Đo lường và đánh giá các nhân tố tác động tới phân bổ nguồn lực tài chính ở Việt Nam

Nghiên cứu trình bày phương pháp đo lường phân bổ nguồn lực tài chính và xem xét tác

động của các nhân tố trong quá trình phát triển kinh tế tới việc phân bổ nguồn lực. Dựa trên ý

tưởng của Wurgle (2000) [1], bài viết xây dựng hệ số đo lường phân bổ theo cơ cấu ngành kinh tế

và đánh giá tác động chính của phát triển tài chính tới hệ số phân bổ trong khoảng thời gian từ năm

1995-2016 tại Việt Nam và một số quốc gia lân cận. Kết quả từ mô hình phân phối trễ tự hồi quy

ARDL cho thấy mối quan hệ phi tuyến tính theo hình chữ U ngược giữa tín dụng cho khu vực tư

nhân và hiệu quả phân bổ. Điều này ủng hộ quan điểm về việc gia tăng các khoản tín dụng cho khu

vực tư nhân để đạt hiệu quả kinh tế tối ưu. Ngoài ra, bài viết cũng cung cấp bằng chứng về tác

động của nguồn lực tài chính ngoài nước, sự phát triển của thị trường chứng khoán, độ mở thương

mại, mức cung tiền, chênh lệch lãi suất và chi tiêu của chính phủ đến hiệu quả phân bổ nguồn lực

tài chính.

pdf 10 trang kimcuc 15500
Bạn đang xem tài liệu "Đo lường và đánh giá các nhân tố tác động tới phân bổ nguồn lực tài chính ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đo lường và đánh giá các nhân tố tác động tới phân bổ nguồn lực tài chính ở Việt Nam

