Đồ án Thiết kế nhà máy sản xuất sữa tươi thanh trùng và yaourt tiệt trùng

1.3.1 Hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp :

- Giao thông: đường giao thông và đường nội bộ hoàn chỉnh. Mặt đường trải bêtông nhựa với tải trọng (H30-30MT/cm2 ).

- Cấp điện: 2 trạm biến áp 40MVA từ lưới điện quốc gia. Hệ thống cung cấp điện cho nhà máy nằm trong mạng lưới điện cung cấp cho khu công nghiệp. Ngoài ra để đề phòng sự cố mất điện lưới đột xuất, nhà máy dự trữ thêm một số máy phát điện để dùng khi mất điện.

- Cấp nước: lượng nước tiêu thụ trong một nhà máy sữa là rất lớn. Nước sử dụng với các mục đích: Nước phụ trợ: nước sinh hoạt, nước làm mát thiết bị, dùng cho nồi hơi, sử dụng cho chu hình CIP.DO vậy chất lượng của nước đưa vào sản xuất rất quan trọng và nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Nhà máy xây dựng một hệ thống xử lý nước, với nguồn cung cấp là nước ngầm. Nước sau khi được xử lý phải đạt tiêu chuẩn nước dùng cho sản xuất sữa.

- Hơi nước : hơi nước là một trong những nguồn phụ trợ rất quan trọng đối với một nhà máy sản xuất, trong nhà máy hơi được dùng với nhiều mục đích khác nhau, nhưng chủ yếu là dùng cho sản xuất, cho sinh hoạt.Để đảm bảo cho hoạt động của nhà máy, hơi cấp phải là hơi bão hoà, được cấp bởi lò hơi có áp suất > 9,5 atm.

- Nguồn cung cấp nhiên liệu: để đảm bảo cho lò hơi hoạt động tốt, cho nhiệt lớn, sạch sẽ và ít độc hại đáp ứng được yêu cầu về sản xuất cũng như đảm bảo vệ sinh môi trường, nhà máy sẽ sử dụng dầu DO, FO, xăng và dầu nhờn được mua từ nhiều nguồn khác nhau, có thể mua từ công ty dầu khí Petrolimex.

- Thông tin liên lạc: bưu điện khu công nghiệp Biên Hòa vố mạng thông tin IDD hiện đại và các dịch vụ bưu chính khác sẵn sàng các nhu cầu đầu tư cũng như cấp dịch vụ VoIP, ADSL.

- Hệ thống thoát nước : Đi đôi với các yêu cầu cấp nước, việc thoát nước thải cũng không kém phần quan trọng. Trong nhà máy sữa, nước thải chủ yếu là nước rửa các thiết bị trong đó chủ yếu là hoá chất cộng với các chất hữu cơ - môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển. Do đó hệ thống thoát nước phải đảm bảo thoát hết nước, không bị ứ đọng, không ảnh hưởng đến vệ sinh, môi trường trong khu sản xuất chính.

- Xử lý nước thải: nước thải từ khu công nghiệp Biên Hòa 1 được thu gom về trạm bơm và đưa về xử lý tại nhà máy xử lý nước thải Biên Hòa 2 với công suất 4000 m3/ngày

( công suất thiết kế 2500 m3/ngày).

- Giá điện: 815 đồng/kWh.

- Giá nước: 4590 đồng/m3.

 

docx 105 trang kimcuc 3100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Thiết kế nhà máy sản xuất sữa tươi thanh trùng và yaourt tiệt trùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đồ án Thiết kế nhà máy sản xuất sữa tươi thanh trùng và yaourt tiệt trùng

