Đánh giá tình hình áp dụng qui trình điều dưỡng tại một số bệnh viện thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc Việt Nam
Với phƣơng pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 350 điều dƣỡng viên trong khu vực
miền núi phía Bắc trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 10 năm 2010 về thực
trạng áp dụng qui trình điều dƣỡng trong lâm sàng các tác giả đã thu đƣợc kết quả nhƣ
sau:
Nhận định chăm sóc chủ yếu phản ánh vấn đề bệnh tật chứ chƣa phản ánh nhu cầu cơ bản
của ngƣời bệnh. Chẩn đoán chăm sóc chủ yếu phản ánh vấn đề y tế (95%), chƣa phản ánh
đáp ứng của ngƣời bệnh với các vấn đề này. Kế hoạch chăm sóc đƣợc làm ngay sau khi
nhập viện (90%), tuy nhiên vai trò của bệnh nhân tham gia vào xây dựng KHCS là rất
thấp (15%). Thực hiện kế hoạch chăm sóc các hoạt động về giao tiếp, tƣ vấn, giải thích
trƣớc khi làm kỹ thuật tƣơng đối tốt. Kỹ thuật điều dƣỡng đƣợc tiến hành chính xác và an
toàn (92,5%). Tỷ lệ điều dƣỡng ghi chép tiến triển chăm sóc vào hồ sơ cao (88,3%). Áp
dụng qui trình chống nhiễm khuẩn chƣa đƣợc tốt (49,3%). Tỷ lệ điều dƣỡng phụ trách
toàn diện một bệnh nhân rất thấp (8,3%). Đánh giá chăm sóc: Tỷ lệ điều dƣỡng tự đánh
giá và dự họp đánh giá chăm sóc và điều chỉnh KHCS khá cao (84,2%). Các tác giả đã
đƣa khuyến nghị để thống nhất về qui trình điều dƣỡng trong toàn quốc và điều chỉnh nội
dung, thời lƣợng hợp lý trong các cơ sở đào tạo của các trƣờng và đào tạo lại cán bộ điều
dƣỡng tại các bệnh viện.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá tình hình áp dụng qui trình điều dưỡng tại một số bệnh viện thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc Việt Nam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 20 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ÁP DỤNG QUI TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN THUỘC KHU VỰC MIỀN NÚI, TRUNG DU PHÍA BẮC VIỆT NAM Lê Văn Duy*, Nguyễn Thị Thanh Quyên, Trần Anh Vũ và cs Khoa Điều Dưỡng - Trường Đại Học Y Dược - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Với phƣơng pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 350 điều dƣỡng viên trong khu vực miền núi phía Bắc trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 10 năm 2010 về thực trạng áp dụng qui trình điều dƣỡng trong lâm sàng các tác giả đã thu đƣợc kết quả nhƣ sau: Nhận định chăm sóc chủ yếu phản ánh vấn đề bệnh tật chứ chƣa phản ánh nhu cầu cơ bản của ngƣời bệnh. Chẩn đoán chăm sóc chủ yếu phản ánh vấn đề y tế (95%), chƣa phản ánh đáp ứng của ngƣời bệnh với các vấn đề này. Kế hoạch chăm sóc đƣợc làm ngay sau khi nhập viện (90%), tuy nhiên vai trò của bệnh nhân tham gia vào xây dựng KHCS là rất thấp (15%). Thực hiện kế hoạch chăm sóc các hoạt động về giao tiếp, tƣ vấn, giải thích trƣớc khi làm kỹ thuật tƣơng đối tốt. Kỹ thuật điều dƣỡng đƣợc tiến hành chính xác và an toàn (92,5%). Tỷ lệ điều dƣỡng ghi chép tiến triển chăm sóc vào hồ sơ cao (88,3%). Áp dụng qui trình chống nhiễm khuẩn chƣa đƣợc tốt (49,3%). Tỷ lệ điều dƣỡng phụ trách toàn diện một bệnh nhân rất thấp (8,3%). Đánh giá chăm sóc: Tỷ lệ điều dƣỡng tự đánh giá và dự họp