Độ nhạy cảm tỷ giá và tỷ suất sinh lợi chứng khoán

Bài viết này nghiên cứu ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến tỷ suất sinh lợi

(TSSL) chứng khoán ở thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2009-2014. Bằng

việc sử dụng tỷ giá hối đoái thực để xem xét tác động của lạm phát đến sức mua

của đồng Việt Nam, bài viết đã tìm thấy được bằng chứng về sự tồn tại của độ

nhạy cảm tỷ giá bất cân xứng (TSSL phản ứng khác nhau trước diễn biến tăng và

giảm của tỷ giá) mặc dù có can thiệp thường xuyên của Ngân hàng nhà nước vào

thời kỳ này. Ở cấp độ thị trường, khi tỷ giá thực tăng thì TSSL chứng khoán có xu

hướng giảm nhưng điều này không diễn ra khi tỷ giá thực giảm. Nguyên nhân

của kết quả này có thể là do tình trạng đôla hóa nợ nước ngoài và vị thế xuất

khẩu ròng.

pdf 6 trang kimcuc 19120
Bạn đang xem tài liệu "Độ nhạy cảm tỷ giá và tỷ suất sinh lợi chứng khoán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Độ nhạy cảm tỷ giá và tỷ suất sinh lợi chứng khoán

Độ nhạy cảm tỷ giá và tỷ suất sinh lợi chứng khoán
Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 25 – 29 Part B: Political Sciences, Economics and Law 
25 
ĐỘ NHẠY CẢM TỶ GIÁ VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI CHỨNG KHOÁN 
Lê Thị Hồng Minh1, Huỳnh Thị Cẩm Hà1 và Đinh Thị Thu Hồng1 
1ThS. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin chung: 
Ngày nhận bài: 14/09/14 
Ngày nhận kết quả bình duyệt: 
31/11/14 
Ngày chấp nhận đăng: 06/15 
Title: 
Exchange rate sensitivity and 
stock return 
Từ khóa: 
Độ nhạy cảm tỷ giá, rủi ro tỷ 
giá, TSSL chứng khoán 
Keywords: 
Exchange rate sensitivity, 
exchange rate risk, stock 
return 
ABSTRACT 
This paper investigates the impact of foreign exchange rate change on 
stock returns in the Vietnam market from 2009 to 2014. By using the real 
exchange rate to consider the impact of inflation on the purchasing power of 
Vietnam dong, the article found evidence of the existence of the asymmetric 
sensitivity of exchange rate (stock returns have different responses with the 
fluctuation of the exchange rate) despite regular interventions of the National 
Bank in this period. At market level analysis, when the real exchange rate 
increases, stock returns tend to fall, but this does not take place when the real 
exchange rate decreases. The cause of this result may be due to dollarization of 
foreign debt and net exporter status. 
TÓM TẮT 
Bài viết này nghiên cứu ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến tỷ suất sinh lợi 
(TSSL) chứng khoán ở thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2009-2014. Bằng 
việc sử dụng tỷ giá hối đoái thực để xem xét tác động của lạm phát đến sức mua 
của đồng Việt Nam, bài viết đã tìm thấy được bằng chứng về sự tồn tại của độ 
nhạy cảm tỷ giá bất cân xứng (TSSL phản ứng khác nhau trước diễn biến tăng và 
giảm của tỷ giá) mặc dù có can thiệp thường xuyên của Ngân hàng nhà nước vào 
thời kỳ này. Ở cấp độ thị trường, khi tỷ giá thực tăng thì TSSL chứng khoán có xu 
hướng giảm nhưng điều này không diễn ra khi tỷ giá thực giảm. Nguyên nhân 
của kết quả này có thể là do tình trạng đôla hóa nợ nước ngoài và vị thế xuất 
khẩu ròng. 
1. GIỚI THIỆU 
Rủi ro tỷ giá là một trong những yếu tố quan trọng 
khi định giá tài sản đặc biệt trong bối cảnh toàn 
cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Các 
