Điểm nhấn kinh tế năm 2019 và triển vọng năm 2020

Năm 2019 là năm thứ 2 liên tiếp cả nước đạt toàn bộ 12 chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu, trong đó 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch, với ước GDP cả năm tăng 6,8-6,9%. Việt Nam thuộc tốp có mức GDP năm 2019 tăng trưởng cao dẫn đầu khu vực và thế giới, được coi là quốc gia có nền kinh tế ổn định và tăng trưởng nhanh, thế và lực không ngừng được củng cố; uy tín quốc tế

được nâng lên, bất chấp những khó khăn chung về kinh tế thế giới trong năm 2019. Thành quả này là cộng

hưởng tích cực sự kịp thời và hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với

sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp cả nước trong thực hiện kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

pdf 10 trang kimcuc 2860
Bạn đang xem tài liệu "Điểm nhấn kinh tế năm 2019 và triển vọng năm 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Điểm nhấn kinh tế năm 2019 và triển vọng năm 2020

Điểm nhấn kinh tế năm 2019 và triển vọng năm 2020
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN6 Số 146 - tháng 12/2019
ÑIEÅM NHAÁN KINH TEÁ NAÊM 2019 
VAØ TRIEÅN VOÏNG NAÊM 2020
TS. NGUYỄN MINH PHONG*
ThS. NGUYỄN TRầN MINH TRÍ*
*Phó Ban Tuyên truyền lý luận, Báo Nhân dân
Những điểm nhấn kinh tế Việt Nam năm 2019
Môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện, 
Việt Nam được xếp thứ 8 trong số các nền kinh 
tế tốt nhất thế giới để đầu tư năm 2019, tăng 15 
bậc so với năm 2018; năng lực cạnh tranh của 
Việt Nam được Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp thứ 
67/141 quốc gia, vùng lãnh thổ, tăng 10 bậc so với 
năm 2018. Chỉ số năng lực cạnh tranh ngành du 
lịch cũng tăng 2 bậc so với năm trước. Chỉ số đổi 
mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam tăng 3 
bậc, xếp thứ 42/129 quốc gia, vùng lãnh thổ; đứng 
thứ nhất trong nhóm 26 quốc gia thu nhập trung 
bình thấp và thứ 3 trong ASEAN. Chỉ số xếp hạng 
về an toàn thông tin mạng của Việt Nam tăng 50 
bậc, xếp thứ 50/175 quốc gia, vùng lãnh thổ. Theo 
Báo cáo Môi trường kinh doanh toàn cầu - Doing 
business 2020 (DB 2020) vừa được Ngân hàng Thế 
giới công bố, chỉ số nộp thuế (Paying Taxes, với 
các tiêu chí như: số giờ nộp thuế; số lần nộp thuế 
trong năm; tổng mức thuế suất trên lợi nhuận; chỉ 
số sau kê khai (hoàn thuế giá trị gia tăng, thanh/
kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp) đã tăng 22 
bậc, đưa Việt Nam từ vị trí thứ 131 lên xếp thứ 109 
trong tổng số 190 quốc gia được đánh giá. Nhờ kết 
quả này, ngành thuế đã vượt chỉ tiêu Chính phủ 
đề ra tại Nghị quyết số 02/NQ-CP về tiếp tục thực 
hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện 
môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh 
tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 
2021. Theo đó, mục tiêu chỉ số nộp thuế năm 2019 
Năm 2019 là năm thứ 2 liên tiếp cả nước đạt toàn bộ 12 chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu, trong đó 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch, với ước GDP cả năm tăng 6,8-6,9%. Việt Nam thuộc tốp có mức GDP năm 2019 tăng trưởng cao dẫn đầu khu vực và thế giới, được coi là quốc gia có nền kinh tế ổn định và tăng trưởng nhanh, thế và lực không ngừng được củng cố; uy tín quốc tế 
được nâng lên, bất chấp những khó khăn chung về kinh tế thế giới trong năm 2019. Thành quả này là cộng 
hưởng tích cực sự kịp thời và hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với 
sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp cả nước trong thực hiện kế 
hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Từ khóa: Điểm nhấn kinh tế, triển vọng.
Economic highlights in 2019 and outlook for 2020
2019 is the second consecutive year that the whole country achieved all 12 major plan targets, of which 5 
exceeded the plan, with an estimated annual GDP growth of 6.8-6.9%. Vietnam is one of the countries with 
the highest GDP growth rate in 2019, leading the region and the world, considered a country with a stable 
economy and fast growth, its strength is constantly being consolidated; its international prestige is raised, 
despite the general difficulties in the world economy in 2019. This achievement is a positive resonance of the 
timely and effective direction and administration of the Central Government and Prime Minister, with the 
efforts of all levels, sectors, localities and business community throughout the country in implementing the 
socio-economic development plan.
Keywords: Economic highlight, outlook.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 7Số 146 - tháng 12/2019
tăng 7-10 bậc, tiệm cận mục tiêu đến năm 2021 lên 
30-40 bậc. 