đánh giá chăm sóc và điều chỉnh KHCS khá cao (84,2%). Các tác giả đã đƣa khuyến nghị để thống nhất về qui trình điều dƣỡng trong toàn quốc và điều chỉnh nội dung, thời lƣợng hợp lý trong các cơ sở đào tạo của các trƣờng và đào tạo lại cán bộ điều dƣỡng tại các bệnh viện. Từ khóa: ĐẶT VẤN ĐỀ* Qui trình điều dƣỡng là cách suy nghĩ và hành động đặc biệt mang tính hệ thống và sáng tạo nhằm xác định, phòng và xử trí các vấn đề sức khỏe có thực hoặc tiềm tàng, xác định điểm mạnh của ngƣời bệnh và cung cấp một nền tảng để điều dƣỡng viên sử dụng tri thức, kỹ năng thể hiện chăm sóc có tính nhân văn. Qui trình điều dƣỡng mô tả mối quan hệ giữa điều dƣỡng và chăm sóc, mục tiêu, đặc điểm và đƣợc chia thành 5 bƣớc (Judish Winkinson, 2001). Sử dụng qui trình điều dƣỡng trong lâm sàng là một năng lực quan trọng và đặc thù của ngành điều dƣỡng đòi hỏi mọi điều dƣỡng viên phải tuân thủ để đảm bảo việc cung cấp dịch vụ điều dƣỡng có chất lƣợng và là cơ sở để chuẩn hóa các dịch vụ điều dƣỡng. Qui trình điều dƣỡng đƣợc các trƣờng đƣa vào nội dung đào tạo ở rất nhiều bộ môn điều dƣỡng tiền lâm sàng và lâm sàng hiện còn nhiều bất * cập, thiếu thống nhất. Nhằm góp phần chuẩn hóa việc giảng dạy qui trình điều dƣỡng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này để tìm hiểu hiện trạng sử dụng qui trình điều dƣỡng trong các bệnh viện khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam nhằm phát hiện ra các tồn tại, các nhu cầu đào tạo cần đƣợc điều chỉnh, thay đổi trong chƣơng trình đào tạo điều dƣỡng đáp ứng nhu cầu chăm sóc ngƣời bệnh, góp phần nâng cao sức khoẻ và chất lƣợng cuộc sống của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam. MỤC TIÊU Mô tả hiện trạng tình hình áp dụng qui trình điều dƣỡng tại các bệnh viện khu vực miền núi, trung du phía Bắc Việt Nam. và đƣa ra các khuyến cáo về thay đổi nội dung chƣơng trình đào tạo liên quan đến việc dạy và học về qui trình điều dƣỡng phù hợp tiến dần đến các chuẩn mực trong khu vực. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Phƣơng pháp mô tả cắt ngang (Describtive Lê Văn Duy và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01)/1: 20 - 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 21 Cross Sectional Study) Đối tượng nghiên cứu - Là các cán bộ điều dƣỡng đang làm việc tại khoa phòng bệnh viện tuyến trung ƣơng đóng tại khu vực, bệnh viện tuyến tỉnh, huyện. Các đối tƣợng này trực tiếp cung cấp các dịch vụ chăm sóc điều dƣỡng cho ngƣời bệnh thông qua áp dụng qui trình điều dƣỡng. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: Các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc nơi trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Nguyên có nhiệm vụ đào tạo và có số lƣợng sinh viên tuyển sinh hàng năm chiếm số lƣợng trên 80% tổng số sinh viên sinh viên điều dƣỡng hệ đại học. Khu vực Tây Bắc gồm: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lao cai, Yên Bái. Khu Đông Bắc gồm: Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Khu trung du miền núi gồm: Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ. - Thời gian: từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 10 năm 2010. Chọn mẫu - Chọn mẫu phân tầng 3 khu vực, mỗi khu vực chọn 2 tỉnh nghiên cứu: Điện Biên, Lao Cai thuộc khu Tây Bắc, Tuyên Quang, Quảng Ninh thuộc khu Đông Bắc, Thái Nguyên, Phú Thọ thuộc khu trung du miền núi. Các tỉnh đƣợc chọn đại diện cho khu vực về địa lý, kinh tế, mô hình bệnh tật, hệ thống chăm sóc sức khỏe. - Chọn các huyện: Mỗi tỉnh chọn ngẫu nhiên 3 huyện để tiến hành nghiên cứu. Chỉ tiêu nghiên cứu Các thông tin liên quan đến thực hiện qui trình điều dƣỡng chăm sóc bệnh nhân.Cụ thể: -Bƣớc 1: Nhận định chăm sóc: điều dƣỡng thu thập thông tin gì và bằng cách nào ? - Bƣớc 2: Chẩn đoán điều dƣỡng: phƣơng pháp chẩn đoán,sự khác biệt với chẩn đoán y khoa - Bƣớc 3: Lập kế hoạch chăm sóc: ai lập kế hoạch, kế hoạch có thực tế, khả thi và hƣớng đến kết quả mong muốn, việc phối kết hợp với cán bộ y tế khác. - Bƣớc 4: Thực hiện kế hoạch chăm sóc: việc triển khai kế hoạch chăm sóc, ghi chép hồ sơ, việc thực hiện các qui trình kỹ thuật, sử dụng kế hoạch điều dƣỡng trong thực tế .. - Bƣớc 5: Đánh giá kết quả chăm sóc: ai là ngƣời đánh giá, kết quả nhƣ thế nào .. Công cụ nghiên cứu - Bảng đánh giá dịch vụ điều dƣỡng bệnh viện của Irene G Ramey để chuẩn hoá chất lƣợng chăm sóc dựa theo qui trình điều dƣỡng. - Bộ câu hỏi có cấu trúc phỏng vấn trực tiếp các nhà quản lý điều dƣỡng tuyến tỉnh, huyện. Phương pháp thu thập số liệu - Quan sát trực tiếp điều dƣỡng thực hiện qui trình điều dƣỡng tại khoa phòng - Quan sát trực tiếp việc thực hiện các kỹ thuật điều dƣỡng sử dụng bảng kiểm - Phỏng vấn trực tiếp điều dƣỡng viên và cán bộ quản lý điều dƣỡng liên quan - Phân tích số liệu sẵn có tại bệnh viện các tuyến Phân tích, xử lý số liệu:bằng phần mềm SPSS 10.0 trên máy vi tính KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1. Tỷ lệ % thông tin về nhu cầu của bệnh nhân trong bước nhận định chăm sóc (n=350) 1. Nhận định chăm sóc bao gồm các nội dung sau Có (%) Không (%) Lý do vào viện 97.5 2,5 Tình trạng về ý thức bệnh nhân 98,3 1,7 Dấu hiệu sinh tồn 100 0 Da và niêm mạc 62,5 37,5 Tinh thần bệnh nhân 30 70 Dinh dƣỡng 26,7 73,3 Giấc ngủ 11,7 88,3 Lê Văn Duy và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01)/1: 20 - 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 22 Hoạt động thể lực, nghỉ ngơi 17,5 85,5 Bài tiết 74,2 25,8 Tình hình kinh tế xã hội 10,8 89,2 Sức khỏe tình dục 2,5 97,5 Ngƣời chăm sóc trực tiếp đi cùng là ai 38,3 61,7 2. Nhận định phản ánh tổng thể nhu cầu cơ bản của người bệnh 23,3 76,7 3. Nhận định phản ánh chủ yếu vấn đề bệnh tật của người bệnh 96,7 3,3 Nhận xét: Các thông tin về nhu cầu thể chất của ngƣời bệnh đã đƣợc thu thập khá đầy đủ. Tuy nhiên các thông tin về tinh thần, dinh dƣỡng, giấc ngủ, hoạt động thể lực, tình hình kinh tế xã hội, sức khỏe tình dục, ngƣời chăm sóc có tỷ lệ khá thấp dƣới 30%. Nhận định chủ yếu phản ánh vấn đề bệnh tật chứ chƣa phản ánh nhu cầu cơ bản của ngƣời bệnh. Bảng 2. Thông tin về chẩn đoán điều dưỡng (n=350) STT Nội dung chẩn đoán điều dưỡng Có (%) Không (%) 1 Phản ánh các vấn đề y tế của ngƣời bệnh 95 5 2 Phản ánh đáp ứng của ngƣời bệnh với