Đề xuất bộ tiêu chí đánh giá công tác xây dựng năng lực bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai tại cộng đồng dân cư cấp làng xóm thôn
Việc đề xuất một bộ tiêu chí đánh giá năng lực bảo vệ môi trường, ứng phó với biến
đổi khí hậu, thiên tai tại cộng đồng dân cư cấp làng, xóm thôntrong điều kiện biến đổi khí hậu
toàn cầu giúp cho các địa phương tự đánh giá được năng lực ứng phó, chống chịu với các tác
động bất lợi của thiên tai và biến đổi khí hậu, cũng như giúp các nhà quản lý nắm được thực
trạng năng lực của các địa phương. Bài báo này trình bày nguyên tắc xây dựng, phân tích đưa
ra nhóm các chỉ tiêu và đề xuất bộ tiêu chí đánh giá năng lực bảo vệ môi trường, ứng phó với
biến đổi khí hậu, thiên tai tại cộng đồng dân cư cấp làng, xóm thôn.
Bạn đang xem tài liệu "Đề xuất bộ tiêu chí đánh giá công tác xây dựng năng lực bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai tại cộng đồng dân cư cấp làng xóm thôn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề xuất bộ tiêu chí đánh giá công tác xây dựng năng lực bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai tại cộng đồng dân cư cấp làng xóm thôn
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 39 - 2017 1 ĐỀ XUẤT BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC XÂY DỰNG NĂNG LỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, THIÊN TAI TẠI CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ CẤP LÀNG XÓM THÔN Phạm Hồng Cường Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Tóm tắt: Việc đề xuất một bộ tiêu chí đánh giá năng lực bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai tại cộng đồng dân cư cấp làng, xóm thôntrong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu giúp cho các địa phương tự đánh giá được năng lực ứng phó, chống chịu với các tác động bất lợi của thiên tai và biến đổi khí hậu, cũng như giúp các nhà quản lý nắm được thực trạng năng lực của các địa phương. Bài báo này trình bày nguyên tắc xây dựng, phân tích đưa ra nhóm các chỉ tiêu và đề xuất bộ tiêu chí đánh giá năng lực bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai tại cộng đồng dân cư cấp làng, xóm thôn. Từ khóa: Biến đổi khí hậu, thiên tai, năng lực bảo vệ môi trường Summary: Proposing a set of criteria for assessing the capacity of environmental protection and responding to climate change and natural disasters in the village and village communities in the context of global climate change helps localities in self-assessments of capacity to cope with adverse impacts of natural disasters and climate change, as well as help managers understand the current capacity situation of localities. This paper presents the principles for formulation and analysis of indicators and proposing criteria for assessment of environmental protection and response to climate change and natural disasters at the village level Key words: Climate change, natural disaters, capacity of environmental protection 1. ĐẶT VẤN ĐỀ * Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một trong năm ổ bão của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thường xuyên phải đối mặt với các loại hình thiên tai.Trong vài thập kỷ gần đây, thiên tai xảy ra với mức độ ngày càng trầm trọng, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với cuộc sống của người dân. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các hoạt động của con người như phát triển công nghệ, đô thị hoá, bùng nổ dân số, suy thoái tài nguyên môi trường đã làm gia tăng mức độ, hậu quả do thiên tai gây ra. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH (WB, 2007). Thời gian gần đây, tần suất xuất hiện các trận mưa lớn và cực lớn có chiều hướng gia tăng, hoạt động của Ngày nhận bài: 22/6/2017 Ngày thông qua phản biện: 19/7/2017 Ngày duyệt đăng: 28/7/2017 bão và áp thấp nhiệt đới diễn ra ngày càng phức tạp. Bão lụt không chỉ gây ra những thiệt hại to lớn cho nền kinh tế của đất nước, mà còn ảnh hưởng lớn nặng nề đến đời sống của người dân, nhất là người nghèo. Hậu quả của BĐKH đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước. Các lĩnh vực, ngành, địa phương dễ bị tổn thương và chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu là: tài nguyên nước, nông nghiệp và an ninh lương thực, sức khoẻ; các vùng đồng bằng và dải ven biển. Các cộng đồng dễ bị ảnh hưởng tiêu cực nhất có thể kể tới cộng đồng dân cư cấp làng, xã, thôn tại các vùng hay chịu tác động của thiên tai, BĐKH khu vực ven biển hay miền núi. Trong bối cảnh như vậy, chính phủ Việt Nam đã và đang tập trung xây dựng các chương trình KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 39 - 2017 2 nâng cao năng lực ứng phó với BĐKH, và thiên tai như là một yêu cầu cấp thiết nhằm hạn chế và giảm thiểu các tác động bất lợi từ BĐKH, thiên tai cho nhân dân, đặc biệt là cộng đồng cư dân cấp địa phương. Để đánh giá được kết quả thực hiện của công tác này, việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai tại cộng đồng dân cứ cấp làng, xóm thôn là hết sức cần thiết. Bài báo trình bày kết quả xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai tại cộng đồng dân cư cấp làng, xóm thôntrong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu. Nghiên cứu này sẽ hỗ trợ cho mục tiêu về xây dựng Tỉ lệ cộng đồng dân cư cấp làng, xóm thôn có năng lực chủ động ứng phó với BĐKH, thiên tai tăng dần từng năm và đạt 30% và 90% trong các năm 2015 và 2020 và góp phần thực hiện Chiến lược bảo vệ Môi trường quốc gia đến 2020, tầm nhìn 2030. 2. NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ Nguyên tắc: Bộ tiêu chí được xây dựng đảm bảo nguyên tắc là mang tính đại diện, tin cậy và khả thi. Các tiêu chí cũng phải đạt được các yêu cầu tối thiểu như:Dễ hiểu và sử dụng được đối với cộng đồng dân cư; Phản ánh được tính đa dạng về mặt xã hội, địa lý, kinh tế; Phản ánh tính bình đẳng giới và bình đẳng giữa các thế hệ trong cộng đồng; Có sự liên hệ giữa các yếu tố xã hội, kinh tế và môi trường BĐKH cũng như thiên tai. Phương pháp tiếp cận: Bộ tiêu chí được xây dựng dựa trên cách tiếp cận từ trên xuống và từ dưới lên, tiến hành theo các bước sau:(1) Thứ nhất, trên cơ sở Hướng dẫn của Liên hiệp quốc, Dự án của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) và Hệ thống chỉ tiêu quốc gia, từ đó đưa ra một danh sách các chỉ tiêu có thể mang tính “phổ quát” về mặt