Đầu tư tư nhân: Động lực phát triển của nền kinh tế
Tăng trưởng và phát triển kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với tất cả mọi quốc
gia, là thước đo chủ yếu, là tiền đề vật chất để giảm bớt tình trạng đói nghèo. Mỗi
thành phần kinh tế đều có bản chất riêng, có quy luật kinh tế riêng, dựa trên hình
thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất và đều cùng tồn tại và tác động đến tăng
trưởng kinh trưởng kinh tế. Nắm vững được bản chất của đầu tư tư nhân, biết rõ các
yếu tố tạo ra sự thu hút đầu tư tư nhân nhằm sử dụng chúng một cách có hiệu quả
nhất trong quá trình phát triển kinh tế. Trong bài viết này, tác giả chủ yếu phân tích
vai trò của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua,
đồng thời nêu lên những yếu tố tác động tới việc thu hút đầu tư tư nhân ở Việt Nam.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đầu tư tư nhân: Động lực phát triển của nền kinh tế
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 1 ĐẦU TƯ TƯ NHÂN: ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ Dương Quỳnh Nga1 Phạm Thu Hương1 TÓM TẮT Tăng trưởng và phát triển kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với tất cả mọi quốc gia, là thước đo chủ yếu, là tiền đề vật chất để giảm bớt tình trạng đói nghèo. Mỗi thành phần kinh tế đều có bản chất riêng, có quy luật kinh tế riêng, dựa trên hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất và đều cùng tồn tại và tác động đến tăng trưởng kinh trưởng kinh tế. Nắm vững được bản chất của đầu tư tư nhân, biết rõ các yếu tố tạo ra sự thu hút đầu tư tư nhân nhằm sử dụng chúng một cách có hiệu quả nhất trong quá trình phát triển kinh tế. Trong bài viết này, tác giả chủ yếu phân tích vai trò của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời nêu lên những yếu tố tác động tới việc thu hút đầu tư tư nhân ở Việt Nam. Từ khóa: Đầu tư tư nhân, tăng trưởng kinh tế, chính sách nhà nước 1. Đặt vấn đề Nghị quyết số 10-TQ/TW ngày 3 tháng 6 năm 2017 Hội Nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) đưa ra mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỷ trọng tổng sản phẩm nội địa (GDP). Theo Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, tăng trưởng kinh tế năm 2018 sẽ dựa vào mức tăng trưởng đều ở cả ba khu vực. Kinh tế tư nhân luôn là vấn đề gây tranh cãi và đụng chạm đến nhiều khía cạnh chính trị - xã hội. Với sự nhất quán trong đường lối đổi mới của Đảng, với phương châm nhìn thẳng vào sự thật, tôn trọng sự thật, nói đúng sự thật, cùng với sự nỗ lực của các nhà lý luận, các nhà quản lý và sự hưởng ứng của nhân dân, kinh tế tư nhân đã hồi phục, phát triển và trở thành một lực lượng kinh tế lớn mạnh, góp phần vào công cuộc đổi mới nhằm xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân trong việc góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế thời gian qua. Bài viết này dùng phương pháp nghiên cứu tổng hợp để tìm ra vai trò của đầu tư tư nhân ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua và nêu lên những yếu tố tác động đến việc thu hút đầu tư tư nhân ở Việt Nam. 2. Kinh tế tư nhân Khái niệm về kinh tế tư nhân được hiểu qua hai cấp độ khác nhau: Theo cấp độ khái quát, được xem xét trên góc độ khu vực nhà nước và khu vực ngoài quốc doanh, kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế nằm ngoài quốc 1Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh Email: nga.dq@ou.edu.vn TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 2 doanh (ngoài khu vực kinh tế nhà nước), bao gồm các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó tư nhân nắm trên 50% vốn đầu tư. Kinh tế tư nhân cần được hiểu là tất cả các cơ sơ sản xuất kinh doanh không dựa trên sở hữu nhà nước về các yếu tố của quá trình sản xuất. Bản chất của doanh nghiệp tư nhân là họ sử dụng nguồn vốn của chính họ và chính túi tiền của họ. Nguyên tắc hoạt động của loại hình doanh nghiệp tư nhân là tự bỏ vốn, tự tổ chức, tự chủ trong kinh doanh và tự bù lỗ. Ở cấp độ hẹp hơn, kinh tế tư nhân gồm có kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Như