Đào tạo ngành thông tin - thư viện đáp ứng nhu cầu xã hội

Đổi mới chương trình đào tạo ngành thông tin-thư viện là yêu cầu cấp thiết trong các

cơ sở đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay. Chương trình đào tạo khoa học thư

viện đã chuyển sang đào tạo khoa học thông tin-thư viện từ cuối thế kỷ 20 do việc triển khai áp dụng

công nghệ thông tin vào quản trị thư viện đã hình thành nên lĩnh vực khoa học mới giao thoa ngành

khoa học thư viện và ngành thông tin học. IFLA đề xuất chương trình đào tạo cho lĩnh vực thông tinthư viện vào năm 2012 để các quốc gia hướng tới xây dựng một xã hội thông tin phát triển lành mạnh,

bền vững, đáp ứng nhu cầu xã hội. Bài viết giới thiệu chương trình đào tạo ngành thông tin-thư viện

trên thế giới ở một số nước phát triển ở châu Mỹ, châu Úc và nước đang phát triển ở châu Á. Đề xuất

đổi mới trong chương trình đào tạo ngành thông tin-thư viện ở Việt Nam hiện nay.

pdf 7 trang kimcuc 5700
Bạn đang xem tài liệu "Đào tạo ngành thông tin - thư viện đáp ứng nhu cầu xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đào tạo ngành thông tin - thư viện đáp ứng nhu cầu xã hội

Đào tạo ngành thông tin - thư viện đáp ứng nhu cầu xã hội
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
27THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2018
ThS Phạm Kim Thanh
Trường Đại học Nội vụ
Tóm tắt: Đổi mới chương trình đào tạo ngành thông tin-thư viện là yêu cầu cấp thiết trong các 
cơ sở đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay. Chương trình đào tạo khoa học thư 
viện đã chuyển sang đào tạo khoa học thông tin-thư viện từ cuối thế kỷ 20 do việc triển khai áp dụng 
công nghệ thông tin vào quản trị thư viện đã hình thành nên lĩnh vực khoa học mới giao thoa ngành 
khoa học thư viện và ngành thông tin học. IFLA đề xuất chương trình đào tạo cho lĩnh vực thông tin-
thư viện vào năm 2012 để các quốc gia hướng tới xây dựng một xã hội thông tin phát triển lành mạnh, 
bền vững, đáp ứng nhu cầu xã hội. Bài viết giới thiệu chương trình đào tạo ngành thông tin-thư viện 
trên thế giới ở một số nước phát triển ở châu Mỹ, châu Úc và nước đang phát triển ở châu Á. Đề xuất 
đổi mới trong chương trình đào tạo ngành thông tin-thư viện ở Việt Nam hiện nay.
Từ khóa: Khoa học thư viện; ngành thư viện; ngành thông tin- thư viện; chương trình đào tạo.
Reforming LIS programs to meet social demands
Abstract: Reforming LIS programs is an essential demand at educational institutions to meet 
the demand for a high-quality human resource. The library science program has been changed to 
Library and Information Science (LIS) program since the end of the 20th century as the application 
of IT in the library management created a new scientific field combining the library science and the 
information science. The article introduces LIS programs in some developed countries in America, 
Australia and developing country in Asia. The author also recommends to improve current LIS 
programs in Vietnam. 
Keywords: LIS; Library Science; information science; education program.
ĐÀO TẠO NGÀNH THÔNG TIN-THƯ VIỆN ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI
Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, đổi mới 
chương trình đào tạo ngành thông tin-thư 
viện là yêu cầu cấp thiết trong các cơ sở 
đào tạo. Hiện nay, số lượng thí sinh đăng 
ký thi vào các ngành thông tin-thư viện 
theo các hình thức đào tạo hệ chính quy, 
hệ tại chức, hệ vừa học vừa làm, hệ liên 
thông, hệ bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn 
chuyển đổi văn bằng 2, theo các cấp độ 
đào tạo như: trung cấp, cao đẳng, đại học, 
sau đại học ngày càng tăng. 
Theo tác giả Bùi Loan Thùy (2009), số 
lượng các cơ sở đào tạo cán bộ thông tin-
thư viện có trình độ từ cao đẳng và đại học 
trở lên cũng được mở rộng. Tính đến năm 
2009, đã có tới 54 trường đào tạo chuyên 
ngành thông tin-thư viện [Bùi Loan Thùy, 
2009]. Việc nâng cao chất lượng dạy và 
học, đổi mới chương trình giảng dạy phù 
hợp với thực tiễn là một nhiệm vụ quan 
trọng của trường đại học nhằm thu hút 
sinh viên ngành thông tin-thư viện, đảm 
bảo yêu cầu đáp ứng nguồn nhân lực chất 
lượng cao cung cấp cho xã hội luôn là bài 
toán khó đối với các trường đào tạo ngành 
thông tin-thư viện.
