Điều tra thử nghiệm đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam

Bài báo giới thiệu về phương pháp đo lường đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp theo

Hướng dẫn Oslo 2005 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế; quá trình lựa chọn các chỉ tiêu thống

kê về đổi mới sáng tạo, phương án áp dụng phương pháp đo lường này vào điều tra thử nghiệm đổi

mới sáng tạo trong 7.641 doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam giai đoạn

2014-2016; một số phân tích, đánh giá được rút ra từ kết quả của cuộc điều tra thử nghiệm; cũng như

đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị về việc tiếp tục áp dụng phương pháp luận điều tra thống kê đổi

mới sáng tạo trong doanh nghiệp, bổ sung, hoàn thiện các chỉ tiêu thống kê đổi mới sáng tạo, điều

tra thống kê đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

pdf 8 trang kimcuc 20680
Bạn đang xem tài liệu "Điều tra thử nghiệm đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Điều tra thử nghiệm đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam

Điều tra thử nghiệm đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
20 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2019
ĐIỀU TRA THỬ NGHIỆM ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG DOANH NGHIỆP 
NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO TẠI VIỆT NAM
Tóm tắt: Bài báo giới thiệu về phương pháp đo lường đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp theo 
Hướng dẫn Oslo 2005 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế; quá trình lựa chọn các chỉ tiêu thống 
kê về đổi mới sáng tạo, phương án áp dụng phương pháp đo lường này vào điều tra thử nghiệm đổi 
mới sáng tạo trong 7.641 doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam giai đoạn 
2014-2016; một số phân tích, đánh giá được rút ra từ kết quả của cuộc điều tra thử nghiệm; cũng như 
đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị về việc tiếp tục áp dụng phương pháp luận điều tra thống kê đổi 
mới sáng tạo trong doanh nghiệp, bổ sung, hoàn thiện các chỉ tiêu thống kê đổi mới sáng tạo, điều 
tra thống kê đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.
Từ khóa: Đổi mới sáng tạo; hoạt động đổi mới sáng tạo; đổi mới sản phẩm; đổi mới quy 
trình; đổi mới tổ chức và quản lý; đổi mới tiếp thị; doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; doanh nghiệp 
hoạt động đổi mới sáng tạo.
Pilot survey on innovation at manufacturing and processing firms in Vietnam
Abstract: The article introduces the methodology in measuring innovation at firms based on 
the 2005 Oslo Manual of the Organization for Economic Cooperation and Development; the process 
of choosing innovation statistical indicators and solutions to apply this methodology in the pilot survey 
on innovation at 7.641 manufacturing and processing firms in Vietnam in the period 2014 - 2016; 
some analyses and evaluations based on the initial results of the pilot survey; some suggestions and 
recommendations on the continued application of the methodology in innovation statistical surveys 
at firms, the supplementation and completion of innovation statistical indicators, innovation surveys 
in Vietnam.
Keywords: Innovation; innovation activities; product innovation; process innovation; organization 
and management innovation; marketing innovation; firms with innovative activities.
TS Hồ Ngọc Luật
Thống kê về đổi mới sáng tạo1 (ĐMST) 
trong doanh nghiệp là một công việc vẫn 
còn mới đối với thực tế của Việt Nam. Trên 
thế giới, các nước có nền kinh tế phát 
1 Từ “Đổi mới sáng tạo” hàm nghĩa là “Innovation” trong tiếng Anh.
triển, công tác thống kê về ĐMST trong 
doanh nghiệp đã được thực hiện trên 50 
năm nay. Các tổ chức quốc tế như Tổ chức 
Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
21THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2019
hiệp quốc (UNESCO), Tổ chức Hợp tác và 
Phát triển Kinh tế (OECD), từ đầu những 
năm 1990 của Thế kỷ XX đã thống nhất 
hướng dẫn các quốc gia thành viên về các 
khái niệm, các chỉ tiêu, phương pháp đo 
lường, phương pháp thiết kế các cuộc điều 
tra thống kê về ĐMST trong các doanh 
nghiệp. Hiện nay, Việt Nam với sự hỗ trợ 
của Ngân hàng Thế giới (WB) đang tiến 
hành triển khai áp dụng phương pháp luận 
về điều tra ĐMST trong doanh nghiệp theo 
hướng dẫn của OECD để thử nghiệm đo 
lường về hoạt động ĐMST trong các doanh 
nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế 
tạo tại Việt Nam. Bài báo này tổng hợp một 
số thông tin cơ bản về cuộc điều tra thử 
nghiệm và cung cấp một số kết quả của 
cuộc điều tra thử nghiệm, đánh giá sơ bộ 
về việc thực hiện điều tra thử nghiệm và 
nêu một số khuyến nghị để tiếp tục hoàn 
thiện phương pháp luận cho công tác thống 
kê ĐMST trong doanh nghiệp và đưa hoạt 
động này vào thực tiễn.
