Đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử Việt Nam
Nhu cầu về nguồn nhân lực thương mại điện tử (TMĐT ) có trình độ chuyên môn sâu được đào tạo ở cấp đại học và sau đại học đang lớn dần theo từng bước phát triển, hội nhập với thế giới của
nền kinh tế VN. Nhu cầu nầy không chỉ xuất phát từ các doanh nghiệp, tổ
chức đang cần cán bộ quản lý TMĐT mà còn xuất từ bản thân các cơ sở đào
tạo. Thực hiện tốt việc đào tạo nhân lực TMĐT có chất lượng sẽ hỗ trợ tốt
cho các doanh nghiệp, tổ chức, tạo lợi thế cạnh tranh mới khi tham gia vào
thương mại nội địa và cả trong hội nhập kinh tế quốc tế. Bài viết phân tích
tình hình đào tạo TMĐT ở các nước và VN, và đề xuất tổ chức giảng dạy và
cải tiến giáo trình và phương pháp thực hành để phát triển nguồn nhân lực
thương mại điện tử tại VN.
Bạn đang xem tài liệu "Đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử Việt Nam
Số 9 (19) - Tháng 03-04/2013 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Nghiên Cứu & Trao Đổi 57 1. Bối cảnh hình thành ngành học TMĐT tại VN Ngay từ đầu thế kỷ 21, thế giới đã chứng kiến sự hình thành và phát triển vũ bão của nền kinh tế số song song với tiến trình toàn cầu hoá kinh tế. Trong thời đại toàn cầu hoá, thông tin là huyết mạch, là nguồn tài nguyên vô tận của doanh nghiệp và của quốc gia. Môi trường kinh doanh toàn cầu ngày càng đi vào cạnh tranh khắc nghiệt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm bắt được nguồn thông tin kịp thời và chính xác để triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh. TMĐT mới hình thành ở VN từ năm 2003-2009 (2003 là năm Internet được sử dụng phổ biến ở VN), nhưng đã phát triển khá nhanh (1). Tới năm 2009 nhiều trường đã chủ động triển khai hoạt động đào tạo chính quy thương mại điện tử, sự phát triển của lĩnh vực nầy bị ảnh hưởng đáng kể do có sự chênh lệch lớn giữa khả năng đào tạo về TMĐT của các cơ sở đào tạo với nhu cầu về nguồn nhân lực TMĐT của doanh nghiệp. Về chính sách vĩ mô, Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 15//2005 đã nhấn mạnh tới chính sách phổ biến, tuyên truyền về TMĐT cũng như đào tạo chính quy về TMĐT tại các trường đại học, cao đẳng. Bộ Giáo dục và đào tạo và Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) là hai cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức triển khai hoạt động đào tạo ở tầm vĩ mô. Chương trình Sinh viên với TMĐT (từ năm 2008 đổi thành chương trình Ý tưởng Số ) (2) đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của nhiều trường đại học, cao đẳng và sinh viên cả nước. Trên cơ sở quan điểm phát triển TMĐT ở VN giai đoạn 2006-2010 Kế hoạch Tổng thể được Thủ tướng phê duyệt tại quyết định 222/2005/ QD-TTg đã đề ra các mục tiêu đến năm 2010 như sau : (3) - Khoảng 60% doanh nghiệp có quy mô lớn tiến hành giao dịch loại hình B2B. - Khoảng 80% doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ biết tới tiện ích của TMĐT và tiến hành giao dịch TMĐT loại hình B2B hoặc B2C. - Khoảng 10% hộ gia đình tiến hành giao dịch TMĐT loại hình B2C hoặc C2C. - Các chào thầu mua sắm chính phủ được công bố trên trang tin điện tử của cơ quan chính phủ và ứng dụng giao dịch TMĐT trong mua sắm chính phủ. Phát triển nguồn nhân lực là chính sách đầu tiên trong số sáu chính sách và giải pháp chủ yếu Nhu cầu về nguồn nhân lực thương mại điện tử (TMĐT ) có trình độ chuyên môn sâu được đào tạo ở cấp đại học và sau đại học đang lớn dần theo từng bước phát triển, hội nhập với thế giới của nền kinh tế VN. Nhu cầu nầy không chỉ xuất phát từ các doanh nghiệp, tổ chức đang cần cán bộ quản lý TMĐT mà còn xuất từ bản thân các cơ sở đào tạo. Thực hiện tốt việc đào tạo nhân lực TMĐT có chất lượng sẽ hỗ trợ tốt cho các doanh nghiệp, tổ chức, tạo lợi thế cạnh tranh mới khi tham gia vào thương mại nội địa và cả trong hội nhập kinh tế quốc tế. Bài viết phân