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
28 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2018
Mục tiêu đào tạo ngành thông tin-thư 
viện là đảm bảo người học sau khi tốt 
nghiệp có đủ năng lực chuyên môn trong 
việc tổ chức, phát triển nguồn thông tin; gia 
tăng sản phẩm và dịch vụ thông tin chất 
lượng cao đến người dùng; khả năng ứng 
dụng tin học hóa trong quản lý cơ quan 
thông tin-thư viện, quản trị thông tin; tổ 
chức xây dựng hệ thống tra cứu, lưu giữ, 
bảo quản nguồn thông tin; phân tích, tổng 
hợp, tạo dựng các sản phẩm thông tin, xây 
dựng cơ sở dữ liệu thư mục và cơ sở dữ 
liệu toàn văn-các bộ sưu tập thông tin số, 
các sản phẩm thông tin tư liệu đa phương 
tiện; tổ chức các dịch vụ thông tin và 
truyền thông đến mọi đối tượng người dùng 
tin khác nhau; có khả năng áp dụng công 
nghệ thông tin vào các hoạt động của cơ 
quan thông tin-thư viện, lưu trữ, tra cứu và 
phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin. 
Các cơ quan thông tin-thư viện đòi hỏi nhân 
viên phải có tri thức tổng hợp, do vậy yêu 
cầu sinh viên không chỉ nắm được kỹ năng 
nghề nghiệp mà phải có kiến thức nền tảng 
về khoa học, ứng dụng để có thể xử lý với 
nhiều tài liệu chuyên ngành, đa ngành khác 
nhau. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả 
năng tham gia vào các thư viện, trung tâm 
thông tin tổng hợp như hệ thống thư viện 
công cộng (Thư viện Quốc gia Việt Nam, 
thư viện các tỉnh, thành phố), thư viện các 
cơ quan đoàn thể, thư viện các trường học; 
thư viện chuyên ngành như: thư viện viện 
nghiên cứu của các bộ, ngành, các trung 
tâm nghiên cứu khoa học, thư viện của các 
đơn vị vũ trang, các tổ chức chính trị - xã 
hội trong nước và nước ngoài,... Ngoài việc 
tham gia vào các tổ chức nhà nước, sinh 
viên có khả năng tham gia các tổ chức cá 
nhân, doanh nghiệp về lĩnh vực thư viện, tổ 
chức và quản trị thông tin. Bài viết này tìm 
hiểu một số nét về đào tạo ngành thông 
tin-thư viện trên thế giới và Việt Nam, đề 
xuất một số ý kiến về chương trình đào tạo 
ngành thông tin-thư viện cho Việt Nam.
1. Đào tạo ngành thư viện trên thế giới
Từ những năm cuối của thế kỷ XX, nhìn 
tổng thể trên thế giới, ngành khoa học thư 
viện đã bước thêm một bước tiến mới nhờ 
sự phát triển vượt bậc công nghệ thông tin 
(CNTT). Việc triển khai áp dụng CNTT vào 
quản trị thư viện đã hình thành nên lĩnh 
vực khoa học mới giao thoa ngành khoa 
học thư viện và ngành thông tin học. Từ 
thực tế này, các cơ sở đào tạo khoa học 
thư viện trên thế giới dần chuyển mình 
sang đào tạo khoa học thông tin-thư viện, 
ngành thông tin-thư viện được ra đời từ 
đây. Thông tin-thư viện là một ngành được 
thừa hưởng nhiều những thành tựu phát 
triển mạnh mẽ của CNTT và truyền thông. 
Chính sự phát triển của CNTT và truyền 
thông đã làm thay đổi căn bản hoạt động 
của ngành thư viện. Ứng dụng CNTT và 
truyền thông trong hoạt động thông tin-thư 
viện có những thay đổi to lớn. Sản phẩm 
thư viện và dịch vụ thông tin ngày càng 
phát triển cả về số lượng và chất lượng. 
Các dịch vụ thông tin-thư viện đều hướng 
tới người dùng tin theo hướng mở, tiện ích 
và thân thiện. Tất cả những thay đổi này 
đòi hỏi các cơ sở đào tạo về thư viện luôn 
phải có sự chuyển mình mạnh mẽ trong nội 
dung chương trình đào tạo của mình nhằm 
nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng với 
điều kiện thực tế của ngành hiện nay và 
tương lai. Liên đoàn Quốc tế các hội và cơ 
quan thư viện (International Federation of 
Library Associations and Institutions-IFLA) 
đã đưa ra chương trình đào tạo thư viện gắn 
với thông tin và được coi là ngành thông 
tin-thư viện phù hợp với thực tiễn hiện nay. 