các vấn đề y tế 50,8 49,2 Nhận xét: Chẩn đoán điều dƣỡng chủ yếu phản ánh vấn đề y tế (95%), chƣa phản ánh đáp ứng của ngƣời bệnh với các vấn đề này. Bảng 3. Tỷ lệ % các nội dung công việc khi lập kế hoạch chăm sóc (n=350) STT Kế hoạch chăm sóc Có (%) Không (%) 1 Làm ngay sau khi bệnh nhân nhập viện 90 10 2 Bệnh nhân tham gia vào xây dựng kế hoạch chăm sóc 15 85 3 Ngƣời nhà tham gia xây dựng kế hoạch chăm sóc 64,2 35,8 4 Điều dƣỡng đọc KHCS trƣớc khi tiến hành chăm sóc 6,7 93,3 5 KHCS có đƣợc làm thống nhất theo mẫu chung của đơn vị 5 95 Nhận xét: KHCS đƣợc làm ngay sau khi nhập viện (90%), tuy nhiên vai trò của bệnh nhân tham gia vào xây dựng KHCS là rất thấp (15%). Phần lớn các bản KHCS không thống nhất theo mẫu chung của đơn vị (5%). Bảng 4: Tỷ lệ % các hoạt động trong quá trình thực hiện kế hoạch chăm sóc (350). STT Nội dung công việc Có (%) Không (%) 1 Một điều dƣỡng phụ trách một bệnh nhân 8,3 91,7 2 Điều dƣỡng có thái độ giúp đỡ bệnh nhân 94,3 5,7 3 Bệnh nhân có hiểu biết về cán bộ phụ trách mình 40,8 57,5 4 Điều dƣỡng giao tiếp cởi mở, thoải mái 70,8 29,2 5 Điều dƣỡng thông báo cho bệnh nhân tình hình chăm sóc 66,7 33,3 6 Tƣ vấn về bệnh và các vấn đề liên quan 88,3 11,7 7 Giải thích trƣớc khi tiến hành kỹ thuật 40,8 58,4 Lê Văn Duy và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01)/1: 20 - 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 23 8 Tiến hành kỹ thuật an toàn, chính xác 92,5 7,5 9 Quan sát ghi chép đáp ứng bệnh nhân 35,8 62,5 10 Áp dụng qui trình chống nhiễm khuẩn 49,3 50,7 11 Phòng bệnh gọn gàng, sạch sẽ 60,8 39,2 12 Ánh sáng trong phòng đầy đủ 94,2 4,1 13 Ghi chép tiến triển vào KHCS hàng ngày 88,3 11,7 Nhận xét: Tỷ lệ điều dƣỡng phụ trách toàn diện một bệnh nhân rất thấp (8,3%). Các hoạt động về giao tiếp, tƣ vấn, giải thích trƣớc khi làm kỹ thuật tƣơng đối tốt. Kỹ thuật điều dƣỡng đƣợc tiến hành chính xác và an toàn (92,5%). Tỷ lệ điều dƣỡng ghi chép tiến triển chăm sóc vào hồ sơ cao (88,3%). Áp dụng qui trình chống nhiễm khuẩn chƣa đƣợc tốt (49,3%). Bảng 5. Tỷ lệ % các hoạt động của điều dưỡng khi đánh giá chăm sóc (n=350) STT Nội dung công việc Có (%) Không (%) 1 Tổ chức họp đánh giá đáp ứng của bệnh nhân với can thiệp điều dƣỡng 84,2 15,8 2 Đánh giá chăm sóc đƣợc tiến hành khách quan 90 10 3 Thay đổi KHCS là kết quả của đánh giá chăm sóc 87,5 12,5 4 Mục đích chăm sóc có thực tế và khả thi 97,5 2,5 Nhận xét: Tỷ lệ điều dƣỡng họp đánh giá chăm sóc và điều chỉnh KHCS khá cao ( 84,2% %). BÀN LUẬN Năm 1955, Hall là ngƣời đầu tiên mô tả điều dƣỡng là một qui trình. Sau đó 1959 thuật ngữ “Qui trình điều dƣỡng” đƣợc Johnson sử dụng lần đầu tiên, Orlando (1961), Wiedenbach (1963). Trong những năm 1970, qui trình đƣợc chia thành 3 bƣớc (Vitale), 5 bƣớc (Schultz) và Nugent (1974) cho rằng qui trình điều dƣỡng là nền tảng của chất lƣợng chăm sóc khách hàng. Qui trình điều dƣỡng giúp mọi ngƣời hiểu điều dƣỡng viên làm gì, tăng cƣờng giao tiếp và tránh đƣợc các sai sót, nhầm lẫn trong chẩn đoán, xử trí và giải quyết vấn đề của ngƣời bệnh đồng thời giảm chi phí cho cơ sở y tế. Sử dụng thành công qui trình điều dƣỡng