Điều khiển đặc trưng hướng của anten thay đổi thích nghi theo hướng nguồn nhiễu có tính đến cực tiểu sai số đo tọa độ góc

Tác chiến hiện đại được đặc trưng bởi tốc độ biến đổi tình huống trên

không rất nhanh và phức tạp. Các đài rađa hiện đại sử dụng hệ thống anten mạng

pha tích cực cho phép thích nghi nhanh chóng với các tình huống như vậy. Nó cho

phép nâng cao khả năng chống nhiễu tích cực do đối phương chế áp và nhiễu từ các

phương tiện điện tử khác. Tuy nhiên, việc tính toán tham số và thiết kế hệ thống anten

mạng pha tích cực đòi hỏi yêu cầu cao về công nghệ, giải pháp kỹ thuật thực hiện rất

phức tạp. Trong bài báo trình bày phương pháp ước lượng tham số cho hệ thống

anten mạng pha tích cực để thay đổi thích nghi đặc trưng hướng của nó theo hướng

nguồn nhiễu nhằm cực đại tỉ số tín/nhiễu tạp ở đầu vào thiết bị thu có tính đến cực

tiểu sai số đo tọa độ góc, làm cơ sở để tính toán, thiết kế hệ thống anten của các đài

rađa đa chức năng. Cơ sở của phương pháp này là phân tích và mô phỏng toán học

sự phụ thuộc của hình dạng giản đồ hướng anten mạng pha thích nghi tích cực vào

phân bố công suất và pha tín hiệu của các phần tử phát xạ. Mô hình anten mạng pha

thích nghi tích cực được lựa chọn khảo sát là mạng phẳng tuyến tính.

pdf 8 trang kimcuc 22140
Bạn đang xem tài liệu "Điều khiển đặc trưng hướng của anten thay đổi thích nghi theo hướng nguồn nhiễu có tính đến cực tiểu sai số đo tọa độ góc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Điều khiển đặc trưng hướng của anten thay đổi thích nghi theo hướng nguồn nhiễu có tính đến cực tiểu sai số đo tọa độ góc