Đồ án Thiết kế nhà máy sản xuất sữa tươi thanh trùng và yaourt tiệt trùng
ĐỒ ÁN MÔN CÔNG NGHÊ THựC PHẢM
THIẾT KẾ NHÃ MÁY SẢN XUẤT
SỮA TƯƠI THANH TRÙNG VÀ
YAOURT TIỆT TRÙNG
Giáo viên hướng dẫn:
NGUYỄN LỆ HÀ
Sinh viên thực hiện:
0951100076
0951100096
0951100106
0951100112
LÊ THỊ NHƯ NGỌC
NGUYỀN CÔNG TẤN
NGUYỄN SANG DẠ THẢO
NGUYỄN HŨU THOẢNG
Nhận xét của giảng viên
MỤCLỤC
Phần 4 : CÂN BẰNG VẬT CHẤT	36
Thời vụ nguyên liệu :	36
Ke hoạch sản xuất:	36
Chương trình sản xuất:	36
Cân bằng vật chất:	37
Số liệu ban đầu:	37
Tính cân bằng vật chất cho dây chuyền sản xuất yaourt dạng gel:	37
Tính cân bằng vật chất cho dây chuyền sản xuất sữa tươi thanh trùng không đường : 39
Tính cân bằng vật chất cho dây chuyền sản xuất chung:	40
PHẦN 5: TÍNH TOẤN THIẾT BỊ	43
.Thiết bị chung cho cả 2 quy trình:	44
Xebồn	44
Tank chứa sữa tươi:	44
Định lượng	45
Thiết bị chuẩn hóa:	45
Thiết bị xử lý nhiệt:	46
Thiết bị đồng hóa làn 1 :	47
 Thiết bị cho quy trình sữa tươi thanh trùng	48
Thiết bị khuấy trộn:	48
Thiết bị lọc	48
Bồn chứa trước khi đồng hóa	49
Thiết bị đồng hoá lần 2:	49
Thiết bị thanh trùng	49
Rót	51
Thiết bị cho quy trình sữa chua tiệt trùng	52
Thiết bị cấy giống:	52
Thiết bị lên men:	53
Thiết bị phối trộn:	54
Thiết bị rót:	55
Chọn bơm:	56
Thiết bị CIP:	56
Tính tổ chức :	59
Sơ đồ tổ chức :	59
Tính nhân công	59
Tính xây dựng :	61
Khu sản xuất chính :	61
Các công hình khác :	62
Tính khu đất xây dựng nhà máy :	69
Diện tích khu đất:	69
Tính hệ số sử dụng Ksd:	69
THUYẾT MINH TỔNG MẶT BẰNG NHÀ MÁY:	70
Phần 7 : Tính điện - hơi - nước - lạnh :	72
Tính điện :	72
Điện dùng cho chiếu sáng :	72
Điện dùng cho động lực :	74
Xác định phụ tải:	75
Tính điện năng tiêu thụ hàng năm:	75
Chọn máy biến áp :	76
Chọn máy phát điện	78
TÍNH HƠI:	78
Tính chi phí hơi:	78
Tính nước và hơi cho CIP:	82
Chọn nồi hơi:	84
Nhiên liệu:	84
Chi phí lạnh dùng cho sản xuất:	85
Chi phí lạnh cho bảo quản sữa tươi nguyên liệu:	85
Chi phí lạnh cho quá trình thanh trùng:	86
Tính chi phí lạnh cho kho lạnh trong phân xưởng chính :	87
Tính chi phí lạnh cho kho thành phẩm :	87
Tổng chi phí lạnh :	88
TÍNH NƯỚC:	88
Nước dừng cho lò hơi:	89
Nước dừng cho sinh hoạt	89
Nước dùng vệ sinh thiết bị:	89
Lượng nước sinh hoạt và vệ sinh cho cả nhà máy trong 1 ngày là:	89
Thoát nước:	89
PHẦN 8: TÍNH KINH TỂ	90
Vốn đầu tư cho tài sản cố định :	90
Vốn xây dựng nhà máy:	90
Vốn đầu tư cho máy móc, thiết bị:	91
Vốn đầu tư cho tài sản cố định:	93
Tính lương :	93
Lao động gián tiếp:	93
Lao động trực tiếp:	93
Tính chi phí sản xuất trong 1 năm :	94
Chi phí nhiên liêu, năng lượng sử dụng chung:	94
Chi phí nguyên vật liệu chính và phụ của từng dây chuyền sản xuất:	94
Tính giá thành cho 1 đơn vị sản phẩm:	95
Tính giá thành cho sản phẩm:	95
Tính hiệu quả kinh tế :	98
Tính lãi vay ngân hàng trong 1 năm: Chọn lãi suất 12%/năm (đối với ngành công
nghiệp nhẹ)	98
Tính tổng vốn đầu tư:	98
Tính doanh thu (thuế VAT):	98
Thuế doanh thu: lấy 25% doanh thu	99
Lợi nhuận tối đa sau thuế:	99
Thời gian hoàn vốn của dự án:	99
PHẦN 9: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH NHÀ MÁY	100
An toàn lao động :	100
An toàn thiết bị	100
An toàn điện:	100
An toàn về hơi	101
Phòng cháy và chữa cháy	101
Các lĩnh vực khác	101
9.2 Vệ sinh nhà máy :	102
Vệ sinh cá nhân:	102
Vệ sinh nhà xưởng:	102
Chương trình CIP:	102
Thông gió cho nhà máy:	103
Chiếu sáng:	103
Cấp thoát nước:	103
Cấp nước:	103
Thoát nước:	104
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN	105
DANH SÁCH CÁC BẢNG :
Băng 1 Bình quân sữa tiêu dùng /người hàng năm ( nguồn  )	9
Bảng 2 số lượng nhà máy và sản lượng sữa của các nhà máy khác	10
Bảng 4. Thông kê sô lượng lao động tại các KCN giai đoạn 2006- 2011 ( Nguôn: Ban quăn lý các
KCN tình Đồng Nai).	...........	...	....'.	.... 7.	 13
Bảng 5 Yêu cầu sữa tươi nguyên liêu [2]	28
Bảng 6 Tiêu chuẩn về nước săn xuẩt (QCVN 02:2009/BYT)	28
Bảng 7 Tiêu chuẩn chất ổn định, phụ gia (TCVN 6471-98)	29
Bảng 8. Sơ đồ nhập nguyên liệu của nhà máy	36
Bảng 9. Kế hoạch sản xuất của nhà máy	36
Bảng 10 Chương trình săn xuất của nhà máy	36
Bảng 11. Cân bằng vật chất dây chuyền sữa chua tiệt trùng dạng gel	37
Bảng 12. Cân bằng vật chất quy trình sữa thanh trùng không đường	39
Bảng 13. Cân bằng vật chất dây chuyển sản xuất chung	40
Bảng 14. Cân bằng vật chất hai dây chuyền sản xuất của nhà máy	42
Bảng 15. Tóm tắt thiết bị của nhà máy	43
Bảng 16. Bảng thòi gian làm việc	57
Bảng 17. Thời gian làm việc của các thiết bị làm việc gián đoạn	58
