Điểm nóng tư tưởng về giải quyết đất đai ở nông thôn

Thực trạng điểm nóng tư tưởng về

giải quyết đất đai ở nông thôn nước ta

Xung đột và bùng phát thành điểm nóng

tư tưởng trong lĩnh vực này đã diễn ra

tương đối phổ biến ở nông thôn từ trước đổi

mới đến nay. Trước đây, điểm nóng tư

tưởng thường tập trung ở việc đấu tranh

chống quan liêu, tham nhũng, đòi công

bằng dân chủ nói chung. Những năm gần

đây, điểm nóng tư tưởng được tập trung vào

vấn đề đất đai. Đất đai là vấn đề bức xúc ở

tất cả các địa phương kéo theo sự bất mãn,

phản ứng, xung đột và cuối cùng là bùng

phát thành điểm nóng. Giai đoạn 2000 -

2005, các cơ quan hành chính nhà nước các

cấp đã tiếp gần 1.029.000 lượt công dân

đến khiếu nại, tố cáo về đất đai. Giai đoạn

2006 - 2011, đã có hơn 4.000 vụ khiếu kiện

tập thể đông người tại các địa phương trên

cả nước(1).

Kết quả khảo sát của Đề tài cấp Bộ về

Xử lý điểm nóng tư tưởng ở nước ta năm

2015 cho thấy, trong tổng số 12 hiện tượng

mà nhóm nghiên cứu đưa ra thì giải quyết

tranh chấp đất đai là vấn đề hiện hữu chiếm

tỷ lệ lớn nhất 72,7% ở nơi ở/cơ quan/tổ

chức của người trả lời. Sở dĩ, như vậy là do

tranh chấp đất đai phát sinh ở hầu hết các

địa phương và những vấn đề có liên quan

đất đai (của cá nhân và các tổ chức) là rất

đa dạng từ việc sở hữu đất đai, quyền sử

dụng đất, thu hồi đất, giá đền bù, giải phóng

mặt bằng, tái định cư,.(1)Hơn thế nữa, tại

các tỉnh có lợi thế phát triển các khu công

nghiệp, xu hướng đô thị hóa tạo điều kiện

cho các công trình công cộng, đường sá

được xây mới,.

pdf 9 trang kimcuc 3620
Bạn đang xem tài liệu "Điểm nóng tư tưởng về giải quyết đất đai ở nông thôn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Điểm nóng tư tưởng về giải quyết đất đai ở nông thôn