Điều khiển đặc trưng hướng của anten thay đổi thích nghi theo hướng nguồn nhiễu có tính đến cực tiểu sai số đo tọa độ góc
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 66, 4 - 2020 71
ĐIỀU KHIỂN ĐẶC TRƯNG HƯỚNG CỦA ANTEN THAY ĐỔI 
THÍCH NGHI THEO HƯỚNG NGUỒN NHIỄU 
CÓ TÍNH ĐẾN CỰC TIỂU SAI SỐ ĐO TỌA ĐỘ GÓC 
Bùi Chí Thanh*, Phùng Ngọc Anh, Nguyễn Huy Tùng 
Tóm tắt: Tác chiến hiện đại được đặc trưng bởi tốc độ biến đổi tình huống trên 
không rất nhanh và phức tạp. Các đài rađa hiện đại sử dụng hệ thống anten mạng 
pha tích cực cho phép thích nghi nhanh chóng với các tình huống như vậy. Nó cho 
phép nâng cao khả năng chống nhiễu tích cực do đối phương chế áp và nhiễu từ các 
phương tiện điện tử khác. Tuy nhiên, việc tính toán tham số và thiết kế hệ thống anten 
mạng pha tích cực đòi hỏi yêu cầu cao về công nghệ, giải pháp kỹ thuật thực hiện rất 
phức tạp. Trong bài báo trình bày phương pháp ước lượng tham số cho hệ thống 
anten mạng pha tích cực để thay đổi thích nghi đặc trưng hướng của nó theo hướng 
nguồn nhiễu nhằm cực đại tỉ số tín/nhiễu tạp ở đầu vào thiết bị thu có tính đến cực 
tiểu sai số đo tọa độ góc, làm cơ sở để tính toán, thiết kế hệ thống anten của các đài 
rađa đa chức năng. Cơ sở của phương pháp này là phân tích và mô phỏng toán học 
sự phụ thuộc của hình dạng giản đồ hướng anten mạng pha thích nghi tích cực vào 
phân bố công suất và pha tín hiệu của các phần tử phát xạ. Mô hình anten mạng pha 
thích nghi tích cực được lựa chọn khảo sát là mạng phẳng tuyến tính. 
Từ khoá: Anten mạng pha tích cực; Hệ số trọng lượng; Giản đồ hướng. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trong lĩnh vực quân sự, các hệ thống anten với hệ chuyển động cơ khí chậm có quán 
tính khó đáp ứng được các yêu cầu biến đổi tình huống trên không rất nhanh và phức tạp. 
Nó không cho phép điều khiển đặc tính định hướng (hình dạng giản đồ hướng) một cách 
tức thời trong quá trình quan sát không gian. Sự phát triển của công nghệ điện tử cho phép 
thiết kế, chế tạo các hệ thống anten sử dụng phương pháp “quét điện tử” giản đồ hướng 
(GĐH). Nhờ các ưu điểm vượt trội mà hệ thống anten mạng pha tích cực (AMT) ngày 
càng được sử dụng rộng rãi trong các ra đa quân sự, các hệ thống ra đa hàng không, các hệ 
thống ra đa liên lạc vệ tinh với trái đất, liên lạc với các mục tiêu di động và đảm bảo an 
toàn cho vận tải ô tô,... Trong lĩnh vực quân sự, tác chiến hiện đại xuất hiện nhiều tình 
huống nhiễu tích cực không mong muốn, đòi hỏi các hệ thống ra đa cần nhanh chóng thích 
nghi hiệu quả với các tình huống nhiễu đó. Các nghiên cứu [1-3] đã đề xuất thuật toán điều 
khiển thích nghi đặc trưng hướng của hệ thống AMT theo tiêu chuẩn cực đại tỷ số tín 
hiệu/nhiễu ở đầu ra hệ thống ATM, theo tiêu chuẩn này, mức nhiễu ở đầu ra hệ thống 
AMT giảm cực tiểu nhờ sự thay đổi thích nghi hình dạng của giản đồ hướng (ở các hướng 
có nguồn nhiễu tác động, hệ số khuếch đại của anten giảm cực tiểu). Thế nhưng, thuật toán 
trên không đề cập đến hiện tượng biến dạng búp sóng chính khi điều khiển thích nghi đặc 
trưng hướng của hệ thống AMT theo hướng nguồn nhiễu. Hiện tượng này sẽ dẫn đến sai 
số đo tọa độ góc mục tiêu của đài ra đa. Do vậy, ước lượng tham số cho hệ thống AMT để 
thay đổi thích nghi GĐH của nó theo hướng nguồn nhiễu nhằm giảm tối thiểu công suất 
nhiễu ở đầu vào máy thu ra đa, có tính đến cực tiểu sai số đo tọa độ góc là mục tiêu nghiên 
cứu của bài báo này. 
2. MÔ HÌNH TỔNG QUÁT ANTEN MẠNG PHA TÍCH CỰC 
CHO ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ 
2.1. Mô hình tổng quát 
Mô hình tổng quát hệ thống anten mạng pha tích cực được đưa ra trên hình 1. Trong 
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử 
B. C. Thanh, P. N. Anh, N. H. Tùng, “Điều khiển đặc trưng hướng  sai số đo tọa độ góc.” 72 
đó: K1 ÷ K2n là các hệ số trọng lượng; Σ là bộ lấy tổng các kênh thành phần; HC là hướng 
chính; HNN là hướng nguồn nhiễu,  là góc tạo bởi hướng chính và hướng nguồn nhiễu. 
Hướng chính (HC) là hướng đang bám sát mục tiêu của hệ thống AMT và trùng với pháp 
tuyến của mạng phẳng tuyến tính. Hướng nguồn nhiễu (HNN) lệch so với hướng chính 
một góc θ. Bộ phân tích nhiễu và điều khiển thích nghi đặc trưng hướng thực hiện phân 
tích, đánh giá các đặc trưng thống kê và tọa độ của nguồn nhiễu, từ đó, thiết lập các trọng 
số nKK 21
  nhằm thay đổi sự phân bố biên độ và pha của tín hiệu trong các phần tử phát 
xạ của mạng anten nhằm hình thành đăc trưng hướng của hệ thống AMT theo yêu cầu khi 
thu, phát năng lượng siêu cao tần. 
Hình 1. Mô hình tổng quát hệ thống anten mạng pha tích cực. 
2.2. Nguyên lý điều khiển thích nghi đặc trưng hướng của hệ thống AMT 
Cơ sở vật lý của điều khiển đặc trưng hướng hệ thống AMT là thay đổi quy luật phân 
bố pha và công suất các tín hiệu thành phần được phát đi bởi từng phần tử trong mạng sao 
cho chúng được cộng pha trong không gian khi phát, còn khi thu chúng cùng pha ở đầu 
vào bộ lấy tổng tín hiệu các kênh thành phần ở hướng xác định. Do đó, năng lượng toàn bộ 
mạng sẽ được tập trung vào hướng cần quan sát. Việc phát từ một phần tử phát xạ “i” nào 
đó trong hệ thống AMT được đặc trưng bởi giản đồ định hướng fi(θ,α). Khi đó, ở vùng xa 
của trường có thể nhận được trường tổng, nó đặc trưng cho đặc trưng hướng của hệ thống 
anten mạng [4]: 
 