tích tình hình đào tạo TMĐT ở các nước và VN, và đề xuất tổ chức giảng dạy và cải tiến giáo trình và phương pháp thực hành để phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử tại VN. Từ khoá: Nguồn nhân lực, thương mại điện tử, lợi thế cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế. Đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử Việt Nam THS. Tạ MiNH CHâu PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 9 (19) - Tháng 03-04/2013 Nghiên Cứu & Trao Đổi 58 được đề ra trong kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006- 2010. Trước hết tập trung đào tạo nguồn nhân lực chính quy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp thuộc khối ngành kinh tế và luật, đồng thời đào tạo theo chương trình đại cương tại các trường dạy nghề thuộc các chuyên ngành thương mại, quản trị kinh doanh, đào tạo cho cán bộ quản lý nhà nước làm công tác hoạch định chính sách và thực thi pháp luật về TMĐT ở trung ương, địa phương và các tỉnh, thành phố, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ đào tạo về TMĐT . Tuy nhiên mục tiêu đào tạo trong kế hoạch tổng thể đã không hoàn thành. Ngày 11 tháng 1 năm 2007, VN đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO, mở ra cho chúng ta rất nhiều cơ hội cũng như thách thức ở tất cả các lĩnh vực. VN sẽ được tiếp cận với nền kinh tế tri thức của các nước phát triển, tuy nhiên khoảng trống lớn về nhân lực có kiến thức TMĐT sẽ là khó khăn cho các doanh nghiệp khi phải thích nghi với các phương thức giao dịch thương mại của các nước. Nếu không được đầu tư kịp thời về nhân lực TMĐT , vốn là một lợi thế để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ, sẽ trở thành rào cản cho các doanh nghiệp tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Vì thế đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, có khả năng quản lý các hoạt động liên quan đến TMĐT là một nhu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay, bởi vì TMĐT là xu thế phát triển tất yếu trong môi trường kinh doanh toàn cầu hoá hiện nay. 2. Tình hình đào tạo TMĐT trên thế giới 2.1. Tình hình chung về đào tạo TMĐT trên thế giới. Trong khoảng mười năm trở lại đây, nhiều trường đại học và cao đẳng trên thế giới đã quan tâm tới đào tạo TMĐT dưới nhiều hình thức và trình độ khác nhau. Cục TMĐT và Công nghệ Thông tin (TMĐT & CNTT) thuộc Bộ Công thương đã đánh giá sơ bộ tình hình đào tạo trên thế giới thông qua hoạt động đào tạo chính quy tại các trường đại học và cao đẳng tại Hoa Kỳ, Canada, Australia, Singapore, Hàn Quốc và Thái Lan. Đa số các quốc gia đều đào tạo TMĐT ở cả trình độ đại học và sau đại học, tuy nhiên mỗi quốc gia lại đào tạo ngành TMĐT tập trung vào một trình độ nhất định như: Canada tập trung đào tạo trình độ cao đẳng TMĐT . Australia tập trung đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh chuyên ngành TMĐT Ngoài ra hình thức đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh chuyên ngành TMĐT phổ biến ở hầu hết các quốc gia. Chương trình giảng dạy và nội dung giảng dạy có sự khác biệt khá rõ rệt tuỳ theo cách tiếp cận. Có ba khuynh hướng tiếp cận trong chương trình giảng dạy. - Công nghệ thông tin, - Quản trị kinh doanh, - Liên ngành. Cách tiếp cận theo khuynh hướng công nghệ thông tin xuất phát từ những nguyên nhân sau : Khác với thương mại truyền thống, TMĐT là phương thức thương mại “dựa trên công nghệ” (Technology-based Commerce), ở đây là dựa trên công nghệ thông tin-truyền thông (CNTT-TT). Chính sự phát triển ứng dụng của CNTT trong các ngành kinh tế dẫn tới sự ra đời của TMĐT , cùng với sự hoàn thiện của CNTT-TT, khả năng ứng dụng của TMĐT ngày càng mở rộng, ra đời các kênh kinh doanh mới, mô hình kinh doanh mới. Trong TMĐT đan xen các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức công nghệ, quản lý kinh tế, khoa học xã hội và hành