Đề xuất một số giải pháp thực hiện tiêu chí số 17 trong xây dựng nông thôn mới cấp xã giai đoạn 2016-2020

Nội dung bài viết là kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất

giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường và các mô hình mẫu về xử lý tổng hợp CTR trong xây

dựng nông thôn mới” do Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường thực hiện. Cơ sở đề xuất các giải

pháp thực hiện Tiêu chí số 17 dựa trên các nội dung và chỉ tiêu đánh giá Tiêu chí số 17 đã được

qui định trong quyết định 1980/QĐ-TTg và đã kết quả khảo sát, tham vấn tại 10 tỉnh đại diện

cho các vùng sinh thái trong cả nước về những khó khăn, tồn tại, các vấn đề cần được giải quyết

trong thực hiện Tiêu chí số 17.

pdf 10 trang thom 05/01/2024 1880
Bạn đang xem tài liệu "Đề xuất một số giải pháp thực hiện tiêu chí số 17 trong xây dựng nông thôn mới cấp xã giai đoạn 2016-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề xuất một số giải pháp thực hiện tiêu chí số 17 trong xây dựng nông thôn mới cấp xã giai đoạn 2016-2020

Đề xuất một số giải pháp thực hiện tiêu chí số 17 trong xây dựng nông thôn mới cấp xã giai đoạn 2016-2020
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 41 - 2017 1
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TIÊU CHÍ SỐ 17 
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CẤP XÃ GIAI ĐOẠN 2016-2020 
Vũ Thị Thanh Hương; Nguyễn Quang Vinh; Vũ Quốc Chính 
Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường 
Tóm tắt: Nội dung bài viết là kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất 
giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường và các mô hình mẫu về xử lý tổng hợp CTR trong xây 
dựng nông thôn mới” do Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường thực hiện. Cơ sở đề xuất các giải 
pháp thực hiện Tiêu chí số 17 dựa trên các nội dung và chỉ tiêu đánh giá Tiêu chí số 17 đã được 
qui định trong quyết định 1980/QĐ-TTg và đã kết quả khảo sát, tham vấn tại 10 tỉnh đại diện 
cho các vùng sinh thái trong cả nước về những khó khăn, tồn tại, các vấn đề cần được giải quyết 
trong thực hiện Tiêu chí số 17. 
Các giải pháp đề xuất trong bài viết bao gồm các giải pháp chung để thực hiện Tiêu chí 17 và 
các giải pháp cụ thể đối với các nội dung 17.1; 17.2; 17.3; 17.4; 17.5 và 17.6. Trong đó, nhấn 
mạnh cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp từ tổ chức quản lý, chính sách hỗ trợ của Nhà 
nước, giải pháp kỹ thuật phù hợp và sự tham gia của cộng đồng. Với điều kiện nông thôn hiện 
nay cần ưu tiên các giải pháp đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với chính sách xã hội hóa trong 
xây dựng NTM. Bài viết tập trung vào các giải pháp chưa được chú ý trong giai đoạn 2011-2015 
như cải thiện môi trường khu dân cư, phát triển các khu vườn mẫu, khu dân cư kiểu mẫu, cải tạo 
cảnh quan bằng hàng rào cây xanh... 
Các giải pháp đề xuất là tài liệu tham khảo cho các địa phương trong triển khai thực hiện Tiêu 
chí số 17, đồng thời cũng là những kiến nghị đối với các cơ quản lý về chính sách hỗ trợ để thực 
hiện thành công Tiêu chí số 17 trong xây dựng Nông thôn mới cấp xã giai đoạn 2016-2020. 
Từ khóa: Tiêu chí số 17, nông thôn mới cấp xã, giải pháp thực hiện tiêu chí 17, 
Summary: The paper‘s content is result of research titled “Researching on the status and 
proposed solutions for the implementation of environmental criteria and pilot models of 
integrated solid waste treatment in new rural program” conducted by Institute for Water and 
Environment. Proposing the implementation measures for the criteria No. 17 is based on the 
content and assessment indicators Criteria No.17 which has been specified in the decision 
No.1980QĐ-TTg and survey results, consultations in 10 provinces representing for ecological 
areas in the country about the existence of difficult issues to be addressed in implementing 
Criterion No.17. 
