Đề cương chi tiết học phần Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

a) Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó: Chủ

nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền

(đế quốc chủ nghĩa). Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn

ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.

b) Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin: Chủ nghĩa Mác-Lênin đã

lôi cuốn quần chúng nhân dân và cả những phần tử ưu tú, tích cực ở

các nước thuộc địa vào phong trào cộng sản. Kể từ chủ nghĩa MácLênin được truyền bá vào Việt Nam, phong trào yêu nước và phong

trào công nhân phát triển mạnh mẽ theo khuynh hướng cách mạng

vô sản, dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.

Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa

Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, sáng lập ra Đảng

Cộng sản Việt Nam. Chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng của

Đảng Cộng sản Việt Nam.

c) Tác động của Cách mạng tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản

- Cuộc cách mạng Nga năm 1917 (hay còn gọi là Cách mạng Tháng

Mười).

- Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) ra đời 3-1919 đã thúc đẩy sự phát

triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế: Sơ thảo

lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của

Lê-nin được công bố tại Đại hội II Quốc tế Cộng sản năm 1920 đã

chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng nhân dân, dân tộc đang

chịu chế độ thuộc địa; Với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò

quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và thành lập

Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc cho rằng cách mạng

An Nam muốn thành công tất phải nhờ Quốc tế thứ ba.

pdf 68 trang kimcuc 5600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương chi tiết học phần Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương chi tiết học phần Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

