc tăng cường lãnh đạo của Đảng để phát huy vai trò của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn vững mạnh là rất quan trọng và cấp thiết, là một yêu cầu và nội dung quan trọng của tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, với các đoàn thể nhân dân, góp phần đưa sự nghiệp CNH - HĐH đất nước trong điều kiện toàn cầu hóa diễn ra như một xu thế khách quan, đến đích thắng lợi. 2. Thực trạng về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Công đoàn trong thời kỳ đổi mới Lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó có Công đoàn, là chức năng, nhiệm vụ trọng yếu của Đảng, là yếu tố đặc biệt quan trọng, góp phần đảm bảo thắng lợi của cách mạng. Qua thực tế cho thấy, ở bất cứ giai đoạn cách mạng nào, ở bất cứ ngành, địa phương, đơn vị nào làm tốt chức năng, nhiệm vụ trên đều tập hợp, giáo dục được đông đảo người lao động, đưa họ tham gia vào phong trào hành động cách mạng, thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trong công cuộc đổi mới, nhất là từ khi đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH, Đảng đã luôn khẳng định vai trò lãnh đạo của mình đối với Công đoàn tạo nên chuyển biến và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Sự quan tâm của Đảng đối với công đoàn các cấp, sự kết hợp sức mạnh của các đoàn thể và xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho công tác công đoàn và phong trào công nhân trên các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức cán bộ. Phát huy được tính năng động, sáng tạo, nhiệt tình của đội ngũ cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ), có sức lôi cuốn đông đảo người lao động tham gia vào các phong trào do Công đoàn phát động, làm cho người lao động gắn bó với tổ chức Công đoàn. Trong các Đại hội đại biểu toàn quốc, Đảng đều xác định đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị, trong đó chú ý đến tổ chức Công đoàn. Nhờ đó, Công đoàn ngày càng được mở rộng, tập hợp ngày càng đông đảo công nhân viên chức vào tổ chức của mình, vị trí, vai trò của Công đoàn được nâng lên. Việc lãnh đạo của các cấp ủy đối với Công đoàn đã có những bước tiến bộ, nhất là trong tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết và tổ chức thực hiện Nghị quyết. Đảng đã không ngừng củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp nhà nước, các NGÔ THỊ KIM LIÊN 89 cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Các cấp ủy Đảng đã tập trung chỉ đạo việc phát huy vai trò của các tổ chức đó trong việc phối hợp với doanh nghiệp kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động theo pháp luật. Nhiều tổ chức Đảng, đoàn thể nhân dân trong doanh nghiệp đã thể hiện được vai trò, vị trí của mình, góp phần tích cực vào sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp. Nhiều nơi, tổ chức Đảng hoạt động tốt đã góp phần thúc đẩy sản xuất, tham gia giải quyết hợp lý các tranh chấp, ngăn chặn kịp thời đình công bất hợp pháp. Một số chủ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng nhận thức được vai trò tích cực của tổ chức Đảng trong doanh nghiệp và tạo điều kiện cho tổ chức Đảng hoạt động. Công tác cán bộ của tổ chức Công đoàn đã được cấp ủy Đảng chỉ đạo chặt chẽ. Trên cơ sở chiến lược cán bộ, các quan điểm của Đảng về công tác cán bộ, các cấp ủy đã cụ thể hóa và lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn trên tất cả các khâu từ xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ Công đoàn; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đến thực hiện chính sách cán bộ Công đoàn. Nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời đề cao trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Nhờ đó, đội ngũ cán bộ Công đoàn nhìn chung đã được đổi mới, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của Công đoàn trong công cuộc đổi mới. Các quy định về chế độ làm việc giữa cấp ủy với lãnh đạo chủ chốt của tổ chức Công đoàn cũng như chế độ báo cáo, xin ý kiến của cấp ủy về hoạt động của tổ chức Công đoàn đã được sửa đổi bổ sung phù hợp với yêu cầu và điều kiện hoạt động mới và được duy trì thành nền nếp hầu hết ở các ngành, các cấp. Điều đó góp phần làm tăng vai trò của Công đoàn và sự gắn bó mật thiết giữa tổ chức Công đoàn với Đảng, đồng thời đề cao trách nhiệm của tổ chức Công đoàn đối với công tác xây dựng Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với hoạt động của các tổ chức Đảng và đảng viên được thực hiện nghiêm túc. Các cấp ủy đã coi trọng việc phát huy vai trò