vậy, kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế gắn liền với loại hình sở hữu tư nhân, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất tồn tại dưới các hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và các hộ kinh doanh cá thể. Đây là khu vực kinh tế rất nhạy cảm với những đặc trưng của nền kinh tế thị trường, có tiềm lực lớn trong việc nâng cao năng lực nội sinh của đất nước và tăng trưởng kinh tế. Vì vậy việc phát triển kinh tế tư nhân có lợi cho chủ nghĩa xã hội và được coi là điều kiện không thể thiếu để xây dựng thành công kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài, là động lực quan trọng để phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. 3. Vai trò của kinh tế tư nhân đối với tăng trưởng kinh tế a. Về mặt lý thuyết Đầu tư tư nhân giữ vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế thị trường (Ghura, 1997; Kim, 1998; Khan và Reinhart, 1990 [1]). Đầu tư của doanh nghiệp tư nhân giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu ngân sách của chính phủ bằng cách thu thuế, giảm nhập khẩu và/ hoặc tăng xuất khẩu, giúp chuyển giao công nghệ, phát triển kinh doanh địa phương. Vì vậy tất cả các chính phủ đều tăng cường nỗ lực thu hút đầu tư tư nhân (Bond và Samuelson, 1986; Nam và Radulescu, 2004; Pennings, 2000; Yu và cộng sự, 2007). b. Thực trạng ở Việt Nam Năm 2002, cả nước có 55.236 doanh nghiệp tư nhân. Đến năm 2016 cả nước có 495.826 doanh nghiệp tư nhân. Kinh tế tư nhân sử dụng 85% lao động trong nền kinh tế, có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 20003 - 2015 là 10,2%, đóng góp khoảng 39- 40% GDP cho đất nước. Tuy nhiên kinh tế tư nhân chưa thật sự trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế. Kinh tế tư nhân chủ yếu vẫn là kinh tế hộ cá thể. 97% doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, trình độ công nghệ lạc hậu, đổi mới chậm, trình độ quản trị, năng lực tài chính, năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh, chất lượng sản TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 3 phẩm còn thấp. Cơ cấu ngành nghề của doanh nghiệp tư nhân còn chưa hợp lý, hơn 80% hoạt động thương mại, dịch vụ chỉ có hơn 10% hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, chỉ có khoảng 1% doanh nghiệp đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên theo cuộc khảo sát lần thứ 16 của Grant Thornton thực hiện vào tháng 3 năm 2017 thì người tham gia vẫn thể hiện sự lạc quan đối với triển vọng đầu tư tại Việt Nam với sự tăng thêm cả về mức độ hấp dẫn và các hoạt động đầu tư. Việt Nam được xem là điểm đến hấp dẫn đầu tư thứ hai trong toàn khu vực Đông Nam Á. Thứ nhất, khu vực kinh tế tư nhân góp phần xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Kinh tế tư nhân làm cho các quan hệ sở hữu của nền kinh tế trở nên đa dạng hơn. Sự biến đổi của quan hệ sản xuất đã kéo theo sự biến đổi của quan hệ quản lý và phân phối làm cho quan hệ sản xuất trở nên linh hoạt, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất vốn còn thấp và phát triển không đều giữa các vùng, các ngành trong cả nước. Nhờ vậy khơi dậy và phát huy tiềm năng về vốn, đất đai, lao động, kinh nghiệm sản xuất của các tầng lớp nhân dân, các dân tộc vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thứ hai, kinh tế tư nhân góp phần quan trọng thu hút vốn nhàn rỗi của xã hội và sử dụng tối đa các nguồn lực của địa phương. Các doanh nghiệp tư nhân thường có quy mô vừa và nhỏ, lại được phân tán ở hầu hết các địa phương, các vùng lãnh thổ nên có khả năng sử dụng các tiềm năng về nguyên vật liệu, lao động và kinh nghiệm sản xuất các nghành nghề truyền thống của địa phương. Kinh tế tư nhân đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách nhà nước và đóng góp đáng kể vào việc xây dựng các công trình văn hóa, trường học, thể dục, thể thao. Thứ ba, kinh tế tư nhân góp phần thu hút bộ phận lớn lực lượng lao động và đào tạo nguồn nhân lực mới cho thị trường lao động. Kinh tế tư nhân có thể thu hút lực lượng lao động đông đảo, đa dạng, phong phú