Đề cương khóa học giao tiếp công việc

Unit 1: Cách phát âm R&W; S&Z

Cách phát âm R & W

- Nắm được nguyên tắc phát âm Phụ âm R đứng ở các vị trí khác nhau: đầu từ – rock, rip, reach, rain ; cuối từ hoặc sau nguyên âm – car, far, star, door ;

- Nắm vững nguyên tắc phát âm của Phụ âm W đứng ở các vị trí khác nhau: đầu từ - why, which, wipe ; đứng ở giữa từ - always, away

Cách phát âm S & Z

- Video chia sẻ về cách đọc số nhiều trong Tiếng Anh.

- Luyện tập đoạn văn có chứa các chuỗi âm liên tiếp kèm theo file nghe giọng đọc của bản ngữ.

Unit 2: Cách phát T&TH; F&V; SH&ZSH

Cách phát âm T&TH

- Phân biệt được sự khác biệt giữa âm TH trong các từ như “Think; Thank ” và TH trong các từ như “Them; Those; There ”

- Cách phát âm tổ hợp “THR” – âm gây khó khăn rất nhiều cho học sinh. Ví dụ như: Throw; Throat; Thrill

Cách phát âm F&V và SH&ZSH

- Phân biệt cách phát âm 2 âm hay nhầm lẫn “F” và “V”.

- Phân biệt cách phát âm một số từ điển hình như: (SH )She; sugar; sure; chef hay ZSH (Usual; Visual; Massage )

 

docx 10 trang kimcuc 4680
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương khóa học giao tiếp công việc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương khóa học giao tiếp công việc