 
n
i
if
2
1
,,   (1)
Trong đó: 2n là số lượng đầu phát xạ của anten. Cơ sở để lựa chọn hình dạng GĐH của 
hệ thống AMT được thực hiện sau khi phân tích, đánh giá được tính chất nguốn nhiễu. 
Tín hiệu ở đầu ra hướng chính có dạng [4]: 
 nnVHC KKKKtyty 21221 ...)()(  (2) 
ở đây, 
tj
V ey
0 là tín hiệu ở đầu vào hệ thống AMT. 
Tín hiệu đầu ra hệ thống AMT ở hướng nguồn nhiễu có dạng [4]: 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 66, 4 - 2020 73
(3) 
Ở đây, 0 là độ dài bước sóng bức xạ; d là khoảng cách giữa 2 phần tử phát xạ liên 
tiếp trong mạng. Từ các biểu thức 2 và 3 cho thấy, tín hiệu có ích và nhiễu ở đầu ra hệ 
thống AMT (đầu vào máy thu) đều phụ thuộc vào các trọng số nKK 21
  . Như vậy, để đạt 
được giá trị cực đại tỉ số tín/nhiễu tạp ở đầu ra của hệ thống AMT cần ước lượng giá trị 
các trọng số nKK 21
  với giả thiết đã xác định được góc hướng của nguồn nhiễu. Về bản 
chất là thay đổi phân bố trường năng lượng các sóng phát ra từ các phần tử riêng biệt trong 
mạng anten thông qua việc lựa chọn phù hợp các trọng số nKK 21
  để có được đỉnh cực 
đại phát xạ ở hướng cần thiết, đồng thời tạo khe lõm ở các hướng có nguồn nhiễu tích cực 
nhằm hạn chế sự tác động của nguồn nhiễu khi thu và hạn chế sự trinh sát điện tử của đối 
phương khi phát. 
3. ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ CỦA HỆ THỐNG ANTEN MẠNG PHA TÍCH CỰC 
3.1. Giả thiết cấu trúc hệ thống AMT và các điều kiện khảo sát 
Để đơn giản cho việc tính toán, cấu trúc hệ thống AMT được xem xét là mạng phẳng 
tuyến tính gồm 2n phần tử bức xạ, mỗi phần tử phát xạ của mạng là một phần tử độc lập, 
khoảng cách giữa 2 phần tử kế tiếp là d (hình 1). Các trọng số nKK 21
  đặc trưng cho hệ 
số truyền tín hiệu của các phần tử bức xạ trong hệ thống AMT và được mô tả bởi biểu thức 
toán học: 
nnn jwwKjwwKjwwK 4142432211 ,..., 
 (4) 
Ở đây, 1431 ...,, nwww tương ứng là phần thực; nwww 442 ...,, là phần ảo. 
3.2. Phương pháp ước lượng tham số hệ thống AMT 
Với giả thiết cấu trúc của hệ thống AMT là mạng phẳng tuyến tính thì tín hiệu ở đầu ra 
hướng chính có dạng: 
  nnnnVHC jwwjwwjwwjwwtyty 41424344321 ...)()( (5) 
ở đây, 
tj
V ey
0 là tín hiệu ở đầu vào hệ thống AMT. 
Để tín hiệu ở đầu ra hướng chính bằng 
tj
V ey
0 điều kiện sau cần được thoả mãn [6]: 
0...
1...
42442
143431
nn
nn
wwww
wwww
 (6) 
Nếu có k nguồn nhiễu thì tín hiệu đầu ra hệ thống AMT ở hướng các nguồn nhiễu có 
dạng [6]: 
 1 1 1 2 2 20 0
2 1 2 2 2 1 1
cos sin cos sin ...
( )
cos sin cos sin
j t j t
HNN V V
n n
K j K j
y t y e y e A jB
K j K j
  