vi. TMĐT được tiến hành trong môi trường điện tử và dựa trên những nguyên tắc, yêu cầu riêng (về giao dịch thanh toán, về an toàn bảo mật, về hành lang pháp lý, về khiếu nại, tranh chấp). Điều nầy đòi hỏi những người lao động trực tiếp cũng như những người quản lý kinh doanh phải hiểu rõ các thao tác kỹ thuật và nguyên tắc thực hiện kinh doanh trực tuyến. Vì vậy những người làm TMĐT cần phải nắm vững những vấn đề liên quan đến thương mại và cả công nghệ thông tin. Cách tiếp cận theo khuynh hướng quản trị kinh doanh Đặc trưng cho các chương trình đào tạo TMĐT theo khuynh hướng nầy bắt nguồn từ các trường và các khoa quản trị kinh doanh. Xét trên góc độ lịch sử, phần lớn các chương trình đào tạo theo cách tiếp cận nầy ra đời sau các chương trình đào tạo theo kiểu tiếp cận CNTT. Tiếp cận theo khuynh hướng quản trị kinh doanh nhấn mạnh trọng tâm trang bị các kỹ năng và kiến thức thuộc lĩnh vực kinh tế- kinh doanh, khoa học xã hội-hành vi cho người học, và hình thành trên nền chương trình đào tạo quản trị kinh doanh, điều chỉnh, sửa đổi cho thích hợp với TMĐT , ngoài ra người học còn được trang bị các kỹ năng, kiến thức cần thiết về CNTT- TT, trong đó chú trọng trang bị các kỹ năng, kiến thức về khai thác, sử dụng các thiết bị phần cứng, phần mềm trong CNTT để phục vụ cho Số 9 (19) - Tháng 03-04/2013 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Nghiên Cứu & Trao Đổi 59 TMĐT chứ không trang bị các kiến thức nền tảng sâu về CNTT-TT. Mục tiêu đào tạo theo hướng quản trị kinh doanh là hướng tới trang bị cho các nhà doanh nghiệp tương lai những kiến thức nền tảng khi kinh doanh trong môi trường điện tử. Người học cần nắm được những đặc trưng, ưu điểm cũng như hạn chế của TMĐT để khai thác tối đa thuận lợi, khắc phục hạn chế để cho việc kinh doanh được hiệu quả. Cách tiếp cận theo khuynh hướng liên ngành (Interdisciplinary) Cách tiếp cận theo khuynh hướng liên ngành độc lập với hai cách tiếp cận theo khuynh hướng CNTT-TT và khuynh hướng quản trị kinh doanh. Theo khuynh hướng nầy các chương trình đào tạo chủ trương đảm bảo sự hài hoà kiến thức và kỹ năng thuộc cả ba lĩnh vực kinh tế -kinh doanh, khoa học xã hội-hành vi, và CNTT-TT. Để xây dựng đội ngũ đào tạo TMĐT theo cách tiếp cận liên ngành, các cơ sở đào tạo thành lập đội ngũ giảng dạy liên bộ môn, liên khoa gồm các giảng viên thuộc các lĩnh vực quản trị kinh doanh, marketing và CNTT. Trước nhu cầu đòi hỏi thực tế về nhân lực cho TMĐT , các trường đại học và cao đẳng tại một số quốc gia chủ động mở ngành đào tạo TMĐT , mặt khác, chính phủ một số quốc gia nhận thấy xu hướng cần thiết phải phát triển TMĐT nên đã có các chính sách hỗ trợ các trường đại học đào tạo ngành. Tuy nhiên, việc đào tạo ngành TMĐT tại một số quốc gia gặp phải một số khó khăn về cơ sở vật chất, trình độ giảng viên, và cập nhật tài liệu giảng dạy. Bây giờ chúng ta xem qua tổng quát các chương trình đào tạo TMĐT ở một số nước trên thế giới Đào tạo TMĐT tại Hoa Kỳ Chương trình cử nhân Hệ thống thông tin, chuyên ngành TMĐT của trường Đại học Fullerton thuộc California State University. Nội dung chương trình phần bắt buộc gồm 10 môn học mỗi môn gồm 3 tín chỉ. Số môn học về thương mại, quản trị kinh doanh chiếm 50% thời lượng, số môn học về kỹ thuật, công nghệ thông tin chiếm khoảng 50% thời lượng (4). Chương trình đào tạo Thạc sĩ CNTT, chuyên ngành TMĐT (Online): Nội dung chương trình gồm 11 môn học, trong đó 7 môn bắt buộc, gồm 3 môn về quản trị kinh doanh và 4 môn về CNTT. Ba môn tự chọn trong số 6 môn tập trung nhiều về CNTT hơn và luận văn tốt nghiệp thuộc lĩnh vực triển khai Hệ thống thông tin trong tổ chức (5). Tại Hoa Kỳ, các trường kinh tế và quản trị kinh doanh đang giảng dạy hai ngành có liên quan đến TMĐT là Hệ thống thông tin quản lý (HTTTQL, MIS) và TMĐT . Ngành HTTTQL được đào tạo tại hơn năm trăm trường đại