Đề cương chi tiết môn Pháp luật đại cương (Bản đầy đủ)

Thuyết thần học:

 Những người theo thuyết thần học cho rằng thượng đế là người sắp đặt mọi trật tự xã hội. Nhà nước là do thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tự chung. Vì vậy nhà nước là lực lượng siêu nhân và quyền lực nhà nước là vĩnh cửu và sự tuân theo quyền lực nhà nước là vĩnh cửu, là tất yếu.

- Thuyết gia trưởng:

Cho rằng nhà nước ra đời là kết quả phát triển của gia đình và quyền gia trưởng là hình thức tổ chức tự nhiên của con người. Vì vậy nhà nước cũng như gia đình tồn tại trong mọi xã hội quyền lực. Nhà nước cũng như quyền lực gia trưởng.

- Thuyết khế ước xã hội:

Cho rằng sự ra đời của một nhà nước là kết quả của một khế ước với hợp đồng được ký kết giữa những con người sống ở trạng thái tự nhiên. Vì vậy nhà nước phản ánh lợi ích của các thành viên trong xã hội.

-Thuyết bạo lực:

-Thuyết tâm lý:

Nhìn chung do hạn chế về mặt lịch sử và nhận thức còn thấp kém và hạn chế bởi giai cấp, họ đã cố tình giải thích sai lệch đi nguyên nhân đích thực làm phát sinh nhà nước, nhằm che đậy đi bản chất nhà nước

 

doc 45 trang kimcuc 10960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương chi tiết môn Pháp luật đại cương (Bản đầy đủ)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương chi tiết môn Pháp luật đại cương (Bản đầy đủ)

Đề cương chi tiết môn Pháp luật đại cương (Bản đầy đủ)
Bài 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC
1.Nguồn gốc của nhà nước :
1.1.Một số học thuyết phi Macxit về nhà nước:
- Thuyết thần học:
 	Những người theo thuyết thần học cho rằng thượng đế là người sắp đặt mọi trật tự xã hội. Nhà nước là do thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tự chung. Vì vậy nhà nước là lực lượng siêu nhân và quyền lực nhà nước là vĩnh cửu và sự tuân theo quyền lực nhà nước là vĩnh cửu, là tất yếu.
- Thuyết gia trưởng:
Cho rằng nhà nước ra đời là kết quả phát triển của gia đình và quyền gia trưởng là hình thức tổ chức tự nhiên của con người. Vì vậy nhà nước cũng như gia đình tồn tại trong mọi xã hội quyền lực. Nhà nước cũng như quyền lực gia trưởng.
- Thuyết khế ước xã hội:
Cho rằng sự ra đời của một nhà nước là kết quả của một khế ước với hợp đồng được ký kết giữa những con người sống ở trạng thái tự nhiên. Vì vậy nhà nước phản ánh lợi ích của các thành viên trong xã hội.
-Thuyết bạo lực:
-Thuyết tâm lý:
Nhìn chung do hạn chế về mặt lịch sử và nhận thức còn thấp kém và hạn chế bởi giai cấp, họ đã cố tình giải thích sai lệch đi nguyên nhân đích thực làm phát sinh nhà nước, nhằm che đậy đi bản chất nhà nước
1.2. Học thuyết Mác-Lênin về nguồn gốc nhà nước
Nhà nước là một phạm trù lịch sử có quá trình phát triển, tiêu vong. Nhà nước là một lực lượng nảy sinh từ xã hội. Nhà nước chỉ ra đời khi xã hội có sự phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp không thể điều hòa được, khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định nhà nước sẽ tiêu vong (khi điều kiện khách quan cho sự tồn tại của nhà nước mất đi).
1.2.1.Chế độ Cộng sản nguyên thủy và quyền lực thị tộc.
- Là hình thái kinh tế - xã hội đầu tiên của loài người. Ở đó không có giai cấp vì vậy chưa xuất hiện nhà nước.
- Cơ sở kinh tế:
Là sở hữu tập thể công xã đối với tư liệu sản xuất và phân phối bình đẳng của cải. Vì vậy trong xã hội chưa có giai cấp và đấu tranh giai cấp.
- Tổ chức xã hội:
+ Thị tộc: được tổ chức theo huyết thống, nền tảng là sở hữu tập thể và quyền sở hữu công cộng. Hội đồng thị tộc là tổ chức quyền lực cao nhất của thị tộc. Người đứng đầu là tù trưởng, thủ lĩnh quân sự để thực hiện quyền lực chung.
+ Bào tộc: các thị tộc liên kết với nhau.
+ Bộ lạc: các bào tộc liên kết với nhau.