Đo lường và đánh giá các nhân tố tác động tới phân bổ nguồn lực tài chính ở Việt Nam
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 4 (2017) 17-26 
 17
Đo lường và đánh giá các nhân tố tác động tới 
phân bổ nguồn lực tài chính ở Việt Nam 
Lê Trung Thành1,*, Nguyễn Đức Khương2 
1Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 
144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 
2Sở Tài chính tỉnh Thái Bình, 142 Lê Lợi, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình, Việt Nam 
Nhận ngày 18 tháng 10 năm 2017  
Chỉnh sửa ngày 25 tháng 10 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 11 năm 2017 
Tóm tắt: Nghiên cứu trình bày phương pháp đo lường phân bổ nguồn lực tài chính và xem xét tác 
động  của  các  nhân  tố  trong quá  trình phát  triển kinh  tế  tới  việc  phân bổ nguồn  lực.  Dựa  trên ý 
tưởng của Wurgle (2000) [1], bài viết xây dựng hệ số đo lường phân bổ theo cơ cấu ngành kinh tế 
và đánh giá tác động chính của phát triển tài chính tới hệ số phân bổ trong khoảng thời gian từ năm 
1995-2016 tại Việt Nam và một số quốc gia lân cận. Kết quả từ mô hình phân phối trễ tự hồi quy 
ARDL cho thấy mối quan hệ phi tuyến tính theo hình chữ U ngược giữa tín dụng cho khu vực tư 
nhân và hiệu quả phân bổ. Điều này ủng hộ quan điểm về việc gia tăng các khoản tín dụng cho khu 
vực  tư nhân để đạt hiệu quả kinh tế  tối ưu. Ngoài  ra, bài viết cũng cung cấp bằng chứng về  tác 
động của nguồn lực tài chính ngoài nước, sự phát triển của thị trường chứng khoán, độ mở thương 
mại, mức cung tiền, chênh lệch lãi suất và chi tiêu của chính phủ đến hiệu quả phân bổ nguồn lực 
tài chính. 
Từ khóa: Phân bổ nguồn lực tài chính, phát triển tài chính, hiệu quả. 
1. Giới thiệu 
Việc phân bổ nguồn lực tài chính có vai trò 
quan trọng trong phát triển kinh tế. Một công ty 
(hay ngành công nghiệp, quốc gia) có thể không 
phát triển vì không có cơ hội để phát triển hoặc 
vì  có  quá  nhiều  cơ  hội  nhưng  không  có  đủ 
nguồn  tài  chính  để  phân  bổ  [2].  Kể  cả  trường 
hợp có hiệu quả vừa phải trong phân bổ đầu vào 
nhưng các quốc gia vẫn có  thể  tăng giá  trị  sản 
lượng  thông  qua  việc  phân  bổ  nguồn  lực  hiệu 
quả hơn [4]. Do đó, vấn đề phân bổ nguồn lực 
và phân bổ nguồn lực tài chính đã và đang nhận 
được nhiều  quan  tâm  của  các  nhà  kinh  tế  trên 
thế giới. 
_______ 
* ĐT.: Tác giả liên hệ. 84-913590678. 
   Email: ltthanh@vnu.edu.vn 
   https://doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.4110 
Khi  một  quốc  gia  phân  bổ  nguồn  lực  giữa 
các  thành  phần  kinh  tế  không  hợp  lý  sẽ  khiến 
nền kinh  tế mất cân đối. Nghĩa  là các khu vực 
có  năng  suất  thấp  hơn  nhưng  được  ưu  tiên  sử 
dụng nguồn vốn tài chính hơn. Bởi vậy, hầu hết 
các  nghiên  cứu  cho  rằng  phân  bổ  nguồn  lực 
hiệu quả được thể hiện thông qua việc xác định 
những  khu  vực  có  khả  năng  cạnh  tranh,  năng 
suất cao,  tạo được giá  trị gia  tăng  lớn hoặc có 
vai  trò  quan  trọng  trong  thực  hiện  chiến  lược 
phát triển kinh tế dài hạn thì phải được phân bổ 
nhiều hơn và ngược lại. 
Hầu hết các phương pháp đo lường phân bổ 
tập  trung  vào  các  kênh  như  mức  đóng  góp 
GDP,  sự  tác  động  tới  thu  nhập  bình  quân  đầu 
người, phân tích và đánh giá năng suất các nhân 
tố  tổng  hơp  (TFP)  Đặc điểm  chung  của  các 
phương  pháp  nay  là  sẽ  thiết  lập  một  phương 
L.T. Thành, N.Đ. Khương / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 4 (2017) 17-26 18
trình  thể hiện mối quan hệ  tuyến  tính giữa các 
chỉ  số về phát  triển  tài chính, độ  sâu  tài chính 
tới GDP. Mặc dù vậy, mối  quan hệ  tuyến  tính 
sẽ trở nên không phù hợp với lý thuyết phân bổ 
tối ưu Pareto.  
Wrugler  (2000)  là một  trong những nghiên 
cứu tiên phong cung cấp phương pháp đo lường 
hiệu quả với tỷ lệ giữa mức gia tăng đầu tư so 
với mức gia  tăng giá trị đầu ra [1]. Dựa  trên ý 
tưởng của nghiên cứu này, thay vì sử dụng một 
phương  trình  tuyến  tính,  chúng  tôi  xây  dựng 
một  phương  trình  bậc  hai  giữa  phát  triển  tài 
chính  và  hiệu  quả  phân  bổ.  Chỉ  số  hiệu  quả 
phân  bổ  trong  nghiên  cứu  không  chỉ  bao  gồm 
giá  trị  tổng vốn  tích  lũy so với giá  trị gia  tăng 
hoạt động sản xuất mà còn bao gồm hệ số phân 
bổ  theo  thành  phần  kinh  tế  như  nông  nghiệp, 
công  nghiệp  và  dịch  vụ.  Điều  này  dẫn  đến  sự 
