Đào tạo, thu hút nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp ở Bình Dương giai đoạn 1997 - 2015

Trong giai đoạn hiện nay, một trong những nguồn lực quan trọng cho phát triển của mỗi địa

phương nói riêng, mỗi quốc gia nói chung đó chính là nguồn nhân lực. Do đó, việc đào tạo, thu hút

nguồn nhân lực là một vấn đề quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của mỗi địa

phương cũng như mỗi quốc gia. Nhận thức được điều này nên trong những năm 1997 – 2015, Đảng

bộ, chính quyền tỉnh Bình Dương đã có nhiều chủ trương, chính sách để đào tạo thu hút nguồn nhân

lực phục vụ cho quá trình phát triển công nghiệp, góp phần quan trọng vào sự phát triển mạnh mẽ

của công nghiệp Bình Dương trong những năm qua.

pdf 6 trang kimcuc 15660
Bạn đang xem tài liệu "Đào tạo, thu hút nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp ở Bình Dương giai đoạn 1997 - 2015", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đào tạo, thu hút nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp ở Bình Dương giai đoạn 1997 - 2015

Đào tạo, thu hút nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp ở Bình Dương giai đoạn 1997 - 2015
137
Đào tạo, thu hút . . .
ĐÀO TẠO, THU HÚT NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN 
CÔNG NGHIỆP Ở BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 1997 - 2015
 Đỗ Minh Tứ*, Nguyễn Thị Kiều Oanh**
TÓM TẮT
Trong giai đoạn hiện nay, một trong những nguồn lực quan trọng cho phát triển của mỗi địa 
phương nói riêng, mỗi quốc gia nói chung đó chính là nguồn nhân lực. Do đó, việc đào tạo, thu hút 
nguồn nhân lực là một vấn đề quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của mỗi địa 
phương cũng như mỗi quốc gia. Nhận thức được điều này nên trong những năm 1997 – 2015, Đảng 
bộ, chính quyền tỉnh Bình Dương đã có nhiều chủ trương, chính sách để đào tạo thu hút nguồn nhân 
lực phục vụ cho quá trình phát triển công nghiệp, góp phần quan trọng vào sự phát triển mạnh mẽ 
của công nghiệp Bình Dương trong những năm qua.
Từ khóa: đào tạo, thu hút, nguồn nhân lực, phát triển công nghiệp, Bình Dương
TRAINING AND HUMAN RESOURCE ATTRACTION FOR INDUSTRIAL 
DEVELOPMENT STAGE IN BINH DUONG 1997 – 2015
ABSTRACT
In the current period, one of the most important resources for the development of each locality 
in particular, a country that is generally human resources. Therefore, the training and attracting 
human resources is an important issue in the process of industrialization and modernization of 
every local and every country. Aware of this, in the years 1997 - 2015, the Party Committee, the 
Binh Duong provincial government has made guidelines, policies and attract human resources to 
serve the industrial development process, contributing to importance to the development of the 
industry strong Binh Duong province in recent years.
Keywords: training, attracting, human resources, industrial development, Binh Duong 
* ThS. Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM. NCS. Trường Đại học KHXH và NV, Đại học Quốc Tp. Hồ Chí Minh. 
Email: dominhtu@ueh.edu.vn 
** GV. Trường Đại học Quốc tế Miền Đông, HVCH. Trường Đại học Thủ Dầu Một.
1. MỞ ĐẦU
Để tiến hành CNH, HĐH nói chung, phát 
triển công nghiệp nói riêng, nguồn nhân lực 
đóng một vai trò hết sức quan trọng, vì vậy, 