cả về mặt số lượng cũng như chất lượng, từ lao động thủ công đến lao động chất lượng cao ở tất cả các vùng, miền của đất nước, ở mọi tầng lớp dân cư Ngoài tạo công ăn việc làm, do những đòi hỏi để đứng vững trong cạnh tranh, các doanh nghiệp phải luôn tìm những biện pháp tổ chức lao động, quản lý có hiệu quả nhất, vì vậy kỹ thuật lao động được thực hiện rất nghiêm ngặt. Chính điều này góp phần đào tạo nên đội ngũ lao động có kỹ năng và tác phong công nghiệp. Thứ tư, kinh tế tư nhân góp phần thúc đẩy đất nước hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam muốn phát triển nhanh cần phải hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, thu hút vốn và công nghệ vào nền kinh tế của mình. Tính đến ngày 20 tháng 10 năm 2017, các dự án FDI đã giải ngân được TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 4 14,2 tỷ USD. Như vậy, một nguồn vốn rất lớn đã được đưa vào nền kinh tế từ khu vực FDI và khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước, từ đó bù đắp cho phần vốn công giải ngân chậm, góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Nhiều công trình, dự án rất lớn, quan trọng được thông qua nhờ nguồn vốn xã hội. Trong bảng xếp hạng VNR500, năm 2017, đóng góp của khu vực tư nhân đã tăng lên từ 27% năm 2016 lên 32,3%. 4. Các yếu tố tác động tới đầu tư tư nhân Tuy nhiên báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia cũng chỉ ra rằng, các vấn đề nội tại của nền kinh tế như trình độ công nghệ thấp, đất đai, tài nguyên đang dần cạn kiệt trong khi năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tuy có cải thiện nhưng chưa thật sự đột phá. Quản lý nhà nước khuyến khích các công ty tư nhân. Vì vậy các chính sách công hỗ trợ cho đầu tư tư nhân tránh được rủi ro có thể (Krasniqi và Desai, 2016 [2]; Kshetri và Dholakia, 2011; Peev, 2015). Hơn nữa, quản lý nhà nước tốt giúp xây dựng lòng tin và cung cấp các quy tắc và sự ổn định cần thiết cho kế hoạch đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian dài, đồng thời tạo ra sự tương tác giữa sản xuất chính phủ, đại lý công và các công ty, sau đó theo cân bằng Nash đạt được, sẽ cung cấp phúc lợi xã hội cao nhất (Kously và cộng sự, 2006; Dzhumashev, 2014). Lập luận này cho rằng hành chính công hoạt động như một động lực cơ bản để biến đổi chi tiêu công thành tăng trưởng năng suất. Cùng với đó, Knack (2003) cho rằng quản lý nhà nước tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua thay đổi hành vi của các tác nhân kinh tế có ảnh hưởng đáng kể đến việc phân bổ các nguồn lực của nhà nước và tư nhân. Cũng như quản lý hiệu quả, chính phủ có thể tránh tìm kiếm lợi nhuận và ngăn chặn các nhóm lợi ích khai thác quyền lực tùy ý (Buchanan, 1980 [3]; Kimenyi và Tollison, 1999 [4]). Nếu tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong thu mua công, khoản trợ cấp tối ưu và quy mô chi tiêu công sẽ giảm, trong khi đó đầu tư tư nhân sẽ được kích thích (Barbosa và cộng sự, 2016) [5]. Ngược lại, quản trị yếu kém làm giảm môi trường đầu tư và làm tăng rủi ro liên quan đến các quyết định đầu tư tư nhân. Barro (1991) [6] cho thấy một mối liên hệ tiêu cực giữa bạo lực chính trị và đầu tư tư nhân. Morrissey và Udomkerdmongkol (2012) [7] nhận thấy rằng tham nhũng và bất ổn chính trị chủ yếu gây ảnh hưởng xấu đến đầu tư tư nhân. Percoco (2014) [8] nhấn mạnh rằng, các thể chế tốt hơn, liên quan đến tự do dân sự, khuôn khổ pháp lý tốt hơn và tham nhũng thấp hơn, khuyến khích sự tham gia của tư nhân vào các quan hệ đối tác công tư nhân. Các khoản đầu tư của các doanh nghiệp TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 5 đa quốc gia vào các nước đang phát triển phụ thuộc vào cấu trúc quản trị của chính phủ sở tại. Trong khi Braga và Moreira (2013) nhấn mạnh rằng sự ổn định về kinh tế và sự tín nhiệm của chính phủ là những yếu tố quyết định sự tăng trưởng dài hạn của đầu tư tư nhân tại Braxin thì Nguyen và Yu (2014) cho rằng các tổ chức quyền tài sản yếu kém đang làm giảm năng suất của các công ty Trung Quốc. Mặc dù đã chú ý đến mối quan hệ giữa quản lý