Đề cương chi tiết học phần Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 1 2 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 
ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN ĐƢỜNG LỐI CÁCH 
MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (MS: BAS101) 
(Học phần bắt buộc ) 
MỤC LỤC 
Mục lục 
2 
Chương mở đầu: Đối tượng, nhiệm vụ và phương 
pháp nghiên cứu môn Đường lối cách mạng của 
Đảng Cộng sản Việt Nam 
5 
Chương I: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam 
và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng 
7 
Chương II: Đường lối đấu tranh giành chính 
quyền (1930-1945) 
15 
Chương III: Đường lối kháng chiến chống thực 
dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1954) 
29 
Chương IV: Đường lối công nghiệp hóa 
53 
Chương V: Đường lối xây dựng nền kinh tế thị 
trường định hướng xã hội chủ nghĩa 
63 
Chương VI: Xây dựng hệ thống chính trị 
75 
Chương VII: Đường lối xây dựng, phát triển nền 
văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội 
93 
Chương VIII: Đường lối đối ngoại 
113 
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 3 4 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 
ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN ĐƢỜNG LỐI CÁCH 
MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 
(Học phần bắt buộc) 
1. Tên học phần: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt 
Nam (MS: BAS101) 
2 . Số tín chỉ: 03 
3. Trình độ: sinh viên đại học 
4. Phân bổ thời gian: Toàn bộ nội dung giáo trình được phân bố 
thành các buổi lên lớp (54 tiết), trong đó thời lượng giảng lý thuyết 
là 36 tiết; thời lượng dành cho thảo luận, trao đổi, thời lượng dành 
cho kiểm tra đánh giá là 18 tiết. 
5. Tóm tắt nội dung học phần 
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là hệ thống 
quan điểm, chủ trương, chính sách về mục tiêu, phương hướng, 
nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng Việt Nam. Đường lối cách 
mạng thể hiện qua cương lĩnh, nghị quyết của Đảng. Học phần làm 
rõ hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng trong tiến 
trình cách mạng Việt Nam – từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân 
dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. 
6. Mục tiêu của học phần 
Trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về sự ra đời của 
Đảng, về đường lối của Đảng trong cách mạng dân tộc dân chủ 
nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là đường lối của 
Đảng trong thời kỳ đổi mới; Ý nghĩa sâu sắc trong việc giáo dục 
phẩm chất chính trị, truyền thống cách mạng, về chủ nghĩa yêu 
nước và tinh thần dân tộc chân chính, về lòng tự hào dân tộc Việt 
Nam, bồi dưỡng ý chí chiến đấu cách mạng chân chính; Sinh viên 
có cơ sở vận dụng kiến thức chuyên ngành để chủ động, tích cực 
giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội theo đường lối, 
chính sách của Đảng. 
7. Tài liệu học tập 
- Bộ Giáo dục và đào tạo: Giáo trình Đường lối cách mạng của 
Đảng Cộng sản Việt Nam (Dành cho sinh viên đại học, cao đẳng 
khối không chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh) - 
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009. 
- Văn kiện các Đại hội Đảng, tạp chí chuyên ngành, một số tác 
phẩm kinh điển của C. Mác, Ph. Ăng ghen, V.I Lênin, những đề tài 
khoa học trong và ngoài nước về các vấn đề có liên quan. 
- Ngoài ra, sinh viên có thể tra cứu các tài liệu trên Internet theo 
một số địa chỉ như: 
+ Trang tin, nhóm thảo luận, địa chỉ cung cấp tài liệu điện tử môn 
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (Vui như đi 
học).  
+ Đảng Cộng sản Việt Nam  
+ Tạp chí Xây dựng Đảng  
+ Tạp chí Cộng sản  
8. Biên soạn: Bộ môn Lý luận chính trị (Nguyễn Thị Vân Anh, Đỗ 
Hoàng Ánh, Nguyễn Thị Vân). 
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 5 6 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 
Chƣơng mở đầu 
ĐỐI TƢỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN 
CỨU MÔN ĐƢỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG 
CỘNG SẢN VIỆT NAM 
I. Đối tƣợng và nhiệm vụ nghiên cứu 
1. Đối tượng nghiên cứu 
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là hệ thống 
quan điểm, chủ trương, chính sách về mục tiêu, phương hướng, 
nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng Việt Nam. Đường lối cách 
mạng thể hiện qua cương lĩnh, nghị quyết của Đảng. Đối tượng chủ 
yếu của môn học là hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của 
Đảng trong tiến trình cách mạng Việt Nam – từ cách mạng dân tộc 
dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. 
2. Nhiệm vụ nghiên cứu 
Nghiên cứu những vấn đề sau: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt 
Nam; Quá trình hình thành, bổ sung và phát triển đường lối cách 
mạng của Đảng, đặc biệt trên một số lĩnh vực cơ bản của thời kỳ 
đổi mới; Kết quả thực hiện đường lối cách mạng của Đảng trong 
tiến trình cách mạng Việt Nam. 
II. Phƣơng pháp nghiên cứu và ý nghĩa của việc học tập môn 
học 
1. Phương pháp nghiên cứu 
a) Cơ sở phương pháp luận: dựa trên thế giới quan, phương pháp 
luận khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, các quan điểm có ý nghĩa 
phương pháp luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các quan điểm của 
Đảng. 
b) Phương pháp nghiên cứu: phương pháp lịch sử và phương pháp 
logic và các phương pháp khác, như phân tích, tổng hợp, so sánh 
thích hợp với từng nội dung môn học. 
2. Ý nghĩa của việc học tập môn học 
- Trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về sự ra đời của 
Đảng, về đường lối của Đảng trong cách mạng dân tộc dân chủ 
nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là đường lối của 
Đảng trong thời kỳ đổi mới. 
- Môn học có ý nghĩa sâu sắc trong việc giáo dục phẩm chất chính 
trị; giáo dục về truyền thống cách mạng, về chủ nghĩa yêu nước và 
tinh thần dân tộc chân chính, về lòng tự hào dân tộc Việt Nam, bồi 
dưỡng ý chí chiến đấu cách mạng chân chính; thôi thúc ở người học 
ý thức biết noi gương những người đã đi trước, tiếp tục cuộc chiến 
đấu dũng cảm ngoan cường, thông minh, sáng tạo để bảo vệ và phát 
triển những thành quả cách mạng mà Đảng và nhân dân ta đã tốn 
biết bao xương máu để giành được, xây dựng thành công chủ nghĩa 
xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 
- Sinh viên có cơ sở vận dụng kiến thức chuyên ngành để chủ động, 
tích cực giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội theo 
đường lối, chính sách của Đảng. 
 
