Đầu tư và chia sẻ chi phí trong giáo dục Đại học

Bài viết đề cập tới lợi ích của việc đầu tư cho giáo dục đại học (GDĐH),

một số xu hướng đầu tư và chia sẻ chi phí GDĐH trên thế giới. Tỷ lệ chi

Ngân sách Nhà nước (NSNN) trong tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng

lên, đầu tư của khu vực tư nhân cho GDĐH tăng mạnh, tỷ trọng đầu tư từ

NSNN cho một sinh viên đại học giảm xuống, tăng thu học phí và mở rộng

cho sinh viên vay vốn là các xu hướng thực hiện chia sẻ chi phí đang

được áp dụng ở một số nước trên thế giới. Khuyến nghị đối với Việt Nam,

cần hoàn thiện chính sách học phí để tăng cường đầu tư của cá nhân người

học cho GDĐH và yêu cầu người học chia sẻ chi phí GDĐH với Nhà nước.

Ngân sách Nhà nước được đầu tư chủ yếu cho hoạt động nghiên cứu và

phát triển (R&D) của các cơ sở GDĐH và những lĩnh vực cần ưu tiên trong

GDĐH. Cùng với việc tăng học phí, Nhà nước cần hoàn thiện chính sách

tín dụng cho sinh viên.

pdf 12 trang kimcuc 6140
Bạn đang xem tài liệu "Đầu tư và chia sẻ chi phí trong giáo dục Đại học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đầu tư và chia sẻ chi phí trong giáo dục Đại học

