Đề cương môn Chính trị đại cương

Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là sự vật khác.

Thuộc tính về chất là một khía cạnh nào đó về chất của sự vật được bộc lộ khi tác động qua lại với sự vật khác. Mỗi sự vật có nhiều thuộc tính. Tổng hợp những thuộc tính cơ bản tạo thành chất cơ bản của sự vật. Như vậy, chất là chất của sự vật, là khách quan, không do ai tạo ra cho sự vật. Chất nói lên sự vật là cái gì.

Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ phát triển, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sự vật. Đặc trưng của lượng được biểu thị bằng con số hoặc các đại lượng chỉ kích thước dài hay ngắn, quy mô to hay nhỏ, tổng số nhiều hay ít, trình độ cao hay thấp, tốc độ nhanh hay chậm v.v. Cũng giống như chất, lượng là cái khách quan vốn có bên trong của sự vật. Nhưng đối với các sự vật liên quan đến tình cảm, ý thức, khi nhận thức lượng không thể xác định bằng những con số chính xác, mà còn phải được nhận thức bằng khả năng trừu tượng hoá bằng định tính. Ví dụ: lòng tốt, tình yêu,.

 Sự phân biệt giữa chất và lượng cũng là tương đối, nghĩa là, có cái ở trong quan này là chất, nhưng trong quan hệ khác là lượng và ngược lại. Do đó, cần chống quan điểm siêu hình tuyệt đối hoá ranh giới giữa chất và lượng.

 

docx 153 trang kimcuc 10120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương môn Chính trị đại cương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương môn Chính trị đại cương

Đề cương môn Chính trị đại cương
LỜI NÓI ĐẦU
	Các bạn K54 thân mến!
	Sau một thời gian biên tập, bộ đề cương ôn thi tốt nghiệp của lớp Trung cấp Lí luận chính trị - Hành chính K54 đã hoàn thành. Để có được bộ đề cương hoàn chỉnh này, có sự đóng góp rất lớn của các bạn: Vũ Thị May, Nguyễn Thị Hòa, Phạm Quang Hưng, Nguyễn Quốc Tuấn, Phạm Thị Mai Phương, Trần Đăng Hưng, Lương Trọng Khiêm, Đoàn Thị Hiền, Bùi Thị Hà, Ngô Thị Mong. 
	LƯU Ý: Trong tài liệu này, phần liên hệ chỉ mang tính chất tham khảo. Khi làm bài, phần lí luận có thể giống nhau nhưng phần liên hệ phải dựa vào cương vị công tác của mỗi người, bám sát vào đặc điểm tình hình của cơ quan, đơn vị, địa phương nơi mình công tác. 
	Với bộ đề cương này, hi vọng sẽ giúp các bạn ôn tập thuận lợi và có được kết quả thi tốt nhất. Chúc các bạn thành công!
	Chào thân ái và quyết thắng!!!
	BAN CÁN SỰ K54
MỤC LỤC
VẤN ĐỀ
NỘI DUNG
TRANG
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHỦ NGHĨA MAC – LENIN
Vấn đề 1
Phân tích, làm rõ quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại? Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận. Liên hệ thực tiễn với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.
Vấn đề 2
Quan điểm Macxit về bản chất và nguồn gốc của Nhà nước? Đặc điểm của Nhà nước vô sản? Liên hệ việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước ta hiện nay.
Vấn đề 3
Khái niệm hàng hóa và thuộc tính của hàng hóa? Những ưu thế của sản xuất hàng hóa? Liên hệ với việc phát triển hàng hóa của địa phương?
Vấn đề 4
Tính tất yếu khách quan của sự lựa chọn con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta? Đặc điểm thực chất và những nhiệm vụ kinh tế cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta? Liên hệ việc thực hiện những nhiệm vụ kinh tế cơ bản tại địa phương?
Vấn đề 5
Lý luận của chủ nghĩa Mác Lê nin về những đặc trưng bản chất xã hội xã hội chủ nghĩa? Liên hệ việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay?
Vấn đề 6
Vì sao trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội phải thực hiện liên minh Công – Nông- Trí thức? Liên hệ với Việt Nam hiện nay?
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Vấn đề 1
Phân tích làm rõ quan niệm của Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân. Vận dụng tư tưởng này vào xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay?