1. Phương pháp đo lường đổi mới 
sáng tạo của doanh nghiệp
Để đo lường được mức độ ĐMST của 
một doanh nghiệp, ban đầu phương pháp 
đo gián tiếp qua các chỉ tiêu dựa vào hoạt 
động nghiên cứu khoa học và phát triển 
công nghệ (NC&PT) và dựa vào các loại 
bằng sáng chế của doanh nghiệp. Holland 
và Spraragen [Holland, M., & Spraragen, 
W., 1933] đã thực hiện đo lường ĐMST 
thông qua các chỉ tiêu về NC&PT. Sau này, 
Schmookler [Schmookler J., 1950, 1953, 
1954] đã xây dựng phương pháp đo lường 
ĐMST thông qua các chỉ tiêu về sáng chế. 
Chi phí cho NC&PT là một đại lượng gián 
tiếp biểu thị mức độ đầu vào dành cho hoạt 
động ĐMST, còn chỉ tiêu về sáng chế tập 
trung thể hiện kết quả đầu ra của hoạt 
động ĐMST (ví dụ sự thương mại hóa các 
hoạt động ĐMST).
Từ những năm 1970, các phương pháp 
đo lường trực tiếp hoạt động ĐMST ngày 
càng phổ cập, thay vì tập trung vào các chỉ 
tiêu đầu vào và đầu ra, phương pháp đo 
lường của giai đoạn này là nhìn nhận ĐMST 
như là kết quả của một loạt hoạt động (như 
hoạt động khoa học, công nghệ, tổ chức và 
quản lý, tài chính và thương mại) và dữ liệu 
liên quan đến hoạt động này được thu thập 
thông qua các cuộc điều tra doanh nghiệp 
[Meyer-Krahmer, 1985; Archibugi et. al., 1987].
Trên cơ sở các phương pháp đo lường 
đã được áp dụng, năm 1992, phiên bản 
đầu tiên của Hướng dẫn Oslo đã hài hòa 
các phương pháp đo đó và đề xuất những 
chuẩn thông tin đo lường hoạt động ĐMST 
của doanh nghiệp [OECD, 1992]. Từ đó, 
phương pháp đo lường theo Hướng dẫn 
của Oslo được chính thức áp dụng trong 
các quốc gia thuộc OECD và nhiều quốc 
gia khác. Phiên bản Hướng dẫn Oslo lần 
thứ hai vào năm 1996 [OECD/Eurostat, 
1996] cung cấp các khái niệm cơ bản 
phục vụ cho phân tích ĐMST trong doanh 
nghiệp, cung cấp các định nghĩa và đề 
xuất để thiết kế các cuộc điều tra ĐMST. 
Phiên bản Hướng dẫn Oslo lần thứ ba vào 
năm 2005 [OECD, 2005], bao gồm một số 
nội dung mới, như: định nghĩa ĐMST được 
mở rộng hơn để bao gồm thêm hai dạng 
đổi mới nữa là đổi mới tổ chức (và quản lý) 
và đổi mới tiếp thị; chú trọng nhiều hơn đến 
vai trò của các mối liên hệ với các doanh 
nghiệp và tổ chức khác trong quá trình 
ĐMST liên kết trong hoạt động ĐMST; 
nhận thức tầm quan trọng của ĐMST trong 
các ngành công nghiệp ít chuyên sâu về 
NC&PT, như ngành dịch vụ và sản xuất sử 
dụng công nghệ thấp; và có thêm một phụ 
lục về các cuộc điều tra ĐMST ở các nước 
ngoài OECD.
Hướng dẫn Oslo 2005 định nghĩa: Một 
ĐMST là việc thực hiện/hoàn thành một 
sản phẩm (hàng hóa hay dịch vụ) hay một 
quy trình mới hoặc được cải tiến đáng kể, 
một phương pháp tiếp thị mới, hoặc một 
phương pháp tổ chức và quản lý mới trong 
hoạt động thực tiễn kinh doanh, tổ chức 
sản xuất hoặc quan hệ đối ngoại [OECD, 
2005]. Bản chất chung của một ĐMST là 
công việc đó phải được hoàn thành và cho 
ra kết quả được sử dụng.
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
22 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2019
Như vậy, theo Hướng dẫn Oslo, ĐMST 
được thực hiện khi hoạt động đó mang lại 
hiệu quả cụ thể (sản phẩm được bán ra, 
quy trình công nghệ vận hành thành công, 
phương pháp tiếp thị hay phương pháp tổ 
chức và quản lý mang lại giá trị gia tăng 
cho doanh nghiệp). Và đây là khái niệm 
chính thức về ĐMST được sử dụng trong 
tài liệu này.
Đối với các hoạt động hướng tới đổi mới 
sáng tạo nhưng chưa mang lại kết quả cụ 
thể, tức là, chưa đưa sản phẩm mới, sản 
phẩm được cải tiến ra thị trường, chưa đưa 
quy trình công nghệ mới hoặc quy trình 
công nghệ được cải tiến vào sản xuất, 
chưa áp dụng phương pháp tiếp thị mới 
hoặc chưa áp dụng phương pháp tổ chức 
và quản lý mới trong hoạt động thực tiễn 
kinh doanh, tổ chức sản xuất hoặc quan hệ 
đối ngoại, thì các hoạt động này được gọi là 
hoạt động ĐMST.
Hoạt động ĐMST là các hoạt động 
khoa học, công nghệ, tổ chức và quản lý, 
tài chính và thương mại để thực hiện/hoàn 
thành ĐMST. 