+ liên minh bộ lạc: là sự tổng hợp của các đơn vị cơ sở của xã hội có cùng nền tảng kinh tế.
Tóm lại: chế độ Cộng sản nguyên thủy là chế độ không có nhà nước, các quan hệ xã hội được duy trì nhờ sức mạnh của phong tục tập quán.
1.2.2. Sự tan rã của chế độ Cộng sản nguyên thủy và sự xuất hiện của nhà nước.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa và việc con người tìm ra kim loại để chế tác công cụ lao động đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của lực lượng sản xuất làm tiền đề cho sự tan rã của chế độ Cộng sản nguyên thủy và nhà nước xuất hiện.
- Cuối đời nguyên thủy xã hội loài người trải qua 3 lần phân công lao động:
+ Chăn nuôi tách ra khỏi trồng trọt.
+ Thủ công nghiệp tách ra khỏi nông nghiệp.
+ Buôn bán và thương nghiệp xuất xuất hiện.
- Các ngành kinh tế phát triển sản phẩm làm ra ngày càng nhiều và việc phân công lao động đã tạo khả năng chiếm đoạt sản phẩm dư thừa làm của riêng, đây là nguồn gốc nảy sinh chế độ tư hữu.
- Chế độ hôn nhân một vợ một chồng làm cho gia đình tách khỏi ra đình lớn hình thành các đơn vị kinh tế độc lập.
Trong xã hội hình thành giai cấp, mâu thuẫn giữa hai giai cấp thống trị và bị trị ngày càng quyết liệt làm phá vỡ sự tồn tại của thị tộc. Để điều hành và quản lý xã hội mới đòi hỏi phải có một tổ chức mới khác trước về chất. Giai cấp thống trị về kinh tế lập ra một tổ chức để duy trì trật tự và bảo vệ lợi ích của mình. Tổ chức đó là nhà nước.
2.Bản chất của nhà nước.
2.1.Tính giai cấp của nhà nước:
- Nhà nước chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp và luôn mang bản chất giai cấp sâu sắc. Đó là vấn đề cơ bản của mọi thời đại.
- Nhà nước là một bộ máy thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác, là bộ máy duy trì quyền lực và lợi ích của giai cấp thống trị (chính trị, kinh tế, tư tưởng,).
- Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp, biểu hiện các mâu thuẫn đối kháng không thể điều hòa được.
- Nhà nước là công cụ cơ bản của quyền lực chính trị trong xã hội có giai cấp, nó tồn tại để bảo vệ lợi ích chủ yếu của giai cấp thống trị.
- Thông qua nhà nước ý chí và lợi ích của giai cấp thống trị được hợp pháp hóa thành ý chí của nhà nước buộc các giai cấp khác phải tuân theo.
2.2.Vai trò của nhà nước:
- Vai trò đối nội: Nhà nước thể hiện vai trò đối nội trong việc giải quyết các công việc của xã hội phục vụ lợi ích chung của xã hội như: phát triển kinh tế, đảm bỏa các chế độ phúc lợi xã hôị 
- Vai trò đối ngoại: thực hiện chức năng này nhà nước bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, trao đổi với các quốc gia khác .
2.3. Các dấu hiệu đặc trưng của nhà nước.
- Thứ nhất: nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt hầu như tách khỏi xã hội, quyền lực công này là quyền lực chính trị chung.
- Thứ hai: Nhà nước phân chia dân cư theo các đơn vị hành chính, lãnh thổ.
- Thứ ba: Nhà nước có chủ quyền quốc gia.
- Thứ tư: nhà nước ban hành pháp luật và quản lý bắt buộc đối với mọi thành viên trong xã hội.
- Thứ năm: Nhà nước quy định và tiến hành thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc.
* Khái niệm nhà nước:
Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực thi các chức năng quản lý xã hội, nhằm thể hiện và bảo vệ trước hết lợi ích giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng, của giai cấp công nhân, nhân dân lao động trong Xã hội chủ nghĩa.
3. Các kiểu lịch sử của nhà nước
3.1.Khái niệm kiểu nhà nước:
Kiểu nhà nước là tổng thể các đặc điểm cơ bản của nhà nước thể hiện bản chất giai cấp, vai trò xã hội, điều kiện phát sinh, tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế có giai cấp nhất định.
3.2.Các kiểu nhà nước:
- Kiểu nhà nước chủ nô.
- Kiểu nhà nước phong kiến.
- Kiểu nhà nước tư sản.
- Kiểu nhà nước Xã hội chủ nghĩa.
