Đánh giá thực trạng công tác phát triển thể lực chuyên môn môn thể dục aerobic của nam sinh viên chuyên sâu thể dục trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy đánh giá thực trạng công tác phát

triển thể lực chuyên môn trong môn Thể dục Aerobic của nam sinh viên chuyên sâu Thể dục,

Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao (TDTT) Hà Nội trên các mặt: Thực trạng công tác giảng

dạy, huấn luyện thể lực chuyên môn cho sinh viên; Lựa chọn test đánh giá thể lực chuyên môn.

Trên cơ sở đó, kiểm tra và so sánh thể lực chuyên môn của nam sinh viên chuyên sâu Thể dục

Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh và Trường Đại học TDTT

Tp. Hồ Chí Minh.

pdf 5 trang kimcuc 4620
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá thực trạng công tác phát triển thể lực chuyên môn môn thể dục aerobic của nam sinh viên chuyên sâu thể dục trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá thực trạng công tác phát triển thể lực chuyên môn môn thể dục aerobic của nam sinh viên chuyên sâu thể dục trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội

Đánh giá thực trạng công tác phát triển thể lực chuyên môn môn thể dục aerobic của nam sinh viên chuyên sâu thể dục trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội
267
Sè §ÆC BIÖT / 2018
ÑAÙNH GIAÙ THÖÏC TRAÏNG COÂNG TAÙC PHAÙT TRIEÅN THEÅ LÖÏC CHUYEÂN MOÂN 
MOÂN THEÅ DUÏC AEROBIC CUÛA NAM SINH VIEÂN CHUYEÂN SAÂU
THEÅ DUÏC TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM THEÅ DUÏC THEÅ THAO HAØ NOÄI
Tóm tắt:
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy đánh giá thực trạng công tác phát
triển thể lực chuyên môn trong môn Thể dục Aerobic của nam sinh viên chuyên sâu Thể dục,
Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao (TDTT) Hà Nội trên các mặt: Thực trạng công tác giảng
dạy, huấn luyện thể lực chuyên môn cho sinh viên; Lựa chọn test đánh giá thể lực chuyên môn.
Trên cơ sở đó, kiểm tra và so sánh thể lực chuyên môn của nam sinh viên chuyên sâu Thể dục
Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh và Trường Đại học TDTT
Tp. Hồ Chí Minh. 
Từ khóa: Thể lực chuyên môn, Aerobic, chuyên sâu Thể dục, Trường Đại học Sư phạm TDTT
Hà Nội. 
Assessing the current state of professional fitness development in Aerobic Gymnastics
of male students majoring in Physical Education at Hanoi University 
of Physical Education and Sports
Summary:
Assessing the current state of professional fitness development in Aerobic Gymnastics of male
students majoring in Physical Education at Hanoi University of Physical Education and Sports
Current status of teaching and training of physical fitness for students; Select a professional fitness
test. On that basis, we check and compare the professional strength of male students majoring in
Physical Education at Hanoi University of Physical Education and Sports, Bac Ninh University of
Physical Education and Sports and Ho Chi Minh University of Physical Education and Sport
Keywords: Professional, Aerobic, Physical Education major, Hanoi University of Physical
Education and Sports.
*ThS, Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội; Email: thunt.tdtthn@gmail.com
Ngô Thị Thu*
ÑAËT VAÁN ÑEÀ
Thể dục là một trong những chuyên ngành cơ
bản quan trọng trong đào tạo các giáo viên giảng
dạy TDTT cho các trường Đại học, Cao đẳng,
các cấp học phổ thông... và đã được đưa vào
giảng dạy tại Trường Đại học Sư phạm TDTT
Hà Nội từ nhiều năm nay. Cập nhật các môn thể
thao mới, Bộ môn Thể dục của Trường đã đưa
Aerobic vào giảng dạy cho sinh viên chuyên sâu
Thể dục và đã được sinh viên hưởng ứng nhiệt
tình, tích cực tập luyện. 
Thể lực chuyên môn đóng vai trò rất quan