This article presents solutions that were proposed to implement Criteria No.17, Subsection 
17.1;17.2; 17.3; 17.4; 17.5 and 17.6. This article also emphasizes measures simultaneously 
implementation including to management organization, support policies of the Government, 
suitable technical solutions and community participation. With the current conditions of rural, 
solutions should be implemented easily and consistent with the policy of socialization in the new 
rural construction. The article focuses on solutions that have not been noticed in the 2011-2015 
such as to improve the environment, develop model gardens, model residential and renovate 
model landscape with hedgerows etc. 
The proposal solutions are reference for local in implementation of Criteria No. 17; they are 
also recommendation for management authorities regarding on support policies in order to 
implement successfully Criteria No. 17 in New Rural Development at community level during 
period of 2016 to 2020. 
Keywords: Criteria No. 17, new rural commune-
level, implementation solutions criteria No.17. 
1. MỞ ĐẦU 
Ngày nhận bài: 19/9/2017 
Ngày thông qua phản biện: 26/10/2017 
Ngày duyệt đăng: 22/12/2017 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 41 - 2017 2
Theo quyết định 1980/QĐ-TTg, Tiêu chí Tiêu 
chí số 17 - Môi trường và An toàn thực phẩm 
với 8 nội dung. So với quyết định 491/QĐ-
TTg, ngoài việc bổ sung nội dung 17.8 - Tỷ lệ 
hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực 
phẩm tuân thủ các qui định về đảm bảo an toàn 
thực phẩm, các nội dung còn lại được điều 
chỉnh từ 5 nội dung qui định trong quyết định 
491/QĐ-TTg thành 7 nội dung và cơ bản 
không thay đổi so với giai đoạn 2011-2015. 
Tuy nhiên, các yêu cầu về Bảo vệ môi trường 
và các chỉ tiêu đánh giá khi công nhận đạt 
chuẩn về Tiêu chí số 17 đều được nâng cao 
trong bối cảnh cơ sở hạ tầng và nhận thức của 
người dân nông thôn còn nhiều hạn chế. 
Kết quả thực hiện TCMT giai đoạn 2011-2015 
cũng đã cho thấy, so với các Tiêu chí quy 
hoạch (98,74%), điện (82,37%), bưu điện 
(90,9%), cơ cấu lao động (85,48%) Tiêu chí 
Môi trường được đánh giá là một trong các 
tiêu chí khó thực hiện nhất và tỷ lệ đạt thấp 
nhất, mới chỉ có 42% số xã XDNTM đạt Tiêu 
chí Môi trường và ngay cả những xã đã được 
công nhận đạt chuẩn NTM, vẫn còn nhiều chỉ 
tiêu về môi trường chưa hoàn thành 
Dựa trên kết quả khảo sát tại 10 tỉnh/ thành 
phố đại diện cho các vùng trong cả nước (Sơn 
La, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hà 
Tĩnh, Bình Định, Gia Lai, Đồng Nai, Cần Thơ 
và Bạc Liêu), đánh giá những khó khăn, tồn tại 
trong thực hiện TCMT gia đoạn 2011-2015, 
các chuyên gia của Viện Nước, Tưới tiêu và 
Môi trường đã đề xuất một số giải pháp thực 
hiện TCMT cấp xã giai đoạn 2016-2020 nhằm 
góp phần cải thiện môi trường khu vực nông 
thôn và thực hiện thành công chương trình 
MTQG về xây dựng NTM 
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
i) Phương pháp khảo sát thực địa: 
Khảo sát thực địa tại 10 tỉnh đại diện cho các 
vùng sinh thái: Sơn La, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, 
Hải Phòng, Hà Tĩnh, Bình Định, Gia Lại, Đồng 