quốc tế và quốc gia; (2) Thứ hai, tiến hành tham vấn các chuyên gia chuyên sâu về phát triển bền vững bằng các phiếu hỏi; (3) Thứ ba, xây dựng bộ tiêu chí và phương pháp đánh giá; (4) Thứ tư, kiểm định bộ tiêu chí tại 02 tỉnh và tổ chức các hội thảo với các địa phương. Các cuộc hội thảo này kết hợp với khảo sát thực địa trên địa bàn giúp trả lời câu hỏi: Bộ tiêu chí đề xuất có phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương hay không? Đây là hướng tiếp cận từ dưới lên. 3. NHÓM CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ ĐỀ XUẤT BỘ TIÊU CHÍ Bộ tiêu chí đánh giá năng lực bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH, và thiên tai cho cộng đồng dân cư cấp làng, xóm, thôn đã được xây dựng với 03 nhóm tiêu chí chính, bao gồm:nhóm tiêu chí về môi trường; nhóm tiêu chí về BĐKH và nhóm tiêu chí về thiên tai. a) Nhóm tiêu chí về năng lực bảo vệ môi trường được xây dựng nhằm đánh giá việc xây dựng năng lực cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường theo nhóm hoạt động sản xuất và sinh hoạt đặc thù của cộng đồng có xét đến 3 yếu tố chính của môi trường là đất, nước và không khí: b) KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 39 - 2017 3 c) Nhóm tiêu chí về BĐKH được xây dựng nhằm đánh giá việc xây dựng năng lực cộng đồng trong việc ứng phó với BĐKH theo 03 nội dung: Nhận thức của cộng đồng về BĐKH: Nhóm tiêu chí này tập trung vào đánh giá năng lực cộng đồng trong việc được trang bị các kiến thức hiểu biết cơ bản về biến đổi khí hậu và các tác động của nó tới đời sống người dân. Nhận thức cộng đồng về các giải pháp ứng phó-thích ứng BDKH: Nhóm tiêu chí này tập trung vào đánh giá kiến thức cộng đồng về các phương án ứng phó với tác động bất lợi của BDKH đảm bảo an toàn cho con người (như các kỹ thuật chằng chống nhà cửa, kỹ thuật xây dựng nhà cửa trong điều kiện nước biển dâng), các kỹ thuật mới trong canh tác nông nghiệp, thủy hải sản phù hợp với điều kiện BĐKH nhằm đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân. Nhận thức cộng đồng về các giải pháp nhằm làm giảm nhẹ các nguyên nhân gây ra BDKH: Nhóm tiêu chí này đánh giá năng lực cộng đồng trong hiểu biết các kiến thức về giảm thiểu phác thải khí nhà kính (VD: kiến thức về trồng rừng, mua bán phác thải khí CO2), sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng, sử dụng nguồn năng lượng sạch thay cho năng lượng than củi truyền thống trong sinh hoạt hàng ngày d) Nhóm tiêu chí về năng lực cộng đồng ứng phó với thiên tai được xây dựng nhằm đánh giá việc xây dựng năng lực cộng đồng trong việc ứng phó với các loại hình thiên tai theo 03 giai đoạn ứng phó thiên tai, ứng với 03 nội dung: Giai đoạn giảm nhẹ, phòng ngừa thiên tai: Nhóm tiêu chí này tập trung vào đánh giá năng lực cộng đồng trong việc được trang bị các kiến thức cơ bản về thiên tai (VD: loại hình thiên tai và các tác động của nó), các kỹ năng phòng chống các loại hình thiên tai khác nhau như mưa lớn, bão, lũ, lũ quét(chằng chống nhà cửa, neo đậu tàu bè, sơ tán người già, trẻ em, phụ nữ mang thai,). Gai đoạn này tập trung vào các hoạt động phòng ngừa thiệt hại trước khi thiên tai xảy ra. Giai đoạn ứng phó thiên