Doanh nghiệp xã hội – pháp nhân thương mại hay pháp nhân phi thương mại?

DNXH là loại hình doanh nghiệp đang được quan tâm và phát triển

của nhiều nước trên thế giới; Để duy trì và thúc đẩy nền kinh tế phát triển và

phát triển bền vững, cũng nhằm hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước trong việc

quản lý Doanh nghiệp xã hội, Luật Doanh nghiệp 2014 lần đầu tiên công nhận

về mặt pháp lý mô hình kinh doanh này. Cụ thể, tại Điều 10, Luật Doanh nghiệp

Việt Nam năm 2014, có hiệu lực từ ngày 01/7/2015, ghi nhận về Tiêu chí, quyền

và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội trong đó qui định sử dụng ít nhất 51%

tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục

tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký. Đến Bộ luật Dân sự năm 2015, khi quy

định về chủ thể là pháp nhân, Doanh nghiệp xã hội được xếp trong loại pháp

nhân phi thương mại. Việc quy định này đã hợp lý hay chưa, có sự mâu thuẫn

hay không? Để làm rõ điều này cần phải phân tích bản chất doanh nghiệp xã

hội là như thế nào.

pdf 14 trang kimcuc 8360
Bạn đang xem tài liệu "Doanh nghiệp xã hội – pháp nhân thương mại hay pháp nhân phi thương mại?", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Doanh nghiệp xã hội – pháp nhân thương mại hay pháp nhân phi thương mại?