Chương trình đào tạo của IFLA 
IFLA đưa ra chương trình đào tạo cho 
lĩnh vực thông tin-thư viện năm 2012 để 
các quốc gia hướng tới xây dựng một xã hội 
thông tin phát triển lành mạnh, bền vững, 
đáp ứng nhu cầu xã hội. Nội dung cốt lõi 
chương trình đào tạo tập trung tới các vấn 
đề: môi trường thông tin, tác động xã hội 
của xã hội thông tin, chính sách và đạo đức 
thông tin; thông tin và truyền thông; đánh 
giá nhu cầu thông tin và thiết kế dịch vụ 
chọn lọc; quy trình chuyển đổi thông tin; 
quản lý tài nguyên thông tin gồm tổ chức, 
xử lý, tra cứu, bảo quản và bảo tồn tài 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
29THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2018
nguyên thông tin trong các định dạng khác 
nhau; nghiên cứu, phân tích và giải thích 
thông tin; ứng dụng CNTT và truyền thông 
đến tất cả các khía cạnh của thư viện và 
cả sản phẩm và dịch vụ thông tin; quản trị 
tri thức; quản lý các cơ quan thông tin-thư 
viện; đo lường và đánh giá kết quả sử dụng 
dịch vụ của các cơ quan thông tin-thư viện; 
khung nền tảng nhận thức về kiến thức bản 
địa [Smith. K, et al, 2012].
Chương trình đào tạo do IFLA đề xuất 
cho thấy hoạt động thư viện hiện nay đã 
gắn với quản trị thông tin trong thời kỳ 
CNTT và truyền thông phục vụ cộng đồng, 
phát triển mục tiêu kinh tế, xã hội bền vững.
Đào tạo ngành thông tin-thư viện ở 
một số nước phát triển 
Theo tác giả Hallam, Gillian C. (2007), 
tiêu chuẩn nghề nghiệp do Hiệp hội Thông 
tin và Thư viện Ôxtrâylia (ALIA)- là cơ quan 
hoạt động định hướng tiêu chuẩn nghề 
trong lĩnh vực thông tin-thư viện, kiểm định 
các khóa đào tạo thông tin-thư viện, bao 
gồm cả các chương trình chuyên nghiệp 
do các trường đại học cung cấp và các 
chương trình giáo dục chuyên nghiệp do 
các trường cao đẳng kỹ thuật và giáo dục 
nâng cao cung cấp. Các khóa đào tạo của 
ALIA hướng đến đào tạo: kiến thức cốt lõi, 
kỹ năng và thái độ đối với nghề thông tin-
thư viện. ALIA cũng đưa ra đặc điểm then 
chốt của khoa học thông tin-thư viện đó 
là: Thúc đẩy và bảo vệ giá trị cốt lõi của 
nghề; hiểu và đáp ứng nhu cầu thông tin và 
nhu cầu học tập của người dân; quản lý lưu 
trữ, tổ chức, truy cập, truy xuất, phổ biến, 
bảo quản, sử dụng thông tin; phát triển, 
phân phối và đánh giá các cơ sở thông tin, 
dịch vụ, nguồn tin và sản phẩm thông tin; 
hình dung và lập kế hoạch định hướng cho 
ngành thông tin-thư viện; và thúc đẩy thư 
viện trong đào tạo khoa học và ứng dụng 
cho các dịch vụ thông tin (ALIA 2005c). 
ALIA đưa ra kiến thức và kỹ năng cốt lõi 
bao gồm: kiến thức về môi trường thông 
tin, hiểu biết về tìm kiếm thông tin, cơ sở 
hạ tầng thông tin, tổ chức thông tin, truy 
cập thông tin, dịch vụ thông tin, các nguồn 
và sản phẩm thông tin, giáo dục về kiến 
thức thông tin và các thế hệ tri thức, thúc 
đẩy văn hóa nghiên cứu và ứng dụng thực 
tiễn. Những kỹ năng có được đó là kỹ năng 
giao tiếp, chuẩn mực đạo đức, trách nhiệm 
với xã hội; suy nghĩ phê phán, phản ánh 
và sáng tạo; giải quyết được vấn đề; có 
khả năng ứng dụng CNTT và truyền thông; 
quản lý dự án và kinh doanh nhạy bén; kỹ 
năng làm việc nhóm và tự quản lý. Chương 
trình đào tạo thư viện của Ôxtrâylia hướng 
đến kiến thức thông tin, quản trị thông tin, 
quản trị tri thức thúc đẩy văn hóa nghiên 
cứu và ứng dụng thực tiễn trong hoạt động 
thư viện [Hallam, Gillian C., 2007].