công ty dù có hoạt động kinh doanh quốc tế hay 
không thì đều chịu tác động khá lớn từ biến động 
của tỷ giá hối đoái và có độ nhạy cảm tỷ giá của 
riêng mình. Cuộc khủng hoảng châu Á 1997 đã có 
ảnh hưởng trên diện rộng tới giá trị tiền tệ với 
việc nhiều đồng tiền các nước bị suy giảm giá trị 
nghiêm trọng. Và gần đây với chính sách nới lỏng 
định lượng được sử dụng bởi Mỹ, Anh và khu vực 
châu Âu trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính 
những năm 2008-2010, đã gây ra một dòng tiền 
mới chảy vào các thị trường mới nổi, dẫn tới 
những biến động mạnh giá trị tiền tệ. Do vậy, các 
thị trường mới nổi châu Á đã phải trải qua những 
cú sốc tiền tệ cùng những tác động tiêu cực áp đảo 
tới nền kinh tế và thị trường chứng khoán, các nhà 
đầu tư đã nhận thức được tầm quan trọng của rủi 
ro tỷ giá, và kết quả là họ đặt nặng yếu tố rủi ro 
này hơn trong các mô hình định giá. 
Mục đích của bài viết này là nghiên cứu ảnh 
hưởng của biến động tỷ giá hối đoái tới tỷ suất 
sinh lợi (TSSL) chứng khoán của các công ty 
niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam. 
Các đánh giá thực nghiệm sẽ được thực hiện dưới 
cấp độ thị trường và cấp độ doanh nghiệp nhằm 
nhận diện cụ thể độ nhạy cảm tỷ giá có tính chất 
cân xứng hay không. 
Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 25 – 29 Part B: Political Sciences, Economics and Law 
26 
2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU 
TRƯỚC ĐÂY 
Những nghiên cứu trước đây (Roache và Merritt, 
2006; Vassalou, 2000; Prasad và Rajan, 1995) cho 
thấy rằng những cú sốc trong tỷ giá hối đoái chỉ 
giải thích được rất ít cho sự biến động giá chứng 
khoán, và lời giải thích hợp lý nhất cho vấn đề 
này là các công ty có độ nhạy cảm tỷ giá bất cân 
xứng. Độ nhạy cảm tỷ giá bất cân xứng hàm ý 
rằng khi tỷ giá biến động theo chiều hướng tăng 
hoặc giảm thì mức độ doanh nghiệp chịu tác động 
là khác nhau giữa hai xu hướng diễn biến giá cả 
này. Vấn đề này được đề cập trong một số mô 
hình lý thuyết mô tả hành vi của công ty, như sự 
bất cân xứng trong định giá theo giá thị trường 
(PTM - Pricing to market) của công ty (Knetter, 
1994), hành vi trễ (Baldwin và Krugman, 1989), 
và hành vi phòng ngừa rủi ro tỷ giá bất cân xứng. 
Định giá theo giá thị trường (PTM) về cơ bản bao 
hàm việc điều chỉnh giá hàng xuất khẩu dựa trên 
mức độ cạnh tranh ở thị trường nước ngoài, cơ 
chế này cho rằng các công ty xuất khẩu với mục 
tiêu thị phần (MSO - Market share objective) sẽ 
không đồng ý việc tăng giá hàng bán bằng ngoại 
tệ khi mà đồng nội tệ định giá cao. Nghĩa là, thay 
vì tăng giá hàng bán và phải đối mặt với rủi ro 
giảm doanh số cũng như thị phần, thì các nhà xuất 
khẩu duy trì giá hàng bán bằng ngoại tệ và đồng 
nghĩa với việc giảm thiểu một cách đáng kể lợi 
nhuận biên trong nước. Hơn thế nữa, PTM sẽ ít 
xảy ra hơn khi đồng nội tệ bị định giá thấp so với 
trường hợp định giá cao. Tuy nhiên, đối với các 
nhà xuất khẩu bị hạn chế khối lượng (VC – 
Volume constraints), thì PTM lại xảy ra nhiều hơn 
khi đồng nội tệ định giá thấp. 
Lý thuyết thứ hai giải thích cho sự phản ứng bất 
cân xứng của giá cổ phiếu đối với biến động tỷ 
giá có liên quan đến hành vi trễ của công ty. Ví 
dụ, nhà xuất khẩu mới sẽ bị cám dỗ gia nhập thị 
trường khi đồng nội tệ bị định giá thấp, mà đôi khi 
hành vi này mang tính trễ, tức là vẫn còn khi đồng 
tiền bắt đầu có xu hướng tăng giá thực. Và vì các 