học và cao đẳng, trong đó 95% trường đào tạo cử nhân, và 40% trường đào tạo trình độ sau đại học. Ngành TMĐT được đào tạo tại hơn một trăm trường đại học và cao đẳng, trong đó 88 % trường đào tạo trình độ cử nhân, 45% trường đào tạo trình độ sau đại học. (6) Số lượng sinh viên và nghiên cứu sinh tốt nghiệp hai ngành có sự khác biệt khá lớn. Tính trung bình từ năm 2003 đến nay, số lượng cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ tốt nghiệp ngành MIS nhiều gấp chục lần số lượng tốt nghiệp ngành TMĐT. Nguyên nhân là tại Hoa Kỳ, ngành MIS đã được đào tạo tại các trường đại học và cao đẳng gần hai thập kỷ, trong khi đó ngành TMĐT mới bắt đầu trong vài năm gần đây, như vậy có thể thấy nhu cầu đào tạo ngành TMĐT không cao so với ngành MIS. Đào tạo TMĐT tại Canada Hiện tại Canada là một trong những quốc gia có trình độ ứng dụng TMĐT đứng đầu thế giới. Về tiêu dùng trực tuyến, Canada đã vượt Hoa Kỳ và là quốc gia có lượng mua sắm trực tuyến cao nhất thế giới. Theo thống kê, trong hệ thống các trường đại học và cao đẳng Canada, khoảng 50 trường cao đẳng và học viện kỹ thuật của Canada cung cấp các khoá học đào tạo TMĐT . Có khoảng 20% trường cao đẳng đào tạo cử nhân chuyên ngành TMĐT . Các trường đại học đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh chuyên ngành TMĐT như: Athbasca, Ottawa, McMaster , Concordia, McGill Đào tạo TMĐT tại Australia Hình thức đào tạo chính quy về TMĐT phổ biến tại Autralia là đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh chuyên ngành TMĐT 50%, chương trình đào tạo quản trị kinh doanh cho phép nghiên cứu sinh tự chọn chuyên ngành TMĐT 2.2. Tình hình đào tạo TMĐT tại các nước trong vùng Đào tạo TMĐT tại Hàn Quốc Hàn Quốc là quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMĐT nhanh và ổn định. Trong giai đoạn 2000-2005, TMĐT Hàn Quốc tăng trung bình 35-45% năm. Doanh số TMĐT của Hàn Quốc năm 2004 đạt 314 tỷ USD chiếm 20% tổng giao dịch thương mại. TMĐT phát triển khá đồng đều trên các loại hình B2B, B2C, B2G. PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 9 (19) - Tháng 03-04/2013 Nghiên Cứu & Trao Đổi 60 Để hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực TMĐT , năm 2000 Chính phủ Hàn Quốc đề ra “Kế hoạch phát triển nhân lực nguồn cho TMĐT ”, và kế tiếp là một chuỗi chương trình hỗ trợ các trường đại học xây dựng giáo trình, đào tạo nhân lực TMĐT cho địa phương, hỗ trợ cho sinh viên theo học thạc sĩ TMĐT tại các trường đại học Hoa Kỳ. Các chương trình nầy có thể chia thành hai dạng: Nâng cao hệ thống và mở rộng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực TMĐT , và hỗ trợ môn học TMĐT . Khảo sát 50 trường đại học lớn của Hàn Quốc cho thấy 100% trường kinh tế và quản trị kinh doanh thành lập khoa MIS đào tạo trình độ đại học và sau đại học. Khoa MIS chịu trách nhiệm giảng dạy một số môn học chuyên ngành TMĐT có liên quan đến các chuyên ngành khác như : Du lịch và CNTT, Khoa quản trị kinh doanh với môn học Internet cho quản lý, E-marketing, Khoa kinh tế quốc tế với môn TMĐT quốc tế. Ngoài khoa MIS, một số trường còn thành lập khoa Kinh doanh trên Internet hoặc đào tạo riêng ngành TMĐT . Tình hình đào tạo TMĐT tại Singapore Hiện nay, trên 4 triệu người, chiếm 75 phần trăm dân số của Singapore sử dụng Internet. Các hoạt động thanh toán điện tứ rất phát triển và tăng trưởng nhanh. Hầu hết các dịch vụ chính phủ đã triển khai trực tuyến. Tất cả các vấn đề liên quan đến dịch vụ hành chính công mà người dân yêu cầu đều có thể thực hiện qua mạng. Chính phủ Singapore cũng đang tích cực tiến hành nhiều chương trình nhằm thúc đẩy phát triển TMĐT. Khảo sát 7 trường đại học lớn tại Singapore cho thấy 100% trường kinh tế và quản trị kinh doanh có đào tạo ngành TMĐT trình độ đại học và sau đại học. Ngành đào tạo chính là ngành “Công nghệ TMĐT “ (e-business technology). Ngoài