nhà nước và đầu tư tư nhân trong một thời gian dài nhưng lý thuyết về hiệu quả của quản trị nhà nước đối với đầu tư tư nhân vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu. Ví dụ, một số học giả cho rằng tham nhũng có thể là điều kiện đầu tư tư nhân (Zelekha và Bar Efrat, 2011) [9], trong khi một số khác xem đó là rào cản đối với đầu tư tư nhân (Nguyễn và van Dijk, 2012 [10]; Voyer và Beamish, 2004). Do đó mối quan hệ giữa chi tiêu công cộng, quản lý nhà nước và đầu tư tư nhân cũng bị đặt câu hỏi vì hiệu quả của chi tiêu công đối với đầu tư tư nhân có thể được củng cố hoặc suy yếu khi một trong số đó bao gồm quản lý nhà nước trong mô hình. Hiện tại, tác động tương tác giữa quy mô của chính phủ và quản trị công đã bị bỏ qua trong các tài liệu về các yếu tố quyết định đầu tư tư nhân mặc dù hiệu quả của chi tiêu công là điều kiện của chất lượng quản trị công. Với sự đóng góp của chi tiêu công vào năng suất tư nhân, quản trị tốt đồng nghĩa với việc sử dụng có hiệu quả các khoản chi tiêu của chính phủ nhằm khuyến khích đầu tư tư nhân. Dzhumashev (2014) cho rằng các nước có chất lượng quản trị cao hơn có quy mô chi tiêu của chính phủ cao hơn so với các nước có chất lượng quản lý thấp hơn. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, chính phủ Việt Nam đã đưa các cơ quan chủ chốt vào hoạt động để hỗ trợ khu vực tư nhân. Quản lý nhà nước và cải cách thể chế có tác động quan trọng đến việc tăng hiệu suất của công ty, giúp chuẩn bị cho các doanh nghiệp trong nước những đổi mới chiến lược và khả năng cạnh tranh hiệu quả hơn so với các nước khác. Malesky và cộng sự (2009) chỉ ra rằng những cải tiến trong các thể chế quản trị là những yếu tố quyết định quan trọng trong việc lựa chọn khu vực chính thức ngay từ đầu và các quyền về tài sản có ảnh hưởng đáng kể đến việc chính thức hóa hơn các khía cạnh khác của tổ chức. Tuy nhiên ADB (2005) [11] và Schaumburg-Müller (2005) cho rằng khung pháp lý và quy định cho hoạt động của các doanh nghiệp thiếu cơ chế đáng tin cậy để giải quyết tranh chấp thương mại. Khu vực tư nhân trong nước của Việt Nam đã hạn chế tiếp cận với các nguồn lực chính và bảo vệ thị trường. Những thay đổi trong quản trị công có ít ảnh hưởng đến đầu tư tư nhân. Sự kết hợp giữa hầu hết các TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 6 khía cạnh của quản trị địa phương và đầu tư tư nhân là không đáng kể (McCulloch và cộng sự, 2013). Ngoài ra Nguyễn và van Dijk (2012) [10] cung cấp bằng chứng cho thấy các chính sách công có xu hướng đối với các doanh nghiệp nhà nước là nguyên nhân chính của tham nhũng làm méo mó môi trường kinh doanh và làm tăng trưởng kinh tế. Van và Sudhipongpracha (2015) nhận thấy thâm hụt ngân sách của Việt Nam là cao nhất ở Đông Nam Á, nhưng không liên quan trực tiếp đến tình hình kinh tế xấu. Sự thay đổi xếp hạng tín dụng quốc gia có ảnh hưởng đến đầu tư tư nhân thực sự của các quốc gia được đánh giá lại. Tăng trưởng tăng đáng kể khi quốc gia đó được nâng hạng tín dụng, tuy nhiên sự gia tăng này chỉ là tạm thời. Choong và cộng sự (2013) thấy sự sụt giảm đáng kể, tạm thời trong tăng trưởng đầu tư tư nhân sau khi hạ bậc xếp hạng chủ quyền. Tính chất không thể đảo ngược của đầu tư có thể là giải thích cho sự thay đổi tạm thời trong tỷ lệ tăng trưởng của đầu tư vốn vật chất liên quan đến việc điều chỉnh xếp hạng tín dụng quốc gia. Choong (2012) [12] xem xét mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế trong một hội nghị gồm 95 nước phát triển và đang phát triển từ năm 1983 đến năm 2006. Bằng cách sử dụng phương pháp phân tích tổng thể về phân tích thời gian (GMM), Choong thấy có bằng chứng mạnh mẽ về mối quan hệ tích cực giữa dòng FDI chảy vào một quốc gia và hiệu quả kinh tế của nó. Ông cũng tìm thấy bằng chứng cho thấy hệ thống tài chính trong nước là một điều kiện tiên quyết để FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Những ý nghĩa chính sách rõ ràng. Cần nỗ lực để cải cách và cải thiện sự phát triển của hệ thống tài chính trong nước để hưởng lợi nhiều hơn từ sự có mặt của FDI. 