3.3. Nhà nước XHCN và nhà nước CHXHCNVN
4. Chức năng của nhà nước.
a. Khái niệm chức năng: 
 Chức năng của nhà nước là những phương diện ( hay những mặt ) hoạt động cơ bản của nhà nước thể hiện bản chất và vai trò của nhà nước.
b.Phân loại chức năng:
-Chức năng đối nội: là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong nội bộ đất nước, bao gồm:
 .Tổ chức quản lý kinh tế.
 .Tổ chức và quản lý nền văn hóa , giáo dục, khoa học.
 . Giữ gìn an ninh trật tự xã hội
-Chức năng đối ngoại: là những hoạt động của nhà nước đối với các quốc gia và các dân tộc khác ngoài đất nước.
5.Bộ máy nhà nước.
 Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc chung, thống nhất nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của nhà nước vì lợi ích của giai cấp thống trị.
-Mỗi kiểu nhà nước có cách tổ chức riêng tùy thuộc vào bản chất giai cấp, nhiệm vụ, chức năng và mục tiêu hoạt động của nhà nước.
 Trong lịch sử tồn tại 4 kiểu nhà nước do đó cũng tồn tại 4 kiểu tổ chức bộ máy nhà nước:
+Bộ máy nhà nước chủ nô: được tổ chức đơn giản theo mô hình quân sự -hành chính đứng đầu là vua, dưới vua là các cơ quan cưỡng chế như là cảnh sát, tòa án, nhà tù và một số cơ quan khác.
+Bộ máy nhà nước phong kiến: bộ máy nhà nước phong kiến thì phát triển hơn cả về số lượng lẫn chất lượng. Nhà nước phong kiến phát triển qua hai giai đoạn chủ yếu là nhà nước quân chủ phân quyền cắt cứ và nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.
Tổ chức theo vua (đứng đầu )-> triều đình ( các quan lại thân tín,) -> hệ thống cơ quan hành chính và các quân đội, cảnh sát, tòa án,..
_Bộ máy nhà nước tư sản: nhìn chung các nhà nước Tư sản được tổ chức khá giống nhau và đều dựa theo nguyên tắc phân quyền: Lập pháp- Tư pháp – hành chính.
_Bộ máy nhà nước XHCN: được tổ chức theo nguyên tắc chung thống nhất quyền lực nhưng có sự phân công lao động một cách khoa học, cụ thể.
6.Hình thức nhà nước:
 Hình thức nhà nước bao gồm hai yếu tố cấu thành là hình thức chính thể và hình thức cấu trúc nhà nước.
_Hình thức chính thể: là hình thức tổ chức các cơ quan quyền lực tối cao, cơ cấu trình tự và mối liên hệ của chúng với nhau cũng như mức độ tham gia của nhân dân vào việc thiết lập các cơ quan này.
Bao gồm: 
 +Chính thể quân chủ: chính thể quân chủ tuyệt đối và chính thể quân chủ hạn chế.
 +Chính thể cộng hòa: quyền lực tối cao của nhà nước được thực hiện bởi các cơ quan đại diện được bầu theo thời hạn nhất định:
 Chính thể cộng hòa dân chủ.
 Chính thể cộng hòa quý tộc.
_Hình thức cấu trúc nhà nước: là sự tổ chức nhà nước theo các đơn vị hành chính lãnh thổ và tính chất quan hệ giữa các bộ phận cấu thành giữa cơ quan nhà nước trung ương với địa phương.
II.Những vấn đề cơ bản về pháp luật.
1.Nguồn gốc của pháp luật
-Theo học thuyết Mác-LêNin nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng lịch sử cơ bản nhất của đời sống chính trị-xã hội. Cùng xuất hiện, tồn tại và phát triển và cùng tiêu vong khi nhân loại tiến tới XHCS.
-Nguyên nhân xuất hiện nhà nước cũng là nguyên nhân xuất hiện pháp luật đó là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sự phân hóa xã hội thành giai cấp.
-Chế độ Cộng sản nguyên thủy không có nhà nước vì vậy cũng không có pháp luật. Hành vi của con người được điều chình bằng tập quán và tín điều tôn giáo.
-Khi xã hội phân hóa giai cấp quy tắc tập quán trở nên bất lực trong việc điều chỉnh hành vi của con người, đòi hỏi phải có một quy tắc áp dụng bắt buộc đối với hành vi của con người.
 Con đường hình thành pháp luật.
2.Bản chất của pháp luật.
2.1.Tính giai cấp của pháp luật
 Pháp luật là con đẻ của xã hội có giai cấp, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, thể hiện ý chí của giai cấp vì vậy nó mang bản chất giai cấp sâu sắc.
-Pháp luật là sự biểu thị của giai cấp thống trị, nội dung ý chí đó được cụ thể hóa thành các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Là công cụ thống trị của giai cấp thống trị.