ra một số trường còn xây dựng các môn học, chuyên đề dành riêng cho TMĐT như “Thiết kế website TMĐT”, hướng dẫn sinh viên nhận biết một website TMĐT hiệu quả, những mong đợi của người tiêu dùng ở một website bán hàng Môn học nầy hoàn toàn khác với môn “Thiết kế web” của một trường CNTT. Tình hình đào tạo TMĐT tại Thái Lan Chính phủ Thái Lan đã nhận thức được xu hướng phát triển của TMĐT từ rất sớm. Tháng 12 năm 1988, Chính phủ Thái Lan phê chuẩn việc thành lập Trung tâm nguồn ... ác trường đại học lớn tại Thái Lan cho thấy có 75% trường đã đào tạo ngành TMĐT . Tuy nhiên, giống như Hàn Quốc, đa số các trường đại học đào tạo trình độ cử nhân hoặc thạc sĩ ngành MIS, các chuyên ngành khác cũng giảng dạy một số môn học liên quan đến TMĐT như: Internet và TMĐT , Truyền thông trong Kinh doanh, Phát triển TMĐT Ngành MIS được đào tạo tại các trường đại học thuộc khối kinh tế và quản trị kinh doanh. Tuy nhiên trong chương trình đào tạo vẫn còn một khối lượng kiến thức đáng kể dành cho các môn học chuyên sâu về CNTT như lập trình, cấu trúc dữ liệu, giải thuật Qua khảo sát tình hình đào tạo TMĐT của các nước trên, chúng ta có thể học hỏi được một số các kinh nghiệm sau: Số lượng các đại học, cao đẳng đào tạo TMĐT cùng số sinh viên theo học ngành nầy có xu hướng tăng khá nhanh. Các trường đại học trên thế giới rất chú trọng việc gắn giảng dạy lý thuyết với thực tiễn, tạo điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất cho sinh viên thực hành và tổ chức các buổi thuyết trình của doanh nghiệp chuyên kinh doanh TMĐT . Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển TMĐT nói chung và đào tạo TMĐT nói riêng. Tại Singapore, các dịch vụ của chính phủ điện tử đang được triển khai trực tuyến (nên nhớ rằng Chính phủ điện tử cũng là một trong những hoạt động thương mại điện tử). Chính phủ Thái Lan thành lập Trung tâm nguồn lực TMĐT thuộc Trung tâm công nghệ máy tính và điện tử quốc gia. Chính phủ Hàn Quốc đề ra “Kế hoạch phát triển nhân lực nguồn TMĐT “ và các chương trình hỗ trợ. Các hội thảo chuyên đề TMĐT cũng được các trường tích cực tổ chức, đây là hoạt động cần thiết và phù hợp giúp các cơ sở đào tạo định hướng chuyên môn và bắt kịp nhịp độ phát triển của công nghệ. Về chương trình đào tạo TMĐT Số 9 (19) - Tháng 03-04/2013 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Nghiên Cứu & Trao Đổi 61 nên đi theo hai hướng tiếp cận chính là tiếp cận theo hướng CNTT và kinh tế-quản trị kinh doanh. Nội dung đào tạo của mỗi chuyên ngành tập trung sâu vào hướng tiếp cận của chuyên ngành đó. Hướng liên ngành rất tốt, nhưng còn quá mới Đầu tư cho việc đào tạo chuyên ngành TMĐT cần chi phí khá lớn, do mức học phí của ngành học nầy cao hơn so với các ngành học khác. Các quốc gia đi sau về đào tạo TMĐT cần tích cực đào tạo liên kết với các quốc gia đi đầu trong lĩnh vực đào tạo nầy như Canada, Hoa Kỳ, đồng thời cử sinh viên du học trình độ thạc sĩ, tiến sĩ tại nước ngoài nhằm tạo lực lượng giảng viên TMĐT . 3.Tình hình đào tạo TMĐT tại VN đến năm 2012 (7) Theo số liệu của Cục TMĐT và Công nghệ thông tin, Bộ Công thương, điều tra tình hình đào tạo TMĐT tại 250 trường đại học và cao đẳng trên phạm vi toàn quốc vào tháng 7 năm 2010 và nhận được trả lời của 125 trường, chủ yếu tập trung vào các trường đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế và CNTT, có 77 trường đã triển khai hoạt động đào tạo TMĐT , trong đó có 49 trường đại học và 28 trường cao đẳng. 3.1. Về tổ chức giảng dạy Trong số 49 trường đại học đã giảng dạy TMĐT , có 01 trường thành lập khoa TMĐT , 10 trường thành lập bộ môn TMĐT còn lại phần lớn giảng viên giảng dạy TMĐT được bố trí vào những bộ môn khác, hoặc là giảng viên thỉnh giảng được mời. Như vậy, so với năm 2008, số trường đại học thành lập khoa TMĐT không đổi, số trường thành lập bộ môn TMĐT tăng thêm 02 trường. Trong số 28 trường cao đẳng, có 01 trường thành lập khoa TMĐT , 04 trường thành lập bộ môn TMĐT dưới sự phụ trách của các khoa thuộc lĩnh vực kinh tế hoặc CNTT, so với năm 2008, số trường cao đẳng thành lập khoa TMĐT là không đổi và thành lập bộ môn TMĐT tăng lên 01 trường. 