Đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận chính trị ở các trường đại học của Việt Nam hiện nay

Bài viết sẽ làm rõ những nội dung của lý luận chính trị, sự cần thiết phải giáo

dục lý luận chính trị cho sinh viên trong các trường đại học. Bài viết cũng làm rõ

những đặc trưng của các môn lý luận chính trị và những vấn đề có tính nguyên tắc

trong giảng dạy lý luận chính trị. Điều này chi phối việc lựa chọn phương pháp

giảng dạy phù hợp. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số lưu ý, định hướng trong sử

dụng một số phương pháp chính trong giảng dạy các môn lý luận chính trị ở trường

đại học, đó là phương pháp thuyết trình kết hợp với chứng minh bằng thực tiễn,

phương pháp trao đổi, thảo luận nhóm và phương pháp dạy học tình huống.

pdf 6 trang kimcuc 4880
Bạn đang xem tài liệu "Đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận chính trị ở các trường đại học của Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận chính trị ở các trường đại học của Việt Nam hiện nay

Đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận chính trị ở các trường đại học của Việt Nam hiện nay
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 05 - 2017 ISSN 2354-1482 
100 
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở 
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY 
Hà Thị Thùy Dương1 
TÓM TẮT 
Bài viết sẽ làm rõ những nội dung của lý luận chính trị, sự cần thiết phải giáo 
dục lý luận chính trị cho sinh viên trong các trường đại học. Bài viết cũng làm rõ 
những đặc trưng của các môn lý luận chính trị và những vấn đề có tính nguyên tắc 
trong giảng dạy lý luận chính trị. Điều này chi phối việc lựa chọn phương pháp 
giảng dạy phù hợp. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số lưu ý, định hướng trong sử 
dụng một số phương pháp chính trong giảng dạy các môn lý luận chính trị ở trường 
đại học, đó là phương pháp thuyết trình kết hợp với chứng minh bằng thực tiễn, 
phương pháp trao đổi, thảo luận nhóm và phương pháp dạy học tình huống. 
Từ khóa: Phương pháp giảng dạy, lý luận chính trị, trường đại học 
1. Mở đầu 
Yếu tố tinh thần không có sức mạnh 
vật chất trực tiếp nhưng khi thâm nhập 
sâu vào quần chúng và trở thành ý thức 
của quần chúng thì nó lại có tác động 
vật chất mạnh mẽ có thể cải tạo xã hội, 
cải tạo thế giới. Vì vậy việc giáo dục lý 
luận chính trị cho cán bộ, đảng viên và 
nhân dân luôn là một nhiệm vụ trọng 
tâm trong quá trình xây dựng chủ nghĩa 
xã hội, bởi lẽ như Hồ Chí Minh từng 
khẳng định: “Muốn xây dựng chủ nghĩa 
xã hội thì trước hết phải có những con 
người xã hội chủ nghĩa”. Con người xã 
hội chủ nghĩa là con người thấm nhuần 
sâu sắc tư tưởng xã hội chủ nghĩa, trước 
hết là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng 
Hồ Chí Minh. 
2. Nội dung 
Lý luận chính trị ở nước ta hiện nay 
thực chất có nội dung rất rộng đó là hệ 
thống quan điểm của chủ nghĩa Mác – 
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường 
lối, chính sách của Đảng trên các lĩnh 
vực của đời sống xã hội, lịch sử Đảng 
Cộng sản Việt Nam, xây dựng Đảng, 
những kinh nghiệm thành công cũng 
như thất bại của các nước trong quá 
trình xây dựng và phát triển đất nước 
Ở nước ta, Đảng ta khẳng định chủ 
nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí 
Minh là kim chỉ nam hành động của 
Đảng, là nền tảng tư tưởng lý luận của 
Đảng ta. Bất kỳ một giai cấp nào khi 
nắm quyền đều phải làm cho hệ tư 
tưởng của giai cấp đó thống trị trong xã 
hội. Việc làm cho chủ nghĩa Mác – 
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai 
trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của 