nhà xuất khẩu cạnh tranh mới tham gia vào thị 
trường để tận dụng những điều kiện thuận lợi do 
đồng nội tệ tương đối yếu, cho nên dòng tiền của 
các nhà xuất khẩu cũ có thể sẽ không tăng như bối 
cảnh không có những người cạnh tranh mới. Mặt 
khác, khi đồng nội tệ định giá cao, các nhà xuất 
khẩu lo rằng đầu tư của họ sẽ chịu chi phí chìm 
cao như chi phí gia nhập, nên họ sẽ ít có khả năng 
rời bỏ thị trường mặc dù xác suất cao là dòng tiền 
sẽ giảm. 
Sự tồn tại của rủi ro tỷ giá bất cân xứng cũng có 
thể là do hành vi phòng ngừa rủi ro bất cân xứng 
của các công ty khi họ chỉ phòng ngừa một chiều. 
Ví dụ như nhà xuất khẩu hay công ty ở vị thế 
phòng ngừa giá lên sẽ có khuynh hướng phòng 
ngừa trước việc đồng nội tệ bị định giá cao và 
không phòng ngừa với việc giảm giá thực đồng 
nội tệ, hoặc những nhà nhập khẩu hay công ty ở vị 
thế phòng ngừa giá xuống thì có hành động ngược 
lại. 
Koutmos và Martin (2003) đã xem xét liệu TSSL 
của 9 chỉ số ngành tại bốn quốc gia phát triển 
(Đức, Nhật, Anh, Mỹ) trong tháng 1/1992 đến 
tháng 12/1998 có chịu tác động bất cân xứng từ sự 
biến động tỷ giá hối đoái hay không. Kết quả cho 
thấy có tồn tại độ nhạy cảm tỷ giá ở cấp độ thị 
trường với xấp xỉ 40% mẫu, trong đó hơn 40% là 
bất cân xứng. Tuy nhiên, các mô hình lý thuyết 
cho rằng sự bất cân xứng trong rủi ro tỷ giá có 
nhiều khả năng xảy ra hơn ở cấp độ doanh nghiệp 
cá thể. 
Lin (2011) nghiên cứu mẫu sáu quốc gia mới nổi 
châu Á gồm Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, 
Philippines, Đài Loan và Thái Lan trong giai đoạn 
từ tháng 7/1997 đến tháng 11/2010, ngay sau cuộc 
khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và bao 
hàm cả thời gian khủng hoảng tài chính toàn cầu 
2008. Tác giả sử dụng tỷ giá thực thay vì tỷ giá 
danh nghĩa để đo lường sự thay đổi của tỷ giá hối 
đoái vì lạm phát ở các thị trường mới nổi trên 
tương đối lớn và biến động hơn so với các nền 
kinh tế phát triển. Những kết quả thực nghiệm của 
tác giả cho thấy rằng mặc dù chế độ tỷ giá thả nổi 
có quản lý được thực hiện ở các nước châu Á mới 
nổi, song vẫn tồn tại một mức rủi ro tỷ giá đáng 
kể ở những nước này trong suốt thời gian mẫu 
trên với kết quả thực nghiệm là 10,48% và 17,7% 
số công ty có rủi ro lớn hơn trong thời kỳ khủng 
hoảng châu Á 1997 và thời kỳ khủng hoảng toàn 
cầu 2008, trong khi đó chỉ có 8,81% số công ty có 
rủi ro trong suốt giai đoạn bình ổn từ tháng 
8/1999 đến tháng 2/2008. Khoảng 6% các công ty 
có rủi ro tỷ giá là rủi ro bất cân xứng khi tăng và 
giảm giá nội tệ. Mức rủi ro tỷ giá lớn hơn trong 
thời kỳ khủng hoảng có thể là do xuất khẩu ròng 
hay nắm giữ tài sản bằng đô la, bởi vậy các công 
ty có thể giảm rủi ro tỷ giá bằng việc giảm bớt tỷ 
lệ xuất khẩu hay tài sản đô la đang nắm giữ. 
Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 25 – 29 Part B: Political Sciences, Economics and Law 
27 
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
3.1 Mô hình hồi quy 
Bài viết dựa vào phương pháp thực nghiệm đã 
được đề cập trong bài nghiên cứu của Chien-Hsiu 
Lin (2011). Mô hình chuẩn dùng để kiểm định rủi 
ro tỷ giá cụ thể như sau: 
 (1) 
trong đó, là TSSL chứng khoán; là TSSL 
danh mục thị trường thế giới; là TSSL danh 
mục thị trường trong nước; là thay đổi tỷ giá 
không dự đoán trước, trong đó > 0 thể hiện tỷ 
giá thực của đồng ngoại tệ tăng; là sai số; và 
 là các hệ số hồi quy. đo lường 
