Đề cương ôn tập môn Tâm lý học

2.3. Thông qua giao tiếp con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, đạo đức, chuẩn mực xã hội.

- Trong quá trình giao tiếp thì cá nhân điều chỉnh, điều khiển hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội, quan hệ xã hội, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực.

- Cùng với hoạt động giao tiếp con ngƣời tiếp thu nền văn hóa, xã hội, lịch sử biến những kinh nghiệm đó thành vốn sống. Kinh nghiệm của bản thân hình thành và phát triển trong đời sống tâm lý. Đồng thời góp phần vào sự phát triển của xã hội.

- Nhiều nhà tâm lý học đã khẳng định, nếu không có sự giao tiếp giữa con ngƣời thì một đứa trẻ không thể phát triển tâm lý, nhân cách và ý thức tốt được.

- Nếu con người trong xã hội mà không giao tiếp với nhau thì sẽ không có một xã hội tiến bộ, con người tiến bộ.

- Nếu cá nhân không giao tiếp với xã hội thì cá nhân đó sẽ không biết phải làm những gì để cho phù hợp với chuẩn mực xã hội, cá nhân đó sẽ rơi vào tình trạng cô đơn, cô lập về tinh thần và đời sống sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

- Trong khi giao tiếp với mọi ngƣời thì họ truyền đạt cho nhau những tư tưởng , tình cảm, thấu hiểu và có điều kiện tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại, biết cách ứng xử nhƣ thế nào là phù hợp với chuẩn mực xã hội.

 

pdf 132 trang thom 03/01/2024 7080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập môn Tâm lý học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập môn Tâm lý học

Đề cương ôn tập môn Tâm lý học
------ 
Câu hỏi ôn 
tập tâm lý 
học 
1 
CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TÂM LÝ HỌC 
Câu 1. Phân tích bản chất của hiện tƣợng tâm lí ngƣời. Từ đó rút ra những kết luận cần thiết trong công tác và 
cuộc sống. 
1. Tâm lí ngƣời: 
 Trong cuộc sống đời thƣờng, chữ “tâm” thƣờng đƣợc dùng ghép với các từ khác tạo thành các cụm từ 
“tâm đắc”, “tâm can”, “tâm địa”, “tâm tình”, “tâm trạng”,đƣợc hiểu là lòng ngƣời, thiên về mặt tình 
cảm. 
 Theo từ điển Tiếng Việt (1988) tâm lí là ý nghĩ, tình cảm, làm thành đời sống nội tâm , thế giới bên trong 
của con ngƣời. 
 Trong tâm lí học: Tâm lí là tất cả những hiện tƣợng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con ngƣời, gắn 
liền và điều hành mọi hành động, hoạt động của con ngƣời. 
2. Bản chất của hiện tƣợng tâm lí ngƣời: 
2.1. Một số quan điểm về bản chất của hiện tƣợng tâm lí ngƣời: 
 Quan điểm duy tâm cho rằng: Tâm lí con ngƣời do thƣợng đế sáng tạo ra và nhập vào thể xác con ngƣời. 
Tâm lí không phụ thuộc vào khách quan cũng nhƣ điều kiện thực tại của cuộc sống. 
 Quan điểm duy vật tầm thƣờng: Tâm lí, tâm hồn đƣợc cấu tạo từ vật chất, do vật chất trực tiếp sinh ra nhƣ 
gan tiết ra mật, họ đồng nhất cái vật lí, cái sinh lí với cái tâm lí, phủ nhận vai trò của chủ thể, tính tích 
cực, năng động của tâm lí, ý thức, phủ nhận bản chất xã hội của tâm lí. 
 Quan điểm duy vật biện chứng: 
 Tâm lí ngƣời là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não ngƣời thông qua hoạt động của mỗi ngƣời. 
 Tâm lí ngƣời mang bản chất xã hội và tính lịch sử. 
2.2 Quan điểm duy vật biện chứng về hiện tƣợng tâm lí ngƣời: 
2.1.1. Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua hoạt động của mỗi 
người 
* Phản ánh là quá trình tác động qua lại hệ thống này và hệ thống khác, kết quả là để lại dấu vết (hình ảnh) tác 
động ở cả hệ thống tác động và hệ thống chịu sự tác động. 
 Phản ánh cơ học: 
Ví dụ: viên phấn đƣợc dùng để viết lên bảng để lại vết trên bảng và ngƣợc lại bảng làm mòn (để lại vết) trên đầu 
viên phấn. 
 Phản ánh vật lí: mọi vật chất đều có hình thức phản ánh này. 
Ví dụ: khi mình đứng trƣớc gƣơng thì mình thấy hình ảnh của mình qua gƣơng. 
 Phản ánh sinh học: phản ánh này có ở thế giới sinh vật nói chung. 
Ví dụ: hoa hƣớng dƣơng luôn hƣớng về phía mặt trời mọc. 
 Phản ánh hóa học: là sự tác động của hai hợp chất tạo thành hợp chất mới. 
Ví dụ: 2H2 + O2 -> 2H2O
 Phản ánh xã hội: phản ánh các mối quan hệ trong xã hội mà con ngƣời là thành viên sống và hoạt động. 
Ví dụ: trong cuộc sống cần có sự giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau nhƣ câu “Lá lành đùm lá rách.” 
 Phản ánh tâm lí: là hình thức phản ánh cao nhất và phức tạp nhất. 
- Đó là kết quả của sự tác động của hiện thực khách quan vào não ngƣời và do não tiến hành. 
*Điều kiện cần để có phản ánh tâm lí: 
2 
 Tác động 
 Sản phẩm của sự phản ánh đó là hình ảnh tâm lí trên võ não mang tính tích cực và sinh động. Nó khác xa 
về chất so với các hình ảnh cơ học, vật lí, sinh lí, 
- Hình ảnh tâm lí mang tính tích cực và sinh động. 