Đề cương khóa học giao tiếp công việc
ĐỀ CƯƠNG KHÓA HỌC GIAO TIẾP CÔNG VIỆC
FORMAT TOEIC SPEAKING, TOEIC WRITING(PRO)
Khóa học Giao tiếp công việc – TOEIC Speaking, TOEIC Writing (PRO) được thiết kế cho những bạn mong muốn hoàn thiện kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp trong môi trường làm việc toàn cầu. Yêu cầu thi đầu vào đạt 45/100 câu trắc nghiệm trong 1 tiếng hoặc đạt tối thiểu TOEIC Reading, TOEIC Listening trên 450 điểm.
MỤC TIÊU KHÓA HỌC:
Hoàn thiện 4 kĩ năng Nghe, nói, đọc, viết; có khả năng giao tiếp và phản ứng với các tình huống trong môi trường làm việc một cách nhanh nhạyvà linh hoạt. 
Tư tin phỏng vấn, giao tiếp với đồng nghiệp, đối tác trong môi trường sử dụng tiếng Anh; 
Đạt được 110-160/200 điểm Toeic speaking &110-160/200 điểm Writing - Chinh phục nhà tuyển dụng, Cấp trên, đối tác bằng khả năng sử dụng ngôn ngữ trong Công việc một cách thành thạo, nhuần nhuyễn.
NỘI DUNG CHÍNH:
Gồm 26 buổi:
5 buổi phát âm định hướng giọng Anh-Mỹ
12 buổi Speaking – Giao tiếp chuyên nghiệp trong Môi Trường làm việc Quốc Tế 
6 buổi Writing – Văn phong Giao tiếp chuyên nghiệp trong Môi trường làm việc Quốc Tế
3 buổi Phản xạ ngôn ngữ, thuyết trình, làm việc nhóm
Cụ thể: 
Pronunciation
5 buổi phát âm chuẩn, phân biệt 2 giọng Anh-Anh và Anh-Mỹ
Unit 1: Cách phát âm R&W; S&Z
Cách phát âm R & W 
Nắm được nguyên tắc phát âm Phụ âm R đứng ở các vị trí khác nhau: đầu từ – rock, rip, reach, rain ; cuối từ hoặc sau nguyên âm – car, far, star, door; 
Nắm vững nguyên tắc phát âm của Phụ âm W đứng ở các vị trí khác nhau: đầu từ - why, which, wipe; đứng ở giữa từ - always, away 
Cách phát âm S & Z 
Video chia sẻ về cách đọc số nhiều trong Tiếng Anh. 
Luyện tập đoạn văn có chứa các chuỗi âm liên tiếp kèm theo file nghe giọng đọc của bản ngữ. 
Unit 2: Cách phát T&TH; F&V; SH&ZSH
Cách phát âm T&TH
Phân biệt được sự khác biệt giữa âm TH trong các từ như “Think; Thank” và TH trong các từ như “Them; Those; There”
Cách phát âm tổ hợp “THR” – âm gây khó khăn rất nhiều cho học sinh. Ví dụ như: Throw; Throat; Thrill 
Cách phát âm F&V và SH&ZSH
Phân biệt cách phát âm 2 âm hay nhầm lẫn “F” và “V”. 
Phân biệt cách phát âm một số từ điển hình như: (SH )She; sugar; sure; chef hay ZSH (Usual; Visual; Massage) 
Unit 3: Cách phát âm Phụ âm L; Word Endings; J &CH&H
Cách phát âm Phụ âm L 
Luyện tập cách phát âm của “L” ở các vị trí khác nhau. 
Nắm được phương pháp luyến âm và phát âm “L” trong câu . 
So sánh cách phát âm 2 âm hay nhầm lẫn “L”- “R”. Ví dụ: Red-Led; Rick-Lick; Reef-Leaf 
Word Endings 
Tập hợp các cách phát âm cuối của một số âm trong Tiếng Anh. 
Nắm được cách phát âm khác nhau của dạng động từ quá khứ “ed”. Ví dụ: walked; wanted; jumped; loved 
Cách phát âm J; CH; H 
Luyện tập cách phát âm của âm CH ở các vị trí khác nhau trong từ. 
Nắm được chính xác cách phát âm “J” ở các vị trí khác nhau trong từ. 
Cách phát âm H ở các vị trí khác nhau trong từ. 
Unti 4: Cách phát âm EE & I; OW&AE; OO & UH & EH
Cách phát âm EE và I 
Phân biệt cách phát âm /i:/ và /i/ trong một số ví dụ điển hình. Ví dụ: heat-hit; seat-sit; deal-dill 
Cách phát âm OW; AE
Luyện tập âm OW trong các ví dụ: Open, oatmeal, blown, owner 
Luyện tập âm AE trong các từ cố định: Aid, able, fake, angel
Học viên sẽ nắm được cách đọc của hơn 50 bang của nước Mỹ. Ví dụ: Alabama; Alaska; Colorado; Hawaii; Montana 