Doanh nghiệp xã hội – pháp nhân thương mại hay pháp nhân phi thương mại?
1 
 Mã số: 310 
 Ngày nhận: 27/08/2016 
Ngày gửi phản biện lần 1: 13/9/2016 
Ngày gửi phản biện lần 2: 
 Ngày hoàn thành biên tập: 21/9/2016 
 Ngày duyệt đăng: 23/9/2016 
DOANH NGHIỆP XÃ HỘI – 
PHÁP NHÂN THƢƠNG MẠI HAY PHÁP NHÂN PHI THƢƠNG MẠI? 
Phùng Thị Yến1 
Tóm tắt: DNXH là loại hình doanh nghiệp đang được quan tâm và phát triển 
của nhiều nước trên thế giới; Để duy trì và thúc đẩy nền kinh tế phát triển và 
phát triển bền vững, cũng nhằm hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước trong việc 
quản lý Doanh nghiệp xã hội, Luật Doanh nghiệp 2014 lần đầu tiên công nhận 
về mặt pháp lý mô hình kinh doanh này. Cụ thể, tại Điều 10, Luật Doanh nghiệp 
Việt Nam năm 2014, có hiệu lực từ ngày 01/7/2015, ghi nhận về Tiêu chí, quyền 
và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội trong đó qui định sử dụng ít nhất 51% 
tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục 
tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký. Đến Bộ luật Dân sự năm 2015, khi quy 
định về chủ thể là pháp nhân, Doanh nghiệp xã hội được xếp trong loại pháp 
nhân phi thương mại. Việc quy định này đã hợp lý hay chưa, có sự mâu thuẫn 
hay không? Để làm rõ điều này cần phải phân tích bản chất doanh nghiệp xã 
hội là như thế nào. 
Từ khóa: chủ thể, doanh nghiệp xã hội, quan hệ pháp luật dân sự 
1
 ThS Trường Đại học Ngoại thương 
2 
Abstract: The social enterprises are developing and getting more and more 
attractive in many countries in the world. In order to maintain and promote 
economic growth and sustainable development, and to help the state authorities 
in the management of the social enterprise, this business model is recognized 
legally for the first time in the Law on Enterprises2014. Specifically, Article 10, 
the Law on Enterprises 2014, which took effect from July 1
st
, 2015, allows every 
social enterprise to use at least 51 % of annual profit for reinvestment in order 
to serve the social, environmental purposes as registered. In the Vietnam Civil 
Code 2015, social enterprise is classified in a non-commercial entity. Is this rule 
reasonable? Or does it have any conflict? In order to make those questions 
clear, the fundamental of social enterprise needs to be analyzed. 
Keywords: Subject, social enterprise, civil law relation 
Lời mở đầu 
Vấn đề chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là một trong những điểm mới 
của BLDS năm 2015 so với BLDS 2005, theo đó chủ thể của quan hệ pháp luật 
dân sự trong BLDS năm 2015 được quy định ngắn gọn hơn so với BLDS năm 
2005, khi chỉ quy định là Cá nhân và Pháp nhân. Trong pháp nhân thì đề cập đến 
một loại hình doanh nghiệp đang dành được nhiều sự quan tâm đó là doanh 
nghiệp xã hội (DNXH)2 và đây là loại pháp nhân phi thương mại. Cùng với tinh 
thần sửa đổi này của BLDS năm 2015, trước đó Luật Doanh nghiệp Việt Nam 
năm 2014, có hiệu lưc từ ngày 1/7/2015 cũng đã sửa đổi, theo đó, doanh nghiệp 
xã hội (DNXH) – chủ thể là pháp nhân phi thương mại trong quan hệ pháp luật 
dân sự đã được quy định về tiêu chí, quyền và nghĩa vụ3. Sau rất nhiều năm chờ 
đợi, cộng đồng DNXH Việt Nam đã đứng trước cơ hội mang tính chất bước 
ngoặt, lần đầu tiên DNXH được công nhận về mặt pháp lý. Bài viết sau đây đi 
tìm hiểu khái niệm DNXH, bản chất của DNXH và chỉ ra sự mâu thuẫn trong 
2
 Việt Phương, (2013), Xu hướng “doanh nghiệp xã hội”, Tuổi trẻ online, 
gioi/20131019/xu-huong-doanh-nghiep-xa-hoi/575421.html 
3
 Khoản 2 Điều 76 BLDS năm 2015 
3 
quy định về DNXH theo BLDS năm 2015 với Luật Doanh nghiệp năm 2014, 
cho người đọc thấy được quy định DNXH là pháp nhân phi thương mại trong 
Bộ luật Dân sự năm 2015 là chưa hợp lý. Để làm sáng tỏ các nội dung này, tác 
giả sử dụng phương pháp hệ thống, phân tích, so sánh, tổng hợp. Trong một số 
nghiên cứu gần đây về DNXH ở Việt Nam, chủ yếu là góp ý một số giải pháp 
nhằm phát triển, hoàn thiện pháp luật về DNXH ở Việt Nam (bài viết của TS 
Nguyễn Thị Yến – Tạp chí Luật học: “DNXH và giải pháp phát triển DNXH tại 