Nai, Cần Thơ và Bạc Liêu. Một số kỹ thuật PRA 
được áp dụng để thu thập thông tin như sử dụng 
các phiếu điều tra, tổ chức các cuộc họp để tham 
vấn các cơ quan quản lý, cán bộ chuyên trách trực 
tiếp triển khai tiêu chí môi trường 
- Các cơ quan tham vấn, thu thập thông tin 
gồm: Văn Phòng điều phối NTM cấp tỉnh, 
huyện, Ban chỉ đạo NTM cấp xã; sở Tài 
nguyên và Môi trường, Trung tâm nước sạch 
và VSMT nông thôn, phòng tài nguyên trường 
cấp huyện, cán bộ chuyên trách môi trường 
cấp xã. Mỗi tỉnh chọn 1 huyện và 2 xã đại diện 
- Nội dung tham vấn, thu thập thông tin về các 
giải pháp đã áp dụng trong thực hiện Tiêu chí 
số 17, những khó khăn, tồn tại và kiến nghị 
của các địa phương nhăm về giải pháp nâng 
cao hiệu quả thực hiện Tiêu chí số 17 
- Quan sát thực địa để ghi lại hình ảnh về 
những hạn chế trong thực hiện Tiêu chí Môi 
trường cấp xã 
ii) Phương pháp phân tích tổng hợp: 
Xử lý số liệu điều tra, tổng hợp kiến nghị của 
các địa phương về những tồn tại cần khắc phục 
và tham chiểu với các nội dung của Tiêu chí số 
17 qui định trong quyết định 1980/QĐ-TTg, và 
các qui định hiện hành làm cơ sở đề xuất các 
giải pháp thực hiện Tiêu chí số 17. 
iii) Phương pháp kế thừa các kết quả nghiên 
cứu liên quan: 
Tham khảo các kết quả nghiên cứu liên quan, các 
bài học kinh nghiệm từ các địa phương, các mô 
hình đã được thử nghiệm. Nguồn tài liệu từ các 
cơ quan nghiên cứu, các thông tin trên mạng 
internet, thông tin trên các tạp chí, hội nghị, hội 
thảo. Tổng hợp kết quả nghiên cứu, đánh giá ưu 
nhược điểm, điều kiện áp dụng làm cơ sở đề xuất 
các giải pháp thực hiện Tiêu chí số 17 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp 
thực hiện Tiêu chí số 17 giai đoạn 2016-2020 
3.1.1. Các Yêu cầu về BVMT trong xây dựng 
NTM cấp xã giai đoạn 2016-2020 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 41 - 2017 3
- Các nội dung và chỉ tiêu đánh giá Tiêu chí số 17 
được ban hành trong quyết định 1980/QĐ-TTg 
- Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực 
hiện chương trình MTQG về xây dựng NTM 
giai đoạn 2016-2020. Trong đó, nhiệm vụ 
trọng tâm về lĩnh vực môi trường là tạo sự 
chuyển biến rõ nét về vệ sinh, môi trường, 
cảnh quan nông thôn theo hướng xanh, sạch, 
đẹp. Tiêu chí số 17 là một trong 3 Tiêu chí 
được chú trọng trọng giai đoạn 2016-2020 
3.1.2. Kết quả thực hiện Tiêu chí số 17 giai 
đoạn 2011-2015 
Kết quả khảo sát hiện trạng thực hiện Tiêu chí 
số 17 tại 10 tỉnh đã đánh giá được những 
chuyển biến tích cực, những nỗ lực của các địa 
phương trong việc cải thiện môi trường nông 
thôn gắn với việc thực hiện Tiêu chí số 17. 
Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra 
những khó khăn, tồn tại trong thực hiện TCMT 
cấp xã giai đoạn 2011-2015 làm cơ sở khoa 
học và thực tiễn đề xuất các giải pháp thực 
hiện Tiêu chí số 17 như sau: 
a) Về công tác quản lý 
i) Năng lực quản lý, nguồn lực, nguồn tài 
chính cho công tác quản lý môi trường cấp xã 
còn nhiều hạn chế. 
- Thiếu cán bộ đi kiểm tra, đánh giá các cơ sở 
gây ô nhiễm. 
- Chưa thực hiện xử phạt vi phạm hành chính 
lĩnh vực môi trường theo Nghị định 
155/2016/NĐ-CP do thiếu nguồn lực. 