Vấn đề 2
Những điều kiện đảm bảo cho độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Liên hệ với chức trách nhiệm vụ của bản thân gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Vấn đề 3
Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới của người cán bộ theo Tư tưởng Hồ Chí Minh. Liên hệ việc thực hiện nguyên tắc này trong tu dưỡng, rèn luyện bản thân
Vấn đề 4
Làm rõ nội dung của công tác cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Liên hệ công tác cán bộ trong công cuộc đổi mới toàn diện của nước ta hiện nay
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LỊCH SỬ ĐẢNG CSVN
Vấn đề 1
Phân tích nội dung Luận cương chính trị 1930. Làm rõ những mặt hạn chế.
Vấn đề 2
Hãy chứng minh đường lối của Đại hội VI của Đảng thể hiện sự đổi mới toàn diện đất nước. Đ/c nhận thức như thế nào về quá trình đổi mới của Đảng ta? Liên hệ thực tiễn địa phương?
Vấn đề 3
Vì sao nói chính quyền Xô Viết Nghệ tĩnh là chính quyền của dân, do dân, vì dân?
Vấn đề 4
Hãy chứng minh rằng đường lối lãnh đạo đúng đắn và sáng tạo của Đảng đã đưa cách mạng Miền Nam từng bước đã đánh thắng chiến lược chiến tranh của Mỹ. Liên hệ thực tiễn đường lối lãnh đạo của Đảng ở cơ sở?
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT XHCN
Vấn đề 1
Vai trò của Pháp luật XHCN
Vấn đề 2
Nội dung đổi mới của hệ thống chính trị nước ta
Vấn đề 3
 Các giai đoạn của áp dụng pháp luật
Vấn đề 4
Các phương hướng tăng cường pháp chế XHCN
QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Vấn đề 1
Vai trò của QLHCNN đối với XH ở địa phương cơ sở. Liên hệ 
Vấn đề 2
Vai trò của CBCC ở cơ sở? Liên hệ?
Vấn đề 3
Các yêu cầu cơ bản về lựa chọn, bố trí cán bộ công chức ở cơ sở Liên hệ?
Vấn đề 4
Cải cách hành chính ở cơ sở? Liên hệ?
ĐƯỜNG LỐI CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ CÁC LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
Vấn đề 1
Quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước VN hiện nay. Một số giải pháp chủ yếu để thực hiện chính sách dân tộc ở VN hiện nay.
Vấn đề 2
Trình bày tóm tắt công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng ở VN hiện nay. Liên hệ thực tiễn.
Vấn đề 3
 Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, khái niệm chiến lược bảo vệ Tổ quốc, đường lối của Đảng CSVN về xây dựng đất nước, tăng cường an ninh về bảo vệ Tổ quốc.
Vấn đề 4
Quyền con người, và đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước để đảm bảo quyền con người. Vai trò trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở trong việc đảm bảo quyền con người
MỘT SỐ KĨ NĂNG CB TRONG LÃNH ĐẠO QUẢN LÍ
Vấn đề 1
Trình bày các loại kĩ năng xử lí thông tin và phân tích kĩ năng thứ nhất trong xử lí thông tin ( kĩ năng ghi chép thông tin.) Liên hệ thực tiễn việc sử dụng kĩ năng ghi chép thông tin của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở? 
Vấn đề 2
Hãy phân tích một số cách nói thu hút sự chú ý và gây ấn tượng đối với người nghe khi diễn thuyết Liên hệ thực tiễn việc việc sử dụng một số cách nói thu hút sự chú ý của người nghe khi diễn thuyết của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở địa phương?
Vấn đề 3
Phân tích kĩ năng tìm đọc thông tin? Liên hệ thực tiễn việc tìm đọc thông tin của người CBLĐQL ở cơ sở?
Vấn đề 4
Phân tích các kĩ năng cần thiết khi trả lời câu hỏi của CBLĐQL ở cơ sở khi tiến hành diễn thuyết trước công chúng? Liên hệ thực tiễn việc sử dụng các kĩ năng cần thiết khi trả lời câu hỏi của CBLĐQL ở cơ sở?
NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC ĐẢNG Ở CƠ SỞ
Vấn đề 1
Những giải pháp cần thực hiện để nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng? Liên hệ thực tiễn.
Vấn đề 2
Phân tích vai trò của đại hội đảng bộ chi bộ?
Vấn đề 3
Phương thức thực hiện công tác dân vận của tổ chức cơ sơ đảng? Liên hệ thực tiễn.
Vấn đề 4
Trình bày nhiệm vụ công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng.
NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC MTTQ VÀ ĐOÀN THỂ Ở CƠ SỞ
Vấn đề 1
Hãy trình bày những nhiệm vụ cơ bản trong công tác vận động cựu chiến binh ở cơ sở? phân tích nghiệp vụ vận động và tổ chức cựu chiến binh tham gia phát triển kinh tế văn hóa xã hội, các chương trình, các phong trào của hội và của địa phương.
Vấn đề 2
Phân tích chức năng nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam ở cơ sở. Liên hệ.
Vấn đề 3
Trình bày những nội dung cơ bản trong hoạt động của Hội Phụ nữ ở cơ sở. Phân tích nội dung 4.
Vấn đề 4
Trong quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn mới hiện nay Hội nông dân cơ sở cần thực hiện những hành động chủ yếu nào?. Liên hệ
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHỦ NGHĨA MAC - LENIN
Vấn đề 1: Phân tích, làm rõ quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại? Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận. Liên hệ thực tiễn với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.
Trả lời:
1. Phân tích, làm rõ quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại
 Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là sự vật khác.
Thuộc tính về chất là một khía cạnh nào đó về chất của sự vật được bộc lộ khi tác động qua lại với sự vật khác. Mỗi sự vật có nhiều thuộc tính. Tổng hợp những thuộc tính cơ bản tạo thành chất cơ bản của sự vật. Như vậy, chất là chất của sự vật, là khách quan, không do ai tạo ra cho sự vật. Chất nói lên sự vật là cái gì.
Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ phát triển, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sự vật. Đặc trưng của lượng được biểu thị bằng con số hoặc các đại lượng chỉ kích thước dài hay ngắn, quy mô to hay nhỏ, tổng số nhiều hay ít, trình độ cao hay thấp, tốc độ nhanh hay chậm v.v.. Cũng giống như chất, lượng là cái khách quan vốn có bên trong của sự vật. Nhưng đối với các sự vật liên quan đến tình cảm, ý thức, khi nhận thức lượng không thể xác định bằng những con số chính xác, mà còn phải được nhận thức bằng khả năng trừu tượng hoá bằng định tính. Ví dụ: lòng tốt, tình yêu,...
 Sự phân biệt giữa chất và lượng cũng là tương đối, nghĩa là, có cái ở trong quan này là chất, nhưng trong quan hệ khác là lượng và ngược lại. Do đó, cần chống quan điểm siêu hình tuyệt đối hoá ranh giới giữa chất và lượng.
Nội dung quy luật:
Theo triết học duy vật biện chứng, mỗi sự vật đều có sự thống nhất giữa chất và lượng. Sự thay đổi của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự thay đổi về lượng, nhưng không phải mọi thay đổi về lượng đều dẫn đến thay đổi về chất. Khoảng giới hạn mà sự thay đổi về lượng (tăng lên hoặc giảm đi) chưa làm cho chất của sự vật thay đổi gọi là độ. Nói khác đi, độ là phạm trù triết học chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất; là khoảng giới hạn mà trong đó, sự thay đổi về lượng (tăng lên hoặc giảm đi) chưa làm thay đỏi căn bản về chất của sự vật diễn ra. Ví dụ: độ của học viên lớp TCLLCT-HC từ khi nhập học đến trước khi thi đỗ tốt nghiệp. Trong khoảng thời gian đó, học viên có học và thi thêm được các môn học khác nhưng chất “học viên lớp TCLLCT-HC” chưa đổi.
Sự thay đổi về lượng của sự vật (tăng lên hoặc giảm đi) đến giới hạn nhất định sẽ làm cho chất của sự vật thay đổi. Điểm tới hạn đó được gọi là điểm nút. Ví dụ: khi học viên lớp TCLLCT-HC thi đỗ tốt nghiệp, sẽ có sự thay đổi về chất diễn ra. Chất “học viên lớp TCLLCT-HC” đã chuyển sang chất “người có bằng Trung cấp LLCT-HC”. Nghĩa là thời điểm thi đỗ tốt nghiệp của học viên lớp TCLLCT-HC được gọi là điểm nút của bước chuyển sang “người có bằng Trung cấp LLCT-HC”.
Khi có sự thay đổi về chất diễn ra do sự thay đổi về lượng gây ra trước đó gọi là bước nhảy. Có nhiều loại bước nhảy khác nhau. Chẳng hạn: bước nhảy đột biến (của sự vật biến đổi một cách nhanh chóng ở tất cả các bộ phận cơ bản, cấu thành sự vật) và bước nhảy dần dần( là quá trình thay đổi về chất diễn ra và mất đi dần dần những nhân tố của chất cũ); bước nhảy toàn bộ ( là bước nhảy làm thay đổi về chất ở tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố cấu thành sự vật) và bước nhảy cục bộ(là bước nhảy làm thay đổi về chất ở một số mặt, mốt số bộ phận, một số yếu tố cấu thành sự vật đó). Trong xã hội, thay đổi về lượng gọi là sự “tiến hóa”, thay đổi về chất gọi là “cách mạng”.