tai: Nhóm tiêu chí này tập trung vào các hoạt động ứng phó khi thiên tai xảy ra, phục vụ đánh giá năng lực cộng đồng về các kiến thức liên quan tới kỹ năng cứu hộ, cứu nạn các hoạt động cứu trợ khẩn cấp trong hoặc ngay sau bão, các công việc nên và không nên làm khi thiên tai xảy NHÓM TIÊU CHÍ VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CỘNG ĐỒNG ỨNG PHÓ VỚI BĐKH Nhận thức của cộng đồng về BĐKH Nhận thức cộng đồng về các giải pháp ứng phó-thích ứng BĐKH Nhận thức cộng đồng về các giải pháp nhằm làm giảm nhẹ các nguyên nhân gây raBDKH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 39 - 2017 4 raCác hoạt động cũng được đánh giá đối với từng loại hình thiên tai cụ thể. Giai đoạn phục hồi sau thiên tai: Đây là nhóm tiêu chí tương đối quan trọng nhằm đánh giá năng lực cộng đồng phục hồi sau khi thiên tai xảy ra. Nhóm tiêu chí này tập trung vào đánh giá về sinh kế của người dân phục hồi sau thiên tai như kiến thức về chuyển đổi cơ cấu sản xuất kinh tế hộ gia đình cho phù hợp với khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai. 4. KẾT QUẢ XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC XÂY DỰNG NĂNG LỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, THIÊN TAI TẠI CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ CẤP LÀNG XÓM THÔN Bộ tiêu chí được hoàn thiện sau khi được kiểm định thực tế ở hai tỉnh Bạc Liêu và Lào Cai. A N HÓM TI ÊU C HÍ ĐÁ N H GIÁ NĂN G LỰC VỀ ỨN G P HÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU I Ti êu chí 1: N hận thứ c của cộng đồng v ề khái ni ệm BĐKH 1 Tỉ lệ cộng đồng được tuyên t ruyền, tập huấn các kiến thức hiểu biết cơ bản về biến đổi khí hậu và các t ác động của nó tới đời sống người dân II Ti êu chí 2: N hận thứ c của cộng đồng v ề kỹ năng giảm thi ểu ng uy ên nhâ n gây BĐKH 1 Tỉ lệ cộng đồng được tập huấn và nắm được Kiến thức về giảm thiểu phác thải khí nhà kính (VD: kiến thức về trồng rừng, mua bán phác t hải khí C O2) 2 Tỉ lệ cộng đồng được tập huấn và có thể áp dụng kiến thức canh tác lúa nước giảm phát thải khí nhà kính (ví dụ: tưới tiết kiệm giảm thiểu phát t hải khí mêtan theo hình t hức “nông – lộ - phơi “ giảm phát t hải khí nhà kính) 3 Tỉ lệ cộng đồng được tập huấn và hiểu Kiến thức về Nâng cao hiệu quả sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng và t ránh tổn thất năng lượng (ví dự: Sinh hoạt (Tiết kiệm nước, tắt điện khi sử dụng, trồng cây xanh, hạn chế dùng túi li non, sử dụng đèn compact , đi bộ đi xe đạp xe bus , tận dụng năng lượng mặt trời , ăn nhiều rau xanh) 4 Tỉ lệ cộng đồng được t rang bị Kiến thức về Sử dụng các nguồn năng lượng trong đun nấu hàng ngày như khí biogas , năng lượng mặt trời thay cho dùng than, củi t ruyền thống 5 Tỉ lệ cộng đồng được tập huấn về giảm thiểu nguyên nhân gây ra B DKH t rong chăn nuôi (Ví dụ: xử lý bằng công nghệ biogas , ủ phân compost , đệm lót sinh học, quản lý chất thải) 6 Tỉ lệ cộng đồng được tập huấn nuôi trồng thủy sản (Giảm thiểu sử dụng năng lượng hóa thạch, điện, thức ăn nguồn gốc động vật , hóa chất và thuốc; trồng cây xanh trong trang trại , xử lý chất thải , nuôi luân canh, xen canh) 7 Tỉ lệ cộng đồng được tập huấn thu gom xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp (S ản xuất than sinh học (biochar) từ rơm rạ, trấu, thân và l õi ngô, mùn cưa, bã mía, sơ dừa, bã sắn, vỏ café, điều.., công nghệ sản xuất compost , phân hữu cơ vi sinh từ phế phẩm nông nghiệp..) 