Điểm nóng tư tưởng về giải quyết đất đai ở nông thôn
Điểm nóng tư tưởng về giải quyết đất đai... 
 43 
Điểm nóng tư tưởng 
về giải quyết đất đai ở nông thôn 
Mai Đức Ngọc * 
Tóm tắt: Trong những năm gần đây, ở nông thôn nước ta xảy ra nhiều điểm nóng 
tư tưởng, trong đó đáng chú ý là loại hình điểm nóng về giải quyết đất đai. Loại hình 
điểm nóng này diễn ra tương đối phổ biến, với tính chất ngày càng gay gắt, phức tạp ở 
hầu hết các địa phương trong cả nước. Để xử lý thành công điểm nóng tư tưởng về 
giải quyết đất đai ở nông thôn phải dựa trên cơ sở nắm vững nguyên tắc chỉ đạo, có 
quy trình giải pháp phù hợp, sát thực với tình hình thực tiễn. Bài viết phân tích thực 
trạng điểm nóng tư tưởng về giải quyết đất đai ở nông thôn và đề xuất một số giải 
pháp xử lý điểm nóng tư tưởng về giải quyết đất đai ở nông thôn nước ta trong thời 
gian tới. 
Từ khóa: Điểm nóng tư tưởng; lợi ích; tranh chấp; đất đai; nông thôn; Việt Nam. 
1. Thực trạng điểm nóng tư tưởng về 
giải quyết đất đai ở nông thôn nước ta 
Xung đột và bùng phát thành điểm nóng 
tư tưởng trong lĩnh vực này đã diễn ra 
tương đối phổ biến ở nông thôn từ trước đổi 
mới đến nay. Trước đây, điểm nóng tư 
tưởng thường tập trung ở việc đấu tranh 
chống quan liêu, tham nhũng, đòi công 
bằng dân chủ nói chung. Những năm gần 
đây, điểm nóng tư tưởng được tập trung vào 
vấn đề đất đai. Đất đai là vấn đề bức xúc ở 
tất cả các địa phương kéo theo sự bất mãn, 
phản ứng, xung đột và cuối cùng là bùng 
phát thành điểm nóng. Giai đoạn 2000 - 
2005, các cơ quan hành chính nhà nước các 
cấp đã tiếp gần 1.029.000 lượt công dân 
đến khiếu nại, tố cáo về đất đai. Giai đoạn 
2006 - 2011, đã có hơn 4.000 vụ khiếu kiện 
tập thể đông người tại các địa phương trên 
cả nước(1). 
Kết quả khảo sát của Đề tài cấp Bộ về 
Xử lý điểm nóng tư tưởng ở nước ta năm 
2015 cho thấy, trong tổng số 12 hiện tượng 
mà nhóm nghiên cứu đưa ra thì giải quyết 
tranh chấp đất đai là vấn đề hiện hữu chiếm 
tỷ lệ lớn nhất 72,7% ở nơi ở/cơ quan/tổ 
chức của người trả lời. Sở dĩ, như vậy là do 
tranh chấp đất đai phát sinh ở hầu hết các 
địa phương và những vấn đề có liên quan 
đất đai (của cá nhân và các tổ chức) là rất 
đa dạng từ việc sở hữu đất đai, quyền sử 
dụng đất, thu hồi đất, giá đền bù, giải phóng 
mặt bằng, tái định cư,...(1)Hơn thế nữa, tại 
các tỉnh có lợi thế phát triển các khu công 
nghiệp, xu hướng đô thị hóa tạo điều kiện 
cho các công trình công cộng, đường sá 
được xây mới,... đi liền với đó là hàng loạt 
các loại đất giải tỏa như: nông nghiệp, đất ở 
của dân, các tổ chức. Tuy nhiên, vấn đề 
mâu thuẫn nằm ở chỗ là chưa có được sự 
thỏa đáng về lợi ích giữa người dân, doanh 
nghiệp và Nhà nước về giá cả đền bù và 
(*) Tiến sĩ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 
ĐT: 0914990469. Email: maiducngoc195@yahoo.com. 
(1) Báo cáo của Tổng Thanh tra Chính phủ trước 
Quốc hội, tháng 10/2012. 
CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 9(94) - 2015 
 44 
giải phóng mặt bằng. Từ đó dẫn đến tình 
trạng khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh 
vực đất đai hết sức phức tạp trong thời gian 
qua. Cũng chính vì vậy, có tới 40% người 
trả lời có tranh chấp đất đai khẳng định mức 
độ nghiêm trọng và rất nghiêm trọng của 
vấn đề(2). 
Theo số liệu của Thanh tra Chính phủ, 
trong số 528 vụ (gồm 509 vụ khiếu nại, 19 
vụ tố cáo) thì khiếu kiện liên quan đến đất 
đai chiếm tới 80%. Sau hơn một năm quyết 
liệt vào cuộc xử lý đã có 88% vụ việc được 
giải quyết. Từ năm 2003 đến năm 2010, các 
cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã tiếp 
nhận và xử lý trên 1,2 triệu đơn thư khiếu 
nại, tố cáo. Đơn thư khiếu nại, tố cáo liên 
quan đến đất đai bình quân hàng năm chiếm 
69,79%. Nội dung khiếu nại, tố cáo đối với 
các quyết định hành chính trong quản lý đất 
đai chủ yếu tập trung: về thu hồi đất, bồi 
thường, hỗ trợ, tái định cư chiếm khoảng 
70%; về giao đất, cho thuê đất, cho phép 
chuyển mục đích sử dụng đất; về cấp, thu 
hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất(3). 
Khi phân tích mối tương quan giữa cấp 