Đầu tư và chia sẻ chi phí trong giáo dục Đại học
71
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 207- Tháng 8. 2019
Đầu tư và chia sẻ chi phí trong giáo dục đại học
Hoàng Thanh Huyền
Khoa Kế toán- Kiểm toán, 
Học viện Ngân hàng
Ngày nhận: 23/07/2019 Ngày nhận bản sửa: 14/08/2019 Ngày duyệt đăng: 27/08/2019
Bài viết đề cập tới lợi ích của việc đầu tư cho giáo dục đại học (GDĐH), 
một số xu hướng đầu tư và chia sẻ chi phí GDĐH trên thế giới. Tỷ lệ chi 
Ngân sách Nhà nước (NSNN) trong tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 
lên, đầu tư của khu vực tư nhân cho GDĐH tăng mạnh, tỷ trọng đầu tư từ 
NSNN cho một sinh viên đại học giảm xuống, tăng thu học phí và mở rộng 
cho sinh viên vay vốn là các xu hướng thực hiện chia sẻ chi phí đang 
được áp dụng ở một số nước trên thế giới. Khuyến nghị đối với Việt Nam, 
cần hoàn thiện chính sách học phí để tăng cường đầu tư của cá nhân người 
học cho GDĐH và yêu cầu người học chia sẻ chi phí GDĐH với Nhà nước. 
Ngân sách Nhà nước được đầu tư chủ yếu cho hoạt động nghiên cứu và 
phát triển (R&D) của các cơ sở GDĐH và những lĩnh vực cần ưu tiên trong 
GDĐH. Cùng với việc tăng học phí, Nhà nước cần hoàn thiện chính sách 
tín dụng cho sinh viên.
Từ khóa: đầu tư cho giáo dục đại học, chia sẻ chi phí
Investment and cost sharing in higher education
Abstract: The article addresses the benefits of investing in higher education (HE) and some trends of investment 
and cost sharing in higher education in the world. The increase of proportion of state budget spending 
on GDP, and private investment for higher education, the decrease of proportion of state investment per 
tertiary student, the increase in tuition and expansion for student loans has proved positive trend in higher 
educationfinance in some countries around the world. Recommendation for Vietnam is that it is necessary 
to complete the tuition policy to increase the investment of students and their family, and ask them to share 
higher education cost. The State budget is mainly invested in research and development of higher education 
institution. Along with the increasing tuition fee policy, the State needs to improve credit policies for students. 
Keywords: Investment in higher education, Cost sharing.
Huyen Thanh Hoang, PhD student
Email: huyenht@hvnh.edu.vn
Accounting & Auditing Falculty, Banking Academy of Vietnam
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 207- Tháng 8. 201972
Đầu tư và chia sẻ chi phí trong giáo dục đại học
1. Giới thiệu 
Đầu tư GDĐH là một khái niệm được sử 
dụng trong kinh tế học, hàm ý quá trình 
sử dụng phối hợp các nguồn lực trong một 
khoảng thời gian xác định nhằm đạt được 
kết quả hoặc một tập hợp các mục tiêu xác 
định trong điều kiện kinh tế xã hội nhất 
định (Từ Quang Phương và Phạm Văn 
Hùng, 2013). Các nguồn lực được huy 
động vào đầu tư có thể là tài nguyên thiên 
nhiên, sức lao động, trí tuệ, vốn, công 
nghệ Các kết quả thu được của hoạt 
động đầu tư có thể là sự gia tăng về mặt 
giá trị của các tài sản tài chính hay sự tăng 
thêm năng lực sản xuất, năng lực phục vụ 
sản xuất hay sự gia tăng tài sản trí tuệ hoặc 
năng suất lao động của nguồn nhân lực. 
Các kết quả thu được từ hoạt động đầu tư 
có thể là kết quả trực tiếp cho nhà đầu tư, 
được thể hiện ở lợi nhuận mà nhà đầu tư 
thu được. Kết quả này cũng có thể là gián 
tiếp cho toàn bộ nền kinh tế xã hội, thể 
hiện qua nâng cao mức đóng góp vào tăng 
trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc 
sống của người dân và sự phát triển của 
từng cá nhân trong xã hội, nâng cao trình 
độ dân trí (Từ Quang Phương và Phạm 
Văn Hùng, 2013). Khi đề cập tới đầu tư 
cho GDĐH, tác giả Phùng Xuân Nhạ và 
Phạm Xuân Hoan (2012) cũng cho rằng: 
“Giáo dục là một lĩnh vực đầu tư, đầu tư 
tiền vốn kinh phí và thời gian để nâng cao 
trình độ, nhằm nâng cao năng suất lao 
động”. Dưới góc độ cá nhân người học, 
thì đầu tư cho GDĐH được hiểu là “quá 
trình chủ thể đầu tư sử dụng các nguồn lực 
trong một khoảng thời gian nhất định để 
cá nhân được giáo dục nhằm đạt tới trình 
độ văn hóa, phẩm chất đạo đức, chuyên 
môn nghề nghiệp cao hơn, giúp mang lại 
cho chủ thể đầu tư những lợi ích trong 
tương lai mà được kỳ vọng là có giá trị lớn 
hơn so với các nguồn lực được sử dụng 
cho quá trình giáo dục đó” (Đặng Thị 
Minh Hiền, 2016).
Cùng với những lợi ích mà GDĐH đem 