Việt Nam”; bài viết của ThS Vũ Thị Hoà Như – Tạp chí Luật học: “Hoàn thiện 
quy định pháp luật Việt Nam về DNXH”; bài viết của TS Phan Thị Thanh Thuỷ 
- Tạp chí Dân chủ và Pháp luật: “Những vấn đề pháp lý về doanh nghiệp xã hội 
theo Luật Doanh nghiệp 2014”). Vì thế, đây là nghiên cứu đầu tiên về vấn đề 
xem xét, đánh giá DNXH có hay không là pháp nhân phi thương mại ở Việt 
Nam hiện nay. Bài viết ngoài phần mở đầu, phần kết luận, gồm 4 phần, cụ thể là 
doanh nghiệp xã hội là gì?; Doanh nghiệp xã hội và trách nhiệm xã hội của 
doanh nghiệp; Đặc trưng của doanh nghiệp xã hội và Mâu thuẫn giữa luật doanh 
nghiệp năm 2014 và Bộ luật Dân sự năm 2015. 
1. Doanh nghiệp xã hội là gì? 
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm doanh nghiệp xã 
hội. Theo Định nghĩa của Chính phủ Anh năm 2002 thì: “DNXH là một mô hình 
kinh doanh được thành lập nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội, và sử dụng lợi 
nhuận để tái đầu tư cho mục tiêu đó hoặc cho cộng đồng, thay vì tối đa hoá lợi 
nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở hữu”4. 
Trong khi đó, tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) lại cho rằng: 
“DNXH là những tổ chức hoạt động dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau 
vận dụng tinh thần doanh nhân nhằm theo đuổi cùng lúc cả hai mục tiêu xã hội 
và kinh tế. DNXH thường cung cấp các dịch vụ xã hội về việc làm cho các nhóm 
4
About Social Enterprise, truy cập ngày 
23/05/2016 
4 
yếu thế ở cả thành thị và nông thôn. Ngoài ra, DNXH còn cung cấp các dịch vụ 
cộng đồng trên các lĩnh vực giáo dục, văn hoá, môi trường.”5 
Ngoài ra, theo tổ chức hỗ trợ sang kiến vì cộng đồng – CSIP của Việt Nam 
cũng đưa ra quan điểm của mình về DNXH như sau: “DNXH là một khái niệm 
dung để chỉ hoạt động của các doanh nhân xã hội dưới nhiều hình thức khác 
nhau tuỳ thuộc vào mục đích và điều kiện hoạt động cụ thể. DNXH lấy lợi ích xã 
hội làm mục tiêu chủ đạo, được dẫn dắt bởi tinh thần doanh nhân nhằm đạt 
được cả mục tiêu xã hội/môi trường và mục tiêu kinh tế.”6 
Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2014 quy định về các tiêu chí để một tổ chức 
có thể trở thành Doanh nghiệp xã hội, theo đó, DNXH: (i) Là doanh nghiệp 
được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này; (ii) Mục tiêu hoạt động 
nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng; (iii) Sử dụng ít 
nhất 51% tổng lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực 
hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.7 Tuy nhiên, khi so sánh giữa 
các tiêu chí này với định nghĩa về DNXH như đã nếu trên ta thấy rằng Luật 
Doanh nghiệp Việt Nam năm 2014 đã bộc lộ sự bất hợp lý, bởi lẽ ở đây quy 
định hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã hội phải là doanh nghiệp. Cách quy 
định này đã loại trừ một số tổ chức cũng mang bản chất là DNXH như các trung 
tâm, hiệp hội 
Như vậy, mặc dù tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về DNXH, tuy nhiên, 
có thể hiểu một cách khái quát nhất, chung nhất đó là: DNXH là những doanh 
nghiệp hoạt động không vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Nó đƣợc thành 
lập với mục tiêu là để giải quyết một vấn đề xã hội nào đó mà doanh nghiệp 
đó theo đuổi, phần lớn lợi nhuận thu đƣợc dùng để phục vụ mục tiêu xã hội. 
Có thể hiểu, doanh nghiệp xã hội cũng vẫn là mô hình kinh doanh, sinh lợi, cũng 
như các loại hình doanh nghiệp truyền thống khác nhưng nó có đặc điểm khác 
biệt để nhận biết đó là đặt sứ mệnh xã hội ở vị trí trung tâm, trong đó mục tiêu 
lợi nhuận đóng vai trò hỗ trợ. 
5
https://www.oecd.org/cfe/leed/37753595.pdf, tr 01 truy cập ngày 23/05/2016 
6
 truy cập ngày 22/05/2016 
7
 Khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2014 
5 
2. Doanh nghiệp xã hội và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 
Khi so sánh với trách nhiệm xã hội (TNXH) của doanh nghiệp với DNXH, 
có nhiều người thường nhầm lẫn coi DNXH là trách nhiệm xã hội. Thực tế, đây 
là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. DNXH như các định nghĩa nêu trên, đó là 
một mô hình hoạt động của doanh nghiệp, còn TNXH lại là trào lưu, vận động 