sẽ giúp điều dƣỡng viên đạt đƣợc chuẩn mực nghề nghiệp [13]. Sử dụng qui trình điều dƣỡng cung cấp một ngôn ngữ chung (chẩn đoán điều dƣỡng) trong thực hành làm thống nhất nghề điều dƣỡng cung cấp một bộ máy đánh giá, hỗ trợ trong việc phát triển chẩn đoán điều dƣỡng, thúc đẩy tính liên tục và phối hợp trong chăm sóc đảm bảo rằng tất cả các thành viên đều đã đƣợc thông báo về nhu cầu của bệnh nhân, tăng đƣợc sự hài lòng nghề nghiệp. Kế hoạch chăm sóc tốt giúp tiết kiệm thời gian, sức lực và giảm sự buồn chán trong công việc hàng ngày. Qui trình điều dƣỡng là một quá trình tƣ duy sử dụng các kỹ năng phân tích để giải quyết vấn đề và ra quyết định. Bƣớc nhận định của qui trình điều dƣỡng là quá trình thu thập có hệ thống số liệu liên quan đến tình trạng sức khỏe chung của khách hàng, hình dung một bức tranh về mức độ thể chất, tinh thần, văn hóa, xã hội, tâm linh, tri thức và phát triển, tình hình kinh tế, hoạt động chức năng và lối sống. Đó là sự phối hợp thu thập số liệu từ việc lấy thông tin chủ quan là những thứ do khách hàng và ngƣời khác cung cấp và thông tin khách quan là do điều dƣỡng viên trực tiếp khám bệnh, quan sát và thu thập từ các nguồn khác [10]. Kết quả nghiên cứu cho thấy điều dƣỡng viên đã lấy khá đầy đủ thông tin về thể chất, bệnh tật Lê Văn Duy và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01)/1: 20 - 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 24 nhƣng các thông tin về tinh thần, dinh dƣỡng, giấc ngủ, hoạt động thể lực, tình hình kinh tế xã hội, sức khỏe tình dục, ngƣời chăm sóc có tỷ lệ khá thấp dƣới 30%. Nhận định chủ yếu phản ánh vấn đề bệnh tật chứ chƣa phản ánh nhu cầu cơ bản của ngƣời bệnh. Chẩn đoán điều dƣỡng là việc phân tích số liệu thu thập đƣợc để xác định nhu cầu hay vấn đề của khách hàng [11]. Khác với chẩn đoán y khoa là thƣờng chỉ có một chẩn đoán và ít thay đổi trong quá trình điều trị bệnh nhân, số lƣợng chẩn đoán điều dƣỡng phụ thuộc vào các nhu cầu thể chất, tinh thần, xã hội và tâm linh. Vì các số liệu thu thập đƣợc chủ yếu là các thông tin về bệnh tật nên chẩn đoán điều dƣỡng chủ yếu xác định vấn đề bệnh tật (95%) và các nhu cầu khác là rất hạn chế. Giai đoạn tiếp theo là lập kế hoạch can thiệp điều dƣỡng nghĩa là điều dƣỡng viên xây dựng một kế hoạch mô tả chiến lƣợc và cách lựa chọn để đạt đƣợc kế quả mong muốn. Sự tham gia và tính tự chủ của bệnh nhân, giúp họ nhận thức đƣợc tầm quan trọng về sự đóng góp của bản thân, nâng cao các quyết định về sức khoẻ và tính độc lập trong tự chăm sóc là rất quan trọng trong giai đoạn này [13]. Kết quả nghiên cứu cho thấy các điều dƣỡng viên đã tiến hành lập kế hoạch ngay khi nhập viện song vai trò của bệnh nhân, ngƣời nhà trong quá trình này là rất hạn chế. Thực hiện kế hoạch chăm sóc là các hành động do điều dƣỡng viên làm hoặc phối hợp với cán bộ y tế khác, với ngƣời nhà và với bệnh nhân để cùng đạt mục đích, kết quả mong muốn. Kết quả nghiên cứu cho mô hình chăm sóc theo kỹ thuật điều dƣỡng còn rất phổ biến thể hiện bằng chất lƣợng các kỹ thuật điều dƣỡng làm khá tốt mặc dù việc tuân thủ các qui định về phòng chống nhiễm khuẩn còn