lại cho cộng đồng và cá nhân người học, 
các quốc gia, các doanh nghiệp, tổ chức và 
cá nhân ngày càng sẵn sàng đầu tư nhiều 
nguồn lực cho GDĐH. Đồng thời, theo 
quá trình phát triển, nhu cầu học đại học 
ngày càng tăng cao, vượt xa khả năng bao 
cấp của ngân sách chính phủ. Vì vậy, ở đa 
số các nước trên thế giới, chính phủ không 
còn bao cấp cho GDĐH như trước đây 
nữa, mà thay vào đó là xu hướng chia sẻ 
gánh nặng tài chính với người học, thông 
qua phương thức chủ yếu là tăng học phí. 
Tuy nhiên, điều này đã vấp phải những 
phản đối không ít từ phía người dân, vốn 
đã quen với sự bao cấp của nhà nước trong 
GDĐH. Tuy vậy, GDĐH được coi là hàng 
hóa cá nhân và mang tính đầu tư, đồng 
thời nó đem lại lợi ích trong tương lai cho 
người học thông qua thu nhập tăng lên và 
tri thức tích lũy được (WB, 2008). Chính 
vì vậy, đầu tư cho GDĐH cần được thực 
hiện đồng thời giữa các bên và tài chính 
GDĐH cần được chia sẻ giữa Nhà nước 
và người học. 
Chia sẻ chi phí được hiểu là sự dịch 
chuyển một phần gánh nặng chi phí 
GDĐH từ chỗ “trông cậy” hoàn toàn hoặc 
gần như hoàn toàn vào chính phủ, thực 
chất là những người đóng thuế, sang một 
số nguồn cung cấp tài chính khác nhờ vào 
phụ huynh và/hoặc sinh viên, dưới dạng 
học phí hoặc phí sử dụng, nhằm chi trả 
toàn bộ các chi phí cho cơ sở vật chất và 
đội ngũ giảng dạy mà cơ sở giáo dục hay 
chính phủ cung cấp trước đây (Johnstone, 
2003). Thuật ngữ chia sẻ chi phí đã được 
sử dụng nhiều trong các nghiên cứu trên 
thế giới về vấn đề tài chính cho GDĐH. 
Trong một báo cáo về giáo dục và đào tạo 
Số 207- Tháng 8. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 73
HOÀNG THANH HUYỀN
của Liên minh Châu Âu (2014), khái niệm 
chia sẻ chi phí được sử dụng như thuật 
ngữ về “sự chuyển dịch dần chi phí nhằm 
đảm bảo sự cân bằng giữa nguồn tài chính 
công và tài chính tư nhân” cho GDĐH. 
Chia sẻ chi phí một mặt mô tả thực tế chi 
phí GDĐH đang được cả nhà nước và sinh 
viên chi trả, mặt khác nó cũng hàm ý về 
đổi mới chính sách tài chính cho GDĐH, 
thay vì chính phủ bao cấp phần lớn chi 
phí GDĐH như trước đây, thì sinh viên 
sẽ phải cùng chia sẻ chi phí này với nhà 
nước. 
Bài viết này đề cập tới những lợi ích của 
việc đầu tư cho GDĐH và xu hướng chia 
sẻ chi phí GDĐH của một số nước trên 
thế giới, từ đó rút ra một số khuyến nghị 
cho Việt Nam trong việc thực hiện chia 
sẻ chi phí GDĐH và đổi mới chính sách 
tài chính GDĐH nhằm đạt được mục tiêu 
“chất lượng” và “công bằng” trong GDĐH 
ở Việt Nam hiện nay. 
2. Lợi ích của đầu tư cho giáo dục đại 
học
Lợi ích của GDĐH rất lớn và cả nhà nước 
và tư nhân đều gặt hái lợi ích từ thành 
quả của dịch vụ này. Theo Alexander 
Griboyeov (1817), một nhà biên kịch Nga 
thế kỷ XIX, cho rằng: “Con người càng 
được giáo dục nhiều thì mức độ hữu dụng 
của họ đối với đất nước của họ càng tăng 
lên”. Ở Việt Nam, Nghị quyết TW8, Khóa 
XI (2013) của Ban chấp hành Trung ương 
Đảng đã khẳng định: “Đầu tư cho giáo 
dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên 
đi trước trong các chương trình, kế hoạch 
phát triển kinh tế- xã hội”. 
Chính vì vậy, đầu tư cho giáo dục nói 
chung và GDĐH nói riêng ngày càng nhận 
được sự quan tâm của Nhà nước, người 
học, nhà trường, và các lực lượng khác 
trong xã hội. Đối với Nhà nước, việc tăng 
cường đầu tư cho GDĐH thông qua chính 
sách học phí thấp trở nên không có hiệu 
quả, mà học phí cần để người học tự “đầu 
tư”. Đối với mỗi cá nhân, lợi ích của việc 
đầu tư cho GDĐH thể hiện ở các khía 
cạnh sau đây:
Một là, đầu tư cho GDĐH được coi là 
khoản đầu tư cho tương lai của mỗi con 
người. GDĐH là một loại dịch vụ đặc thù, 
tiêu thụ nó là quá trình tác động thẳng 
từ nhà cung cấp (người dạy) đến người 
tiêu dùng (người học). Kiến thức mà nhà 
trường truyền tải, người học có thể lưu giữ 
và tích lũy qua năm tháng. Những kiến 
thức này sẽ là phương tiện, giúp cho người 
học có khả năng tạo ra sức lao động, có 
tri thức và tạo ra hiệu quả cao hơn so với 
trường hợp không có nó (Đặng Thị Lệ 
Xuân, 2017). Như vậy, có thể thấy rằng 
GDĐH chính là phương tiện nâng cao 
năng suất, hiệu quả của người lao động 
trong tương lai. Tri thức được bồi đắp 
qua nhiều năm tháng thông qua quá trình 
tích lũy, cho phép con người phát triển 
thêm năng lực cá nhân cho tới khi có thể 
sử dụng được. Sự khác biệt về khả năng 
tích lũy của bản thân người học đã tạo 
nên những giá trị riêng của giáo dục. Đặc 