Theo Báo cáo Môi trường kinh doanh 2020 của 
Ngân hàng Thế giới, phần lớn các chỉ số này đều 
có sự cải thiện so với năm trước đó và được ghi 
nhận nhờ những nỗ lực của Việt Nam. Cụ thể, thời 
gian nộp thuế giảm 114 giờ (từ 498 xuống 384 giờ); 
trong đó, 94 giờ giảm là do cải cách, đơn giản hóa 
tại các thủ tục về khai thuế giá trị gia tăng và 20 giờ 
giảm là do những cải cách, đơn giản hóa các thủ tục 
về nộp và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. 
Số lần nộp thuế giảm từ 10 lần năm 2019 xuống 
còn 6 lần năm 2020. Tổng mức thuế suất (tỷ lệ tổng 
thuế và đóng góp) giảm 0,2%, từ mức 37,8% năm 
2019 xuống còn 37,6% năm 2020. Thời gian doanh 
nghiệp Việt Nam chuẩn bị nộp thuế giá trị gia tăng, 
bao gồm lập bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ 
mua vào, bán ra theo Tờ khai thuế giá trị gia tăng 
đã giảm khoảng 90 giờ (từ 212 còn 122 giờ). Thời 
gian kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp giảm từ 5 
lần xuống 1 lần... 
 Số lượng doanh nghiệp thành lập mới và quay 
lại hoạt động tiếp tục được cải thiện. Đây là 2 chỉ 
số đo lường sức khỏe môi trường kinh doanh và 
tạo động lực tăng trưởng chính đến nền kinh tế 
đã ghi nhận mức kỷ lục mới, với ước cả năm có 
khoảng 134 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và 
hàng chục nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại. 9 
tháng đầu năm có gần 102,3 nghìn doanh nghiệp 
đăng ký thành lập mới, tăng 34% về số vốn đăng ký 
và tăng 26,6% về vốn đăng ký bình quân một doanh 
nghiệp thành lập mới, đạt 12,6 tỷ đồng, mức cao 
nhất trong những năm trở lại đây. Điều này cũng 
cho thấy “sức khỏe” tốt hơn của các doanh nghiệp 
mới gia nhập thị trường. Đồng thời, cả nước còn 
có 27,6 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, 
tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước. Đến nay có 
gần 24 nghìn hợp tác xã kiểu mới với đa số hoạt 
động hiệu quả. 
Sự lạc quan kinh doanh và tích cực đầu tư được 
khẳng định, với kết quả 81,7% doanh nghiệp ngành 
công nghiệp chế biến, chế tạo được Tổng cục Thống 
kê khảo sát khẳng định kinh doanh của mình trong 
quý III/2019 là ổn định và tích cực, tốt hơn quý 
II/2019; 87,9% cho rằng dự kiến quý IV/2019 xu 
hướng sẽ tốt lên hoặc ổn định so với quý III/2019. 
Vốn đầu tư nước ngoài được tiếp tục cải thiện với 
quy mô vốn FDI thực hiện ước đạt 14,2 tỷ USD, 
tăng 7,3%; tổng giá trị góp tăng 82,3% so với cùng 
kỳ năm 2018 và cao nhất từ trước đến nay.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN8 Số 146 - tháng 12/2019
Động lực và chất lượng tăng trưởng có bước 
phát triển, với tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã 
hội cả năm ước khoảng 33,8% GDP; tỷ trọng đầu tư 
của khu vực ngoài nhà nước tăng lên 45,3%; đầu tư 
tư nhân với nhiều dự án lớn được triển khai mạnh 
mẽ, theo đúng định hướng tăng cường thu hút các 
nguồn lực xã hội. Năng suất lao động tăng 5,9%; 
đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp đạt 
42,7%. Mô hình tăng trưởng chuyển dịch tích cực, 
giảm dần phụ thuộc vào khai khoáng và tăng tín 
dụng. Đóng góp của khoa học, công nghệ và đổi 
mới sáng tạo ngày càng tăng. Khoa học công nghệ 
được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực; hệ 
sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia 
phát triển mạnh. Nhiều thành tựu được ứng dụng 
nhanh chóng và rộng rãi, trong đó có những lĩnh 
vực tiệm cận và đạt trình độ khu vực, quốc tế. Hệ 
thống bảo hộ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ tiếp tục 
được hoàn thiện. Các quỹ phát triển khoa học công 
nghệ phát huy hiệu quả; có hơn 3.000 doanh nghiệp 
khởi nghiệp và một số quỹ đầu tư mạo hiểm.
Nhiều địa phương nỗ lực phấn đấu vươn lên, 
thu hút mạnh các nguồn lực, đạt tốc độ tăng trưởng 
cao, đóng góp quan trọng cho kết quả chung của 
cả nước.
Thị trường tài chính và nền tảng kinh tế vĩ mô 
được duy trì ổn định, vững chắc trong điều kiện thị 
trường tài chính, tiền tệ quốc tế biến động mạnh. 