Hình ảnh tâm lí mang tính tích cực bởi kết quả của lần phản ánh trƣớc sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến lần phản ánh 
sau, nhờ đó con ngƣời tích lũy đƣợc kinh nghiệm mới có sự tồn tại và phát triển. 
Ví dụ: Trong một lần đi chơi ta quen đƣợc một ngƣời và có ấn tƣợng tốt về ngƣời đó, một thời gian sau gặp lại ta 
bắt gặp một hành động không hay của ngƣời đó thì thoạt tiên chúng ta sẽ không tin ngƣời đó có thể hành động 
nhƣ vậy và suy nghĩ nhiều lí do để biện minh cho hành động đó. Do đó có thể nói , kết quả của lần phản ánh 
trƣớc sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến lần phản ánh sau. 
- Hình ảnh tâm lí còn mang tính chủ thể và đậm màu sắc cá nhân. 
 Tác động 
 dẫn đến 
Ví dụ: 
 Hai điều tra viên cùng tham gia khám nghiệm hiện trƣờng nhƣng do trình độ nhận thức, chuyên môn,khác nhau 
nên kết quả điều tra khác nhau. 
 Con gái yêu bằng tai, con trai yêu bằng mắt. 
Nguyên nhân là do: 
+ Mỗi ngƣời có đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ. 
+ Mỗi ngƣời có hoàn cảnh sống khác nhau, điều kiện giáo dục không nhƣ nhau. 
+ Đặc biệt là mỗi cá nhân thể hiện mức độ tích cực hoạt động, tích cực giao lƣu khác nhau trong cuộc sống dẫn đến 
tâm lí của ngƣời này khác với tâm lí của ngƣời kia. 
Tuy nhiên không phải cứ hiện thực khách quan trực tiếp tác động đến não là có hình ảnh tâm lí. Muốn có hình ảnh tâm 
lí thì điều kiện đủ là phải thông qua con đƣờng hoạt động và giao tiếp. 
2.1.2. Tâm lí người mang bản chất xã hội và tính lịch sử 
Vì: 
*Nguồn gốc: thế giới khách quan (thế giới tự nhiên và xã hội) trong đó nguồn gốc xã hội là quyết định tâm lí con 
ngƣời, thể hiện qua: các mối quan hệ kinh tế-xã hội, đạo đức, pháp quyền, mối quan hệ con ngƣời-con ngƣời, từ quan 
hệ gia đình, làng xóm, quê hƣơng, quan hệ cộng đồng, nhóm,Các mối quan hệ trên quyết định bản chất tâm lí con 
ngƣời (nhƣ Mark nói: bản chất con ngƣời là tổng hòa các mối quan hệ xã hội). Trên thực tế, nếu con ngƣời thoát li khỏi 
các mối quan hệ xã hội, quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời thì tâm lí ngƣời sẽ mất bản tính ngƣời. 
1HTKQ 
các chủ thể 
khác nhau 
cùng 1 chủ thể 
nhƣng ở các thời 
điểm, hoàn cảnh, 
trạng thái,khác 
nhau. 
Hình ảnh, 
phản ánh 
tâm lí 
khác 
nhau. 
Hiện thực 
khách quan 
Não 
ngƣời 
bình 
thƣờng 
3 
Ví dụ: Rochom P’ngieng mất tích năm 1989 khi đi chăn trâu. Sau 18 năm, Rochom đƣợc tìm thấy khi trên ngƣời không 
mặc quần áo và di chuyển nhƣ một con khỉ nói chuyện hay giao tiếp mà chỉ phát ra những tiếng gừ gừ, những âm 
thanh vô nghĩa, không thể hòa nhập vào cuộc sống con ngƣời. Từ đó có thể thấy tâm lí ngƣời chỉ hình thành khi có 
điều kiện cần và đủ là sự tác động của hiện thực khách quan lên não ngƣời bình thƣờng và phải có hoạt động và giao 
tiếp. 
*Tâm lí ngƣời là sản phẩm của hoạt động giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội, là sản phẩm của con ngƣời với tƣ 
cách là chủ thể xã hội, chủ thể của nhận thức và hoạt động của giao tiếp một cách chủ động và sáng tạo. 
Ví dụ: Nhƣ ví dụ trên, Rochom do không tham gia hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ với con ngƣời nên không có tâm 
lí ngƣời bình thƣờng. 
*Cơ chế hình thành: cơ chế lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm, nền văn hóa xã hội thông qua hoạt động và giao tiếp, 
trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo. Hoạt động và mối quan hệ giao tiếp của con ngƣời có tính quyết định. 
Ví dụ: Một đứa trẻ khi sinh ra chúng nhƣ một trang giấy trắng, nhƣng sau một thời gian đƣợc bố mẹ chăm sóc, dạy dỗ, 
đƣợc tiếp xúc với nhiều ngƣời thì nó ngày càng học hỏi, lĩnh hội, tiếp thu và hiểu biết nhiều hơn về mọi việc xung 
quanh. 
* Tâm lí hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng. 
Tâm lí của mỗi con ngƣời chịu sự chế ƣớc bởi lịch sử của cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên không phải là sự “copy” 
một cách máy móc mà đã đƣợc thay đổi thông qua đời sống tâm lí cá nhân. Chính vì thế mỗi cá nhân vừa mang những 
nét chung đặc trƣng cho xã hội lịch sử vừa mang những nét riêng tạo nên màu sắc của mỗi cá nhân. 