biệt, trong hệ thống giáo dục quốc dân thì 
GDĐH là trình độ mà người học có thể 
tích lũy được kiến thức một cách nhanh 
nhất, hiệu quả nhất và có liên hệ mật thiết 
với trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng 
như năng lực giải quyết công việc của 
các cá nhân (Phùng Xuân Nhạ và Phạm 
Xuân Hoan, 2012). Nói một cách đầy đủ, 
GDĐH là sản phẩm có giá trị tích lũy và 
đầu tư cho GDĐH là đầu tư cho tương lai. 
Mặt khác, ở nhiều nước trên thế giới, giá 
trị kinh tế ngày càng tăng của việc tiếp 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 207- Tháng 8. 201974
tục học sau trung học, được minh chứng 
bằng sự chênh lệch mỗi ngày một lớn 
trong thu nhập bình quân của những người 
tốt nghiệp đại học so với những người 
không tham gia học đại học (Arthur M. 
Hauptman, 2006). Vì vậy, GDĐH đang 
dần chuyển từ lĩnh vực truyền thống như 
dạy học, phục vụ hành chính công sang xu 
hướng đáp ứng nhu cầu của thị trường và 
của lực lượng lao động. Trong bối cảnh 
tỷ trọng nguồn lực công cho GDĐH ngày 
càng giảm thì quan niệm về trường đại học 
như là một loại dịch vụ công ngày càng 
lấn át. 
Hai là, GDĐH được coi là hàng hóa 
cá nhân. Trên thế giới tồn tại hai quan 
điểm khác nhau về tính chất của dịch vụ 
GDĐH. Theo quan điểm của UNESCO 
(2015), GDĐH có đặc trưng của hàng hóa 
công cộng, đó là không có tính cạnh tranh 
và tính loại trừ. Theo đó, mọi người đều 
có thể sử dụng hàng hóa và dịch vụ chung 
với nhau mà không ảnh hưởng gì tới nhau 
và rất khó hoặc không thể thu tiền đối với 
hàng hóa này một khi nó được cung cấp. 
Tuy nhiên, theo ý nghĩa kinh tế học và 
dựa trên diễn biến thực tế của thế giới thì 
GDĐH chứa đựng nhiều yếu tố của hàng 
hóa tư nhân (WB, 2008). Hàng hóa tư 
nhân có cả hai đặc tính, là tính “loại trừ” 
(excludability), và tính ganh đua (rivalry). 
Tính loại trừ thể hiện ở khả năng ngăn 
cản việc sử dụng hàng hóa của ai đó hay 
không khi nó được cung cấp, tức là quá 
trình tiêu dùng hàng hóa cá nhân này có 
ảnh hưởng tới việc hưởng thụ hàng hóa 
hay dịch vụ đó của người khác hay không, 
thông thường thể hiện qua giá (tiền). Tính 
“ganh đua” được thể hiện ở chỗ quá trình 
tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ của cá nhân 
này có ảnh hưởng tới việc hưởng thụ hàng 
hóa và dịch vụ đó của người khác hay 
không. Dịch vụ GDĐH có cả hai thuộc 
tính trên, nghĩa là chúng ta hoàn toàn có 
thể thu tiền đối với dịch vụ GDĐH một 
khi nó được cung cấp. Mặt khác, một 
sinh viên giành được một chỗ học trong 
trường đại học thì đương nhiên loại trừ 
và ảnh hưởng đến việc sử dụng của một 
sinh viên khác. Như vậy, GDĐH có đầy 
đủ thuộc tính của hàng hóa cá nhân, được 
thụ hưởng trực tiếp từ người tiêu dùng và 
có thể thu được tiền từ người sử dụng nên 
GDĐH hoàn toàn có thể được cung cấp 
bởi khu vực tư nhân. Hơn nữa, vì là hàng 
hóa cá nhân nên nó có thể được cung cấp 
theo cơ chế thị trường trên cơ sở cung cầu 
Hình 1. Xu hướng lợi ích ròng của các cấp học
Nguồn: Đặng Thị Lệ Xuân (2017) trích từ George Psacharopoulos (1994)
Đầu tư và chia sẻ chi phí trong giáo dục đại học
Số 207- Tháng 8. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 75
HOÀNG THANH HUYỀN
và cơ chế giá (Joseph E. Sticglitz, 1995). 
Ba là, GDĐH là bậc học có khả năng thu 
hồi vốn đầu tư nhanh nhất. Bởi lẽ người 
học sau khi tốt nghiệp đại học có khả năng 
tìm việc làm với mức thu nhập cao hơn 
và dễ dàng hơn so với các cấp học khác 
(Đặng Thị Minh Hiền, 2009). Thống kê 
cho thấy, thu nhập của cá nhân dường 
như phụ thuộc chặt chẽ vào bằng cấp họ 
có. Theo số liệu của Pew (2013), những 
người trong khoảng 25- 32 tuổi tốt nghiệp 
đại học đang làm việc toàn thời gian 
kiếm được nhiều tiền hơn những người 
cùng tuổi chỉ tốt nghiệp trung học khoảng 
17.500USD/năm đối với cả 2 nhóm giới 
tính. Robert F. Bruner (2012) đã chỉ ra 
rằng, ở Mỹ người có bằng cấp cao thì thu 
nhập cũng cao hơn và ít thất nghiệp hơn. 
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, học vấn 
còn có tác động mạnh mẽ tới khả năng tìm 
việc làm, nhất là đối với phụ nữ. Chẳng 
hạn như, ở Ý tỷ lệ có việc làm đã tăng từ 
34% lên đến 81% nếu được giáo dục thêm 
từ trình độ dưới trung học phổ thông lên 
đến đại học và sau đại học. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, 
các con số tương ứng của phụ nữ là 22% 
và 71% (Michael & Kretovics, 2004).
Bốn là, đầu tư cho GDĐH có thể đem lại 