rất hạn chế (< 50%). Rõ ràng là mô hình làm việc theo ca và chăm sóc toàn diện thể hiện một điều dƣỡng phụ trách tổng thể một bệnh nhân rất thấp (< 10%). Việc phối hợp với cán bộ y tế khác là tƣơng đối tốt song chƣa thấy rõ vai trò của điều dƣỡng viên trong việc hƣớng dẫn ngƣời nhà và bệnh nhân tự chăm sóc cá nhân. Việc ghi chép các diễn biến, nội dung công việc của điều dƣỡng viên rất sơ sài. Trong hồ sơ bệnh án không có phần ghi chép một cách hệ thống, đầy đủ các hoạt động điều dƣỡng mà chỉ có phiếu chăm sóc đính kèm vào hồ sơ bệnh án. Công tác đánh giá kế hoạch chăm sóc đã đƣợc tiến hành tƣơng đối tốt, khách quan và là cơ sở điều chỉnh kế hoạch để đảm bảo tính thực thi. Công việc này đƣợc thể hiện bởi chính điều dƣỡng viên, trong các cuộc họp giao ban chuyên môn với tỷ lệ khá cao (> 80%). KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu trên 350 điều dƣỡng viên trong khu vực miền núi phía Bắc về thực trạng áp dụng qui trình điều dƣỡng trong lâm sàng nhƣ sau: 1. Nhận định chăm sóc: thu thập khá đầy đủ thông tin về thể chất. Các thông tin về tinh thần, dinh dƣỡng, giấc ngủ, hoạt động thể lực, tình hình kinh tế xã hội, sức khỏe tình dục thấp dƣới 30%. Nhận định chủ yếu phản ánh vấn đề bệnh tật chứ chƣa phản ánh nhu cầu cơ bản của ngƣời bệnh. 2. Chẩn đoán chăm sóc chủ yếu phản ánh vấn đề y tế (95%), chƣa phản ánh đáp ứng của ngƣời bệnh với các vấn đề này. 3. Kế hoạch chăm sóc đƣợc làm ngay sau khi nhập viện (90%), tuy nhiên vai trò của bệnh nhân tham gia vào xây dựng KHCS là rất thấp (15%). Phần lớn nội dung các bản KHCS không thống nhất theo mẫu chung của đơn vị (5%). 4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc: Các hoạt động về giao tiếp, tƣ vấn, giải thích trƣớc khi làm kỹ thuật tƣơng đối tốt. Kỹ thuật điều dƣỡng đƣợc tiến hành chính xác và an toàn (92,5%). Tỷ lệ điều dƣỡng ghi chép tiến triển chăm sóc vào hồ sơ cao (88,3%). Áp dụng qui trình chống nhiễm khuẩn chƣa đƣợc tốt (49,3%). Tỷ lệ điều dƣỡng phụ trách toàn diện một bệnh nhân rất thấp (8,3%). 5. Đánh giá chăm sóc: Tỷ lệ điều dƣỡng tự đánh giá và dự họp đánh giá chăm sóc và điều chỉnh KHCS khá cao (84,2%). KHUYẾN NGHỊ Lê Văn Duy và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01)/1: 20 - 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 25 1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của qui trình điều dƣỡng cho cán bộ quản lý và điều dƣỡng viên và là cơ sở để phân hạng chất lƣợng điều dƣỡng. 2. Qui trình điều dƣỡng cần đƣợc thống nhất lại trong toàn quốc trên cơ sở đảm bảo tính khoa học, tính cập nhật và môi trƣờng làm việc tại Việt Nam, chú trọng vào giai đoạn nhận định và chẩn đoán chăm sóc điều dƣỡng. 