xã hội. Tìm hiểu một cách sâu hơn, nói đến TNXH tức là nói đến trào lưu tự vận 
động, tự nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp để ràng buộc các hoạt động 
kinh doanh theo các tiêu chuẩn kinh doanh. TNXH có thể hiểu là cách ứng xử 
của doanh nghiệp đối với người lao động, khách hàng, cộng đồng và môi 
trường, như một công dân của xã hội. Theo Ủy ban Thương mại thế giới về phát 
triển bền vững thì “trách nhiệm xã hội của “Doanh nghiệp” là sự cam kết liên 
tục của doanh nghiệp thông qua hoạt động kinh doanh bằng cách cư xử có đạo 
đức và đóng góp và sự phát triển kinh tế trong khi cải thiện chất lượng cuộc 
sống của lực lượng lao động và gia đình họ cũng như cộng đồng địa phương và 
toàn xã hội nói chung. Doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là một tổ chức thu lợi 
nhuận mà còn cần phải trở thành một phần của cộng đồng. Họ không chỉ thúc 
đẩy lợi ích của các cổ đông mà còn hướng tới lợi ích của tất các những bên hữu 
quan (stakeholders)”.8Có thể thấy, hầu như các doanh nghiệp truyền thống hiện 
nay đều có cam kết trách nhiệm xã hội, đây được coi là “đạo đức sống” của 
doanh nghiệp mà thôi, nhưng về bản chất các doanh nghiệp này vẫn mang bản 
chất và mô hình thông thường (tức là tối đa hoá lợi nhuận). DNXH lại có thể là 
cầu nối đề các doanh nghiệp truyền thống thực hiện tốt các cam kết trách nhiệm 
xã hội. DNXH có thể sử dụng các nguồn tài trợ, nguồn thuế cam kết trách nhiệm 
xã hội của doanh nghiệp để tiến hành các hoạt động xã hội và môi trường. 
Mô hình doanh nghiệp xã hội trên thế giới đã tồn tại từ rất lâu, xuất phát từ 
mục tiêu hoạt động vì lợi ích cộng đồng của những chủ doanh nghiệp. Có thể 
nói, nước Anh là nơi DNXH ra đời sớm nhất và có phong trào DNXH phát triển 
nhất hiện nay. Theo nghiên cứu của MacDonald M. & Howarth C. (2008), mô 
8
CSR (Corporate Social Responsibility – Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp) định nghĩa và nguồn gốc 
 -Xem thêm tại  truy cập ngày 17/6/2016 
6 
hình DNXH đầu tiên xuất hiện tại London vào năm 1665, khi đại dịch hoành 
hành đã khiến nhiều gia đình giàu có, vốn là các chủ xưởng công nghiệp và cơ 
sở thương mại rút khỏi thành phố, để lại tình trạng thất nghiệp tăng nhanh trong 
nhóm dân nghèo lao động. Trong bối cảnh đó, Thomas Firmin đã đứng ra thành 
lập một xí nghiệp sản xuất và sử dụng nguồn tài chính cá nhân cung cấp nguyên 
liệu cho nhà máy để tạo và duy trì việc làm cho 1.700 công nhân. Ngay từ khi 
thành lập, ông tuyên bố xí nghiệp không theo đuổi mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, 
thay vì đó, số lợi nhuận sẽ được chuyển cho các quỹ từ thiện. Ngoài ra, trên thực 
tế, nhiều thư viện và bảo tàng ở Châu Âu và Bắc Mỹ từ lâu đã có truyền thống 
thực hiện kinh doanh, bán hàng lưu niệm, đấu giá nhằm mục đích gây quỹ cho 
các lĩnh vực hoạt động chính của mình. 
Ở Việt Nam, DNXH dù là một khái niệm mới được đưa vào luật nhưng 
những doanh nghiệp có mục tiêu phục vụ xã hội, môi trường và vì lợi ích của 
cộng đồng đã xuất hiện tồn tại từ thời kỳ kinh tế tập trung, bao cấp. Trong thời 
kỳ này, Nhà nước là chủ thể duy nhất có trách nhiệm đảm bảo các dịch vụ xã hội 
được phân phối tới người dân. Sự hình thành và hoạt động của các tổ chức chính 
trị xã hội như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh tiên luôn đặt dưới sự lãnh đạo của 
Đảng, gắn chặt với hệ thống quản lý nhà nước và là nơi duy nhất qua đó cá nhân 
có thể tham gia vào hoạt động cộng đồng. Trong thời kỳ này, các loại hình tổ 
chức xã hội độc lập với nhà nước như các tổ chức phi chính phủ không được 
phép hoạt động ở Việt Nam. Bên cạnh đó, chỉ có kinh tế nhà nước và kinh tế tập 
thể được công nhận là hai thành phần kinh tế chủ đạo của đất nước. Trong bối 
cảnh ấy, hợp tác xã là hình thức tổ chức kinh tế xã hội phù hợp duy nhất được 
thành lập để đáp ứng nhu cầu đặc biệt của xã viên theo tinh thần cộng đồng: hợp 
tác, chia sẻ và cùng hưởng lợi. Hợp tác xã được coi là một tổ chức thuộc sở hữu 
cộng đồng, đồng thời là một đơn vị kinh tế độc lập. Vì thế, mô hình Hợp tác xã 