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) dưới 3%, thấp hơn mục 
tiêu đề ra. Thị trường tài chính, tiền tệ và tỷ giá 
được điều hành chủ động, linh hoạt và duy trì ổn 
định phù hợp; dự trữ ngoại hối đạt khoảng 73 tỷ 
USD. Hệ số tín nhiệm quốc gia được nâng hạng 
từ BB- lên BB với triển vọng “tích cực”. Năm 2019 
tổng thu ngân sách nhà nước vượt 3,3% dự toán 
và là năm thứ hai liên tiếp thu ngân sách trung 
ương vượt dự toán. Các chỉ tiêu tổng thu, huy 
động vào ngân sách, thu nội địa... đạt mục tiêu kế 
hoạch 5 năm. Bội chi được kiểm soát cả số tuyệt 
đối và tương đối, với mức bội chi năm 2019 ngân 
sách nhà nước khoảng 3,4% GDP và năm 2020 
ước 3,44% GDP, vượt mục tiêu dưới 3,5% GDP. Tỷ 
trọng chi đầu tư phát triển tăng, đạt 26,6%. Nhờ 
kiểm soát tốt, nợ công đã giảm một nửa so với giai 
đoạn trước và tăng thấp hơn tốc độ tăng GDP danh 
nghĩa (năm 2019, nợ công giảm còn 56,1% GDP so 
với mức 64,6% GDP năm 2016).
Năm nay là năm thứ tư liên tiếp Việt Nam 
xuất siêu với ước tính cả năm 2019 xuất siêu trên 
9 tỷ USD. Trong bối cảnh thương mại toàn cầu 
suy giảm, xuất khẩu vẫn tăng khoảng 7,9%; xuất 
khẩu của khu vực kinh tế trong nước tăng mạnh. 
Công tác quản lý thị trường được tăng cường, với 
việc xử lý nghiêm nhiều vụ việc buôn lậu, gian lận 
thương mại.
Nền kinh tế tiếp tục cơ cấu lại nên đúng hướng 
và thực chất hơn. Các ngành, lĩnh vực chủ yếu vẫn 
phát triển ổn định, tích cực trong bối cảnh khó 
khăn. Sản xuất công nghiệp tăng mạnh; trong đó 
công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục giữ vai trò 
động lực tăng trưởng kinh tế. Bảo đảm an ninh 
năng lượng; phát triển mạnh các dự án năng lượng 
tái tạo. Khu vực nông nghiệp phát triển ổn định; 
xây dựng và đưa vào hoạt động nhiều nhà máy chế 
biến lớn; xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt trên 41 
tỷ USD. Xây dựng nông thôn mới đạt kết quả vượt 
bậc, đến cuối năm 2019 ước có khoảng 53 - 54% số 
xã và 110 huyện đạt chuẩn, hoàn thành trước thời 
hạn gần 2 năm. Khu vực dịch vụ duy trì đà tăng 
khá cao; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu 
dịch vụ tiêu dùng tăng khoảng 11,5 - 12%; thương 
mại điện tử tăng mạnh. Khách quốc tế ước cả năm 
đạt 18 triệu lượt, tăng 16,1%. Cơ cấu lại các tổ chức 
tín dụng gắn với xử lý nợ xấu đạt kết quả tích cực; 
tỷ lệ nợ xấu nội bảng còn 1,91%; bảo đảm an toàn 
hệ thống. Thực hiện nhiều giải pháp nâng cao hiệu 
quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; tập 
trung xử lý các dự án, doanh nghiệp thua lỗ, thất 
thoát lớn, trong đó có dự án bước đầu có lãi và một 
số dự án từng bước khắc phục khó khăn, vận hành 
trở lại.
Chất lượng nguồn nhân lực tiếp tục được cải 
thiện cùng với sự phát triển kết cấu hạ tầng, đô thị 
và thúc đẩy liên kết vùng. Xếp hạng đại học tăng 12 
bậc, từ hạng 80 lên 68. Quy mô nguồn nhân lực ước 
đạt 55,8 triệu lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo 
cả năm khoảng 61 - 62%, trong đó tỷ lệ lao động có 
bằng cấp, chứng chỉ đạt 24%; tạo thêm 1,62 triệu 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 9Số 146 - tháng 12/2019
việc làm; mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội. 
Hệ thống đô thị phát triển nhanh, tỷ lệ đô thị hóa 
ước đạt 39,2%. 
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng, 
cơ bản gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, chất 
lượng cuộc sống của nhân dân tiếp tục được cải 
thiện rõ rệt. 
Chất lượng dịch vụ y tế tiếp tục được nâng lên, 
đạt 8,6 bác sỹ, 27,5 giường bệnh trên 1 vạn dân và tỷ 
lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 89,3%, vượt mục tiêu 
đề ra. Làm tốt công tác y tế dự phòng; chú trọng vệ 
sinh an toàn thực phẩm. 
Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm 1 - 
1,5% (còn khoảng 3,73 - 4,23%); trong đó các 
huyện nghèo giảm trên 4%. Thành tích giảm nghèo 
của Việt Nam tiếp tục là một điểm sáng, được cộng 
đồng quốc tế đánh giá cao. Đặc biệt, theo Báo cáo 
Chỉ số đói nghèo toàn cầu (GHI) 2019 của Cơ quan 
viện trợ Concern Worldwide từ Ailen và tổ chức 
Welt Hunger Hilfe của Đức, Việt Nam đứng thứ 
62, tăng 2 bậc so với vị trí thứ 64 trên tổng số 119 
nền kinh tế trong bảng xếp hạng toàn cầu. Với vị 
trí năm nay, Việt Nam tốt hơn một số nước láng 
giềng Đông Nam á như Myanmar, Indonesia, 
Philippines, Campuchia và Lào. (Điểm GHI được 
tính toán dựa trên 4 chỉ số, bao gồm suy dinh 
dưỡng, gầy so với chiều cao, thấp còi ở trẻ em và 
trẻ em tử vong). 