Bảng 18. Số nhân công làm việc gián tiếp	59
Bảng 19. Số nhân công làm việc trực tiếp	60
Bảng 20. Bảng tóm tắt kích thước của các công trình khác trong nhà máy	62
Bảng 21. Bảng tóm tắt điện dân dụng của nhà máy	73
Bảng 22. Bảng tóm tắt điện động lực của nhà máy	74
Bảng 23. Lượng nhiệt sử dụng cho các quá trình trong 1 ngày	78
Bảng 24. Chỉ phí lạnh dùng cho sản xuất	85
Bảng 25. Lượng nước sử dụng cho nhà máy	88
Bảng 26. Vốn đầu tư cho thiết bị sản xuất	91
Bảng 27. Chi phí nhiên liệu, năng lượng.	94
Bảng 28. Chi phí nguyên vật liệu của dây chuyền sữa tươi thanh trùng không đường và yaourt tiệt
trùng	94
Bảng 29. Năng suất và thòi gian lao động trong năm	95
Bảng 30. Doanh thu hàng năm.	99
DANH SÁCH CÁC HÌNH :
Hình. 1 Sơ đồ quy trình công nghệ	28
Hình. 2 Bồn chứa sữa Tetra Alsafe	45
Hình. 3 Thiết bị ly tâm Tetra Alfast Plus	46
Hình 4. Thiết bị gia nhiệt bản mỏng	47
Hình. SThiết bị đồng hóa Tetra Alex	47
Hình. 6 Thiết bị thanh trùng	50
Hình. 7 Thiết bị máy rót	51
Hình 8. Thiết bị cấy giống	52
Hình 9.Thiết bị lên men	54
Hình 10. Thiết bị phối trộn	55
Hình 11 Máy biển áp MBA 3 PHA 35/0.4 180 kVA	77
PHẦNI: LUẬN CHỬNG KINH TẾ
Nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm :
- Sau hơn hai mươi năm đổi mới, nước ta đã thu được thành tựu đáng khích lệ trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hoá, đời sống xã hội...Sự phát triển của đất nước làm cho đời sống của người dân tăng lên, nhu cầu dinh dưỡng của người dân cũng tăng cao. Do đó, ngành công nghệ thực phẩm là ngành khoa học quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho con người và góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Trong đó phải kể đến ngành công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa. Nước ta có vị trí địa lý thuận lợi, khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đây là điều kiện rất tốt cho việc chăn nuôi bò sữa. Mặt khác nhà nước ta đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho sự phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam. về mặt thị trường, nước ta hiện nay đang tiêu thụ mạnh các sản phẩm từ sữa như: sữa tươi thanh trùng, tiệt trùng, sữa chua uống và nhiều sản phẩm khác.. .Trong số đó sữa tươi được xem là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, giàu vitamin và khoáng chất từ thiên nhiên, rất tốt cho cơ thể. Sữa tươi không những được sử dụng thường xuyên như một thức uống hàng ngày, mà còn dùng dưới nhiều hình thức khác nhau từ pha chế, trộn với trái cây, làm bánh và thêm vào các món ăn. Nhu cầu thị trường đối với sữa tươi rất cao (778,3 ngàn tấn sữa thanh trùng và tiệt trùng, 2010, bình quân sữa tiêu dùng đầu người năm 2008 là 14,8kg/người năm). Ngoài sữa nước yaourt là một trong những sản phẩm lên men từ sữa có một vị chua rất đặc trưng, hương vị thơm ngon.Các vi khuẩn lactic có trong yaourt có lợi cho hệ tiêu hóa của con người, làm chậm quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ của con người.Và lượng yaourt tiêu thụ hàng năm cũng không thấp ( 150,8 ngàn tấn sữa chua/năm, 2010)
Bảng 1 Bình quân sữa tiêu dùng /người hàng năm (nguồn
 )
Năm
Dân số (triệu)
B.quân sữa tươi/ng/năm
(lít)
Tiêu thụ sữa/ năm (1000 tấn)
Tiêu thụ sữa ng/ năm (lít)
TL sữa sản xuất trong nước (%)
2000
77,68
0,662
628
8,09
8,18
2001
78,90
0,820
-
-
-
2002
80,00
0,980
-
-
-
2003
81,20
1,560
-
-
-
2004
82,50
1,834
-
-
-
2005
83,12
2,378
1004
12,22
19,39
2006
84,00
2,570
1056
12,71
20,22
2007
84,60
2,771
1239
14,75
18,77
2008
85,30
3,073
1257
14,81
20.07
2009
86,00
3,234
-
-
- Mặc dù nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm sữa nói chung hay sữa tươi và yaourt nói riêng, cũng như ngành công nghiệp chế biến sữa mặc dù có nhiều nỗ lực đầu tư, phát triển. Tuy nhiên, số lượng các nhà máy chế biến sữa không nhiều, khối lượng các sản phẩm sữa sản xuất trong nước còn hạn chế nên vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Bảng 2 số lượng nhà máy và sản lượng sữa của các nhà máy khác
(Nguồn: Báo cáo của Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk, 8-2008)
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
Công ty Vỉnamỉlk
Số lượng nhà máy
7
8
8
9
Tống công suất quy ra sữa tươi hàng năm (1000 lít/năm )
736.769
823.991
1.106.768
1.218.315
Tính riêng công suất sữa tươi ( 1000 lít/năm )
174.049
190.275
235.616
290.172
Các công ty khác
Số lượng nhà máy ( 90% sản xuất sữa tươi)
8
9
11
13