Chương trình đào tạo thư viện của 
Ôxtrâylia hướng đến kiến thức thông tin, 
quản trị thông tin, quản trị tri thức thúc đẩy 
văn hóa nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn 
trong hoạt động thư viện.
Trên toàn thế giới, đào tạo ngành thư 
viện được chuyển hướng xem như đào tạo 
khoa học thông tin-thư viện và đang được 
thay đổi theo sự thay đổi tầm nhìn xa trông 
rộng vào tương lai.
Theo Curry, A. (2000), các nghiên 
cứu tiến hành ở Mỹ, Canada, Anh và các 
nước phát triển khác nhau thực hiện một 
số thay đổi giống nhau đó là mở rộng mục 
tiêu đào tạo, tạo ra các chương trình mới. 
Việc thay đổi trong đào tạo khoa học thư 
viện đã nhắm tới yêu cầu cần thay đổi tên 
ngành nghề, tên môn học để có thể phản 
ánh cấu trúc, chiến lược hoặc thay đổi 
cách nhìn nhận về một ngành nghề đã có 
sự thay đổi tích cực nhờ công nghệ thông 
tin. Một số trường đã từ bỏ từ “thư viện” 
khỏi tên ngành nghề và mang tên “truyền 
thông” và/hoặc “công nghệ”, một số khác 
đã xem xét nhiều tên theo thị trường mà 
không nhất thiết bỏ đi các nguyên lý quan 
trọng nghề nghiệp. Sự thay đổi tên ngành 
nghề mang ý nghĩa thay đổi hướng tạo ra 
các doanh nghiệp thông tin chuyên nghiệp 
hơn là các nhân viên thư viện. Điều quan 
trọng hơn trong đào tạo là việc mở rộng 
sứ mệnh và mục đích của chương trình 
giảng dạy để tạo cơ hội cho các chuyên 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
30 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2018
ngành bao gồm sự nghiệp thư viện công 
nghệ cao hoặc thư viện phi truyền thống 
phát triển. Đổi mới tên gọi ngành có tầm 
quan trọng là tạo ra các chương trình mới 
để đáp ứng các mục tiêu mở rộng đào tạo 
và thu hút nhiều sinh viên hơn. Sửa đổi, 
hoặc xem xét lại chương trình giảng dạy để 
điều chỉnh chương trình giảng dạy nhằm 
đáp ứng nhu cầu của sinh viên, thị trường 
lao động và ngành giáo dục đại học là một 
thách thức không chỉ do sự phát triển mà 
còn do những thay đổi mang tính chuyển 
đổi chuyên nghiệp. Theo tác giả Stoker, D. 
(2000), sự phát triển của CNTT và truyền 
thông sẽ tiếp tục là nguyên nhân chính 
đằng sau cốt lõi chương trình giảng dạy mở 
rộng để đáp ứng các lĩnh vực quan trọng 
mới như phân tích và thiết kế hệ thống, và 
lý thuyết tổ chức [Stoker, D., 2000].
Đào tạo ngành thông tin-thư viện ở 
Thái Lan 
Công trình nghiên cứu của tác giả 
Tasana Salaydyamant (2014) đưa ra tiêu 
chí về tiêu chuẩn cho các chương trình đào 
tạo ngành thông tin-thư viện của Thái Lan 
được điều chỉnh phù hợp với khung tiêu 
chuẩn và trình độ mà IFLA đưa ra. Chương 
trình đào tạo đề cập tới các vấn đề: thông 
tin với tác động của xã hội; vấn đề chung về 
thông tin; truyền thông và người sử dụng; 
truy cập thông tin và thiết kế dịch vụ thông 
tin; quá trình chuyển đổi thông tin, quản trị 
thông tin; nghiên cứu phân tích và giải thích 
về thông tin; ứng dụng về công nghệ thông 
tin và truyền thông; quản trị tri thức; quản 
lý các cơ quan thông tin; đánh giá thông tin 
và người sử dụng thư viện; kiến thức địa chí 
[Tasana Salaydyamant, 2014].
Qua đây ta thấy chương trình đào tạo 
ngành thông tin-thư viện ở Thái Lan đã có 
sự thay đổi phù hợp với phát triển xã hội, 
coi thư viện là cơ quan thông tin, vì vậy 
quản lý thư viện là quản lý cơ quan thông 
tin, truyền thông, quản trị thông tin, quản 
trị tri thức. Khoa học thông tin-thư viện 
nghiên cứu mối quan hệ thông tin và xã 
hội, nhu cầu người dùng, thông tin-thư viện 
với truyền thông.