khác biệt về kết quả nhưđường cong hình chữ U 
ngược giữa lượng tín dụng cho khu vực tư nhân 
đối với hiệu quả phân bổ. Kết quả nghiên cứu 
khuyến khích việc gia tăng các khoản tín dụng 
cho khu vực tư nhân để có hiệu quả phân bổ tốt 
nhất.  Điểm  cực  trị,  tại  đó  phát  triển  tài  chính 
(FD) đem lại hiệu quả lớn nhất, được coi là phù 
hợp với lý thuyết tối ưu Pareto. 
2. Tổng quan nghiên cứu 
Đến  nay  đã  có  nhiều  nghiên  cứu  về  đo 
lường  và  xác  định  các  nhân  tố  tác  động  đến 
hiệu  quả  phân  bổ  như  Ahmed,  Lemma  và 
Endrias  (2015),  Lala  và  Kuri  (2011),  Liu 
(2011),  Hsieh  và  Klenow  (2009),  Whited  và 
Zhao  (2016),  Lashitew  (2012),  Libert  (2016), 
Zhang, Jin và Li (2015) [3-13] Hiệu quả phân 
bổ  trong  các  nghiên  cứu  này  có  thể  tóm  lược 
như sau: 
(i) Nghiên cứu gần đây của Ahmed, Lemma 
và  Endrias  (2015)  chỉ  ra  hiệu  quả  phân  bổ  có 
thể  được  đo  bằng  ba  cách  khác  nhau:  phương 
pháp  tối  đa  hóa  lợi  nhuận  cổ  điển,  trong  đó 
kiểm tra độ công bằng giữa các sản phẩm có giá 
trị biên và các chi phí yếu tố biên; phương pháp 
tối  đa  hóa  lợi  nhuận  ràng  buộc  khi  tiến  hành 
kiểm tra xem liệu tỷ lệ đầu vào/đầu ra là không 
đổi;  và  phương  pháp  tối  thiểu  hóa  chi  phí  [3]. 
Theo đó, hiệu quả phân bổ được tính bằng tỷ lệ 
giữa hiệu quả chi phí và hiệu quả kỹ thuật. Mức 
độ  hiệu  quả  tối  ưu  bằng  1  và  không  hiệu  quả 
khi bằng 0,7. 
(ii)  Liu  (2011)  phát  triển  phương  pháp  đo 
lường phân bổ bằng đồ thị giữa lượng tài chính 
đầu vào và mức đóng góp GDP [5]. Sắp xếp các 
điểm  theo  thứ  tự  tăng  dần  trên  đồ  thị  sẽ  được 
đường  thẳng  thể  hiện  hiệu  quả  phân  bổ.  Khi 
việc  phân  bổ  hiệu  quả  thì  đường  cong  này  sẽ 
trùng với đường chéo của hình vuông. Điều này 
cũng có nghĩa là giá trị tuyệt đối của phần diện 
tích  được  bao  quanh  bởi  đường  cong  phân  bổ 
càng  nhỏ  thì  việc  phân  bổ  càng  hiệu  quả  và 
ngược lại. 
(iii) Zhang, Jin và Li (2015) cho rằng hệ số 
hiệu quả phân bổ được đo lường bằng tiền gửi 
của các  tổ chức  tài  chính/cho vay  [13]. Chỉ  số 
này được sử dụng để đánh giá khả năng và hiệu 
quả của việc chuyển các khoản tiết kiệm của tổ 
chức tài chính thành các khoản vay và thúc đẩy 
tăng trưởng kinh tế. 
(iv) Ngược  lại  với đo  lường hiệu quả, một 
số  nghiên  cứu  lại  sử  dụng  phương  pháp  đo 
lường sự không hiệu quả thông qua sự giảm sút 
TFP,  chẳng  hạn  Hsieh  và  Klenow  (2009), 
Whited  và  Zhao  (2016),  Lashitew  (2012), 
Libert (2016) [6-9] Theo các nghiên cứu này, 
các nước có thu nhập thấp có mức TFP thấp do 
sự bóp méo các  chính  sách gây  ra  sự phân bổ 
sai  tài  nguyên.  Khi  loại  bỏ  sự  sai  lệch  sẽ  góp 
phần làm gia tăng TFP cao hơn. Ha, Kiyota và 
Yamanouchi  (2016)  đã  đánh  giá  tác  động  của 
việc phân bổ sai  lệch nguồn  lực đến năng suất 
tổng  sản  lượng  sản  xuất,  tập  trung  vào  các 
doanh  nghiệp  sản  xuất  Việt  Nam  giai  đoạn 
2000-2009 [10]. Kết quả chỉ ra rằng nếu không 
có sự phân bổ lệch thì tổng yếu tố TFP sẽ tăng 
lên đáng kể. 
(v) Wurgler  (2000) nghiên cứu về sử dụng 
vốn (đầu tư) và tổng giá trị gia tăng (chi phí trừ 
đi  hàng  hóa  trung  gian)  để  đo  lường  hiệu  quả 
phân  bổ  thông  qua  thị  trường  chứng  khoán  và 
thị trường tín dụng trong nước [1]. Theo đó, giá 
trị gia tăng mỗi ngành sản xuất sẽ tác động đến 
tỷ lệ tái đầu tư vào tài sản cố định. 
L.T. Thành, N.Đ. Khương / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 4 (2017) 17-26  19
Trong hướng nghiên cứu về các nhân tố tác 
động tới hiệu quả phân bổ Wurgler, 2000 đã chỉ 
ra  sự  khác  biệt  trong  hiệu  quả  phân  bổ  được 
giải  thích  thông qua mức độ phát  triển của  thị 
trường  tài  chính. Không chỉ  vậy, điều này còn 
xảy  ra  trong  phạm  vị  một  quốc  gia.  Yuan  và 
Cao (2007), Zhang và Xia (2012) thấy rằng tác 
động tích cực giữa hiệu quả phân bổ nguồn lực 
tài chính và tăng trưởng kinh tế có sự khác biệt 
khá lớn giữa khu vực phía Đông so với khu vực 
Trung và Tây của Trung Quốc [11, 12]. 
Lý do FD giúp phân bổ nguồn lực hiệu quả 
là bởi: 
(i)  Hệ  thống  tài  chính  có  thể  giảm  chi  phí 
thu  thập  thông  tin về  các công  ty và nhà quản 
lý, giảm chi phí  tiến hành các giao dịch. Bằng 
cách cung cấp thông tin chính xác hơn về công 
nghệ sản xuất và kiểm soát doanh nghiệp, phát 