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 7 8 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 
Chƣơng I 
SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ 
CƢƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG 
I. Hoàn cảnh lịch sử sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam 
1. Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 
a) Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó: Chủ 
nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền 
(đế quốc chủ nghĩa). Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn 
ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa, phụ thuộc. 
b) Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin: Chủ nghĩa Mác-Lênin đã 
lôi cuốn quần chúng nhân dân và cả những phần tử ưu tú, tích cực ở 
các nước thuộc địa vào phong trào cộng sản. Kể từ chủ nghĩa Mác-
Lênin được truyền bá vào Việt Nam, phong trào yêu nước và phong 
trào công nhân phát triển mạnh mẽ theo khuynh hướng cách mạng 
vô sản, dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. 
Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa 
Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, sáng lập ra Đảng 
Cộng sản Việt Nam. Chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng của 
Đảng Cộng sản Việt Nam. 
c) Tác động của Cách mạng tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản 
- Cuộc cách mạng Nga năm 1917 (hay còn gọi là Cách mạng Tháng 
Mười). 
- Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) ra đời 3-1919 đã thúc đẩy sự phát 
triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế: Sơ thảo 
lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của 
Lê-nin được công bố tại Đại hội II Quốc tế Cộng sản năm 1920 đã 
chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng nhân dân, dân tộc đang 
chịu chế độ thuộc địa; Với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò 
quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và thành lập 
Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc cho rằng cách mạng 
An Nam muốn thành công tất phải nhờ Quốc tế thứ ba. 
2. Hoàn cảnh trong nước 
a) Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp 
+ Từ năm 1858 thực dân Pháp bắt đầu tiến công quân sự để chiếm 
Việt Nam. Sau khi đánh chiếm được nước ta và tạm thời dập tắt 
được các phong trào đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp thiết 
lập bộ máy thống trị thực dân và tiến hành những cuộc khai thác 
nhằm cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt và mở rộng 
thị trường tiêu thụ hàng hóa. Chính sách thống trị của thực dân 
Pháp đã tác động mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam trên các lĩnh vực 
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. 
+ Dưới chính sách của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam diễn ra quá 
trình phân hóa sâu sắc: giai cấp địa chủ , giai cấp nông dân, giai cấp 
công nhân, giai cấp tư sản, tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam 
+ Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc này đều mang 
thân phận người dân mất nước, và ở mức độ khác nhau đều bị thực 
dân áp bức, bóc lột. Vì vậy, trong xã hội Việt Nam, ngoài mâu 
thuẫn cơ bản giữa nhân dân, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa 
chủ phong kiến, đã nảy sinh mâu thuẫn vừa cơ bản, vừa chủ yếu và 
ngày càng gay gắt trong đời sống dân tộc, đó là: mâu thuẫn giữa 
toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược. Tính chất 
của xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa, nửa phong kiến. 
+ Thực tiễn lịch sử Việt Nam đặt ra hai yêu cầu: 1- phải đánh đuổi 
thực dân Pháp xâm lược, giành lại độc lập cho dân tộc, tự do cho 
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 9 10 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 
nhân dân; 2- xóa bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho 
nhân dân, chủ yếu là ruộng đất cho nông dân. Trong đó, chống đế 
quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu. 
b) Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản 
cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX 
Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, phong trào đấu tranh giải 
phóng dân tộc theo khuynh hướng phong kiến và tư sản diễn ra 
mạnh mẽ và mang một số đặc điểm như sau: Các phong trào đấu 