xã hội là yêu cầu và quy luật tất yếu của 
việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước 
ta. Quá trình này đòi hỏi vai trò quan 
trọng của công tác giáo dục lý luận 
chính trị. Trong đó, việc giảng dạy các 
môn lý luận chính trị trong các trường 
đại học luôn được coi trọng bởi lẽ sinh 
viên, tầng lớp thanh niên tinh túy nhất 
của xã hội, những chủ thể tích cực của 
quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở 
1Học viện Chính trị Khu vực IV 
Email: haduonghcma@gmail.com 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 05 - 2017 ISSN 2354-1482 
101 
nước ta là đối tượng đầu tiên cần phải 
thấm sâu những vấn đề lý luận chính trị. 
Các môn lý luận chính trị được giảng 
dạy ở các trường đại học hiện nay bao 
gồm: Những nguyên lý cơ bản của Chủ 
nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí 
Minh, Đường lối cách mạng của Đảng 
Cộng sản Việt Nam. 
Để xác định rõ những phương pháp 
có thể và nên vận dụng trong quá trình 
giảng dạy lý luận chính trị, chúng ta cần 
nắm được những đặc trưng của các môn 
lý luận chính trị và những vấn đề có 
tính nguyên tắc trong giảng dạy lý luận 
chính trị. Điều này chi phối đến việc lựa 
chọn phương pháp giảng dạy phù hợp. 
Lý luận là hệ thống những tri thức 
đã được khái quát, tạo ra một quan niệm 
hoàn chỉnh về các quy luật và về mối 
liên hệ cơ bản của hiện thực. Lý luận là 
sự phản ánh và tái hiện hiện thực khách 
quan. Chính trị là toàn bộ những hoạt 
động có liên quan đến mối quan hệ giữa 
các giai cấp, giữa các dân tộc, các tầng 
lớp xã hội, mà cốt lõi của nó là vấn đề 
giành chính quyền, duy trì và sử dụng 
quyền lực nhà nước, sự tham gia vào 
công việc của nhà nước, sự xác định 
hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung 
hoạt động của nhà nước. Lý luận chính 
trị là hệ thống những tri thức về các quy 
luật cơ bản rút ra từ thực tiễn đời sống 
chính trị. Có thể nói, lý luận thường có 
tính khái quát hóa, trừu tượng hóa rất 
cao, đối với lý luận chính trị thì lại càng 
như vậy vì đời sống chính trị, thực tiễn 
chính trị rất rộng và phức tạp. Hoạt 
động chính trị là thể hiện trình độ cao 
trong sự phát triển của con người, 
không phải ngay từ thuở ban đầu thoát 
thai khỏi giới động vật, con người đã 
biết làm chính trị, tham gia vào các hoạt 
động chính trị - xã hội. Ngược lại, phải 
đến một trình độ nhất định trong sự phát 
triển của loài người mới xuất hiện đời 
sống chính trị và hoạt động chính trị. Vì 
vậy đặc trưng chung của các môn lý 
luận chính trị là rất trừu tượng, khó 
hiểu. Để sinh viên có thể hiểu sâu sắc 
những nội dung lý luận chính trị thì đòi 
hỏi một vấn đề có tính nguyên tắc là 
trong quá trình giảng dạy lý luận chính 
trị luôn phải gắn với thực tiễn. Giáo dục 
chính trị mà chỉ có lý luận suông, không 
gắn với thực tiễn khác gì tìm hiểu về 
một cái cây mà chỉ cho người ta biết 
phần ngọn thôi. Hơn nữa, lý luận được 
khái quát hóa từ thực tiễn cho nên nếu 
không đem những tri thức chính trị đó 
trở về với thực tiễn thì nó sẽ mất đi tính 
dễ hiểu, tính thuyết phục đối với người 
học. Mặt khác, quần chúng luôn có nhu 
cầu vận dụng những tri thức chính trị đã 
học vào thực tiễn hoạt động của họ để 
nâng cao hiệu quả công việc. Vì vậy, 
giáo dục lý luận chính trị phải gắn với 
thực tiễn. Và cách thông minh nhất là 
để cho quần chúng học từ trong thực 
tiễn thông qua những hoạt động cụ thể 
của bản thân bởi “chỉ có đấu tranh mới 
giáo dục được giai cấp bị bóc lột, chỉ có 
đấu tranh mới làm cho họ đánh giá 
được lực lượng của họ, mở rộng tầm 
mắt của họ, nâng cao năng lực của họ, 
soi sáng trí tuệ của họ và tôi luyện ý chí 