 
 
 (7) 
Ở đây, 0 là độ dài bước sóng bức xạ; A, B tương ứng là phần thực và phần ảo khi khai 
triển biểu thức trong [] của phương trình 7. Các hệ số n ,...,1 được xác định như sau: 
   4,...,1,sin/2/)(2
1
0 
jddjn
k
i
HNNij  
 HNNnnHNNnn
HNNHNNtj
VHNN
dfKdfK
dfKdfK
eyty


,,,,
...,,,,
)(
02201212
0220110


Kỹ thuật điều khiển & Điện tử 
B. C. Thanh, P. N. Anh, N. H. Tùng, “Điều khiển đặc trưng hướng  sai số đo tọa độ góc.” 74 
Để nhận được giá trị nhỏ nhất tín hiệu ở đầu ra hệ thống AMT ở HNN cần thực hiện 
điều kiện [6]: 
0&0 BA (8) 
Khi đó, giản đồ hướng anten khi thu, phát của hệ thống AMT có dạng: 
  2222 fBAyP (9) 
2
,
2
,
sin
2
sin
sin
2
2
sin
0
0







 
 d
d
dn
f 
4. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG, KHẢO SÁT 
Hình 2 đưa ra kết quả tính toán đặc trưng hướng của hệ thống AMT gồm: 2 phần tử 
phát xạ (hình a) tương ứng với hướng nguồn nhiễu 060 HNN (nét liền) và 
045 HNN 
(nét đứt). Các trọng số tương ứng tìm được từ việc giải các phương trình (6, 8) là: 
HNN
HNN
HNN
HNN
wwww