tranh chống Pháp diễn ra sôi nổi, và đạt được kết quả ở những mức 
độ khác nhau; Mục tiêu của các cuộc đấu tranh ở thời kỳ này đều 
hướng tới giành độc lập cho dân tộc, nhưng trên các lập trường giai 
cấp khác nhau; Phương thức và biện pháp tiến hành khác nhau 
nhưng cuối cùng các cuộc đấu tranh đều thất bại; Một số tổ chức 
theo lập trường quốc gia tư sản ra đời đã thể hiện vai trò của mình 
trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và dân chủ. Sự thất bại 
của các phong trào yêu nước theo lập trường quốc gia tư sản ở Việt 
Nam đầu thế kỷ XX đã phản ánh địa vị kinh tế và chính trị yếu kém 
của giai cấp này trong tiến trình cách mạng dân tộc, phản ánh sự bất 
lực của họ trước những nhiệm vụ do lịch sử dân tộc Việt Nam đặt 
ra. 
- Sự thất bại của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp 
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã khiến cách mạng Việt Nam lâm 
vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối, về giai cấp lãnh 
đạo. Nhiệm vụ lịch sử đặt ra là phải tìm một con đường cách mạng 
mới, một giai cấp đủ tư cách đại biểu cho quyền lợi của dân tộc, 
của nhân dân, có đủ uy tín và năng lực để lãnh đạo cuộc cách mạng 
dân tộc, dân chủ đi đến thành công. 
- Sự phát triển của phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ 
XX là cơ sở xã hội thuận lợi cho sự tiếp biến con đường cách 
mạng vô sản ở Việt Nam và là một trong những nhân tố đưa tới sự 
ra đời của Đảng Cộng sản. 
 c) Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản 
- Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện về chính trị, tư tưởng và 
tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam bằng nhiều 
biện pháp, con đường. Những quan điểm cách mạng này đã tác 
động thức tỉnh và giác ngộ quần chúng, thúc đẩy phong trào đấu 
tranh yêu nước của nhân dân phát triển theo con đường cách mạng 
vô sản. 
- Sự phát triển phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản: 
phong trào công nhân có sức lôi cuốn phong trào dân tộc theo con 
đường cách mạng vô sản; phong trào yêu nước của nông dân phát 
triển mạnh mẽ, diễn ra ở nhiều nơi trong cả nước. Điều đặc biệt 
trong phong trào cách mạng ở Đông Dương là sự đấu tranh của 
quần chúng công nhân, nông dân có tính chất độc lập rõ rệt chứ 
không phải chịu ảnh hưởng quốc gia chủ nghĩa như lúc trước nữa. 
- Trong năm 1929, Việt Nam xuất hiện ba tổ chức cộng sản: Đông 
Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương 
Cộng sản liên đoàn. Ba tổ chức cộng sản đều giương cao ngọn cờ 
chống đế quốc, phong kiến, xây dựng chủ nghĩa cộng sản ở Việt 
Nam, nhưng lại hoạt động phân tán, chia rẽ đã ảnh hướng xấu đến 
phong trào cách mạng ở Việt Nam lúc này. Vì vậy, việc khắc phục 
sự chia rẽ, phân tán giữa các tổ chức cộng sản là yêu cầu khẩn khiết 
của cách mạng nước ta, là nhiệm vụ cấp bách trước mắt của tất cả 
những người cộng sản Việt Nam. 
II. Hội nghị thành lập Đảng và Cƣơng lĩnh chính trị đầu tiên 
của Đảng 
1. Hội nghị thành lập Đảng 
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 11 12 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 
- Hội nghị họp từ ngày 6-1-1930 và các đại biểu trở về An Nam 
ngày 8-2-1930. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III 
của Đảng Lao động Việt Nam (10-9-1960) đã quyết nghị lấy ngày 
3-2 dương lịch hàng năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng. 
- Thành phần hội nghị gồm 7 đại biểu. Hội nghị tập trung vào 
những nội dung sau: Hội nghị thảo luận và nhất trí với 5 điểm lớn 
trong đề nghị của Nguyễn Ái Quốc; Hội nghị thảo luận và thông 
qua các văn kiện: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương 
trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam; Hội 
nghị quyết định phương châm, kế hoạch thống nhất các tổ chức 
cộng sản trong nước, quyết định ra báo, tạp chí của Đảng Cộng sản 
Việt Nam. 
- Ngày 24-2-1930, theo đề nghị của Đông Dương Cộng sản Liên 
đoàn, Ban Chấp hành Trung ương lâm thời họp và ra Nghị quyết 
chấp nhận Đông Dương Cộng sản Liên đoàn gia nhập Đảng Cộng 
sản Việt Nam. Việc hợp nhất ba tổ chức cộng sản đã được hoàn tất. 
- Hội nghị hợp nhất thành công và sự ra đời của Đảng Cộng sản 
Việt Nam thể hiện bước phát triển biện chứng quá trình vận động 
của cách mạng Việt Nam – sự phát triển về chất từ Hội Việt Nam 
cách mạng thanh niên đến ba tổ chức cộng sản, đến Đảng Cộng sản 