Cách phát âm OO; UH; EH
Luyện tập âm OO trong một số từ ví dụ: Blue; loop; booth; toothhoặc câu ví dụ: The room in the school was very cool. 
Luyện tập âm UH trong một số ví dụ: Foot; good; took hoặc câu ví dụ: He took a good luck under the hood and found a flute. 
Luyện tập lối phát âm EH trong một số ví dụ: Egg, get, friend, better hoặc câu ví dụ: Resting on the edge of the bed; Ten letters from the enemy 
Unit 5: Cách phát âm AU & AH & A ; Intonation ; Phrase Reductions 
Cách phát âm AU; AH; A
Luyện âm A trong một số từ : Back ; dad ; fax 
Luyện âm AU trong một số từ: Now; house; bounce; flower
Luyện tập âm AH trong một số từ: Hot; top; stop 
Intonation; Phrase Reductions
Nắm được những cách bản ngữ rút gọn các cụm trong giao tiếp hàng ngày. Ví dụ: 
(Going to try) – gonna try 
Tổng hợp những quy tắc đánh trọng âm trong Tiếng Anh. Ví dụ: những danh từ 2 âm tiết, trọng âm thường rơi vào âm tiết đầu tiên. Ví dụ: Sofa; oven; finger
Speaking – Giao tiếp chuyên nghiệp trong Làm việc Quốc Tế
Unit 1-2: Part I - Read a Text Aloud (Đọc lớn đoạn văn) 
Phần thi gồm 2 đoạn văn ngắn - là những bài nói thuộc nhiều chủ đề trong Giao tiếp công việc. Học viên có 30 giây để chuẩn bị, 45 giây để đọc to đoạn văn. Học viên sẽ: 
Nắm được những cặp âm hay gây nhầm lẫn trong Tiếng anh. Ví dụ: Best – Vest; Pull – Full
Nắm được cách đọc những Danh từ riêng (Proper names) trong Tiếng Anh như: Tên thành phố Mahattan, Athenshay tên phố St. Anthony Sthay cách đọc con số (numbers)
Nắm được cách đánh trọng âm của một từ, một câu hay một đoạn văn
Tổng hợp tất cả các cách đọc có ngữ điệu, tự nhiên như người bản ngữ: Intonation (ngữ điệu) của câu khảng định (affirmation), câu nghi vấn (Questions), câu cảm thán (Exclamation), câu liệt kê nhiều danh từ
Tổng hợp phương pháp đọc đoạn văn tự nhiên dựa khi câu (sentence) chứa dấu câu (punctuation), câu có 2 mệnh đề 
Tập hợp tất cả những cụm từ thường là thói quen của bản ngữ và của đề thi. 
Unit 3-4: Part II – Describe a Picture (Miêu tả một bức tranh) 
Phần thi sẽ đưa ra 1 bức tranh. Sau 30 giây chuẩn bị, học viên sẽ có 45 giây để miêu tả Bức tranh. 
Học xong phần này, học viên sẽ: 
Nâng cao kĩ năng phát âm chuẩn;
 Nâng cao khả năng phản xạ đặc biệt là dưới áp lực thời gian và cải thiện kĩ năng giải thích vấn đề và tư duy ngôn ngữ sẽ cải thiện đáng kể; 
Nền tảng kiến thức về Ngữ pháp và Từ vựng sẽ cải thiện và sử dụng thành thạo hơn. 
Tổng hợp những tình huống trong môi trường làm việc quốc tế. Ví dụ hình ảnh ở công sở, công trường, nhà hàng, khách sạn 
Unit 5-6: Part III - Response to Questions (Trả lời câu hỏi) 
Phần thi bao gồm 3 câu hỏi về một chủ đề nhất định ví dụ: Internet, cellphones, office, bankSau 15 giây chuẩn bị, học viên sẽ có 15-30 giây để trả lời lần lượt 3 câu hỏi. Học viên sẽ: 
Bên cạnh việc cải thiện kĩ năng phát âm chuẩn, học viên sẽ nâng cao khả năng phản xạ nhanh với ngôn ngữ,
Nắm được những tình huống hay xuất hiện trong môi trường làm việc;
Bí quyết trả lời cho những câu hỏi WH-Questions và Yes,No Question một cách ngắn gọn nhưng thông minh. 
Rèn luyện kĩ năng trả lời phỏng vấn khi đi xin việc, kĩ năng giải thích vấn đề không những đúng ý mà còn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng;
Học viên sẽ luyện tập những tình huống câu hỏi hay xuất hiện trong phỏng vấn cũng như môi trường làm việc. 