của họ” [1, tr. 396]. Đó mới là cách 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 05 - 2017 ISSN 2354-1482 
102 
giáo dục toàn diện nhất, giáo dục lý 
luận chính trị thông qua thực tiễn chính 
trị không những nâng cao được tri thức 
chính trị mà còn bồi dưỡng kỹ năng 
thực hành chính trị, rèn luyện ý chí và 
bản lĩnh chính trị của người học. Do đó 
theo V.I. Lênin, việc học thuộc lòng 
những khẩu hiệu, những kết luận khoa 
học mà không biết áp dụng vào công 
việc của mình là việc làm vô nghĩa. 
Không đánh giá cao lối học vẹt, V.I. 
Lênin yêu cầu người học phải biết “biến 
chủ nghĩa cộng sản từ những công thức, 
những lời dạy, những phương pháp, 
những chỉ thị, những cương lĩnh có sẵn 
và học thuộc lòng thành cái thực tế sinh 
động, là cái kết hợp với công tác trực 
tiếp của các đồng chí” [2, tr. 365]. V.I. 
Lênin đã đưa ra tiêu chí để đánh giá 
chất lượng học tập chính trị không phải 
ở chỗ nắm được những tri thức gì mà 
quan trọng là anh đã vận dụng được 
những tri thức gì vào công việc cụ thể 
hằng ngày của mình. Vấn đề đặt ra là 
làm sao để tri thức chính trị vào đầu 
quần chúng không phải là một mớ hổ 
lốn mà có sự gắn kết với nhau và đặc 
biệt là có thể đem tri thức ấy vào lý giải 
những sự kiện thực tế, cụ thể mà họ 
đang gặp phải? Điều này sau này Hồ 
Chí Minh cũng nhấn mạnh học chủ 
nghĩa Mác – Lênin không phải là học 
thuộc lòng C.Mác nói gì, V.I. Lênin nói 
gì mà là nắm được tinh thần, cốt lõi của 
học thuyết này và có thể vận dụng vào 
hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Để làm 
được điều này thì đòi hỏi người học 
không được tiếp thu tri thức một cách 
đơn giản, mà phải có tư duy phê phán 
khi tiếp thu tri thức, phải nghiền ngẫm 
rất kỹ những điều đã học trong ý thức 
của anh ta. Chỉ có như thế thì người học 
mới không bị động, lệ thuộc vào tri thức 
nữa mà trái lại có thể “làm chủ” tri 
thức, biến biến nó thành cái của mình. 
Như vậy, V.I. Lênin đặc biệt đề cao tư 
duy độc lập, sáng tạo, có sự phê phán, 
biết lật ngược vấn đề trong học tập lý 
luận chính trị. Ông không thích ở người 
học sự chấp nhận xuôi chiều, không 
thích lặp lại một cách tin tưởng những 
luận điểm có sẵn. Như vậy vấn đề có 
tính nguyên tắc trong giảng dạy lý luận 
chính trị là phải luôn gắn với thực tiễn 
để giúp người học hiểu những vấn đề lý 
luận đó cũng như biết cách vận dụng lý 
luận vào thực tiễn. Điều này đòi hỏi 
trong phương pháp giảng dạy các môn 
lý luận chính trị cần phải chú ý sử dụng 
một số phương pháp sau đây: 
Thứ nhất, phương pháp thuyết trình 
có kết hợp với chứng minh, minh họa 
bằng thực tiễn. 
 Theo các phân chia về mục tiêu 
giảng dạy một bài học bất kỳ của 
Bloom thì các các cấp độ như biết, nhớ, 
hiểu, phân tích, đánh giá, vận dụng, 
sáng tạo. Vì vậy để giúp cho sinh viên 
biết, nhớ và hiểu được những vấn đề lý 
luận chính trị thì không thể không sử 
dụng phương pháp thuyết trình. Giảng 
dạy bất kỳ môn học nào cũng không thể 
không sử dụng phương pháp thuyết 
trình, đối với các môn lý luận chính trị 
thì lại càng phải sử dụng thuyết trình. 
Bởi lẽ để sinh viên biết và hiểu được 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 05 - 2017 ISSN 2354-1482 
103 
những vấn đề lý luận đó thì giảng viên 
phải phân tích, giải thích, diễn giải cho 
sinh viên thông qua thuyết trình. Tuy 
nhiên, để phương pháp thuyết trình hiệu 
quả thì giảng viên sau khi giải thích một 
nội dung lý luận chính trị nào đó cũng 
phải đưa ra những ví dụ, dẫn chứng 
trong thực tiễn chính trị để minh họa, 
chứng minh. Thực tiễn chính trị đó có 
thể là những vấn đề lịch sử đã qua từ 
lâu nhưng cũng có thể là thực tiễn chính 
trị nóng hổi, mang tính thời đại hiện 
nay. Thực tiễn chính trị đó để có tính 