ngay từ những năm đầu của tiến trình CNH, 
tỉnh Sông Bé (cũ) đã coi lao động là một trong 
những ưu thế để thu hút đầu tư. Tuy nhiên, lợi 
thế đó dần dần mất đi do sự phát triển vượt bậc 
của công nghiệp. Sớm nhận thức được điều 
này nên ngay từ khi mới tái lập tỉnh (1997), 
Bình Dương đã quan tâm đến vấn đề phát 
triển, thu hút nguồn nhân lực phục vụ phát 
138
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
triển kinh tế - xã hội cũng như công nghiệp 
với những chủ trương, chính sách, biện pháp 
cụ thể và luôn coi đó là nhân tố then chốt cho 
sự phát triển của tỉnh.
2. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIÁO 
DỤC, ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC Ở 
BÌNH DƯƠNG
Để nhanh chóng có nguồn nhân lực phục 
vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH cũng như phát 
triển công nghiệp trong điều kiện một tỉnh 
mới được tái lập, Bình Dương đã đưa ra chủ 
trương “trải chiếu hoa đón nhân tài”, “Huy 
động rộng rãi các nguồn lực để đẩy mạnh các 
hoạt động đào tạo nhân lực có trình độ quản 
lý, có tay nghề kỹ thuật, tạo sự chuyển dịch cơ 
cấu lao động trong tỉnh đáp ứng yêu cầu của 
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá...Có 
chính sách thu hút và phát huy vai trò của đội 
ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật trên địa bàn 
tỉnh [4, tr.7]. 
Thực hiện chủ trương trên, Bình Dương 
đã có những chính sách khuyến khích phát 
triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp 
như: Tiếp tực đầu tư hoàn thành công trình 
trường đào tạo cán bộ, trung tâm dạy nghề 
tỉnh; khuyến khích mở rộng các cơ sở dạy 
nghề tư nhân, các trường dân lập; tổ chức các 
lớp học nghề tại xí nghiệp; kêu gọi các doanh 
nghiệp trong và ngoài nước hỗ trợ xây dựng 
các trung tâm đào tạo kỹ thuật phù hợp với 
nhu cầu phát triển của tỉnh. 
Trong năm 1997, UBND tỉnh Bình 
Dương đã ký Quyết định cho tiến hành xây 
dựng Trung tâm đào tạo Kỹ thuật Việt Nam – 
Singapore (nay là Trường Cao đẳng nghề Việt 
Nam – Singapore), đồng thời chỉ đạo các ban, 
ngành liên quan tổ chức củng cố, nâng cao chất 
lượng đào tạo của các Trung tâm xúc tiến và 
giải quyết việc làm, Trung tâm giáo dục tổng 
hợp, hướng nghiệp ở các huyện, thị. Đến hết 
năm 1997, toàn tỉnh Bình Dương có 04 trường 
Trung học chuyên nghiệp, 01 trường Cao đẳng 
và 05 trường đào tạo công nhân kỹ thuật, với 
6.487 học viên. Số học sinh tốt nghiệp trong 
năm là 4.082 người, chiếm 5% số lao động 
đang làm việc trong ngành công nghiệp. 
Với những chính sách thông thoáng, đến 
hết năm 2000, toàn tỉnh có 05 trường Trung 
học chuyên nghiệp với 2.432 học sinh, 03 
trường Cao đẳng và Đại học với 3.355 sinh 
viên, 06 trường công nhân kỹ thuật với 1.993 
học sinh. Số học sinh tốt nghiệp các trường 
Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, 
công nhân kỹ thuật trong năm 2000 là 5.011 
học sinh, chiếm gần 4% lao động đang làm 
việc trong ngành công nghiệp. 
Từ năm 2001 với chủ trương “Mở rộng 
đào tạo nghề phù hợp với thị trường lao động 
[5, tr.8], Bình Dương đã tiến hành: Liên kết 
với các trường đại học để đào tạo nguồn nhân 
lực; triển khai quy hoạch mạng lưới dạy nghề 
của tỉnh thời kỳ 2001 – 2010 và tiến hành 
đổi mới nội dung, phương pháp và quy trình 
đào tạo bậc giáo dục chuyên nghiệp; Khuyến 