- Không có kinh phí để kiểm tra chất lượng 
nước sinh hoạt, chất thải của các cơ sở SXKD 
khi đánh giá kết quả thực hiện nội dung 17.1 
và 17.2. 
ii) Tổ chức quản lý thực hiện Tiêu chí Môi 
trường cấp xã kém hiệu quả: 
- Về cấp nước sinh hoạt: Hiện có 7 hình thức 
quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt 
nông thôn nhưng chỉ có 2 hình thức quản lý 
hiệu quả là Trung tâm nước sạch và VSMT 
nông thôn và mô hình doanh nghiệp quản lý có 
hiệu quả. Các mô hình còn lại được đánh giá là 
kém hiệu quả. Nhiều công trình cấp nước sinh 
hoạt chỉ sau một thời gian đưa vào vận hành 
đã ngừng hoạt động. 
- Các tổ chức dịch vụ thu gom, xử lý CTR 
nông thôn cấp xã cũng được đánh giá là hoạt 
động thiếu chuyên nghiệp và kém hiệu quả. 
Nhiều địa phương đã đầu tư xây dựng bể thu 
gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng ngoài 
đồng ruộng nhưng chưa tổ chức thu gom, xử lý 
theo qui định đối với chất thải nguy hại. Phần 
lớn các công trình xử lý CTR nông thôn (bãi 
chôn lấp rác, khu tập kết rác thải, lò đốt rác...) 
chưa được quản lý, vận hành đúng kỹ thuật 
dẫn đến gây ô nhiễm môi trường. 
- Quản lý môi trường trong các nghĩa trang 
chưa được quan tâm, các nghĩa trang hung 
táng ở trong tình trạng ô nhiễm môi trường 
nghiêm trọng, vẫn còn nhiều nghĩa trang 
không có tường rào bao quanh, không có hệ 
thống thu gom, xử lý nước thải, vật dụng của 
người chết vứt bừa bãi. Hầu hết các xã NTM 
đã xây dựng qui chế quản lý nghĩa trang nhưng 
chưa thực hiện theo qui chế 
b) Về nhận thức và sự tham gia của cộng đồng 
Các địa phương đều phản ánh, những hạn chế 
về nhận thức và sự tham gia của cộng đồng là 
một trong các nguyên nhân chính dẫn đến việc 
triển khai Tiêu chí số 17 gặp nhiều khó khăn. 
Một số tồn tại như sau: 
- Người dân chưa nhận thức đầy đủ trách 
nhiệm trong nộp phí BVMT dẫn đến tỷ lệ số 
nộp phí VSMT ngay ở những xã đã có dịch vụ 
thu gom rác thải còn rất thấp. 
- Tình trạng vứt, xả rác bừa bãi, vứt xác súc 
vật ra kênh mương, nơi công cộng, các cơ sở 
SXKD không có hệ thống xử lý nước thải, khí 
thải gây ô nhiễm môi trường vẫn còn phổ biến. 
- Nhiều công trình cấp nước tự chảy ở miền 
núi thường do người dân phá hỏng mỗi khi tắc 
đường ống dẫn nước. Nhiều công trình cấp 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 41 - 2017 4
nước tập trung đã được Nhà nước đầu tư hệ 
thống xử lý, đường ống chính nhưng người 
dân không thực hiện đấu nối đến các hộ gia 
đình... 
c) Về giải pháp công nghệ thực hiện Tiêu chí 
số 17 
- Nhiều địa phương rất lúng túng trong việc 
lựa chọn các giải pháp công nghệ để thực hiện 
Tiêu chí Môi trường. Với những lợi thế điều 
kiện đất đai nhưng tỷ lệ xã có hàng rào, cổng 
ngõ bằng cây xanh còn rất hạn chế, chủ yếu 
vẫn là hàng rào bằng bê tông, gạch hoặc sắt. 