Doanh nghiệp có hoạt động ĐMST là 
DN thực hiện các hoạt động ĐMST, trong 
một giai đoạn nào đó, kể cả các hoạt động 
đang triển khai (chưa hoàn thành) hay hoạt 
động bị dừng giữa chừng. 
Doanh nghiệp ĐMST là DN thực hiện/
hoàn thành một ĐMST trong giai đoạn 
được quan sát.
Trên thực tế, có bốn loại ĐMST chính, 
bao gồm: (1) Đổi mới sản phẩm (hàng hóa 
hay dịch vụ) (viết tắt là: ĐMSP); (2) Đổi mới 
quy trình, công nghệ, thiết bị (ĐMQT); (3) 
Đổi mới tổ chức và quản lý (ĐMTC&QL); 
và (4) Đổi mới tiếp thị (ĐMTT).
Để có thể thu thập được thông tin trung 
thực, chính xác về các hoạt động ĐMST 
của doanh nghiệp, cần xác định cụ thể, rõ 
ràng những nội dung cơ bản của các hoạt 
động ĐMST. Trong quá trình chuẩn bị các 
chỉ tiêu, phiếu thu thập thông tin và tài liệu 
hướng dẫn điều tra thử nghiệm, các nội 
dung cơ bản của các hoạt động ĐMST đã 
được chuẩn bị kỹ dựa theo Hướng dẫn Oslo 
2005 của OECD, cụ thể như sau:
Đổi mới sản phẩm: Đổi mới sản phẩm 
là việc đưa ra một sản phẩm mới hoặc sản 
phẩm được cải tiến về kỹ thuật cho người 
dùng, khách hàng, bao gồm việc cải tiến 
đáng kể đặc tính kỹ thuật, thành phần, vật 
liệu, phần mềm nhúng bên trong, sự thân 
thiện với người dùng hoặc những đặc tính 
chức năng khác.
Đổi mới quy trình công nghệ: Đổi mới 
quy trình công nghệ là việc thực hiện 
phương pháp sản xuất mới hoặc phương 
pháp sản xuất được cải tiến đáng kể, bao 
gồm cả phương pháp vận chuyển, phân 
phối sản phẩm nhằm làm giảm các chi 
phí sản xuất hay chi phí phân phối, nhằm 
gia tăng chất lượng sản phẩm, hoặc nhằm 
tạo ra hay phân phối những sản phẩm mới 
hoặc sản phẩm được cải tiến về kỹ thuật.
Đổi mới tổ chức và quản lý: Đổi mới tổ 
chức và quản lý là việc thực hiện một phương 
pháp tổ chức hay quản lý mới trong hoạt 
động sản xuất kinh doanh, trong sắp xếp nơi 
làm việc hoặc trong quan hệ đối ngoại nhằm 
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mà 
các phương pháp mới này chưa được áp 
dụng trước đó trong doanh nghiệp.
Đổi mới tiếp thị: Đổi mới tiếp thị là việc 
thực hiện một phương pháp tiếp thị mới liên 
quan đến những thay đổi đáng kể về thiết 
kế hoặc bao gói sản phẩm, kênh phân phối 
sản phẩm, quảng cáo sản phẩm hoặc cách 
định giá sản phẩm. 
NC&PT đổi mới sáng tạo: NC&PT 
ĐMST là các hoạt động NC&PT bao gồm 
các công việc sáng tạo được thực hiện một 
cách hệ thống nhằm làm tăng khối lượng tri 
thức mà tri thức đó có thể được sử dụng để 
tạo ra những ứng dụng mới.
Sản phẩm được cải tiến đáng kể: Sản 
phẩm được cải tiến đánh kể là sản phẩm 
cũ được bổ sung hoặc nâng cao tính năng. 
Một sản phẩm đơn giản có thể được cải 
tiến (để có tính năng tốt hơn hoặc giá thành 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
23THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2019
thấp hơn) bằng cách áp dụng thay đổi về 
nguyên liệu, các bộ phận cấu thành và các 
đặc tính kỹ thuật khác để mang lại cho sản 
phẩm tính năng cao hơn. Sản phẩm được 
cải tiến đáng kể còn được gọi với tên là 
“sản phẩm được cải tiến về kỹ thuật”.
Sản phẩm mới: Sản phẩm mới là sản 
phẩm (hàng hóa và dịch vụ) khác một cách 
đáng kể về đặc tính kỹ thuật hay tính năng 
sử dụng so với những sản phẩm do doanh 
nghiệp sản xuất trước đó.
2. Các chỉ tiêu đổi mới sáng tạo trong 
doanh nghiệp
Theo Hướng dẫn Oslo 2006 và tham khảo 
phương pháp luận của Cộng đồng châu Âu 
(EU) về thống kê ĐMST, một bộ chỉ tiêu 
ĐMST trong doanh nghiệp đã được xây 
dựng để đưa vào áp dụng trong cuộc điều tra 
thử nghiệm lần này. Bộ chỉ tiêu bao gồm các 
nhóm chỉ tiêu thống kê cơ bản như sau:
- Nhóm thông tin chung về doanh 
nghiệp: Doanh nghiệp ĐMST nói chung; 
Doanh nghiệp đổi mới sản phẩm (hàng 
hóa và dịch vụ), quy trình công nghệ, tổ 
chức và quản lý, tiếp thị,; Phương thức 
thực hiện để có được sản phẩm mới, sản 
phẩm được cải tiến đáng kể; Doanh số của 
các sản phẩm mới hoặc sản phẩm được cải 
tiến đáng kể; Doanh thu của các sản phẩm 
mới đối với thị trường của doanh nghiệp. 