được nhìn nhận là một trong những hình thức DNXH đầu tiên (xem hộp 1). Tuy 
nhiên, xét về bản chất về mục đích xã hội của DNXH, thì mô hình Hợp tác xã 
cũng chưa được coi là tiêu biểu cho DNXH bởi hợp tác xã chỉ dừng lại phục vụ 
7 
lợi ích cho các thành viên9 mà chưa mở rộng ra những đối tượng khác. Tuy 
nhiên, đến đầu những năm 1990, sự ra đời của DNXH điển hình và tiên phong 
được biết đến rộng rãi là Trường Hoa Sữa (xem hộp 2), Nhà hàng KOTO ở Hà 
Nôi (xem hộp 3), Công ty TNHH hàng thủ công Việt Nam Mai (Mai 
Handicrafts) (xem hộp 4).Tuy nhiên, nhận thức xã hội vẫn in đậm sự tách bạch 
giữa hai loại hình doanh nghiệp vì lợi nhuận và các tổ chức phi chính phủ không 
vì lợi nhuận. Do đó, các DNXH mới chỉ phát triển ở mức đơn lẻ, quy mô hạn 
chế, nhiều tổ chức được thành lập và hoạt động nhưng không biết (và/hoặc 
không được công nhận) bản thân mình là một DNXH. 
Hộp 1: Hợp tác xã Nhân Đạo10 
Hợp tác xã Nhân Đạo được thành lập từ năm 1973, là đơn vị có bề dày truyền 
thống sản xuất, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người khuyết tật trong đó 
phần lớn là người mù. Các hoạt động chính của hợp tác xã gồm: xoa bóp, bấm 
huyệt, sản xuất kinh doanh tăm, chổi Hợp tác xã Nhân Đạo đã góp phần ổn 
định cuộc sống cho nhiều người khuyết tật và chung tay giải quyết các vấn đề 
xã hội với Nhà nước. 
Hộp 2: Trường trung cấp Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa11 
Năm 1994, Trường Nữ công tư thục Hoa Sữa được thành lập với 20 học sinh, 
6 giáo viên nữ về hưu đã chọn dạy nghề từ thiện cho thanh niên khó khăn làm 
mục đích hoạt động trước những trăn trở về một cơ hội thay đổi cuộc sống cho 
những người thiệt thòi và bất hạnh. Được sự hỗ trợ của một số tổ chức phi 
chính phủ của Pháp và UNDP, Trường triển khai các chương trình đào tạo 
nghề nấu ăn Âu, bánh mỳ - bánh ngọt và phục vụ bàn, tìm việc làm cho các 
đối tượng thanh niên khó khăn. 
Đến nay, trường đã có 3 nhà hàng, 2 cửa hàng và 1 khách sạn mini giới thiệu 
sản phẩm thực hành, xây dựng được ngôi trường bề thế, khu nội trú, khu vực 
9
 Xem Luật hợp tác xã năm 2013 quy định người góp vốn thành lập hợp tác xã là thành viên 
10
11
8 
hành nghề (Nhà nước cấp đất, Đại sứ quán Tây Ban Nha và Pháp tài trợ xây 
dựng). Năm 2006, Trường tiếp tục mở trung tâm dạy nghề May-thêu cho 
thanh niên khuyết tật. Hiện tại, Trường đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho 
phép đào tạo ở cả 3 cấp (sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên 
nghiệp). Hơn 7000 học sinh có hoàn cảnh khó khan đã được đào tạo tại 
Trường Hoa Sữa và tất cả đều có việc làm ổn định sau khi ra trường. Doanh 
thu từ nhà hàng, cửa hàng giúp Trường tự chủ hơn về tài chính và duy trì bền 
vững các chương trình đào tạo nghề miễn phí cho các đối tượng khó khăn, 
khuyết tật. 
Hộp 3: KOTO International12 
Thành lập năm 1999, KOTO (viết tắt từ Know One, Teach One) là một 
DNXH hoạt động dưới mô hình một nhà hàng kinh doanh và trung tâm dạy 
nghề với phương châm làm thay đổi cuộc sống của những trẻ em có hoàn cảnh 
khó khăn tại Việt Nam. Trung tâm dạy nghề KOTO là trung tâm phi lợi nhuận 
được thành lập để hỗ trợ dạy nghề cho trẻ em lang thang và trẻ em có hoàn 
cảnh khó khăn. Trong 24 tháng, học viên sẽ được học các kỹ năng để phục vụ 
trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn (bếp, phục vụ bàn), tiếng Anh chuyên 
ngành và các kỹ năng sống. Ngoài ra, các em cũng được kiểm tra sức khoẻ 
định kỳ, được tiêm chủng, được cung cấp đồng phục, giặt giũ, ăn trưa, nhà ở, 
dịch vụ y tế và tiền trợ cấp huấn luyện hàng tháng tại nhà hàng đào tạo. Hiện 
tại, hơn một nửa chi phí hoạt động của Trung tâm được tài trợ từ lợi nhuận của 
nhà hàng. 
Hộp 4: Công ty TNHH hàng thủ công Việt Nam Mai (Mai Vietnamese 
12
9 
Handicrafts – MVH)13 
CTY TNHH HÀNG THỦ CÔNG VIỆT NAM MAI được thành lập năm 1990 
từ một dự án xã hội của địa phương nhằm hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh 
khó khăn đặc biệt là chị em phụ nữ, để họ có điều kiện chăm sóc tốt cho con 
em của mình. Mục tiêu của MHV là tạo thu nhập và nâng cao khả năng tự lập 
của người nghèo và chịu thiệt thòi thông qua thương mại công bằng. MHV đã 