hành chính với thực trạng của vấn đề, kết 
quả cho thấy có 82,3% người được hỏi hiện 
đang công tác tại các xã/ phường/ thị trấn 
khẳng định có tranh chấp đất đai, tỷ lệ này 
ở nhóm hiện đang công tác tại các cấp khác 
như quận/huyện/thị xã,... bộ/ban/ngành, là 
thấp hơn 21,3% (chiếm 61%)(4). 
Tranh chấp đất đai là hiện tượng xã hội 
phổ biến hiện đang là vấn đề nóng bỏng, 
thu hút được sự quan tâm của dư luận xã 
hội. Mâu thuẫn về đất đai thông thường rất 
dễ phát hiện bởi nó chạm tới lợi ích thiết 
thân của mỗi cá nhân, gia đình hay tổ chức. 
Vì vậy, có thể ngay lập tức vụ việc/sự việc 
được phát hiện. Điều này cũng phù hợp với 
kết quả mà người trả lời cho rằng đây là 
hiện tượng kéo dài, liên tục (38,8%), dễ 
phát hiện nhưng khó xử lý (13,3%), dễ có 
nguy cơ bùng phát (12%), khá phức tạp, 
khó lường (11,4%). Thậm chí, hiện tượng 
này còn có thể đan xen, pha trộn với các 
xung đột khác (6,6%)(5). 
Hiển nhiên, tranh chấp đất đai trở thành 
tiêu điểm xã hội, nếu lan rộng sẽ trở thành 
một rủi ro mất ổn định xã hội và có thể ảnh 
hưởng tiêu cực tới việc thực hiện các chính 
sách đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa đất nước hiện nay. Chỉ tính riêng 3 năm 
2009 - 2011, Thanh tra Chính phủ đã thống 
kê 700.000 tranh chấp thu hồi đất của nông 
dân trên toàn quốc, bình quân mỗi năm có 
trên 20 vạn tranh chấp. Trong các tranh 
chấp này, có 70% liên quan đến thu hồi đất 
đai, giá bồi thường và bất công trong chính 
sách tái định cư. Kể cả trong điều kiện kinh 
tế khó khăn, trong vài năm gần đây số 
lượng khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến 
đất đai, đặc biệt là thu hồi và bồi thường đất 
đai, không hề giảm. Bất công sẽ dẫn tới bất 
ổn định, điều này cũng ảnh hưởng tiêu cực 
tới môi trường đầu tư và môi trường kinh 
doanh của Việt Nam nói chung. 
Những năm qua, có hàng triệu lượt công 
dân đến cơ quan nhà nước khiếu nại, tố cáo 
về đất đai, hàng nghìn vụ khiếu kiện tập thể 
đông người. Về số vụ việc tồn đọng, bức 
xúc, kéo dài, từ năm 2008 - 2011, các Bộ, 
ngành, địa phương đã kiểm tra, rà soát, giải 
quyết dứt điểm được 1.052 vụ việc tồn 
(2) Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2015), 
Xử lý điểm nóng tư tưởng ở nước ta, Đề tài cấp Bộ, 
tr.12. 
(3) Hữu Tuấn (2013), “Giải quyết từ gốc các mâu 
thuẫn về đất đai”, Báo Đầu tư online ngày 6 - 11. 
(4) Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2015), 
Xử lý điểm nóng tư tưởng ở nước ta, Đề tài cấp Bộ, 
tr.25. 
(5) Tlđd, tr.30. 
Điểm nóng tư tưởng về giải quyết đất đai... 
 45 
đọng, bức xúc, kéo dài, đạt 66,7%. Tại thời 
điểm ngày 2 tháng 5 năm 2012, còn lại 528 
vụ việc tiếp tục xem xét, giải quyết. Đến 
ngày 11 tháng 7 năm 2014, còn 34 vụ việc 
đang được tập trung giải quyết dứt điểm(6). 
Các số liệu trên cho thấy rằng, số tranh 
chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai phát 
sinh và được các cơ quan hành chính nhà 
nước thụ lý, giải quyết hằng năm là rất lớn, 
tập trung vào các hoạt động liên quan đến 
việc đền bù, giải phóng mặt bằng,... Tỷ lệ 
số vụ việc được giải quyết so với số vụ việc 
tiếp nhận cũng tương đối cao và luôn ổn 
định trên 80%, có năm đạt rất cao, xấp xỉ 
90%; số vụ việc tồn đọng, kéo dài trong 
lĩnh vực đất đai cũng được các cơ quan 
hành chính nhà nước quan tâm giải quyết 
với tỷ lệ đáng kể, có những vụ việc kéo dài 
tới 20 năm nhưng đã được giải quyết dứt 
điểm. Tuy nhiên, phân tích 257.419/290.565 
đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền của các cơ 
quan hành chính nhà nước từ năm 2008 đến 
năm 2011 cho thấy: số vụ khiếu nại đúng 
chiếm 19,8%, có đúng có sai chiếm 28%, số 
khiếu nại sai chiếm 52,2%(7). Năm 2012, 
phân tích 31.655 vụ việc giải quyết khiếu 
nại của các cơ quan hành chính nhà nước 
cũng cho kết quả: khiếu nại đúng chiếm 
21,9%, có đúng có sai chiếm 21,15%, khiếu 
nại sai chiếm 56,95%(8). Như vậy, tỷ lệ 
khiếu nại đúng và khiếu nại đúng một phần 
từ năm 2008 đến năm 2011 là gần 50%, 
mặc dù tỷ lệ này trong năm 2012 có giảm 
xuống còn 43,05% vẫn cho thấy tỷ lệ quyết 
