Điều trị trật khớp quanh nguyệt mãn tính bằng phương pháp mổ nắn và cố định bên trong
Mục đích của nghiên cứu là đánh giá kết quả 18 trường hợp trật quanh nguyệt
mãn tính điều trị bằng phẫu thuật sau chấn thương 6 tuần. Thời gian từ lúc chấn thương
tới khi điều trị phẫu thuật là 9 tuần (trung bình từ 6 -36 tuần). Thời gian theo dõi trung
bình là 12 tháng. Phương pháp phẫu thuật bao gồm mổ nắn, kết hợp xương bên trong,
khâu dây chằng, tái tạo dây chằng. Chức năng được đánh giá theo thang điểm Mayo và
Cooney. Đánh giá trên Xquang gồm: góc quay nguyệt, góc thuyền nguyệt, độ cao cổ tay
và tình trạng thoái hóa khớp cổ tay. Kết quả có 9 Tốt, 8 Trung bình và 1 trường hợp cố
kết quả xấu. điểm chức năng trung bình là: 77,8 ( tốt). Từ kết quả nghiên cứu của chúng
tôi thấy rằng phương pháp mổ nắn và cố định bên trong có thể áp dụng trong điều trị
trật quanh nguyệt mãn tính và bệnh nhân hài lòng với kết quả điều trị.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Điều trị trật khớp quanh nguyệt mãn tính bằng phương pháp mổ nắn và cố định bên trong
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 95 ĐIỀU TRỊ TRẬT KHỚP QUANH NGUYỆT MÃN TÍNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP MỔ NẮN VÀ CỐ ĐỊNH BÊN TRONG Đỗ Phước Hùng1, Lê Ngọc Tuấn1 TÓM TẮT Mục đích của nghiên cứu là đánh giá kết quả 18 trường hợp trật quanh nguyệt mãn tính điều trị bằng phẫu thuật sau chấn thương 6 tuần. Thời gian từ lúc chấn thương tới khi điều trị phẫu thuật là 9 tuần (trung bình từ 6 -36 tuần). Thời gian theo dõi trung bình là 12 tháng. Phương pháp phẫu thuật bao gồm mổ nắn, kết hợp xương bên trong, khâu dây chằng, tái tạo dây chằng. Chức năng được đánh giá theo thang điểm Mayo và Cooney. Đánh giá trên Xquang gồm: góc quay nguyệt, góc thuyền nguyệt, độ cao cổ tay và tình trạng thoái hóa khớp cổ tay. Kết quả có 9 Tốt, 8 Trung bình và 1 trường hợp cố kết quả xấu. điểm chức năng trung bình là: 77,8 ( tốt). Từ kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng phương pháp mổ nắn và cố định bên trong có thể áp dụng trong điều trị trật quanh nguyệt mãn tính và bệnh nhân hài lòng với kết quả điều trị. CHRONIC PERILUNATE DISLOCATIONS TREATED WITH OPEN REDUCTION AND INTERNAL FIXATION SUMMARY The purpose of this study was to evaluate the follow-up results of a series of eighteen perilunate dislocations treated operatively at leats six weeks follow-ing injury. The intervals from injury to treatment of the chronic were nine weeks (range, 6-36 weeks). The average follow-up time was 12 months. Surgical procedures included open reduction, internal fixation, grafting, ligament repair, recontraction.Clinical function was evaluated by the Mayo and Cooney Clinical scoring system. The radiological 1 Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP. HCM Người phản hồi (Corresponding): Lê Ngọc Tuấn (bstuanbvctch@gmail.com) Ngày nhận bài: 28/7/2019, ngày phản biện: 07/8/2019 Ngày bài báo được đăng: 30/9/2019 TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 19 - 9/2019 96 