trọng trong thực hiện các bài tập Aerobic, tuy
nhiên, qua thực tế nhiều năm giảng dạy môn học
này cho thấy, việc phát triển thể lực chuyên môn
trong môn Aerobic cho sinh viên chuyên sâu thể
dục Nhà trường vẫn chưa đạt được hiệu quả cao.
Sinh viên có biểu hiện giảm sút thể lực trong
quá trình tập luyện làm ảnh hưởng không tốt tới
kết quả thực hiện các bài tập Aerobic. 
Để tác động các biện pháp phù hợp, có hiệu
quả nhằm nâng cao thể lực chuyên ôn trong môn
Thể dục Aerobic cho nam sinh viên chuyên sâu
Thể dục Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà
Nội, việc tiến hành đánh giá đúng thực trạng
công tác phát triển TLCM của sinh viên là vấn
đề cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU
Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương
pháp sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp
tài liệu tham khảo; Phương pháp quan sát sư
phạm; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp
BµI B¸O KHOA HäC
268
kiểm tra sư phạm và Phương pháp toán học
thống kê.
Khảo sát được tiến hành trên 76 sinh viên
chuyên sâu Thể dục Trường Đại học Sư phạm
TDTT Hà Nội, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
và Trường Đại học TDTT Tp. Hồ Chí Minh.
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN
1. Đánh giá thực trạng công tác giảng
dạy, huấn luyện thể lực chuyên môn môn
Thể dục Aerobic cho nam sinh viên chuyên
sâu Thể dục Trường Đại học Sư phạm TDTT
Hà Nội
1.1. Vai trò của công tác giảng dạy, huấn
luyện thể lực chuyên môn cho đối tượng
nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng về vai trò của giảng dạy
- huấn luyện nâng cao thể lực chuyên môn cho
nam sinh viên học Aerobic dưới hình thức
phỏng vấn các giáo viên, huấn luyện viên trực
tiếp tham gia công tác giảng dạy - huấn luyện
Thể dục Aerobic tại các trường Đại học, Cao
đẳng, các trung tâm TDTT trên đại bàn Thành
phố Hà Nội, kết quả thu được như trình bày ở
bảng 1.
Bảng 1. Vai trò và thực trạng công tác giảng dạy, huấn luyện thể lực chuyên môn 
cho nam sinh viên chuyên sâu Thể dục học Thể dục Aerobic
Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội (n = 30)
Nội dung Kết quả Mức độ mi Tỷ lệ %
Vai trò của thể lực chuyên môn trong môn Thể
dục Aerobic 
Rất quan trọng 27 90
Quan trọng 3 10
Không quan trọng 0 0
Thực trạng công tác giảng dạy - huấn luyện
phát triển thể lực chuyên môn cho học sinh học
Thể dục Aerobic 
Có 6 20
Có, chưa nhiều 24 80
Chưa có 0 0
Qua bảng 1 cho thấy: Đa số các giáo viên -
huấn luyện viên đều cho rằng thể lực chuyên
môn có vai trò rất quan trọng trong công tác
giảng dạy và huấn luyện thể dục Aerobic với 27
ý kiến, chiếm tỷ lệ 90 %, Không có ý kiến cho
nào cho rằng thể lực chuyên môn là không quan
trọng. Như vậy có 100% ý kiến cho rằng thể lực
chuyên môn quan trọng trong giảng dạy – huấn
luyện Thể dục Aerobic cho sinh viên có ý nghĩa
từ rất quan trọng đến quan trọng trong công tác
giảng dạy - huấn luyện.
Khi tìm hiểu về thực trạng công tác huấn luyện
phát triển thể lực chuyên môn, kết quả phỏng vấn
cho thấy, đa số các ý kiến cho rằng trong thực tế
giảng dạy có quan tâm đến giảng dạy - huấn luyện
phát triển thể lực chuyên môn nhưng chưa nhiều
với 24/30 ý kiến, chiếm tỷ lệ 80%.
1.2. Chương trình giảng dạy nội dung
chuyên sâu môn Thể dục Aerobic cho sinh
viên chuyên sâu Thể dục Trường Đại học Sư
phạm TDTT Hà Nội
Đối với sinh viên chuyên sâu Thể dục, các
em được trang bị các kiến thức cơ bản về Thể
dục tự do, Thể dục cổ động, Aerobic, Dance
Sporst và phương pháp giảng dạy. Nội dung Thể
dục Aerobic trong chương trình chuyên sâu môn
Thể dục của Trường ĐHSP TDTT Hà Nội được
giảng dạy vào năm học chuyên sâu thứ 2 trong