- Tài chính cho ĐMST: Tài chính dành 
cho các hoạt động phục vụ ĐMST; Doanh 
nghiệp có nhận hỗ trợ từ phía Nhà nước; 
Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp; 
Đầu tư cho NC&PT.
- Nguồn thông tin phục vụ ĐMST: 
Nguồn thông tin quan trọng nhất đối với 
hoạt động ĐMST của doanh nghiệp (từ nội 
bộ doanh nghiệp, từ thị trường, từ các tổ 
chức KH&CN,).
- Hợp tác ĐMST: Doanh nghiệp có 
ĐMST và có hợp tác ĐMST; doanh nghiệp 
có ĐMST và mức độ hợp tác ĐMST với các 
2 Doanh nghiệp phân loại theo quy mô lao động theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009, theo đó DN nhỏ có 11-200 lao động; 
DN vừa có 201-300 lao động và DN lớn có trên 300 lao động.
tổ chức KH&CN (viện nghiên cứu, trường 
đại học,), với khách hàng, nhà cung cấp 
thiết bị, cung cấp đầu vào trung gian,
- Nghiên cứu và phát triển: Bộ phận 
chuyên trách NC&PT; Nhân lực NC&PT; 
Chi phí NC&PT, thực hiện nhiệm vụ 
KH&CN,
- Đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ: 
Doanh nghiệp có các quyền sở hữu trí tuệ; 
doanh nghiệp có ĐMST và có các quyền 
sở hữu trí tuệ
- Tác động tích cực của hoạt động 
ĐMST đối với các mục tiêu phát triển của 
doanh nghiệp.
- Nguyên nhân cản trở hoạt động ĐMST 
của doanh nghiệp.
 3. Điều tra thử nghiệm đổi mới sáng tạo 
trong doanh nghiệp tại Việt Nam
3.1. Tiến hành điều tra thử nghiệm
Cục Thông tin KH&CN quốc gia đã tiến 
hành cuộc điều tra thử nghiệm về ĐMST 
trong các doanh nghiệp ngành chế biến, 
chế tạo tại Việt Nam giai đoạn 2014-2016 
trong năm 2017. Cuộc điều tra thử nghiệm 
là nội dung của Tiểu hợp phần 1 (b) “Hoàn 
thiện hệ thống thống kê, đánh giá, đo lường 
KH&CN và ĐMST” thuộc Hợp phần 1 “Hỗ 
trợ cơ sở để hoạch định chính sách và thí 
điểm chính sách KH&CN”, được thực hiện 
trong khuôn khổ của Dự án “Đẩy mạnh đổi 
mới sáng tạo thông qua nghiên cứu, khoa 
học và công nghệ” - Dự án FIRST do Bộ 
Khoa học và Công nghệ chủ trì dưới sự tài 
trợ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Thế giới 
(World Bank).
Cuộc điều tra đã tiến hành khảo sát 
tại trên 8.000 doanh nghiệp ngành công 
nghiệp chế biến, chế tạo và có 7.641 phiếu 
điều tra sử dụng được. Trong đó, có 1.892 
doanh nghiệp lớn2 (chiếm 67,84% tổng số 
doanh nghiệp lớn), 820 doanh nghiệp vừa 
(chiếm 90,01%) và 4.929 doanh nghiệp 
nhỏ (chiếm 26,25%).
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
24 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2019
Trong tổng số 7.641 doanh nghiệp có 
phiếu sử dụng được, có 221 doanh nghiệp 
nhà nước, 2.366 doanh nghiệp có vốn đầu 
tư nước ngoài (ĐTNN) và 5.054 doanh 
nghiệp ngoài nhà nước. Trong 221 doanh 
nghiệp nhà nước có 77 doanh nghiệp 
(chiếm 34,8%) có 100% vốn nhà nước. 
Trong 2.366 doanh nghiệp có vốn ĐTNN 
có 2.252 doanh nghiệp (chiếm 95,2%) có 
100% vốn nước ngoài. Trong 5.054 doanh 
nghiệp ngoài nhà nước có 73 doanh nghiệp 
(chiếm 1,4%) có vốn nước ngoài3. Như 
vậy, khi nhận xét về doanh nghiệp có vốn 
ĐTNN, các nhận xét đó cũng đúng đối với 
các doanh nghiệp có 100% vốn ĐTNN (tức 
là doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam); 
và khi đánh giá về các doanh nghiệp ngoài 
nhà nước, các đánh giá đó hoàn toàn đúng 
đối với các doanh nghiệp ngoài nhà nước 
của Việt Nam (tức là doanh nghiệp ngoài 
nhà nước không có vốn đầu tư của nước 
ngoài).