Chưa có tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, tiêu 
chuẩn định mức, hướng dẫn thiết kế đối với 
các công trình xử lý chất thải trong các cơ sở 
SXKD, làng nghề, xử lý rác thải, nước thải 
nông thôn 
- Xử lý chất thải chăn nuôi phổ biến là công 
trình khí sinh học, tuy nhiên, kết quả khảo sát 
thực tế lại cho thấy phần lớn các bể biogas đều 
không đủ công suất xử lý, chất thải chăn nuôi 
chưa được tận dụng để làm phân bón nên mặc 
dù chương trình khí sinh học đã triển khai 
nhiều năm nhưng tình trạng ô nhiễm môi 
trường trong chăn nuôi vẫn tiếp tục gia tăng. 
3.2. Đề xuất một số giải pháp thực hiện Tiêu 
chí số 17 giai đoạn 2016 -2020 
Từ những đánh giá nêu trên, một số giải pháp 
thực hiện Tiêu chí số 17 trong xây dựng NTM 
cấp xã giai đoạn 2016-2020 được đề xuất như sau 
3.2.1. Giải pháp thực hiện Tiêu chí số 17 nói chung 
- Bổ sung vào Quyết định số 695/QĐ-TTg với 
các nội dung chưa có qui định gồm: Hỗ trợ 
xây dựng và cải tạo nghĩa trang và hỗ trợ thu 
gom, xử lý CTR nông thôn. Đồng thời, các 
tỉnh qui định về đối tượng hỗ trợ, nội dung hỗ 
trợ, mức hỗ trợ, nguồn kinh phí hỗ trợ và thủ 
tục nhận hỗ trợ. 
- Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện 
Tiêu chí Môi trường cấp xã, trong đó, qui định 
cụ thể về các chỉ tiêu đánh giá, yêu cầu BVMT 
đối với từng nội dung của Tiêu chí số 17 và 
phân công trách nhiệm thực hiện Tiêu chí số 
17 phù hợp với chức năng của các ngành. 
- Nâng cao năng lực quản lý môi trường cấp 
xã: Bổ sung cán bộ chuyên trách môi trường 
cho cấp xã; Hỗ trợ kinh phí sự nghiệp môi 
trường cho các xã đảm bảo duy trì các quản lý 
môi trường, thanh tra, kiểm tra, đánh giá khi 
công nhận xã NTM; Tăng cường phổ biến 
kinh nghiệm thông qua các cuộ hội nghị, hội 
thảo, tham quan, học tập, trao đổi với kinh 
nghiệm giữa các địa phương. 
- Tăng cường năng lực thanh tra, kiểm tra, 
giám sát các hoạt động BVMT đối với các cơ 
sở SXKD, làng nghề. Nâng cao năng lực để 
thực hiện các biện pháp chế tài xử phạt các vi 
phạm hành chính lĩnh vực môi trường theo 
Nghị định 155/2015/NĐ-CP 
- Xây dựng các mô hình điểm, mô hình điển 
hình về xã đạt chuẩn Tiêu chí số 17 để phổ 
biến nhân rộng và làm cơ sở đề xuất chính 
sách hỗ trợ cấp xã trong thực hiện Tiêu chí 
số 17. 
- Hỗ trợ để duy trì và hoàn thiện Tiêu chí Môi 
trường đối với các xã đạt chuẩn NTM giai 
đoạn 2011-2016 
- Nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia 
của cộng đồng: Trách nhiệm của các cơ sở sản 
xuất, kinh doanh, dịch vụ trong BVMT; Trách 
nhiệm nộp phí VSMT để duy trì hoạt động của 
tổ chức dịch vụ môi trường; Huy động cộng 
đồng tham gia các hoạt động, phong trào cải 
thiện VSMT do các tổ chức đoàn thể triển khai 
Ngoài các giải pháp thực hiện Tiêu chí số 17 
nói chung, một số giải pháp cụ thể đối với 
từng nội dung của Tiêu chí số 17 như sau: 
3.2.2. Các giải pháp thực hiện nội dung 17.1 
- Bố trí kinh phí sửa chữa và nâng cao hiệu 
quả sử dụng các công trình cấp nước tập trung 
đã được đầu tư xây dựng nhưng chưa đưa vào 
sử dụng hoặc kém hiệu quả. 