Ví dụ: Trƣớc đây thì xã hội rất định kiến về việc có thai trƣớc khi cƣới nhƣng bây giờ xã hội biến đổi, sống phóng túng 
hơn nên con ngƣời xem vấn đề đó là bình thƣờng. 
Tóm lại, tâm lí ngƣời là hiện tƣợng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con ngƣời thông qua hoạt động và giao lƣu tích cực 
của mỗi con ngƣời trong những điều kiện xã hội lịch sử nhất định. Nó có bản chất xã hội, tính lịch sử và tính chủ thể. 
3. Kết luận: 
 Muốn hoàn thiện, cải tạo tâm lí ngƣời cần phải nghiên cứu hoàn cảnh lịch sử, điều kiện sống,của con ngƣời. 
 Cần chú ý nghiên cứu sát đối tƣợng, chú ý đặc điểm riêng của từng cá nhân. 
 Phải tổ chức hoạt động và các quan hệ giao tiếp để nghiên cứu sự hình thành và phát triển tâm lí con ngƣời. 
 Chú ý giáo dục thể chất, phát triển não bộ và các giác quan. 
 Nhìn nhận học sinh theo quan điểm phát triển, tôn trọng đặc điểm lứa tuổi. 
 Tôn trọng ý kiến, quan điểm của từng chủ thể. 
 Khi nghiên cứu cần xem xét sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng trong từng giai đoạn 
lịch sử. 
Câu 2: Phản ánh là gì? Tại sao nói phản ánh tâm lý là một loại phản ánh đặt biệt? 
1. Thứ nhất phản ánh. 
A. Theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin 
Phản ánh là sự lƣu giữ, tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá trình tác động qua lại 
lẫn nhau giữa chúng. 
Phân chia: phản ánh đƣợc chia thành 5 mức độ khác nhau từ thấp đến cao. 
· Phản ánh vật lý. 
· Phản ánh hóa học. 
· Phản ánh sinh học. 
· Phản ánh tâm lý. 
4 
· Phản ánh năng động sáng tạo (ý thức). 
Phản ánh vật lý-hóa học: là hình thức phản ánh thấp nhất, đặc trƣng cho vật chất vô sinh, đƣợc thể hiện qua những biến 
đổi cơ- lý –hóa khi có tác động qua lại lẫn nhau giữa các vật chất vô sinh.Đây là hình thức phản ánh mang tính thụ động, 
chƣa có định hƣớng lựa chọn của vật chất tác động. 
Ví dụ: khi để thanh sắt vào axit thanh sắt sẽ dần bị oxi hóa, bị mòn dần. (thay đổi kết cấu, vị trí, tính chất lý-hóa qua quá 
trình kết hợp phân giải các chất) 
Phản ánh sinh học: là hình thức phản ánh cao hơn, đặc trƣng cho giới tự nghiên hữu sinh, đƣợc thể hiện qua tính kích 
thích, tính cảm ứng và tính phản xạ. 
Tính kích thích: là phản ứng của thực vật và động vật bậc thấp bằng cách thay đổi chiều hƣớng sinh trƣởng, phát triển, 
màu sắc, cấu trúc khi nhận sự tác động của môi trƣờng. 
Ví dụ: cây xƣơng rồng sống đƣợc ở những nơi có khí hậu khô hạn là nhờ những thay đổi trong cấu trúc sinh trƣởng và 
phát triển của cây,những chiếc lá dần thu nhỏ lại thành những chiếc gai.Từ đó giúp cây chống mất nƣớc và thích nghi với 
môi trƣờng khắc nghiệt. 
Tính cảm ứng: là phản ứng của động vật có hệ thần kinh tạo ra năng lực cảm giác, đƣợc thực hiện trên cơ sở điều khiển 
của quá trình thần kinh qua cơ chế phản xạ không điều kiện khi có sự tác động từ bên ngoài môi trƣờng lên cơ thể sống. 
Ví dụ: con tắc kè sẽ thay đổi màu sắc để trùng màu với môi trƣờng khi ở những môi trƣờng khác nhau. 
Phản ánh tâm lý: là phản ánh của động vật có hệ thần kinh trung ƣơng đƣợc thực hiện trên cơ sở điều khiển của hệ thần 
kinh trung ƣơng thông qua cơ chế phản xạ có điều kiện. 
Phản ánh năng động sáng tạo: là hình thức phản ánh cao nhất, đƣợc thực hiện ở dạng vật chất cao nhất là não ngƣời, là sự 
phản ánh có tính chủ động lựa chọn thông tin, xử lý thông tin để tạo ra thông tin mới. 
B. Theo quan điểm tâm lý học 
 Phân chia: theo quan điểm tâm lý học chia phản ánh thành 3 mức độ. Phản ánh vật lý: là phản ánh của những sinh vật vô 
sinh. 
Phản ánh sinh lý: là phản ánh của thực vật và động vật bậc thấp. 
Ví dụ: hoa hƣớng dƣơng sẻ luôn hƣớng về phía mặt trời mọc. 
Phản ánh tâm lý: là những dấu vết còn sót lại, để lại sau khi có sự tác động qua lại giữa hệ thống vật chất này với hệ 
thống vật chất khác (qua đó có thể gọi đó là trí nhớ) 
2. Thứ hai phản ánh tâm lý là một loại phản ánh đặt biệt vì: Đó là sự phản ánh của hiện thực khách quan là não bộ là tổ 
chức vật chất cao nhất. 
Hiện thực khách quan là những yến tố tồn tại ngoài ý muốn của con ngƣời.Khi có hiện thực khách quan tác động vào từ 
đó sẻ hình thành hình ảnh tâm lý về chúng. 
Ví dụ: Khi chúng ta nhìn một bức tranh đẹp sau khi nhắm mắt lại chúng ta vẫn có thể hình dung lại nội dung của bức 
tranh đó. 