8 Tỉ lệ cộng đồng được tập huấn thu gom tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp (tận dụng l àm đồ thủ công mỹ nghệ, chế biến thức ăn gi a súc, chế biến thành nhi ên liệu) III Ti êu chí 3: N hận thứ c cộng đồng v ề giải phá p thí ch ứng với BĐKH 1 Tỉ lệ cộng đồng được tập huấn và sử dụng được kiến thức ứng phó với t ác động bất lợi của BĐKH (Ví dụ: tập huấn về kỹ t huật chằng chống nhà cửa, chống nước biển dâng)? 2 Tỉ lệ cộng đồng được tập huấn về sinh kế phù hợp ứng phó với các t ác động bất lợi của BĐKH (giới thiệu về các giống cây trồng , thủy sản mới có khả năng chống chịu với môi trường khắc nghiệt)? 4 Tỉ lệ cộng đồng được tập huấn kỹ t huật, vận động, hướng dẫn l àm chuồng trại đảm bảo để phòng chống sự thay đổi của t hời tiết ? KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 39 - 2017 5 5 Tỉ lệ cộng đồng được tập huấn phòng chống dịch bệnh cho người và gi a súc vật nuôi ? B N HÓM TI ÊU C HÍ ĐÁ N H GIÁ NĂN G LỰC VỀ ỨN G P HÓ VỚI THI ÊN TAI Ti êu chí 1: Tuy ên truyền tập huấn tro ng Gi ai đoạn giảm nhẹ , phò ng ngừa thi ên tai 1 Tỉ lệ cộng đồng được tuyên t ruyền, tập huấn các kiến thức hiểu biết cơ bản về thiên tai , loại hình thiên t ai và các tác động của nó tới đời sống người dân 2 Có khu vực tránh trú bão an toàn bảo vệ người dân và t ài sản trước khi thi ên t ai xẩy ra 3 Có thành lập tổ/đội ứng phó khẩn cấp với thi ên tai không (có nhiệm vụ sơ cứu, tìm kiếm cứu nạn, cảnh báo sớm, phát hiện và xử l ý sự cố ) 4 Tỉ lệ cộng đồng được tập huấn các biện pháp phòng chống bão: chằng chống nhà cửa, neo đậu tàu bè, sơ t án dân cư 5 Tỉ lệ cộng đồng được tập huấn các kỹ năng, biện pháp phòng chống lốc xoáy: chằng chống nhà cửa, neo đậu tàu bè, sơ tán dân cư 6 Tỉ lệ cộng đồng được tập huấn các biện pháp giảm thiệt hại do lũ lụt: chằng chống nhà cửa, sơ tán dân cư 7 Tỉ lệ cộng đồng được tập huấn các biện pháp giảm thiệt hại do lũ quét: chằng chống nhà cửa, sơ tán dân cư 8 Tỉ lệ cộng đồng được tập huấn các biện pháp giảm thiệt hại do sạt lở đất: chằng chống nhà cửa, sơ tán dân cư 9 Tỉ lệ cộng đồng được cung cấp thông tin cảnh báo sớm hiện tượng hạn hán cho khu vực 11 Tỉ lệ cộng đồng được cung cấp thông tin cảnh báo sớm hiện tượng rét hại cho khu vực 12 Tỉ lệ cộng đồng được cung cấp thông tin cảnh báo sớm hiện tượng mưa đá cho khu vực 13 Tỉ lệ cộng đồng được cung cấp thông tin cảnh báo sớm hiện tượng sương muối cho khu vực 14 Tỉ lệ cộng đồng được tập huấn các kỹ năng thoát hiểm cho các đối tượng trong khu vực có thể bị ảnh hưởng bởi sóng thần 15 Cộng đồng được tập huấn và xác định được khu vực canh t ác và sinh hoạt không bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn II Ti êu chí 2: Tuy ên truyền tập huấn tro ng Gi ai đoạn ứng phó thi ên tai 1 Tỉ lệ cộng đồng được tập huấn về các việc cần l àm và không nên l àm khi thi ên t ai xảy ra (VD: nghe các bản tin thời tiết , tắt hệ thống điện ) 2 Tỉ lệ cộng đồng được tập huấn kỹ năng cứu hộ , cứu nạn các hoạt động cứu t rợ khẩn cấp trong hoặc ngay sau bão, áp thấp nhiệt đới , lũ 3 Tỉ lệ cộng đồng được tập huấn các hoạt động cứu trợ khẩn cấp ngay sau từng t rận lốc xoáy 5 Tỉ lệ cộng đồng được tập huấn các hoạt động cứu t rợ khẩn cấp trong hoặc ngay sau khi xảy ra sạt lở đất 6 Tỉ lệ cộng đồng được tập huấn kỹ năng phối hợp với chính quyền địa phương xác định được khu vực an toàn bảo vệ người dân và t ài sản khi có nước dâng 7 Tỉ lệ cộng đồng được tập huấn và xác định được khu vực canh tác và sinh hoạt không bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn , lập kế hoạch xác định khu vực canh tác và sinh hoạt giảm thiểu thiệt hại do xâm nhập mặn 8 Thôn/xóm có được tập huấn các hoạt động cứu t rợ khẩn cấp trong hoặc ngay sau từng đợt nắng nóng, hạn hán 9 Tỉ lệ cộng đồng được tập huấn các kỹ năng, biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân, cây trồng, vật nuôi trong đợt rét đậm, rét hại 10 Tỉ lệ cộng đồng được tập huấn các kỹ năng, biện pháp chống mưa đá: chằng chống nhà cửa, sơ tán người gi à, trẻ em , phụ nữ mang thai , bảo vệ cây trồng, vật nuôi khi xảy ra mưa đá KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 39 - 2017 6 11 Tỉ lệ cộng đồng được tập huấn các hoạt động cứu trợ khẩn cấp trong hoặc ngay sau từng đợt sương muối 12 Tỉ lệ cộng đồng được tập huấn kỹ năng thoát hiểm, t ránh t rú an toàn, cứu hộ, cứu t rợ khi xảy ra động đất 13 Tỉ lệ cộng đồng được tập huấn các kỹ năng thoát hiểm, t ránh trú an toàn, cứu trợ, cứu hộ khi xảy ra sóng thần III Ti êu chí 3: Tuy ên truyền tập huấn tro ng Gi ai đoạn phục hồi sa u thi ên tai 1 Tỉ lệ cộng đồng được tập huấn về các việc cần l àm và không nên làm sau khi thi ên t ai xảy ra (VD: kỹ t huật sửa chữa nhà cửa hư hỏng do thi ên t ai , vệ si nh môi t rường sau thi ên t ai )? 2 Tỉ lệ cộng đồng được tập huấn áp dụng chuyển đổi cơ cấu sản xuất kinh tế hộ gi a đì nh cho phù hợp với khu vực bị ảnh hưởng bão, áp thấp nhiệt đới 3 Tỉ lệ cộng đồng được tập huấn chuyển đổi cơ cấu sản xuất kinh tế hộ gi a đình cho phù hợp với khu vực xảy ra lốc xoáy 4 Tỉ lệ cộng đồng được tập huấn chuyển đổi cơ cấu sản xuất kinh tế hộ gi a đình cho phù hợp với khu vực bị ảnh hưởng lũ lụt 5 Tỉ lệ cộng đồng được tập huấn chuyển đổi cơ cấu sản xuất kinh tế hộ gi a đình cho phù hợp với khu vực thường xuyên xảy ra lũ quét 6 Tỉ lệ cộng đồng được tập huấn chuyển đổi cơ cấu sản xuất kinh tế hộ gi a đình cho phù hợp với khu vực bị ảnh hưởng do nước dâng 7 Tỉ lệ cộng đồng được tập huấn chuyển đổi cơ cấu sản xuất kinh tế hộ gi a đình cho phù hợp với khu vực bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn 8 Tỉ lệ cộng đồng được tập huấn chuyển đổi cơ cấu sản xuất kinh tế hộ gi a đình cho phù hợp với khu vực bị ảnh hưởng do hạn hán, nắng nóng kéo dài 9 Tỉ lệ cộng đồng được tập huấn chuyển đổi cơ cấu sản xuất kinh tế hộ gi a đình cho phù hợp với khu vực bị ảnh hưởng do rét hại 10 Tỉ lệ cộng đồng được tập huấn chuyển đổi cơ cấu sản xuất kinh tế hộ gi a đình cho phù hợp với khu vực bị mưa đá 11 Tỉ lệ cộng đồng được tập huấn chuyển đổi cơ cấu sản xuất kinh tế hộ gi a đình cho phù hợp với khu vực bị ảnh hưởng do sương muối 12 Tỉ lệ cộng đồng được tập huấn kiến thức về xử lý môi trường khu dân cư sau khi thi ên t ai đi qua (xử lý nguồn nước ăn, l àm sạch môi t rường )? C N HÓM TI ÊU C HÍ ĐÁ N H GIÁ N Â N G C A O NĂN G LỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜN G I Ti êu chí 1: Sản x uất nô ng ng hiệp 1 Cộng đồng có hương ước/ cam kết cấp l àng, xã về bảo vệ môi t rường? 