và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức Công đoàn tham gia xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quyết định, chương trình hoạt động của địa phương, cơ quan, đơn vị. Đặc biệt, các cấp ủy Đảng đã chỉ đạo việc cụ thể hóa về nội dung, phương thức thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội của tổ chức Công đoàn, kết hợp chặt chẽ với việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tiến bộ và kết quả đạt được, phương thức lãnh đạo của đảng đối với Công đoàn còn một số hạn chế. Vai trò của cấp ủy Đảng ở địa phương và trong doanh nghiệp ở nhiều nơi còn mờ nhạt. Cấp ủy Đảng, các ngành chức năng và chính quyền địa phương ở một số nơi không thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Đảng về xây dựng đội ngũ công nhân và tổ chức Công đoàn trong thời kỳ CNH - HĐH, hoặc có thực hiện, nhưng thiếu thường xuyên và nặng nề hình thức, chưa chú trọng xây dựng tổ chức Công đoàn và tổ chức cơ sở Đảng trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Bởi vậy, ở khá nhiều doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, tổ chức Công đoàn chưa tập hợp được đông đảo CNLĐ và chưa thật sự trở thành người đại diện và bảo vệ quyền lợi chính đáng của CNLĐ. Ở nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đảng viên không có nơi sinh hoạt, vai trò lãnh đạo của Đảng hầu như không có. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho công nhân bị xem nhẹ. Một số cấp ủy, từ sự lúng túng trong nội dung, phương thức lãnh đạo Công đoàn dẫn đến những biểu hiện buông lỏng lãnh ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ... 90 đạo Công đoàn. Ở khá nhiều nơi, cấp ủy chưa thật sự coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ cho tổ chức Công đoàn, chưa chú ý chọn những cán bộ có đức, có tài, có năng lực về công tác công đoàn. Quy trình tiến hành công tác cán bộ đối với tổ chức Công đoàn của cấp ủy, tổ chức Đảng ở một số nơi còn chưa khoa học, chua thực sự dân chủ(1). Về phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của tổ chức Công đoàn, nhìn chung, còn lúng túng trong xác định nội dung và hình thức, phương pháp thực hiện, cũng như xác định cơ chế, biện pháp bảo vệ những cán bộ Công đoàn, những đoàn viên tích cực tham gia giám sát các hoạt động nhất là các hành vi tiêu cực của cán bộ, đảng viên. Nội dung hoạt động của tổ chức Công đoàn ở nhiều nơi còn chưa phong phú, hình thức hoạt động còn đơn điệu, chưa thực sự hấp dẫn cán bộ, công nhân lao động, viên chức. Một số cán bộ Công đoàn còn có biểu hiện “viên chức hóa”. Công tác tuyên truyền, giáo dục tuy đã được đổi mới, song đối với lực lượng CNLĐ ngoài nhà nước, do đời sống vật chất, trình độ học vấn còn hạn chế, thời gian lao động nhiều nên việc học tập các chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước còn hạn chế. Các phong trào thi đua yêu nước tuy được phát động, triển khai và chỉ đạo đến tất cả các cấp công đoàn, nhưng vẫn còn dàn trải, hiệu quả đem lại còn chung chung, hình thức. Hoạt động của Công đoàn cơ sở khu vực ngoài nhà nước còn hạn chế, vai trò, vị trí của tổ chức Công đoàn mờ nhạt, chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động ít thực hiện được, công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở gặp khó khăn. Sự phối hợp với các ngành liên quan để thực hiện chức năng đại diện của Công đoàn còn ít hiệu quả. Thực tế cho thấy, để tổ chức Công đoàn thật sự trở thành “người thủ lĩnh” đại diện cho CNLĐ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho họ, một trong những giải pháp hết sức quan trọng và cấp bách cần được thực hiện đó là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức Công đoàn, góp phần thắt chặt sự gắn bó vốn có giữa Đảng với Công đoàn trong một sự nghiệp chung, hướng tới mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 3. Giải pháp đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Công đoàn Để đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức Công đoàn trong tình hình mới, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước, cần quan tâm giải quyết những vấn đề chủ yếu sau đây: Nâng cao nhận thức thống nhất về vị trí, vai trò của Công đoàn trong giai đoạn hiện nay Hiện nay, chúng ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế. Điều này đặt chúng ta trước thời cơ và thách thức lớn, nhiều yếu tố tích cực và tiêu cực đã và đang tác động đến tổ chức và hoạt động của các cấp Công đoàn. Để thực hiện tốt việc hội nhập, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển cần phải huy động