2.2.Giá trị xã hội của pháp luật.
-Trong xã hội các hành vi của con người được số đông chấp nhận phù hợp với số đông trong xã hội, cách xử sự này được thể chế hóa thành các quy phạm pháp luật.
-Pháp luật là thước đo hành vi của con người. Là công cụ để nhận thức và điều chỉnh quan hệ xã hội hướng chúng tới sự phá triển của quy luật khách quan.
2.3.Tính dân tộc
 Pháp luật phản ánh được những phong tục tập quán đặc điểm lịch sử, điều kiện địa lý , trình độ văn hóa của dân tộc.
2.4.Tính mở
 Pháp luật phải là hệ thống mở tiếp nhận những thành tựu văn minh của nhân loại.
*Khái niệm pháp luật:
 Pháp luật là hệ thống các quy phạm pháp luật có tính bắt buộc chung nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận thể hiện ý chí của nhà nước và được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp giáo dục và cưỡng chế bằng bộ máy nhà nước.
3.Chức năng của pháp luật
*Chức năng điều chỉnh của pháp luật:
 Là tác động trực tiếp tới các quan hệ xã hội tạo lập hành lang pháp lý để hướng các quan hệ xã hội phát triển trong trật tự và ổn định theo mục tiêu mong muốn.
*Chức năng bảo vệ của pháp luật:
 Những quy tắc là phương tiện để bảo vệ các quan hệ xã hội, nền tảng của xã hội trước các vi phạm. Khi có hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong phần chế tài.
*Chức năng giáo dục của pháp luật:
 Pháp luật tác động vào ý thức của con người làm cho con người hành động phù hợp với cách xử sự ghi trong quy phạm pháp luật phù hợp với đạo đức tiến bộ của xã hội, hướng hành vi của con người phù hợp với lợi ích chung của toàn xã hội.
4.Các thuộc tính của pháp luật.
.1.Tính quy phạm phổ biến.
-Là khuôn mẫu chung cho mọi người không phụ thuộc vào những yếu tố dân cư, địa lý.
-Được áp dụng nhiều lần và trong một thời gian dài.
-Tính quy phạm phổ biến của pháp luật dựa trên ý chí của nhà nước được đề lên thành luật.
4.2.Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
-Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức là sự thể hiện nội dung pháp luật đối với hình thức nhất định. Nội dung xác định rõ ràng chặt chẽ khái quát trong từng điều khoản của luật.
4.3.Tính cưỡng chế của pháp luật.
-Việc tuân theo của pháp luật không phụ thuộc vào ý thích chủ quan của bất kỳ người nào.
-Nếu ai không tuân theo pháp luật thì tùy vào mức độ mà bị xử lý.
-Tính quyền lực của nhà nước là yếu tố không thể thiếu đảm bảo pháp luật được tôn trọng, đảm bảo thực hiện.
Bài 3 : Hệ thống pháp luật và quan hệ pháp luật
I.Hệ thống pháp luật
1.hệ thống các ngành luật
 	Là tổng thể các quy phạm pháp luật, có mối quan hệ nội tại , thống nhất và phối hợp với nhau được phân chia thành các chế địnhvà các ngành luật.
Hệ thống các ngành luật bao gồm 3 yếu tố ở 3 cấp độ khác nhau:
-Quy phạm pháp luật: là quy phạm quy tắc xử sự trong các trường hợp cụ thể do nhà nước quy định có tính bắt buộc chung và được nhà nước bảo đảm thực hiện bởi đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống luật.
-Chế định pháp luật: là tập hợp hai hay nhiều quy phạm pháp luật, điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội có tính bắt buộc chung và liên kết mật thiết với nhau, các quy phạm này tạo ra quy phạm pháp luật mà mình cần.
-Ngành luật: là tổng hợp các chế định pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hộicùng tính chất mà có thể xếp thành từng nhóm để điều chỉnh của một ngành luật 
Vd: ngành luật hôn nhân gia đình điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội như kết hôn ly hôn, vợ chồng,..
-Hệ thống các ngành luật nước ta:
+Luật nhà nước, luật hôn nhân – gia đình.
+Luật hành chính, luật hình sự.
+Luật tài chính, luật tố tụng hình sự.
+Luật dân sự, luật tố tụng dân sự.
+Luật đất đai, luật kinh tế.
+Luật lao động.
Ngoài ra bên cạnh hệ thống pháp luật còn tồn tại hệ thống pháp luật quốc tế:
 +Công pháp quốc tế.
 +Tư pháp quốc tế.
2.Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
 Hiến pháp 1992 nước ta quy định các văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý từ cao tới thấp như sau:
-Hiến pháp là đạo lực cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống quy phạm pháp luật.