2 - Có được tập huấn về sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu tránh ô nhiễm môi trường đất (Ví dụ: thời điểm để sử dụng, liều lượng, và ti êu hủy thuốc trừ sâu)? 3 - Đã được tập huấn hay hướng dẫn thu gom và xử lý phụ phẩm sản xuất nông nghiệp (Ví dụ: thu gom phụ phẩm sản xuất nông nghiệp l àm phân compost, l àm than hoạt tính, l àm sản phẩm thủ công, chế biến l àm thức an gi a xúc, ti êu huỷ )? 4 - C ó được tập huấn, thông tin về ô nhiễm nguồn nước mặt do sử dụng phân hoá học, t huốc trừ sâu (kênh mương, ao hồ )? 5 - Có được tập huấn, giới t hiệu các chương t rình đào tạo tập huấn giảm phát t hải phân bón thuốc t rừ sâu ô nhiễm nguồn nước mặt (Ví dụ: hướng dẫn sử dụng phân bón thuốc trừ sâu theo hướng sinh thái , sử dụng phân bón sinh học)? KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 39 - 2017 7 6 -Có được tham gi a các chương t rình, tập huấn, t uyên t ruyền về giảm phát t hải khí nhà kính, ô nhiễm không khí từ sản xuất nông nghiệp? 7 -Tập huấn về xử lý sản phẩm nông nghiệp giảm phát thải khí nhà kính (Ví dụ: sản xuất các sản phẩm phụ của nông nghiệp ra phân bón, t han hoạt tính)? II Ti êu chí 2: C hăn nuôi 8 - Có được tập huấn về xử l ý phụ phẩm bã thải chăn nuôi (Ví dụ: chương trì nh t hu hồi khí sinh học, làm phân compost bón ruộng, vườn)? 9 -Có được tập huấn, giới thiệu chương t rình xây dựng khu xử l ý nước thải chăn nuôi thu hồi khí biogas cho chăn nuôi? III Ti êu chí 3: Si nh hoạ t 10 - Có được tập huấn hay thành lập tổ tự quản thu gom xử lý rác thải sinh hoạt (Ví dụ: thu gom và phân loại rác t hải si nh hoạt , tổ thu gom, t ái chế, bãi chôn lấp tập t rung)? 11 Có được tập huấn về sử dụng, xử lý nguồn nước sạch trong sinh hoạt ? 12 -Có được tập huấn, giới t hiệu các chương trì nh hỗ t rợ về t hu gom, xử l ý nước thải sinh hoạt ? 13 Có được tuyên t ruyền tập huấn về xây dựng nhà ti êu hợp vệ si nh? 14 Có được tuyên t ruyền phổ biến và có quy hoạch về xây dựng các nghĩa t rang t rong khu dân cư? 15 -Có được tham gi a các chương t rình hỗ t rợ, tập huấn về sử dụng hiệu quả năng lượng, sử dụng bếp đun dùng khí biogas cho sinh hoạt ? IV Ti êu chí 4: N uôi trồng thủy sản 16 -Có được tập huấn về t hu hồi xử l ý phụ phẩm nuôi t rồng thủy sản (Ví dụ: thu hồi bã thải chế biến, nuôi trồng thủy sản)? 17 -Có được tập huấn, t uyên truyền về xử lý bùn thải , bã thải khu nuôi trồng thủy sản (Ví dụ: chương trình t ruyền thông, tập huấn thu gom, xử lý bùn thải trong quá t rình nuôi t rồng thủy sản) 18 -Có được tập huấn, giới thiệu chương trì nh về xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản (Ví dụ: hồ sinh học xử l ý xử lý nước t hải trong chăn nuôi thủy sản, hợp t ác xã xử l ý nước thải nuôi trồng, các biện pháp xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản)? V Ti êu chí 5: Lâ m ng hi ệp 19 -Có được tập huấn, tuyên truyền thu gom, xử lý phụ phẩm sản xuất lâm nghiệp (Ví dụ: thu hồi các chất thải trong sản xuất lâm nghiệp, sản xuất hàng thủ công, tái sử dụng, sản xuất phân compost từ l á, cây, cành) 20 -Có được tập huấn, hỗ trợ thông tin về cơ cấu l âm nghiệp cải môi t rường đất , kỹ thuật t hu gom, xử lý phụ phẩm sản xuất l âm nghiệp? 