- Bổ sung chính sách hỗ trợ người dân lắp đặt 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 41 - 2017 5
thiết bị xử lý nước qui mô hộ gia đình tại các 
vùng không có điều kiện xây dựng công trình 
cấp nước tập trung; 
- Tiếp tục hỗ trợ các địa phương chuyển đổi từ mô 
hình quản lý không hiệu quả sang mô hình quản lý 
hiệu quả (Trung tâm nước sạch, Doanh nghiệp). 
3.2.3. Giải pháp thực hiện nội dung 17.2 
- Cần phải xây dựng Tiêu chuẩn, QCVN đối 
với từng loại chất thải phù hợp với đặc thù của 
5 nhóm làng nghề, không áp dụng các tiêu 
chuẩn, quy chuẩn nước thải công nghiệp cho 
nước thải làng nghề do sự khác biệt về quy 
mô, công nghệ, cơ sở hạ tầng. 
- Xây dựng yêu cầu vệ sinh môi trường và 
chỉ t iêu đánh giá đối với từng loại cơ sở 
SXKD, làng nghề 
3.2.4. Giải pháp thực hiện nội dung 17.3 
- Xây dựng chính sách hỗ trợ xây dựng vườn 
mẫu, khu dân cư kiểu mẫu 
- Hỗ trợ xây dựng và phổ biến nhân rộng các 
sáng kiến xanh, sạch đẹp trong khu dân cư 
nông thôn 
- Giới thiệu các mẫu đường làng, ngõ xóm 
xanh, sạch, đẹp. 
- Giới thiệu các loại cây làm hàng rào phù hợp 
với điều kiện tự nhiên của các vùng sinh thái 
- Giới thiệu các mẫu hàng rào cây xanh: Hàng 
rào hoàn toàn bằng cây xanh; Hàng rào bằng 
gạch xây, sắt, gỗ kết hợp với cây xanh để tạo 
cảnh quan khu dân cư. 
Trồng cỏ ven đường bê tông ở xã Nhơn Ái 
(TP. Cần Thơ) 
Ven đường trồng hoa Huỳnh Anh ở xã Nhơn Ái 
(TP. Cần Thơ) 
Cổng và hàng rào xây gạch kết hợp với cây hoa 
Tường gạch phủ giây leo ở làng cổ 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 41 - 2017 6
giấy tại Xuân Viên, Nghi Xuân, Hà Tĩnh Đường Lâm (Hà Nội) 
Hàng rào bằng cây ÁC Ó ở xã Đại Tự, 
Yên Lạc, Vĩnh Phúc 
Hàng rào bằng sắt phủ hoa Quỳnh Anh ở 
Hội An, tỉnh Quảng Nam 
Hình 1: Một số hình ảnh về đường làng, ngõ xóm, hàng rào cây xanh kiểu mẫu 
3.2.5. Giải pháp thực hiện nội dung 17.4 
- Mỗi địa phương cần có các biện pháp giám 
sát việc thực hiện qui chế quản lý nghĩa trang 
và qui định các hình thức mai táng phù hợp 
với điều kiện của các vùng, miền. 
- Hỗ trợ các hoạt động truyền thông, vận 
động thực hiện nếp sống văn minh trong mai 
táng đối với đồng bào dân tộc ít người, vùng 
còn những tập quán mai táng lạc hậu. 
- Xây dựng các nghĩa trang kiểu mẫu để phổ 
biến áp dụng; 
Đường nội bộ trong nghĩa trang được bêtông 
hóa và rãnh thoát nước 
Các ngôi mộ được xây dựng đúng qui cách và 
sắp đặt theo hàng lối 
Khu vực hung táng và cát táng được phân 
khu rõ rệt 
Các ngôi mộ khu vực hung táng được sắp xếp 
gọn gàng, đảm bảo vệ sinh môi trường 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 41 - 2017 7
Hình 2: Một số hình ảnh nghĩa trang đạt chuẩn (xã Đại Tự, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) 
3.2.6. Các giải pháp thực hiện nội dung 17.5 
a) Về thu gom, xử lý CTR nông thôn 
- Tăng mức thu phí VSMT trên cơ sở tính toán 
chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý CTR và 
trách nhiệm thực hiện của các bên liên quan 
- Chính sách hỗ trợ phát triển các tổ chức dịch 
vụ môi trường cấp xã 
- Xây dựng đơn giá dịch vụ công ích đối với 
thu gom, xử lý CTR nông thôn 
- Hỗ trợ quản lý, vận hành công trình xử lý 
chất thải rắn sinh hoạt cấp xã. Chỉ đầu tư các 
công trình xử lý chất thải tập trung khi đã có 
cơ chế và nguồn kinh phí để quản lý vận hành 
- Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong 
thiết kế và đầu tư xây dựng công trình xử lý 
chất thải qui mô cấp xã. 