Việt Nam trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và quan điểm cách 
mạng Nguyễn Ái Quốc. 
2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng 
- Các văn kiện được thông qua tại hội nghị thành lập Đảng Cộng 
sản Việt Nam: Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt 
của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng hợp thành Cương lĩnh 
chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cương lĩnh xác 
định các vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam: 
+ Phương hướng chiến lược của Cách mạng Việt Nam là: cách 
mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để đi tới xã hội 
cộng sản. 
+ Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng 
đất: 
> Về chính trị: đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và phong kiến, làm 
cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập; lập chính phủ công nông 
binh, tổ chức quân đội công nông. 
> Về kinh tế: thủ tiêu các thứ quốc trái; tịch thu toàn bộ sản nghiệp 
lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng v.v.) của tư bản đế quốc 
chủ nghĩa Pháp để giao cho chính phủ công nông binh quản lý; tịch 
thu toàn bộ ruộng đất của bọn đế quốc chủ nghĩa làm của công chia 
cho dân cày nghèo; bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; mở mang  ... ải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt 
trên cả ba cấp độ: sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia; những biến 
động trên thị trường quốc tế sẽ tác động nhanh và mạnh hơn đến thị 
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 127 128 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 
trường trong nước, tiềm ẩn nguy cơ gây rối loạn, thậm chí khủng 
hoảng kinh tế - tài chính; Ngoài ra, lợi dụng toàn cầu hóa, các thế 
lực thù địch sử dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” chống phá 
chế độ chính trị và sự ổn định, phát triển của nước ta. 
* Những cơ hội và thách thức nêu trên có mối quan hệ, tác động 
qua lại, có thể chuyển hóa lẫn nhau. Cơ hội không tự phát huy tác 
dụng mà tùy thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội. Tận dụng tốt cơ 
hội sẽ tạo thế và lực mới để vượt qua thách thức, tạo ra cơ hội lớn 
hơn. Ngược lại, nếu không nắm bắt, tận dụng thì cơ hội có thể bị bỏ 
lỡ, thách thức sẽ tăng lên, lần át cơ hội, cản trở sự phát triển. Thách 
thức tuy là sức ép trực tiếp, nhưng lại tác động đến đâu còn tùy 
thuộc vào khả năng và nỗ lực của chúng ta. Nếu tích cực chuẩn bị, 
có biện pháp đối phó hiệu quả, vươn lên nhanh trước sức ép của các 
thách thức thì không những sẽ vượt qua được thách thức mà còn có 
thể biến thách thức thành động lực phát triển. 
- Mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại. 
+ Lợi ích cao nhất của Tổ quốc là lấy việc giữ vững môi trường hòa 
bình, ổn định; tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi 
mới, để phát triển kinh tế - xã hội. Mở rộng đối ngoại và hội nhập 
kinh tế quốc tế là để tạo thêm nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển 
của đất nước; kết hợp nội lực với các nguồn lực từ bên ngoài tạo 
thàn nguồn lực tổng hợp để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, 
văn minh; phát huy vai trò và nâng cao vị thế của Việt Nam trong 
quan hệ quốc tế; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của 
nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ 
xã hội. 
- Tư tưởng chỉ đạo. 
Trong quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế phải quán triệt 
đầy đủ, sâu sắc các quan điểm: 
+ Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính là xây dựng thành công và 
bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đồng thời thực hiện 
nghĩa vụ quốc tế tho khả năng của Việt Nam. 
+ Giữ vững độc lập tự chủ, tự cường đi đôi với đẩy mạnh đa dạng 
hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. 
+ Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế; cố 
gắng thúc đẩy mặt hợp tác, nhưng vẫn phải đấu tranh dưới hình 
thức và mức độ thích hợp với từng đối tác; đấu tranh để hợp tác; 
tranh trực diện đối đầu, tranh để bị đẩy vào thế cô lập. 
+ Mở rộng quan hệ với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, 
không phân biệt chế độ chính trị xã hội. Coi trọng quan hệ hòa 
bình, hợp tác với khu vực; chủ động tham gia các tổ chức đa 
phương, khu vực và toàn cầu. 