Vì thế chúng ta đã nhập nhiều loại sữa từ nước ngoài. Hàng năm Việt Nam đang nhập một lượng lớn sữa để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước. Năm 2000 giá trị sữa nhập đạt 140,9 triệu USD, năm 2008 tăng (Nguồn: Cục Chăn nuôi, 2006, Tổng cục thống kê 2009.) lên 535 triệu USD. Trong khi giá trị sữa xuất khẩu giảm, chỉ đạt 76 triệu USD. Nhập siêu sản phẩm sữa năm 2008 là 459 triệu USD.
Do vậy việc xây dựng thêm nhà máy sản xuất sữa tươi thanh trùng không đường và yaourt tiệt trùng sẽ đáp ứng một phần nhu cầu của thị trường, cũng như tăng thêm tính cạnh tranh của sản phẩm nước nhà với các sản phẩm ngoại nhập khi mà chỉ thị số 24/CT-TTg về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" được đưa ra sẽ tạo điều kiện cho khả năng phát triển của nhà máy
. Số liệu về nguyên liệu và vùng nguyên liệu :
Số liệu về nguyên liệu :
- Bò sữa được nuôi ở Việt Nam thường là giống bò lai Hà-Việt và bò lai Sind (cái lai F1 giữa bò vàng Việt Nam lai bò Sind)
Khả năng cho sữa :
Loại bò
Chu kỳ cho sữa
Năng suất sữa trung bình
Bò Hà - Việt
270 - 300 ngày
08-10 kg/ngày
Bò lai Sind
240 - 170 ngày
06 - 08 kg/ngày
Ngoài ra điêu kiện môi trường, khí hậu chuông nuôi, cách chăm sóc nuôi dưỡng và cách vắt sữa cũng có ảnh hưởng đến thành phần và sản lượng sữa.
Số liệu về vùng nguyên liệu .*
Sữa được thu mua chủ yếu từ các trại bò sữa Long Thành - Đồng nai.
Tỉnh Đồng Nai có 589.474 ha Diện tích đất trống, đồi trọc cần phủ xanh là 43.757 ha là nơi thuận lợi cho việc chăn nuôi bò sữa.
Tỉnh có truyền thống chăn nuôi bò sữa với số lượng bò sữa trên toàn tỉnh là 1.670 con ( 2009 ) .
Tuy nhiên để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho nhà máy thì nguyên liệu có thể nhập khẩu từ nước ngoài vì theo thống kê nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu sản xuất, trong khi đó 70% còn lại phải nhập khẩu (Somers, 2009).
Bảng 3 Giá trị nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa (Nguồn Cục chăn nuôi, GSO)
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
11/2009
Giá trị nhập khẩu (Nghìn USD)
125.569
163.589
204.066
n/a
302.659
462.229
533.909
287.140
1.3 . Chọn vị trí xây dựng nhà máy :
* Lựa chọn địa điểm:
Để thỏa các nguyên tắc lựa chọn địa điểm nhà máy đặt tại khu công nghiệp Biên Hòa, phường An Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Đây là khu công nghiệp thuộc địa bàn tỉnh Đồng Nai, một trong các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là địa phương tập trung rất nhiều khu công nghiệp cả nước.
Vị trí địa lý :
Một mặt giáp quốc lộ 1, tuyến giao thông huyết mạch Bắc - nam và là điểm giao lộ giữa Đồng Nai - Tp.HCM - Vũng Tàu.
Cách thành phố Biên Hòa 5 km
Cách thành phố Hồ Chí Minh 25 km
Cách sân bay Tân Sơn Nhất 30 km
Cách cảng Phú Mỹ 44 km
Cách cảng Sài Gòn 30 km
Cách cảng Đồng Nai 2 km
Cách ga Sài Gòn 28 km
Tổng diện tích: 355 ha.
Hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp :
Giao thông: đường giao thông và đường nội bộ hoàn chỉnh. Mặt đường trải bêtông nhựa với tải trọng (H30-30MT/cm2 ).
Cấp điện: 2 trạm biến áp 40MVA từ lưới điện quốc gia. Hệ thống cung cấp điện cho nhà máy nằm trong mạng lưới điện cung cấp cho khu công nghiệp. Ngoài ra để đề phòng sự cố mất điện lưới đột xuất, nhà máy dự trữ thêm một số máy phát điện để dùng khi mất điện.
Cấp nước: lượng nước tiêu thụ trong một nhà máy sữa là rất lớn. Nước sử dụng với các mục đích: Nước phụ trợ: nước sinh hoạt, nước làm mát thiết bị, dùng cho nồi hơi, sử dụng cho chu hình CIP...DO vậy chất lượng của nước đưa vào sản xuất rất quan trọng và nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Nhà máy xây dựng một hệ thống xử lý nước, với nguồn cung cấp là nước ngầm. Nước sau khi được xử lý phải đạt tiêu chuẩn nước dùng cho sản xuất sữa.
Hơi nước : hơi nước là một trong những nguồn phụ trợ rất quan trọng đối với một nhà máy sản xuất, trong nhà máy hơi được dùng với nhiều mục đích khác nhau, nhưng chủ yếu là dùng cho sản xuất, cho sinh hoạt...Để đảm bảo cho hoạt động của nhà máy, hơi cấp phải là hơi bão hoà, được cấp bởi lò hơi có áp suất > 9,5 atm.
Nguồn cung cấp nhiên liệu: để đảm bảo cho lò hơi hoạt động tốt, cho nhiệt lớn, sạch sẽ và ít độc hại đáp ứng được yêu cầu về sản xuất cũng như đảm bảo vệ sinh môi trường, nhà máy sẽ sử dụng dầu DO, FO, xăng và dầu nhờn được mua từ nhiều nguồn khác nhau, có thể mua từ công ty dầu khí Petrolimex.
Thông tin liên lạc: bưu điện khu công nghiệp Biên Hòa vố mạng thông tin IDD hiện đại và các dịch vụ bưu chính khác sẵn sàng các nhu cầu đầu tư cũng như cấp dịch vụ VoIP, ADSL...