Unit 7-8: Part IV - Response to Questions based on Provided Information (Trả lời câu hỏi dựa vào Thông tin cho sẵn) 
Phần thi gồm 3 câu hỏi. Học viên sẽ có 30 giây để chuẩn bị và 15-30 giây để trả lời câu hỏi. Chủ đề câu hỏi sẽ tập trung vào topics như lịch trình của các workshops, events, seminars. Học viên sẽ nắm được:
Kĩ năng tổng hợp, phân tích thông tin và truyền tải thông tin tới khách hàng
Kĩ năng phản xạ tình huống nhanh và vận dụng ngôn ngữ linh hoạt.
Học viên sẽ có vai trò như Assistant hoặc Secretary, tóm lược và truyền tải thông tin đến người gọi (caller) một cách ngắn gọn và đầy đủ nhất dự vào thông tin đã cho sẵn.
Nắm rõ các tình huống hay được hỏi trong môi trường làm việc Quốc Tế.
Unit 9-10: Part 5 – Propose a solution (Đề xuất giải pháp cho một vấn đề): 
Ban giám khảo sẽ đưa ra một vấn đề (ứng dụng trong môi trường làm việc) và yêu cầu học viên đưa ra giải pháp cho vấn đề đó.
Học viên có 30 giây để chuẩn bị và 60 giây để trả lời. Học viên sẽ: 
Nâng cao kĩ năng nghe hiểu vì câu hỏi sẽ không xuất hiện trên màn hình máy tính. 
Kĩ năng tư duy, và vận dụng ngôn ngữ một cách logic trong giải quyết vấn đề với khách hàng, đồng nghiệp
Học viên sẽ vận dụng kiến thức của mình trong thực tế làm việc, tìm hướng giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, nhanh nhạy với vai trò là nhân viên Customer Service
Cung cấp những tình huống thường xuyên xuất hiện trong môi trường làm việc Quốc Tế. Học viên sẽ được định hướng Giải quyết vấn đề một cách chuyên nghiệp và sẽ không bỡ ngỡ khi tiếp xúc với các tình huống trong đời thật. 
Unit 11-12: Part VI – Express an opinion (Đưa ra ý kiến cá nhân) 
Phần thi sẽ đưa ra một vấn đề và hỏi học viên quan điểm về vấn đề đó. Học viên có 15 giây để chuẩn bị và 60 giây để đưa ra ý kiến cá nhân về vấn đề. 
Học viên sẽ: 
Nắm được những câu hỏi hay xuất hiện trong đời sống giao tiếp làm việc; 
Học viên nắm chắc kĩ năng đưa ra ý kiến cá nhân và tìm lí lẽ để bảo vệ quan điểm cá nhân của mình về các vấn đề;
Nâng cao kĩ năng thuyết trình và đưa ra ý kiến sáng tạo trong môi trường làm việc; 
Hoàn thiện tất cả các kĩ năng cần thiết: ngôn ngữ linh hoạt, tư duy mạch lạc, văn hóa trả lời cho tự nhiên như người bản ngữ
Ngoài cải thiện tất cả các kỹ năng trên, phần này yêu cầu học viên phải có kiến thức trong công việc, tư duy nhanh để đưa ra giải pháp hợp lý.
Writing – Văn phong Giao tiếp trong làm việc Quốc Tế 
Bài thi gồm 8 câu hỏi, trong vòng 60 phút. Bài thi tính theo thang điểm từ 0-200 điểm.
Unit 1,2: Write a sentence based on a picture 
Bài thi gồm 5 bức tranh. Học viên được cho trước từ gợi ý. Học viên sẽ vận dụng từ gợi ý để miêu tả bức tranh. 
Học viên sẽ: 
Nắm được những mẫu câu hay sử dụng trong Tiếng Anh; cấu tạo câu bao gồm những thành phần từ vựng ra sao.
Nâng cao kĩ năng Restatement (viết lại câu) theo văn phong khác, đa dạng hóa cách sử dụng ngôn từ; 
Nắm được cách sử dụng dấu câu phù hợp từng hoàn cảnh; 
Vận dụng thành thạo ngữ pháp và từ vựng trong quá trình đặt câu; 
Nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ trong việc miêu tả khách quan sự việc; 
Miêu tả những tình huống trong môi trường làm việc và đời sống giao tiếp hằng ngày; 
Unit 3,4: Response to a written request 
Bài thi gồm 2 email. Trong thời gian 10 phút, học viên sẽ phải dựa vào nội dung email cho sẵn để giải quyết vấn đề được đưa ra. 