triển tài chính có thể tăng cường phân bổ nguồn 
lực, khuyến khích đầu tư vào các hoạt động có 
lợi nhuận cao và thúc đẩy tăng trưởng (Levine, 
1997). Kết quả nghiên cứu tại 35 quốc gia đang 
phát  triển  của  Ahmad  và  Malik  (2009)  chỉ  ra 
rằng  FD  ảnh  hưởng  đến  GDP  bình  quân  đầu 
người chủ yếu thông qua vai trò trong việc phân 
bổ  nguồn  lực  hiệu  quả,  chứ  không  phải  là 
những ảnh hưởng tới sự tích lũy vốn. Juan, Jie 
và  Ping  (2016)  cho  rằng  thông  qua  đầu  tư  tài 
sản  cố định, FD ảnh hưởng  gián  tiếp đến  tăng 
trưởng kinh tế và kết quả là khác nhau đối với 
mỗi vùng trong nền kinh tế [15]. Adu, Marbuah 
và Mensah (2013) nhận ra rằng, các chính sách 
nhằm  cải  thiện  khả  năng  tiếp  cận  nguồn  tín 
dụng khả dụng của khu  vực  tư nhân ở Ghana, 
bao gồm các doanh nghiệp nhỏ và vừa, sẽ thúc 
đẩy sự đổi mới cần thiết, mở rộng năng lực nhà 
máy trong nông nghiệp, công nghiệp và chế tạo 
để  tạo  ra  việc  làm  mong  muốn,  mức  thu  nhập 
hộ gia đình và mức tăng trưởng chung của nền 
kinh tế [16].  
(ii)  Lý  do  thứ  hai  đó  là  FD  cung  cấp  các 
nguồn lực tài chính bên ngoài và từ đó nâng cao 
hiệu  quả  phân  bổ,  tăng  trưởng  kinh  tế  [17]. 
Chức  năng  phân  bổ  vốn  tại  các  nước  có  thị 
trường  tài  chính  phát  triển  được  cải  thiện  hơn 
dẫn đến đầu tư và tăng trưởng của doanh nghiệp 
cao  hơn.  Theo  Fisman  và  Love  (2003),  một 
công  ty  (hay  ngành  công nghiệp,  quốc  gia)  có 
thể  không  phát  triển  bởi  vì  không  có  cơ  hội 
hoặc bởi vì có rất nhiều cơ hội nhưng không có 
nguồn  tài  chính  để  phân  bổ  nguồn  lực  cho  họ 
[18]. Trong dài hạn, các nền kinh tế có tỷ lệ FD 
cao sẽ dành nhiều nguồn lực hơn cho các ngành 
công nghiệp với sự phụ thuộc vào tài chính bên 
ngoài  do  lợi  thế  so  sánh  trong  các  ngành  này. 
Ngược  lại,  trong  ngắn  hạn,  FD  tạo  điều  kiện 
cho việc phân bổ  lại nguồn  lực cho các ngành 
công nghiệp có cơ hội phát  triển tốt, bất kể sự 
phụ thuộc vào tài chính bên ngoài. 
Dựa trên nghiên cứu của Wurgle (2000), bài 
viết tập trung xây dựng hệ số đo lường phân bổ 
và các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số phân bổ tại 
Việt  Nam  cũng  như  các  nước  ASEAN.  Hệ  số 
phân  bổ  được  giải  thích  bởi  FD  (tín  dụng  cho 
khu vực  tư nhân) và  các biến như:  tổng  lượng 
vốn  hóa  thị  trường  chứng  khoán,  vốn  đầu  tư 
nước  ngoài,  lãi  suất  biên,  chi  tiêu  của  chính 
phủ, cung tiền M2 và độ mở thương mại. Điểm 
khác biệt  trong nghiên cứu này  là: (i) Sử dụng 
hệ  số  giữa  tổng  vốn  đầu  tư  so  với  giá  trị  gia 
tăng  của  ngành  nông  nghiệp,  sản  xuất,  công 
nghiệp và dịch vụ làm biến phụ thuộc. Điều này 
nhằm đánh giá xem các quốc gia có đang đầu tư 
vào  lĩnh  vực  mạnh  hay  không.  (ii)  Thay  vì  sử 
dụng  tỷ  lệ  lượng  vốn  huy  động  và  lượng  vốn 
cho  vay,  nghiên  cứu  sử  dụng  một  giá  trị  bình 
phương  của  lượng  vốn  cho  khu  vực  tư  nhân. 
Điều này nhằm xác định giá trị mà tại đó, việc 
cung  cấp  tín  dụng  cho  khu  vực  tư  nhân  là  tối 
ưu. (iii) Xem xét đánh giá các biến thể hiện sự 
phát triển FD và hiệu quả tài chính để đánh giá 
tác  động  tới  hiệu  quả  phân  bổ.  Ý  tưởng  của 
chúng tôi là các biến FD tác động tới hiệu quả 
phân bổ trước khi tác động tới tăng trưởng kinh 
tế như  trong các nghiên cứu của Saqib (2013), 
Adenutsi  (2011),  Abiad,  Oomes  và  Ueda 
(2005), Ahmad và Malik (2009). 
3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 
Nguồn  dữ  liệu  theo  năm  được  thu  thập  từ 
Ngân  hàng  Thế  giới  (WB)  trong  giai  đoạn 
1995-2016.  Tất  cả  các  dữ  liệu  sẽ  được  lấy 
L.T. Thành, N.Đ. Khương / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 4 (2017) 17-26 20
logarit  tự  nhiên  nhằm  hạn  chế  phương  sai  của 
sai  số  thay đổi. Mô hình ARDL được  sử dụng 
bởi các ưu điểm: (i) Phù hợp số lượng mẫu nhỏ, 
ước tính một phương trình duy nhất thay vì hệ 
phương  trình  như  kiểm  định  Johansen  và 
Granger;  (iii) Thực hiện với các biến có độ trễ 
khác nhau, không phân biệt thứ tự sai phân I(0), 
I(1) hoặc cả hai; (iv) Tính toán trong ngắn hạn 
với mô hình ECM bằng biến đổi tuyến tính đơn 
giản mà không làm mất độ tự do [20]. 
Dựa  theo  Wurgle  (2000),  hệ  số  phân  bổ 
theo lĩnh vực ngành kinh tế được đo lường theo 
phương trình (1): 
ln ln
1 1
ct act
ac ac act
ct act
I V
I V
   