mức sinh lời cao nhất. Một số nghiên cứu 
trên thế giới đã chỉ ra rằng, các cá nhân 
khi đầu tư cho GDĐH thì có mức sinh 
lời cao hơn nhiều (khoảng 15% đến 20%/
năm) so với đầu tư vào nhà cửa, bất động 
sản (chỉ khoảng 1%) (Robert F. Bruner, 
2012). Hơn nữa, với các nước đang phát 
triển (trong đó có Việt Nam), lợi ích mà 
GDĐH mang lại cho các cá nhân cao hơn 
nhiều so với ở các nước phát triển, ở Hồng 
Kông là 25,7%, ở Malaysia là 34,5%, ở 
Singapore là 25,4%, ở Brazil là 28,2% 
(George Psacharopoulos, 1994). 
3. Xu hướng đầu tư và chia sẻ chi phí 
giáo dục đại học trên thế giới
Tỷ lệ chi NSNN cho GDĐH trong GDP 
tăng lên
Tỷ lệ % chi NSNN so với GDP tăng lên 
là một trong những tiêu chí được dùng để 
đo lường mức độ đầu tư của nhà nước cho 
giáo dục đào tạo nói chung và GDĐH nói 
riêng. Giữa các quốc gia khác nhau, tỷ 
lệ này cũng rất khác nhau do những đặc 
điểm, sức mạnh về kinh tế và tình hình 
chính trị xã hội của quốc gia đó. 
Hình 3 thể hiện tỷ lệ % chi NSNN cho 
GDĐH trong GDP ở một số nước công 
nghiệp phát triển và khu vực Đông Nam 
Á trong giai đoạn 2005- 2015. Như vậy có 
thể thấy rằng, xu hướng chung là đầu tư 
Hình 2. Thuộc tính của một số loại hàng hóa
Nguồn: Joseph E. Sticglitz (1995)
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 207- Tháng 8. 201976
của Nhà nước cho GDĐH ở đa số các nước 
phát triển và đang phát triển trên thế giới đã 
và đang tăng lên. Một số nước công nghiệp 
phát triển như Anh, Áo, Úc, Bỉ, Pháp, Đức, 
Tây Ban Nha, Đan Mạch, Thụy Điển có 
tỷ lệ % chi NSNN cho GDĐH trong GDP 
tăng lên rõ nét. Ba quốc gia ở Đông Nam 
Á có tỷ lệ chi ngân sách tăng đáng kể là 
Hàn Quốc, Indonesia, và Singapore. Tại 
bốn nước Bắc Âu: Đan Mạch, Phần Lan, 
Na Uy, Thụy Điển, nơi có tiềm lực kinh tế 
mạnh và theo mô hình Nhà nước phúc lợi, 
chi ngân sách cho GDĐH rất cao và cao 
hơn tất cả các nước (Hình 3), đạt mức xấp 
xỉ 2% trong giai đoạn 2010- 2015. Chỉ có 
Phần Lan có xu hướng cắt giảm chi tiêu 
ngân sách cho GDĐH từ 2,08% năm 2010 
xuống còn 1,89% năm 2015, ba nước còn 
lại vẫn duy trì ổn định tỷ lệ này và có xu 
hướng tăng lên. 
Mặc dù vậy, trong giai đoạn 2005- 2 ... P
Nước 2002 2012 2017
Anh 0,55 0,56 0,5
Áo 0,68 0,82 0,92
Bỉ 0,54 0,67 0,83
Đan Mạch 0,74 1,01 1,07
Đức 0,75 0,92 0,93
Tây Ban Nha 0,47 0,61 0,54
Thụy Sĩ 0,92 1,05 0,97
Nguồn: European Commission (2019)
Bảng 2. Tỷ lệ đóng góp của nhà nước và tư nhân cho cơ sở GDĐH tại một số nước OECD 
năm 2006, 2011, 2013
Đơn vi: %
Nước 2006 2011 2013
% nhà nước % tư nhân % nhà nước % tư nhân % nhà nước % tư nhân
Anh 64,8 35,2 30,2 69,8 45,4 54,6
Canada 53,4 46,6 57,4 42,6 37,2 62,8
NewZealand 63 37 64,5 35,5 31,1 68,9
Mỹ 34 66 34,8 65,2 39,6 60,4
Úc 47,6 52,4 45,6 54,4 34,5 65,5
Áo 84,5 15,5 88,9 11,1 50,9 49,1
Bỉ 90,6 9,4 90,1 9,9 55,6 44,4
Pháp 83,7 16,3 80,8 19,2 57 43
Đức 85 15 84,7 15,3 44,5 55,5
Tây Ban Nha 78,2 21,8 77,5 22,5 45,1 54,9
Ý 73 27 66,5 33,5 51,1 48,9
Đan Mạch 96,4 3,6 94,5 5,5 56,5 43,5
Phần lan 95,5 4,5 95,9 4,1 57,5 42,5
Na Uy 97 3 95,9 4,1 55,9 44,1
Thụy Điển 89,1 10,9 89,5 10,5 52,4 47,6
Hàn Quốc 23,1 76,9 27 73 31,8 68,2
Nhật Bản 32,2 67,8 34,5 65,5 42,7 57,3
Nguồn: OECD (2013) và tính toán của tác giả
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 207- Tháng 8. 201978
như Mỹ là 476,5 tỷ USD, Trung Quốc là 
370,6 tỷ USD, tiếp theo là Nhật Bản với 
mức chi phí là 170,5 tỷ USD, Đức có mức 
chi 109,8 tỷ USD, Hàn Quốc là 73,2 tỷ 
USD. Khi tính về chia sẻ trong tổng chi 
phí cho R&D trên toàn thế giới thì các 
nước trên đạt tỷ lệ cao nhất, lần lượt là 
26,4%, 20,6%, 9,5%, 6,1% và 4,1%. 
Đầu tư của khu vực tư nhân cho GDĐH 
tăng mạnh
Đầu tư của khu vực tư nhân cho GDĐH 
có xu hướng tăng lên mạnh mẽ. Bảng 2 
cho thấy tỷ lệ đóng góp của khu vực tư 
nhân cho GDĐH trong tổng nguồn thu 
của trường tăng lên ở hầu hết các quốc gia 
thuộc khối OECD trong giai đoạn 2006- 
2013. Nguồn tài chính của các trường đại 
học được phân chia thành đóng góp từ hai 
khu vực nhà nước và tư nhân. Số liệu cũng 
cho thấy tỷ lệ đóng góp của khu vực nhà 
nước cho cơ sở GDĐH giảm mạnh khi so 
sánh với khu vực tư nhân. Điển hình là ở 
các nước như New Zealand, Pháp, Đức, 
Tây Ban Nha, Ý và 4 nước Bắc Âu: Đan 
Mạch, Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển. 
Tuy vậy, một số quốc gia không theo xu 
hướng chung, có tỷ trọng đầu tư của Nhà 
nước cho GDĐH tăng lên trong cả giai 