2. Đào tạo ngành thông tin-thư viện ở 
Việt Nam
Hoạt động thư viện dần hướng đến thư 
viện hiện đại dựa trên nền tảng CNTT và 
truyền thông. Nhiệm vụ của thư viện hiện 
đại là tập trung vào thu thập, xử lý các tài 
liệu dạng vật lý khác nhau, tích hợp dữ liệu 
từ các cơ sở dữ liệu hiện có tản mạn sang 
cơ sở dữ liệu tập trung, tích hợp giúp người 
dùng tiếp cận thuận tiện tới nguồn thông 
tin thông qua các phương tiện truyền thông 
hiện đại.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và 
công nghệ đã làm thay đổi nhu cầu của 
người dùng tin và đem lại nhiều tiện ích 
cho họ. Các cơ quan thông tin-thư viện 
hiện nay đã áp dụng các công nghệ hiện 
đại làm thay đổi phương thức và nội dung 
trong hoạt động thư viện. Trên thực tế đã 
hình thành trung tâm thông tin-thư viện 
đa phương tiện với nhiều dạng vật lưu trữ 
thông tin và tri thức khác nhau: sách, báo, 
băng video, đĩa compact, vi phim, phần 
mềm máy tính. Điều này đòi hỏi phải thay 
đổi cách thức quản trị thông tin, quản trị tri 
thức, phát triển đa dạng sản phẩm và dịch 
vụ thông tin, chuyển đổi hình thức lưu trữ 
và tra cứu thông tin trong môi trường số. 
Nhân viên thông tin-thư viện giữ vai trò 
trọng yếu trong mọi hoạt động của cơ quan 
thông tin-thư viện, trong thay đổi cách thức 
hoạt động cũng như phát triển các sản 
phẩm thông tin và dịch vụ thư viện. Điều 
này đòi hỏi chương trình đào tạo ngành 
thông tin-thư viện cũng phải luôn đổi mới 
hướng tới nhu cầu của xã hội và định hướng 
nhu cầu người sử dụng thư viện.
Khảo sát chương trình đào tạo cử nhân 
của một số trường đại học hiện nay cho 
thấy hầu hết các trường đều đã đưa ra các 
khung đào tạo gồm các kiến thức chuyên 
ngành: Phương pháp nghiên cứu khoa học; 
thư viện học đại cương; thông tin học, số 
hóa tài liệu và xây dựng sưu tập số; tổ chức 
và bảo quản tài liệu; mô tả tài liệu; phân 
loại tài liệu; định chủ đề và định từ khóa; 
tóm tắt, chú giải, tổng luận tài liệu; thư mục 
học đại cương; sản phẩm và dịch vụ thông 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
31THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2018
tin-thư viện; phần mềm quản trị thông tin-
thư viện; tự động hóa hoạt động thông tin-
thư viện; thư viện số; văn hóa đọc và công 
tác phục vụ người dùng tin; marketing trong 
thông tin-thư viện; tổ chức và bảo quản tài 
liệu; quản trị dự án; quản lý thư viện và cơ 
quan thông tin; trang thiết bị tin học trong 
thư viện; tự động hóa; mạng thông tin-thư 
viện; tài trợ thư viện; mạng công cụ thư tịch 
OCLC [Khoa TT-TV, Trường ĐH KHXH&NV 
Hà Nội]. 
Đối với đào tạo ngành thông tin-thư 
viện, công tác chuẩn hóa trong hoạt động 
nghề nghiệp là một yếu tố vô cùng quan 
trọng nhằm tạo ra các sản phẩm và dịch 
vụ thông tin đáp ứng yêu cầu xã hội, phục 
vụ tốt yêu cầu nghiên cứu khoa học, giáo 
dục đào tạo, nâng cao văn hóa thông tin tới 
người dùng.
Thông qua các chương trình đào tạo 
ngành thông tin-thư viện có thể thấy, đã 
có sự chuyển đổi hình thức từ đào tạo trên 
nền tảng thư viện truyền thống sang thư 
viện hiện đại có gắn với đào tạo thông tin, 
bước đầu chương trình đào tạo đã đưa các 
học phần về công nghệ thông tin và truyền 
thông vào giảng dạy. Để kiến thức trong 
nhà trường trở thành kỹ năng đối với người 
học thì việc giảng dạy trong nhà trường 
phải luôn gắn với thực tế. 
Tuy nhiên, các chương trình đào tạo 
trong các trường đại học hiện nay hầu hết 
nhắm tới đào tạo kỹ thuật nghề mà chưa 
quan tâm đúng mức tới công tác phát triển 
nghề gắn với phát triển của xã hội, đặc biệt 
định hướng nghề nghiệp sau khi ra trường, 
tạo hứng thú với người học.