assessment included the radiolunate angle, scapholunate angle, the revised carpal height ratio, and presence or absence of midcarpal arthritis. There were nine excellent, eight good and one poor results. The average postoperative clinical score was 77.8 (good). Our results indicate that open reduction and internal fixation can be applied in the treatment of the chronic perilunate dislocations and achieve satisfactory results. ĐẶT VẤN ĐỀ Trật quanh nguyệt chiếm khoảng 10% trong tất cả các chấn thương cổ tay và thường bỏ sót chẩn đoán lên đến 25%. Trật khớp quanh nguyệt được phân loại theo thời gian chấn thương thành 3 nhóm [1], cấp tính được tính sau chấn thương 1 tuần, bán cấp được tính trong khoảng thời gian từ 1 đến 6 tuần, và mạn tính sau chấn thương 6 tuần [1]. Hầu hết các tác giả đều thống nhất điều trị sớm bằng phương pháp mổ nắn trật, cố định bên trong là điều kiện cần thiết để có kết quả điều trị tốt [2]. Tuy nhiên, với trường hợp mạn tính thì điều trị bằng phương pháp mổ nắn trật khó khăn và còn tranh cái [3]. Hàn xương cổ tay được đề nghị bởi Wagner [4] và lấy bỏ hàng 1 xương cổ tay được đề nghị bởi Campbell [5]. Thời hạn mổ nắn được đề nghị là 6 tuần bởi Mac Ausland [6] và 2 tháng bởi Inoue và Shionoya [7], trong khi Green và O’Brien [3] và Fisk [8] đề nghị mổ nắn nên được cố gắng bất kể thời gian trễ. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá kết quả điều trị mổ nắn của trật quanh nguyệt mãn tính và so sánh với các kết quả các báo cáo trước đây. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: Từ năm 2017 đến 12/2018, 18 bệnh nhân với chẩn đoán trật quanh nguyệt mãn tính được điều trị tại bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình. Bỏ sót chấn đoán và chẩn đoán sai ở bệnh viện tuyến trước là nguyên nhân chủ yếu cho trật quanh nguyệt mãn tính, Thời gian từ lúc chấn thương tới điều trị phẫu thuật là 11 tuần (từ 6 tuần đến 36 tuần). Có bệnh nhân có dấu hiệu hạn chế vận động cổ tay và giảm chức năng cổ tay. Bệnh nhân chẩn đoán với trật xương nguyệt ra trước có hội chứng ống cổ tay. Xquang cổ tay thẳng và nghiêng tiêu chuẩn được dùng để đánh giá sau mổ. Chấn thương bao gồm 11 trường hợp tổn thương cung lớn ( 8 trường hợp gãy xương thuyền trật quanh nguyệt, 3 trường hợp có tổn thương mỏm trâm quay và mỏm trâm trụ kèm theo) và 7 trường hợp tổn thương cung nhỏ (trật xương nguyệt ra trước). Tiêu chuẩn chọn lựa bệnh nhân: CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 97 Trên 18 tuổi, không hư khớp cổ tay, thời gian chấn thương > 6 tuần. 2. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu tiền cứu mô tả dọc, thu thập số liệu, phân tích kết quả theo phần mềm SPSS 20.0. Lập hồ sơ bệnh án cho mỗi bệnh nhân. Tái khám bệnh nhân theo định kỳ. Đánh giá mức độ đau theo VAS( visual analog scale) Chèn ép thần kinh giữa: lâm sang, điện cơ EMG. Đo biên độ gập, duỗi, nghiêng trụ, nghiêng quay bằng thước đo góc. Đo sức nắm bàn tay bằng thước đo Jamar (Jamar dynamometer). Chụp X quang cổ tay. Đánh giá chủ quan của bệnh