đoạn là Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản. Các 
nước này đã tăng tỷ lệ đóng góp của Nhà 
nước trong tổng nguồn thu của nhà trường 
lên từ 5- 10%. Tuy nhiên, trong tổng đầu 
tư cho GDĐH, thì đầu tư của khu vực tư 
nhân vẫn chiếm tỷ trọng lớn (trên 60%), 
lần lượt là năm 2013 ở Mỹ và ở Hàn Quốc 
là 60,4% và 68,2%, ở Nhật Bản năm 2011 
là 65,5%. 
Số liệu Bảng 2 cho thấy, Anh là nước có 
tỷ lệ đóng góp của Nhà nước cho GDĐH 
giảm mạnh, từ 64,8% năm 2006 xuống 
còn 30,2% năm 2011. Năm 2011, tỷ lệ 
đóng góp của tư nhân cho giáo dục đạt 
mức 69,8%, cao hơn rất nhiều so với các 
nước phương Tây khác. Tuy nhiên, theo 
De Boer, Enders và Schimank (2009), cải 
cách GDĐH ở Anh theo hướng sử dụng cơ 
chế thị trường có vẻ đã quá đà và gây ra 
một số hệ quả bất lợi. Các trường đại học 
không có thành tựu nổi bật sẽ khó thu hút 
kinh phí dành cho nghiên cứu và trở thành 
cơ sở chỉ chuyên về giảng dậy. Điều này 
đi ngược với mục tiêu xây dựng trường 
đại học có hoạt động đa dạng, đáp ứng 
nhu cầu của sinh viên. Chính vì vậy, đầu 
tư của khu vực Nhà nước cho các cơ sở 
GDĐH sau đó đã phục hồi, tăng lên 45,4% 
vào năm 2013. 
Tỷ trọng đầu tư công cho một sinh viên 
vẫn giảm nhưng tốc độ chậm lại
Số liệu của Unesco (1998) cho thấy, chi 
tiêu của chính phủ cho một sinh viên đại 
học (tính theo tỷ lệ %) so với tổng sản 
phẩm quốc gia (GNP) bình quân đầu 
người trong giai đoạn 1980- 1995 đã giảm 
đi một nửa ở hầu hết các nước trên thế 
giới (Varghese, 2001). Theo số liệu của 
Ngân hàng thế giới (WB, 2015), chi tiêu 
của Chính phủ cho một sinh viên không 
chỉ cho từng nước riêng rẽ mà còn được 
tính cho một số các nhóm nước (Bảng 3). 
Số liệu cho thấy xu hướng giảm tỷ trọng 
chi tiêu công trên một sinh viên đại học 
vẫn tiếp tục trong giai đoạn 1998- 2010 ở 
các khu vực khác nhau trên thế giới, tuy 
nhiên tốc độ giảm đã chậm lại. 
Số liệu ở Bảng 4 cho thấy chi tiêu Chính 
phủ cho một sinh viên đại học theo tỷ lệ % 
so với GDP bình quân đầu người của các 
nước trong giai doan 2012- 2015. Ở đa số 
các nước, chi tiêu công cho một sinh viên 
đại học so với GDP bình quân đầu người 
Đầu tư và chia sẻ chi phí trong giáo dục đại học
Số 207- Tháng 8. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 79
HOÀNG THANH HUYỀN
giảm mạnh trong giai đoạn 2005- 2012, và 
giảm nhẹ ở giai đoạn tiếp theo 2012- 2015, 
điển hình là các nước Áo, Đan Mạch, Mỹ, 
Na Uy, Nhật Bản. Singapore, Malaysia 
cũng có tỷ lệ chi tiêu công giảm trong giai 
đoạn 2010- 2014. 
Một số nước không tuân theo xu hướng 
chung về giảm chi tiêu Chính phủ cho một 
sinh viên đại học tính theo tỷ lệ % GDP 
Bảng 3. Chi tiêu Chính phủ cho một sinh viên đại học của một số khu vực trên thế giới
Đơn vi: % GDP 
Nước 1998 2000 2003 2005 2008 2010 2011
Các nước OECD thu nhập cao 31,4 28,1 26,3 23,6 24 26,7 27,8
Các nước thành viên OECD 32,0 28,1 27,2 24,1 24,4 28 28,4
Khu vực Trung Âu và Baltics 33,5 31,9 26,1 21,8 20,0 24,1 20,6
Khu vực Châu Âu và Trung Á - - 27,1 24,4 25,0 27,1 24,5
Các nước đang phát triển khu 
vực Mỹ Latin và Caribbean - - 39,1 32,6 - - 29,6
Nguồn: WB (2015)
Bảng 4. Chi tiêu của chính phủ cho một sinh viên đại học theo tỷ lệ % so với GDP bình quân 
đầu người ở một số nước trên thế giới giai đoạn 2005- 2015
Nước 2005 2010 2012 2014 2015
Anh 30,4 24,5 40,43 41,41 35,49
Áo 48,4 37,9 37,06 35,82 35,96
Bỉ 33,7 34,8 - - 32,32
Đan Mạch 54,1 54,3 41,90 43,13 -
Mỹ 22,2 20,9 21,93 21,30 -
Na Uy 48,8 44,3 40,54 42,40 37,32
New Zealand 25,0 30,9 28,08 26,38 26,92
Phần Lan 32,9 36,8 36,01 35,80 34,55
Pháp 33,5 37,2 34,07 33,43 32,97
Tây Ban Nha 22,3 28,0 23,85 22,99 22,94
Thụy Điển 38,2 39,6 41,63 40,98 37,71
Úc 21,7 21,4 19,11 21,92 21,54
Ý 21,1 24,4 24,53 26,27 25,26
Nhật Bản 19,0 25,4 - - 15,27
Hàn Quốc 8,2 - - 26,35 25,22
Malaysia - 47,0 44,26 - -
Singapore - 27,4 25,16 21,27 -
Thailand 25,5 17,0 18,25 18,17 -
Việt Nam - 39,8 32,81 34,50 -
Nguồn: Unesco (2015)
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 207- Tháng 8. 201980
bình quân đầu người, đó là Anh, Ý, Hàn 
Quốc. Đây là những nước có chi tiêu công 
cho một sinh viên đại học không cao, xấp 
xỉ 20%. Vì thế, các nước này khi tăng tỷ 
lệ chi tiêu công cho GDĐH thì con số này 
cũng chỉ ngang bằng với các nước khác 
trong khu vực. 
Thái Lan, Việt Nam có tỷ lệ này giảm 
trong giai đoạn 2010- 2012, ở Việt Nam 
tỷ lệ này giảm từ 39,8% xuống 32,81%, 
nhưng lại tăng nhẹ trong giai đoạn tiếp 