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam 
giai đoạn 2016 - 2020 đã đi được gần hết chặng 
đường, dù còn khó khăn nhưng kinh tế Việt Nam 
đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng: Tăng trưởng 
GDP phục hồi rõ nét sau giai đoạn 2011 - 2015, duy 
trì được tốc độ cao, đặc biệt là trong các năm 2017 - 
2019 (với tốc độ tăng GDP đạt 6,81 năm 2017; 7,08% 
năm 2018 và dự kiến khoảng 7,1% năm 2019). Tính 
chung giai đoạn 2016 - 2020, tăng trưởng GDP dự 
kiến khoảng 6,84%/năm (đạt mục tiêu 6,5 - 7% của 
Kế hoạch 2016 - 2020 đã đề ra). Đóng góp của khu 
vực công nghiệp xây dựng vào tăng trưởng kinh 
tế giai đoạn 2016 - 2020 đã tăng lên hơn 44% (so 
với mức tương ứng 39,9% giai đoạn 2011 - 2015). 
Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo mặc 
dù có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại do sức cầu bên 
ngoài giảm sút, nhưng vẫn có mức tăng khá, trung 
bình 12,8%/năm trong giai đoạn 2016 - 2019, đóng 
góp 32% vào tăng trưởng GDP toàn nền kinh tế. 
Năng suất lao động giai đoạn này tăng trung bình 
5,8%/năm (so với mức tăng tương ứng 4,3%/năm 
của giai đoạn 2011 - 2015).
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN10 Số 146 - tháng 12/2019
Bối cảnh và triển vọng kinh tế Việt Nam năm 
2020
Năm 2020, Việt Nam có nhiều thuận lợi và cả 
những thách thức không nhỏ.
Về thuận lợi, Việt Nam tiếp tục có sức hút 
đầu tư mạnh ở khu vực do hiện đứng ở vị trí thứ 
8 (tăng 15 bậc, từ vị trí 23 năm 2018) trong bảng 
xếp hạng các nền kinh tế tốt nhất thế giới để đầu 
tư năm 2019 theo báo cáo của U.S. News & World 
Report. Đồng thời, Việt Nam đang có những tiến 
bộ về chỉ tiêu lạm phát, thâm hụt ngân sách, dự 
trữ ngoại hối và gia tăng tổng cầu nội địa của nền 
kinh tế gần 100 triệu dân. Hệ số tín nhiệm quốc gia 
của Việt Nam được nâng từ B1 (tích cực) lên Ba3 
(ổn định). Cách mạng Công nghiệp 4.0 lan rộng 
và sự “góp mặt” của các Hiệp định thương mại tự 
do như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ 
xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định 
Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu 
(EVFTA) được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội 
phát triển cho nền kinh tế Việt Nam thông qua việc 
mở rộng xuất khẩu, đầu tư và ứng dụng khoa học 
công nghệ, giúp cải thiện chuỗi cung ứng của Việt 
Nam. Bên cạnh đó, các FTA này tác động tích cực 
tới lao động, trong đó những ngành thâm dụng lao 
động như dệt may, da giày... dự báo sẽ được hưởng 
lợi nhiều nhất. 
Ngoài ra, tác động từ CPTPP và EVFTA còn 
có thể đến từ việc tạo sức ép cải thiện thể chế và 
môi trường kinh doanh, từ đó, kỳ vọng tạo ra tác 
động tích cực trong trung và dài hạn. Riêng EVFTA 
và CPTPP có thể giúp GDP Việt Nam tăng thêm 
lần lượt 4,3% và 1,3% vào năm 2030. Kim ngạch 
xuất khẩu của Việt Nam sang EU đến năm 2030 
dự kiến sẽ tăng thêm 44,4%; xuất khẩu sang các 
nước CPTPP đến năm 2035 tăng 14,3%. Giai đoạn 
2020-2030, thông qua các hiệp định thương mại 
RCEP, CPTPP và EVFTA, Việt Nam có thêm cơ 
hội đa dạng hóa quan hệ hợp tác, bổ sung động lực 
tăng trưởng và giảm phụ thuộc quá nhiều vào các 
nền kinh tế lớn. Cơ hội sẽ nằm ở những ngành có 
lợi thế so sánh truyền thống (như dệt may, da giày, 
đồ gỗ, điện tử, nông sản và thủy sản); lĩnh vực phục 
vụ tiêu dùng (phân phối bán lẻ, du lịch, giải trí, giáo 
dục, y tế); các hỗ trợ mạng sản xuất, gia tăng chuỗi 
giá trị (dịch vụ hỗ trợ, logistics, công nghiệp hỗ 
trợ). Tiềm năng cũng nằm ở những lĩnh vực mới 
nổi (kinh tế xanh, kinh tế sáng tạo, kinh tế số, phát 
triển đô thị thông minh). Lĩnh vực kết cấu hạ tầng 
và bất động sản (nhà ở, văn phòng, bất động sản du 
lịch, bán lẻ, logistics, khu công nghiệp)... cũng có 
nhiều cơ hội cho giới đầu tư trong và ngoài nước 
khai phá.