nhân: + khả năng phục hồi chức năng cổ tay (sau mổ) trong sinh hoạt hằng ngày. + Khả năng làm nặng so với trước chấn thương, so với trước mổ theo đánh giá chủ quan của bệnh nhân. + Trở lại với công việc trước chấn thương, thay đổi nghề, hoạt động thể thao. + Mức độ hài long của bệnh nhân. Tổng hợp đánh giá theo thang điểm Mayo Clinic và Cooney. + Rất tốt: ≥ 90 điểm + Tốt: ≥ 80 điểm + Khá: ≥ 65 điểm + Xấu: < 65 điểm Phương pháp phẫu thuật và phục hồi chức năng: Mổ nắn với đường mổ mặt lưng là 15 trường hợp, 3 trường hợp được mổ phối hợp hai đường mổ mặt lưng và mặt lòng. Trong trật quanh nguyệt mạn tính việc nắn chỉnh trật khớp không dễ, để thuận lợi cho việc nắn trật nên làm theo từng bước như sau: làm sạch mô xơ giữa các khe khớp trong cổ tay và ổ gãy sau đó kéo dọc trục bàn tay, dưới lực kéo dãn tiến hành nắn trật khớp giữa xương nguyệt và xương cả trước và xương thuyền gãy. Trong quá trình nắn cần chú ý bảo vệ sụn các xương cổ tay cẩn thận. Xương thuyền gãy được kết hợp xương bằng vít rỗng không đầu 2.8mm (8 trường hợp) có ghép xương xốp mào chậu (6 trường hợp) hoặc xương xốp đầu dưới xương quay (2 trường hợp). Khâu xuyên xương tái tạo dây chằng thuyền nguyệt bằng chỉ bện không tan (Hi-fi) 5 trường hợp, tái tạo dây chằng thuyền nguyệt bằng phương pháp Garcia-Elias 2 trường hợp. Sau khi tái tạo dây chằng thuyền nguyệt, cố định thuyền - nguyệt và nguyệt - tháp bằng đinh kirschner. Khâu phục hồi bao khớp sau, đóng vết mổ, đặt nẹp bột cẳng bàn tay ôm ngón I. Vật lý trị liệu: tập vật lý trị liệu sớm sau mổ, mang nẹp bột cẳng bàn tay TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 19 - 9/2019 98 ôm ngón I từ 6- 8 tuần, sau đó bỏ nẹp, rút đinh cố định tháp- nguyệt, và tập vận động cổ bàn tay có kháng lực. Bệnh nhân trở lại công việc sau 12-16 tuần KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Bệnh nhân bao gồm 16 nam và 2 nữ. tay phải 13 trường hợp, tay trái 5 trường hợp. Tuổi nhỏ nhất là 18 tuổi, lớn nhất là 58 tuổi ( trung bình là 35 tuổi). thời gian theo dõi trung bình là 12 tháng ( từ 6 tháng dến 18 tháng). Kết quả lâm sàng được đánh giá theo thang điểm Mayo và Cooney [9]. Kết quả Xquang bao gồm chiều cao cổ tay, góc quay – nguyệt, góc thuyền- nguyệt và tình trạng thoái hóa khớp cổ tay. Có 12 trường hợp có kết quả tốt, 5 trường hợp có kết quả khá, 1 trường hợp có kết quả xấu. Tại thời điểm theo dõi sau cùng, kết quả sau phẫu thuật có điểm trung bình là 78.7 (tốt). 3 trường hợp có đau nhẹ, 1 trường hợp đau vừa và 14 trường hợp hết đau. Tầm vận động cổ tay trung bình là 94 ± 28 0. Sức nắm bàn tay trung bình là 30 ± 14 kg bằng 75 % so với tay bình thường. Tất cả các trường hợp đều trở lại công việc trước đây, thời gian trung bình để trở lại công việc sau phẫu thuật là 15 tuần. thoái hóa khớp cổ tay tiến triển sau phẫu thuật có 3 trường hợp. Góc thuyền- nguyệt và góc quay nguyệt ngay sau phẫu thuật là 56,2 và 6.8 độ. Tại thời điểm theo dõi sau cùng, góc thuyền- nguyệt và quay – nguyệt trung bình là 57.8 và 4.9 độ. Chiều cao cổ tay ngay sau