(1) 
Trong đó: 
- I: Tổng vốn đầu tư (USD); 
-  Vact:  Giá  trị  gia  tăng  lĩnh  vực  ngành  a 
(gồm nông nghiệp, sản xuất, công nghiệp, dịch 
vụ) của quốc gia c trong năm t. 
Từ  phương  trình  (1),  khi  các  hệ  số  có  ý 
nghĩa  thống  kê,  giả  sử  εact  rất  nhỏ,  khi  đó  ta 
được dạng phương trình (2): 
ln / ln
1 1
ct act
ac
ct act
I V
I V
 
(2) 
Trong  phương  trình  (2)  kiểm  tra  tác  động 
của các nhân tố tới hiệu quả phân bổ, chúng tôi 
đưa vào hệ số FD2. Điều này phù hợp với một 
số nghiên cứu trước đó khi sử dụng tổng của tín 
dụng  trong nước và  tỷ  lệ huy động/cho vay để 
đo lường hiệu quả phân bổ. 
ηac  =  f(FD,  FD
2,  FDI,  FMD,  M2, 
GOV, SPREAD, TRADE) 
(3) 
Mô hình ARDL cho phương trình (2) như sau: 
1 2 3 4 5
2
1 1 t 1j t j 1g t 1 t 1k t
1 1 1 1 1
6 7 8 9
1 t 1 t  1 t p 1 t q 1
1 1 1 1
      FD    
2     SPRREAD  +
a a a a a
ac i i g h h k
i j g h k
a a a a
m l n n p p t
m n p q
b c FD d e FDI f FM D
x M y GOV z TRADE
 
 
    