hiệu quả cao phải là những vấn đề phổ 
biến mà sinh viên đã biết. Ví dụ như khi 
giảng dạy về quy luật quan hệ sản xuất 
phù hợp với trình độ của lực lượng sản 
xuất, khi làm rõ các khái niệm lực 
lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, giảng 
viên có thể đưa ra hoạt động may quần 
áo, chỉ ra những yếu tố của lực lượng 
sản xuất, quan hệ sản xuất trong hoạt 
động may quần áo là gì, có thể đưa 
những hình ảnh trực quan sinh động về 
hoạt động may quần áo đó qua đó, 
giúp sinh viên nắm được những vấn đề 
lý luận rất trừu tượng một cách dễ dàng. 
Hoặc khi làm rõ tác động của quan hệ 
sản xuất đối với lực lượng sản xuất theo 
hai chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực 
khi nó phù hợp hoặc không phù hợp, 
giảng viên có thể lấy ví dụ về quan hệ 
sản xuất thời kỳ trước đổi mới của Việt 
Nam cũng như quan hệ sản xuất đặc 
trưng hiện nay của thời kỳ đổi mới, 
thậm chí có thể sử dụng các thước phim 
về sản xuất của thời kỳ trước đổi mới và 
đổi mới để sinh viên có thể thấy được 
tác động hai chiều của quan hệ sản xuất 
đến lực lượng sản xuất này. Hoặc khi 
giảng dạy về trình độ của lực lượng sản 
xuất quyết định quan hệ sản xuất giảng 
viên có thể đưa vấn đề về tập trung, tích 
tụ ruộng đất hiện nay như là một đòi hỏi 
tất yếu của sự phát triển lực lượng sản 
xuất. Thông qua thuyết trình có kết hợp 
với việc phân tích thực tiễn để minh 
chứng, làm rõ những vấn đề lý luận đã 
nêu, sinh viên sẽ biết và hiểu rất sâu sắc 
những vấn đề lý luận đó. 
Thứ hai, phương pháp thảo luận, 
trao đổi nhóm. 
Để giúp sinh viên có kỹ năng phân 
tích, đánh giá thì giảng viên sau khi 
giúp sinh viên nắm được những vấn đề 
lý luận đó, biết vận dụng những vấn đề 
lý luận đó để xem xét, đánh giá, phân 
tích những sự kiện, thực tiễn cụ thể. 
Muốn vậy, bên cạnh phương pháp 
thuyết trình, giảng viên phải tạo điều 
kiện, cơ hội cho sinh viên được nói, 
được bày tỏ và thể hiện quan điểm, 
chính kiến của mình bằng nhiều hình 
thức khác nhau, trong đó có sử dụng 
phương pháp thảo luận, trao đổi nhóm. 
Bởi lẽ khi thảo luận nhóm, tất cả các 
sinh viên trong nhóm sẽ có dịp để bày 
tỏ quan điểm của họ về một vấn đề nào 
đó. Vì vậy khi vận dụng những vấn đề 
lý luận vào đánh giá thực tiễn, giảng 
viên nên sử dụng phương pháp thảo 
luận nhóm. Ví dụ sau khi giảng dạy 
xong về nội dung của liên minh công - 
nông - trí thức trong lĩnh vực kinh tế, 
chính trị, văn hóa theo quan điểm của 
chủ nghĩa Mác – Lênin, khi giảng dạy 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 05 - 2017 ISSN 2354-1482 
104 
về vấn đề liên minh ở Việt Nam hiện 
nay, giảng viên có thể sử dụng phương 
pháp thảo luận nhóm để sử dụng những 
vấn đề lý luận đã học vào đánh giá về 
việc thực hiện liên minh ở Việt Nam 
hiện nay. Khi đó, mọi sinh viên trong 
nhóm đều có cơ hội đưa ra những phân 
tích, đánh giá thực tiễn của họ, từ đó đi 
đến được những đánh giá đầy đủ nhất, 
đúng đắn nhất. 
Thứ ba, phương pháp giảng dạy 
tình huống. 
Trong giảng dạy lý luận chính trị, 
mục tiêu quan trọng nhất hướng tới là 
người học có khả năng vận dụng một 
cách sáng tạo những vấn đề lý luận đó 
vào giải quyết những vấn đề thực tiễn 
cụ thể trong cuộc sống và công việc. Để 
đạt mục tiêu này, giảng viên nên sử 
dụng phương pháp dạy học tình huống, 
đưa ra những tình huống thực tiễn cụ 
thể để sinh viên vận dụng các kiến thức 
đã học vào giải quyết vấn đề đang đặt 
ra. Trong quá trình tìm phương án giải 
quyết các tình huống đó, sinh viên vừa 
củng cố kiến thức lý luận đã học, vừa 
nâng cao kỹ năng vận dụng lý luận vào 
thực tiễn của họ. Ví dụ sau khi giảng 
dạy xong bài giảng về quan điểm phát 