theo. 
Trong khi tài trợ của Nhà nước cho một 
sinh viên đại học có xu hướng giảm xuống 
thì chi phí đào tạo một sinh viên lại có xu 
hướng tăng lên do một số nguyên nhân sau 
đây:
- Chi trả tiền lương cho đội ngũ giảng 
viên, cán bộ đang tăng lên: Trong các nền 
kinh tế dựa vào tri thức, nhu cầu về lao 
động tri thức tăng lên, do vậy, tiền lương 
giảng viên có xu hướng tăng nhanh hơn 
tiền công bình quân trong xã hội.
- Các trường đại học đang đổi mới chương 
trình đào tạo và mở những ngành đào tạo 
mới đáp ứng nhu cầu thị trường, do vậy 
chi phí đào tạo tăng cao.
- Chi phí đầu tư cho công nghệ, nhất là 
các ngành vật lí, kỹ thuật và y khoa của 
các trường đại học nghiên cứu đang tăng 
nhanh. 
Để giải quyết với vấn đề tài chính cho các 
cơ sở GDĐH, nhiều Chính phủ đã áp dụng 
chính sách chia sẻ chi phí đào tạo giữa 
Nhà nước và người học, đồng thời tăng 
cường các hoạt động nhằm tạo thu nhập 
cho nhà trường. 
4. Kết luận và khuyến nghị cho Việt Nam
Bài viết đề cập đến lợi ích của việc đầu tư 
cho GDĐH và một vài xu hướng đầu tư 
cho GDĐH ở các nước trên thế giới. Từ 
những phân tích ở trên, có thể thấy rằng 
đầu tư cho GDĐH không chỉ mang lại lợi 
ích công cho xã hội mà còn là phương tiện 
phát triển cho mỗi cá nhân người học. Đây 
là lí do khiến nhà nước, doanh nghiệp, các 
tổ chức và cá nhân ngày càng có xu hướng 
đầu tư nguồn lực cho GDĐH. Xu hướng 
ở các nước trên thế giới cho thấy, vấn đề 
chia sẻ chi phí đang được áp dụng khá phổ 
biến, dưới các hình thức như tăng tỷ lệ chi 
NSNN trong GDP cho GDĐH, tăng đầu tư 
của khu vực tư nhân cho GDĐH, tỷ trọng 
đầu tư từ NSNN cho một sinh viên đại 
học giảm xuống, tăng thu học phí, Mặc 
dù chi tiêu của Chính phủ cho GDĐH có 
xu hướng tăng lên nhưng tỷ trọng đầu tư 
cho đào tạo một sinh viên đại học của khu 
vực Nhà nước giảm mạnh so với khu vực 
tư nhân. Tài chính cho GDĐH toàn cầu 
đã và đang vận động theo xu hướng này 
là do Chính phủ nhiều nước đã áp dụng 
chính sách cả Nhà nước và sinh viên cùng 
chi trả chi phí đào tạo đại học. Điều này 
dẫn tới “đầu tư” của tư nhân, người học và 
gia đình người học ngày càng tăng lên và 
chiếm tỷ trọng cao trong tổng đầu tư của 
xã hội cho GDĐH. Đồng thời, chi tiêu của 
Chính phủ cho GDĐH như một công cụ 
để điều chỉnh, phân luồng cơ cấu, ngành 
nghề đào tạo, sử dụng chủ yếu để đầu tư 
vào R&D của các cơ sở GDĐH, và tập 
trung vào những ngành nghề, lĩnh vực 
Nhà nước cần ưu tiên (Nguyễn Trường 
Giang, 2012), hay những lĩnh vực mà khu 
vực tư nhân không muốn hoặc không có 
động cơ tham gia đầu tư. 
Thực tế đặt ra vấn đề cho Việt Nam, 
trong bối cảnh NSNN có hạn và phải chi 
Đầu tư và chia sẻ chi phí trong giáo dục đại học
Số 207- Tháng 8. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 81
HOÀNG THANH HUYỀN
dùng cho nhiều lĩnh vực công ích khác, 
Chính phủ cần hoàn thiện chính sách 
học phí, để tăng cường “đầu tư” của cá 
nhân cho GDĐH và yêu cầu người học 
chia sẻ gánh nặng tài chính GDĐH với 
nhà nước. NSNN dành để tập trung đầu 
tư cho phát triển nghiên cứu hoặc tài trợ 
cho các ngành nghề có lợi ích lớn cho xã 
hội nhưng chưa nhận được sự quan tâm, 
đầu tư của các cá nhân. Mặc dù những 
thay đổi quyết liệt trong cơ chế tài chính 
GDĐH ở Việt Nam thời gian qua đã cho 
thấy những thay đổi đáng kể trong chính 
sách học phí theo Nghị định 86/2015/
NĐ-CP, mức học phí bình quân theo 
chương trình tối đa giai đoạn 2014- 2017 
là 10.000.000 đồng/năm, cao gấp đôi mức 
trần học phí năm học 2014- 2015 theo 
Nghị định 49/2010/NĐ-CP. Nếu Việt 
Nam vẫn tiếp tục duy trì mức học phí thấp 
thì các trường đại học không đủ để bù đắp 
chi phí đào tạo và nâng cao chất lượng. 
Vì vậy, Nhà nước cần huy động sự đóng 
góp của người học để có đủ nguồn lực tài 
chính cho nền GDĐH phát triển, đạt mục 
tiêu chất lượng và cạnh tranh trong khu 
vực và thế giới. 
Bên cạnh đó, không phải cá nhân nào 
cũng hiểu hết được lợi ích của GDĐH 
và có đủ khả năng tài chính để “đầu tư”. 
Chính vì vậy, Nhà nước cần cân nhắc 
đến việc hoàn thiện chính sách hỗ trợ tài 
chính, cho sinh viên vay vốn, để đảm bảo 
các cá nhân có đủ điều kiện và cơ hội để 
đầu tư cho tương lai của mình. Thực tế ở 
Việt Nam hiện nay mới chỉ có một chương 
trình tín dụng cho HSSV theo Quyết 
định 157/2007/QĐ-TTg dành cho các đối 
tượng có hoàn cảnh khó khăn. Trong thời 
gian hơn 10 năm thực hiện đã đạt được 
những kết quả đáng kể, tổng doanh số tín 