+ Kết hợp đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại 
nhân dân. Xác định hội nhập kinh tế quốc tế là công việc của toàn 
dân. 
+ Giữ vững ổn định chính trị, kinh tế - xã hội; giữ gìn bản sắc văn 
hóa dân tộc; bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình hội nhập 
kinh tế quốc tế. 
+ Phát huy tối đa nội lực đi đôi với thu hút và sử dụng có hiệu quả 
các nguồn lực bên ngoài; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ; tạo 
ra và sử dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh của đất nước trong 
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 129 130 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 
+ Trên cơ sở thực hiện cam kết gia nhập WTO, đẩy nhanh nhịp độ 
cải cách thể chế, chính sách kinh tế phù hợp với chủ trương, định 
hướng của Đảng và Nhà nước. 
+ Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời phát 
huy vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân 
dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường 
sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân trong tiến trình hội nhập kinh 
tế quốc tế. 
b) Một số chủ trương, chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối 
ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế 
Trong các văn kiện của Đảng liên quan tới đối ngoại, đặc biệt là 
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa X (tháng 2-2007) đã đề ra 
một số chủ trương, chính sách lớn như: 
- Đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ổn 
định, bền vững: Hội nhập sâu sắc và đầy đủ vào nền kinh tế thế 
giới, nước ta sẽ có địa vị bình đẳng với các thành viên khác khi 
tham gia vào việc hoạch địn chính sách thương mại toàn cầu, thiết 
lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn; có điều kiện thuận lợi để 
đấu tranh bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp Việt Nam trong các cuộc 
tranh chấp thương mại với các nước khác, hạn chế được những 
thiệt hại trong hội nhập kinh tế quốc tế. 
- Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù 
hợp: Chủ động và tích cực xác định lộ trình hội nhập hợp lý, trong 
đó cần tận dụng các ưu đãi mà WTO dành cho các nước đang phát 
triển và kém phát triển; chủ động và tích cực nhưng phải hội nhập 
từng bước, dần dần mở cửa thị trường theo một lộ trình hợp lý. 
- Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù 
hợp với các nguyên tắc, quy định của WTO: bảo đảm tính đồng bộ 
của hệ thống pháp luật; đa dạng hóa các hình thức sở hữu, phát 
triển kinh tế nhiều thành phần; thúc đẩy sự hình thành, phát triển và 
từng bước hoàn thiện các loại thị trường; xây dựng các sắc thuế 
công bằng, thống nhất, đoan giản, thuận tiện cho mọi chủ thể kinh 
doanh. 
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ 
máy của nhà nước: Kiên quyết loại bỏ nhanh các thủ tục hành chính 
không còn phù hợp; đẩy mạnh phân cấp gắn với tăng cường trách 
nhiệm và kiểm tra, giám sát; thực hiện công khai, minh bạch mọi 
chính sách, cơ chế quản lý. 
- Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản 
phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế: Nâng cao năng lực điều hành 
của Chính phủ; tích cực thu hút đầu tư nước ngoài để nâng cao sức 
cạnh tranh của nền kinh tế; các doanh nghiệp điều chỉnh quy mô và 
cơ cấu sản xuất trên cơ sở xác định đúng đắn chiến lược sản phẩm 
và thị trường; điều chỉnh quy hoạch phát triển, nhanh chóng có biện 
pháp nâng cao sức cạnh tranh của một số sản phẩm. 
- Giải quyết tốt các vấn đề văn hóa, xã hội và môi trường trong quá 
trình hội nhập: Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong 
quá trình hội nhập; xây dựng cơ chế kiểm soát và chế tài xử lý sự 
xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ văn hóa không lành mạnh, 
gây phương hại đến sự phát triển đất nước, văn hóa và con người 
Việt Nam; kết hợp hài hòa giữ giữ gìn và phát huy có chọn lọc các 
giá trị văn hóa tiên tiến trong quá trình giao lưu với các nền văn hóa 
bên ngoài. 
- Xây dựng và vận hành có hiệu quả mạng lưới an sinh xã hội như 
giáo dục, bảo hiểm, y tế; đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, 
có các biện pháp cấm, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng có hại 
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 131 132 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 