Hệ thống thoát nước : Đi đôi với các yêu cầu cấp nước, việc thoát nước thải cũng không kém phần quan trọng. Trong nhà máy sữa, nước thải chủ yếu là nước rửa các thiết bị trong đó chủ yếu là hoá chất cộng với các chất hữu cơ - môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển.... Do đó hệ thống thoát nước phải đảm bảo thoát hết nước, không bị ứ đọng, không ảnh hưởng đến vệ sinh, môi trường trong khu sản xuất chính.
Xử lý nước thải: nước thải từ khu công nghiệp Biên Hòa 1 được thu gom về trạm bơm và đưa về xử lý tại nhà máy xử lý nước thải Biên Hòa 2 với công suất 4000 m3/ngày
( công suất thiết kế 2500 m3/ngày).
Giá điện: 815 đồng/kWh.
Giá nước: 4590 đồng/m3.
Phí xử lý nước thải: 0,28 USD/m3.
Giao thông:
Biên Hòa là đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia.
Đường bộ : thành Phố Biên Hòa có hệ thống đường bộ với nhiều con đường huyết mạch của Đồng Nai và cả nước như: quốc lộ 1A, quốc lộ 51, Quốc lộ 1K, Tỉnh lộ 768, Tỉnh lộ 16,...
Đường sắt: thành phố có hệ thống đường sắt Thống Nhất chạy ngang qua thành phố
Đường hàng không : Thành phố Biên Hòa có vị trí khá thuận lợi khi rất gần với các sân bay như Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (35km), Sân bay Quốc tế Long Thành (10 km), thành phố còn có Sân bay Biên Hòa là sân bay quân sự lớn nhất cả nước
Nguồn nhân lực :
Dân số tỉnh Đồng Nai 1.990.678 người ( 01/04/1999 ) trong đó số người trong độ tuổi lao động xã hội trong toàn tỉnh là 945.000 người, chiếm 47,47% dân số.
Bảng 4. Thống kê số lượng lao động tại các KCN giai đoạn 2006- 2011 ( Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai)
STT
Năm
Số lao động (người)
1
2006
240.628
2
2007
280.176
3
2008
314.498
4
2009
338.115
5
2010
348.473
6
2011
375.615
7
3/2012
403.061
Theo bảng thống kê ta thấy lực lượng lao động của tỉnh Đồng Nai vẫn còn dồi dào có thể đáp ứng được nhu cầu của nhà máy.
Trình độ dân trí: đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học từ năm 1998.
Nguồn lực con người phù hợp cho yêu cầu phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Năng suất sản lượng của nhà máy :
Dựa vào nhu cầu cần thiết của con người (bảng 1) và tình hình thực tế của đất nước, cho nên ta lựa chọn năng suất cho  ... ,808789
Chi phí nguyên vật liệu chính và phụ của từng dây chuyền sản xuất:
Bảng 28. Chi phí nguyên vật liệu của dây chuyền sữa tươi thanh trùng không
đường và yaourt tiệt trùng.
STT
Danh mục
Đon vị
Đon giá (103 đ)
Số lượng (trong lnăm).
Thành tiền (106 đ)
1
Sữa tươi
Lít
12
17869952,04
214439,4245
2
Bao bì hộp nhựa nắp
Cái
0.2
103200.103
20640
nhôm (yaourt)
Bao bì hộp giấy (sữa tươi)
Cái
0,4
7319150
2927,66
3
Phụ gia (chất ổn định, chất nhũ hóa).
Kg
150
104617,28
15,692592
Tổng
238022,7771
Tính giá thành cho 1 đon vị sản phẩm :
Giá thành là cơ sở để doanh nghiệp hoạch định giá bán và lợi nhuận. Từ đó tìm cách giảm bớt chi phí sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Giá thành của sản phẩm bao gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
+ Chi phí nhân công.
+ Chi phí sản xuất chung.
Phương pháp tính sử dụng ở đây là hoạch định giá thành theo từng khoản mục. Các khoản mục dùng chung sẽ được phân bổ theo tỉ lệ thành phẩm hoặc theo tỉ lệ thời gian lao động, tùy thuộc vào mỗi khoản mục:
Bảng 29. Năng suất và thời gian lao động trong năm.
STT
Mặt hàng
Năng suất thành phẩm (tấn sản phẩm/năm)
Thòi gian lao động (ca/năm).
1
Sữa tươi
6880
688
2
Yaourt
10320
688
Tính giá thành cho sản phẩm:
Ta tính chi phí của từng khoản mục.
Chỉ phí nguyên vật liệu trực tiếp:
- Bao gồm:
+ Chi phí năng lượng- nhiên liệu:
N1=7297,808789.106 (đồng/năm).
+ Chi phí nguyên vật liệu chính và phụ:
N2=23 8022,7771.106 (đồng/năm).
+ Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Nt=245320,5859.106 (đồng/năm).
Chỉ phí trả lương nhân công:
Phương pháp tính là phân bổ chi phí theo thời gian lao động.
Lr= 9187,2.106 (đồng).
Chỉ phí sản xuất chung
Trước hết, tính chi phí sản xuất chung cho cả 2 mặt hàng, sau đó nhân với hệ số
phân bổ sẽ được chi phí sản xuất chung của từng mặt hàng.
Khấu hao tài sản cố định:
H = H1 + H2 =607,878.106 +1682,45 .106= 2290,328.106 (đồng/năm).
Chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, sơn sữa công trình xây dựng:
+ Chi phí bão dưỡng thiết bị: (lấy 10 % vốn đầu tư cho thiết bị)
10% X V’2= 1682,45.1 o6 (đồng/năm).
+ Chi phí sơn sữa công trình xây dựng: (lấy 5% vốn đàu tư cho xây dựng) 5% X V1’= 607,878.106 (đồng/năm).