3.2. Trình độ đào tạo Kết quả điều tra năm 2012 của Cục TMĐT và CNTT Bộ Công thương cho thấy trong số các trường đã đào tạo TMĐT có 03 trường ( chiếm 4%) đào tạo TMĐT cho bậc cao đẳng nghề, 52 trường đào tạo TMĐT cho bậc cao đẳng (chiếm 68%), 47 trường đào tạo TMĐT cho bậc đại học (chiếm 61%) và 08 trường đào tạo TMĐT cho bậc sau đại học (chiếm 10%). 3.3. Phương thức đào tạo Phương thức đào tạo TMĐT chủ yếu hiện nay vẫn là phương thức giảng dạy và học tập tập trung trên lớp. Tuy nhiên, có một số trường bắt đầu áp dụng phương thức đào tạo trực tuyến vào công tác giảng dạy và học tập TMĐT . Cũng theo kết quả khảo sát, đã có 09 trường (chiếm 12%) đã áp dụng phương thức tập trung kết hợp với trực tuyến để đào tạo một số môn học về TMĐT . Thông qua phương thức này, ngoài việc giảng dạy và học tập trên lớp, giảng viên có thể đưa giáo trình, bài giảng, nội dung kiểm tra lên mạng để sinh viên tự nghiên cứu và tham khảo trước hoặc ôn tập lại bất kỳ lúc nào. 3.4. Giảng viên Vấn đề xây dựng đội ngũ giảng viên TMĐT giỏi chuyên môn, nắm vững quy trình triển khai thực tiễn và tâm huyết với nghề nghiệp được xem là khâu quyết định chất lượng đào tạo TMĐT . Sau khoảng thời gian 4 - 5 năm kể từ khi TMĐT được bắt đầu giảng dạy thí điểm tại một số cơ sở đào tạo tại VN, đến nay đã hình thành đội ngũ giảng viên giảng dạy TMĐT khá đông đảo. Theo kết quả của cuộc khảo sát, trong các trường đã giảng dạy thương mại điện tử, có tổng cộng 553 giảng viên tham gia giảng dạy các môn học liên quan đến lĩnh vực này. So với năm 2008, số lượng giảng viên tăng từ 368 lên 553 người. Phần lớn giảng viên giảng dạy các môn liên quan đến TMĐT đều là các giảng viên chuyên ngành khác như công nghệ thông tin hay quản trị kinh doanh được bồi dưỡng thêm về TMĐT hoặc tự nghiên cứu để giảng dạy TMĐT . Về trình độ giảng viên thương mại điện tử, trong số 553 giảng viên giảng viên tham gia giảng dạy TMĐT , tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ là 12%, trình độ thạc sĩ là 51%, trình độ cử nhân là 37%. Do TMĐT là lĩnh vực liên ngành kinh tế-thương mại và CNTT nên đòi hỏi giảng viên cần có kiến thức tổng hợp cả hai ngành trên. Trong thực tiễn, ứng dụng CNTT phát triển mạnh mẽ kéo theo sự phát triển của TMĐT nên đòi hỏi giảng viên phải liên tục cập nhật kiến thức cũng như nghiên cứu phương pháp giảng dạy phù hợp. 3.5. Chương trình đào tạo Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa công bố chương trình khung cho ngành Thương mại điện tử, thậm chí mã ngành đào tạo cho TMĐT cũng chưa có, (thời điểm tháng 11 năm 2012). Tuy nhiên căn cứ vào hai cách tiếp cận cơ bản trong đào tạo TMĐT của các nước, chúng ta tạm chia các môn học về TMĐT thành hai nhóm môn học chính là nhóm PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 9 (19) - Tháng 03-04/2013 Nghiên Cứu & Trao Đổi 62 kinh tế và nhóm công nghệ, trong đó nhóm kinh tế gồm các môn học cung cấp kiến thức về quản trị, kinh doanh, vận hành, hành vi của người tiêu dùng, tác nghiệp các gíao dịch thương mại trong môi trường trực tuyến; nhóm công nghệ tập trung vào nội dung tạo lập cơ sở hạ tầng công nghệ, quản trị cơ sở dữ liệu, hay môi trường trực tuyến để vận hành các giao dịch thương mại. Đây cũng được xem là hai nội dung cơ bản tạo nên hai xu hướng đào tạo TMĐT tại các trường, và mỗi trường đại học, cao đẳng của VN tự đưa ra chương trình đào tạo phù hợp với lực lượng giảng dạy cũng như phương tiện giảng dạy. Tham khảo chương trình đào tạo của một số nước như Hoa Kỳ, Canada, Australia (đã nêu tại phần 2 – Báo cáo tình hình đào tạo TMĐT tại các trường