cho môi trường; tăng cường hợp tác quốc tế trên lĩnh vực bảo vệ 
môi trường. 
- Giữ vững và tăng cường quốc phòng, an ninh trong quá trình hội 
nhập: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân 
vững mạnh; có phương án chống lại âm mưu “diễn biến hòa bình” 
của các thế lực thù địch. 
- Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà 
nước và đối ngoại nhân dân; chính trị đối ngoại và kinh tế đối 
ngoại: tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động đối ngoại của 
Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân nhằm tăng 
cường hiệu quả của hoạt động đối ngoại. Các hoạt động đối ngoại 
song phương và đa phương cần hướng mạnh vào việc phục vụ đắc 
lực nhiệm vụ mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập 
kinh tế quốc tế. Tích cực tham gia đấu tranh vì một hệ thống quan 
hệ kinh tế quốc tế bình đẳng, công bằng, cùng có lợi. 
- Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà 
nước đối với các hoạt động đối ngoại: tăng cường sự lãnh đạo của 
Đảng, tập trung xây dựng cơ cở Đảng trong các doanh nghiệp và 
xây dựng giai cấp công nhân trong điều kiện mới; đẩy mạnh xây 
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì 
dân, trọng tâm là cải cách hành chính. 
3. Thành tựu, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân 
a) Thành tựu và ý nghĩa 
* Hơn 20 năm thực hiện đường lối mở rộng quan hệ đối ngoại, hội 
nhập kinh tế quốc tế, nước ta đã đạt được những kết quả: 
- Phá thế bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, tạo dựng môi 
trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ 
quốc. 
+ Việc tham gia ký Hiệp định Pari (ngày 23-10-1991) về một giải 
pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia, đã mở ra tiền đề để Việt 
Nam thúc đẩy quan hệ với khu vực và cộng đồng quốc tế. 
+ Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc ngày 10-
11-1991; tháng 11-1992 Chính phủ Nhật Bản quyết định nối lại 
viện trợ ODA cho Việt Nam; bình thường hóa quan hệ với Hòa Kỳ 
ngày 11-7-1995. 
+ Tháng 7-1995, Việt Nam gia nhập ASEAN, đánh dấu sự hội nhập 
của nước ta với khu vực Đông Nam Á. 
- Giải quyết hòa bình các vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo với 
các nước liên quan. Việt Nam đã đàm phán thành công với 
Malaixia về giải pháp “gác tranh chấp, cùng khai thác” ở vùng biển 
chồng lấn giữa hai nước. Thu hẹp diện tranh chấp vùng biển giữa ta 
và các nước ASEAN. Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết Hiệp ước 
về phân định biên giới trên bộ, Hiệp định phân Vịnh Bắc Bộ và 
Hiệp định hợp tác về nghề cá [Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp 
hành Trung ươc, Ban chỉ đọa tổng kết lý luận: Báo cáo tổng kết 
mốt số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-2006), 
Lưu hành nội bộ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.96-97]. 
- Mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa dạng hóa, đa phương 
hóa. 
+ Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam có quan hệ chính thức với 
tất cả các nước lớn, kể cả 5 nước Ủy viên Thường trực Hội đồng 
Bảo an Liên hợp quốc; tất cả các nước lớn đều coi trọng vai trò của 
Việt Nam ở Đông Nam Á. 
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 133 134 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 
+ Đã ký Hiệp định khung về hợp tác với EU năm 1995; năm 1999 
ký thỏa thuận với Trung Quốc khung khổ quan hệ “Láng giềng hữu 
nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”; tháng 
5-2008 thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt 
Nam – Trung Quốc; ngày 13-7-2001, ký kết Hiệp định thương mại 
song phương Việt Nam – Hòa Kỳ; tuyên bố về quan hệ đối tác 
chiến lược với Nga năm 2001; khung khổ quan hệ đối tác tin cậy và 
ổn định lâu dài với Nhật Bản năm 2002. 
+ Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với 
+ Tháng 10-2007, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam 
làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008-
2009. 
- Tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế. Năm 1993, Việt Nam khai 
thông quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như: Quỹ 
Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát 
triển châu Á (ADB); sau khi gia nhập ASEAN (tháng 7-1995) Việt 
Nam đã tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA); tháng 