sức manh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó tổ chức Công đoàn đóng vai trò rất quan trọng. Do vậy, công tác vận động công nhân và quần chúng lao động không những không giảm đi mà ngược lại đòi hỏi phải tăng lên cùng với quy mô, tốc độ của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và lộ trình hội nhập. Đồng thời, cần có nhận thức mới về sự phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam trong điều kiện đẩy mạnh CNH và hội nhập. Trên thực tế, số lượng công nhân và người lao động ngày một tăng nhanh, cơ cấu công nhân viên chức và người lao động cũng rất đa dạng, phức tạp, trình độ công nhân được cải thiện, xu hướng trí thức hóa NGÔ THỊ KIM LIÊN 91 trong công nhân ngày một rõ. Bên cạnh đó, một số lượng lớn công nhân vừa rời khỏi nông thôn, nông nghiệp tham gia vào đội ngũ công nhân trong các khu công nghiệp, tác phong, lề lối làm việc và trình độ tay nghề rất hạn chế. Do vậy, để tập hợp, vận động được công nhân trong một khối thống nhất, vai trò của Công đoàn càng trở nên nặng nề hơn, phức tạp hơn. Điều này đòi hỏi Công đoàn vừa phải khắc phục những phương pháp xơ cứng, hành chính hóa, vừa phải đa dạng hóa các hình thức tập hợp, vận động quần chúng lao động. Để tổ chức Công đoàn phát huy được vai trò của mình, cần có sự đổi mới trong nhận thức về vị trí, vai trò của Công đoàn, từ đó đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức Công đoàn. Các cấp ủy Đảng cần làm cho cán bộ, đảng viên thấy được vai trò quan trọng của công đoàn và tính phức tạp, khó khăn của hoạt động Công đoàn trong nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường; đẩy mạnh việc xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Đặc biệt, cần quan tâm hơn nữa việc lãnh đạo tuyển chọn, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn; thực hiện có nền nếp chế độ làm việc với công đoàn và kiểm tra công tác Công đoàn; cần phân công và thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra vai trò tiên phong, gưong mẫu của cán bộ, đảng viên trong hoạt động Công đoàn. Nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ và phong cách lãnh đạo khoa học của Đảng Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Công đoàn là vấn đề khoa học - thực tiễn, phải được nghiên cứu về lý luận và được thể hiện trong thực tiễn hoạt động lãnh đạo của Đảng đối với Công đoàn. Điều này đòi hỏi trước tiên là, Đảng phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ trí tuệ cao và phong cách lãnh đạo khoa học. Để thực hiện được, Đảng cần tăng cường, nâng cao chất lượng giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng trong tình hình mới; nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhất là kiến thức về kinh tế thị trường, kinh tế tri thức trong thế giới đương đại, về quan hệ quốc tế; nâng cao trách nhiệm của đảng viên, nhất là những đảng viên giữ chức vụ chủ chốt trong các tổ chức Công đoàn. Đồng thời, cán bộ, đảng viên phải đi sâu, đi sát thực tiễn, gắn bó mật thiết với nhân dân nói chung, với công nhân lao động và hoạt động của tổ chức Công đoàn nói riêng, nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn, rèn luyện và phát triển phong cách lãnh đạo khoa học. Cần nêu cao tính thuyết phục và tính nêu gương của cán bộ, đảng viên phải tự rèn luyện, phấn đấu không ngừng. Về phía tổ chức Công đoàn cần đề cao trách nhiệm của mình trước Đảng đối với phong trào công nhân và hoạt động công đoàn, khắc phục tình trạng xa rời cơ sở, bệnh giấy tờ, sự vụ. Công đoàn cơ sở cần làm tốt nhiệm vụ bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên ưu tú để tổ chức cơ sở Đảng xem xét kết nạp vào Đảng, đồng thời phát hiện những cán bộ, đảng viên không đủ tư cách, phẩm chất đạo đức để phản ánh với Đảng phê bình, giúp đỡ hoặc khai trừ ra khỏi Đảng. Để công tác Công đoàn thành công, cán bộ Công đoàn thực sự là tấm gương có sức thuyết phục, “cán bộ Công đoàn phải cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng bàn bạc với quần chúng”(2). Đổi mới hình thức và nội dung lãnh đạo của Đảng đối với Công đoàn Phương thức lãnh đạo của Đảng là hệ thống phương pháp, hình thức, biện pháp mà Đảng sử dụng để lãnh đạo hệ thống chính trị và toàn xã hội nhằm hiện thực hóa Cương lĩnh chính trị, chủ trương, đường lối, quan điểm, mục tiêu của Đảng trong thực tiễn(3). Từ khái niệm trên, có thể hiểu “Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Công đoàn đó là các hình thức, phương ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ... 