Sau khi ra đời, chất mới lại tác động trở lại lượng mới. Sự tác động của chất mới đến lượng mới thể hiện ở chỗ nó tác động đến quy mô, nhịp điệu, tốc độ...của lượng mới.
Tóm lại, sự thống nhất giữa lượng và chất trong sự vật tạo thành độ. Những thay đổi về lượng dần đến giới hạn nhất định thì xảy ra bước nảy, chất cũ bị phá vỡ, chất mới ra đời cùng với độ mới. Như vậy sự vật phát triển theo cách thức: đứt đoạn trong liên tục.
2. Ý nghĩa phương pháp luận
Từ việc nghiên cứu quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại có thể rút ra các kết luận có ý nghĩa phương pháp luận sau đây:
– Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích luỹ dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển về chất. Do đó, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, con người phải biết từng bước tích luỹ về lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật. Trong hoạt động của mình, ông cha ta đã rút ra những tư tưởng sâu sắc như “tích tiểu thành đại”, “năng nhặt, chặt bị”, “góp gió thành bão”, Những việc làm vĩ đại của con người bao giờ cũng là sự tổng hợp của những việc làm bình thường của con người đó. Phương pháp này giúp cho chúng ta tránh được tư tưởng chủ quan, duy ý chí, nôn nóng, “đốt cháy giai đoạn” muốn thực hiện những bước nhảy liên tục.
– Quy luật của tự nhiên và quy luật của xã hội đều có tính khách quan. Song quy luật của tự nhiên diễn ra một cách tự phát, còn quy luật của xã hội chỉ được thực hiện thông qua hoạt động có ý thức của con người. Do đó, khi đã tích luỹ đủ về số lượng phải có quyết tâm để tiến hành bước nhảy, phải kịp thời chuyển những sự thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất, từ những thay đổi mang tính chất tiến hóa sang những thay đổi mang tính chất cách mạng. Chỉ có như vậy mới khắc phục được tư tưởng bảo thủ, trì trệ, “hữu khuynh” thường được biểu hiện ở chỗ coi sự phát triển chỉ là sự thay đổi đơn thuần về lượng.
– Trong hoạt động con người còn phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy. Sự vận dụng này tùy thuộc vào việc phân tích đúng đắn những điều kiện khách quan và những nhân tố chủ quan, tùy theo từng trường hợp cụ thể, từng điều kiện cụ thể hay quan hệ cụ thể. Mặt khác, đời sống xã hội của con người rất đa dạng, phong phú do rất nhiều yếu tố cấu thành, do đó để thực hiện được bước nhảy toàn bộ, trước hết, phải thực hiện những bước nhảy cục bộ làm thay đổi về chất của từng yếu tố.
	Sự thay đổi về chất của sự vật còn phụ thuộc vào sự thay đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật. Do đó, trong hoạt động phải biết cách tác động vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật trên cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật, kết cấu của sự vật đó. Chẳng hạn, trên cơ sở hiểu biết đúng đắn về gen, con người có thể tác động vào phương thức liên kết giữa các nhân tố tạo thành gen làm cho gen biến đổi. Trong một tập thể cơ chế quản lý, lãnh đạo và quan hệ giữa các thành viên trong tập thể ấy thay đổi có tính chất toàn bộ thì rất có thể sẽ làm cho tập thể đó vững mạnh.
3. Liên hệ với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay
	Đảng ta đã vận dụng quy luật này một cách sáng tạo, tiêu biểu và rõ ràng nhất là cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 - tâp dượt qua các cuộc đấu tranh để chờ thời cơ chín muồi tích đủ về lượng tức đấu tranh chính trị và bạo lực cách mạng để xây dựng một xã hội mới dân chủ, tiến bộ phủ định xã hội Phong kiến đã mục nát và lỗi thời.