- Khuyến khích phát triển công nghệ xử lý 
chất thải tại hộ gia đình, phân loại, tái sử dụng 
chất thải tại nguồn để giảm thiểu chi phí vận 
chuyển và xử lý tập trung. 
- Xây dựng và phổ biến áp dụng các mô hình thu 
gom, xử lý bao gói thuốc BVTV theo qui định 
trong TT05/TTLT- BNN- BTNMT; Mô hình thu 
gom, xử lý phụ phẩm nông nghiệp; Mô hình tổ 
chức quản lý trong xử lý CTR nông thôn. 
Bể ủ rác yếm khí 4 ngăn 
(Nguồn: Nguyễn thị Hoa Lý) 
Ủ rác hữu cơ tại hộ gia đình ở xã Nhơn Ái 
(TP. Cần Thơ) 
Mô hình bãi chôn lấp luân chuyển Rác hữu cơ sau khi ủ bằng phương pháp ủ 
lên men đống tĩnh kết hợp đảo trộn 
Hình 3: Một số hình ảnh về xử lý rác hữu cơ qui mô nhỏ (hộ gia đình, cụm dân cư) 
b) Về thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 41 - 2017 8
- Xây dựng định mức, tiêu chuẩn thiết kế đối với 
các công trình thoát nước, xử lý nước thải nông thôn 
- Qui định tỷ lệ nước thải được thu gom, xử lý 
phù hợp với điều kiện của các vùng, miền. 
- Qui định các yêu cầu VSMT trong việc tái sử 
dụng nước thải cho mục đích tưới tiêu 
- Xây dựng các mô hình mẫu về xử lý nước 
thải tại hộ gia đình và xử lý nước thải cho cụm 
dân cư tập trung và chính sách phát triển mô 
hình. Một số mô hình đề xuất như sau: 
Hình 4: Sơ đồ thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt theo từng hộ gia đình 
Hình 5: Sơ đồ thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư tập trung 
3.2.7. Giải pháp thực hiện nội dung 17.7 
- Ngoài chính sách hỗ trợ xây bể biogas, cần 
bổ sung chính sách hỗ trợ đối với các công 
trình xử lý chất thải chăn nuôi khác như: Máy 
ép phân; Sử dụng chế phẩm vi sinh trong xử lý 
chất thải chăn nuôi; Xử lý chất thải sau biogas; 
Công trình ủ phân compost, sử dụng chất thải 
chăn nuôi làm phân bón 
- Bổ sung các qui định cụ thể về chuồng trại hợp 
vệ sinh trong chỉ tiêu đánh giá tiêu chí 17.7 
- Phổ biến áp dụng một số mô hình xử lý chất 
thải chăn nuôi như sau: 
Nước nhà 
vệ sinh 
Nước rửa, 
tắm giặt 
Bể tự 
hoại Hố ga gia đình 
Rãnh thu gom 
nước thải chung 
của xóm 
Hệ 
thống xử 
lý nước 
thải 
Hệ thống 
tưới 
Bể 
Biogas 
Khí 
gas 
Nước 
thải 
Ủ Compost Sử dụng 
trong NN 
Nuôi cá, tưới 
ruộng 
Phân 
rắn 
Bãi lọc trồng cây hoặc 
hồ sinh học 
CTR, nước 
thải 
Hố ga Bãi lọc 
trồng cây 
Môi trường 
bên ngoài 
Nước nhà 
vệ sinh 
Nước rửa, 
tắm giặt 
Bể tự 
hoại 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 41 - 2017 9
Hình 6: Sơ đồ quản lý chất thải chăn nuôi gia súc hộ gia đình 
Hình 7: Sơ đồ quản lý chất thải chăn nuôi gia súc trang trại 
Hình 8: Quản lý chất thải gia súc cho 1 cụm dân cư 
Máy ép phân (Nguồn: Internet) 
Nhà ủ phân gia súc ở xã Minh Đức, huyện 
Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 
Khí gas 
Nước thải Bãi lọc trồng cây 
Hồ sinh học 2 Ủ Compost 
Sử dụng trong nông nghiệp Nuôi cá, tưới ruộng 
 Cặn lắng 
Bể Biogas 
Phân rắn 