sin
2
sin2
sin
2
cos
;5.0;
sin
2
sin2
sin
2
cos
;5.0 4321 ; 4 phần tử phát xạ 
- hình b tương ứng 050 HNN (nét +) với các trọng số 1 3 5 7 0.25,w w w w 
2 4 6 8 0.w w w w Trong điều kiện không có nhiễu tích cực tác động, không nhất thiết 
phải giải phương trình (8) để tạo khe lõm của đặc trưng hướng. Kết quả nhận được là các 
đường “đường liền”. Kết quả tính toán và mô phỏng trong bài báo được thực hiện trên 
phần mềm MATLAB. 
(a) (b) 
Hình 2. Đặc trưng hướng của hệ thống AMT gồm 
(a) 2 phần tử, đường liền ứng với 060 HNN , đường nét đứt (
045 HNN ,) 
(b) 4 phần tử, 050 HNN ( đường nét +). 
Phân tích hình 2 cho thấy rằng, sự lựa chọn hợp lí phân bố pha và công suất các tín 
hiệu thành phần khi phát xạ cho phép tạo khe lõm của đặc trưng hướng ở các hướng có 
nguồn nhiễu. Tuy nhiên, hiện tượng “méo” búp sóng chính đặc trưng hướng của anten 
(hướng bám sát mục tiêu) xuất hiện khi thay đổi dạng phân bố pha và công suất các tín 
hiệu thành phần trên mỗi phần tử phát xạ nhằm đạt được khe lõm của đặc trưng hướng 
thay đổi thích nghi theo hướng nguồn nhiễu. Hiện tượng “méo” này được thể hiện ở 3 khía 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 66, 4 - 2020 75
cạnh: độ rộng, đỉnh cực đại so với hướng pháp tuyến của mạng anten (hướng 00) và tính 
đối xứng so với đỉnh cực đại của búp sóng chính bị thay đổi khi khi thay đổi dạng phân bố 
pha và công suất các tín hiệu thành phần trên mỗi phần tử phát xạ của mạng. Điều đó sẽ 
làm tăng sai số đo tọa độ góc của mục tiêu và tăng sự thăng giáng tín hiệu phản xạ từ 
chúng. Để khắc phục hiện “méo” khi thay đổi quy luật phân bố pha và công suất các tín 
hiệu thành phần được phát đi bởi từng phần tử trong mạng nhằm thích nghi với hướng 
nguồn nhiễu thì điểm cực đại của cánh sóng chính của GĐH phải trùng với pháp tuyến của 
anten. Khi đó, đạo hàm theo biến  các biểu thức phần thực “A” và phần ảo “B” của 
phương trình 7 phải bằng không tại 00  , tức là cần thực hiện điều kiện sau: 
0;0 