	Trung thành với quan điểm đúng đắn của Lênin ''. . . Chúng ta nhận thấy rõ là chưa nên xây dựng trực tiếp CNXH , mà trong nhiều lĩnh vực kinh tế của chúng ta, cần phải lùi về CNTB nhà nước , từ bỏ biện pháp tấn công chính diện và bắt đầu cuộc bao vây lâu dài. . . Trong một nước tiểu nông, trước hết các đồng chí phải băc những chiếc cầu nhỏ vững chắc đi xuyên qua CNTB nhà nước, tiến lên CNXH...'' Đại hội VI của Đảng đã xây dựng đường lối phát triển thị trường theo định hướng XHCN . Đó là sự đổi mới con đường, biện pháp, bước đi của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới; thử nghiệm những hình thức kinh tế phù hợp với thực trạng phát triển của lực lượng sản xuất và đem lại hiệu quả kinh tế thực sự.
      Với đường lối phát triển đó chúng ta đã phải xác định đúng Chất mà chúng ta phải có tương ứng với Lượng thực tế của đất nước. Đó là:
Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường dưới sự điều tiết của nhà nước . Đối với một nước tiểu nông CNTB chưa phát triển , chưa có mâu thuẫn kinh tế cơ bản giữa trỡng độ xã hội hoá cao của LLSX với sự chiếm hữu tư nhân TBCN thì chế độ tư hữu chưa'' hết thời'' mà vẫn còn tác dụng tích cực nhất định đến tăng trưởng kinh tế. Xúa bỏ hoàn toàn tư hữu sớm là trái với quy luật khách quan, trái với quá trình phát triển của tự nhiên. Bởi vậy đây được coi là biện pháp có ý chiến lược nhằm khai thác khả năng của mọi thành phần kinh tế, giải phóng sức sản xuất và xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý. quan điểm này đã được cụ thể húa bằng một loạt các văn bản quy phạm pháp luật về đổi mới doanh nghiệp nhà nước, đổi mới kinh tế hợp tác,  ...  là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
* Hoạt dộng chủ yếu của Hội nông dân Việt Nam ở cơ sở:
- Nội dung hoạt động phải quán triệt được các nghị quyết của Đảng, chỉ thị số 59-CT/TW của Bộ Chính trị khóa VIII về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội NDVN trong thời kỳ CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn”. Nhất là nghị quyết hội nghị lần thứ 5, lần thứ 7 ban chấp hành Trung Ương khóa IX , nghị quyết hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng (khoá X) ,Nghị quyết Đại biểu lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của hội nông dân Việt Nam và nhiệm vụ chính trị của đảng bộ địa phương đề ra
 Đẩy mạnh các phong trào nông dân, trực tiếp thực hiện một số chương trình ,dự án phát triển KT-XH, xây dựng nông thôn mới: tổ chức các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm. Khuyến ngư, khuyến công , dạy nghề, hỗ rợ làm việc , các dịch vụ làm vốn, giống, vật tư nông nghiệp, tiêu thụ nông sản, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuyaatj, công nghệ mới để có năng suất, chất lượng lượng sản phẩm hàng hóa cao, khai thác tiềm năng, phát huy nội lực, cần kiệm phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, kinh té hợp tác.
 Tổ chức, hướng dẫn nông dân chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, phát triển nghành nghề, khai thác và sử dụng có hiệu quả đất trồng, đồi núi trọc, mặt nước ao hồ, đầm phá ven biển, phất triển các hình thức kinh tế hơp tác trong nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề ,dịch vụ.
 Chủ động tham gia vào chương trình quốc tế về xóa đói giảm nghèo vươn lên làm giầu bằng cách làm ăn về khuyến nông, khuyến lâm theo phương thức “cầm tay chỉ việc” giúp đỡ nhau sản xuất tiêu thụ sản phẩm ,xây dựng tổ hội nghề nghiệp, tổ đoàn kết, tổ hơp tác, hợp tác xã, tổ tương trợ tổ liên doanh liên kết ,giúp các hộ nghèo đói vươn lên
 Phát huy vai trò làm chủ của nông dân tham gia xây dựng hương ước, quy ước làng, xã, thực hiện quy chế dân chủ của nông thôn. Xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh, thực hiện “dân biết , dân bàn, dân làm dân kiểm tra” những việc chung và những việc có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của nông dân, làm tốt công tác hòa giải, các mâu thuẫn trong nội bộ ở nông dân, được giải quyết ở cơ sở, xây dựng văn hóa tinh thần, nếp sống lành mạnh, tiết kiệm trong việc ma chay, cưới xin, lễ hội; tích cực phòng chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn.
 Đổi mới phương thức hoạt theo hướng đa dạng, thiết thực để thu hút và tập hợp đông đảo, nông dân tham gia hoạt động hội;
 - Tăng cường các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân về vốn, kỹ thuật, công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, thông tin thị trường vv nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh và tổ chức đời sống. Chú trọng phương thức chỉ đạo điểm, xây dựng mô hình trình diễn, xây dựng các chi hội, tổ hội, hội viên thành những điển hình tiên tiến, tổng kết rút kinh nghiệm và nhân ra diện rộng để nhiều người học tập làm theo.