   
(4) 
Trong đó:  
- ηac là hệ số phân bổ lĩnh vực a của quốc c, tại thời điểm t; 
- FD: Phát  triển  tài chính, được  thể hiện bằng giá  trị  tín dụng  trong nước cho khu vực  tư nhân  
(% GDP); 
- FDI: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (% GDP); 
- M2: Cung tiền M2 (% GDP); 
- GOV: Tổng chi tiêu cuối cùng của chính phủ (% GDP); 
- SPREAD: Chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động; 
- TRADE: Độ mở thương mại được tính bằng tỷ lệ tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu so với tổng 
GDP thực tế. 
 Khi d1g có ý nghĩa thống kê chứng tỏ có sự 
tồn tại mối quan hệ phi tuyến tính giữa tín dụng 
và  hệ  số  phân  bổ.  Trường  hợp  d1g  lớn  hơn  0, 
điều  này  có  nghĩa  là  lượng  tín  dụng  cung  cấp 
cho khu vực tư nhân ban đầu làm giảm hiệu quả 
phân bổ nguồn  lực  tài  chính,  sau đó đến điểm 
cực  trị, gia  tăng  tín dụng cho khu vực  tư nhân 
làm tăng hiệu quả phân bổ. Ngược lại, với hệ số 
d1g âm, đồ thị sẽ có dạng chữ U ngược, phân bổ 
khu vực tư nhân làm tăng hiệu quả phân bổ, tới 
một  mức  nhất  định,  hiệu  quả  giảm  dần  khi 
lượng tín dụng tăng. 
Chúng tôi thực hiện ước lượng mối quan hệ 
phụ  thuộc  bằng  mô  hình  ARDL  ... g 4. 
Trong Bảng 4, hệ số FD2 âm và có ý nghĩa 
thống kê cho thấy, phát triển tài chính có quan 
hệ phi  tuyến  tính với hiệu quả phân bổtheo đồ 
thị hình chữ U ngược. Điều này hàm ý rằng, tín 
dụng cho khu vực tư nhân tới một mức độ nhất 
định  sẽ không  làm gia  tăng hiệu quả của phân 
bổ. Phát  triển  tài chính có  tác động dương  lớn 
nhất đến hiệu quả phân bổ trong lĩnh vực nông 
nghiệp. Đây cũng là ngành kinh tế chủ yếu của 
Việt  Nam.  Ngược  lại,  mối  quan  hệ  phi  tuyến 
tính giữa FD và hệ  số phân bổ  thuộc  lĩnh vực 
dịch vụ chưa được xác định rõ ràng. 
Bảng 2. Hệ số phân bổ theo lĩnh vực của Việt Nam 
  Hệ số  p-value    Hệ số  p-value    Hệ số  p-value    Hệ số  p-value 
α  0,06  0,00  α  0,06  0,02  α  0,03  0,24  α  0,04  0,08 
ηNông 
nghiệp 
0,43  0,01 
ηsản 
xuất 
0,39  0,02 
ηcông 
nghiệp 
0,64  0,00 
ηdịch 
vụ 
0,60  0,00 
R2  0,28 
R2  0,24 
R2  0,37 
R2  0,40 
Nguồn: Tính toán của tác giả. 
Bảng 3. Hệ số phân bổ theo lĩnh vực của một số quốc gia 
Quốc gia 
Nông nghiệp  Sản xuất  Công nghiệp  Dịch vụ 
Hệ số 
ηNông nghiệp 
P-value 
Hệ số 
ηsản xuất 
P-value 
Hệ số 
ηcông 
nghiệp 
P-value 
Hệ số 
ηdịch vụ 
P-value 
Australia  0,60  0,00  0,67  0,00  0,62  0,00  071  0,00 
Trung Quốc  0,62  0,00  0,77  0,00  0,71  0,00  0,66  0,00 
Indonesia  0,31  0,55  0,33  0,08  0,37  0,07  0,32  0,08 
Nhật Bản  0,74  0,00  0,83  0,00  0,95  0,00  0,91  0,00 
Campuchia  0,16  0,56  0,35  0,23  0,38  0,08  0,32  0,36 
Hàn Quốc  0,44  0,00  0,45  0,00  0,46  0,00  0,51  0,00 
Malaysia 
0,35  0,11  0,12  0,43 
Philippines  0,46  0,00  0,42  0,00  0,50  0,00  0,49  0,00 
Singapore  0,62  0,02  0,63  0,11  0,64  0,03  0,67  0,04 
Thái Lan  0,39  0,00  0,49  0,00  0,49  0,00  0,58  0,00 
Nguồn: Tính toán của tác giả. 
L.T. Thành, N.Đ. Khương / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 4 (2017) 17-26  23
Bảng 4. Kết quả ước lượng dài hạn của Việt Nam 
ηNông nghiệp ηSản xuất 
Biến độc lập Hệ số P-value Biến độc lập Hệ số P-value 
FD2  -0,34  0,02  FD2  -0,1  0,13 
FD  2,30  0,03  FD  0,96  0,09 
TRADE  0,32  0,06  FDI  0,13  0,03 
FMD  0,08  0,01  SPREAD  -0,01  0,03 
FDI  0,05  0,45  TRADE  -0,52  0,04 
C  -5,31  0,03  C  0,11  0,95 
Kiểm định đường bao  31,84 
  15,19 
Tự tương quan  0,05 
  0,32 
Phương sai thay đổi  0,63 
  0,75 
Kiểm định Ramsey  0,06 
  0,06 
Kiểm định CUSUM  ổn định 
  ổn định 
Kiểm định CUSUMSQ  ổn định 
  ổn định 
ηCông nghiệp ηDịch vụ 
Biến độc lập Hệ số P-value Biến độc lập Hệ số P-value 
FD2  -0,19  0,01  FD2  -0,01  0,87 
FD  1,35  0,01  FD  0,09  0,75 
FDI  0,05  0,14  FDI  0,04  0,21 
FMD  0,05  0,01  SPREAD  -0,01  0,01 
SPREAD  -0,01  0,01  TRADE  -0,37  0,02 
TRADE  -0,14  0,29  C  1,48  0,12 
C  -1,75  0,13 
Kiểm định đường bao  18,59 
  13,71 
Tự tương quan  0,31 
  0,05 
Phương sai thay đổi  0,89 
  0,60 
Kiểm định Ramsey  0,85 
  0,29 
Kiểm định CUSUM  ổn định 
ổn định 
Kiểm định CUSUMSQ  ổn định 
ổn định 
Nguồn: Tính toán của tác giả. 
Trong lĩnh vực nông nghiệp, độ mở thương 
mại có  tác động cùng chiều  lên hiệu quả phân 
bổ.  Có  thể  giải  thích  rằng,  hoạt  động  thương 
mại  của  Việt  Nam  chủ  yếu  là  xuất  khẩu  nông 
sản, trong đó thế mạnh là điều, gạo, rau củ quả. 
Giai  đoạn  2011-2016,  giá  trị  hàng  nông  sản 
Việt  Nam  xuất  khẩu  có  tỷ  lệ  tăng  bình  quân 
12,7%/năm.  Trong  khi  đó,  ở  hoạt  động  sản 
xuất,  công  nghiệp  và  dịch  vụ,  độ  mở  thương 
mại có  tác động ngược chiều. Giai đoạn 1995-
2016,  tỷ  lệ  nhập  khẩu  của  Việt  Nam  luôn  cao 
hơn tỷ lệ xuất khẩu. 
Đầu  tư  trực  tiếp  nước  ngoài  có  tác  động 
dương  đối  với  sản  xuất  và  có  tác  động  không 
lớn đối với lĩnh vực công nghiệp. Kết quả này 
dường  như  phù  hợp  với  thực  trạng  nguồn  vốn 
tài chính đầu tư nước ngoài mà Việt Nam có xu 
hướng chuyển dịch và tập trung vào một số lĩnh 
vực  không  có  lợi  thế  cạnh  tranh  và  hiệu  quả 
không có độ lan tỏa cao. Hầu hết vốn FDI vẫn 
được  phân  bổ  vào  các  lĩnh  vực  chưa  thật  sự 
phát triển, chẳng hạn như các hoạt động lắp ráp 
đơn  giản  tạo  việc  làm  không  đòi  hỏi  tay  nghề 
cao  nhưng  không  mang  lại  nhiều  cơ  hội  phát 
triển cho khu vực tư nhân trong nước. 
L.T. Thành, N.Đ. Khương / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 4 (2017) 17-26 24