Học viên sẽ: 
Nâng cao kĩ năng đọc hiểu;
Nắm được lối văn phong giao tiếp Email trong môi trường làm việc Quốc Tế; 
Nắm được kĩ năng viết email chuyên nghiệp. Cách chào hỏi (Greeting), giải quyết vấn đề (problems solving), kết thúc email; 
Tổng hợp những dạng email phổ biến trong Giao tiếp Quốc Tế. Ví dụ: Business-customers Email; Business-Business Emails; In-company Emails; Personal Emails. Với mỗi dạng email lại có những dạng format trả lời riêng; 
Nâng cao kĩ năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt trong dạng thức trả lời email: Asking information (Hỏi thông tin); providing information (Cung cấp thông tin); Suggesting (Đề xuất ý kiến); Apologizing (Xin lỗi); 
Unit 5-6: Write an Opinion Essay 
Bài thi sẽ đưa ra một vấn đề. Học viên sẽ bảo vệ ý kiến cá nhân của mình về một vấn đề trong Giao tiếp Quốc tế bằng bài luận (essay). 
Học viên sẽ: 
Nắm rõ format viết một bài luận khoa học và logic; 
Cách mở bài (Introduction), cách viết thân bài (Body) và Kết luận (Conclusion) phù hợp với văn phong Giao tiếp Quốc Tế; 
Kĩ năng giải thích (Giving reasons) và đưa ra ví dụ sát thực (Giving examples) sẽ được cải thiện đáng kể; 
Tổng hợp được những chủ đề hay xuất hiện trong môi trường làm việc và cách bảo vệ ý kiến cá nhân theo một số dạng thức mẫu; 
3 buổi phản xạ giải quyết tình huống, thuyết trình:
Học viên sẽ có 3 buổi hoàn toàn giành để phản xạ ngôn ngữ và review lại những kiến thức đã học; 
Học qua video những tình huống cụ thể trong môi trường Giao tiếp Quốc tế. Ví dụ: Trả lời điện thoại; để lại lời nhắn, giải đáp thắc mắc của khách hàng;
Nghe nhạc, đóng kịch, thảo luận những tình huống hay xảy ra trong Môi trường Giao tiếp Quốc tế và đưa ra cách giải quyết; 
Học viên lần lượt thuyết trình và debate (tranh luận) với nhau về một vấn đề; 
Kĩ năng thuyết trình và giải quyết vấn đề sẽ được cải thiện đáng kể; 
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG GIAO TIẾP CÔNG VIỆC
 DỰA TRÊN THANG ĐIỂM TOEIC SPEAKING – TOEIC WRITING
TOEIC Speaking Writing là bài thi đánh giá khả năng sử dụng kỹ năng Nói và Viết Tiếng Anh trong mội trường làm việc quốc tế bao gồm:
Kỹ năng Nói: Rất quan trọng, phục vụ hiệu quả cho việc thuyết trình, giao tiếp, họp, hội nghị.
Kỹ năng Viết: Rất cần thiết với các loại thư từ, email cần có tính thuyết phục cao cùng các loại thông tin trao đổi bằng văn bản khác trong khi làm việc.
Điểm của bài thi TOEIC Speaking and Writing được đánh giá dựa trên những tiêu chí đánh giá riêng biệt, do các giám khảo trực tiếp chấm. 
Điểm số được chia ra các cấp độ khác nhau được gọi là “Các cấp độ thành thạo” (proficiency levels) cho phép chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu của từng kỹ năng. 
ĐIỂM SỐ TOEIC SPEAKING VÀ QUY ĐỔI KHẢ NĂNG GIAO TIẾP 
Câu hỏi
Điểm số
Câu hỏi 1 – 9
Từ 0 – 3 điểm
Câu hỏi 10 - 11
Từ 0 – 5 điểm
Tổng số điểm sẽ được chuyển đổi sang thang điểm từ 0 – 200
Thang điểm được chia ra làm 8 cấp độ. Mỗi cấp độ sẽ đánh giá được khả năng của người thi, cụ thể như sau:
Level
Điểm
Đánh giá
8
190 – 200
Thông thường, thí sinh ở cấp độ này có thể tự tin kết nối, giao tiếp trong môi trường làm việc điển hình. Khi bày tỏ ý kiến hoặc trả lời các yêu cầu phức tạp, họ có thể diễn đạt trôi chảy, dễ hiểu. Sử dụng ngữ pháp cơ bản và phức tạp tốt. Sử dụng từ vựng chuẩn xác.
Cách phát âm, ngữ điệu, nhấn trọng âm đều chính xác.