5. Kết luận Sau 30 năm đổi mới, kinh tế tư nhân cũng đã ngày được coi trọng và khuyến khích phát triển. Từ chỗ chỉ được thừa nhận và cho phép tồn tại thì nay đã được coi là “động lực quan trọng của nền kinh tế và xu thế tất yếu giúp Nhà nước thực thi nhiệm vụ kinh tế đã đề ra” (Đại hội XII - 2016). Tuy nhiên kinh tế tư nhân vẫn chưa thật sự phát huy được tiềm năng vốn có vì những hạn chế về hoàn thiện pháp luật, nguồn nhân lực, hành lang pháp lý để đảm bảo cho kinh tế tư nhân phát triển. Do đó để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân, Nhà nước cần có những biện pháp hỗ trợ tích cực trong việc phát triển mối quan hệ giữa nhà nước với tư nhân, giữa tư nhân trong nước và tư nhân nước ngoài. TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 7 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Khan, Mohsin, Reinhart, C. (1990), “Private investment and economic growth in developing countries”, World Development, vol. 18, 19-27 2. Krasniqi, B. and Desai, S. (2016), “Institutional drivers of high-growth firms: country-level evidence from 26 transition economies”, Small Business Economics, 47 (4): 1075-1094 3. Buchanan, J.M. (1980), “Rent-Seeking and profit-Seeking” In: Tollison, J.M., Buchanan, R.D., Tullock, G. (Eds.), Toward a Theory of RentSeeking Society, Texas A & MUniversity Press, College Station 4. Kimenyi, S.M., Tollison, D.R. (1999), Rent seeking, institutions, and economic growth. In: Mwagi Kimenyi, S., Mbaku, Mukum John (Eds.), “Institutions and CollectiveChoice in Developing Countries” Ashgate, Aldershot, England; Brookfield, Vt.Knack, S., 2003. Democracy, Governance and Growth. The University of Michigan Press, Ann Arbor 5. Barbosa, D., Carvalho, V.M., Pereira, P.J. (2016), “Public stimulus for private investment: an extended real options model”, Economie Model, 52 (Part B), 742–748 6. Barro, R. (1991), “Economic growth in a cross section of countries”, The Quarterly Journal of Economics, Vol. 106, 407-443 7. Morrissey, O., Udomkerdmongkol, M. (2012), “Governance, private investment and foreign direct investment in developing countries”, World Development, vol. 40 (3), 437–445 8. Percoco, M. (2014), “Quality of institutions and private participation in transport infrastructure investment: evidence from developing countries”, Transportation Research Part A: Policy Practice vol. 70, 50–58 9. Zelekha, Y., Bar-Efrat, O. (2011), Crime, terror and corruption and their effect on private investment in Israel. Open Econ. Rev. 22 (4), 635–648 10. Nguyen, T.T., van Dijk, M.A. (2012), “Corruption, growth, and governance: private vs. state-owned firms in Vietnam”, Journal of Bank and Finance 36 (11), 2935–2948 11. ADB (2005), Viet Nam Private Sector Assessment, ADB: Strategy and Program Assessment, Retrieved from private-sectorassessment 12. Choong, C-K. (2012), “Does domestic financial development enhance the linkages between foreign investment and economic growth”, Emperical Economic, vol. 42 (3), 819-834 TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 8 PRIVATE INVESTMENT: MOTIVATION FOR THE ECONOMIC GROWTH ABSTRACT Economic growth and development are important for all countries and also a key metric, a material precondition for reducing poverty. Each economic component has its own nature, its own economic law, based on the most proprietary form of capital goods. It exists and influences the economic growth. It is necessary to understand the nature of private investment, and know the factors that drive private investment in order to use them most effectively in economic development. In this article, the author mainly analyzes the role of private investment in Vietnam's economic growth over the past years and at the same time raises the factors that influence the attraction of private investment in Vietnam. Keywords: Private investment, economic growth, policy of government (Received: 23/7/2018, Revised: 20/8/2018, Accepted for publication: 18/9/2018)
File đính kèm:
- dau_tu_tu_nhan_dong_luc_phat_trien_cua_nen_kinh_te.pdf