khích phát triển đa dạng các hình thức dạy 
nghề, xây dựng cơ chế hỗ trợ phù hợp đối với 
các trung tâm đào tạo nghề dân lập hoặc bán 
công; Xây dựng cơ chế trách nhiệm giữa nhà 
nước–doanh nghiệp–người lao động về kinh 
phí dạy và học nghề; Mở rộng qui mô và nâng 
cấp các trường Trung học chuyên nghiệp, 
trường dạy nghề, phát triển nhanh các loại 
hình dạy nghề và công nhân kỹ thuật, tăng tỷ 
trọng loại hình này trong chương trình đào tạo 
nguồn nhân lực của tỉnh. Để thu hút học sinh 
tham gia học nghề, UBND tỉnh Bình Dương 
đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, hàng năm 
phân luồng khoảng 30% học sinh tốt nghiệp 
trung học cơ sở vào học các trường trung học 
chuyên nghiệp và dạy nghề.
139
Đào tạo, thu hút . . .
Trong năm 2007, Chính phủ đã chấp thuận 
cho tỉnh Bình Dương thành lập Trường Đại 
học Thủ Dầu Một trên cơ sở nâng cấp Trường 
Cao đẳng Sư phạm. Bộ Giáo dục và Đào tạo 
cũng chấp thuận cho Bình Dương thành lập 
Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Đông 
Nam. Ngoài ra, UBND tỉnh Bình Dương còn 
đã đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã 
hội cho thành lập Trường Cao đẳng Dạy nghề 
Đồng An. Ngoài ra, Bình Dương còn xúc tiến 
nhiều dự án đầu tư xây dựng các trường phổ 
thông, đại họccó qui mô lớn, thu hút vốn 
đầu tư trong và ngoài nước. 
Nhờ chính sách phát triển nguồn nhân lực 
hợp lý, nên hệ thống các trường trung học 
chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học 
ở Bình Dương ngày càng phát triển cả về số 
lượng, quy mô và chất lượng. Tính đến năm 
2015, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 05 
trường Đại học, 05 trường Cao đẳng, 02 cơ sở 
trường Đại học, 09 trường Trung học chuyên 
nghiệp và hàng chục cơ sở dạy nghề, đào tạo 
công nhân kỹ thuật với số lượng gần 40 ngàn 
học sinh, sinh viên. Tính riêng các trường Đại 
học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp số 
học sinh, sinh viên tốt nghiệp hàng năm lên 
tới hàng ngàn sinh viên, góp phần nâng cao 
tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở Bình Dương 
Xét về cơ cấu lao động đã qua đào tạo, 
mặc dù chưa đạt tới cơ cấu tối ưu 1 – 4 – 10 
(tức 1 lao động có trình độ đại học, cao đẳng, 
4 lao động có trình độ trung cấp, 10 lao động 
có trình độ công nhân kỹ thuật) nhưng với cơ 
cấu 1 – 1,05 – 2,51 thì tỷ lệ này hợp lý hơn các 
địa phương khác ở Đông Nam Bộ. Trong khi 
tỷ lệ lao động có trình độ công nhân kỹ thuật 
của Bình Dương là 2,51 thì tỷ lệ lao động có 
trình độ công nhân kỹ thuật ở Đồng Nai chỉ 
ở mức 1,7, ở Bà Rịa-Vũng Tàu là 1,73 và ở 
Thành phố Hồ Chí Minh là 1,04. Như vậy, để 
đạt được cơ cấu tối ưu thì Bình Dương cần 
phải có những chính sách, biện pháp hữu 
hiệu hơn nữa nhưng tỷ lệ trên cũng chứng 
minh tính đúng đắn, hiệu quả của những 
chủ trương, chính sách phát triển, thu hút 
nguồn nhân lực của Tỉnh trong những năm 
vừa qua.
3. THU HÚT NGUỒN NHÂN LỰC 
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 
Ở BÌNH DƯƠNG
Nhận thức được vai trò quan trọng của 
nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có 
trình độ cao đối với sự phát triển kinh tế – xã 
hội cũng như công nghiệp, tỉnh Bình Dương 
đã ban hành chính sách thu hút nguồn nhân 
lực với khẩu hiệu “trải chiếu hoa đón nhân 
tài”. Đó là bước đi phù hợp, vừa nhanh chóng 