-Nghị quyết của Quốc hội.
-Các đạo luật , bộ luật.
-Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban trung ương Quốc hội.
-Nghị quyết, nghị định của chính phủ.
-Nghị quyết, chỉ thị, thông tư của bộ trưởng cơ quan ngang bộ.
-Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp.
-Quyết định chỉ thị của ủy ban nhân dân các cấp.
Sơ đồ
II.Quan hệ pháp luật
1.Khái niệm, đặc điểm và phân loại.
a.Khái niệm:
Quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của các quan hệ xã hội xuất hiện dưới tác động điều chỉnh của quy phạm pháp luật và sự kiện pháp lý.
b. Đặc điểm:
-Là quan hệ mang tính ý chí xuất hiện trên cơ sởpháp luật ( do phản ánh ý chí của nhà nước ).
-Là quan hệ của tư tưởng, quan hệ của kiến trúc thượng tầng.
-Xuất hiện trên cơ sở pháp luật.
-Là quan hệ mà các bên tham gia ( các chủ thể ) quan hệ đó mang những quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý.
-Sự thực hiện quan hệ pháp luật được đảm bảo bằng cưỡng chế nhà nước, ngoài ra còn phụ thuộc vào ý thức tự nguyện, tự giác của các bên tham gia.
-Là loại quan hệ có tính xác định tức là chỉ xuất hiện khi có sự kiện pháp lý.
c.Phân loại:
Căn cứ vào quan hệ xã hội tồn tại trong xã hội rất đa dạng và phong phú có thể phân loại theo căn cứ:
Phân loại theo quan hệ pháp luật tương ứng với các ngành luật theo đó chúng ta có quan hệ pháp luật nhà nước, hành chính, hình sự..
-Căn cứ vào cách xác địn ... ân sự của mình, kiện đến toà án, khiếu nại với uỷ ban nhân dân.
+Nghĩa vụ dân sự: nếu quyền dân sự là cách xử xự được phép của người có quyền năng thì nghĩa vụ dân sự là cách xử sự bắt buộc. Trong các quan hệ pháp luật dân sự nghĩa vụ của một chủ thể cũng ứng với quyền của một chủ thể khác. Thực hiện nghĩa vụ của một chủ thể là nhằm thoả mãn yêu cầu của chủ thể bên kia, thoả mãn yêu cầu của người có quyền năng. Người có nghĩa vụ có thể phải thực hiện một trong nhiều hành vi nhất định ( trả tiền trong mua bán, vay mượn, khoán việc, thực hiện công việc trong khoán việc hoặc bồi thường thiệt hại, chuyển giao tài sản hoặc phải kiềm chế không được thực hiện những hành vi này xâm hại đến lợi ích bên kia.
Trong một số trường hợp nội dung của quan hệ pháp luật dân sự quy định người có nghĩa vụ có thể lựa chọn cách thức xử sự có lợi cho họ nhất ( bồi thường bằng tiền hoặc bằng vật chất hoặc sửa chữa đồ vật do hành vi đó ) nếu người có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ của họ một cách tự nguyện, họ sẽ phải bị cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ đó. Ngoài ra nếu việc thực hiện nghĩa vụ đó đã gây ra thiệt hại cần phải bồi thường thiệt hại đã gây cho bên kia.
II.MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT DÂN SỰ
A.Quyền sở hữu
1. Khái niệm quyền sở hữu và quan hệ sở hữu
*Quyền sở hữu:
Là tổng hợp một hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng trong xã hội.
Quan hệ sở hữu là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất về chiếm hữu những của cải vật chất trong xã hội là quan hệ sở hữu.
*Nội dung của quyền sở hữu:
Là quyền kiểm soát và làm chủ một vật thể nào đó của một chủ sở hữu biểu hiện ở chỗ trong thực tế vật đang nằm trong sự chiếm giữ của người đó, họ đang kiểm soát làm chủ và chi phối vật đó theo ý chí của mình.
Như vậy có nghĩa rằng trong thực tế xảy ra trường hợp có những người không phải là chủ sở hữu nhưng vẫn chiếm hữu tài sản đó. Vấn đề là cần phải xem xét sự chiếm hữu của người đó có hợp pháp hay không. Vì vậy cần phân biệt hai loại chiếm hữu sau:
-Chiếm hữu hợp pháp: là loại chiếm hữu tài sản đó có dựa trên cơ sở pháp luật. Sự chiếm hữu được coi là hợp pháp trước hết là sự chiếm hữu tài sản của một chủ sở hữu. Nếu người khác chiếm giữ thì chỉ được coi là chiếm hữu hợp pháp nếu sự chiếm hữu đó đúng với quy định của pháp luật:
. Do chủ sở hữu giao vật trên cơ sở của một hợp đồng hợp pháp.