triển, giảng viên có thể đưa một tình 
huống cụ thể trong đời sống hằng ngày 
như một người bạn nhiều năm không 
gặp, trước đây là một người rất tốt, khi 
gặp lại hỏi vay tiền thì bạn có cho vay 
tiền hay không? Sinh viên có thể vận 
dụng quan điểm phát triển để lựa chọn 
phương án cho vay hoặc không cho vay. 
Hoặc giảng viên có thể đưa vấn đề về 
có nên giữ ấn tượng ban đầu về một 
người nào đó trong khi đánh giá về họ 
hay không, để sinh viên vận dụng quan 
điểm phát triển vào trả lời các tình 
huống này. 
Ngoài ra để phát huy tính chủ động, 
sáng tạo, bộc lộ quan điểm, suy nghĩ 
của sinh viên, nhất là ở những nội dung 
liên quan đến những vấn đề thực tiễn, 
việc vận dụng những nguyên lý, quy 
luật, quan điểm lý luận của Mác, 
Ăngghen, V.I. Lênin, Hồ Chí Minh vào 
thực tiễn Việt Nam, giảng viên có thể 
sử dụng phương pháp chuyên gia. 
Nghĩa là trong quá trình giảng, có một 
phần nội dung nào đó, giảng viên sẽ 
mời sinh viên có kiến thức, năng lực lên 
trình bày về vấn đề đó cho cả lớp. Sau 
đó, giảng viên có thể bổ sung những 
vấn đề liên quan đến nội dung nhằm 
làm phong phú, đầy đủ hơn vấn đề. Để 
có thể trình bày được những nội dung 
đó, sinh viên phải có sự chuẩn bị chu 
đáo, không chỉ nắm vững mà còn hiểu 
sâu sắc, có khả năng phân tích, đánh 
giá Như vậy mục tiêu của việc dạy 
học sẽ đạt được. Hơn nữa, điều này làm 
thay đổi không khí lớp học. Khi nghe 
chính người bạn của mình trình bày, 
những sinh viên khác có thể cũng sẽ 
hào hứng, tập trung nghe vì tò mò 
không biết bạn mình nắm vấn đề đến 
đâu, như thế nào. 
3. Kết luận 
Để nâng cao hiệu quả giảng dạy các 
môn lý luận chính trị, đòi hỏi chúng ta 
phải đổi mới phương pháp, sử dụng kết 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 05 - 2017 ISSN 2354-1482 
105 
hợp nhiều phương pháp khác nhau 
nhằm thực hiện mục tiêu dạy học theo 
nhiều cấp độ khác nhau. Hơn nữa, khi 
giáo dục Việt Nam hiện nay đang 
chuyển từ tiếp cận kiến thức sang tiếp 
cận năng lực, khi về bản chất yêu cầu 
của việc học tập lý luận chính trị là biết 
vận dụng những vấn đề lý luận đó vào 
thực tiễn cuộc sống và công việc thì 
việc sử dụng nhiều phương pháp dạy 
học bên cạnh phương pháp thuyết trình 
là một đòi hỏi tất yếu. Người giảng viên 
phải nắm rõ mục tiêu, nội dung của 
từng phần giảng cũng như đối tượng 
sinh viên để có thể lựa chọn những 
phương pháp phù hợp và hiệu quả nhất. 
Ở đây, bài viết chỉ đưa ra một số 
phương pháp cơ bản, cốt yếu nên sử 
dụng nhằm đạt những mục tiêu dạy học 
cụ thể. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. V.I. Lênin (1995), V.I. Lênin toàn tập, tập 30, Nhà xuất bản Chính trị quốc 
gia, Hà Nội 
2. V.I. Lênin (1995), V.I. Lênin toàn tập, tập 41, Nhà xuất bản Chính trị quốc 
gia, Hà Nội 
INNOVATION IN TEACHING POLITICAL THEORY TO STUDENTS 
AT VIETNAMESE UNIVERSITIES 
ABSTRACT 
The article will clarify the content of political theory, the need for political 
theory education for students in the universities. The article also clarifies the 
characteristics of political theory subjects and issues of principles in teaching 
political theory. This governs the choice of teaching methods. On this basis, the 
article gives some note, direction in using several methods in the subjects of 
political theory at the university which is the method of presentation combined with 
proven by real practices, methods of exchange, discussions in group and teaching 
method in case. 
Keywords: Teaching method, political theory, university 
(Received: 10/01/2017, Revised: 18/05/2017, Accepted for publication: 24/07/2017) 

File đính kèm:

  • pdfdoi_moi_phuong_phap_giang_day_ly_luan_chinh_tri_o_cac_truong.pdf