BA
 với 0  (10) 
Giải phương trình 10 cho phép xác định được các trọng số phức nKK 21
  , nó quyết định 
quy luật phân bố pha và công suất các tín hiệu thành phần được phát đi bởi từng phần tử 
trong mạng. 
Hình 3 đưa ra kết quả tính toán đặc trưng hướng của hệ thống AMT gồm 4 phần tử phát 
xạ trên phần mềm MATLAB. Đối với hình 3a, điều kiện ban đầu được lựa chọn là: 
1 0.25;w 2 0.25;w 3 0.25;w 5 0.25w . Các trọng số tương ứng tìm được từ việc giải 
các phương trình (6, 8, 10) là: 4 0.2637;w 6 0.2637;w 7 0.25;w 8 0.25w với 
050 HNN (đường liền), đường “+” ứng với 1 3 5 7 0.25,w w w w 2 4w w 
6 8 0w w . Kết quả mô phỏng trên hình 3b tương ứng với điều kiện ban đầu là: 
1 0.25;w 3 5 70.25; 0.25; 0.25w w w . Các trọng số tìm được từ việc giải các phương 
trình (6, 8, 10) là: 0534.0;0534.0;0534.0;0534.0 8642 wwww với 
060 HNN ; 0134.0;0134.0;0134.0;0134.0 8642 wwww với 
075 HNN . 
(a) (b) 
Hình 3. Đặc trưng hướng của hệ thống AMT gồm 4 phần tử: 
a) tương ứng với hướng nguồn nhiễu so với pháp tuyến của anten 050 HNN (đường liền), 
đường “+” tương ứng 1 3 5 7 2 4 6 80.25, 0w w w w w w w w ; 
b) 060 HNN (đường chấm), 
075 HNN (đường đứt nét). 
Kết quả tính toán trên phầm mềm Matlab đánh giá hiệu quả của phương pháp ước 
lượng trọng số hệ thống AMT thích nghi theo hướng nguồn nhiễu tích cực được thể hiện 
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử 
B. C. Thanh, P. N. Anh, N. H. Tùng, “Điều khiển đặc trưng hướng  sai số đo tọa độ góc.” 76 
cụ thể ở bảng sau: 
Số lượng 
phần tử 
phát xạ 
trong 
mạng 
Giả thiết phân bố biên độ và pha 
(giá trị trọng số của hệ thống AMT) 
θHNN 
(độ 
góc) 
γ 
(dB) 
Δθsl 
(độ 
góc) 
Δθ20dB 
(độ 
góc) 
Phân bố đều cả về biên 
độ và pha của tín hiệu 
trong các phần tử mạng 
anten 
Sử dụng phương pháp 
ước lượng trọng số thích 
nghi theo hướng nguồn 
nhiễu 
2 
(hình 2a) 0
;5.0
42
31
ww
ww
2477.0
;2477.0
;5.0
4
2
31
w
w
ww
 450 34.8 9.30 11.60 
2 
(hình 2a) 0
;5.0
42
31
ww
ww
1064.0
;1064.0
;5.0
4
2
31
w
w
ww
 -600 43.5 2.70 10.30 
4 
(hình 3a) 0
;25.0
8642
7531
wwww
wwww
25.0;25.0
;1824.0;1824.0
;25.0
87
64
5321
ww
ww
wwww
 500 -36.8 7.10 8.90 
4 
(hình 3a) 0
;25.0
8642
7531
wwww
wwww
25.0;25.0
;2637.0;2637.0
;25.0
87
64
5321
ww
ww
wwww
 500 -36.4 00 00 
4 
(hình 3b) 0
;25.0
8642
7531
wwww
wwww
0534.0;0534.0
;0534.0;0534.0
25.0
86
42
7531
ww
ww
wwww
600 -32.6 00 00 
4 
(hình 3b) 0
;25.0
8642
7531
wwww
wwww
0134.0;0134.0
;0134.0;0134.0
25.0
86
42
7531
ww
ww
wwww
 -750 -28.2 00 00 
Ở đây, γ – Hệ số giảm nhiễu ở đầu vào máy thu ra đa khi sử dụng hệ thống AMT; 
γ = KHNN/K0 với K0 – hệ số khuếch đại của anten ở hướng nguồn nhiễu so với đỉnh cực 
đại của GĐH khi phân bố đều biên độ và pha tín hiệu của các phần tử mạng anten; 
KHNN – hệ số khuếch đại của anten ở hướng nguồn nhiễu so với đỉnh cực đại của GĐH 
khi sử dụng phương pháp ước lượng trọng số hệ thống AMT được đề cập trong bài báo; 
Δθsl – Góc sai lệch của đỉnh cực đại cánh sóng chính khi thay đổi thích nghi GĐH 
anten theo hướng nguồn nhiễu so với hướng pháp tuyến của anten; 
Δθ20dB – Độ thăng giáng bề rộng cánh sóng chính ở mức -20 dB so với đỉnh cực đại của 
GĐH khi ước lượng trọng số hệ thống AMT thích nghi theo hướng nguồn nhiễu, 
1020  dB ; 
θHNN – Góc hướng của nguồn nhiễu so với pháp tuyến của hệ thống AMT; 
Các đại lượng Δθsl, θ0, θ1, θHNN, K0, KHNN được biểu đạt trên hình 4. 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 66, 4 - 2020 77
Hình 4. Đặc trưng hướng của hệ thống AMT, “đường liền” tương ứng khi thực hiện phân 
bố đều về biên độ và pha tín hiệu của các phần tử phát xạ, “đường đứt đoạn” tương ứng 
với các trọng số từ việc giải các phương trình (6), (8). 
Phân tích kết quả mô phỏng trên hình 3 và bảng trên cho thấy việc thay đổi quy luật 
phân bố pha và biên độ các tín hiệu thành phần được phát đi bởi từng phần tử trong mạng 
nhằm thích nghi với hướng nguồn nhiễu sẽ không dẫn đến hiện tượng “méo” cánh sóng 