Hay: 
5 
 Khi ta nhắm mắt ta sờ vào một vật gì đó nhƣ hòn bi, sau khi cất đi chúng ta vẫn có thể mô tả lại hình dạng của hòn bi đó. 
Từ những ví dụ trên chúng ta có thể rút ra kinh nghiệm trong việc giảng dạy là phải kết hợp giữa bài giảng với thực tế thì 
học sinh sẻ tiếp thu bài tốt hơn., và phải thƣờng xuyên gắn liền nội dung của bài giảng với thực tế,sử dụng phƣơng pháp 
giảng dạy trực quan sinh động,phong phú 
Phản ánh tâm lý phản ánh đặt biệt, tích cực, hình ảnh tâm lý mang tính năng động sáng tạo. 
Phản ánh tâm lý tạo ra hình ảnh tâm lý. Hình ảnh tâm lý là kết quả của quá trình phản ánh thế giới khách quan vào bộ não 
ngƣời, song hình ảnh tâm lý khác về chất so với hình ảnh cơ lý hóa ở sinh vật. 
Ví dụ: Hình ảnh tâm lý về một trận bóng đá đối vói một ngƣời say mê bóng đá sẻ khác xa với sự cứng nhắt của hình ảnh 
vật lý trong tivi là hình ảnh chết cứng. 
Phản ánh tâm lý tạo ra hình ảnh tâm lý, hình ảnh đó mang tính chủ thể, mang sắc thai riêng, đậm bản sác cá nhân. 
· Cùng hoạt động trong một hoàn cảnh nhƣ nhau nhƣng hình ảnh tâm lý ở các chủ thể khác nhau sẻ khác nhau.Con 
ngƣời phản ánh thế giới bằng hình ảnh tâm lý thông qua lăng kính chủ quan của mình.Cùng cảm nhận sự tác động về một 
hiện thực khách quan tới những chủ thể khác nhau sẻ cho những hình ảnh tâm lý khác nhau. 
Ví dụ: 
 Cùng trong một tiếng tơ đồng. 
 Ngƣời ngoài cƣời nụ ngƣời trong khóc thầm. 
 Hay: 
 Cùng xem một bức tranh sẻ có kẻ khen ngƣời chê khác nhau. 
· Đứng trƣớc sự trƣớc sự tác động của một hiện tƣợng khách quan ở những thời điểm khác nhau thì chủ thể sẻ có những 
biểu hiện và săc thái tâm lý khác nhau. 
Ví dụ: Cùng một câu nói đùa nhƣng tùy vào hoàn cảnh câu nói đó sẻ gây cƣời hay sẻ gây sự tức giận cho ngƣời 
khác.Hay : 
 Chồng giận thì vợ bớt lời. 
 Cơm sôi bớt lửa chẳng rơi hạt nào. 
Hay: 
 Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu 
 Ngƣời buồn cảnh có vui đâu bao giờ. 
- Có sự khác biệt đó là do: mỗi ngƣời có đặc điểm khác nhau về thế giới quan, hệ thần kinh, não bộ, mỗi ngƣời có hoàn 
cảnh sống khác nhau sự giáo dục khác nhau. 
- Qua đó chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho thực tiễn và quá trình nghiên cứu tân lý: 
· Vì tâm lý mang tính chủ thể nên phải tôn trọng ý kiến của ngƣời khác. 
· Trong ứng xử cần phải chú ý đến nguyên tắc sát đối tƣợng. 
6 
· Trong giáo dục cần chú ý đến tính cá biệt của các học sinh, nhìn nhận đánh giá con ngƣời trong quan điểm vận động, 
phát triển không ngừng. 
Câu 3.TẠI SAO TÂM LÝ LẠI MANG BẢN CHẤT XÃ HỘI 
I.KHÁI NIỆM: 
Tâm lý ngƣời là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não ngƣời thông qua hoạt động của mỗi ngƣời.Vậy bản chất của 
tâm lý là gì? 
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì: Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách vào não ngƣời thông qua 
chủ thể và có bản chất xã hội- lịch sử. 
II.NỘI DUNG: 
1. Tâm lý ngƣời là sự phản ánh hiện thực khách quan vào ngƣời thông qua hoạt động của mỗi ngƣời trong đó hoạt 
động xã hội là chủ yếu. 
 Hiện thực khách quan là gì? 
-Hiện thực khách quan là những gì tồn tại xung quanh chúng ta, có cái nhìn thấy đƣợc có cái không nhìn thấy đƣợc. 
-Hiện thực khách quan phản ánh vào não ngƣời nảy sinh ra hiện tƣợng tâm lý.Nhƣng sự phản ánh tâm lý khác với sự phản 
ánh khác ở chỗ: đây là sự phản ánh đặc biệt 
- phản ánh thông qua lăng kính chủ quan của mỗi ngƣời. 
 Hình ảnh tâm lý mang tính chất sinh động sang tạo 
 . Hình ảnh tâm lý mang tính chất chủ thể,mang đậm màu sắc cá nhân.Hay nói cách khác hình ảnh tâm lý là hình 
ảnh là hình ảnh chủ quan về hiện thực khách quan.Tính chất chủ thể trong phản ánh tâm lý thể hiện ở chỗ cùng một hiện 
thực khách quan tác động vào một chủ thể duy nhất nhƣng vào thời điểm khác nhau, ở những hoàn cảnh khác nhau với 
trạng thái cơ thể ,trạng thái tinh thần khác nhau có thể cho ta thấy mức độ biểu hiện và các sắc thái tâm lý khác nhau ở chủ 
thể ấy. 