3-1996, tham gia Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM) với tư cách là 
thành viên sáng lập; tháng 11-2008, gia nhập tổ chức Diễn đàn hợp 
tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC); ngày 11-1-2007, 
Việt Nam được kết nạp làm thành viên thứ 150 của Tổ chức 
Thương mại thế giới (WTO). 
- Thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học 
công nghệ và kỹ năng quản lý. 
+ Về mở rộng thị trường: Nước ta đã tạo dựng được quan hệ kinh tế 
thương mại với trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 74 
nước áp dụng quy chế tối huệ quốc; thiết lập và ký kết hiệp định 
thương mại hai chiều với gần 90 nước và vùng lãnh thổ. Nếu năm 
1986, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 789 triệu USD, đến năm 2007 
đạt 48 tỷ USD; năm 2008 đạt khoảng 6.9 tỷ USD. 
+ Việt Nam đã thu hút được khối lượng lớn đầu tư nước ngoài. 
Năm 2007, thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam đạt 20,3 tỷ 
USD; năm 2008 đạt khoảng 65 tỷ USD. 
+ Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo cơ hội để nước ta tiếp cận những 
thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới. 
Nhiều công nghệ hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến được sử 
dụng tạo nên bước phát triển mới trong các ngành sản xuất. Đồng 
thời, thông qua các dự án liên doanh hợp tác với nước ngoài, các 
doanh nghiệp Việt Nam đã tiếp nhận được nhiều kinh nghiệm quản 
lý sản xuất hiện đại. 
- Từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế 
vào môi trường cạnh tranh. 
+ Trong quá trình hội nhập, nhiều doanh nghiệp đã đổi mới công 
nghệ, đổi mới quản lý, nâng cao năng suất và chất lượng, không 
ngừng vươn lên trong cạnh tranh để tồn tại và phát triển. 
+ Tư duy làm ăn mới, lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh làm thước 
đo và đội ngũ các nhà doanh nghiệp mới năng động, sáng tạo có 
kiến thức quản lý đang hình thành. 
-> Những kết quả trên đây có ý nghĩa rất quan trọng: đã tranh thủ 
được các nguồn lực bên ngoài kết hợp với các nguồn lực trong 
nước hình thành sức mạnh tổng hợ góp phần đưa đến những thành 
tựu kinh tế to lớn, góp phần giư vững và củng cố đọc lập, tự chủ, 
định hướng xã hội chủ nghĩa; giữ vững an ninh quốc gia và bản sắc 
văn hóa dân tộc; nâng cao vị thế và phát huy vai trò nước ta trên 
trường quốc tế. 
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 135 136 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 
b) Hạn chế và nguyên nhân 
Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện đường lối đối 
ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế cũng bộc lộ những hạn chế: 
- Trong quan hệ với các nước, nhất là các nước lớn, chúng ta còn 
lúng túng, bị động. Chưa xây dựng được quan hệ lợi ích đan xen, 
tùy thuộc lẫn nhau với các nước. 
- Một số chủ trương, cơ chế, chính sách chậm được đổi mới so với 
yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế; hệ 
thống luật pháp chưa được hoàn chỉnh, không đồng bộ, gây khó 
khăn trong việc thực hiện các cam kết của cá tổ chức kinh tế quốc 
tế. 
- Chưa hình thành được một kế hoạch tổng thể và dài hạn về hội 
nhập kinh tế quốc tế và là một lộ trình hợp lý cho việc thực hiện các 
cam kết. 
- Doanh nghiệp nước ta hầu hết quy mô nhỏ, yếu kém cả về quản lý 
và công nghệ; trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, trình độ trang 
thiết bị lạc hậu; kết cấu hạ tầng và các ngành dịch vụ cơ bản phục 
vụ sản xuất kinh doanh đều kém phát triển và có chi phí cao hơn 
các nước khác trong khu vực. 
- Đội ngũ cán bộ lĩnh vực đối ngoại chưa đáp ứng được về số lượng 
và chất lượng; cán bộ doanh nghiệp ít hiểu biết về luật pháp quốc 
tế, về kỹ thuật kinh doanh. 
Quá trình thực hiện đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế từ 
năm 1986 đến năm 2008, mặc dù vẫn còn những hạn chế, nhưng 
những thành tựu đã đạt được lại có ý nghĩa rất quan trọng: góp 
phần đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nền kinh tế 
Việt Nam có bước phát triển mới, thế và lực của Việt Nam được 
nâng cao trên thương trường và chính trường quốc tế. Các thành 
tựu đối ngoại trong hơn 20 năm qua đã cho thấy đường lối đối 
ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ 
đổi mới là đúng đắn và sáng tạo. 
  

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_chi_tiet_hoc_phan_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong.pdf