định hành chính, hành vi hành chính trái 
pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp 
pháp của người dân như vậy là rất lớn và 
đáng báo động. Thực tế, phần lớn các vụ 
việc tranh chấp hành chính về đất đai không 
được giải quyết dứt điểm tại cơ sở, mức độ 
hài lòng của người dân rất thấp. Đáng chú ý 
là trong một báo cáo nghiên cứu của Ngân 
hàng Thế giới thì có tới trên 90% số người 
được hỏi có ý kiến không hài lòng về cơ 
chế khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối 
với việc thu hồi đất, giải quyết bồi thường, 
hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi 
đất(9). Đó là những mầm mống phát sinh 
điểm nóng tư tưởng. 
Do không giải quyết kịp thời triệt để 
những mầm mống ấy nên đã phát sinh điểm 
nóng tư tưởng về giải quyết đất đai trong 
thời gian qua. Ngay từ khi điểm nóng tư 
tưởng về giải quyết đất đai phát sinh đã 
không xử lý kịp thời, dẫn đến phát sinh 
điểm nóng xã hội và điểm nóng chính trị - 
xã hội. Điểm nóng tư tưởng đã phát sinh 
trước đó hàng năm ở Thái Bình rồi mới dẫn 
đến điểm nóng chính trị - xã hội. Điểm 
nóng tư tưởng phát sinh ở Văn Giang trước 
ngày 24/4/2012 đã 8 năm không được xử lý 
triệt để. Vấn đề điểm nóng tư tưởng không 
được xử lý ngay từ đầu, triệt để, kịp thời 
dẫn đến bùng phát lớn. Nguyên nhân của 
tình trạng đó là sự bất cập, yếu kém trong 
xử lý tình huống tư tưởng ở các cấp, các 
ngành những năm vừa qua, cụ thể là: 
Thứ nhất, chưa kết hợp hòa giải về tư 
tưởng với hòa giải về lợi ích, chưa đảm bảo 
lợi ích cơ bản của người bị thu hồi đất. Lợi 
ích cơ bản không được giải quyết thỏa đáng 
thì công tác tư tưởng cũng ít tác dụng. 
(6) Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Thanh Phong 
trả lời phỏng vấn  
Tong-Thanh-tra-Chinh-phu-noi-ve-giai-quyet-khieu-
nai-to-cao/20133/165314.vgp. 
(7) Bloomberg, Dec 09, 2013, Vietnam Tightens Land 
Seizure Law After Farmers Protests, 
tightens-land-seizure-law-after-protests-southeast-
asia.html. 
(8) Báo cáo Tổng kết công tác năm 2012 và phương 
hướng nhiệm vụ năm 2013 của ngành Thanh tra. 
(9) Xem: Khiếu nại đất đai: giao cơ quan tài phán 
hành chính, tại 
giao-co-quan-tai-phan-hanh-chinh-128089.html. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 9(94) - 2015 
 46 
Ngược lại, giải quyết thỏa đáng lợi ích, 
nhưng không làm tốt công tác tư tưởng thì 
người bị thu hồi đất không thấy được tính 
chất khách quan, thỏa đáng của lợi ích đã 
đạt được, lại đòi hỏi một cách quá đáng. Đó 
là một trong những nguyên nhân làm cho 
điểm nóng tư tưởng về giải quyết đất đai 
kéo dài, phức tạp. 
Thứ hai, một số điểm nóng tư tưởng về 
giải quyết đất đai như Tiên Lãng, Văn Giang 
thời gian qua cho thấy, phát sinh điểm nóng 
chính là do chính quyền chưa vì lợi ích 
chính đáng của dân, áp chế nhân dân, bảo kê 
lợi ích của chủ doanh nghiệp, không quan 
tâm, mà còn vi phạm lợi ích của nông dân bị 
thu hồi đất. Đó là xu hướng tha hóa, suy 
thoái của chính quyền nhà nước. 
Thứ ba, chưa thực sự đảm bảo an dân. 
Sau điểm nóng thì lòng tin của nhân dân đối 
với Đảng và Nhà nước bị suy giảm. Đó là 
một nguy cơ sẽ tiếp tục gây nên sự bất ổn 
xã hội và tái phát điểm nóng. 
Từ sự đánh giá trên có thể rút ra những 
kinh nghiệm sau: một là, phải có biện pháp 
giải tỏa ngay từ đầu của quá trình xung đột 
để không phát sinh thành điểm nóng tư 
tưởng. Khi xuất hiện điểm nóng tư tưởng 
cần có giải pháp kịp thời triệt để, ngăn ngừa 
xu hướng trở thành điểm nóng xã hội hoặc 
điểm nóng chính trị - xã hội; hai là, cần 
phải kết hợp hòa giải tư tưởng với hòa giải 
lợi ích, đảm bảo lợi ích cơ bản của người bị 
thu hồi đất là giải pháp quan trọng nhất để 
giải tỏa xung đột, khắc phục điểm nóng; ba 
là, để xử lý điểm nóng có hiệu quả cần phải 
chống phạm pháp và khắc phục sự suy 
thoái, tha hóa của chính quyền nhà nước; 
bốn là, giải tỏa triệt để xung đột tư tưởng 
sau điểm nóng, tạo lập lòng tin của nhân 
dân đối với Đảng và Nhà nước là giải pháp 
cơ bản để điểm nóng không tái phát. 
Do chuyển đổi sang nền kinh tế thị 
trường, Nhà nước thực hiện chính sách mới 
về quản lý đất đai. Đất đai trở thành một tư 