Xây dựng chương trình đào tạo chuẩn 
về cả nội dung và thời lượng, hướng tới các 
tiêu chuẩn hóa hoạt động trong các mô 
hình thư viện khác nhau và đáp ứng yêu 
cầu phát triển của xã hội là nhiệm vụ luôn 
đặt ra với các cơ quan đào tạo ngành thông 
tin-thư viện. Qua phân tích tình hình thực 
tế chương trình đào tạo thư viện của Việt 
Nam hiện nay có thể thấy chúng ta đang 
chủ yếu giải quyết vấn đề tin học hóa trong 
các hoạt động thông tin-thư viện, đặc biệt 
là việc xây dựng các bộ sưu tập số đáp ứng 
người dùng.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, so 
với chương trình đào tạo của nước ngoài 
cho thấy chương trình đào tạo của Việt 
Nam đã có đổi mới trong giảng dạy, tăng 
cường nội dung ứng dụng CNTT vào hoạt 
động thông tin-thư viện nhưng chưa được 
nhiều, chưa có nhiều môn học về tạo lập 
sản phẩm thông tin mới, quản trị sản phẩm 
thông tin, quản trị tri thức, xây dựng văn 
hóa thông tin trong tạo lập và chia sẻ thông 
tin, đổi mới phương thức dịch vụ thông tin 
tới người dùng trong phục vụ cộng đồng, 
tiêu chí đánh giá các hoạt động trong thư 
viện. Mặc dù các trường đã tích cực đổi mới 
các chương trình đào tạo, song vẫn chưa 
có kế hoạch dài hạn, giáo trình ít thay đổi, 
tài liệu giảng dạy liên quan đến các vấn đề 
mới còn thiếu và lạc hậu rất nhiều. 
Tên gọi “ngành khoa học thư viện” dễ 
dẫn tới hiểu phiến diện trong xã hội rằng 
ngành này chỉ liên quan đến hoạt động 
thư viện truyền thống trước kia mà chưa có 
sự gắn kết với khoa học thông tin hiện đại 
ngày nay. Tên gọi cũ này chưa thích ứng 
với thị hiếu người học và gây hiểu nhầm với 
người sử dụng nhân lực trong thời kỳ CNTT 
và truyền thông phát triển mạnh mẽ.
3. Một số đề xuất cho chương trình đào 
tạo ngành khoa học thông tin-thư viện
Để đáp ứng được đòi hỏi của cuộc 
sống và đổi mới giáo dục đại học, đổi mới 
chương trình đào tạo là một yêu cầu đối với 
các cơ sở đào tạo chuyên ngành thông tin-
thư viện đáp ứng và định hướng nhu cầu 
xã hội. Người học sau khi hoàn thành khóa 
học đạt được chuẩn kiến thức phù hợp đáp 
ứng nhu cầu thực tiễn hoạt động trong các 
cơ quan thông tin-thư viện hiện tại. Như 
vậy, người học sau khi tốt nghiệp phải nắm 
vững kiến thức đã được học tại trường, phải 
vận dụng các kiến thức vào thực tế hiện tại 
và trở thành người có kỹ năng nghề nghiệp 
chuyên nghiệp.
Từ việc xem xét kinh nghiệm của các 
nước phát triển và các nước đang phát 
triển, cùng với thực tế đào tạo ngành thông 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
32 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2018
tin-thư viện hiện nay của nước ta, có thể đề 
xuất một số định hướng phát triển khoa học 
thông tin-thư viện ở Việt Nam như sau:
1. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, các 
trường đào tạo ngành thông tin-thư viện 
cần đổi mới chương trình đào tạo mạnh mẽ 
hơn nữa. Chương trình đào tạo cần đảm 
bảo tính tích hợp của các khoa học cơ bản, 
khoa học thư viện và khoa học về công 
nghệ thông tin truyền thông hiện đại, đảm 
bảo chuyển tải các kiến thức nền tảng, các 
kỹ năng, kinh nghiệm của thư viện truyền 
thống. Thực hiện đào tạo nhân lực thư viện 
theo nhu cầu thị trường lao động và kinh 
nghiệm chuẩn hóa đào tạo thông tin thư 
viện của IFLA và các nước tiên tiến trên 
thế giới.
2. Cần chủ động nghiên cứu, xây dựng 
chương trình đào tạo mới bắt kịp với xu 
hướng thế giới. Chương trình đào tạo được 
xây dựng cần bao gồm một phần kiến thức 
nền tảng cố định, chuyên sâu như là phần 
bắt buộc và một phần kiến thức thay đổi 
phù hợp với thực tiễn và nhu cầu của mỗi 
cá nhân (là những môn liên quan tới khoa 
học công nghệ). 