Hồ sinh học 1 
Bể 
Biogas 
hộ GĐ 
Khí 
gas 
Nước 
thải 
Ủ Compost Sử dụng 
trong NN 
Môi 
trường 
Phân rắn 
KXL nước 
thải tập 
trung 
Hệ thống dẫn 
nước thải chung 
Chất thải CN 
hộ GĐ 
Chất thải CN 
hộ GĐ 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 41 - 2017 10
Hình 9: Một số hình ảnh về xử lý chất thải rắn chăn nuôi 
4. KẾT LUẬN 
Để thực hiện Tiêu chí Môi trường trong xây 
dựng NTM cấp xã cần phải thực hiện đồng bộ 
các biện pháp từ tổ chức quản lý, chính sách 
hỗ trợ của Nhà nước, giải pháp kỹ thuật phù 
hợp và sự tham gia của cộng đồng. 
Với điều kiện nông thôn hiện nay cần ưu tiên 
các giải pháp đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp 
với chính sách xã hội hóa trong xây dựng 
NTM. Bài viết tập trung vào các giải pháp 
chưa được chú ý trong giai đoạn 2011-2015 
như cải thiện môi trường khu dân cư, phát 
triển các khu vườn mẫu, khu dân cư kiểu mẫu, 
cải tạo cảnh quan bằng hàng rào cây xanh. 
Cần phải có chính sách hỗ trợ phát triển tổ 
chức dịch vụ môi trường cấp xã, hỗ trợ xây 
dựng cơ sở hạ tầng và các công trình xử lý 
chất thải; Chỉ đầu tư các công trình xử lý tập 
trung khi đã xây dựng được cơ chế quản lý và 
nguồn lực để quản lý vận hành 
Mỗi tỉnh cần phải xây dựng các chỉ tiêu đánh 
giá và các yêu cầu BVMT đối với từng nội 
dung và phải có hướng dẫn cụ thể về tổ chức 
thực hiện và đánh giá khi công nhận đạt chuẩn 
về TCMT phù hợp với điều kiện tự nhiên, 
KTXH của các vùng, miền. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Vũ Thị Thanh Hương, Hiện trạng thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM giai 
đoạn 2011-2015- Tạp chí Nông nghiệp và PTNT - Chuyên đề BVMT trong ngành Nông 
nghiệp và PTNT, tháng 10/2016. 
[2] Vũ Thị Thanh Hương, Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh nội dung và các chỉ tiêu đánh giá 
tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020 – Tạp chí Nông nghiệp và 
PTNT, số 24/2016 
[3] Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường, Báo cáo kết quả thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực 
trạng và đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường và các mô hình mẫu về xử lý tổng 
hợp chất thải rắn trong xây dựng nông thôn mới”. 
[4] Tổng cục Thủy lợi, Sổ tay hướng dẫn thực hiện tiêu chí nước sạch tại các xã NTM, 2014 
[5] Quyết định số 69/QĐ-BNN-VPĐP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và 
PTNT ban hành Sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới giai 
đoạn 2016 – 2020 
[6] Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương 
trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 
[7] Quyết định số 1980/QĐ-TTg, ngày ngày 17 tháng 10 năm 2016 của thủ tướng Chính phủ 
về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 -2020. 

File đính kèm:

  • pdfde_xuat_mot_so_giai_phap_thuc_hien_tieu_chi_so_17_trong_xay.pdf