3.2. Kết quả điều tra đổi mới sáng tạo 
trong doanh nghiệp 
Trên cơ sở tổng hợp dữ liệu điều tra 
thử nghiệm về hoạt động ĐMST trong các 
doanh nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 
2014-2016, một số nhận xét, đánh giá có 
thể được rút ra và trình bày dưới đây:
(1) Bình quân có 61,6% số doanh nghiệp 
có ĐMST trong giai đoạn 2014-2016, trong 
đó, có 58,5% số doanh nghiệp nhỏ, 64,0% 
số doanh nghiệp vừa và 68,8% số doanh 
nghiệp lớn có ĐMST. Trong 04 loại ĐMST 
chính thì tỷ lệ doanh nghiệp có đổi mới quy 
trình công nghệ là cao nhất (39,9%); tỷ lệ 
doanh nghiệp có đổi mới tiếp thị trong giai 
đoạn 2014-2016 là thấp nhất (28,6%); “đổi 
mới sản phẩm và/hoặc đổi mới quy trình 
công nghệ” là loại ĐMST kép quan trọng 
nhất đối với doanh nghiệp, chiếm quy mô 
lớn nhất (49,0%).
3 Trong 73 DN có vốn ĐTNN: 16 DN có 40-50%; 17 DN có 30-40%; 12 DN có 20-30%; 7 DN có 10-20%; và 13 DN có dưới 10% vốn điều 
lệ thuộc về vốn ĐTNN.
(2) Nhóm doanh nghiệp có quy mô lao 
động càng lớn thì tỷ lệ các doanh nghiệp 
ĐMST càng cao. Tỷ lệ các doanh nghiệp 
ĐMST thuộc nhóm các doanh nghiệp nhà 
nước là cao nhất, tiếp đến thuộc về các 
doanh nghiệp có vốn ĐTNN và cuối cùng 
là doanh nghiệp ngoài nhà nước.
(3) Nhóm doanh nghiệp có tỷ lệ lao 
động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên 
càng cao thì tỷ lệ các doanh nghiệp ĐMST 
cũng càng cao. Xu thế này đúng với cả ba 
loại doanh nghiệp (nhỏ, vừa và lớn), nhưng 
thể hiện rõ nhất là đối với doanh nghiệp 
nhỏ và lớn. 
(4) Nhân lực NC&PT trong các doanh 
nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế 
tạo chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp 
ĐMST (gần 95%). Bình quân số nhân lực 
NC&PT (trên mỗi doanh nghiệp) sẽ càng 
cao khi quy mô lao động của doanh nghiệp 
càng lớn. Tuy nhiên, số liệu điều tra cũng 
cho thấy, số cán bộ nghiên cứu làm việc 
trong các doanh nghiệp còn quá ít. Trong 
tổng số 131.045 (năm 2015) [BKHCN, 
2017] cán bộ nghiên cứu (CBNC) của cả 
nước, chỉ có 15% làm việc trong khu vực 
doanh nghiệp, trong khi tỷ lệ này của Hàn 
Quốc là 70% (2014) trong tổng số 437.447 
cán bộ nghiên cứu [KISTEP, 2015]. Bình 
quân Việt Nam có 2 CBNC/1 vạn dân làm 
việc trong khu vực doanh nghiệp, trong 
khi đó, con số này của Hàn Quốc là 60 
CBNC/1 vạn dân (gấp 30 lần). Tỷ lệ cán bộ 
nghiên cứu có trình độ trên đại học trong 
doanh nghiệp ĐMST là rất thấp (bình quân 
0,3 tiến sỹ/1 vạn lao động; 17 thạc sỹ/1 vạn 
lao động).
(5) Đầu tư cho NC&PT, đổi mới công 
nghệ (ĐMCN) tại các doanh nghiệp ĐMST 
chiếm 99% tổng đầu tư NC&PT, ĐMCN 
năm 2016 của các doanh nghiệp ngành 
công nghiệp chế biến, chế tạo. Cơ cấu chi 
cho NC&PT chỉ chiếm 12% tổng chi cho 
NC&PT, ĐMCN năm 2016 của các doanh 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
25THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2019
nghiệp. Trên 80% tổng chi cho NC&PT, 
ĐMCN thuộc về các doanh nghiệp lớn. 70% 
tổng chi NC&PT và 77% tổng chi ĐMCN 
thuộc về doanh nghiệp có vốn ĐTNN; 
doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 27% 
tổng chi NC&PT và 19% tổng chi ĐMCN; 
doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm 3% tổng 
chi NC&PT và 4% tổng chi ĐMCN.
(6) Doanh số sản phẩm do ĐMST mang 
lại chiếm 62% tổng doanh số sản phẩm 
của doanh nghiệp (bình quân của giai 
đoạn 2014-2016). Tỷ lệ này đạt cao nhất 
tại doanh nghiệp có vốn ĐTNN (65,6%); tại 
doanh nghiệp ngoài nhà nước là 59,1% và 
tại doanh nghiệp nhà nước là 43,3%.
(7) Trong tổng doanh số sản phẩm 
do ĐMST mang lại, doanh nghiệp lớn 
chiếm 86%, doanh nghiệp vừa chiếm 5% 
và doanh nghiệp nhỏ chiếm 9%; doanh 
nghiệp có vốn ĐTNN chiếm 64,2%, doanh 
nghiệp ngoài nhà nước chiếm 32,4% và 
doanh nghiệp nhà nước chiếm 3,4%.