liệu sản xuất quan trọng và là một tài sản có 
giá đối với với mọi người dân. Kết hợp với 
nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc 
số lượng khiếu kiện, khiếu nại của người 
dân liên quan đến đất đai trở nên đông đảo 
và phức tạp. Hầu hết lỗi là do chính quyền 
một số địa phương đã “chưa làm đúng pháp 
luật”, chưa công khai, minh bạch, dân chủ. 
Điều này thể hiện năng lực, trách nhiệm của 
chính quyền các cấp trong việc giải quyết 
khiếu kiện. Có nhiều nguyên nhân làm phát 
sinh khiếu nại về đất đai nói chung, nhưng 
chủ yếu vẫn tập trung vào các nguyên nhân 
sau đây: 
Nguyên nhân khách quan là mâu thuẫn, 
xung đột lợi ích quốc gia trong việc thực 
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị 
hóa với lợi ích của một bộ phận nhân dân bị 
thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp, 
thương mại, dịch vụ, đường giao thông và 
các công trình văn hóa, phúc lợi xã hội... 
Lợi ích quốc gia do Nhà nước đại diện cho 
nhiều tầng lớp, nhiều lực lượng, trong đó 
lợi ích các chủ doanh nghiệp có vốn đầu tư 
các công trình, dự án là trực tiếp và cơ bản, 
còn các tầng lớp, lực lượng khác là gián 
tiếp và không cơ bản. Ruộng đất bị thu hồi 
thuộc lợi ích của một bộ phận nhân dân (cơ 
bản là nông dân), đây là lợi ích cơ bản, lâu 
dài, là nguồn sống của bản thân, gia đình, 
con cái họ. Xung đột về lợi ích dẫn đến 
xung đột về tư tưởng là tất yếu diễn ra trong 
quan hệ giữa ba chủ thể: Nhà nước, chủ 
doanh nghiệp đầu tư và nông dân. 
Trong mối quan hệ này, nông dân là 
người thiệt thòi, mất ruộng, nhận tiền đền 
bù với giá rẻ mạt, công ăn việc làm không 
có, trước mắt thì khó khăn, tương lai thì 
mờ mịt. Ruộng đất của nông dân là thành 
quả đạt được của cách mạng giải phóng 
Điểm nóng tư tưởng về giải quyết đất đai... 
 47 
dân tộc, đến nay không còn giữ được. Chủ 
doanh nghiệp thì có đất để xây dựng nhà 
máy, công xưởng, nhà hàng, khách sạn,... 
đó là nhu cầu để phát triển sản xuất kinh 
doanh, thu lợi nhuận, dĩ nhiên cũng góp 
phần phát triển kinh tế cho đất nước. 
Nhưng trên thực tế, chưa cần sản xuất kinh 
doanh, chưa có góp phần gì cho sự phát 
triển kinh tế đã có thể thu lợi lớn, bởi vì 
chỉ cần đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở 
mức độ nào đó, thậm chí có nơi chưa cần 
đầu tư, do quá trình đô thị hóa mà giá đất 
có thể tăng lên hàng chục lần. Như vậy, chỉ 
cần được chính quyền cấp đất, chủ doanh 
nghiệp đã thu được lợi lớn. Trên thực tế đã 
sinh ra loại người chuyên chạy dự án để 
thu lợi bằng cách chuyển nhượng dự án đã 
được cấp phép cho người khác. Những 
người được hưởng lợi này thường chia một 
phần lợi lộc ấy cho người cấp phép sử 
dụng đất cho mình dưới nhiều hình thức. 
Liên kết giữa giới kinh doanh và giới 
quan chức để cùng nhau hưởng lợi thường 
thấy trong đời sống chính trị - xã hội và 
cũng tất yếu đang diễn ra ở nước ta. Do bị 
thiệt thòi về lợi ích nên nông dân bất bình, 
phản kháng, chống đối cũng là tất yếu 
khách quan. 
Nguyên nhân chủ quan sai lầm trong xử 
lý quan hệ giữa ba chủ thể: chính quyền nhà 
nước, chủ doanh nghiệp và nông dân. Xét 
về quan hệ lợi ích thì doanh nghiệp được 
hưởng lợi, lợi ích quốc gia được đảm bảo, 
còn nông dân thì thua thiệt. Tuy nhiên, có 
dẫn đến xung đột và bùng phát thành điểm 
nóng hay không phụ thuộc vào vai trò của 
chính quyền trong việc thực hiện chính sách 
và giải pháp đảm bảo hài hòa các lợi ích, 
trước hết là đảm bảo lợi ích cho nông dân. 
Nhưng trong nhiều năm qua, chính sách của 
Nhà nước lại gây thiệt thòi cho nông dân, 
giá đền bù đất đai thu hồi thông thường chỉ 
bằng 20 - 30% giá thị trường. Giá cơ hội 
tăng lên (sau khi đầu tư kết cấu hạ tầng) 
hàng chục lần so với giá đền bù, nông dân 
không được chia sẻ. Quá trình đền bù giải 
phóng mặt bằng không ít nơi áp đặt, mất 
dân chủ, tham nhũng. Nông dân mất ruộng, 
không có công ăn việc làm, Nhà nước cũng 
không có chính sách, giải pháp hỗ trợ, giúp 
đỡ. Những đề xuất biến một phần giá trị 
đền bù thu hồi đất thành cổ phần của người 
nông dân trong các doanh nghiệp để hưởng 