Về thách thức, là một nền kinh tế có độ mở cao, 
Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ xu th ...  trưởng GDP của Việt 
Nam năm 2020 sẽ thấp hơn so với năm 2019, tương 
ứng 6,5% (theo WB) hoặc 6,7% (theo ADB).
Theo Chuyên gia Kinh tế trưởng về các thị 
trường ASEAN của HSBC, Việt Nam sẽ có tốc độ 
tăng trưởng GDP 6,5% vào năm 2020 sau khi đạt 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN12 Số 146 - tháng 12/2019
được mục tiêu 6,7% trong năm nay. Đồng thời, 
Việt Nam còn đang đối mặt với 4 thách thức về 
cải thiện cơ cấu xuất - nhập khẩu, giảm nhập khẩu 
quá nhiều từ thị trường Trung Quốc; kiểm soát 
lạm phát, với mức dự báo CPI lần lượt ở mức 2,7% 
và 3% trong năm 2019 và 2020; kiểm soát những 
rủi ro tài chính, nhất là nợ tiêu dùng tăng nhanh 
và thúc đẩy dịch chuyển dòng vốn vay chảy từ bất 
động sản sang những ngành công nghiệp, trong 
khi kiểm soát tăng trưởng tín dụng. Tỉ lệ nợ công ở 
mức 61,3% GDP trong năm 2019 và 2020. Cán cân 
thanh toán dương cho phép Ngân hàng Nhà nước 
gia tăng dự trữ ngoại hối, nhờ đó tỉ giá sẽ giữ ổn 
định trong năm 2020.
Theo ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia 
của ADB, 5 lĩnh vực Việt Nam cần tập trung trong 
chu kỳ phát triển kinh tế mới là: Cải thiện cơ sở hạ 
tầng quốc gia, không chỉ về mặt số lượng những 
công trình mà còn trong cả những yếu tố “mềm” 
hơn như các dịch vụ hậu cần và tính hiệu quả 
của những dịch vụ đó; Phát triển nguồn lực con 
người, tăng cường giáo dục thực chất từ các cấp 
độ để đào tạo kỹ năng mà các thị trường yêu cầu, 
trong đó đặc biệt là kỹ năng về sử dụng công nghệ; 
Tạo thêm nguồn lực tăng trưởng cho khu vực tư 
nhân, đặc biệt là khối doanh nghiệp trong nước; 
Năng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước 
và thể chế; Tạo ra các động lực tăng trưởng kinh tế 
có khả năng kháng chịu với tình trạng biến đổi khí 
hậu đang diễn biến ngày một nghiêm trọng. Đặc 
biệt, hệ thống ngân hàng của Việt Nam cần phải 
đạt chuẩn quốc tế của Hiệp ước Basel II vào đầu 
năm tới, bởi đây là chuẩn mực quốc tế về quản trị 
rủi ro mà hệ thống các ngân hàng thương mại Việt 
Nam đang hướng đến từng bước áp dụng, nhằm 
tăng cường năng lực quản trị rủi ro và nâng cao 
hiệu quả hoạt động. Hiện nay, mới chỉ có khoảng 
1/3 số ngân hàng của Việt Nam đáp ứng được các 
tiêu chuẩn của Hiệp ước Basel II và một số trong 
đó còn gặp vướng mắc về vấn đề vốn sở hữu nước 
ngoài hay thanh khoản. 
Việt Nam cần nhận thức và quan tâm đến thực 
hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa, tránh để đất nước 
rơi vào trường hợp bị đánh giá là đang lợi dụng 
những căng thẳng thương mại trên thế giới để cạnh 
tranh không công bằng. Những sản phẩm có giá trị 
gia tăng sản xuất tại Việt Nam phải được gắn mác 
rõ ràng để đề phòng trường hợp tái xuất bất hợp 
pháp. Các cuộc thanh kiểm tra tại các cảng hàng 
hóa xuất - nhập khẩu, sự phối hợp giữa các bộ, 
ban, ngành cũng là rất cần thiết để đảm bảo rằng sẽ 
không có hàng hóa của một nước thứ ba nào được 
“đội lốt” một cách trái phép và rời khỏi Việt Nam. 
Ngoài ra, các chính sách tiền tệ của Ngân hàng 
nhà nước Việt Nam hiện mới tập trung chủ yếu 
vào việc kiểm soát định lượng, như đặt ra các mục 
tiêu tín dụng về tổng thể của nền kinh tế hoặc của 
từng ngân hàng. Đây là công cụ trực tiếp tác động 
đến nền kinh tế. Thời gian tới, Việt Nam cần đẩy 
mạnh việc áp dụng những công cụ gián tiếp hơn 
thông qua cơ chế giá cả thị trường và các chính 
sách lãi suất về tổng thể, lãi suất của từng ngân 
hàng và liên ngân hàng đối với hoạt động kinh tế, 
để tạo điều kiện cho cơ chế giá cả thị trường hoạt 
động hiệu quả.