VD: Một ngƣời ăn xin đến xin tiền một ngƣời đàn ông,nhƣng ngƣời đàn ông này đang trong trạng thái giận dữ, không vui 
vẻ thì chắc chắn ngƣời đàn ông này không c ... năng chỉ nghĩa của ngôn ngữ còn đƣợc gọi là chức 
năng chỉ nghĩa của ngôn ngữ còn đƣợc gọi là chức năng làm phƣơng tiện tồn tại, truyền đạt và nắm vững kinh nghiệm xã 
hội- lịch sử loài ngƣời. 
Những điều nói trên cho thấy ngôn ngữ của con ngƣời khác hẳn tiếng kêu của con vật và về bản chất, con vật không có 
ngôn ngữ. 
b.Chức năng thông báo: 
Chức năng thông báo còn gọi là chức năng giao tiếp. Nhờ có ngôn ngữ con ngƣời có thể thông báo cho nhau, giao tiếp với 
nhau. Nhờ có chức năng này mà con ngƣời biết đƣợc họ cần xử sự, hành động nhƣ thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh, 
môi trƣờng hoặc quan hệ xã hội. Thông qua nội dung nhip điệu của ngôn ngữ, con ngƣời có thể biểu đạt hoặc tiếp nhận 
những trạng thái cảm xúc tình cảm cá nhân. Tuy nhiên khả năng biểu cảm của ngôn ngữ rất đa dạng, phong phú và phức 
tạp. Cùng một nội dung, nhƣng với nhịp điệu và âm điệu diển tả khác nhau ngƣời ta có thể biểu đạt những tình cảm cảm 
128 
xúc khác nhau. Do đó khi đánh giá chức năng tho6ng báo của ngôn ngữ chúng ta cần chú ý đến tính biểu cảm của ngôn 
ngữ. Vì nó có thể điều chỉnh mạnh mẽ hành vi của con ngƣời. 
Vd: Đang trên đƣờng đến trƣờng đi học, có bạn thông báo 
:” hôm nay nghĩ học”, sau khi tiếp nhận thông tin đó ta lập tức thay đổi hoạt động của mình thay vì đi đến trƣờng. 
 c. Chức năng khái quát hoá: 
Ngôn ngữ không chỉ một sự vật, hiện tƣợng riêng rẽ,mà chỉ một lớp, một loạicác sự vật, hiện ttƣơng có chung thuộc tính 
bản chất, chính nhờ vậy , nó là một phƣơng tiện đắc lực của hoạt động trí tuệ(tri giác, tƣởng tƣợng,trí nhớ, tƣ duy..). 
Hoạt động trí tuệ bao giờ cũng có tính chất khái quát, và không thể tự diễn ra, mà phải dùng ngôn ngữ làm phƣơng tiện, 
công cụ. ở đây ngôn ngữ vừa là công cụ tồn tại của hoạt động trí tuệ, vừa là công cụ để cố định lại các kết quả của hoạt 
động này, do đó hoạt động trí tuệ có chỗ dựa tin cậy để tiếp tục phát triễn, không bị lặp lại và không bị đứt đoạn. 
Chức năng khái quát hoá của ngôn ngữ còn đƣợc gọi là chức năng nhận thức hay chức năg làm công cụ hoạt động trí tuệ. 
=> Trong ba chức năng của ngôn ngữ, chức năng thông báo là chức năng cơ bản nhất, chi phối các chức năng khác. Bởi 
lẽ, chỉ có trong quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ, con ngƣời mới đồng thời phát ra và thu nhận thông tin, qua đó thu nhận 
đƣợc tri thức về hiện thực khách quan. Khi thu nhận đƣợc các tri thức về hiện thực khách quan, con ngƣời mới có cơ sở từ 
đó hình thành động cơ, tiến hành các hoạt động nhằm đạt đƣợc mục đích thỏa mãn nhu cầu mong đợi. Thực chất chức 
năng khái quát là một quá trình giao tiếp, ở đây là giao tiếp với chính mình. Còn chức năng chỉ nghĩa là điều kiện để thực 
hiện hai chức năng còn lại. 
3. PHÂN LOẠI NGÔN NGỮ: 
Các nhà khoa học thƣờng chia ngôn ngữ thành hai loại: ngôn ngữ bên trong và ngôn ngữ bên ngoài. 
a.Ngôn ngữ bên ngoài: Là ngôn ngữ hƣớng vào đối tƣợng bên ngoài (ngƣời khác) nhằm truyên đạt và thu nhận thông tin. 
Ngôn ngữ bên ngoài có hai loại: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. 
+ Ngôn ngữ nói: Là ngôn ngữ hƣớng vào đối tƣợng bên ngoài, đƣợc biểu đạt bằng lời nói (âm thanh) và thu nhận bằng 
thính giác(nghe). Ngôn ngữ nói có hai hình thức biểu hiện: ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại. 
 Ngôn ngữ đối thoaị: là ngôn ngữ giao tiếp giữa hai hay nhiều ngƣời với nhau. Trong hình thức ngôn ngữ đối thoại 
thì những ngƣời tham gia thƣờng thay nhau đặt câu hỏi và trả lời. Ngôn ngữ đối thoại thƣờng có hai thể: thể trực tiếp và 
thể gián tiếp. 
  Thể đối thoại trực tiếp: là thể đối thoại giữa những ngƣời tham gia trực tiếp đối mặt với nhau. Thể đối thoại này 
phƣơng tiện là lời nói(ngữ âm) ngƣời ta có thể dung phƣơng tiện điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt(giao tiếp phi ngôn ngữ) để hổ 
trợ cho lời nói. 
  Thể đối thoại gián tiếp: ngƣời ta không thể nhìn thấy nhau mà chỉ nghe đƣợc giọng nói với nhau(văn kì thanh bất kì 
hình). Do đó thể này không thễ dung cử chỉ điệu bộ, ánh mắt, nụ cƣời.. để hổ trợ cho lời nói. 