cổ tức đảm bảo lợi ích lâu dài của họ, cũng 
không được thực hiện. 
Chủ doanh nghiệp có đất để xây dựng 
nhà máy, công xưởng, xây nhà hàng, khách 
sạn,... Họ kinh doanh thu lợi nhuận, lại 
được hưởng giá cơ hội của đất tăng lên sau 
khi đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; còn 
đối với những khó khăn của nông dân mất 
đất, đối với an sinh, môi trường xã hội thì 
họ không có trách nhiệm; thậm chí còn gây 
ô nhiễm làm tổn hại môi trường sinh sống 
của nhân dân. Lợi nhuận doanh nghiệp có 
lẽ được trả giá cả bằng đất đai của nông 
dân, bằng môi trường sống của cộng đồng 
xã hội. Sự vô trách nhiệm ấy, không chỉ do 
chính các chủ doanh nghiệp, mà còn do một 
số nơi chính quyền không thực hiện những 
chính sách, luật pháp khuyến khích và buộc 
họ phải thực hiện. 
Do lợi ích bị vi phạm nên nông dân nảy 
sinh tư tưởng bất bình, phản kháng, chống 
đối không chỉ đối với chính quyền nhà 
nước, mà còn đối với cả các chủ doanh 
nghiệp. Những tư tưởng đó không được tổ 
chức đảng, chính quyền, đoàn thể tuyên 
truyền giải tỏa, tích đọng lại, khi có sự tác 
động của phần tử xấu, thì tư tưởng trở thành 
hành động khiếu kiện biểu tình chống đối 
của nhân dân với chính quyền nhà nước, trở 
thành hành động bao vây, phong tỏa, ngăn 
cản của nhân dân đối với hoạt động của 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 9(94) - 2015 
 48 
doanh nghiệp. 
Như vậy, nguyên nhân chủ quan phát 
sinh điểm nóng ở một số địa phương trong 
thời gian qua cơ bản là do sự thiếu trách 
nhiệm của cấp chính quyền, sự thiếu trách 
nhiệm của các chủ doanh nghiệp. Còn sự 
đòi hỏi của nông dân về cơ bản là chính 
đáng, có thể có sự đòi hỏi quá đáng ở một 
bộ phận nhỏ, hoặc phản ứng nhất thời của 
người dân khi bị kích động. 
Nguyên nhân trực tiếp phát sinh điểm 
nóng có thể dễ nhìn thấy, như: chính sách, 
pháp luật của nhà nước chưa giải quyết thỏa 
đáng lợi ích trước mắt cũng như lâu dài đối 
với nông dân mất ruộng; chính quyền nhà 
nước chưa giải quyết hài hòa, hợp lý lợi ích 
và trách nhiệm giữa xã hội, chủ doanh 
nghiệp và nông dân bị thu hồi ruộng đất; tệ 
quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ trong 
việc đền bù thu hồi đất; chưa giải tỏa kịp 
thời xung đột ngay từ đầu để dẫn đến căng 
thẳng đối đầu bùng phát thành điểm nóng,... 
Hay nói cách khác là do chính sách, pháp 
luật chưa hợp lý, những giải pháp xử lý sai 
lầm của chủ thể cầm quyền đã vi phạm đến 
lợi ích của người nông dân. 
Nguyên nhân sâu xa của những sai lầm 
trên có thể do yếu kém về nhận thức, nhưng 
cơ bản là sự tha hóa của đội ngũ cán bộ, của 
bộ máy chính quyền. Một bộ phận không 
nhỏ cán bộ trong cơ quan của Đảng và Nhà 
nước suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo 
đức, dẫn đến không khắc phục kịp thời 
những bất cập về luật pháp, chính sách đối 
với nông dân bị thu hồi ruộng đất. Cán bộ 
cơ sở quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ, 
xa dân, bị nhân dân coi thường đã dẫn đến 
những giải pháp xử lý sai lầm trong thực 
tiễn, gây nên sự bất bình, chống đối, phản 
kháng của nhân dân và bùng phát thành 
điểm nóng. 
2. Giải pháp xử lý điểm nóng tư tưởng 
về giải quyết đất đai ở nông thôn 
Thứ nhất, nắm sát tình hình, phân tích 
nguyên nhân và xác định trạng thái, xu 
hướng mâu thuẫn xung đột tư tưởng. Khi 
điểm nóng xảy ra, việc nắm bắt tình hình có 
ý nghĩa đặc biệt quan trọng, chỉ trên cơ sở 
nắm sát tình hình mới có thể đề ra giải pháp 
xử lý đúng. Trước hết cần nắm được nội 
dung mà quần chúng nhân dân bất bình, 
phản kháng, chống đối. Từ đó phân tích các 
nguyên nhân, xác định trạng thái, xu hướng 
mâu thuẫn xung đột tư tưởng. 
Thứ hai, giảm bớt sự căng thẳng về tư 
tưởng, hạn chế sự lan tỏa và ngăn ngừa xu 
hướng cực đoan chống đối. Trước hết cần 
xác lập sự chỉ huy thống nhất, xác định rõ 
quan điểm, phương châm, phương thức, lực 
lượng và phương tiện giải quyết. Để làm 
dịu, giảm bớt căng thẳng về tư tưởng cần 
phải trở lại những sự kiện ban đầu làm nảy 
sinh sự bất bình, phản kháng, chống đối của 
dân chúng; thừa nhận những nội dung hợp 
lý của sự bất bình, phản kháng, chống đối 