dụng cho sinh viên vay học tập gần 60.000 
tỉ đồng với hơn 3,5 triệu HSSV được vay 
vốn cho chi phí học tập (Bộ Giáo dục và 
Đào tạo, 2017). Tuy vậy, chương trình tín 
dụng trên vẫn còn một số hạn chế, mức 
vay vốn còn thấp chưa đáp ứng được nhu 
cầu của SV, đối tượng được vay vốn còn 
hạn chế, thủ tục còn cứng nhắc Chính vì 
vậy, Việt Nam cần đa dạng hóa các hình 
thức vay vốn, mở rộng đối tượng sinh 
viên được vay vốn ưu đãi, có phân loại 
mức vốn vay cho từng đối tượng Các 
chương trình này được thiết kế có thể hoạt 
động lâu dài và bền vững nhằm đảm bảo 
mọi thành phần trong xã hội đều có cơ hội 
tiếp cận hệ thống GDĐH.■
Tài liệu tham khảo 
1. Arthur M. Hauptman (2006), Higher Education Finance: Trends and Issues, International Handbook of Higher 
Education, Springer, 83-106.
2. ARWU (Academic Ranking of World Universities- 2014),  truy 
cập ngày 22/6/2019.
3. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị TW8 khóa XIX về đổi mới căn 
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, ban hành ngày 04/11/2013.4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng kết công tác HSSV 
tại  truy cập ngày 
12/7/2019.
4. De Boer, H., Enders, J.,& Schimank, U. (2007), On the Way towards New Public Management? The Governance 
of University Systems in England, the Netherlands, Austria, and Germany, New Forms of Governance in Research 
Organizations (pp. 137-154). Dordrecht: Springer. 
5. Đặng Thị Lệ Xuân (2017), Tính đầu tư của giáo dục đại học: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam, 
Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số 238, ISSN: 1859-0012.7. 
6. Euro Commision, Government and higher education expenditure on R&D tại https://rio.jrc.ec.europa.eu/en/stats/
public-government-and-higher-education-rd-expenditure-gdp truy cập ngày 20/7/2019.
7. George Psacharopoulos, (1994), Returns to Investment in Education: A Global Update, World Development, Vol 22. 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 207- Tháng 8. 201982
8. Joseph E. Sticglitz (1995), Kinh tế học công cộng, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 
9. Ngô Quang Hưng (2014), Nghiên cứu và phát triển trong giáo dục đại học, Tham luận tại Hội thảo Đối thoại Giáo 
dục Việt Nam 2014, tại https://hocthenao.vn/2014/09/22/nghien-cuu-va-phat-trien-trong-dai-hoc-ngo-quang-hung/ truy 
cập ngày 11/7/2019.
10. Nguyễn Trường Giang (2012), Đổi mới cơ chế tài chính gắn với nâng cao chất lượng đào tạo đại học, thực hiện 
mục tiêu công bằng và hiệu quả, Hội thảo Đổi mới cơ chế tài chính đối với GDĐH, Hà Nội, tháng 11/2012.
11. OECD (2012, 2014, 2016), Education at a Glance: OECD indicators, OECD Publishing. truy cập tại https://www.
oecd.org/education/highlights.pdf
12. Phạm Thị Lan Phượng (2015), Xu hướng tài trợ giáo dục đại học và vai trò của nhà nước trong dẫn dắt hệ thống, 
Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM, Số 11(77), pp.21-32. 
13. Phạm Phụ (2009), Đầu tư và Chia sẻ chi phí trong GDĐH Việt Nam tại 
tu-va-chia-se-chi-phi-trong-giao-duc-dai-hoc-post169522.gd, truy cập ngày 22/8/2018.12. 
14. Phùng Xuân Nhạ, Phạm Xuân Hoan (2012), Chi phí, lợi ích đầu tư cho GDĐH Việt Nam và lộ trình cải cách học 
phí cho nhóm ngành”, Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 264 tháng 10/2012, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. 
15. Robert F. Bruner(2012), The ROI on One’s Own Higher Education tại 
brunerblog/2012/10/the-roi-on-one’s-own-higher-education, truy cập ngày 10/8/2018.
16. Steve O.Michael, Mark A. Kretovics (2004), Financing higher education in a global market tại: https://www.
questia.com/library/120083264/financing-higher-education-in-a-global-market, truy cập ngày 20/6/2019.
17. UNESCO (2015)  cập ngày 10/10/2018.
18. WB (1994), Higher Education: The Lessons of Experience, Washington, DC: the World Bank.
19. WB (2008), Vietnam: Higher Education and Skills for Growth tại 
INSTEASTASIAPACIFIC/Resources/Vietnam-HEandSkillsforGrowth.pdf, truy cập ngày 25/5/2019.
20. WB (2015),  truy cập ngày 15/6/2019. 
21. Varghese, N. V. (2001), The Limits to Diversification of Sources of Funding in Higher Education, Paris: UNESCO: 
International Institute for Educational Planning.
tiếp theo trang 81
Đầu tư và chia sẻ chi phí trong giáo dục đại học

File đính kèm:

  • pdfdau_tu_va_chia_se_chi_phi_trong_giao_duc_dai_hoc.pdf