Ngôn ngữ đối thoại có 3 đặc điểm (tính chất) sau: 
- Có tính chất rút gọn: Do ngƣời nói và ngƣời nghe đều có mặt trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể nên có nhiều nội dung 
không cần thể hiện nhờ ngôn ngữ mà đƣợc thay thế bằng ngôn ngữ phụ (cử chỉ, điệu bộ, nét mặt). Chính vì đặc điểm này 
mà ngôn ngữ đối thoại nhiều khi khó hiểu hơn đối với ngƣời không tham gia đối thoại. 
129 
- Ít có tính chủ ý và thƣờng bị động: Những lời đối đáp trong ngôn ngữ đối thoại thƣờng là phản ứng ngôn ngữ trực tiếp 
đối với kích thích không ngôn ngữ. Vd; một ngƣời đang đứng ở cửa nói chuyện với ngƣời khác, phát hiện áo mình bị kẹt 
ở chốt cửa, cố gỡ vẫn không đƣợc liên nói: “ trời! rõ khổ” 
- Rất ít có tính tổ chức: Những lời đối đáp trong ngôn ngữ đối thoại thƣờng không có chƣơng trình. Trƣờng hợp có cấu 
trúc cho phát ngôn thì cấu trúc cũng hết sức đơn giản. Ngôn ngữ đối thoại tiếp theo tự bậc ra, do đó gắn chặt vao các tình 
huống và văn cảnh quen thuộc. Vd: khi chào hỏi khi hỏi thăm sức khỏe của nhau 
 Ngôn ngữ độc thoại: là loại ngôn ngữ chỉ có một ngƣời nói còn một số ngƣời(hoặc nhiều ngƣời) chỉ nghe không 
đối thoại lại. Vd: trƣờng hợp đọc diễn văn, thuyết trình, giảng bàiĐây là ngôn ngữ liên tục, một chiều ít có sự phụ thuộc 
vào ngƣời khác và vào một nội dung tình huống, hoàn cảnh trực tiếp 
 Ngôn ngữ độc thoại có những đặc điểm nổi bậc sau: 
- Có tính triển khai mạnh: Trong ngôn ngữ độc thoại, do rất ít sử dụng các thông tin ngoài ngôn ngữ để ngƣời nghe hay 
ngƣời đọc hiểu đƣợc ngƣời nói cần phải nhắc đến gọi ra hay miêu tả đối tƣợng đƣợc nói tới. 
- Có tính chủ ý và chủ động rõ ràng: Ngôn ngữ độc thoại đòi hỏi phải xác định rõ nội dung truyền đạt và hải biết xây dựng 
nội dung đó một cách chủ ý, phỉa biết thể hiện nó theo một trình tự xác định, một cách chủ động. 
- Có tính tổ chức cao: Để nói độc thoại, ngƣời nói phải lập chƣơng trình, kế hoạch không phải cho từng câu, từng phát 
ngôn riêng lẻ, mà toàn bộ lời độc thoại của mình. Kế hạch chƣơng trình này có khi đƣợc thảo ra trong óc, có khi đƣợc 
chuyển hẳn ra ngoài (ghi lại trên giấy). 
 Ngôn ngữ viết: Là ngôn ngữ dung kí hiệu ghi lại lời nói để hƣớng vào ngƣời khác trong khung cảnh gián tiếp 
bằng khoảng cách không gian và thời gian. Ngôn ngữ viết là một dạng của lời nói độc thoại nhƣng ở mức phát triển cao 
hơn Đặc điểm của ngôn ngữ viết: 
-Tính triển khai cuả ngôn ngữ viết rất mạnh vì ở ngôn ngữ viết rất cao và chặt chẽ. Khi giao tiếp bằng ngôn ngữ viết 
ngƣời viết thƣờng không có mặt ngƣời viết không đánh giá hết đƣợc phản ứng của ngƣời nói chuyện Để thể hiện 
đƣợc ý mình và để ngƣời đọc không hiểu sai điều đƣợc viết cần phải ý thức thật rõ mức độ phù hợp hay không phù 
hợp, có lợi hay không có lợi của các phƣơng tiện ngôn ngữ mà mình lựa chọn. Do đó khi viết, ngƣời ta thƣờng gạch 
bỏ những từ những câu không thể hiện đúng ý mình. Thao tác này không thể có đƣợc ở lời nói độc thoại. Chính sự lựa 
chọn này làm cho lời nói viết thƣờng gắn với lời nói bên trong, nhất là giai đoạn đầu học viết. Ngôn ngữ viết đƣợc 
chia làm hai loại: Ngôn ngữ viết đối thoại(thƣ từ trao đổi), ngôn ngữ viết độc thoại(viết báo, viết sách). 
a. Ngôn ngữ bên trong: là ngôn ngữ dành cho mình, hƣớng vaò mình. Nhờ đó con ngƣời hiểu đƣợc, suy nghĩ đƣợc 
tự điều chỉnh tình cảm, ý chí và hành vi của mình. Ngôn ngữ bên trong đƣợc hình thành sau lời nói bên ngoài, do 
ngôn ngữ bên ngoài chuyển vào và đƣợc rút gọn lại. 
Ngôn ngữ bên trong là ngôn ngữ giao tiếp với chính mình. Lúc đó con ngƣời tự tách mình ra làm hai. Mình vừa là chủ 
thể và là đối tƣợng giao tiếp với chính mình. Mình nói cho mình nghe, viết cho mình đọc(nhật kí) nhờ đó tự điều 
chỉnh điều khiển chính mình. 