ấy và cam kết giải quyết. Đồng thời, làm rõ 
những sai lệch do sự đồn thổi, phê phán 
những khuynh hướng kích động chống đối, 
tạo sự lành mạnh trong dư luận xã hội. Giải 
pháp cơ bản là tuyên truyền, thuyết phục 
thông qua tuyên truyền miệng, qua các 
phương tiện truyền thông đại chúng, bằng 
sự vận động tuyên truyền, giải thích của 
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - 
xã hội, xã hội - nghề nghiệp,... Những giải 
pháp này cũng nhằm hạn chế sự lan tỏa, 
ngăn ngừa xu hướng chống đối và khả năng 
chuyển thành điểm nóng xã hội hoặc điểm 
nóng chính trị - xã hội. 
Nếu bùng phát thành điểm nóng chính trị 
- xã hội thì phải áp dụng tổng hợp các giải 
pháp về tư tưởng, hành chính, pháp lý, kinh 
tế,... để giải tán đám đông quần chúng và 
đối sách với người cầm đầu và xử lý theo 
Điểm nóng tư tưởng về giải quyết đất đai... 
 49 
quy trình xử lý điểm nóng chính trị - xã hội. 
Giải tán đám đông có thể áp dụng các giải 
pháp: chấp nhận yêu sách của đám đông 
quần chúng và cam kết giải quyết, nếu yêu 
sách đó là chính đáng; tuyên truyền thuyết 
phục để quần chúng tự giải tán; dùng biện 
pháp mạnh bắt buộc phải giải tán... 
Đối sách với người cầm đầu có thể áp 
dụng các giải pháp: thương lượng với người 
cầm đầu; vạch trần những thủ đoạn sai trái 
của người cầm đầu trước công luận để cho 
quần chúng nhân dân thấy rõ; bắt người 
cầm đầu. 
Thứ ba, tạo lập sự ổn định tư tưởng xã 
hội trên cơ sở đường lối quan điểm của 
Đảng, pháp luật của Nhà nước và chuẩn 
mực văn hóa đạo đức của cộng đồng xã 
hội. Sau khi làm giảm bớt sự căng thẳng về 
tư tưởng, hạn chế sự lan tỏa và ngăn ngừa 
xu hướng cực đoan chống đối thì phải áp 
dụng các giải pháp ổn định tư tưởng. Cơ 
bản là phải phân tích rõ đúng sai, giải tỏa 
nỗi đau, nỗi hận trong tư tưởng mọi người, 
hòa giải sự bất bình, chống đối, tạo nên sự 
đồng thuận trong đời sống tư tưởng cộng 
đồng. Cơ sở để xác định đúng sai, để tạo 
lập sự đồng thuận xã hội phải trên cơ sở 
quan điểm đường lối của Đảng, pháp luật 
của Nhà nước và chuẩn mực văn hóa đạo 
đức. Đó là những kỷ cương nhằm điều 
chỉnh tư tưởng và hành động của mọi 
người, chỉ trên cơ sở ấy mới tạo được sự ổn 
định và đồng thuận xã hội. 
Nếu điểm nóng tư tưởng đã chuyển 
thành điểm nóng chính trị - xã hội thì giải 
pháp để ổn định xã hội không chỉ là tư 
tưởng mà tư tưởng phải kết hợp với các giải 
pháp khác như: khôi phục những hoạt động 
cơ bản ở nơi xảy ra điểm nóng trở lại bình 
thường như trước đó; khắc phục những thiệt 
hại về người, về tài sản nếu có xảy ra; thực 
hiện thanh tra để phân định rõ đúng sai; sau 
công tác thanh tra cần xử lý những người vi 
phạm cả đối với cán bộ mắc sai lầm và cả 
đối với những người cầm đầu quá khích; 
đồng thời với quá trình thanh tra, xử lý là 
quá trình thanh lọc cán bộ sai lầm, lựa chọn 
cán bộ thay thế, củng cố các tổ chức đảng, 
chính quyền, đoàn thể nhân dân. 
Giải quyết những công việc trên phải 
gắn với công tác tư tưởng và chỉ đem lại kết 
quả tích cực khi thực hiện nhất quán các 
nguyên tắc: công khai, dân chủ, công minh 
theo đúng quan điểm đường lối của Đảng, 
pháp luật của Nhà nước và chuẩn mực văn 
hóa đạo đức của cộng đồng xã hội. 
Thứ tư, giải quyết hòa giải lợi ích. Khắc 
phục sự bất công trong quan hệ lợi ích, đảm 
bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thể có liên 
quan, đặc biệt là đảm bảo lợi ích trước mắt 
và lâu dài của nông dân bị thu hồi đất. Hài 
hòa quan hệ lợi ích cần được thể chế hóa 
trong pháp luật, trong nguyên tắc, quy trình 
thu hồi đất. Đồng thời, cũng phải tuyên 
truyền, giáo dục để cho các chủ thể trong 
quan hệ lợi ích thấy rõ trách nhiệm và thực 
hiện đầy đủ trách nhiệm ấy. Đặc biệt là các 
chủ thể hưởng lợi trong việc thu hồi đất (chủ 
doanh nghiệp và chính quyền nhà nước). 
Thứ năm, xây dựng hệ thống chính trị ở 
cơ sở trong sạch vững mạnh. Cùng với việc 
hoàn thiện thể chế, pháp luật thì việc nâng 
cao trách nhiệm và năng lực của chủ thể ở 
cơ sở có ý nghĩa trực tiếp quyết định để 
không tái phát điểm nóng. Bởi vì, chỉ khi 
loại bỏ được nhân tố quan liêu, tham nhũng, 