92 pháp, quy trình, quy chế, chế độ, lề lối làm việc, tác phong công tác mà Đảng sử dụng để tác động đến tổ chức Công đoàn nhằm thực hiện thắng lợi nội dung lãnh đạo của Đảng đối với Công đoàn trong từng giai đoạn cách mạng”(4). Vì thế, để đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Công đoàn thì cần phải đổi mới cả hình thức và nội dung lãnh đạo. Đảng định hướng và lãnh đạo hoạt động công đoàn thông qua Nghị quyết. Vì thế sự đổi mới trước hết cần thể hiện ngay trong nội dung Nghị quyết. Các nội dung này cần bám sát thực tiễn cuộc sống, thực tiễn hoạt động công đoàn. Các cấp ủy Đảng cần có liên hệ chặt chẽ với tổ chức Công đoàn thông qua tổ chức Công đoàn để hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề đặt ra trước bản thân công nhân và quần chúng lao động. Ngược lại, bản thân tổ chức Công đoàn cần kịp thời nắm bắt chủ trương, Nghị quyết của Đảng để tuyên truyền, giáo dục, vận động công nhân, quần chúng lao động. Sự đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Công đoàn cần phải tôn trọng tính tự chủ bình đẳng xã hội của Công doàn. Đặc biệt, cần chú trọng nhiều hơn sự đối thoại bình đẳng, cộng đồng trách nhiệm giữa Đảng, Nhà nước và Công đoàn và coi trọng hoạt động quản lý của Nhà nước đối với Công đoàn. Đảng lãnh đạo thông qua hình thức giới thiệu đảng viên ưu tú để quần chúng, đoàn viên công đoàn qua Đại hội Công đoàn lựa chọn, bầu vào các cương vị lãnh đạo của tổ chức Công đoàn các cấp. Vì thế, không nên gán ghép cán bộ cả Đảng vào các tổ chức Công đoàn, tăng cường bồi dưỡng công đoàn viên thông qua hoạt động thực tiễn giúp họ trưởng thành về trình độ chuyên môn và thấm nhuần lý tưởng cộng sản, trở thành những người uy tín và trực tiếp tham gia vào hoạt động công đoàn. Đồng thời, để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng (có thể là gián tiếp ở các doanh nghiệp chưa có tổ chức Đảng) đối với Công đoàn, cần phải xem việc nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát của Công đoàn, của người lao động đối với doanh nghiệp là một trọng điểm trong sự lãnh đạo của Đảng đối với Công đoàn, là một thước đo trình độ trưởng thành trong sự lãnh đạo của Đảng đối với Công đoàn. Đảng lãnh đạo để nâng cao ý thức, năng lực làm chủ của Công đoàn và người lao động; năng lực nắm bắt tình hình doanh nghiệp, sự dũng cảm của Công đoàn, của người lao động trong đấu tranh vì chân lý. Đảng lãnh đạo để sớm cơ chế hóa, luật hóa quyền của người lao động, của tổ chức Công đoàn trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của mọi loại hình doanh nghiệp, thuộc mọi thành phần kinh tế với những nội dung và hình thức thích hợp đối với từng loại hình doanh nghiệp. Để đạt được những nội dung trên, sự lãnh đạo của Đảng đối với Công đoàn và người lao động phải được đổi mới theo hướng dân chủ hóa, khoa học hóa, hiện đại hóa. Đảnh lãnh đạo Công đoàn bằng đường lối, chủ trương, chính sách, bằng sự gương mẫu của những đảng viên có năng lực, phẩm chất, có tín nhiệm và có kinh nghiệm hoạt động trong phong trào công nhân và công đoàn, bằng sự định hướng đúng đắn cho hoạt động của Công đoàn. Để nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Công đoàn, các cấp uỷ Đảng ở các địa phương, các doanh nghiệp cần đề ra tiến độ và các biện pháp để làm tốt công tác phát triển Đảng, xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh. Đảng viên định kỳ thực hiện báo cáo với chi bộ Đảng về công tác công vận của mình, cấp uỷ Đảng phân công cấp uỷ viên và đảng viên hăng hái đảm nhận và gương mẫu làm tốt công tác Công đoàn. Ở những cơ sở sản xuất chưa có tổ chức cơ sở Đảng, cần bồi dưỡng, kết nạp công nhân vào Đảng, tiến tới thành lập chi bộ để lãnh đạo đội ngũ công nhân, Công đoàn trong doanh nghiệp. NGÔ THỊ KIM LIÊN 93 Sắp xếp, kiện toàn tổ chức, bộ máy của Đảng và các tổ chức Công đoàn, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Công đoàn Hệ thống tổ chức bộ máy của Đảng và các tổ chức Công đoàn có vai trò rất to lớn trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Công đoàn. Vì thế, cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, cơ quan của Đảng và của tổ chức Công đoàn ở các ngành, các cấp, các khu vực phù hợp với nhiệm vụ, điều kiện hoạt động, phù hợp với yêu cầu tình hình mới. Xây dựng và hoàn thiện quy chế hoạt động của cấp ủy, trong đó chú ý làm rõ những vấn đề về sự lãnh đạo của cấp ủy đối với tổ chức Công đoàn. Tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở khoa học của việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của Đảng và các tổ chức