Dòng vốn ngoại được dự báo sẽ tiếp tục tăng 
nhờ sự ổn định chính trị - xã hội và kinh tế vĩ mô, 
lợi thế giá nhân công rẻ. Đồng thời, sự căng thẳng 
thương mại Mỹ - Trung, cùng cơ hội từ những FTA 
mà Việt Nam đã và sẽ ký kết như CPTPP, EVFTA... 
khiến Việt Nam được xem là một đích đến của các 
nhà đầu tư nước ngoài.
Cơ cấu kinh tế sẽ có sự chuyển dịch sâu sắc hơn 
theo hướng phát triển công nghiệp phụ trợ và tham 
gia chuỗi cung ứng quốc tế, trước hết với các nước 
thành viên tham gia FTA với Việt Nam. Các ngành 
du lịch, nông nghiệp, thủy, hải sản sẽ tiếp tục tăng 
trưởng thuận lợi.
Các nhóm hàng chủ lực xuất khẩu của Việt 
Nam sẽ đa dạng hơn, nhóm ngành dệt may, giày 
dép và gạo có khả năng cạnh tranh nhờ giảm hàng 
rào thuế quan và mua được nguyên liệu giá rẻ, giúp 
giảm chi phí sản xuất. Các doanh nghiệp cũng có 
thêm cơ hội tham gia đấu thầu mua sắm công. 
Quá trình tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước 
và các ngân hàng thương mại sẽ đẩy mạnh hơn. Các 
hoạt động M&A cũng được thúc đẩy cả bề rộng và 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 13Số 146 - tháng 12/2019
bề sâu, nhất là trong lĩnh vực bất động sản; sản xuất 
và kinh doanh hàng tiêu dùng; ngân hàng và cả dệt 
may, chế tạo cơ khí
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục đóng 
vai trò là động lực quan trọng của tăng trưởng kinh 
tế, nhất là xuất khẩu.
Thị trường các hàng tiêu dùng sẽ có cải thiện 
với cơ cấu hàng hóa phong phú hơn, giá rẻ hơn và 
chất lượng từng bước được cải thiện. Hàng công 
nghệ thông tin tiếp tục đa dạng hóa và giảm giá 
nhanh do cạnh tranh và sự phát triển khoa học 
công nghệ.
Thị trường xuất khẩu lao động sẽ tiếp tục tăng 
mạnh và là một trọng tâm cải thiện việc làm và an 
sinh xã hội cho các vùng, đối tượng liên quan.
Thị trường bất động sản sẽ hình thành một chu 
kỳ đầu tư mới, với những điều chỉnh sâu về định 
hướng, quy mô, tốc độ, cân bằng và hiệu quả hơn, 
với tiêu điểm nóng vẫn là phân khúc nhà ở xã hội 
và các căn hộ chung cư, mặt bằng kinh doanh giá 
hợp lý, ở vị trí thuận lợi, đủ cơ sở hạ tầng và dịch vụ 
xã hội, được tiêu thụ theo phương thức cho thuê, 
“thuê-mua” và “mua-cho thuê” và được quản lý bởi 
các công ty ủy thác, khai thác chuyên nghiệp có 
trách nhiệm cao.
Đặc biệt, có dấu hiệu cho thấy thị trường bất 
động sản nghỉ dưỡng - du lịch năm 2020 sẽ trầm 
lắng và tạo áp lực tăng nợ xấu ngân hàng.
 Thị trường chứng khoán năm 2020 không 
nhiều dư địa để tăng điểm, sau khi mức vốn hóa 
trên thị trường đã đạt 76,4% GDP vào cuối năm 
2018 (về đích trước hạn 2 năm so với mục tiêu ban 
đầu ước chiếm 70% GDP vào năm 2020) và cuối 
quý III/2019, vốn hóa thị trường cho riêng nhóm 
cổ phiếu niêm yết đã đạt khoảng 195 tỉ USD, 
chiếm hơn 80% GDP. Động lực chủ yếu và kỳ 
vọng vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam 
có thể đạt mốc 100% GDP năm 2020 là nỗ lực 
đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn ở khối doanh 
nghiệp nhà nước và phát hành cổ phiếu lần đầu 
ra công chúng của các doanh nghiệp tư nhân lớn 
(dự kiến các doanh nghiệp lớn Mobifone, VNPT, 
Agribank, VICEM... sẽ IPO và niêm yết trên sàn 
chứng khoán với giá trị lên tới 8 tỉ USD). Ngoài ra, 
nhà đầu tư cũng kỳ vọng thị trường chứng khoán 
Việt Nam sẽ được MSCI nâng hạng, từ thị trường 
cận biên lên thị trường mới nổi. Khi đó, các quỹ 
ETF sẽ dễ dàng tham gia vào thị trường chứng 
khoán Việt Nam. Theo dự đoán của VDSC, các 
ETF dựa trên các chỉ số mới như VN Diamond, 
VNFin Select và VNFin Lead hứa hẹn sẽ thu hút 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN14 Số 146 - tháng 12/2019
dòng tiền của khối ngoại. Dù vậy, nút thắt về sở 
hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài vẫn là yếu tố 
trở ngại cho việc nâng hạng. Ngoài ra, thị trường 
chứng khoán năm 2020 có thể đối diện với những 
rủi ro từ xu hướng tăng nhẹ lãi suất trung và dài 
hạn; đồng thời, triển vọng chung còn phụ thuộc 
vào kết quả triển khai Luật Chứng khoán sửa 
đổi; trong đó có việc nới room, bổ sung công cụ 
chứng khoán phái sinh, tăng cường minh bạch, 
tăng cung cho thị trường trái phiếu, đặc biệt là 
khả năng chuyển đổi tiền tệ...