thoái hóa biến chất trong hệ thống chính trị 
ở cơ sở; tổ chức đảng, chính quyền và các 
đoàn thể ở cơ sở thực sự vì dân, đủ năng lực 
thực hiện trọng trách của mình thì thể chế, 
pháp luật mới thực hiện có hiệu quả; quan 
hệ lợi ích giữa các chủ thể trong việc giải 
quyết đất đai mới được đảm bảo hài hòa 
hợp lý, không nảy sinh xung đột và tạo sự 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 9(94) - 2015 
 50 
đồng thuận trong đời sống cộng đồng. 
Thứ sáu, thực hiện thường xuyên và triệt 
để quy chế dân chủ ở cơ sở. Dân chủ là 
phương thức đặc hiệu để chống quan liêu 
tham nhũng, vì vậy thực hiện thường xuyên 
triệt để dân chủ ở cơ sở mới loại trừ được 
quan liêu tham nhũng, đảm bảo cho chính 
quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh; đảm 
bảo thực hiện hài hòa các quan hệ lợi ích 
trong việc giải quyết đất đai. Trên cơ sở đó 
khơi dậy được tính tích cực của nhân dân 
trong việc thực thi pháp luật và chính sách 
của Nhà nước, tạo sự đồng thuận trong thực 
thi pháp luật, đặc biệt là Luật Đất đai năm 
2013 hiện nay. 
Thứ bảy, xây dựng đội ngũ cán bộ làm 
công tác tư tưởng, tuyên truyền trong tổ 
chức Đảng, chính quyền, Mặt trận và các 
đoàn thể nhân dân. Mỗi khi có vấn đề tư 
tưởng không bình thường nảy sinh trong 
cộng đồng cần có sự chỉ đạo của cấp ủy, 
phối hợp hoạt động tuyên truyền của cán bộ 
chuyên trách, cán bộ lãnh đạo trong cả hệ 
thống chính trị ở cơ sở, kịp thời ngăn ngừa 
những khuynh hướng xuyên tạc, kích động, 
định hướng tư tưởng theo chuẩn mực kỷ 
cương xã hội, đảm bảo sự lành mạnh đời 
sống tư tưởng. Quan trọng là thường xuyên 
tuyên truyền quan điểm, đường lối của 
Đảng, pháp luật của Nhà nước và chuẩn 
mực văn hóa đạo đức của dân tộc, để nhân 
dân tự đề kháng với những xu hướng tư 
tưởng sai lệch. 
Thứ tám, thực hiện chiến lược công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông 
thôn, trước hết là thực hiện thành công chủ 
trương xây dựng nông thôn mới. Khi công 
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đạt đến 
một trình độ nhất định thì vấn đề ruộng đất 
có lẽ không gay gắt như hiện nay. Bởi vì, 
khi đó không phải diện tích rộng mới cho 
sản lượng nhiều và hiệu quả lớn, mà quyết 
định là trình độ kỹ thuật canh tác; sẽ có 
nhiều người chuyển khỏi nghề nông sang 
làm nghề khác mà thu nhập và mức sống lại 
cao hơn; và Nhà nước sẽ có đủ nguồn lực 
tài chính đền bù thỏa đáng cho người bị thu 
hồi đất. Thực tế một số địa phương đạt 
được thành tựu trong việc thực hiện công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa những năm vừa 
qua đã cho thấy điều đó. 
Tài liệu tham khảo 
1. Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2015), 
Giáo trình Xử lý tình huống trong công tác tư 
tưởng, Hà Nội. 
2. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 
(2015), Xử lý điểm nóng tư tưởng ở nước ta 
hiện nay, Đề tài cấp Bộ. 
3. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 
Việt Nam (2003), Hiến pháp năm 2013. 
4. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 
Việt Nam (2003), Luật Đất đai 2013. 
5. Phan Xuân Sơn (Chủ biên) (2014), Lý thuyết 
xung đột xã hội và quản lý, giải tỏa xung đột xã hội 
ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo 
số 100/BC-BTNMT ngày 12 tháng 6 năm 2012. 
7. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2012), Báo 
cáo số 263/BC-ĐGS ngày 05 tháng 11 năm 2012. 
8. Thanh tra Chính phủ (2013), Báo cáo 
Tổng kết công tác năm 2012 và phương hướng 
nhiệm vụ năm 2013 của ngành Thanh tra. 
9. Thanh tra Chính phủ (2014), Báo cáo Sơ 
kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai công 
tác nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014 của Ngành 
Thanh tra. 
10. Tòa án nhân dân tối cao (2013), Báo cáo 
Tổng kết năm 2013 và nhiệm vụ trọng tâm công tác 
năm 2014 của ngành Tòa án nhân dân Tối cao. 
11. Tòa án nhân dân tối cao (2012), Báo cáo 
số 18/BC-TA ngày 18/7/2012 của ngành Tòa án 
nhân dân Tối cao. 
Điểm nóng tư tưởng về giải quyết đất đai... 
 51 

File đính kèm:

  • pdfdiem_nong_tu_tuong_ve_giai_quyet_dat_dai_o_nong_thon.pdf