(8) Trong hoạt động đổi mới sản phẩm, 
doanh nghiệp chủ yếu tập trung nâng cao 
chất lượng của sản phẩm, nhất là tập trung 
vào cắt giảm chi phí, nhưng lại ít tập trung 
cho nghiên cứu để có được những tính 
năng hoàn toàn mới của sản phẩm.
(9) Doanh nghiệp ít hợp tác, liên kết 
trong đổi mới sản phẩm (85% doanh 
nghiệp tự thực hiện đổi mới sản phẩm; tỷ lệ 
số doanh nghiệp có hợp tác trong đổi mới 
sản phẩm chỉ chiếm 14%). Bình quân chỉ 
có 17,2% doanh nghiệp hợp tác ĐMST.
(10) 60% doanh nghiệp ĐMST có sử 
dụng các nguồn thông tin để phục vụ cho 
hoạt động ĐMST. Vai trò của các đối tác 
cung cấp, hỗ trợ thông tin, được các doanh 
nghiệp đánh giá cao nhất là nguồn thông 
tin từ nội bộ doanh nghiệp, từ khách hàng, 
hoặc từ các đối thủ cạnh tranh khác. Các tổ 
chức nghiên cứu công lập, các cơ sở giáo 
dục đại học được các doanh nghiệp đánh 
giá là đối tác có vai trò thấp nhất trong cung 
cấp, hỗ trợ thông tin cho hoạt động ĐMST 
của doanh nghiệp.
(11) Doanh nghiệp đổi mới quy trình 
công nghệ chủ yếu thông qua công nghệ 
mới gắn liền thiết bị, máy móc, hoặc nâng 
cấp chỉnh sửa thiết bị, máy móc hiện có. 
Rất ít doanh nghiệp đầu tư mua tài sản trí 
tuệ (sáng chế, giải pháp hữu ích hay nhận 
chuyển giao công nghệ,...) để có được quy 
trình công nghệ hay máy móc, thiết bị mới 
của riêng mình.
(12) Kết quả đạt được trong hoạt động sở 
hữu công nghiệp (số bằng độc quyền sáng 
chế được nước ngoài cấp, Việt Nam cấp; 
số kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng 
hóa) của các doanh nghiệp ĐMST cao gấp 
từ 4 đến 24 lần so với doanh nghiệp không 
ĐMST.
(13) Tài chính cho ĐMCN của doanh 
nghiệp chủ yếu được huy động từ “Vốn tự 
có” (66% số doanh nghiệp ĐMST) và 32% 
số doanh nghiệp ĐMST lựa chọn dùng 
“vốn vay tín dụng”; có 9% doanh nghiệp 
ĐMST tìm nguồn vốn vay từ công ty mẹ, 
5% doanh nghiệp ĐMST lựa chọn phương 
thức thuê thiết bị/tài chính, 1% doanh 
nghiệp ĐMST lựa chọn liên doanh và 1% 
doanh nghiệp ĐMST được hưởng hỗ trợ từ 
Nhà nước để ĐMCN.
(14) Tỷ lệ doanh nghiệp nhận được hỗ 
trợ từ phía Nhà nước còn thấp. Tỷ lệ các 
doanh nghiệp được hưởng các chính sách 
về tín dụng hay chính sách hỗ trợ ĐMCN 
chỉ từ 10% đến 17%; tỷ lệ các doanh 
nghiệp được hỗ trợ tư vấn kỹ thuật hay thực 
hiện nhiệm vụ KH&CN chỉ từ 3% đến 6%. 
Lý do doanh nghiệp không nhận được sự 
hỗ trợ từ Nhà nước, chủ yếu là: chưa biết 
về các chính sách hỗ trợ; các hình thức hỗ 
trợ chưa sát với nhu cầu của doanh nghiệp; 
quy trình xét duyệt quá phức tạp; hoặc 
doanh nghiệp không biết bắt đầu từ đâu để 
liên hệ xin hỗ trợ.
(15) Doanh nghiệp có quy mô càng lớn 
thì càng nhận được nhiều hỗ trợ từ Nhà 
nước. Doanh nghiệp có vốn ĐTNN chủ yếu 
dùng vốn tự có và tìm kiếm các nguồn vốn 
khác (không có hỗ trợ từ Nhà nước) để đầu 
tư cho NC&PT, ĐMCN.
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
26 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2019
4. Kết luận và khuyến nghị
4.1. Kết luận về điều tra thử nghiệm
Kết quả thu thập 7.641 phiếu điều tra 
và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng 
hoạt động ĐMST trong các doanh nghiệp 
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giai 
đoạn 2014-2016, cho thấy:
- Phương án điều tra thử nghiệm ĐMST 
trong doanh nghiệp ngành công nghiệp 
chế biến, chế tạo là có cơ sở khoa học, có 
giá trị thực tiễn; và cơ bản nhất là phương 
án này có tính khả thi cao. Như vậy, Bộ chỉ 
tiêu thống kê ĐMST trong doanh nghiệp, 
có tính thực tiễn; dữ liệu thu về thông 
qua các chỉ tiêu và phiếu thu thập thông 
tin phản ánh trung thực tình hình ĐMST 
của các doanh nghiệp trong ngành công 
nghiệp chế biến, chế tạo. 