7
160 – 180
Thí sinh ở level này có thể tạo ra kết nối, giao tiếp tại nơi làm việc điển hình. Họ có thể bày tỏ ý kiến ​​và trả lời các yêu cầu phức tạp. Trong một số trường hợp, một số điểm yếu sau đây đôi khi có thể xảy ra, nhưng không ảnh hưởng tới thông điệp của người nói:
• Khó khăn nhỏ với phát âm, ngữ điệu hoặc do dự khi bày tỏ ý kiến
• Một số lỗi khi sử dụng cấu trúc ngữ pháp phức tạp
• Một số từ vựng không chính xác
6
130 – 150
Thí sinh ở level 6 có phản xạ phù hợp khi được yêu cầu đưa ra ý kiến ​​hoặc trả lời câu hỏi phức tạp. Tuy nhiên lại khá tốn thời gian. Họ hay phải giải thích lại cho người nghe những phần không rõ ràng, bởi một vài lí do sau đây:
• Phát âm không rõ ràng hoặc ngữ điệu không phù hợp hoặc căng thẳng khi trả lời câu hỏi
• Sai ngữ pháp
• Vốn từ vựng còn bị giới hạn
Nhìn chung, thí sinh ở cấp độ 6 có thể trả lời câu hỏi và cung cấp các thông tin cơ bản, đôi khi hơi khó hiểu hoặc khó giải thích cho người nghe một cách rõ ràng.
5
110 – 120
Những thí sinh ở level 5 khá hạn chế trong việc thể hiện 1 ý kiến, trả lời câu hỏi. Họ gặp phải một số vấn đề như:
• Sử dụng từ vựng không chính xác, mơ hồ hoặc lặp đi lặp lại
• Rất ít hoặc không nhận thức được người nghe
• Hay tạm dừng lâu và do dự khi nói
• Hạn chế ý tưởng và sự kết nối giữa các ý tưởng đó
• Phạm vi sử dụng từ vựng còn hẹp
Người ở cấp độ này có thể trả lời câu hỏi và cung cấp thông tin 1 cách cơ bản, tuy nhiên còn khó hiểu hoặc khó giải thích. Họ hay bị căng thẳng khi nói tiếng Anh cũng như va vấp khá nhiều khi giao tiếp.
4
80 – 100
Nhìn chung, thí sinh ở level 4 không thành công khi cố gắng giải thích một ý kiến hoặc trả lời những câu hỏi phức tạp. Người nói bị giới hạn trong 1 câu đơn. Các vấn đề khác có thể xảy ra, bao gồm:
• Sử dụng ngôn ngữ bị hạn chế
• Không nhận thức được sự có mặt của người nghe
• Trả lời không nhất quán, căng thẳng và khó khăn để tạo ngữ điệu
• Tạm dựng lâu và do dự khi nói
• Từ vựng bị hạn chế một cách nghiêm trọng.
Nhìn chung, các bạn ở level này không thể trả lời câu hỏi hoặc cung cấp những thông tin cơ bản. Họ thường gặp vấn đề với cách phát âm, ngữ điệu và rất căng thẳng.
3
60 – 70
Các thí sinh ở level 3 gặp nhiều khó khăn để đưa ra 1 ý kiến, cũng như đưa ra 1 vài điểm đơn giản trong suy nghĩ của mình. Bất kì một yêu cầu phức đạp đều khó khăn đối với họ, đồng nghĩ với việc họ không thể trả lời câu hỏi và cung cấp những thông tin cơ bản.
Thí sinh ở level này chỉ có đủ vốn từ vựng và ngữ pháp để tạo những câu đơn giản. Nói tiếng Anh rất khó hiểu vì không chuẩn xác.
2
40 – 50
Thí sinh ở level 2 không thể nêu ý kiến của mình. Trong tương tác với mọi người khi giao tiếp, họ khó có thể hiểu và bắt kịp được. 
1
0 – 30
Thí sinh ở cấp độ 1 không có kỹ năng nghe hoặc đọc bằng tiếng Anh cần thiết để hiểu các hướng dẫn kiểm tra hoặc câu hỏi.
ĐIỂM SỐ TOEIC WRITING VÀ QUY ĐỔI KỸ NĂNG VIẾT TRONG CÔNG VIỆC
Câu hỏi
Điểm số
Câu hỏi 1 – 5
Từ 0 – 3 điểm
Câu hỏi 6-7
Từ 0 – 4 điểm
Câu hỏi 8
Từ 0 – 5 điểm
Tổng số điểm sẽ được chuyển đổi sang thang điểm từ 0 – 200
Thang điểm được chia ra làm 9 cấp độ
Level
Điểm
Đánh giá
9
200
Thí sinh ở level 9 có thể truyền đạt thông tin dễ hiểu và hiệu quả, giải thích nguyên nhân, sử dụng các ví dụ chuẩn xác để bổ trợ ý kiến của mình. Người viết cung cấp thông tin, đặt câu hỏi, đưa ra hướng dẫn, yêu cầu trên văn bản một cách rõ ràng, mạch lạc và hiệu quả.
Sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên, cấu trúc câu, từ vựng, ngữ pháp hoàn toàn chính xác.
8
170 – 190
Những người ở level này có khả năng truyền đạt thông tin một cách hiệu quả, có bao hàm giải thích nguyên nhân, ví dụ rõ ràng. Văn bản khá rõ ràng, mạch lạc và hiệu quả. Sử dụng các yếu tố để làm sáng tỏ bài viết nói chung tốt với những cấu trúc câu và từ vựng phù hợp. Tuy nhiên, còn một vài điểm yếu sau:
• Lặp lại ý tưởng không cần thiết một cách thường chuyên hoặc không kết nối rõ ràng giữa các ý tưởng.
• Một số lỗi ngữ pháp nhỏ hoặc lựa chọn từ ngữ không chính xác
7
140 – 160
Nhìn chung, các thí sinh ở level 7 có thể cung cấp thông tin khá dễ hiểu, tuy nhiên chưa thật sự thành công khi bổ trợ, giải thích cho bài viết của mình. Trình bày văn bản khá rõ ràng, mạch lạc. Tuy nhiên còn một vài điểm yếu:
• Không cung cấp đủ thông tin để hỗ trợ và phát triển cho các luận điểm chính 
• Các luận điểm chính chưa thực sự nối kết với nhau
• Lỗi ngữ pháp hoặc lựa chọn từ ngữ không chính xác
6
110 – 130
Họ phần nào thành công khi đưa ra các thông tin dễ hiểu đi kèm các ví dụ, giải thích nguyên nhân. Tuy nhiên, họ có thể bỏ qua một số thông tin quan trọng hoặc diễn đạt hơi khó hiểu. 
Khi cố gắng giải thích một ý kiến, bài viết trình bày quan điểm, họ gặp một số điêm yếu:
• Không cung cấp đủ thông tin để hỗ trợ và phát triển các luận điểm chính 
• Các luận điểm chính chưa nối kết với nhau
• Lỗi ngữ pháp hoặc lựa chọn từ ngữ không chính xác
5
90 – 100
Người ở cấp độ này thành công 1 phần khi đưa ra các thông tin đơn giản, tuy nhiên không thành công khi giải thích rõ ràng các ý kiến đó. 
Khi đưa ra thông điệp của mình, người viết bỏ qua các thông tin quan trọng và diễn đạt còn khó hiểu. Họ gặp một số điểm yếu đáng kể gây trở ngại cho việc giao tiếp như:
• Không cung cấp đủ thông tin để giải thích ý kiến
• Sắp sếp, bố trí không logic, hợp lí 
• Ý tưởng còn hạn chế 
• Lỗi ngữ pháp nghiêm trọng hoặc lựa chọn từ ngữ không chính xác
4
70 – 80
Người ở level này có một số khả năng phát triển để đưa ra ý kiến và cung cấp thông tin đơn giản, nhưng còn hạn chế.
Khi thí sinh giải thích một ý kiến, những điểm yếu đáng kể gây trở ngại cho giao tiếp như:
• Không cung cấp đủ thông tin để giải thích, ví dụ
• Việc sắp sếp, kết nối các ý tưởng chưa đầy đủ
• Giới hạn về ý tưởng 
• Lỗi ngữ pháp nghiêm trọng hoặc lựa chọn từ ngữ không chính xác
3
50 - 60
Nhìn chung, các thí sinh ở level 3 bị hạn chế khi đưa ra ý kiến ​​và cung cấp thông tin. Một số sai sót nghiêm trọng có thể xảy ra:
• Ý tưởng kém, vô cùng kém về mặt cấu trúc, tổ chức câu  
• Lỗi ngữ pháp nghiêm trọng và thường xuyên hoặc lựa chọn từ ngữ không chính xác
2
40
Rất hạn chế khi đưa ra ý kiến ​​và cung cấp thông tin đơn giản.
Điểm yếu điển hình ở cấp độ này bao gồm:
• Không đưa ra bất kỳ thông tin nào quan trọng, cũng như bổ sung thông tin, các chi tiết giải thích
• Thiếu hoặc kết nối tối nghĩa giữa các ý tưởng
• Lỗi ngữ pháp thường xuyên hoặc lựa chọn từ ngữ không chính xác
Ở cấp độ này, thí sinh dường như không thể viết câu đúng ngữ pháp.
1
0 - 30
Thí sinh tại level 1 có thể không có khả năng đọc sách bằng tiếng Anh cần thiết để hiểu các hướng dẫn kiểm tra hoặc câu hỏi để làm bài.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_khoa_hoc_giao_tiep_cong_viec.docx