đáp ứng được nguồn nhân lực cho phát triển, 
vừa giảm bớt chi phí đào tạo, đồng thời cùng 
cả nước giải quyết bài toán việc làm.
Để làm cầu nối giữa người lao động và 
doanh nghiệp, từ năm 2002, Bình Dương liên 
tục tổ chức “Ngày hội việc làm tỉnh” theo 
định kỳ 1 lần/năm. Tính đến năm 2005, với 
4 lần tổ chức, “Ngày hội việc làm” đã thu hút 
khoảng 60 ngàn lao động tham gia, trong đó 
có 5.417 lao động được tuyển dụng tại chỗ, 
256 hồ sơ đăng ký học nghề được tiếp nhận. 
Ngoài việc đào tạo và tìm kiếm nguồn 
nhân lực tại chỗ, Bình Dương còn chủ động 
tìm kiếm nguồn nhân lực ở các tỉnh bạn. Năm 
2005, Bình Dương đã ký hợp đồng với 09 tỉnh 
về chương trình đào tạo và cung ứng nguồn 
lao động cho các doanh nghiệp trên địa bàn 
tỉnh Bình Dương. Chương trình này được 
Bình Dương tiếp tục thực hiện trong những 
năm tiếp theo, nhờ vậy mà Bình Dương vẫn 
có nguồn lao động đáp ứng cho sản xuất công 
nghiệp trong khi các tỉnh khác như Đồng Nai, 
Tp. HCM thiếu hụt trầm trọng.
140
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Song song với việc tổ chức ngày hội 
việc làm, Bình Dương còn cho thành lập các 
Trung tâm giới thiệu việc làm để thực hiện 
vai trò cầu nối giữa người lao động cần việc 
và doanh nghiệp cần lao động, góp phần 
cung ứng nguồn nhân lực cho phát triển công 
nghiệp. Trong đó, Trung tâm dịch vụ việc làm 
KCN (được thành lập năm 2000) từ khi thành 
lập đến nay (2015), đã có nhiều hoạt động tích 
cực trong việc tìm kiếm nguồn lao động, giới 
thiệu việc làm cho người lao động như: Ký 
kết thỏa thuận liên kết cung ứng lao động với 
2 huyện Phú Giáo và Dầu Tiếng; Tham gia 
hội chợ việc làm tỉnh Bình Dương, Cần Thơ, 
Trà Vinh; tổ chức sàn giao dịch việc làm 
hàng tháng (từ tháng 8/2004). Tính đến tháng 
5 năm 2015, Trung tâm đã tổ chức 118 phiên 
giao dịch việc làm, mỗi phiên có hàng trăm 
doanh nghiệp tham gia, giới thiệu, tư vấn 
việc làm cho hàng ngàn lao động. Ngoài ra, 
Trung tâm còn có sàn giao dịch việc làm trực 
tuyến với hàng trăm người truy cập.
4. KẾT LUẬN
Nhờ nhận thức đúng đắn vai trò của nguồn 
nhân lực đối với sự phát triển kinh tế cũng 
như công nghiệp nên Bình Dương đã sớm có 
những chủ trương đúng đắn nhằm đào tạo, thu 
hút phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự 
nghiệp CNH, HDH cũng như phát triển công 
nghiệp của tỉnh. Trên cơ sở đó, với nhiều biện 
pháp chủ động linh hoạt, trong giai đoạn 1997 
– 2010, Bình Dương luôn thu hút, đào tạo, 
cung ứng một lượng lớn lao động phục vụ cho 
công nghiệp. Nhờ vậy mà vấn đề thiếu hụt 
nguồn nhân lực ở địa phương này mặc dù có 
lúc diễn ra nhưng không trầm trọng như các 
địa phương lân cận, đó cũng là một nhân tố 
thúc đẩy sự phát triển mạnh của công nghiệp 
Bình Dương trong những năm qua.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khả 
quan trên, vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực 
nói chung, nguồn nhân lực chất lượng cao 
nói riêng vẫn đang là vấn đề đặt ra ngày càng 
gay gắt đối với Bình Dương, cơ cấu lao động 
đã qua đào tạo mặc dù có khá hơn các địa 
phương khác nhưng vẫn chưa tiệm cận với 
cơ cấu tối ưu 1 – 4 – 10. Do đó, trong giai 
đoạn tiếp theo, ngoài việc chuyển dịch cơ cấu 
ngành công nghiệp, Bình Dương cần phải có 
những chính sách hữu hiệu hơn nữa để đào 
tạo, thu hút nguồn nhân lực cho phát triển 