3. Tiến hành điều chỉnh chƣơng trình, tăng thời lƣợng dạy/ học qui trình điều dƣỡng tại các môn điều dƣỡng cơ bản và lâm sàng. 4. Tiến hành các khóa đào tạo lại giáo viên điều dƣỡng về qui trình điều dƣỡng, từng bƣớc tổ chức các khoá đào tạo bổ xung cho điều dƣỡng trong toàn quốc nhƣ là một điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề điều dƣỡng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ y tế (2006), Kiến thức, thái độ, kỹ năng cần đạt khi tốt nghiệp bác sỹ đa khoa, Nhà xuất bản y học, Hà Nội. [2]. Niên giám thống kê Bộ Y tế (2009), NXB Thống kê, Hà Nội. [3]. Nguyễn Văn Lình và cs (2007), Phân bổ nhân lực y tế một số tỉnh miền Trung Việt Nam, Y học thực hành, NXB y học, Hà Nội. [4]. WHO (1997), Health Manpower Planning, A guide for medical practice. [5]. Diane M. Billing, Judisch A. Halstead, (2006), Teaching in Nursing, a guide for faculty; (pp87-149). [6]. CarolJ.Giet, Marilyn Duncan Boyd (2002); Teaching in nursing practice; (pp3- 15). [7]. G. Posner, Rudisky (1997); Course Designs, a guide to curriculum development for teachers; Fifth edition, Longman; (pp 63- 185). [8]. Fred Abbatt, A. Mejia (1988); Continuing the Education of health workers, WHO, Geneva. [9]. Phạm Song, Đào Ngọc Phong (2001); Nghiên cứu hệ thống y tế, phƣơng pháp nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản y học Hà Nội (5-108). [10]. Marilynn E. Doengens (2007), Manual of Nursing Diagnose, Longman publishing House, London. [11]. Porter Perry (2008) Fundamental of Nursing, 7 th edition; MOSBY Ensevier publishing house, USA. [12]. Ann Marinner Tomey (2008) Guide to Nursing Management and Leadership, eighth edition, MOSBY Ensenver publishing house, USA. [13]. American Nurses Association. (2004). Nursing: Scope & Standards of Practice. Silver Spring, MD: Nursesbooks.org. Lê Văn Duy và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01)/1: 20 - 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 26 SUMMARY EVALUATING THE APPLICATION PROCESS IN A NUMBER OF HOSPITAL CARE OF MOUNTAIN AREA, CENTRAL NORTH VIETNAM TRAVEL Le Van Duy * , Nguyen Thi Thanh Quyen, Tran Anh Vu et al Faculty of Nursing - Thai Nguyen Medicine and Pharmacy of University With the cross- section described study on 350 nurses in the northern mountainous region in the period from January 2009 to October 2010 on the status of applied clinical nursing process, the authors obtained the following results: the asessment mainly reflects the problems of disease but not reflecting the basic needs of the patient. Nursingdiagnosis reflects maily medical problems (95%), but not response of the patient to the disease. Care plans are made shortly after hospitalization (90%), however the role of the patient involved in building care plan is very low (15%). However, the implementation of the care plan as: the communication, consultation, technical procedures go relatively well. Nursing technique was conducted correctly and safely (92.5%). The nursing care progress notes on high-profile (88.3%). Applying anti-bacterial is not that great (49.3%). The comprehensive nursing care is very low (8.3%) . In evaluation of nursing care percentage of self assessment and meeting reviews and adjust care plan is quite high (84.2%). The author has taken the recommendation to unify the process of nursing in the country and adjust content, reasonable duration in the nursing training institutions and retraining to nursing staff in hospitals. Keywords: *
File đính kèm:
- danh_gia_tinh_hinh_ap_dung_qui_trinh_dieu_duong_tai_mot_so_b.pdf