đại học và cao đẳng năm 2008) và so sánh với danh mục một số môn học về TMĐT tại VN , có thể tạm thời rút ra số liệu tổng hợp như ở Bảng 1 Trên bảng nầy ta có nhận xét rằng ở hai nước rất mạnh về TMĐT là Canada và Australia tỉ trọng các môn học kinh tế bằng hoặc cao hơn các môn học về công nghệ. 3.6. Giáo trình Sau giảng viên, giáo trình có ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo. Hiện nay giáo trình TMĐT do các cơ sở đào tạo tự quyết định, các giảng viên dạy môn học TMĐT tự biên soạn, thường sử dụng giáo trình có sẵn của nước ngoài hoặc sử dụng lại giáo trình của các đại học khác biên soạn. Trong đó sách, tài liệu TMĐT của nước ngoài về VN từ nhiều nguồn khác nhau như: Giảng viên học nước ngoài cầm tay về, mua qua mạng, các đại học nước ngoài tặngChương trình đào tạo môn học thường được lấy từ trang web của các trường đại học nước ngoài, sửa đổi đôi chút cho phù hợp với VN. Theo điều tra của Bộ Công thương, hiện có 83% trường đại học tham khảo nguồn tài liệu nước ngoài, và có 36% trường tham khảo nguồn tài liệu trong nước. 4. Các đề xuất 4.1. Về tổ chức giảng dạy Việc thành lập bộ môn chuyên về TMĐT cũng là một hướng đi mới cần được nghiên cứu, xem xét. Bởi vì việc thành lập riêng bộ môn TMĐT trước hết sẽ giúp hình thành đội ngũ giảng viên chuyên trách giảng dạy. Thứ hai là thuận tiện cho việc xây dựng nội dung chương trình đào tạo, trong đó có sự phối hợp giữa những nội dung quản trị, kinh tế và công nghệ theo định hướng của từng trường. Ngoài ra các đại học phải chú ý đến sự phân khúc đào tạo giữa các trường dạy nghề, cao đẳng và đại học. 4.2. Trình độ đào tạo và vai trò của các trường đại học Như đã nói, ngành TMĐT cần có kiến thức rất rộng trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, cntt, quản trị và ngoại ngữ, nên đòi hỏi thời gian đào tạo dài, các lớp ngắn hạn và dạy nghề chỉ giải quyết tạm thời trong thời gian còn thiếu nhân lực, không thể đem lại cho người học những kiến thức và kỹ năng đầy đủ để tổ chức hoạt động TMĐT hiệu quả tại doanh nghiệp, vì vậy đào tạo chính quy dài hạn tại các trường đại học mới là cứu cánh cho nhân lực của thương mại điện tử. 4.3. Thực hành trong giảng dạy TMĐT Cơ sở vật chất cho đào tạo TMĐT và cho nghiên cứu về TMĐT của giảng viên còn rất thiếu, chủ yếu cần xây dựng thêm các phòng thực hành chuyên cho thương mại điện tử, và phát triển các phần mềm sàn giao dịch ảo để tránh dạy chay. Giảng viên Đội ngũ giảng viên TMĐT còn đang rất thiếu ngay cả ở các trường lớn như Đại học Quốc gia, nguyên nhân: - Do đặc điểm của ngành học đòi hỏi kiến thức quản trị kinh doanh- kinh tế, vừa đòi hỏi kiến thức về công nghệ thông tin. - Nhận thức về sự cần thiết đào tạo TMĐT tại các trường chưa cao nên đầu tư chuẩn bị đội ngũ triển khai chậm, các trường cần phải đẩy nhanh tiến độ đào tạo giảng viên TMĐT hơn bằng các hình thức cử giảng viên ra nước ngoài học thật nhanh các Bảng 1: Số lượng các môn học TMĐT chia theo nhóm Quốc gia Số lượng môn học về kinh tế Số lượng môn học về công nghệ VN 6/14 8/14 Hoa Kỳ 4/11 7/11 Canada 5/10 5/10 Australia 5/9 4/9 Nguồn : Báo cáo tình hình đào tạo TMĐT tại các trường đại học và cao đẳng tại VN năm 2010 Cục TMĐT và CNTT- Bộ Công thương Số 9 (19) - Tháng 03-04/2013 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Nghiên Cứu & Trao Đổi 63 môn sẽ dạy, hoặc mời thầy của các trường đại học nước ngoài sang đào tạo giảng viên Nhận thức về sự đòi hỏi cao của kiến thức ngành TMĐT ở đội ngũ giảng viên, vì vậy hội đồng khoa học của các trường cần phải định hướng cho giảng viên, đây là vấn đề rất quan trọng. Giáo trình Hiện nay giáo trình TMĐT được giảng dạy tại các trường thường được soạn từ hai ngành là CNTT và Quản trị kinh doanh nên giáo trình chủ yếu phục vụ cho riêng từng ngành, thiếu sự phối hợp để cho ra bộ giáo trình hoàn chỉnh cho thương mại điện tử. Vấn