công nghiệp./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ban Kinh tế Tỉnh uỷ Sông Bé (1992), Sông Bé - Tiềm năng kinh tế - Những triển vọng đầu tư và du 
lịch, Ban Kinh tế Tỉnh ủy, Sông Bé.
[2]. BQL các KCN Bình Dương, Báo cáo tổng kết hoạt động các KCN và phương hướng, nhiệm vụ các 
năm từ 1997 – 2011.
[3]. Cục Thống kê Bình Dương, Niên giám thống kê các năm từ 1997 đến 2011. 
[4]. Tỉnh uỷ Bình Dương (1997), Nghị quyết về phương hướng nhiệm vụ năm 1997, Số 05/NQ- TU
[5]. Tỉnh uỷ Bình Dương (2003), Nghị quyết về đánh giá tình hình năm 2002; phương hướng nhiệm vụ 
năm 2003, Số: 58-NQ/TU.
[6]. UBND tỉnh Bình Dương, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và phương hướng 
nhiệm vụ các năm từ 1997 đến 2011
141
Học tập và . . .
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC 
HỒ CHÍ MINH
 Đỗ Thắng*
Thông tin
* Tham luận tại Hội nghị Tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính tr, Ban Chấp hành Trung ương đảng 
Cộng sản Việt Nam khóa XI 
1 Hồ Chí Minh, toàn tập. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000, t1, tr. 263 
2 Chuyện kể của những người giúp việc Bác Hồ. Nxb. Thông tấn, Hà Nội 2003, tr. 115
Thực hiện kế hoạch của Đảng ủy Khối cơ 
quan chính quyền tỉnh Bình Dương về Tổng 
kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ 
Chính trị (khóa XI) về tiếp tục đẩy mạnh việc 
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí 
Minh. Đảng bộ trường Đại học Kinh tế - Kỹ 
thuật Bình Dương đã triển khai quán triệt, chỉ 
đạo, tổ chức thực hiện nhằm đẩy mạnh phong 
trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức 
Hồ Chí Minh một cách sâu rộng và thiết thực 
hơn trong toàn trường. Ngày 19/5/2016, Đảng 
bộ đã tổ chức lễ tổng kết 5 năm năm thực hiện 
Chỉ thị 03. Tại Hội nghị tổng kết, đã có nhiều 
tham luận được trình bày khá phong phú.
Trân trọng trích đăng tham luận của chi bộ 
2 về học tập và làm theo đức tính Cần, Kiệm, 
Liêm, Chính, Chí công, Vô tư của Hồ Chí Minh.
Cán bộ đảng viên chi bộ 2 nhận thức được 
rằng: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư 
là những đức tính cần thiết đối với tất cả mọi 
người. 
Theo Bác: “Trong đạo đức thì việc nêu 
gương là vô cùng cần thiết vì, một tấm gương 
sống còn giá trị hơn một trăm bài diễn văn 
tuyên truyền”.1 
Vì vậy, Bác rất quan tâm đến việc rèn 
luyện tư cách đạo đức, tác phong cho cán bộ, 
đảng viên và nhân dân ta, từ lời nói đến việc 
làm. Bản thân Bác là một tấm gương sáng 
ngời về lòng yêu nước, thương dân về cần, 
kiệm, liêm chính, chí công vô tư để chúng ta 
học tập noi theo.
Sinh thời, Bác sống rất giản dị, từ lời nói 
đến việc làm, phong cách làm việc, từ cách ăn 
mặc cho đến những sinh hoạt thường ngày, 
ngay cả khi Người đã là Chủ tịch nước. Tác 
phong giản dị ấy đã mang lại một sự gần gũi, 
một ấn tượng khó quyên với những ai “chỉ 
một lần trong đời gặp Bác”. Bác ăn mặc rất 
giản đị và tiết kiệm. Quần áo Bác mặc chỉ có 
vài bộ may cùng kiểu. Có chiếc áo của Bác 
rách, vá đi vá lại, thay cổ mà Bác vẫn không 
cho đổi chiếc áo khác. Có lần Bác nói với một 
đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng một cách 
chân tình: “ Này chú! Chủ tịch Đảng, Chủ tịch 
Nước mặc áo vá vai thế này là cái phúc của 
dân đấy. Đừng bỏ cái áo đó đi”.2 Đôi dép cao 
su của Bác, bộ quần áo kaki sờn vai Bác vẫn 