rủi ro biến động thị trường thế giới, đo lường 
rủi ro biến động thị trường nội địa và đo lường 
rủi ro biến động tỷ giá hối đoái. có ý nghĩa 
thống kê hàm ý rằng sự thay đổi tỷ giá có ảnh 
hưởng đến lợi nhuận chứng khoán. Dấu của có 
thể âm hay dương phụ thuộc vào rủi ro (độ nhạy 
cảm) của công ty. 
Vì mô hình chuẩn thể hiện ở phương trình (1) 
không thể dùng để kiểm định sự bất cân xứng, nên 
cần mở rộng mô hình chuẩn bằng cách phân tích 
vectơ thành các thành phần âm và dương, 
nghĩa là, và 
 và viết lại phương trình (1) 
như sau: 
 (2) 
Phương trình (2) có thể sử dụng để kiểm định giả 
thuyết rủi ro tỷ giá là cân xứng, nghĩa là 
, đối lập với giả thuyết rủi ro 
là bất cân xứng, nghĩa là . 
Phương trình (2) có thể được viết lại như sau: 
 (3) 
trong đó 
. 
Công thức viết lại này trực quan hơn và giúp kiểm 
định trực tiếp cho giả thuyết bất cân xứng, H1. Có 
thể dễ dàng thấy rằng một kiểm định tính bất cân 
xứng là tương đương với kiểm định rằng D,x có 
ý nghĩa về mặt thống kê, bất kể dấu của hệ số. Với 
một giá trị đã cho của danh mục thị trường toàn 
cầu và nội địa, rủi ro tỷ giá sẽ bằng với x khi Xt 
≤ 0 và bằng x + D,x khi Xt > 0. 
3.2 Dữ liệu 
Bài viết tiến hành thu thập dữ liệu theo tháng từ 
tháng 01/2009 đến tháng 06/2014 (gồm 66 quan 
sát), đây là giai đoạn sau khủng hoảng tài chính 
toàn cầu 2008. Mẫu nghiên cứu là 34 công ty có 
đủ dữ liệu trong thời kỳ nghiên cứu trong danh 
sách 50 công ty niêm yết tốt nhất do Forbes Việt 
Nam công bố vào tháng 6/2014. Trong đó:
Biến nghiên cứu Ký hiệu Mô tả 
TSSL chứng khoán R Được tính bằng công thức (Pt – Pt-1)/Pt-1 với Pt và Pt-1 là giá cổ phiếu công 
ty tại thời điểm t và (t-1) 
TSSL của thị trường 
trong nước 
RM Sử dụng chỉ số giá chứng khoán VNINDEX tại sàn HOSE để tính toán 
TSSL của thị trường 
thế giới 
RW Sử dụng chỉ số giá chứng khoán MSCI ACWI (All Country World Index) để 
tính toán 
Biến động tỷ giá hối 
đoái 
X Sử dụng tỷ giá hối đoái thực song phương USD/VND để tính toán 
Biến giả D D = 1 nếu X > 0 và D = 0 trong trường hợp X ≤ 0 
Nguồn dữ liệu được lấy từ cơ sở dữ liệu IFS của 
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Morgan Stanley 
Capital International (MSCI) và SGDCK TPHCM 
(HOSE). 
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
4.1 Thống kê mô tả 
Bảng 1 trình bày thống kê mô tả cho TSSL thị 
trường thế giới và trong nước, biến động tỷ giá 
hối đoái trong suốt giai đoạn nghiên cứu. 
Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 25 – 29 Part B: Political Sciences, Economics and Law 
28 
Bảng 1. Thống kê mô tả 
Biến Mean Std. Dev. Min Max ADF 
TSSL thị trường thế giới 0,012694 0,049086 -0,09792 0,118042 -7.960* 
TSSL thị trường trong nước 0,012145 0,078130 -0,18964 0,279851 -6.531* 
Biến động tỷ giá -0,226721 1,385172 -3,19236 7,069620 -6.614* 
*: với mức ý nghĩa 1% 
Theo đó ta có thể thấy rằng trong giai đoạn 
01/2009-06/2014, TSSL của thị trường trong nước 
và thế giới có giá trị trung bình khá tương đồng 
nhưng mức độ biến động của thị trường Việt Nam 
cao hơn, chúng ta có thể kỳ vọng một trong những 
nguyên nhân tác động vào sự bất ổn này là ảnh 
hưởng của biến động tỷ giá. 
Giả thuyết nghiệm đơn vị được kiểm định bằng 
cách sử dụng kiểm định ADF (Augmented Dicky 
– Fuller) và các giá trị ước lượng của chúng cho 
thấy rằng, giả thuyết về nghiệm đơn vị bị bác bỏ. 
Có nghĩa là lợi nhuận thị trường và những biến 
động tỷ giá là dừng trong giai đoạn nghiên cứu. 