Chênh  lệch  lãi  suất  tiền  gửi  và  cho  vay  ở 
Việt Nam có mối quan hệ ngược  chiều với hệ 
số phân bổ. Điều này hàm ý rằng khi chênh lệch 
lãi  suất  càng  cao  thì  hiệu  quả  phân  bổ  càng 
thấp. Cuối cùng, phát triển của thị trường chứng 
khoán có tác động đến hiệu quả phân bổ thuộc 
lĩnh  vực  công  nghiệp.  Điều  này  cho  thấy  các 
nguồn  tài  chính  từ  thị  trường  chứng  khoán  đã 
được phân bổ  tương đối  tốt đến các hoạt động 
sản xuất công nghiệp ở Việt Nam. 
Theo kết quả ước lượng thì điểm cực trị sẽ 
đạt  tại  mức  giá  trị  FD  bằng  4,8  đối  với  hoạt 
động  sản  xuất.  Điều  này  có  nghĩa  là  mức  tín 
dụng  cho  khu  vực  tư  nhân  nên  ở  mức  120% 
GDP để đạt được hiệu quả phân bổ nguồn  lực 
tài chính tốt hơn. Bên cạnh đó, nghiên cứu chưa 
cho thấy bằng chứng về cung tiền, chi tiêu của 
chính phủ có thể ảnh hưởng tới hoạt động phân 
bổ.  Nghiên  cứu  tại  các  quốc  gia  như  Trung 
Quốc cũng cho kết quả như vậy, cung tiền M2 
có tác động ngược chiều đến hiệu quả phân bổ. 
Điều  này  xuất  phát  từ  lý  do  Chính  phủ  Trung 
Quốc  trong  giai  đoạn  1995-2016  theo  đuổi 
chính sách đồng nhân dân tệ thấp làm tăng năng 
lực  cạnh  tranh  cho  hàng  hóa  của Trung  Quốc. 
Cuối  cùng,  chi  tiêu  của  chính  phủ  tác  động 
ngược chiều đến hoạt động phân bổ ở các quốc 
gia phát  triển như Hàn Quốc và  làm  tăng hiệu 
quả phân bổ ở các nước kém phát triển hơn như 
Indonesia. 
Chúng tôi cũng tìm thấy một bằng chứng hệ 
số  FD2  dương,  có  ý  nghĩa  thống  kê  đối  với 
trường  hợp  Nhật  Bản  và  Hàn  Quốc.  Điều  này 
cho thấy, ở các quốc gia phát triển thì hoạt động 
tài chính được thực hiện theo cơ chế thị trường, 
nguồn  lực được phân bổ hiệu quả. Do đó,  các 
khoản  tín  dụng  cho  khu  vực  tư  nhân  trở  nên 
hiệu quả và không bị giới hạn giá trị so với khu 
vực đầu tư công. Các kết quả lựa chọn đánh giá 
tác động của FD tới phân bổ tài chính trong lĩnh 
vực sản xuất được thể hiện ở Bảng 5. 
Kết quả kiểm định mối tương quan dài hạn, 
tự  tương quan, phương sai của sai số thay đổi, 
tính bền vững, mô hình không thiếu biến được 
trình bày ở Bảng 4 đều có ý nghĩa  thống kê ở 
mức 5%, mô hình ước lượng phù hợp. 
Bảng 5. Kết quả ước lượng dài hạn lĩnh vực sản xuất η một số quốc gia 
Quốc gia Indonesia Nhật Bản Campuchia Hàn Quốc 
Biến độc lập Hệ số p-value Hệ số p-value Hệ số p-value Hệ số p-value 
FD2  2,06  0,14  9,54  0,00  0,05  0,33  0,35  0,03 
FD  -14,52  0,14  -100,57  0,00  -0,42  0,28  -2,79  0,04 
FDI  -0,03  0,38 
0,14  0,21 
   FMD        -0,01  0,56             
GOV  2,74  0,09              -0,98  0,03 
M2             
       SPREAD  0,01  0,35 
0,03  0,34  -0,13  0,01 
TRADE  0,72  0,14  0,01  0,81  0,11  0,58  0,00  0,98 
C  16,65  0,17  264,90  0,00  0,06  0,96  8,02  0,02 
Kiểm định đường bao  3,21     15,74           7,36    
Tự tương quan  0,64     0,21           0,86    
Phương sai thay đổi  0,79     0,68           0,83    
Kiểm định Ramsey  1,00     0,50           0,46    
Kiểm định CUSUM  ổn đinh     ổn đinh           ổn đinh    
Kiểm định CUSUMSQ  ổn định     ổn định           ổn định    
L.T. Thành, N.Đ. Khương / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 4 (2017) 17-26  25
Quốc gia Malaysia Philippines Singapore Thái Lan 
Biến độc lập Hệ số p-value Hệ số p-value Hệ số p-value Hệ số p-value 
FD2  -3,13  0,05  0,50  0,09  4,51  0,01  -2,41  0,12 
FD  29,62  0,05  -3,71  0,09  -42,64  0,01  22,62  0,12 
FDI  -0,06  0,05  0,02  0,47 
       FMD  0,23  0,12  -0,03  0,53  -0,35  0,09  0,24  0,04 
GOV  -0,29  0,67 
-0,96  0,05       
M2 
      0,16  0,05 
   SPREAD  0,02  0,79 
0,05  0,28 
TRADE  -0,16  0,67  -0,22  0,03 
-0,40  0,26 
C  -68,90  0,05  7,91  0,06  104,00  0,01  -52,22  0,12 
Kiểm định đường bao  7,24     4,44     9,77     7,44    
Tự tương quan  0,23     0,11     0,16     0,20    
Phương sai thay đổi  0,22     0,56     0,55     0,25    
Kiểm định Ramsey  0,46     0,78     0,73     0,07    
Kiểm định CUSUM  ổn đinh     ổn đinh     ổn đinh     ổn đinh    
Kiểm định CUSUMSQ  ổn định     ổn định     ổn định     ổn định    
Nguồn: Tính toán của tác giả.
5. Kết luận 
Dựa theo nghiên cứu về đo lường hiệu quả 
phân bổ của Wrugler (2000), nghiên cứu này đã 
thực hiện ước  lượng hiệu quả phân bổ đối với 
các lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất, công nghiệp 
và dịch vụ của Việt Nam và một số quốc gia lân 
cận.  Dựa  trên  giả  định  về  hiệu  quả  phân  bổ 
được  xác  định,  bài  viết  đề  xuất  mô  hình  đánh 
giá  tác động của FD và  các nhân  tố  trong quá 
trình phát triển kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho 
thấy bằng chứng về mối quan hệ phi tuyến tính 
giữa tín dụng cho khu vực tư nhân và hoạt động 
phân bổ nguồn lực tài chính. 
Về  cơ  bản,  chúng  tôi  ủng  hộ  quan  điểm 
rằng các nước sẽ tập trung vào các lĩnh vực có 
thế mạnh để tăng cường nguồn lực tài chính,từ 
đó  đạt  được  hiệu  quả  kinh  tế  cao  nhất.  Mối 
quan hệ phi tuyến tính giữa phát triển tài chính 
và  hiệu  quả  phân  bổ  theo  đồ  thị  phương  trình 
bậc 2 hàm ý rằng các nước có thể dựa vào giá 
trị  FD  tối  ưu  để  xác  định  lượng  tín  dụng  cho 
khu vực tư nhân nhằm đạt hiệu quả cao nhất. 
Trong  nghiên  cứu  này,  chúng  tôi  cũng  chỉ 
ra hiệu quả phân bổ qua thị trường chứng khoán 
ở một  số quốc gia phát  triển và chênh  lệch  lãi 
suất huy động, cho vay có tác động giảm đáng 
kể  đến  hiệu  quả  phân  bổ.  Do  đó,  điều  kiện 