Đặc điểm của ngôn ngữ bên trong là thƣờng không phát ra âm thanh . Bao giờ ngôn ngữ bên trong cũng ở dạng rút 
gọn, vắn tắt không tuân thủ quy luật ngữ pháp. Ngôn ngữ bên trong là kết quả nội tâm hóa của ngôn ngữ bên ngoài. 
Trong quá trong phát triển của cá nhân ngôn ngữ bên ngoài hình thành trƣớc làm tiề đề hình thành ngôn ngữ bên 
trong.Các loại ngôn ngữ trình bày trên đây có quan hệ rất chặt chẽ với nhau hỗ trợ nhau và có thể chuyển hóa nhau. 
Tất cả những điều này và chất lƣợng của mỗi loại ngôn ngữ các kĩ năng thực hiện mỗi loại ngôn ngữ phụ thuộc vào sự 
rèn luyện tích cực và có ý thức của mỗi cá nhân trong hoat động và giao tiếp . 
II ) VAI TRÒ CỦA NGÔN NGỮ ĐỐI VỚI NHẬN THỨC: 
Nhận thức là một trong ba mặt của đời sống tâm lí con ngƣời (nhận thức, tình cảm và hành động). Nó là tiền đề của 
hai mặt kia và đồng thời có quan hệ mật thiết với các hiên5 tƣợng tâm lí khác của con ngƣời. Hoạt động nhận thức 
130 
bao gồm nhiều quá trình khác nhau,thể hiện những mức độ hiện thực khác nhau gồm: cảm giác, tri giác,tƣ duy, tƣởng 
tƣợngvà mang lại sản phẩm khác nhau về hiện thực khách quan nhƣ: hình ảnh, hình tƣợng, khái niệm 
Căn cứ vào tính chất phản ánh có thể chia hoạt động nhận thức thành hai mức độ: nhận thức cảm tính(cảm giác,tri 
giác) và nhận thức lí tính(tƣ duy, tƣởng tƣợng) 
Và qua bài trình bày ở trên, cho thấy khá rõ ngôn ngữ có vai trò hết sức to lớn đối với đời sống tâm lí con ngƣời. Nói 
nhƣ PH.ĂNGGHEN: “Ngôn ngữ là một trong hai yếu tố(lao động) đã làm cho con vật trở thành con ngƣời” có thể nói 
ngôn ngữ liên quan đến tất cả các quá trình tâm lí của con ngƣời là thành tố quan trọng nhất về mặt nội dung và cấu 
trúc của tâm lí con ngƣời, đặc biệt là quá trình nhận thức. 
1) Vai trò của ngôn ngữ đối với nhận thức cảm tính: Ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng đối với nhận thức cảm tính, 
nó làm quá trình này diễn ra ở ngƣời mang một chất lƣợng mới. 
a. Đối với cảm giác:Khi ngôn ngữ tác động đồng thời với sự tác động của sự vật, hiện tƣợng sẽ làm cho quá 
trình cảm giác diễn ra nhanh hơn, hình ảnh do cảm giác đem lại rõ rang hơn đâm nét hơn, chính xác hơnví 
dụ: màu hè nghe thấy một ngƣời nói:” Trời nóng quá” ta cũng cảm thấy trời nóng hơn. Khi ăn một loại trái 
cây chua, nếu một ngƣời nào đó nói” chua quá” thì ta cũng cảm thấy vị trái cây đó chua hơn 
b. Đối với tri giác: Ngôn ngữ làm cho tri giác của con ngƣời diển ra dể dàng hơn nhanh chóng, khách quan hơn, 
đầy đủ và rõ ràng hơn. Ví dụ:Nhờ có ngôn ngữ mà nhiệm vụ của tri giác có thể thực hiên một cách dể dàng và 
có hiệu quả hơn. Tức là, ngôn ngữ biểu đạt nhiệm vụ tri giác dƣới dạng ngôn ngữ thầm hoặc lời nói giúp cho 
quá trình tri giác tách đối tƣợng khỏi bối cảnh( quy luật về tính lựa chọn của tri giác) và xây dựng đƣợc hình 
ảnh trọn vẹn về đối tƣợng quy luật về tính trọn vẹn của tri giác). Vai trò của ngôn ngữ đối với đối với quá 
trình quan sát càng cần thiết hơn vì quan sát là tri giác tích cực có chủ định có mục đích(có ý thức). tính ý 
thứcđó đƣợc biểu hiện và điều khiển điều chỉnh nhờ ngôn ngữ. Không có ngôn ngữ thì tri giác của con ngƣời 
vẫn là tri giác cuả con vật. Tính có ý nghĩa của tri giác của con ngƣời là một chất lƣợng mới làm tri giác con 
ngƣời khác xa tri giác con vật. Chất lƣợng mới naỳ chỉ đƣợc biểu đạt thông qua ngôn ngữ. 
c. Đối với trí nhớ: Ngôn ngữ có ảnh hƣởng quan trọng đối với trí nhớ của con ngƣời. Nó tham gia tích cực các 
quá trình trí nhớ gắn chặt với các quá trình đó. Vd: việc ghi nhớ sẽ dễ dàng hơn và có kết quả tốt nếu ta nói 
lên thành lời điều ghi nhớ. 
Không có ngôn ngữ thì không thể thực hiện sự ghi nhớ có chủ định, sự ghi nhớ có ý nghĩa và kể cả sự ghi nhớ 
máy móc(học thuộc lòng),Ngo6nn ngữ là phƣơng tiện để ghi nhớ là một hình thức lƣu giữ kết quả cần nhớ. 
Nhờ có ngôn ngữ con ngƣời có thể chuyển hẳn những thông tin cần nhớ ra ngoài đầu óccon ngƣời. Chính nhờ 
điều này con ngƣời đã lƣu giữ truyền đạt kinh nghiệm của thế hệ trƣớc cho thế hệ sau. 