. Được dựa trên cơ sở mệnh lệnh cùa một cơ quan nhà nước nếu có thẩm quyển và quy định của pháp luật.
_Chiếm hữu bất hợp pháp: là sự chiếm hữu của một người đối với một tài sản mà không dựa trên cơ sở pháp luật, cụ thể đó là trường hợp một người chiếm hữu một tài sản không phải là chủ sở hữu của tài sản đó và cũng không có các căn cứ khác để được coi là chiếm hữu hợp pháp.
*Quyền sử dụng: là quyền khai thác những giá trị sử dụng của tài sản nhằm thoả mãn những nhu cầu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cho bản thân mình.
Mặt khác thực hiện quyền sử dụng còn là việc con người khai thác lợi ích vật chất của tài sản để thoả mãn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. VD : một người dùng ô tô để chở hàng hóa.
Ngoài ra việc khai thác lợi ích vật chất của tài sản bao gồm cả việc thu nhận những kết quả do tài sản mang lại như hưởng trứng của gia cầm, thu hoạch hoa quả.
Tóm lại: quyền sử dụng là quyền năng mà pháp luật quy định do chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp, được phép sử dụng tài sản đó nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất kinh doanh, nhưng việc sử dụng đó không làm thịêt hại đến lợi ích của người khác, trái với đạo đức chung của toàn xã hội.
*Quyền định đoạt: là quyền năng của chủ sở hữu để quyết định về số phận của sự vật, chủ sở hữu thực hiện quyền này biểu hiện ở hai khía cạnh:
-Định đoạt về số phận thực tế của vật, làm cho vật còn hoặc không còn trong thực tế, ví dụ như tiêu dùng hết hoặc đốt phá,..
-Định đoạt về số phận pháp lý của một vật chính là sự chuyển dịch quyền sở hữu đối với vật từ người này sang người khác, thường thông qua mua bán bằng hợp đồng dân sự.
3. Các hình thức sở hữu:
Pháp luật nước CHXHCNVN quy định các hình thức sở hữu sau:
-Sở hữu toàn dân: là sở hữu đối với những tài sản mà nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Chính phủ thống nhất quản lý và đảm bảo sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm. Các tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân: Điều 117 hiến pháp và điều 205 luật dân sự quy định tài sản thuộc sở hữu toàn dân bao gồm: đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất,..Cùng với các tài sản khác do nhả nước quy định là của nhà nước đều thuộc sở hữu toàn dân.
Nhà nước cũng như các chủ sở hữu khác thực hiện trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình. Nhà nước là chủ sở hữu đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu nhưng không ai quy định cho nhà nước phạm vi quyền hạn đối với những tư liệu sản xuất đó, nhà nước tự quy định cho mình cái quyền năng đó. Điều này không có nghĩa rằng quyền hạn của nhà nước là vô tận đối với tài sản của mình mà phải thực hiện quyền sở hữu của mình trong phạm vi pháp luật cho phép.
-Sở hữu của các tổ chức chính trị: là sở hữu của cả tổ chức đó nhằm thực hiện một mục đích chung quy định trong điều lệ: theo quy định tại điều 215 bộ luật dân sự thì tài sản thuộc sở hữu của các tổ chức chính trị-xã hội được hình thành từ nguồn đóng góp của các thành viên, tài sản được tặng cho chung, và từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật.
-Sở hữu tập thể: là sở hữu của hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế tập thể ổn định khác do các cá nhân, hộ gia đình cùng góp vốn góp sức hợp tác sản xuất kinh doanh.
Hợp tác xã được tổ chức sản xuất theo nguyên tắc quản lý dân chủ đảm bảo quyển làm chủ cho xã viên. Đại hội toàn xã viên là cơ quan cao nhất bầu ra ban quản trị, xác định các tổ, đội và quy định vấn đề sản xuất kinh doanh, phân phối thành quả lao động cho các xã viên. Ban quản trị hợp tác xã thay mặt hợp tác xã thực hiện quyền quyết định tài sản như phân phối lợi nhuận, tham gia vào các hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế.
-Sở hữu tư nhân: là sở hữu của cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình. Sở hữu tư nhân bao gồm: sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ và sở hữu tư bản tư nhân.
Theo quy định tại điều 220 và 221 bộ luật dân sự thì tài sản thuộc sở hữu tư nhân bao gồm: thu nhập hợp pháp, của để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn, hoa lợi, lợi tức của các tài sản hợp pháp khác của cá nhân. Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu tư nhân không bị hạn chế về số lượng và giá trị.