trở thành một DNXH có lợi nhuận với doanh thu khoảng 1.7tr USD (2008). 
Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu đạt 10% và toàn bộ lợi nhuận được tái đầu tư 
cho các hoạt động phát triển cộng đồng. 
3. Đặc trƣng cơ bản của doanh nghiệp xã hội 
Như đã nêu ở phần 1, có nhiều cách định nghĩa về DNXH, nhưng xét về 
bản chất thì loại hình này có các đặc điểm cơ bản sau: 
Thứ nhất, DNXH là doanh nghiệp phải có hoạt động kinh doanh. Từ các 
hoạt động kinh doanh của mình, DNXH mới tạo ra nguồn thu phục vụ và duy trì 
bộ máy hoạt động của doanh nghiệp. Có thể nói, đây là điểm tương đồng của 
DNXH với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; đồng thời cũng là điểm đặc 
thù thế mạnh của DNXH so với các tổ chức phi chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận 
hoặc các quỹ từ thiện chỉ đơn thuần nhận tài trợ và thực hiện các chương trình 
xã hội. Có thể thấy rằng, các DNXH có quyền tiến hành kinh doanh như cung 
cấp các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ với chất lượng tốt và ở mức giá cạnh 
tranh so với thị trường để thu được lợi nhuận bù đắp chi phí và phát triển các giá 
trị xã hội, nhưng tuyệt nhiên không phải để tối đa hoá lợi nhuận. Vì thế, khi hoạt 
động, các DNXH cần có chiến lược vận hành nói chung và chiến lược phát triển 
tổng thế nói chung khác cơ bản so với các doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu 
lợi nhuận. Là một đối thủ trong môi trường cạnh tranh và công bằng, nhưng lại 
đặt mục tiêu xã hội lên hàng đầu, tuy là một thử thách lớn nhưng cũng đem lại 
cho DNXH vị thế độc lập và tự chủ trong tổ chức và hoạt động của mình. 
13
10 
Thứ hai, DNXH phải lấy mục tiêu xã hội làm kim chỉ nam trong hoạt động 
ngay từ khi đăng ký thành lập14. Hay nói cách khác, DNXH phải trực tiếp giải 
quyết các vấn đề xã hội và góp phần làm tăng những giá trị tốt đẹp mang bản sắc 
chung của toàn xã hội thông qua hàng hoá, dịch vụ hoặc hỗ trợ những người gặp 
hoàn cảnh khó khăn nhưng được doanh nghiệp tuyển dụng. Nếu các doanh 
nghiệp truyền thống luôn trên con đường phát hiện nhu cầu xã hội, từ đó làm ra 
sản phẩm phục vụ đời sống, sử dụng việc đáp ứng các nhu cầu của khách hàng 
nhằm tối đa hoá lợi nhuận của mình; thì các DNXH lại hoạt động trên con 
đường phát hiện các vấn đề tồn tại trong xã hội để tìm ra hình thức kinh doanh 
phù hợp nhằm giải quyết các vấn đề xã hội đó. Các vấn đề xã hội thường được 
quan tâm là bảo vệ giá trị văn hoá, tôn trọng các quan hệ xã hội, bảo vệ môi 
trường, cứu trợ, quyên góp, hỗ trợ đối tượng gặp khó khăn, giải quyết các xung 
đột trong gia đình, cộng đồng hoặc làm lành mạnh các quan hệ xã hội. Rõ 
ràng, cùng là chủ thể kinh doanh trên thị trường, nhưng DNXH lại đặt mục tiêu 
xã hội lên hàng đầu, tối ưu hoá lợi nhuận chứ không phải tối đa hoá lợi nhuận 
như các doanh nghiệp truyền thống. 
Như vậy, các DNXH có phạm vi hoạt động khá rộng và có mối liên kết 
rộng rãi cũng như liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau. Sự tồn tại của nó 
gắn liền với các vấn đề xã hội, môi trường và mục tiêu cơ bản của nó không phải 
là lợi nhuận mà là để bảo vệ và phát triển những giá trị xã hội, làm sâu sắc thêm 
hệ số giá trị xã hội cũng như giải quyết các vấn đề phức tạp về mặt xã hội mà 
các doanh nghiệp hoặc tổ chức lợi nhuận không thực hiện. DNXH có chức năng 
độc lập nhưng lại có sự phụ thuộc rất lớn vào sự ủng hộ của dư luận xã hội, 
chính phủ, cộng đồng và các đối tượng hữu quan khác. 
4. Mâu thuẫn trong quy định về Doanh nghiệp xã hội giữa Bộ luật 
dân sự 2015 và Luật doanh nghiệp 2014. 
BLDS năm 2015 đã ghi nhận hai loại chủ thể là cá nhân và pháp nhân. 
Trong đó, pháp nhân bao gồm hai loại là pháp nhân thương mại và pháp nhân 
14
 Theo điểm b,c khoản 1 Điều 10, Luật Doanh nghiệp năm 2014 
11 
phi thương mại. Trong đó, pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu 
chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Pháp 
nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác15. Theo đó, 
Doanh nghiệp được hiểu là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, 