đề nầy cần được các trường chú trọng nhiều hơn thông qua các hội thảo chuyên môn, và tham khảo giáo trình của các đại học ở các nước tiên tiến. 5. Kết luận Bài tham luận đã phản ánh phần lớn tình hình đào tạo TMĐT tại các trường đại học và cao đẳng trên phạm vi cả nước, trên cơ sở tổng hợp các điều tra và thống kê xuất phát từ Cục TMĐT và CNTT của Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông chúng ta có thể thấy được một số vấn đề nổi bật trong đào tạo TMĐT thời gian qua như sau: - Vấn đề nổi bật đầu tiên là vấn đề giảng viên: Đội ngũ giảng viên vừa thiếu về số lượng, vừa chưa đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn. Tình hình nầy còn có thể kéo dài nhiều năm nửa nếu các cơ quan quản lý nhà nước không có giải pháp tích cực tháo gỡ. - Hai vấn đề nổi bật tiếp theo là chương trình khung và giáo trình. Hai vấn đề nầy liên hệ chặt chẽ với nhau. Do Bộ Giáo dục chưa ban hành chương trình khung nên hiện nay các trường chủ động xây dựng chương trình và giáo trình. Vì vậy có sự khác biệt đáng kể về nội dung, chất lượng giáo trình giảng dạy giữa các trường. Bộ Giáo dục cần phải nắm vai trò tiên phong trong việc phân khúc giữa các cấp độ để bảo đảm tính thống nhất và không chồng chéo trong đào tạo. Vấn đề thứ tư là nhận thức về tỉ lệ kiến thức CNTT và kiến thức kinh tế, thương mại giữa hai trường phái là lấy CNTT làm nền, và lấy quản trị, thương mại làm nền. Cần có sự nghiên cứu, bàn bạc, trao đổi rộng rãi, đánh giá chất lượng sinh viên tốt nghiệp và thu thập ý kiến phản hồi từ doanh nghiệp sử dụng. Vấn đề thứ năm là phải có sự liên kết chặt chẽ giữa việc học lý thuyết tại trường với các doanh nghiệp cung cấp công nghệ, giải pháp cho TMĐT , để tránh tình trạng học một đàng, ra làm việc một nẻo. Sinh viên cần được thực hành trên các sàn giao dịch TMĐT ảo có đầy đủ các chức năng giao dịch mua bán, quản lý chuỗi cung ứng, thanh toán điện tử. Chưa có trường đại học hay cao đẳng nào của VN được trang bị một phần mềm như thế. Cần khắc phục tình trạng dạy “chay”. Để có thể ứng dụng thành công, tận dụng các cơ hội mà TMĐT mang lại cần tiến hành song song việc đầu tư kịp thời về công nghệ và đào tạo nhân lực TMĐT đủ số lượng và đạt yêu cầu về chất lượng để đáp ứng việc nghiên cứu, triển khai các ứng dụng TMĐT . Trong đó đào tạo chính quy dài hạn từ các trường đại học và cao đẳng cần được đầu tư nhiều hơn để có được vai trò dẫn đạo trong việc phát triển nguồn nhân lực TMĐT . Nhu cầu về nguồn nhân lực TMĐT có trình độ chuyên môn sâu được đào tạo ở cấp đại học và sau đại học đang lớn dần theo từng bước phát triển, hội nhập với thế giới của nền kinh tế VN. Nhu cầu nầy không chỉ xuất phát từ các doanh nghiệp, tổ chức đang cần cán bộ quản lý TMĐT mà còn xuất từ bản thân các cơ sở đào tạo. Thực hiện tốt việc đào tạo nhân lực TMĐT có chất lượng sẽ hỗ trợ tốt cho các doanh nghiệp, tổ chức, tạo lợi thế. cạnh tranh mới khi tham gia vào thương mại nội địa và cả trong hội nhập kinh tế quốc tếl CHÚ THÍCH &TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Tham khảo Báo cáo TMĐT của Bộ Thương mại, Bộ Công Thương từ năm 2003-2011 [2] Tham khảo chi tiết chương trình Ý tưởng Số tại website www.ytuongso.vn [3] Bài viết : “Vai trò của đào tạo nguồn nhân lực TMĐT tại các trường đại học và cao đẳng” của Dương Hoàng Minh – Phó Cục trưởng Cục TMĐT và CNTT - Bộ Công thương, tháng 2 năm 2008. Kỷ yếu chuyên đề “Phát triển nguồn nhân lực TMĐT –VN” . [4], [5] Chương trình đào tạo Thạc sĩ CNTT chuyên ngành TMĐT (Online) tại Đại học Fullerton. [6] Tổng hợp theo Số liệu của Trung tâm thống kê giáo dục quốc gia – Viện Khoa học Giáo dục – Bộ Giáo dục Hoa Kỳ [7] Báo cáo Tình hình đào tạo TMĐT tại các trường đại học và cao đẳng năm 2010 của Cục TMĐT và Công nghệ thông tin, Bộ Công thương .
File đính kèm:
- dao_tao_nguon_nhan_luc_thuong_mai_dien_tu_viet_nam.pdf