21 -Có được tập huấn, giới thiệu về ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp đến nguồn nước (Ví dụ: rửa trôi của phân bón t rong l âm nghiệp ảnh hưởng đến nguồn nước, hiện tượng dư thừa dinh dưỡng cho các sông suối , nguồn nước của cộng đồng từ xuất l âm nghiệp)? VI Ti êu chí 6: Sản x uất thủ cô ng 22 -Có được tập huấn, hỗ t rợ thông ti n về t hu hồi , t ái chế, rác thải rắn, phụ phẩm quá t rình sản xuất ? 23 -Có được tập huấn, tham gi a chương trì nh tập huấn xử l ý li ên quan nước t hải sản xuất t hủ công (Ví dụ: xử l ý nước thải quá t rình sản xuất các sản phẩm nông nghiệp như sắn, bánh đa)? 24 Có được giới thiệu, tập huấn giới thiệu các kỹ thuật nhằm giảm thiểu nước thải ô nhiễm t rong quá trình sản xuất? 25 -Có được tham gi a các chương trì nh hỗ t rợ thu gom, xử lý khí thải sản xuất (Ví dụ: thu hồi khí bụi trong sản xuất thủ công)? KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 39 - 2017 8 5. KẾT LUẬN Việc xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá công tác xây dựng năng lực bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai cho cộng đồng cấp làng, xóm, thôn là hết sức thiết thực để đánh giá năng lực của các địa phương hàng năm. Để bộ tiêu chí này được hiệu quả, cần thực hiện các phiếu điều tra và phần mềm cập nhật, giúp các địa phương tự cập nhật lưu trữ số liệu và báo cáo đánh giá năng lực hàng năm./. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cục Bảo vệ Môi trường: Báo cáo diễn biến môi trường nước Việt Nam năm 2003 (tr. 27) Cục Đê điều (trang thông tin điện tử: www.ccfsc.org.vn) [2] Lê Công Thành: Giải pháp và thể chế, chính sách về vấn đề biến đổi khí hậu của Việt Nam, báo cáo tại Hội nghị Biến đổi khí hậu ngày 22 tháng 11/2007 do Đối tác giảm nhẹ thiên tai chủ trì tại Hà Nội [3] Hội chữ thập đỏ Việt nam: Giới thiệu về quản lý thảm hoạ tại cộng đồng. Hà Nội 2002 [4] Bộ NNPTNT, Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai, 2011. Tài liệu hướng dẫn Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. [5] Bộ NNPTNT, Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai, 2012. Tài liệu kỹ thuật – Quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với Biến đổi khí hậu. [6] Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011, Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam [7] Trung tâm Nghiên cứu và Hợp tác Quốc tế, 2009. Hệ thống tài liệu hướng dẫn Quản lí rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. [8] Trung tâm Phòng chống Thiên tai châu Á, 2009. Lũ lụt - Thảm họa và Thiên tai. [9] Phạm Hồng Cường và nnk: Báo cáo nhiệm vụ môi trường “Đánh giá kết quả công tác xây dựng năng lực bảo vệ môi trường và ứng phó BĐKH, thiên tai tại cộng đồng dân cư cấp làng, xóm, thôn.
File đính kèm:
- de_xuat_bo_tieu_chi_danh_gia_cong_tac_xay_dung_nang_luc_bao.pdf