Tiền mua bảo hộ lao động: tính 250.000 đồng/người/năm
127x250000 = 3175000(d) = 32.106 (đồng/năm)
Chi phí khác bằng tiền: Lấy 30% chi phí trả lương nhân công bao gồm các chi phí cho cho hoạt động bán hàng, giới thiệu sản phẩm, giao lưu, giải trí, du lịch.
X ớ, 3. 106=2756,16.1 o6 (đồng/năm).
Tổng chi phí sản xuất chung:
Mt = 7368,816.106(đồng/năm)
Tổng chỉ phí sản xuất của 2 dây chuyền trong 1 năm:
Ft = Nt + Lt + Mt =261876,6019.106 (đồng/năm)
Giá thành cho 1 đon vị sản phẩm sữa tưoi:
- Chi phí sản xuất của dây chuyền sữa tươi:
Fl = Ft X (2/5)= 261876,6019.106x (2/5)= 104750,6408.106
(đồng/ năm)
Sữa tươi được bao gói trong hộp giấy 900 ml = 0,9 lít
Trong đó:
Qi: năng suất của dây chuyền sữa tươi. Q1 = 6587235 lít/nãm Fi: tổng chi phí sản xuất tính cho sữa tươi (đồng).
F1 =104750,6408.106 (đồng)
_ 104750,6408.106	,
G1 =	= 15902,06525 (đong/lít).
6587235
15902,06525	,„,,0«^ /U n . X
G1 = 	= 14311,85872 (đống/hộp).
0^
Giá thành cho 1 đon vị sản phẩm yaourt:
- Chi phí sản xuất của dây chuyền yaourt:
F2 = Ft/ (3/5)= 261876,6019.106x (3/5)= 157125,9611.1 o6
(đồng/ năm)
Sữa tươi được bao gói trong hộp nhựa có nắp bằng nhôm 96 ml = 0,096 lít
g2=
Trong đó:
Q2: năng suất của dây chuyền yaourt. Q2 = 9,9072. 106 lít/năm
F2: tổng chi phí sản xuất tính cho yaourt (đồng).
F2 =157125,9611.106 (đồng)
_ 157125,9611.106
G2 =	*	\	= 15859,77482(đồng/lít).
9,9072. l(í	v & 7
G2 = 1585Ỵ7482 =1522,538383 (đồng/hộp).
0,096
Tính hiệu quả kinh tế :
Tính lãi vay ngân hàng trong 1 năm: Chọn lãi suất 12%/năm (đối với ngành công nghiệp nhẹ).
Lãi vay vốn cố định: (LVCĐ)
LVCĐ=0,12 xVcđ = 0,12 X 59045,084.106 = 7085,41008.106 (đồng/năm)
Lãi vay vốn cho chi phí sản xuất: (LVV).
LVV= Ft X 0,12 = 0,12X 2618766019.1 o6 = 31425,19223.1 o6 (đồng/năm)
Tổng lãi vay ngân hàng:
NH -LVCD + LW = 7085,41008.106 + 31425,19223.106 = 38510,60231.106
(đồng/năm)
Tính tổng vốn đầu tư:
Vốn lưu động:
VLĐ = FT = 261876,6019. 106 (đồng/năm)
Tổng vốn đầu tư:
VT = VCĐ + VLĐ =59045,084.106+ 261876,6019.1 o6
=320921,6859.106 (đồng/năm).
Tính doanh thu (thuế VAT):
Doanh thu/năm =giá bánx doanh số/năm
(doanh số ước tính đạt 90% cho sản phẩm sữa tươi, 87% cho sản
phẩm yaourt).
Bảng 30. Doanh thu hàng năm.
STT
Mặt hàng
Năng suất
(triệu 1/năm)
Dung tích hộp(ml)
Năng suất (hộp/năm)
Giá thành (đ/hộp)
Giá bán (đ/hộp)
Doanh thu
(106đ/năm)
1
sữa tươi
6,587235
900
7319150
14311,85872
25000
164680,875
2
yaourt
9,9072
96
103200. 103
1522,538383
3900
350157,6
Tổng
514838,475
Thuế doanh thu: lấy 25% doanh thu
TDT = 0,25 X 51483 $475.1 o6 = 128709.6188.1 o6 (đồng/năm)
Lọi nhuận tối đa sau thuế:
LN = doanh thu - thuế doanh thu - chi phí sản xuất - lãi ngân hàng
LTV = (514838,475 - (114631,6013+ 261876,6019+3 851,60231)). 1 o6
= 85741,65199.1 o6 (đồng/năm)
Thời gian hoàn vốn của dự án:
Thời gian hoàn vốn của nhà máy là:
T =	= 3,645 (năm).
LN + H (85741,65199+2290,328).1O6	v 7
-Vậy thời gian hoàn vốn của nhà máy là khoảng 3 năm 7 tháng.
Thời gian hoàn vốn nhanh nhất của dự án đầu tu cho nhà máy sản xuất sữa tươi thanh trùng và yaourt tiệt trùng trong đồ án này tương đối phù họp, bởi vì nguyên liệu chính cho sản xuất đi từ sữa tươi nên lợi nhuận khá cao. Vì vậy việc đầu tư cho dự án này là hoàn toàn họp lí.
PHẦN 9: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH NHÀ MẢY
An toàn lao động :
Trong các nhà máy sản xuất, an tòan lao động là một trong những vấn đề được đặt lên hàng đầu. Sản xuất an toàn giúp đảm bảo cho sức khỏe của người công nhân, giúp kéo dài tuổi thọ của thiết bị và tránh được các thiệt hại về kinh tế cho nhà máy.
An toàn thiết bị
Nhà máy sữa có đặc điểm được đầu tư lắp đặt các thiết bị tương đối hiện đại, đồng bộ của các hãng có uy tín trên thế giới. Chính vì vậy mà thiết bị khi hoạt động không gây tiếng ồn, không gây bụi, môi trường thông thoáng sạch sẽ.
Khoảng cách giữa các thiết bị phải đảm bảo an toàn
Người công nhân phải được đào tạo bài bản, khi vận hành phải kiểm tra thông số của từng loại máy. Tuân thủ đứng nguyên tắc, chế độ vận hành máy trong quá trình sản xuất không được xao nhãng, đi lại hoặc trò chuyện gây ồn ào.
Các đường ống phải đảm bảo không rò rĩ. Thường xuyên kiểm tra đường ống, khi có sự cố xảy ra cần thông báo cho phòng cơ khí, kịp thời sửa chữa.
An toàn điện:
Đảm bảo cách điện tuyệt đối trên các đường dây dẫn, đường dây dẫn điện chính phải có hệ thống bảo hiểm, phòng trường hợp có sự cố về điện, cường độ dòng điện tăng lên đột ngột. Mạng lưới dây dẫn điện phải được kiểm tra thường xuyên, nhằm phát hiện và sửa chữa kịp thời những chỗ hư hỏng.