4.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm 
4.2.1 Phân tích ở cấp độ thị trường 
Bảng 2 trình bày ước lượng OLS cho phân tích ở 
cấp độ thị trường. Mô hình hồi quy là phương 
trình (3) có điều chỉnh với biến phụ thuộc là TSSL 
thị trường trong nước (RM). 
Bảng 2. Kết quả hồi quy ở cấp độ thị trường theo phương trình 
Biến Beta coefficient Standard error t-statistic p-value 
RW 0,7302115 0,1726140 4,23* 0,000 
X 0,0068634 0,0074363 0,92 0,360 
DX -0,0264845 0,0128047 -0,27** 0,043 
Constant 0,0021050 0,0087808 0,24 0,811 
Observations = 66 
R-squared = 0,2763 
Adjusted R-squared =0,2413 
*Có ý nghĩa ở mức 1% 
F-statistic = 7,89 
p-value (F-statistic) = 0,0002 
Durbin-Wattson statistic = 1,653455 
** Có ý nghĩa ở mức 5% 
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ Stata 12 
Hệ số ước lượng của biến DX có ý nghĩa thống kê 
ở mức 5% cho thấy rằng trong giai đoạn sau 
khủng hoảng 2008 xuất hiện rủi ro tỷ giá tại thị 
trường Việt Nam và đặc biệt đây là rủi ro bất cân 
xứng. Cụ thể là khi tỷ giá thực tăng 1% sẽ làm 
giảm trung bình 2,65% TSSL thị trường trong khi 
tỷ giá thực giảm 1% thì TSSL thị trường không 
đổi. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Lin 
(2011) với nhận định các thị trường mới nổi có 
hiện tượng “đôla hóa nợ”, không thể vay nước 
ngoài bằng nội tệ của họ mà phải vay bằng ngoại 
tệ hoặc các nước này đóng vai trò là các thị 
trường xuất khẩu, trong khi đó các doanh nghiệp 
đánh giá thấp việc phòng ngừa nội tệ giảm giá dẫn 
đến khi nội tệ giảm giá thì nợ đô la quá mức, kết 
quả là TSSL chứng khoán sụt giảm. 
Tất cả ngân hàng trung ương tại các nước mới nổi 
châu Á theo dõi tỷ giá hối đoái của họ, và khi tỷ 
giá hối đoái biến động mạnh, họ can thiệp trực 
tiếp hoặc gián tiếp để điều chỉnh nó. Để duy trì 
hoặc làm giảm tỷ giá hối đoái, các ngân hàng 
trung ương can thiệp vào thị trường ngoại hối 
bằng cách mua và bán dự trữ ngoại hối mà phần 
lớn là USD. Ta có thể sử dụng những biến động 
dự trữ ngoại hối giống như một thước đo để đánh 
giá mối tương quan giữa rủi ro ngoại hối và 
những can thiệp của ngân hàng trung ương. 
Bảng 3. Thống kê sự thay đổi dự trữ ngoại hối của Việt 
Nam theo tháng 
Giai đoạn 
Mức độ biến động 
trung bình (triệu 
USD) 
Độ lệch chuẩn của 
biến động dự trữ 
ngoại hối 
2005-2008 589 4,07% 
2009-2014 902 6,15% 
Nguồn: Kết quả tính toán từ dữ liệu của IFS 
Các số liệu trong Bảng 3 cho thấy trong giai đoạn 
2009 – 2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã 
Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 25 – 29 Part B: Political Sciences, Economics and Law 
29 
có sự can thiệp tích cực hơn vào thị trường ngoại 
hối so với thời kỳ trước nhằm hỗ trợ phục hồi cán 
cân thanh toán quốc tế và tăng trưởng kinh tế. Tuy 
sự can thiệp này giúp ổn định tỷ giá danh nghĩa 
nhưng do lạm phát Việt Nam khá bất ổn trong 
thời kỳ này nên tỷ giá thực vẫn cao và thị trường 
đòi hỏi phần bù tỷ giá trong TSSL. 
4.2.2 Phân tích ở cấp độ doanh nghiệp 
Bài viết tiến hành hồi quy phương trình (3) lần 
lượt cho 34 công ty được lựa chọn và đếm số 
công ty có độ nhạy cảm tỷ giá (βD , βD,x có ý 
nghĩa thống kê). Kết quả đạt được là số công ty có 
độ nhạy cảm tỷ giá bất cân xứng chiếm tỷ lệ 3%. 
Do mẫu nghiên cứu là các công ty có thành quả 
tài chính tốt vì vậy việc dự báo và xây dựng chiến 
lược phòng ngừa rủi ro tỷ giá, cũng như khả năng 