Năm 2020, tái cấu trúc ngân hàng sẽ có bước 
tiến tích cực (nợ xấu toàn ngành đến tháng 8.2019 
ở dưới 2%, tính cả tại VAMC là dưới 5%), nhiều 
ngân hàng bước vào chuyển đổi số. Tuy nhiên, 
dòng vốn cho doanh nghiệp đang bị siết lại từ phía 
các tổ chức tín dụng do thách thức đặt ra trong 
quản trị theo yêu cầu Basel II ở nhiều ngân hàng và 
xử lý một số ngân hàng yếu kém với nợ xấu nhóm 
4-5 còn cao.
 Bối cảnh đó tạo áp lực buộc một số doanh 
nghiệp Việt tìm kiếm nguồn huy động vốn khác 
qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp, kể cả phát 
hành trái phiếu quốc tế (theo Asia Bond Monitor, 
thị trường trái phiếu doanh nghiệp bằng VND của 
Việt Nam đã đạt 4,3 tỉ USD vào năm 2018, tăng 
trưởng kép 66%/năm, giai đoạn 2014-2018. Trong 
đó, 30 doanh nghiệp như Vingroup, Masan, ACB, 
CII, BIDV, VPBank, Techcombank, REE, PAN... đã 
chiếm 85% giá trị trái phiếu doanh nghiệp đang lưu 
hành. Để phát hành trái phiếu quốc tế, các doanh 
nghiệp phải được xếp hạng tín dụng, hiểu biết pháp 
lý và trình tự thủ tục để chuẩn bị hồ sơ, đợi phê 
duyệt thủ tục, tổ chức quảng bá, xúc tiến đầu tư, 
công bố, dựng sổ, định ra thị trường thứ cấp. Trong 
đó, quảng bá marketing rất quan trọng. 
Về trung và dài hạn, Việt Nam cần nhiều hơn 
các đột phá thực chất về nâng cao năng lực nội tại 
của nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, gia 
tăng các động lực tăng trưởng mới, đẩy nhanh quá 
trình cải cách thể chế và cải thiện môi trường; phát 
triển của khu vực tư nhân; phát triển khoa học 
công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất 
lao động; chú trọng phát triển công nghiệp chế biến 
chế tạo theo chiều sâu và tận dụng tối đa các lợi ích, 
cơ hội từ hội nhập quốc tế và xu hướng Cách mạng 
công nghiệp 4.0...
Chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số là chủ đề 
trọng tâm, mục tiêu ưu tiên và động lực phát triển 
mạnh mẽ hàng đầu của Việt Nam trong nhiều thập 
kỷ tới. Theo báo cáo “Nền kinh tế số Đông Nam á 
2019” (e-Conomy Southeast Asia 2019) do Google, 
Temasek và Bain công bố ngày 3/10/2019 tại Thành 
phố Hồ Chí Minh, nền kinh tế số Việt Nam năm 
2019 trị giá 12 tỉ USD (đóng góp 5% GDP quốc 
gia trong năm 2019), cao gấp 4 lần so với giá trị 
của năm 2015 và dự đoán chạm mốc 43 tỉ USD 
vào năm 2025, với các lĩnh vực: Thương mại điện 
tử, du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến và 
gọi xe công nghệ. Nền kinh tế số Việt Nam, cùng 
Indonesia, đang dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng 
trong khu vực Đông Nam á, với trung bình 38%/
năm so với 33% của cả khu vực tính từ năm 2015. 
Tổng giá trị giao dịch trên thị trường thương mại 
điện tử Việt Nam ước đạt 5 tỉ USD trong năm 2019, 
cao gấp 12,5 lần mức 0,4 tỉ USD của năm 2015 và 
sẽ tăng tới 23 tỉ USD vào năm 2025, với tốc độ tăng 
trưởng xấp xỉ 49%. Bên cạnh đó, các ngành dịch vụ 
du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến và gọi 
xe trực tuyến cũng có sự vươn lên mạnh mẽ, đóng 
góp vào sự phát triển của nền kinh tế số Việt Nam. 
Ở Việt Nam, các công ty hàng đầu nền kinh tế số 
đang đi theo hướng ngược lại: Mang đến thật nhiều 
dịch vụ trên cùng một ứng dụng, dù vẫn có dịch 
vụ kinh doanh cốt lõi để giữ chân người dùng. Bên 
cạnh đó, một số doanh nghiệp cũng lựa chọn hình 
thức cộng sinh, bắt tay hợp tác để mở rộng kho sản 
phẩm dịch vụ. 