Cầu giao điện và tụ điện phải đặt ở những nơi cao ráo và an toàn và dễ xử lý phải có đội ngũ chuyên ngành về sử dụng các dụng cụ về điện, đầy đủ các dụng cụ về điện. Khi phát hiện những sự cố về điện như hở đường dây, chạm mát phải kịp thời ngắt điện để ngừng sản xuất kịp thời.
Những người không có trách nhiệm không được tự tiện vận hành cầu dao, tủ điện và các thiết bị điện khác.
Thường xuyên kiểm tra nhắc nhở cán bộ, công nhân về việc an toàn về điện và phổ biến rộng rãi các phưong pháp cứu chữa người bị nạn.
An toàn về hoi
Hoi được sử dụng trong nhà máy thực phẩm rất nhiều, nhất là đối với nhà máy chế biến sữa. Do nhiệt độ của hoi khá cao, nếu xảy ra sự cố như dò hơi sẽ dễ gây ra bỏng đối với công nhân. Vì vậy với các thiết bị dùng hơi phải có đầy đủ các dụng cụ kiểm tra nhiệt độ, áp suất của thiết bị. Tất cả các thiết bị dùng hơi phải có van an toàn và van an toàn phải được đặt cao 1-4,5m so với mặt đất. Đường ống dẫn hơi phải được bọc kỹ tránh hiện tượng rò rỉ và tránh tổn thất nhiệt
Van đóng mở hơi ở thiết bị đường ống phải được kiểm tra thường xuyên, đồng hồ đo áp suất, nhiệt độ của hơi phải kiêm tra định kỳ.
Công nhân trong phân xưởng sản xuất và đặc biệt công nhân trong phân xưởng nồi hơi phải được trang bị đầy đủ kiến thức khi sử dụng hơi và cách cấp cứu, xử lí khi có người bị bỏng hơi.
Phòng cháy và chữa cháy
Thiệt hại do hoả hoạn là rất lớn, nó không những làm thiệt hại về kinh tế mà còn gây nguy hiểm cho người lao động . Vì thế tất cả các đường dây điện trong nhà máy phải được bọc cháy nổ. Kho xăng dầu phải bố trí xa khu sản xuất, mỗi phân xưởng phải được bố trí các bình co2 . Hệ thống cung cấp thoát nước cứu hoả được bố trí hợp lí, hệ thống cửa thoát hiểm phải được đảm bảo.
Các lĩnh vực khác
Ngoài các tiêu chuẩn an toàn về điện hơi, phải chú ý tới các lĩnh vực khác như phân xưởng sản xuất lon, cắt sắt, dập nắp, Vì ở đây có các tác động cơ học nên công nhân làm việc phải được trang bị đầy đủ kiên thức về vận hành thiết bị và bảo hộ lao động. Người công nhân đứng máy phải có đủ sức khoẻ, tay nghề cao.
9.2 Vệ sinh nhà máy :
Yêu cầu đảm bảo vệ sinh nhà máy và vệ sinh môi truờng xung quanh nhà máy ngày nay có một tầm quan trọng rất lớn. Đặc biệt là trong các nhà máy chế biến sữa. Sữa là sản phẩm giàu dinh dưỡng đối với con người, nhưng cũng là môi trường thuận lợi để các vi sinh vật sinh sôi phát triển. Trong đó có các vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm như: thương hàn, kiết lỵ, thổ tả, Streptococcus, Staphỉlococcus...
Để sản xuất ra các sản phẩm đạt chất lượng cao, nhà máy phải đảm bảo một số yêu cầu về vệ sinh sau:
Vệ sinh cá nhân:
Các công nhân làm việc ở đây không có bệnh ngoài da, bệnh truyền nhiễm Trước khi vào sản xuất công nhân phải thay quần áo đồng phục và bảo hộ lao động mũ, găng tay, ủng dành riêng cho sản xuất mà không được đi ra ngoài với hang phục của nhà máy.
Khi qua các bộ phận sản xuất khác nhau, phải có bể nước sát trùng.
Vệ sinh nhà xưởng:
Đối với các kho chứa nguyên liệu, kho thành phẩm phải thường xuyên vệ sinh, đảm bảo sạch, sẽ khô ráo để nguyên liệu và thành phẩm bảo quản được lâu dài.
Nhà xưởng phải vệ sinh sau mỗi ca sản xuất.
Chương trình CIP:
Chạy CIP cho các thiết bị, tank, đường ống, ngay khi có thể, tránh việc sữa bị khô trên bề mặt các thiết bị, tank, đường ống gây khó khăn cho tẩy rửa,
Thiết bị sử dụng Tetra - Acip 10,
Yêu cầu khi sử dụng thiết bị:
+ Hóa chất dùng cho CIP phải đầy đủ và đạt yêu cầu.
+ Bật công tắc điện về chế độ “ON”.
+ Kiểm tra nồng độ đo áp suất hơi đạt 2,5- 3 bar.
+ Kiểm tra hệ thống khí nén đạt 6 bar.
+ Kiểm tra dung dịch trong bồn tuần hoàn.
+ Kiểm tra lại hệ thống đầu nối, bơm bồn.
Đối với phân xưởng sản xuất vệ sinh phải được đảm bảo ở mức độ cao nhất, vì nếu không rất dễ có sự nhiễm tạp vào sản phẩm, do thiết bị phải được rửa và sát trùng sau mỗi công đoạn sản xuất.
Thông gió cho nhà máy:
Trong quá trình sản xuất các thiết bị sinh ra nhiều nhiệt làm tăng nhiệt độ trong phân xưởng. Nước ta lại có khí hậu nóng ẩm nên dễ gây sự khó chịu cho người công nhân khi làm việc. Đe đảm bảo thông gió cho nhà máy, trước hết phải bố hí nhà máy phù họp với hướng gió, tận dụng khả năng thông gió tự nhiên. Phân xưởng phải có cửa mái, cửa sổ, cửa chớp tạo sự lưu thông khí tốt. Bên cạnh đó, áp dụng phương pháp thông gió nhân tạo, sử dụng hệ thống quạt gió bố trí tại những khu vực nóng bức ngột ngạt. Các thiết bị to không đặt ở cửa ra vào, cửa sổ làm hạn chế gió tự nhiên.