am hiểu sử dụng các công cụ phòng ngừa hiện đại 
như công cụ phái sinh đã giúp giảm thấp độ nhạy 
cảm tỷ giá của họ. 
5. KẾT LUẬN 
Các kết quả thực nghiệm tại thị trường Việt Nam 
cho thấy rằng có tồn tại rủi ro tỷ giá bất cân xứng 
ở thị trường Việt Nam giai đoạn 2009-2014, vì 
vậy mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và TSSL là 
mối quan hệ có điều kiện, nghĩa là mối quan hệ 
này chỉ tồn tại khi xét trong giai đoạn đồng nội tệ 
tăng giá hoặc giảm giá. Sự can thiệp của Ngân 
hàng nhà nước trong thời kỳ này thông qua biến 
động của dự trữ ngoại hối vẫn chưa hiệu quả. 
Điều này dẫn đến một khuyến nghị đáng lưu ý 
cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán về 
việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá đặc biệt trong xu 
hướng giảm giá của đồng nội tệ, chi phí phòng 
ngừa sẽ được cân đối với sự sụt giảm tỷ suất sinh 
lợi nếu không phòng ngừa. Đồng thời dưới góc độ 
nhà quản lý, Ngân hàng nhà nước nên có những 
định hướng chính sách cụ thể đối với việc điều 
hành tỷ giá và chính sách tiền tệ nhằm giúp thị 
trường có các thông tin chính xác trong việc dự 
báo giá, không tạo ra những phần bù rủi ro tỷ giá 
đòi hỏi cho các nhà đầu tư. Phân tích ở cấp độ 
doanh nghiệp cho thấy rằng rủi ro tỷ giá là không 
đáng kể mà cụ thể là ở nhóm các doanh nghiệp có 
thành quả hoạt động kinh doanh tốt nhất thị 
trường. Từ những phát hiện đạt được này, nghiên 
cứu đã đưa ra một góc nhìn khái quát về việc tồn 
tại rủi ro tỷ giá bất cân xứng trên thị trường chứng 
khoán Việt Nam. Độ nhạy cảm tỷ giá là một chủ 
đề cần được tiếp tục nghiên cứu xuyên suốt trong 
các giai đoạn phát triển của nền kinh tế nói chung 
và thị trường chứng khoán nói riêng, việc mở 
rộng giai đoạn nghiên cứu cũng như mẫu nghiên 
cứu sẽ cung cấp thêm góc nhìn rõ hơn về nguyên 
nhân và các phương thức phòng ngừa rủi ro tỷ giá 
cho thị trường Việt Nam. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Baldwin, R., & Krugman, P. (1989). Persistent trade 
effects of large exchange rate shocks. The 
Quarterly Journal of Economics, 104, 635-654. 
Dickey, D., & Fuller, W. (1979). Distribution of the 
estimators for autoregressive time series with a 
unit root. Journal of the American Statistical 
Association, 74, 427-431. 
Knetter, M. (1994). Is export price adjustment 
asymmetric?: evaluating the market share and 
marketing bottlenecks hypotheses. Journal of 
International Money and Finance, 13 (1), 55-70. 
Koutmos, G., & Martin, A. (2003). Asymmetric 
exchange rate exposure: theory and evidence. 
Journal of International Money and Finance, 22 
(3), 365-383. 
Lin, C. H. (2011). Exchange rate exposure in the 
Asian emerging markets. Journal of 
Multinational Financial Management, 21, 224-
238. 
Prasad, A., & Rajan, M. (1995). The role of 
exchange and interest risk in equity valuation: A 
comparative study of international stock 
markets. Journal of Economics and Business, 47 
(5), 457-472. 
Roache, S., & Merritt, M. (2006). Currency Risk 
Premia in Global Stock Markets. IMF Working 
Paper. 
Vassalou, M. (2000). Exchange rate and foreign 
inflation risk premia in global equity returns. 
Journal of International Money and Finance, 19 
(3), 433-470. 
Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 25 – 29 Part B: Political Sciences, Economics and Law 
30 

File đính kèm:

  • pdfdo_nhay_cam_ty_gia_va_ty_suat_sinh_loi_chung_khoan.pdf