chính  sách  tiền  tệ  ổn  định  và  tăng  cường  phát 
triển thị  trường chứng khoán sẽ giúp  tăng hiệu 
quả phân bổ. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Wurgler, J., “Financial markets and the allocation 
of  capital”,  Journal of Financial Economics, 58 
(2000), 187-214.  
[2] Fisman,  R.,  &  Love,  I.,  “Financial  Development 
and  Growth  in  the  Short  and  Long  Run”,  NBER 
Working Paper Series, 2003. 
[3] Ahmed,  M.  H.,  Lemma,  Z.,  &  Endrias,  G., 
“Measuring  technical,  economic  and  allocative 
efficiency  of  maize  production  in  subsistence 
farming:  Evidence  from  the  central”,  Applied 
studies in Agribusiness and Commerce - 
APSTRACT, 9 (2015) 3, 63-74.  
[4] Lala, A., & Kuri, P. K., “Measurement  of 
Allocative  Efficiency  in  Agriculture  and  its 
Determinants: Evidence from Rural West Bengal, 
India”,  International Journal of Agricultural 
Research, 6 (2011) 5, 377-388.  
[5] Liu, Z. Y., “An Overview of Financial Resources 
Allocation in China”, Paper presented at the 2011 
L.T. Thành, N.Đ. Khương / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 4 (2017) 17-26 26
International  Conference  on  Financial 
Management and Economics, Singapore, 2011. 
[6] Hsieh, C. T., & Klenow, P. J., “Misallocation and 
manufacturing  TFP  in  China  and  India”, 
Quarterly Journal of Economics, 124  (2009)  4, 
1403-1448.  
[7] Whited, T. M., & Zhao, J., “The Misallocation of 
Finance”,  Ross School of Business Paper No. 
1295 (2016).  
[8] Lashitew,  A.  A.,  “Misallocation,  Aggregate 
Productivity  and  Policy  Constraints:  Cross-
country Evidence in Manufacturing”, 2012. 
[9] Libert,  T.,  “Misallocation  and  aggregate 
productivity:  Evidence  from  the  French 
manufacturing sector”, 2016.  
[10] Ha,  D.  T.  T.,  Kiyota,  K.,  &  Yamanouchi,  K., 
“Misallocation  and  Productivity:  The  Case  of 
Vietnamese  Manufacturing”,  Asian Development 
Review, 33 (2016) 2, 94-118.  
[11] Yuan, Y. F., & Cao, X. H., “Empirical research on 
the  nexus  of  finance  and  growth  efficiency”, 
Statistical Research, 24 (2007) 5, 60-66.  
[12] Zhang,  H.  B.,  &  Q.,  X.,  “The  Relationship 
between Financial Resource Allocation Efficiency 
and  Growth  in  Different  Areas  of  China”,  Paper 
presented  at  the  The  19th  International 
Conference  on  Industrial  Engineering  and 
Engineering Management, 2012. 
[13] Zhang, Y. M.,  Jin, H., & Li, Y. Y.,  “A Study on 
the  Relationship  between  Financial 
ResourceAllocation  and  Economic  Growth 
Basedon  Hebei  Province”,  2015  International 
Conference  on  Management  Science  & 
Engineering (22th), Dubai, UnitedArabEmirates.  
[14] Ahmad,  E.,  &  Malik,  A.,  “Financial  sector 
development and economic growth: An empirical 
analysis  of  developing  countries”,  Journal of 
Economic Cooperation and Development, 30 
(2009) 1, 17-40.  
[15] Juan, S., Jie, D., & Ping, K., International Journal 
of Applied Economic Studies, 4 (2016) 4, 1-9.  
[16] Adu,  G.,  Marbuah,  G.,  &  Mensah,  J.  T., 
“Financial  development  and  economic  growth  in 
Ghana:  Does  the  measure  of  financial 
development  matter.  Review of Development 
Finance, 3 (2013), 192-203.  
[17] Bena,  J.,  &  Ondko,  P.,  “Financial  Development 
andAllocation  of  External  Finance”,  Working 
Paper Series CERGE-EI, 2009.  
[18] Fisman,  R.,  &  Love,  I.,  “Financial  Development 
and  Growth  in  the  Short  and  Long  Run”,  NBER 
Working Paper Series, 2004.  
[19] Ang,  J.  B.,  &  Mckibbin,  W.  J.,  “Financial 
liberalization,  financial  sector  development  and 
growth:  Evidence  from  Malaysia”,  Brookings 
Discussion Papers In International Economics, 
No. 168 (2005). 
[20] Pesaran, M. H., Shin, Y., & Smith, R. J., “Bounds 
testing  approaches  to  the  analysis  of  level 
relationships”,  Journal of Applied Econometrics, 
16, 3, 289- 326.  
Examining and Measuring the Factors Affecting 
the Allocation of Financial Resources in Vietnam 
Le Trung Thanh1, Nguyen Duc Khuong2 
1VNU University of Economics and Business, 
144 Xuan Thuy Str., Cau Giay Dist., Hanoi, Vietnam 
2Thai Binh Province Department of Finance, 142 Le Loi, Thai Binh town, Thai Binh Province, Vietnam 
Abstract: This  study  introduces  a  method  of  measuring  financial  resources  allocation  and 
examinining the impacts of some factors on the economic development. Based on Wurgle (2000), the 
study  establishes  the  coefficient  by  economic  structure  and  examines  the  main  impact  of  financial 
development  on  the  allocative  efficiencies  from  1995  to  2016  in  Vietnam  and  some  neighboring 
countries.  The  results  from  the  Autoregressive  distribution  lag  model  ARDL  show  the  non-linear 
relationship  follows  inverted  U-shaped  between  credit  to  the  private  sector  and  the  efficiency  of 
allocation follows the inverted U shape. This supports an increase in credit for the private sector so as 
to optimize allocation. In addition, the study also provides evidence of the impact of external financial 
resources, the development of the stock market, trade openness, money supply, interest rate spread and 
government spending on the efficiency of the financial resources allocation. 
Keywords: Financial resources allocation, financial development, efficiency. 

File đính kèm:

  • pdfdo_luong_va_danh_gia_cac_nhan_to_tac_dong_toi_phan_bo_nguon.pdf