Công đoàn ở các ngành, lĩnh vực khác nhau. Trong quá trình lãnh đạo, để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Công đoàn xã hội, các cấp ủy Đảng cần tôn trọng tính độc lập tương đối của tổ chức Công đoàn. V.I.Lênin đã bàn về vấn đề này và nhấn mạnh, phải tôn trọng tính độc lập của các đoàn thể; khác với tổ chức Đảng, tổ chức đoàn thể phải được tổ chức hợp lý sao cho tập hợp được đông đảo đoàn viên, hội viên(5). Song cũng cần chú ý rằng, tính độc lập tương đối của Công đoàn chỉ thuộc về chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động và tổ chức. Về chính trị, tư tưởng thì Công đoàn phải đặt dưới sự lãnh đạo, định hướng của Đảng. Phát huy tính chủ động và sáng tạo của hoạt động Công đoàn Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các cấp Công đoàn cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm của giai cấp công nhân, không ngừng học tập, nâng cao kiến thức và trình độ tay nghề để nắm bắt và làm chủ được khoa học tiên tiến, công nghệ hiện đại, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế; tổ chức nuôi dưỡng và nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của các phong trào “Lao động sáng tạo”, “Lao động giỏi”... phù hợp với từng ngành nghề... Hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế là một chủ trương lâu dài của Đảng và Nhà nước ta. Việc làm chủ yếu, thường xuyên và tốt nhất, thiết thực nhất thiết thực nhất của Công đoàn là giáo dục, đề cao tự hào dân tộc và bản lĩnh cách mạng của giai cấp công nhân để nắm vững và làm chủ kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến, làm ra ngày càng nhiều sản phẩm tốt có sức cạnh tranh cao. Đối với chủ trương xây dựng, chỉnh đốn Đảng, cải cách hành chính, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, vì dân, thì tác động chủ yếu của Công đoàn là thông qua trường học công đoàn mà bồi dưỡng, nâng cao quan điểm, lập trường giai cấp công nhân cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức mà phát hiện và giới thiệu với Đảng và Nhà nước những đoàn viên ưu tú để đưa vào Đảng, để đào tạo thành cán bộ nhà nước; là chăm lo xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, làm “cầu nối” tin cậy của Đảng với công nhân, lao động, làm chỗ dựa vững chắc cho chính quyền nhà nước các cấp, các ngành; là động viên và tổ chức phong trào công nhân, lao động đi đầu và làm nòng cốt trong việc thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và luật pháp của nhà nước là động viên công nhân, lao động phát hiện và đấu tranh với những hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, cửa quyền và ức hiếp dân của cán bộ, công chức nhà nước. Thay cho lời kết, trong bối cảnh mới và yêu cầu mới của sự nghiệp công nghiệp hóa, để nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn, rõ ràng cần phải đổi mới cả nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động Công đoàn. Bản chất của sự đổi mới là tăng cường sự gắn bó chặt chẽ vốn ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ... 94 có giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Công đoàn Việt Nam trong một sự nghiệp chung, hướng tới mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chú thích: (1) Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, 2007, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế”, Nxb Lao động, Hà Nội. tr 141. (2) Hồ Chí Minh (1986) : Giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội, tr 121. (3) Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, (2007), Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế”, Nxb Lao động, Hà Nội. tr 136. (4) Vũ Hữu Ngoạn (2011), Tìm hiểu một số khái niệm trong Văn kiện Đại hội IX của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 48. (5) Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2007), Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế”, Nxb Lao động, Hà Nội. tr 147. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội . 2. Hồ Chí Minh (1986), Giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội. 3. Trần Đình Nghiêm, (2002), Đổi mới phương thức lãnh đạo cuả Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, (2007), Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế”, Nxb Lao động, Hà Nội. 5. Vũ Hữu Ngoạn, (2011), Tìm hiểu một số khái niệm trong Văn kiện Đại hội IX của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Ngày nhận bài: 12/6/2015 Biên tập xong: 15/9/2015 Duyệt đăng: 20/9/2015
File đính kèm:
- doi_moi_phuong_thuc_lanh_dao_cua_dang_cong_san_viet_nam_doi.pdf