-Sở hữu của các tổ chức xã hội tổ chức nghề nghiệp là sở hữu của cả tổ chức đó nhằm thực hiện mục đích chung của các thành viên được quy định trong điều lệ:
Tài sản thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp được quy định tại điều 224 bộ luật dân sự bao gồm các tài sản từ nguồn đóng góp của các thành viên, tài sản được tặng, cho hoặc các nguồn khác hợp với quy định của pháp luật.
-sở hữu hỗn hợp: là sở hữu đối với những tài sản do các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận. Theo điều 227 bộ luật dân sự : tài sản được hình thành từ những nguồn vốn đóng góp của các chủ sở hữu, lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu hỗn hợp.
-Sở hữu chung: là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản. sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất, tài sản thuộc sở hữu chung là tài sản chung.
B.QUYỀN THỪA KẾ
1. Khái niệm thừa kế:
Thừa kế là chuyển quyền sở hữu đối với di sản của người chết cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.
*Người để lại di sản thừa kế: việc thừa kế chỉ được thực hiện khi người có tài sản đã chết. Người để lại di sản có thể là người đã thành niên có tài sản riêng, những người bị mắc bệnh tâm thần, người đang bị giam giữ hoặc đang phải thi hành án tử hình, người đang bị quản chế hoặc bị tước bỏ một số quyền công dân. Người để lại thừa kế chỉ có thể là công dân mà không bao giờ là tổ chức hay nhà nước.
*Người thừa kế: là người được người chết để lại cho di sản theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. 
Trong thừa kế theo pháp luật thì người thừa kế chỉ có thể là cá nhân nhưng theo thừa kế theo di chúc thì người thừa kế là cá nhân. tổchức xã hội , các tổ chức kinh tế cơ quan nhà nước.
Người thừa kế theo pháp luật là người còn sống tại thời điểm mở thừa kế ( là thời điểm người có tài sản chết hoặc từ khi có bản án quyết định của toà án xác định là đã chết. Tuy nhiên con của người để lại di sản sinh ra sau khi người để lại di sản chết cũng là người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc của người đó. ( quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi cho đứa trẻ). Người được thừa kế theo di chúc nếu là cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội thì những tổ chức được thừa kế phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế và thời điểm chia thừa kế.
Điều 647 quy định: trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật những người thừa kế không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối hưởng di sản thì tài sản thuộc về nhà nước.
-Di sản thừa kế quy định tại điều 637 bộ luật dân sự:
+Tài sản riêng của người chết: là tài sản do người đó tạo ra bằng thu nhập hợp pháp, tài sản được tặng cho, được thừa kế, tư liệu sinh hoạt riêng, tư liệu sản xuất các loại,..
+Phần tài sản của người chết trong khối tư sản chung với người khác.
Trên thực tế có nhiều trường hợp do góp vốn làm ăn, cùng sản xuất, nếu khối tài sản thuộc quyền sở hữu chung của nhiều người. Trường hợp này di sản thừa kế của người chết là phần tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết đã đóng góp trong khối tài sản chung.
+Quyền về tài sản do người chết để lại: đó là các quyền dân sự phát sinh từ các quan hệ hợp đồng dân sự hoặc do bồi thường thiệt hại mà trước thời điểm người để lại thừa kế chết, họ đã tham gia vào các quan hệ này như đòi nợ, đòi tài sản cho thuê, vay mượn, chuộc lại tài sản đã cầm cố, yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
2. Thừa kế tài sản theo di chúc:
a. Khái niệm:thừa kế theo di chúc là việc di chuyển tài sản thừa kế ( tài sản và quyền tài sản ) của người đã chết cho những người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi còn sống.
b. Người lập di chúc: là người mà thông qua việc lập di chúc để định đoạt khối tài sản của mình cho những người khác sau khi mình chết với ý nghĩa hoàn toàn tự nguyện. Người lập di chúc chỉ có thể là công dân cụ thể và phải có tài sản thuộc quyền sở hữu của mình.
-Quyền của người lập di chúc:
Pháp luật nước ta bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của công dân( chiếm hữu, sử dụng và định đoạt ) khi lập di chúc để lại di sản cho người khác chính là công dân đó đang thực hiện quyền định đoạt của mình đối với tài sản.
Điều 651 bộ luật hình sự, người lập di chúc có các quyền sau:
+Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản thừa kế của người thừa kế.
+Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
+Dành một phần tài sản trong khối tài sản để đi tặng, thờ cúng.
+Giao nghĩa vụ thừa kế trong phạm vi di sản.
+chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
+Có quyền sửa đổi di chúc, bổ xung di chúc đã lập, thay thế di chúc đã lập bằng di chúc khác.
c. Người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc:
Người được nhận di sản thừa kế là người được chỉ định trong di chúc với điều kiện:
+Nếu người được chỉ định làm người thừa kế là công dân thì công dân đó phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế ( chết trước hoặc cùng thời điểm mở thừa kế không được hưởng ). Tuy nhiên với người sắp sinh ra thì pháp luật quy định họ có thể là người thừa kế nếu vào thời điểm mở thừa kế họ đã thành thai.
+Nếu là cơ quan nhà nước tổ chức chính trị xã hội, tổ chức kinh tế thì luật quy định tổ chức đó phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
d. Những người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc:
-Tại điều 672 bộ luật dân sự quy định: những người sau đây vẫn được hưởng di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu như di sản được chia theo pháp luật. Trong trường hợp người lập di chúc không lập cho họ hoặc ít hơn 2/3 suất đó trừ khi họ là những người từ chối hưởng di sản hoặc họ kà người có quyền hưởng di sản theo quy định tại điều 646 khoản 1, điều 645 của bộ luật này:
+con chưa thành niên, cha mẹ hoặc vợ chồng.
+con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động.
Đây chính là những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc hay còn gọi là thừa kế đương nhiên nếu họ không vi phạm điều 646 của bộ luật dân sự.
II. Các điều kiện có hiệu lực của di chúc:
-Người lập di chúc phải có năng lực hành vi (đ650)
Mọi người đều có quyền lập di chúc nếu đủ 18 tuổi trở lên. Người đủ 15 nhưng chưa đủ 18 tuổi có thể lập di chúc nếu được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Sự đồng ý ở đây là đồng ý cho lập nhưng về nội dung thì họ được toàn quyền quyết định.
-Di chúc phải thể hiện ý chí tự nguyện của người để lại di sản.
Chú ý: trong trường hợp chỉ một số điều trong nội dung di chúc không phù hợp với pháp luật thì chỉ riêng những điều đó bị coi là không có giá trị pháp lý còn những điểm khác vẫn có giá trị pháp lý.
-Hình thức của di chúc phải tuân theo những quy định của pháp luật ( di chúc viết và miệng ).
-Di chúc viết phải được cơ quan công chứng hoặc uỷ ban nhân dân chứng nhận.
-Di chúc miệng chỉ được công nhận khi người lập di chúc ở trong tình trạng tính mạng bị đe doạ và phải được thể hiện ý chí của mình trước mặt hai người làm chứng, ngay sau đó những người làm chứng phải chép lại cùng kí tên và điểm chỉ. Sau 3 tháng người lập di chúc còn minh mẫn sáng suốt thì di chúc bị miệng bị huỷ bỏ.
Chú ý: do người lập di chúc khi còn sống có quyền thay đổi quyền định đoạt nên họ có thể để lại nhiều bản di chúc có nội dung khác nhau thì di chúc sau cùng có giá trị pháp lý. Nếu di chúc sau không nói sẽ huỷ bỏ những di chúc trước thì di chúc trước sẽ bị huỷ bỏ những điều không phù hợp với nội dung bổ xung hoặc cụ thể hoá của di chúc lập trước thì cả hai di chúc điều có giá trị pháp lý.
3. Thừa kế theo pháp luật
a. Khái niệm:
Thừa kế theo pháp luật là việc di chuyển tài sản của người chết cho những người sống không theo di chúc mà theo quy định của pháp luật.
b. Các điều kiện phát sinh thừa kế theo pháp luật:
-Người chết không để lại di chúc hoặc có lập di chúc nhưng không hợp pháp.
-Người thừa kế theo di chúc chết trước người lập di chúc, cơ quan tổ chức được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế
- Người chết có để lại di chúc nhưng có phần di sản không định đoạt trong di chúc hoặc có liên quan đế phần của di chúc không hợp pháp 
- Những người thừa kế theo di chúc đều không có quyền hưởng di sản hoặc khước từ hướng di sản.
C: Hàng thừa kế
Căn cứ vào mức độ gần gũi, trách nhiệm nuôi dưỡng trong mối quan hệ với người để lại di sản, pháp luật thừa kế ở nước ta đã chia những người thuộc diện thừa kế thành 3 hàng
Hàng thừa kế thứ 1: Vợ chồng, cha mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi của người chết 
Hàng thừa kế thứ 2: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết 
Hàng thừa kế thứ 3: Cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, gì ruột của người chết, cháu ruột của người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột và chị ruột.
D. Thừa

File đính kèm:

  • docde_cuong_chi_tiet_mon_phap_luat_dai_cuong_ban_day_du.doc