Chiếu sáng:
Ngoài chiếu sáng nhân tạo bằng đèn còn có thể lợi dụng chiếu sáng tự nhiên. Thường dùng ánh sáng đèn đây tóc cho sản xuất vì ánh sáng này có thể diệt khuẩn.
Tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào nhà.
Cấp thoát nước:
Cấp nước:
Nước phục vụ cho sản xuất dùng chế biến sản phẩm, rửa thiết bị, rửa bao bì, sử dụng cho nồi hơi, sinh hoạt, ... Nước dùng trong toàn bộ nhà máy được lấy từ hệ thống giếng khoan có qua lọc, xử lý và được chứa trong bể nước ngầm. Bể được xây bằng bê tông cốt thép chìm trong lòng đất.
Nước dùng trực tiếp cho sản xuất: Bao gồm nước dùng cho chế biến, tác nhân lạnh, nồi hơi, rửa thiết bị.
Trong phân xưởng, đường ống bố trí theo đường khép kín. Nước dùng cho việc cứu hoả lấy trên đường ống dẫn chính có van đóng mở. Việc phòng cháy là hết sức cần thiết ở mọi nơi hiện nay bởi thiệt hại do nó gây ra là rất lớn. Đe đảm bảo phòng chống và chữa cháy nhà máy cần bố trí hệ thống cứu hoả, lượng nước tối thiểu cho việc chữa cháy tối thiểu là 5 lít/giây cho mỗi vòi. Đường kính ống nước để chữa cháy bên ngoài không dưới 100m. Ống dẫn nước có thể làm bằng gang, hoặc thép đường kính 80-150 mm.
Xung quanh các phân xưởng phải được bố trí các van cứu hoả, lượng nước cứu hoả cần phải được đảm bảo cung cấp liên tục 3 giờ liền.
Thoát nước:
Cùng với việc cấp nước cho quá trình sản xuất, việc thoát nước thải do sản xuất và sinh hoạt là một vấn đề đáng quan tâm, vì nó liên quan trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến vệ sinh nhà xưởng, cảnh quan môi trường
Nước thải của nhà máy chế biến sữa được chia làm hai loại:
Nước thải sạch: Là nước phục vụ cho các công đoạn làm nguội gián tiếp, ở một số thiết bị, giàn ngưng. Nước này vào theo đường ống, ra ngoài và có thể dùng lại vào các mục đích khác mà không yêu cầu cao.
Nước thải không sạch: Bao gồm nước từ khu vệ sinh trong sinh hoạt, nước rửa máy móc thiết bị... Nước này thường chứa đất cát, dầu mỡ, các loại chất hữu cơ... là môi trường tốt cho các loại vi sinh vật phát triển, loại này không tái sử dụng được.
Hai loại nước thải trên do có độ sạch khác nhau nên phải có hệ thống thoát nước riêng rẽ. Tuỳ mức nhiễm bẩn mà ta tập trung trước khi xử lý chúng trước khi thải ra ngoài để tránh ô nhiễm môi trường.
Đe xử lý ta thiết kế hệ thống cống ngầm đưa nước về trạm xử lý nước thải, sau đó mới thải ra ngoài. Hệ thống cống ngầm đặt dưới các phân xưởng sản xuất, cống dẫn nước thải đảm bảo có độ dốc từ 0,006 - 0,008 m/m, ở những nơi nối với ống chung hoặc chỗ vòng phải có ga.
Các ống dẫn nước thải bên trong thường làm bằng ống gang, đường kính ống dẫn 50 - 100 mm. Đường dẫn nước thải đi ra theo một phía theo chiều ngang của nhà.
KẾT LUẬN VÀ ĐÈ XUẤT Ý KIẾN
•
Trong đồ án công nghệ thực phẩm này, nhóm chúng em có nhiệm vụ phải thiết kế nhà máy sản xuất hai sản phẩm là sữa tươi thanh trùng và yaourt tiệt trùng từ nguyên liệu sữa tươi với năng suất là 50 tấn sản phẩm/ngày.
Sau một thời gian làm việc nghiêm túc, được sự hướng dẫn tận tình của GVHD TS. Nguyễn Lệ Hà và kiến thức tổng hợp sau bốn năm học tại trường em đã hoàn thành bản đồ án đúng thời gian quy định.
Kết quả tính toán trong đồ án được dựa trên số liệu thực tế của nhà máy chế biến sữa TH true milk và tham khảo giá cả thị trường về các nguyên vật liệu trong thời điểm hiện tại nên có thể tin tưởng được.
Thời gian làm đồ án đã giúp nhóm chúng em hệ thống lại được những kiến thức do các thầy cô truyền dạy và giúp chúng em có một tư duy tổng quát toàn diện hơn về một số vấn đề chuyên môn về sữa.
Đề xuất ý kiến:
+ Tương lai nhà máy có thể thêm để sản xuất các mặt hàng sữa khác.
+ Cải tiến quy trình công nghệ và thiết bị ngày càng hoàn thiện hơn.
Mặc dù đã rất nỗ lực cố gắng, nhưng vì nhiệm vụ thiết kế bao hàm nhiều lĩnh vực từ công nghệ, xây dựng, kinh tế, tính toán thiết bị, điện, hơi, nước, lạnh... nên bản đồ án không tránh khỏi những thiếu sót. Tuy nhiên đồ án giúp em hiểu thêm về một số ngành liên quan như: cơ khí, xây dựng, kinh tế... tuy chưa hiểu sâu nhưng cũng ít nhiều cho công việc sau này. Chúng em kính mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý của các thầy cô.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docxdo_an_thiet_ke_nha_may_san_xuat_sua_tuoi_thanh_trung_va_yaou.docx
  • pdfdo_an_thiet_ke_nha_may_san_xuat_sua_tuoi_thanh_trung_va_yaou_548309.pdf