phẫu thuật là 1.56 và giảm xuống tới 1.48 tại thời điểm theo dõi sau cùng. Việc trì hoãn trong chẩn đoán và điều trị có ảnh hưởng xấu đến tiên lượng của trật quanh nguyệt [10]. Phương pháp điều trị cho trật quanh nguyệt mãn tính bao gồm các phương pháp như mổ nắn bất động bên trong hoặc một số phẫu thuật cứu vãn như lấy bỏ hàng 1 cổ tay, hàn xương cổ tay. Mahmut và cộng sự báo cao 6 ca trật quanh nguyệt mãn tính với phương pháp mổ nắn bất động bên trong có kết quả rất tốt 1 ca, tốt 1 ca, khá 4 ca [11]. Takami và cộng sự báo cáo 4 ca kết quả tốt trong 4 ca trật quanh nguyệt mãn tính ( thời gian trung bình tính từ lúc chấn thương tới lúc phẫu thuật là 12 tuần) điều trị bằng mổ nắn [12]. Trong nghiên cứu của Inoue và cộng sự [7], có 3 ca tốt, 1 ca khá và 2 ca xấu trong 6 ca trật quanh nguyệt mãn tính ( thời gian trung bình từ lúc chấn thương tới lúc phẫu thuật là 16 tuần) được điều trị bằng mổ nắn và bất động bên trong. Một số tác giả khác cho rằng mổ nắn nên được áp dụng cho các trường hợp trật quanh nguyệt mãn tĩnh trước hai tháng sau chấn thương và lấy bỏ hàng xương được cân nhắc với những trường hợp đến muộn sau hai tháng. Trong nghiên cứu này mổ nắn, cố định bằng vít rỗng không đầu cho gãy xương thuyền, ghép xương, khâu tái tạo dây chằng bằng CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 99 chỉ neo, chỉ bện không tan, hay 1 phần gân gấp cổ tay quay. Điểm cổ tay trung bình là 76.8 tương tự kết quả báo cáo của Takami và cộng sự [12]. Không có trường hợp nào đau mạnh trong nghiên cứu của chúng tôi. Sức nắm bàn tay trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi bằng 72% so với tay bên đối diện, tương tự các báo cáo của các tác giả khác [7], [11], [12], [13]. Chúng tôi tin rằng việc giảm đau và phục hồi lại giải phẫu các xương, dây chằng cổ tay là yếu tố chính giúp phục hồi sức nắm bàn tay. Tuy nhiên, không có sự đồng thuận về giới hạn thời gian cho các trường hợp trật quanh nguyệt mãn tính được điều trị bằng phương pháp mổ nắn cho kết quả đạt yêu cầu [6], [7], [8], [9]. Trong nghiên cứu này chúng tôi có kết quả đạt yêu cầu, có trường hợp được phẫu thuật mổ nắn 36 tuần sau chấn thương. Trong ca này tình trạng sụn khớp của xương thuyền, xương nguyệt và xương cả còn tốt và xương thuyền bị gãy. Trong một ca khác phẫu thuật mổ nắn 12 tuần sau chấn thương, kết quả xấu. Trong quá trình phẫu thuật nhận thấy rằng có tổn thương nghiêm trọng sụn khớp của xương thuyền và xương nguyệt. Tại thời điểm theo dõi sau cùng có dấu hiệu thoái hóa tiến triển cổ tay và bệnh nhân đau nhiều cổ tay. Với những ca có kết quả rất tốt và tốt trong nghiên cứu này có tình trạng sụn khớp các xương cổ tay đánh giá trong mổ là tốt. Với những kết quả này có thể thấy giới hạn thời gian tổn thương chỉ là một yếu tố quyết định kết quả điều trị, tình trạng sụn khớp các xương cổ tay cũng là một yếu tố quan trọng khác nên được cân nhắc trong phương pháp mổ nắn và bất động bên trong. Chúng tôi tin rằng các trường hợp đến muộn sau hai tháng, nếu tình trạng sụn khớp các xương