- Phương pháp thu thập dữ liệu điều 
tra thông qua điều tra toàn bộ kết hợp với 
chọn mẫu các doanh nghiệp ngành công 
nghiệp chế biến, chế tạo trên phạm vi cả 
nước; trực tiếp để thu thập thông tin tại các 
đơn vị điều tra: Điều tra viên phỏng vấn 
trực tiếp đối tượng cung cấp thông tin của 
doanh nghiệp về nội dung điều tra và ghi 
vào phiếu điều tra, đã chứng minh tính khả 
thi của phương pháp thu thập dữ liệu này. 
Với các điều tra viên được lựa chọn phù 
hợp, cùng sự phối hợp chặt chẽ với các cơ 
quan chuyên môn về thống kê tại các địa 
phương, mục đích, yêu cầu, nội dung điều 
tra về ĐMST đã được chuyển tải đến doanh 
nghiệp và thu hút được doanh nghiệp vào 
cuộc để đáp ứng nhu cầu thông tin của 
cuộc điều tra; đồng thời cơ bản, khẳng 
định tính khả thi của phiếu hỏi, tính thực tế 
của các chỉ tiêu thống kê được thiết kế trên 
Phiếu điều tra.
- Dữ liệu điều tra được nhập thành CSDL 
điều tra ĐMST. Với 140 bảng tổng hợp dữ 
liệu, theo thiết kế ban đầu, được lấy ra từ 
CSDL, cho thấy CSDL (7.641 record x 208 
field = 1.589.328 ô dữ liệu) bao gồm những 
4 Ngày 15/5/2018, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có Thông tư số 03/2018/TT-BKHCN ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành KH&CN 
và phân công thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu thống kê quốc gia về KH&CN , trong đó đã bổ sung các chỉ tiêu thống kê ĐMST. 
5 Ngày 15/5/2018, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 04/2018/TT-BKHCN về việc quy định các cuộc điều tra thống kê 
KH&CN ngoài Chương trình điều tra thống kê quốc gia, trong đó đã quy định về “Điều tra đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp” nhằm 
thu thập thông tin về hoạt động ĐMST của các doanh nghiệp để phục vụ công tác quản lý nhà nước về KH&CN, thực hiện theo phương 
thức điều tra chọn mẫu, chu kỳ 3 năm (tiến hành vào các năm có số tận cùng là 3, 6 và 9).
dữ liệu khá đầy đủ, có tính logic, thực tế.
- Với 140 bảng tổng hợp dữ liệu và nhất 
là với CSDL điều tra ĐMST của doanh 
nghiệp Việt Nam giai đoạn 2014-2016, có 
thể phân tích, nhận dạng thực trạng hoạt 
động ĐMST trong ngành công nghiệp chế 
biến, chế tạo để có được những nhận xét, 
đánh giá sơ bộ về hoạt động này hiện nay, 
cũng như nhận dạng xu thế, động thái của 
doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất 
kinh doanh theo cách tiếp cận hệ thống 
ĐMST quốc gia.
- Các chỉ tiêu được xây dựng có tính so 
sánh quốc tế, do vậy, dữ liệu điều tra có thể 
cung cấp tư liệu thực tế để có thể so sánh với 
thực trạng ĐMST của một số quốc gia khác.
4.2. Khuyến nghị
- Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét 
bổ sung các chỉ tiêu thống kê ĐMST vào 
danh mục hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành 
KH&CN nhằm tạo hành lang pháp lý cho 
việc điều tra, thu thập thông tin thống kê 
về ĐMST. Hoạt động ĐMST thuộc chức 
năng của Bộ Khoa học và Công nghệ, do 
vậy, để tăng cường đo lường hoạt động 
ĐMST trong doanh nghiệp, cần ban hành 
các chỉ tiêu thống kê ĐMST nằm trong 
hệ thống các chỉ tiêu thống kê KH&CN4. 
Thông qua các cuộc điều tra thống kê, các 
chỉ tiêu thống kê ĐMST sẽ phản ánh thực 
trạng các hoạt động ĐMST trong doanh 
nghiệp. Dữ liệu về các chỉ tiêu này sẽ giúp 
các nhà lập chính sách, các nhà quản lý, 
nhà nghiên cứu, có đánh giá, phân tích 
và đưa ra những ý kiến quan trọng nhằm 
đẩy mạnh hơn nữa hoạt động ĐMST trong 
doanh nghiệp.
- Bộ Khoa học và Công nghệ có chủ 
trương tiếp tục thực hiện điều tra định kỳ5 
(3 năm một lần) về ĐMST trong các doanh 
nghiệp tại Việt Nam, trước hết tập trung 
vào các doanh nghiệp ngành công nghiệp 
chế biến, chế tạo, sau đó từng bước thử 
nghiệm mở rộng thêm ra các ngành kinh 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
27THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2019
tế khác, như ngành dịch vụ, các ngành 
công nghiệp, một số ngành nông nghiệp...