2) Vai trò của ngôn ngữ đối với nhận thức lí tính: 
a. Đốí với tƣ duy: 
Ngôn ngữ liên quan chặt chẽ với tƣ duy của con ngƣời .ngôn ngữ và tƣ duy không có mối quan hệ song song .Ngôn 
ngữ càng không phải là tƣ duy và ngƣợc lại tƣ duy cũng không phải là ngôn ngữ .Mối quan hệ chặt chẽ giữa ngôn 
ngữ với tƣ duy là ở chỗ tƣ duy dung ngôn ngữ làm phƣơng tiện ,công cụ .Chính nhờ điều này tƣ duy của con ngƣời 
khác về chất so với tƣ duy của con vật :con ngƣời có tƣ duy triều tƣợng .không có ngôn ngữ thì con ngƣời không thể 
tƣ duy trừu tƣợng và khái quát đƣợc .Mối quan hệ không tách rời của tƣ duy và ngôn ngữ thể hiện trong ý nghĩa của 
các từ. Mỗi từ đều có quan hệ với một lớp sự vật ,hiện tƣợng đó .Khi gọi tên các sự vật ,từ tựa nhƣ thay thế chúng và 
nhờ đó tạo ra những điều kiện vật chất cho những hành động hay thao tác đặc biệt đối với các vật ấy kể cả khi các vật 
ấy vắng mặt (tức là thao tác với các vật thay thế ,với ký hiệu từ ngữ hay là với ngôn ngữ) .Tuy nhiên từ không chỉ gọi 
tên sự vật ,nhờ vật tƣ duy ngôn ngữ trừu tƣợng hóa đƣợc những thuộc tính không bản chất của sự vật và khái quát 
hóa đƣợc những thuộc tính bản chất của nó .Không có ngôn ngữ thì không thể có tƣ duy khái quát –logic đƣợc. 
131 
Lời nói bên trong là công cụ quan trọng của tƣ duy ,đặc biệt khi giải quyết những nhiệm vụ khó khăn ,phức tạp .lúc này 
lời nói bên trong có xu hƣớng chuyển từng bộ phận thành lời nói thầm (khi ngĩ tới ngƣời ta hay nói lẩm nhẩm là vì thế ). 
Nếu nhiệm vụ quá phức tạp thì ngôn ngữ bên trong chuyển thành lời nói bên ngoài.Ngƣời ta nói to lên thì thấy tƣ duy rõ 
ràng và thuận lợi hơn . Những điều đó chứng tỏ không có ngôn ngữ ,đặc biệt không có lời nói bên trong thì ý nghĩ tƣ 
tƣởng không thể hình thành đƣợc ,tức không thể tƣ duy trừu tƣợng đƣợc. 
b. Đối với tƣởng tƣợng 
Ngôn ngữ cũng là một vai trò to lớn trong tƣởng tƣợng .nó là phƣơng tiện để hình thành biểu đạt và duy trì các hình ảnh 
mới của tƣởng tƣợng . Không có ngôn ngữ không thể tiến hành tƣởng tƣợng. Chính nhờ ngôn ngữ đã giúp con ngƣời 
chấp nối, gắn kết, kết hợpnhững kinh nghiệm đã qua với những cái đang xảy ra thành những biểu tƣợng mới chƣa hề 
có. 
Ngôn ngữ giúp chúng ta làm chính xác hóa các hình ảnh của tƣởng tƣợng đang nảy sinh ,tách ra chúng những mật cơ bản 
nhất ,gần chúng lại với nhau ,cố định chúng lại bằng từ và lƣu giữ chúng trong trí nhớ .ngôn ngữ làm cho tƣởng tƣợng trở 
thành một quá trình ý thức ,đƣợc điều khiển tích cực ,có kết quả và chất lƣợng cao. 
TỔNG KẾT: 
Ngôn ngữ là hiên tƣợng lịch sử-xã hội nảy sinh trong quá trình hoạt động thực tiễn của con ngƣời. Trong cộc sống nhờ 
có ngôn ngữ mà con ngƣời có khả năng thực hiện quá trình giao tiếp để trao đổi ý nghĩ, tình cảm kinh nghiệm của mình 
với ngƣời khác, ngôn ngữ có vai trò hết sức to lớn trong quá trình tâm lí của con ngƣời nhất là đối với nhận thức  Vì 
vậy việc rèn luyên ngôn ngữ là điều hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển của tâm lí con ngƣời. 
Sau đây là một số gợi ý để rèn luyện ngôn ngữ: 
1. Cần rèn luyện thói quen trau dồi, tăng thêm vốn ngôn ngữ bằng việc đọc sách, báo, truyện 
2. Rèn luyện và sử dụng tốt ngôn ngữ mẹ đẻ 
3.Cần học tập và trau dồi thêm vốn ngoại ngữ để dể dàng trau đổi thông tin rộng rãi. 
5.Rèn luyện ngôn ngữ viết thông qua công tác giáo dục ngay từ nhỏ để tăng khả năng tƣ duy. 
6.Cần trau dồi vốn văn hóa, kiến thức để việc giao tiếp bằng ngôn ngữ độc thoại có hiệu quả. 
7. Tích cực tham gia các hoạt động nhƣ: thuyết trình, phát biểu giửa đám đông để khả năng sử dụng ngôn ngữ độc 
thoại đƣợc rèn luyện. 
8. Thƣờng xuyên rèn luyện khả năng giao tiếp giữa đám đông để tăng khả năng tự tin trong giao tiếp và tăng vốn ngôn 
ngữ. 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_mon_tam_ly_hoc.pdf