cổ tay còn tốt thì có thể mổ nắn và bất động bên trong vẫn cho kết quả khả quan, còn trong trường hợp tình trạng sụn khớp các xương cổ tay bị tổn thương nghiêm trọng thì các phương pháp điều trị cứu vãn như lấy bỏ hàng xương cổ tay, hàn xương cổ tay nên được cân nhắc. KẾT LUẬN Với trật khớp quanh nguyệt mãn tính ngoài yếu tố thời gian từ lúc chấn thương tới lúc mổ là một yếu tố quyết định để điều trị mổ nắn và cố định bên trong thì một yếu tố quan trọng khác cần được cân nhắc là: tình trạng tổn thương sụn khớp các xương cổ tay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Herzberg G, Cooney WP (1993) “Perilunate dislocations and fracture dislocations: a multicenter study”. J Hand Surg Am 18(5):768-779. 2. Inoue G, Imacda T (1997) “Management of trans-scaphoid perilunate dislocations, Herbert screw fixation, ligamentous repair and early wrist mobilization”. Arch Orthop Trauma Surg 116(6-7): 338-340. TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 19 - 9/2019 100 3. Green DP, O’ Brien ET (1978) “Open reduction of carpal dislocations indications and operative techniques”, J Hand Surg Am 3(3): 250-265. 4. Wagner CJ (1956) “Perilunate dislocations”, J Bone Joint Surg Am 38- A(6):1198-1207. 5. Campbell RD Jr, Lance EM (1964) “Lunate and Perilunate dislocations”. J Bone Joint Surg Br 46: 55- 72. 6. MacAusland WR (1944) “Perilunate dislocation of the carpal bones and dislocation of the lunate bone”. Surg Gynecol Obste 79: 256-259. 7. Inoue G, Shionoya K (1999) “Late treatment of unreduced perilunate dislocation”. J Hand Joint Surg Br 24 (2): 221-225. 8. Fisk GR (1984) “The wrist” J Bone Joint Surg Br 66(3): 396-407. 9. Cooney WP, Bussey R (1987) “Difficult wrist fractures. Perilunate fracture dislocations of the wrist”. Clin Orthop Relat Res, 214, pp 136-147. 10. Siegert JJ, Amadio PC (1988) “Treatment of chronic perilunate dislocations”, J Hand Surg Am 13(2): 206- 212. 11. Komurcu M, Takahashi S (2008) “Early and delayed treatment of dorsal transscaphoid perilunate fracture – dislocations”. J Orthop Trauma 22(8): 535-540. 12. Takami H, Masuda A (1996) “Open reduction of chronic lunate and periluante dislocations”. Arch Orthop Trauma Surg 115(2): 104-107. 13. Weir IG (1992) “The late reduction of carpal dislocations”. J Hand Surg Br 17(2): 137-139. 14. Brittberg M, Winalski CS (2003) “Evaluation of cartilage injuries and repair”. J Bone Jt Surg Am 85-A(Suppl 2): 58-69. 15. Hildebrand KA, King GJ (2000) “Dorsal perilunate dislocations and fracture-dislocations: questionnaire, clinical, and radiographic evalution”. J Hand Surg Am 5: 1069-1079. 16. Geissler WB, Whipple TL (1996) “Intracarpal soft- tissue lesions associated with an intra-articular fracture of the distal end of the radius”. J Bone Joint Surg Am 78: 357-365. 17. Nattrass GR, McMurtry RY, Brant RF (1994) An alternative method for determination of the carpal height ratio. J Bone Joint Surg Am 76 (1): 88-94.
File đính kèm:
- dieu_tri_trat_khop_quanh_nguyet_man_tinh_bang_phuong_phap_mo.pdf