được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh 
doanh
16
. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công 
đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch 
vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi17. Như vậy, đã nói đến doanh nghiệp 
tức là nói đến mục đích sinh lợi18, đây là đặc điểm nổi bật để phân biệt giữa 
doanh nghiệp và tổ chức nói chung. Trong khi đó, tại Khoản 1 Điều 10 Luật 
Doanh nghiệp 2014 quy định các tiêu chí để xác định doanh nghiệp xã hội, đó 
là: (i) Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này; (ii) 
Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng 
đồng; (iii) Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp để 
tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.19 Với 
quy định này, có thể thấy Luật Doanh nghiệp đã quy định khá rõ ràng về 
DNXH, xem DNXH là doanh nghiệp thông thường, được tổ chức và hoạt động 
theo một trong các loại hình doanh nghiệp như công ty hợp danh, công ty cổ 
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn Sự khác biệt của DNXH chỉ ở mục tiêu 
hoạt động và tỷ lệ phân phối lợi nhuận (phục vụ mục tiêu xã hội, môi trường). 
Trong Nghị định số 96/ NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Doanh 
nghiệp cũng chỉ quy định về việc Công khai cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, 
môi trường của DNXH, không quy định số phần trăm lợi nhuận còn lại có được 
phép chia cho các thành viên hay không.
20Như vậy, có thể thấy DNXH cũng là 
15
 Khoản 1,2 Điều 75 Bộ Luật Dân sự 2015 
16
 Khoản 7, Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 
17
 Khoản 16 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 
18
 Đinh nghĩa về doanh nghiệp theo Điều 4.7 Luật Doanh nghiệp 2014: Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có 
tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh 
19
 Khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2014 
20
 Điểm c, Khoản 4, Điều 5 Nghị định số 96/NĐ-CP ban hành ngày 19/10/2015: “4. Cam kết thực hiện mục 
tiêu xã hội, môi trường của doanh nghiệp xã hội được lập theo mẫu và phải bao gồm các nội dung sau đây: 
c) Mức tỷ lệ phần trăm (%) lợi nhuận giữ lại hằng năm được tái đầu tư để giải quyết vấn đề xã hội, môi 
trường.” 
12 
một pháp nhân thương mại, chỉ có điều lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh 
doanh trước tiên (ít nhất 51%) được dùng để giải quyết những vấn đề xã hội; Có 
thể sử dụng nhiều nhất 49% lợi nhuận còn lại để chia cho các thành viên (trừ các 
khoản tài trợ huy động được21 ). Nếu DNXH có bất cứ hoạt động kinh doanh 
nào trái pháp luật, vi phạm pháp luật hình sự Việt Nam, thì cũng phải chịu trách 
nhiệm hình sự như một pháp nhân thương mại thông thường. (Xem khoản 2 
Điều 2 và Điều 76 Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015)22. Trong khi đó, đến BLDS 
2015 lại quy định pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu 
chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được chia cho các 
thành viên. Có thể thấy, khi quy định về pháp nhân phi thương mại, hàm ý của 
nhà làm luật muốn đề cập đến các cơ quan nhà nước hay các tổ chức xã hội, tổ 
chức nghề nghiệp. Tuy nhiên, khi liệt kê, thì Pháp nhân phi thương mại bao gồm 
các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính 
trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội 
nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi 
thương mại khác23. Như vậy, theo cách định nghĩa và liệt kê này của BLDS năm 
2015, có thể hiểu DNXH chính là pháp nhân phi thương mại. 
Từ những phân tích trên cho thấy, việc đưa DNXH nằm trong số các pháp 
nhân phi thương mại trong BLDS năm 2015 đã thể hiện sự bất hợp lý của một 
đạo luật chung, mâu thuẫn với luật chuyên ngành được ban hành trước (Luật 
Doanh nghiệp ban hành năm 2014)24, đi ngược với nguyên tắc “bảo đảm tính 
hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản pháp luật trong hệ thống 
pháp luật”25 của Luật ban hành các văn bản pháp luật Việt Nam 2015, thậm chí 
21
 Điểm d, khoản 2 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2014:”Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được 
cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà 
doanh nghiệp đã đăng ký” 
22
 Khoản 2 Điều 2 Bộ Luật hình sự quy định về Cơ sở của trách nhiệm hình sự:”Chỉ pháp nhân thương mại 
nào vi phạm một tội được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự” 
23
 Khoản 1,2 Điều 76 Bộ Luật Dân sự 2015 
24
 Ở đây chỉ có 1 sự giao thoa duy nhât giữa quy định của BLDS 2015 và Luật Doanh nghiệp 2014 đó là doanh 
nghiệp sử dụng toàn bộ lợi nhuận của mình dành cho mục tiêu xã hội, môi trường 
25
 Khoản 1 Điều 5 Luật ban hành các văn bản pháp luật 2015, nguyên tắc xây dựng, ban hành các văn bản quy 
phạm pháp luật 
13 
nó còn được xem là bước thụt lùi khi so sánh với BLDS 2005.26(Cần chú ý rằng, 
BLDS năm 2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2017, trong khi đó Luật Doanh nghiệp 
năm 2014 đã có hiệu lực từ ngày 01/7/2015, việc quy định DNXH là pháp nhân 
phi thương mại để phần lợi nhuận không được phép chia cho các thành viên 
cũng sẽ chỉ có hiệu lực từ ngày 01/1/2017, vậy trong khoảng thời gian từ 
01/7/2015 đến 01/01/2017 thì DNXH vẫn là Pháp nhân, được phép chia lợi 
nhuận sau khi sử dụng số lợi nhuận cam kết sử dụng cho mục đích xã hội, thậm 
chí phần lợi nhuận được chia này cũng vẫn phải nộp thuế đối với cơ quan Nhà 
nước như các doanh nghiệp thông thường). Ngoài ra, việc đưa doanh nghiệp xã 
hội là pháp nhân phi thương mại đã loại trừ trách nhiệm hình sự của các DNXH 
có hành vi vi phạm pháp luật hình sự được quy định tại Điều 76 Bộ luật Hình sự 
Việt Nam 2015. Theo ý kiến cá nhân, tác giả không đồng tình với việc đưa 
DNXH là pháp nhân phi thương mại, việc này đã dẫn đến hâu quả pháp lý là số 
lợi nhuận còn lại sau khi cam kết sử dụng cho mục tiêu xã hội cũng không được 
phép chia cho các thành viên, đi ngược lại với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển 
của các doanh nghiệp trong thời kỳ kinh tế thị trường, bởi bản chất, đó vẫn là 
pháp nhân thương mại, chỉ khác biệt ở chỗ lợi nhuận của DNXH phải sử dụng ít 
nhất 51% để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, thể hiện sự thống nhất, 
đảm bảo nguyên tắc trong Luật Ban hành các văn bản pháp luật Việt Nam 2015. 
Tuy nhiên, cũng có thể nhận thấy sự giao thoa duy nhất giữa Luật Doanh nghiệp 
năm 2014 và BLDS năm 2015 là DNXH cam kết sử dụng 100% lợi nhuận cho 
mục tiêu xã hội. Với cam kết này, DNXH mới đáp ứng được tiêu chí “Pháp nhân 
phi thương mại”. 
Tóm lại 
Trong nền kinh tế thị trường vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi ở nước 
ta, sự công nhận chính thức đối với DNXH trong Luật doanh nghiệp năm 2014 
và Bộ luật Dân sự năm 2015 là công cụ hữu hiệu để phát huy các sáng kiến xã 
hội, huy động các nguồn lực để giải quyết các nhu cầu của cộng đồng một cách 
26
 BLDS 2005 không chia thành pháp nhân thương mại và phi thương mại mà chỉ đề cập đến Pháp nhân nói 
chung và đưa ra các điều kiện để được trở thành pháp nhân. Khi áp các điều kiện này vào thì các DNXH đều 
thỏa mãn những yêu cầu đó. 
14 
bền vững, hiệu quả và thiết thực. Tuy nhiên, để phát huy sức mạnh của DNXH, 
trước tiên cần có một khung khổ pháp lý ổn định, thống nhất, tránh mâu thuẫn 
nhau giữa các đạo luật. Hơn thế, cần đưa ra khái niệm DNXH một cách chính 
xác, rõ ràng, 
Tài liệu tham khảo 
1. Bộ luật Dân sự năm 2015; 
2. Bộ luật Hình sự năm 201; 
3. Luật Doanh nghiệp năm 2014; 
4. Luật Hợp tác xã năm 2013; 
5. Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; 
6. Nghị định số 96/NĐ-CP ban hành ngày 19/10/2015; 
7. About Social Enterprise, 
social-enterprise, truy cập ngày 23/05/2016; 
8. CSR (Corporate Social Responsibility – Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp) 
định nghĩa và nguồn gốc. Xem thêm tại 
 truy cập 
ngày 17/6/2016; 
9. Việt Phương, (2013), Xu hướng “doanh nghiệp xã hội”, Tuổi trẻ online, 
hoi/575421.html; 
10. https://www.oecd.org/cfe/leed/37753595.pdf, trang 01 truy cập ngày 
23/05/2016; 
11.  truy cập ngày 22/05/2016; 
12.  
13.  
14.  

File đính kèm:

  • pdfdoanh_nghiep_xa_hoi_phap_nhan_thuong_mai_hay_phap_nhan_phi_t.pdf