Thông qua kết quả đạt được, cuộc điều tra 
thử nghiệm lần này đã khẳng định phương 
pháp luận về điều tra ĐMST của OECD có 
thể áp dụng vào Việt Nam (trường hợp các 
doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, 
chế tạo); có thể sử dụng dữ liệu điều tra 
để nhận dạng thực trạng hoạt động ĐMST 
trong các doanh nghiệp, so sánh với các 
nước trong khu vực và quốc tế; và qua đó 
có thể đưa ra nhận xét về quy mô, mức 
độ của hoạt động ĐMST trong các doanh 
nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế 
tạo tại Việt Nam. Việc mở rộng điều tra 
sang một số ngành khác cần được nghiên 
cứu và xây dựng phương án khả thi, trước 
mắt có thể tiếp tục áp dụng phương pháp 
luận, bộ chỉ tiêu và sửa đổi, hoàn thiện 
phiếu hỏi đã tiến hành điều tra thử nghiệm 
để điều tra ít nhất một lần nữa hoạt động 
ĐMST của các doanh nghiệp ngành công 
nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam trong 
02 năm 2017-2018. 
- Việc tổ chức điều tra ĐMST trong 
doanh nghiệp nên lựa chọn và giao/thuê 
cho một tổ chức dịch vụ chuyên nghiệp có 
đủ năng lực (kinh nghiệm tổ chức điều tra, 
huy động nhân lực, hợp đồng có hiệu quả 
với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung 
ương,) đảm nhiệm. Tuy nhiên, tổ chức 
đầu mối chịu trách nhiệm về việc này cần 
giao cho một cơ quan chuyên môn của Bộ 
Khoa học và Công nghệ (Cục Thông tin 
KH&CN quốc gia) để bảo đảm cơ sở lý 
luận và thực thực tiễn của phương án điều 
tra thống kê ĐMST được cập nhật, được 
thực hiện, được giám sát thực hiện và được 
tiếp nhận kết quả phục vụ cho khai thực dữ 
liệu điều tra, kết nối với các dữ liệu điều tra 
khác đã thực hiện từ trước và tiếp tục phát 
triển, hoàn thiện cơ sở lý luận và phương 
pháp luận điều tra thống kê ĐMST.
- Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục tổ 
chức quan sát việc thực hiện các chỉ tiêu 
6 Ví dụ: cần làm rõ các khái niệm doanh nghiệp “có ĐMST” và “có hoạt động ĐMST” để nâng cao độ chính xác của dữ liệu điều tra khi đưa 
vào so sánh quốc tế. Trong cuộc điều tra thử nghiệm này, khi khảo sát DN về ĐMSP và ĐMQT, phiếu hỏi chưa “bóc riêng” những ĐMSP 
mà mới chỉ đạt ở mức mà DN “có tạo ra”, “có sản xuất” SPM, SPCT, nhưng chưa được đưa ra thị trường cho đến 31/12/2016; cũng như 
chưa “loại trừ” những QTM, QTCT được thực hiện, nhưng cho đến 31/12/2016 vẫn chưa được áp dụng vào thực tế sản xuất kinh doanh 
của DN. Những DN này mới chỉ được tính là DN có hoạt động ĐMST mà chưa là DN có ĐMST.
thống kê về ĐMST trong doanh nghiệp 
(thông qua điều tra ĐMST trong doanh 
nghiệp); nghiên cứu cập nhật và hoàn thiện 
bộ chỉ tiêu ĐMST6, phương pháp luận về 
điều tra ĐMST cho phù hợp với điều kiện 
thực tế của Việt Nam và tương thích quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Khoa học và Công nghệ - BKHCN 
(2017). Khoa học và Công nghệ Việt Nam 
2016. NXB KHKT, 2017.
2. Meyer-Krahmer, F. (1985). Innovation 
behaviour and regional indigenous potential. 
Regional Studies, 19(6), pp. 523-534.
3. Holland, M., & Spraragen, W. (1933). 
Research in hard time. Washington: Division of 
Engineering and Industrial Research, National 
Research Council.
 4. Schmookler J. (1950). The Interpretation 
of Patent Statistics, Journal of the Patent 
Officer Society, 32(2); Schmookler J. (1953). 
The Utility of Patent Statistics, Journal of the 
Patent Officer Society, 34(6); Schmookler J. 
(1954). The Level of Inventive Activity, Review 
of Economics and Statistics.
5. Korea Institute of S&T Evaluation and 
Planning - KISTEP (2015). The Evaluation of 
Science and Technology Innovation Capacity 
2014 - Compsite Science and Technology 
Innovation Index; Ministry of Science, ICT, and 
Future Planning; Seoul, Korea, Jan. 2015.
6. OECD (1992a), OECD proposed 
Guidelines for Collecting and Interpreting 
Technological Innovation Data - Oslo Mannual, 
OCDE/GD (92) 26, Paris: OECD.
7. OECD/Eurostat (1996). OECD Proposed 
guidelines for collecting and interpreting 
technological innovation data - Oslo Manual, 
second edition, Paris, 1996.
 8. OECD (2005). Oslo manual: Guidelines 
for collecting and interpreting innovation data. 
OECD Publishing, third edition, Paris.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 8-10-2018; 
Ngày phản biện đánh giá: 5-11-2018; Ngày 
chấp nhận đăng: 15-12-2018).

File đính kèm:

  • pdfdieu_tra_thu_nghiem_doi_moi_sang_tao_trong_doanh_nghiep_ngan.pdf