 - Tổ chức các hội thi “kiến thức nhà nông” “nhà nông đua tài” “chi hội trưởng giỏi” “chủ nhiệm câu lạc bộ nông dân giỏi” thi tìm hiểu pháp luật bằng hình thức sân khấu hóa,vv. Hội nghị chuyên đề, hội nghị đầu bờ về phát triển kinh tế hộ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phổ biến khoa học- kỹ thuật, thông qua văn hóa, văn nghệ, gương người tốt, việc tốt”, v.v. để tuyên truyền giáo dục hội viên nông dân.
- Các chi, tổ hội, động viên nông dân, góp công, góp của phù hợp xây dựng đường làng ngõ xóm, trường học trạm xá,v.v. đồng thời kiểm tra công khai, thu chi cơ sở hạ tầng ở nông thôn.
 Chăm lo lợ ích chính đáng của nông dân, chăm lo lợi ích của nông dân vừa lầ lợi ích yêu cầu, vừa là động lực của công tác vận động nông dân. Nhiệm vụ quan trọng trước hết trong công tác vận động nông dân là phải nắm được tình hình đời sống, tâm tư, nguyện vọng của nông dân để chủ trương giải quyết kịp thời các yêu cầu nguyện vọng của họ. lợi ích của nông dân rất đa dạng, phong phú, song có thể tập trung vào ba mặt chính là: dân sinh, dân trí, dân chủ.
 - Cải thiện dân sinh: cải tiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân, trước hết là đời sống vật chất cho nông là yêu cầu, là mong muốn hàng đầu của nông dân hiện nay và cũng là mong muốn của Đảng ta. Vì vậy, phải khuyến khích, giúp đỡ nông dân phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng, đẩy mạnh chương trình xóa đói, giảm nghèo, giải qyết tốt các vấn đề xã hội. Đại biểu đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ: “Xây dựng, phát huy vai trò tốt của giai cấp nông dân; nâng cao trình độ giác ngộ giai cấp, tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích nông dân học nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động, tiếp nhận và áp dụng tiến độ khoa học, công nghệ; nâng cao chất lượng cuộc sống để giai cấp nông dân thực sự là chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn và áp dụng nông thôn mới”.
 -Nâng cao dân trí: cùng với cải thiện đời sống vật chất, nâng cao dân trí là một đòi hỏi trong cuộc sống của một nông dân, một yêu cầu cấp bách của sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Đảng ta xác định, đảm bảo cân bằng xã hội trong giáo dục, mọi người nông dân, con em nông dân đều được đi học, nhất là đối với những gia đình nghèo, gia đình thuộc diện chính sách. Phát triển và cân bằng mạng lưới văn hóa, thông tin, tuyên truyền ở cơ sở để nâng cao mức hiểu biết, hưởng thụ, sáng tạo văn hóa cua nông dân ở mọi miền đất nước.
 -Thực hiện dân chủ: Cương lĩnh xây dựng đất nước trog thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng đã xác định: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa,bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống của mỗi cấp, trên tất cả lĩnh vực”.Vì vậy, tổ chức co sở Hội Nông dân phải làm tốt việc vận động nông dân thực hiện quyền dân chủ của mình để phát huy tính tích cực tự giác, sáng tạo của nông dân trong mọi việc thực hiện các nhiệm nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Mọi việc phải thực hiện đúng nguyên tắc “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”,chống lại mọi bieur hiện quan liêu, coi thường dân. 
tư vấn pháp lý, chuyển giao KHCN
- Tổ chức hướng dẫn, vận động nông dân chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, phát triển sản xuất, sử dụng có hiệu quả đất trống, đồi núi, mặt nước , kết hợp nông nghiệp với các ngành khác.
- Chủ động tham gia vào chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo, giúp nông dân vươn lên làm giàu; phát động thi đua, nuôi dưỡng phong trào nông dân sản xuất giỏi, học tập tốt, giúp nhau làm giàu, tương thân, tương trợ,
- Phát huy vai trò làm chủ của nông dân tham gia xây dựng hương ước, quy ước làng xã ; thực hiện dân chủ ở nông thôn để phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của nông dân, bảo đảm mọi việc phải đúng nguyên tắc”dân biết, dân bàn, dân làm dân kiểm tra”, chống mọi biểu hiện quan liêu, mệnh lệnh, coi thường dân.