3. Chương trình đào tạo cần đáp ứng 
các tiêu chí đào tạo cho ngành thông tin-
thư viện, gồm:
- Chương trình đào tạo đảm bảo phù 
hợp với cả hai loại hình thư viện: thư viện 
truyền thống và thư viện hiện đại; xây dựng 
mối liên kết giữa thư viện truyền thống và 
thư viện hiện đại; phương pháp chuyển đổi 
mô hình hoạt động từ thư viện truyền thống 
sang thư viện hiện đại bằng tự động hóa. 
Người học được trang bị kiến thức tổ chức 
hoạt động và quản lý thư viện với các mô 
hình thư viện truyền thống, thư viện điện 
tử, thư viện số và tiên đoán xu hướng phát 
triển các mô hình thư viện mới trong tương 
lai; quản trị nguồn thông tin truyền thống 
và nguồn thông tin điện tử, thông tin trong 
môi trường số; khả năng quản trị tri thức; 
tạo lập các sản phẩm và dịch vụ thông tin; 
ứng dụng CNTT và truyền thông vào hoạt 
động thư viện. Kỹ năng nghề nghiệp mà 
người học cần đạt được đó là tư duy một 
cách hệ thống, kỹ năng tự học và tự nghiên 
cứu, kỹ năng thực hành cùng với kỹ năng 
mềm. Hình thành kỹ năng tự chủ, kỹ năng 
thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, quản 
lý thời gian, tư duy hiệu quả, kỹ năng giải 
quyết vấn đề, kỹ năng học và tự học.
- Xác định ngành thông tin-thư viện là 
ngành đào tạo thực hành, do vậy trong quá 
trình giảng dạy luôn phải kết hợp giữa lý 
thuyết và thực hành, trong đó số giờ thực 
hành cần tăng thêm hơn nữa, thậm chí có 
nhiều môn học cần số giờ thực hành bằng 
hoặc nhiều hơn giờ lý thuyết. 
- Chương trình đào tạo hướng tới lập 
kế hoạch định hướng cho ngành thư viện; 
thúc đẩy thư viện phát triển cùng với khoa 
học và công nghệ trong thời đại công nghệ 
4.0; ứng dụng cho các dịch vụ thông tin 
đáp ứng thông tin phục vụ mục tiêu ổn định 
chính trị, tăng trưởng kinh tế, xã hội, văn 
hóa, tri thức trên nền tảng phát triển quốc 
gia bền vững. 
Từ định hướng trên, các khối kiến thức 
đào tạo ngành thông tin-thư viện được chia 
thành các khối kiến thức như sau:
- Các khối kiến thức cơ sở gồm: Phát 
triển văn hóa đọc tới mọi người dân; tạo 
lập và phát triển văn hóa thông tin trong 
tổ chức; nâng cao kiến thức thông tin cho 
người dùng.
- Các khối kiến thức chuyên ngành 
nghiên cứu: Các tiêu chuẩn nghề nghiệp 
phải được chuẩn hóa và gắn với thực tiễn, 
do vậy, các khối kiến thức nghề nghiệp 
phải được chuẩn hóa trong xử lý các dạng 
tài nguyên thông tin như: tiêu chuẩn mô tả 
thư mục, phân loại tài liệu, định chủ đề, tiêu 
chuẩn khổ mẫu; tiêu chuẩn hạ tầng thông 
tin; nguyên tắc lưu trữ các dạng tài nguyên 
thông tin; tiêu chuẩn dịch vụ và sản phẩm 
thông tin; tổ chức quản lý thư viện; tiếp thị 
thư viện và sản phẩm thông tin; phương 
pháp tổ chức, bảo quản các dạng tài liệu 
truyền thống và hiện đại.
- Các khối kỹ năng bao gồm các môn 
học về: Phương pháp quản trị tri thức; phổ 
biến thông tin phục vụ quản lý, phát triển 
kinh tế, dịch vụ xã hội trong phạm vi quốc 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
33THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2018
gia và quốc tế; đánh giá năng lực hoạt động 
thư viện, đánh giá dịch vụ khách hàng, 
sản phẩm thông tin của thư viện; phương 
pháp chuyển đổi và bao gói thông tin; xây 
dựng môi trường thông tin lành mạnh; xây 
dựng các dự án phát triển thư viện; phát 
triển nguồn lực thông tin; quản trị thông tin; 
quản trị tri thức.