Năm 2020, có nhiều kỳ vọng mới vào động lực 
tăng trưởng kinh tế tích cực hơn cho nền kinh tế cả 
từ việc thông qua các hiệp định thương mại tự do 
Việt Nam-EU và hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA); 
từ việc EU rút thẻ vàng ngành thủ sản Việt Nam và 
từ việc Việt Nam tiếp tục ký tham gia 2/8 công ước 
còn lại của Tổ chức lao động quốc tế.
Xuất khẩu dịch vụ (trước hết trong các dịch vụ 
Chính phủ, dịch vụ du lịch, tài chính, vận tải và 
kinh doanh doanh công nghệ cao khác, như dịch 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 15Số 146 - tháng 12/2019
Theo Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế năm 2020 của Việt Nam được thông qua tại kỳ 
họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, Việt Nam sẽ phấn đấu đạt 12 chỉ tiêu chủ yếu gồm: Tổng sản phẩm 
trong nước (GDP) tăng khoảng 6,8%; Tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân (CPI) dưới 4%; Tổng 
kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 7%; Tỉ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%; 
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33-34% GDP; Tỉ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo 
tiếp cận đa chiều) giảm 1-1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; Tỉ lệ thất nghiệp của lao động 
trong độ tuổi ở khu vực thành thị dưới 4%; Tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65%, trong đó 
tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 25%; Số giường bệnh trên một vạn dân 
(không tính giường trạm y tế xã) đạt 28 giường bệnh; Tỉ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 
90,7%; Tỉ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung 
đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 90%; Tỉ lệ che phủ rừng đạt 42%.
vụ viễn thông, máy tính và thông tin, dịch vụ tư 
vấn, bảo hiểm và hưu trí, dịch vụ sở hữu trí tuệ...) 
phải được coi là mục tiêu và động lực mới của năm 
2020, đặc biệt trong bối cảnh thực thi các FTA thế 
hệ mới, như CPTPP và cả EVFTA. Điều đó không 
chỉ giúp cân bằng cán cân thanh toán thương mại 
hàng hóa - dịch vụ chung, mà còn trực tiếp góp 
phần phát triển sản xuất công, nông nghiệp, cải 
thiện cơ cấu kinh tế và khai phá các thị trường 
tiềm năng trị giá hàng trăm tỷ USD trong và ngoài 
nước; giúp người dân bớt tâm lý sính ngoại, cải 
thiện chất lượng sống, cải thiện việc làm, thu nhập, 
tạo sức hút vốn đầu tư và du khách nước ngoài tìm 
đến Việt Nam khám phá, trải nghiệm và gửi gắm 
niềm tin. 
Trong bối cảnh thế giới tiếp tục có nhiều khó 
khăn và bất trắc khó lường, để bảo đảm thành 
công, theo chỉ đạo của Chính phủ, các cấp, các 
ngành cần nghiêm túc thực hiện 11 nhiệm vụ, giải 
pháp trọng tâm mà Quốc hội đề ra cho năm 2020, 
với mục tiêu tổng quát là tập trung ổn định kinh tế 
vĩ mô; kiểm soát lạm phát; nâng cao năng suất, chất 
lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của 
nền kinh tế. Hoàn thiện thể chế, khơi thông nguồn 
lực; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, 
thông thoáng, thuận lợi. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền 
kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy 
nhanh tiến độ thực hiện các dự án quan trọng quốc 
gia, công trình trọng điểm; phát huy vai trò của các 
vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn. Phát triển, 
đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao 
gắn với phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới 
sáng tạo; phát triển kinh tế bền vững gắn với phát 
triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và củng 
cố quốc phòng, an ninh, nâng cao chất lượng đời 
sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tăng cường 
quản lý đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, 
phòng chống thiên tai, dịch bệnh, ứng phó biến đổi 
khí hậu. Tiếp tục thực hiện nghiêm việc sắp xếp, 
tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; cải cách hành 
chính, cải cách tư pháp; nâng cao chất lượng xây 
dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả 
chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật. Tăng cường 
kỷ luật, kỷ cương, phòng chống tham nhũng, lãng 
phí, tiêu cực. Làm tốt công tác thông tin truyền 
thông, tạo đồng thuận xã hội. Củng cố quốc phòng, 
an ninh, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và 
hội nhập quốc tế, triển khai và tổ chức thực hiện 
có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do mà 
Việt Nam là thành viên; thực hiện tốt vai trò Chủ 
tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á năm 2020, 
Chủ tịch Đại hội đồng lần thứ 41 Liên nghị viện 
các quốc gia Đông Nam á, Ủy viên không thường 
trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 
2020-2021; giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn 
lãnh thổ, biển, đảo quốc gia và môi trường hòa 
bình, ổn định cho phát triển; nâng cao uy tín và vị 
thế của quốc gia trên trường quốc tế.

File đính kèm:

  • pdfdiem_nhan_kinh_te_nam_2019_va_trien_vong_nam_2020.pdf