Điều quan trọng nữa là, Hội phải là chỗ dựa, niềm tin đối với nông dân trong việc tổ chức liên kết, phối hợp với các tổ chức, các ngành liên quan hổ trợ nông dân phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng nông thôn mới trên bước đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Liên hệ thực tiễn:
	Xã Minh Phượng có tổng số chi hội hiện nay là 3 chi hội. Tổng số UVBCH hội ND xã có 9 đồng chí (3 VUTV); tổng số UVBCH chi hội là 22. Tổng số tổ hội là 7, cán bộ tổ hội là 22, tổng số hội viên là 
 *Công tác hoạt động phong trào nông dân
- Phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng
	Ngay từ đầu năm Hội xây dựng kế hoạch triển khai và phát động cán bộ, hội viên nông dân đăng ký thi đua NDSXKD giỏi năm 2016 đạt tỷ lệ 100%. Qua bình xét có./. hộ đạt danh hiệu NDSXKD giỏi các cấp, đạt tỷ lệ %. Trong đó: cấp cấp tỉnh , cấp huyện .. và cấp xã .hộ.   
	Tổ chức vận động nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân được .. đồng. Từ nguồn vốn các cấp, Hội đã xét cho . hộ vay với tổng số tiền ...000 đồng Ngoài ra, hội thường xuyên vận động quỹ tương trợ trong nội bộ nông dân bằng nhiều hình thức như bán cây, con giống, phân bón, với tổng giá trị ...000.000 đ, cho . hộ làm kinh tế gia đình.
	Hội phối hợp cùng các ngành chức năng có liên quan tổ chức giải ngân, đầu tư các nguồn vốn giúp cho hội viên nông dân phát triển sản xuất. Tính đến nay đã phối hợp giải ngân cho hộ vay với tổng số tiền .000.000 đ 
	Hội thường xuyên phối hợp vận động đóng góp xây dựng và bàn giao .căn nhà tình thương tổng trị giá ...000.000 đồng.
	Phối hợp tổ chức thăm hỏi và tặng qùa cho gia đình chính sách và hộ nghèo, nhân dịp tết Nguyên Đán và ngày Thương binh liệt sĩ được .. phần quà với tổng trị giá ..000.000 đồng, hỗ trợ tiền mặt cho hộ nghèo và hộ cận nghèo mỗi hộ 500.000đ, với tổng số tiền là 63.000.000đ. Hội phối hợp các Ban, ngành, đoàn thể xã vận động tiền, quà thăm tặng cho 13 thanh niên lên đường nhập ngũ tổng số tiền ...000 đồng.
- Phong trào nông dân tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn
	Thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, Hội phối hợp vận động hội viên nông dân đóng góp, đất và hoa màu làm đường đường giao thông nông thôn, tổng chiều dài là .. km, trị giá  tỷ đồng.
- Phong trào nông dân thực hiện chương trình văn hoá-xã hội- quốc phòng an ninh
	Thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, gia đình văn hoá, Hội đã tổ chức phát động gia đình hội viên nông dân đăng ký gia đình nông dân văn hoá, đạt tỷ lệ 100%. Thực hiện chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình, Hội đã xây dựng 1 câu lạc bộ dân số và sức khoẻ sinh sản với 20 thành viên. Tăng cường công tác truyền thông dân số và sức khoẻ sinh sản được 7 cuộc có .. lượt người dự, góp phần giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn dưới 0,3%, tỷ lệ phát triển dân số và tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm đáng kể.
	Phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao ngày càng phát triển, trong năm Hội phối hợp tham gia thi đấu bóng đá, bóng chuyền,tham gia các trò chơi dân gian,... thi nông dân tìm hiểu pháp luật, thi cán bộ hội giỏi, thi nấu ăn, thi kiến thức phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, thi tuyên truyền ca khúc cách mạng, tham gia ngày gia đình VN 26/8, 
*Công tác chỉ đạo điều hành:
	Ban chấp hành, Ban thường vụ hội nông dân xã tập trung chỉ đạo các chi hội xây dựng chương trình, kế hoạch hoat động trong năm; tổ chức ký giao ước thi đua giũa các Chi hội căn cứ theo chỉ tiêu của huyện Hội giao.
	Duy trì họp Ban thường vụ, Ban chấp hành Hội nông dân xã định kỳ hàng tháng, hàng quý theo Điều lệ TW Hội quy định.