4. Đổi mới chương trình đào tạo hướng 
tới quản trị thông tin, quản trị tri thức, thư 
viện phát triển cùng với công nghệ thông 
tin và truyền thông, đáp ứng nhu cầu xã 
hội, các trường đào tạo ngành thư viện cần 
có những tên gọi mới như, khoa: Quản trị tri 
thức, Quản trị thông tin, thư viện và truyền 
thông nhằm thích ứng với yêu cầu đào 
tạo, nhu cầu xã hội và thu hút mạnh mẽ 
người học.
Kết luận
Như vậy, trong bối cảnh công nghệ phát 
triển nhanh chóng ảnh hưởng rất lớn đến 
môi trường thư viện, việc trang bị cho người 
học những kiến thức và kỹ năng nói trên là 
vô cùng cần thiết để đáp ứng nhu cầu xã 
hội về nguồn nhân lực chất lượng cao. Để 
làm được điều này, mỗi cơ sở đào tạo về 
thông tin-thư viện cần phải có sự đổi mới 
toàn diện, sâu sắc chương trình đào tạo. 
Tên gọi của ngành cũng nên được thay đổi 
để phù hợp với chương trình đào tạo cũng 
như yêu cầu của các nhà tuyển dụng, thu 
hút được người học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Loan Thùy (2009). Nâng cao chất 
lượng đào tạo nguồn nhân lực bậc đại học và 
cao học thư viện-thông tin trong không gian 
phát triển mới / Bùi Loan Thùy. - Tạp chí Thư 
viện Việt Nam, 2009. - số 1. - tr.3-12.
2. Curry, A. (2000). Canadian library and 
information science education: Trends and 
issues. Education for Information, 18 (4): 325-
337.
3. Gupta, S & Gupta DK (1997). Development 
of library and information science education in 
Africa. International Information and Library 
Review 25 (1): 73-83.
4. Hallam, Gillian C. (2007). Education for 
library and information service, in Ferguson, 
Stuart, Eds. Libraries in the twenty-first 
century: Charting new directions in information 
services, chapter 18, pages pp. 311-336. 
Centre for Information Studies, Charles Sturt 
University.
5. Tasana Salaydyamant (2014). Library 
and information science currinculum in Thai 
University compares with IFLA guideline for 
professional library /information education 
programs. - Procedia - Social and Behavioral 
Sciences 147 (2014 ) p.120-125.
6. Trần Thị Quý (2008). Nâng cao chất 
lượng đào tạo cao học chuyên ngành khoa học 
thư viện tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và 
Nhân văn // Kỷ yếu hội thảo khoa học “Nâng 
cao chất lượng đào tạo sau đại học chuyên 
ngành khoa học thư viện đáp ứng nhu cầu 
sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất 
nước”. - H. : ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, 
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008. - tr. 32-40.
7. Stoker, D. (2000). Persistence and 
change: issues for LIS educators in the first 
decade of the twenty-first century. Education 
for Information. 18 (2/3): 115- 123.
8. Vũ Dương Thúy Ngà và Nguyễn Cương 
Lĩnh (2014). Một số suy nghĩ về mô hình và giải 
pháp đào tạo khoa học thư viện, thông tin có 
khả năng đáp ứng yêu cầu của thực tiễn trong 
bối cảnh hiện nay. - Đại hội cán bộ thư viện các 
nước Đông Nam Á lần thứ 14, tr. 273.
9. Chương trình đào tạo cử nhân ngành 
khoa học thư viện. 
chuong-trinh-dao-tao/chuong-trinh-dao-tao-
cu-nhan-nganh-khoa-hoc-thu-vien.
10. Chương trình đào tạo thạc sỹ thư viện. 
tao/chuong-trinh-dao-tao-thac-sy-khoa-hoc-
thu-vien.
11. Chương trình đào tạo tiến sỹ thư viện. 
tao/chuong-trinh-dao-tao-tien-si-khoa-hoc-thu-
vien.
12. Smith K., Hallam G., Ghos S. B. 2012. 
Guidelines for professional libraryinformation 
educational programs.-2012 https://www.ifla.
org/publications/guidelines-for-professional-
libraryinformation-educational-programs-2012.
13. Library Information Science . http://
www.lib.cwu.edu/Library-Information-Science-
Programs.
14. Library and information science http://
www.simmons.edu/academics/graduate-
programs/library-and-information-science-ms.
 15. Overview of Library Science Courses 
and Classe. https://study.com/articles/
Overview_of_Library_Science_Courses_and_
Classes.html.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 4-11-2017; 
Ngày phản biện đánh giá: 16-3-2018; Ngày 
chấp nhận đăng: 15-4-2018).

File đính kèm:

  • pdfdao_tao_nganh_thong_tin_thu_vien_dap_ung_nhu_cau_xa_hoi.pdf