chính của GĐH anten, nó cho phép nâng cao độ chính xác đo tọa độ góc của mục tiêu. 
5. KẾT LUẬN 
Trên cơ sở của phương pháp ước lượng trọng số của anten mạng pha tích cực được 
trình bày trong phần 3 và kết quả tính toán, mô phỏng trong phần 4 của bài báo cho phép 
giải quyết 2 vấn đề: Thứ nhất, tỉ số tín/tạp ở đầu vào máy thu đạt giá trị cực đại nếu khe 
lõm GĐH của anten trùng với hướng có nguồn nhiễu tích cực nhờ xác định phân bố pha 
và biên độ các tín hiệu thành phần đối với mỗi phần tử bức xạ trong mạng; Thứ hai, khắc 
phục được hiện tượng méo cánh sóng chính của GĐH anten khi thay đổi quy luật phân 
bố pha và công suất các tín hiệu thành phần trong từng phần tử của mạng. Khi có số 
lượng lớn các phần tử bức xạ và xuất hiện m hướng nguồn nhiễu, việc tính toán các 
trọng số của hệ thống AMT được thực hiện trên cơ sở giải các phương trình 
Пистолькорса А.А hoặc trên cơ sở phân tích tính chất tương quan của tín hiệu nhờ sử 
dụng phương trình Винера-Хопфа [5]. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. C. Tang, K.Liu, S. Tretter, "Optimal weight extraction for adaptive Beamforming 
using systolic arrays", IEEE Transactions on Aerospace and Electronic System, vol. 
30, NO. 2, April 1994. 
[2]. R. Schreiber, "Implementation of adaptive array algorithms", IEEE Transactions on 
Acounstics, Speech, Signal Processing, ASSP - 34, 5 (October 1986), 1034 - 1045. 
[3]. T. Tang, "Adaptive array systems using QR - based RLS and CRLS techniques with 
systolic array architectures", Ph.D dissertation, University of Maryland, Baltimore 
County, May 1991. 
[4]. Г. З. Айзенберга “Антенны УКВ”, М. Связь. 1977. 
[5]. Р.А. Монзинго, Т.У. Миллер, “Адаптивные антенные решетки”, Введение в 
теорию, М. Радио и связь. 1986. 
[6]. Воскресенский Д.И, “Антенны собработкой сигнала”, Учеб. Пособие для вузов, 
М. сайнс-пресс, 2002. – 80 с. ил. 
θ0 
K0
10
0
-10
-20
-30
-40
-50
dB
-20-40 20 40-60 60
HNN 
0
KHNN
Δθsl 
θ0 θ1 
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử 
B. C. Thanh, P. N. Anh, N. H. Tùng, “Điều khiển đặc trưng hướng  sai số đo tọa độ góc.” 78 
ABSTRACT 
CONTROL THE ANTENNA'S DIRECTIONAL CHARACTERISTICS TO ADAPT 
TO THE DIRECTION OF THE NOISE SOURCE, TAKING INTO ACCOUNT 
THE MINIMUM ERROR OF THE ANGULAR COORDINATE MEASUREMENT 
Modern combat is characterized by the speed of changing air situations very 
quickly and complicated. Modern radar stations use active phase network antennas 
to enable quick adaptation to such situations. It allows improving the ability of anti-
jamming positives caused by opponents and interference from other electronic 
means. However, the calculation of parameters and the design of active phase 
network antennas require high technology requirements, complicated technical 
solutions. In the article, the parameter estimation methods of the active phased 
array antenna system are presented to adapt the variable directional characteristic 
towards the source of noise to maximize the signal/noise ratio at the receiver input, 
taking into account the minimum angle measurement error, as a basis for the 
calculation and design of antenna systems of multifunction radios. The basis of this 
method is mathematical analysis and simulation of the dependence of the shape of 
the directional diagram of the adaptive phase network antenna positively on the 
power distribution and signal phase of the emissive elements. The model of active 
adaptive phase network antenna selected to be surveyed is a linear planar network. 
Keywords: Active phased array antenna; Weight factor; Directional diagram. 
Nhận bài ngày 21 tháng 10 năm 2019 
Hoàn thiện ngày 22 tháng 11 năm 2019 
Chấp nhận đăng ngày 10 tháng 4 năm 2020 
Địa chỉ: Học viện Phòng không - Không quân. 
 *Email: ngocanhd36k33@gmail.com. 

File đính kèm:

  • pdfdieu_khien_dac_trung_huong_cua_anten_thay_doi_thich_nghi_the.pdf