dùng hàng ngày, khi biết các đồng chí phục 
vụ định thay, Bác không đồng ý. Những trang 
bản thảo được Bác viết ở mặt sau những tờ 
tin tham khảo của Việt Nam Thông Tấn Xã. 
Chiếc ô tô Bác đi công tác hay đi thăm đồng 
bào và chiến sĩ trong cả nước cũng chỉ là loại 
xe bình thường. Bác không dùng chiếc điều 
hoà nhiệt độ do các đồng chí cán bộ ngoại 
giao đang công tác ở nước ngoài biếu, mà đề 
nghị chuyển chiếc điều hoà ấy cho các đồng 
chí thương, bệnh binh đang điều dưỡng tại trại 
điều dưỡng hoặc quân y viện, mặc dù lúc đó 
Bác đang ở trong ngôi nhà của người thợ điện 
rất nóng. Những bữa ăn thanh đạm của Người 
“thường là dưa cà, đôi khi có thịt”. Những lần 
đi thăm các địa phương, Bác thường không 
báo trước và mang theo cơm nắm để tránh sự 
đón rước linh đình, gây phiền hà và tốn kém 
tiền của của nhân dân Quả thật “Bác ơi, tim 
Bác mênh mông thế”! 
Nói về tấm gương cần, kiệm, liêm chính, 
chí công vô tư của Bác, Chi bộ 2, qua các 
lần kiểm điểm tổng kết chi bộ năm, các đảng 
viên tự đánh giá ưu điểm và nhược điểm, đề 
ra chương trình hành động cá nhân. Nâng cao 
trí tuệ trước hết nắm vững và vận dụng đúng 
đắn chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí 
Minh; vận dụng những thành tựu công nghệ 
thông tin vào giảng dạy một cách hiệu quả. 
Tiêu biểu là các Thầy cô đã phấn đấu trong 
lao động trí tuệ như những con ong cần mẫn 
hút mật đem lại vị ngọt cho đời, tạo ra những 
bài giảng hay, hiệu quả đạt Giáo viên dạy giỏi 
cấp trường như Nguyễn Lâm Hữu Phước, Lê 
Văn Xin, Lê Thị Hương và Giáo viên dạy giỏi 
cấp tỉnh giải thưởng “Võ Minh Đức” như: 
Nguyễn Kiều Oanh, Lê Minh Hiếu,Nguyễn 
Mai Linh.
Vận động cán bộ, nhân viên quyên góp 
nhiều sách vở, quần áo cũ, quyên góp tiền 
22.126.000đ làm từ thiện thăm hỏi, tặng quà 
cho cho trẻ em nghèo, khuyết tật tại “Trung 
tâm bảo trợ xã hội Chánh phú Hòa”, Thị xã 
Bến cát, Bình Dương và“Trung tâm mái ấm 
tình mẹ 2” tại xã Hưng Định, Thuận An, 
Bình Dương.
Trong 5 năm qua, 17 đảng viên chi bộ 2 dù 
ở cương vị nào đều rèn luyện phẩm chất đạo 
đức theo gương Bác để có một đời tư trong 
sáng, một lối sống giản dị và khiêm tốn, tích 
cực học tập để tiến bộ. Từ trình độ trung cấp 
chuyên nghiệp 3 đảng viên đã học liên thông 
lên đại học, 5 đảng viên đã học xong thạc sĩ.
Tóm lại, việc học tập và làm theo tấm 
gương đạo đức Hồ Chí Minh theo chuyên đề 
“Suốt đời phấn đấu Cần, Kiệm, Liêm chính, 
Chí công vô tư, làm người công bộc tận tụy, 
trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, 
cuộc sống riêng giản dị”. Phải hướng vào việc 
nâng cao vai trò tự giác của mỗi cán bộ, đảng 
viên. Vì vậy, cần động viên, khuyến khích, 
cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tự 
giác đề ra chỉ tiêu phấn đấu thiết thực. Trong 
đợt học tập chuyên đề lần này, mỗi cán bộ, 
đảng viên, công chức, viên chức nhất là các 
cán bộ lãnh đạo cần xây dựng kế hoạch cá 
nhân học tập và làm theo Bác với những việc 
làm cụ thể, định kỳ báo cáo trước chi bộ.
Trong Hội nghị Tổng kết này, khi nói về 
đạo đức Hồ Chí Minh, tôi muốn nhắc lại một 
lần nữa rằng: 
“Còn những ai chưa được một lần 
Trong đời gặp Bác hãy nhanh chân
Tiến lên phía trước, trên cao ấy
Bác vẫn đưa tay đón lại gần”. 
(Tố Hữu)

File đính kèm:

  • pdfdao_tao_thu_hut_nguon_nhan_luc_phuc_vu_phat_trien_cong_nghie.pdf