	Chỉ đạo các Chi hội phát động phong trào thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn, chào mừng .. năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt 
	Chỉ đạo các Chi hội thực hiện tốt cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2016.
	*Ưu điểm
Nội dung và phương thức hoạt động của Hội, công tác chỉ đạo và điều hành của Ban Chấp hành Hội Nông dân có nhiều đổi mới, đạt kết quả quan trọng, đã gắn việc tập hợp, đoàn kết, tuyên truyền, vận động với đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, dạy nghề, tư vấn và hỗ trợ nông dân.. Đã tạo được cơ chế, chính sách để các cấp Hội trực tiếp tham gia các hoạt động hỗ trợ, tạo nguồn lực giúp đỡ hội viên, nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và xây dựng nông thôn mới.
Hội Nông dân ngày càng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; hiệu quả hoạt động của tổ chức cơ sở Hội và chất lượng hội viên được nâng lên; công tác kiểm tra, giám sát được chú trọng; công tác cán bộ có nhiều chuyển biến tiến bộ, trình độ năng lực cán bộ được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Vai trò đại diện của Hội trong việc chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên nông dân được phát huy.
Các phong trào thi đua do Hội phát động tiếp tục phát triển sâu, rộng và được nâng cao về chất, có sức lan tỏa góp phần phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân.
Đạt được những kết quả trên là có sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Hội và Hội Nông dân các cấp cùng với sự nỗ lực, cố gắng của toàn thể cán bộ, hội viên nông dân.
*Hạn chế, yếu kém.
Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho hội viên, nông dân một số nơi còn hạn chế; hình thức, phương pháp tuyên truyền chậm được đổi mới, hiệu quả thấp.
Phương thức hoạt động của Hội một số nơi chậm đổi mới, còn mang tính hành chính, hình thức, kém hiệu quả. Công tác sơ, tổng kết, khen thưởng có lúc chưa kịp thời.
Một số nơi chưa chú trọng công tác kiểm tra, giám sát. Việc nắm bắt tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhất là diễn biến tư tưởng, băn khoăn, bức xúc của nông dân còn chậm. Công tác tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất và đời sống của hội viên, nông dân chưa kịp thời.
Tổ chức hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề, hỗ trợ nông dân, hợp tác quốc tế, triển khai một số chương trình, dự án hiệu quả chưa cao. 
*Nguyên nhân hạn chế, yếu kém.
-Nguyên nhân chủ quan.
Năng lực tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện của cán bộ Hội còn hạn chế. Một bộ phận cán bộ Hội nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, nhiệm vụ của Hội, còn làm việc theo lối hành chính.
	Việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội ở một số nơi chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của công tác Hội và phong trào nông dân trong tình hình mới và nhu cầu của hội viên, nông dân.
	 Một số cán bộ Hội chưa tích cực, chủ động tham mưu cho cấp ủy và tranh thủ sự giúp đỡ, tạo điều kiện của chính quyền, sự phối hợp với các ngành, đoàn thể để tổ chức triển khai công tác Hội và phong trào nông dân; thiếu chủ động trong vận động nguồn lực, còn trông chờ vào ngân sách Nhà nước và Hội cấp trên.
-Nguyên nhân khách quan.
	Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, mặt trái của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra đối với sản xuất nông nghiệp.
	Một số cơ chế, chính sách đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn chưa phù hợp, chưa tạo điều kiện tốt cho nông dân phát triển sản xuất.
 	Cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí phục vụ cho hoạt động của Hội Nông dân cấp huyện và cấp xã còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
 	-Giải pháp
- Phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện, đồng bộ, chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lý, tăng nhiều vốn cho đầu tư phát triển sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm, giải quyết tình trạng dư thừa lao động nhằm tăng thu nhập cho nông dân.
- Phát triển mạnh kinh tế hợp tác và hợp tác xã hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất. Nâng cao dân trí cho nông dân.
- Thực hiện chính sách hỗ trợ giá, bảo hộ sản xuất, hợp đồng trách nhiệm và bảo hiểm xã hội cho nông dân khi hết tuổi lao động.
- Tạo điều kiện giao lưu, hội nhập quốc tế theo đường lối đối ngoại nhân dân.
- Đảng và Nhà nước sớm ban hành quy chế, chính sách tạo điều kiện cho tổ chức Hội Nông dân (nhất là ở cơ sở) hoạt động có hiệu quả.
- Tiếp tục thực hiện Kết luận số 61 - KL/TW ngày 03/12/2009 của Ban Bí thư về Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020”.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_mon_chinh_tri_dai_cuong.docx