hai học kỳ (tương ứng với học kỳ 5 và 6 trong
chương trình đào tạo).
Tiến hành điều tra thực trạng phân phối thời
gian giảng dạy - huấn luyện trong 1 năm học cho
SV chuyên sâu Thể dục môn Thể dục Aerobic.
Kết quả được trình bày tại bảng 2.
Bảng 2. Thời gian giảng dạy - huấn luyện trong
1 năm của đối tượng nghiên cứu (n=150)
TT Nội dung giảng dạy,huấn luyện
Thời gian
giảng dạy (giờ)
mi %
1 Kỹ thuật 90 60%
2 Chiến thuật – Tâm lý 4 2.67
3 Thể lực (chung+Chuyên môn) 54 36.00
4 Kiểm tra 2 1.33%
Tổng 150 100%
269
Sè §ÆC BIÖT / 2018
Qua bảng 2 cho thấy, nội dung giảng dạy -
huấn luyện là đầy đủ, thời gian giảng dạy - huấn
luyện dành cho các nội dung được sắp xếp phân
bổ tương đối đồng đều, thể hiện ở chỗ với tổng
thời gian số giờ giảng dạy - huấn luyện trong 1
năm là 150 tiết (thời lượng mỗi tiết là 45 phút)
với các nội dung như: 60% dành cho giảng dạy
- huấn luyện kỹ thuật, 2.67 % giảng dạy - huấn
luyện chiến thuật – tâm lý, 36 % giảng dạy -
huấn luyện thể lực chung và chuyên môn và
1.3% kiểm tra.
Ngoài ra, trong mỗi giáo án, các giảng viên
còn dùng một khoảng thời gian nhất định dành
cho việc huấn luyện tố chất thể lực. Tuy nhiên,
việc dành khoảng thời gian là bao nhiêu và dùng
để huấn luyện những tố chất thể lực nào thì còn
phụ thuộc vào từng giảng viên.
Để đánh giá thực trạng phân phối thời gian
giảng dạy - huấn luyện thể lực chuyên môn cho
đối tượng nghiên cứu, trên cơ sở phân tích
chương trình giảng dạy - huấn luyện và phỏng
vấn trực tiếp các giảng viên, huấn luyện viên
làm công tác giảng dạy, huấn luyện môn Thể
dục Aerobic Trường ĐHSP TDTT Hà Nội, kết
quả được trình bày tại bảng 3.
Qua bảng 3 cho thấy: Thời gian giảng dạy -
huấn luyện phân bổ cho các tố chất sức nhanh,
sức mạnh, sức bền, khéo léo và khả năng phối
hợp vận động có tỷ lệ tương đối đồng đều và
hợp lý. Vấn đề ở đây là trong quá trình giảng
dạy - huấn luyện các tố chất thể lực, thì phương
pháp giảng dạy - huấn luyện, thời gian cũng như
các bài tập giảng dạy - huấn luyện được sử dụng
như thế nào?
1.3. Thực trạng việc sử dụng các bài tập
phát triển thể lực chuyên môn của sinh viên 
Để đánh giá được thực trạng về việc sử dụng
các bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho
sinh viên, đề tài đã tiến hành tổng hợp, thống kê
các bài tập mà giảng viên bộ môn Thể dục của
Nhà trường đã sử dụng. Tiếp đó chúng tôi đã tiến
hành quan sát mức độ sử dụng các bài tập trong
huấn luyện thể lực chuyên môn trong môn Thể
dục Aerobic cho sinh viên chuyên sâu Thể dục
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh đã sử dụng. Kết
quả được như trình bày tại bảng 4 và 5.
Kết quả thu được ở bảng 4 và bảng 5 cho thấy: 
Trường ĐHSP TDTT Hà Nội và Trường ĐH
TDTT Bắc Ninh đã sử dụng bài tập để phát
triển luyện thể lực chuyên môn Aerobic của nam
sinh viên chuyên sâu Thể dục không giống
nhau. Cụ thể là việc sử dụng bài tập thể lực
chung và chuyên môn không đồng đều. Việc sử
dụng bài tập không đồng nhất cho thấy, trong
công tác giảng dạy chưa có sự thống nhất về
phương pháp cũng như hình thức và đặc biệt
chưa đưa công nghệ khoa học vào công tác
giảng dạy.
- Các bài tập được dàn đều cho cả việc phát
triển thể lực chung và thể lực chuyên môn, dàn
đều các bài tập phát triển thể lực cho các bộ
phận cơ thể trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là các
bài tập phát triển thể lực cho toàn thân, sau đó
Bảng 3. Thực trạng thời gian giảng dạy thể
lực của sinh viên (n=50)
TT Nội dung giảng dạy
Thời gian
giảng dạy
mi %
1 Sức nhanh 12 24
2 Sức mạnh 13 26
3 Sức bền 10 20
4 Mềm dẻo 10 20
5 Khả năng phối hợp vận động 5 10
Tổng 50 100%
Bảng 4. Thực trạng sử dụng bài tập phát triển thể lực chuyên môn của sinh viên
KQ điều tra 
Trường
BT phát triển 
thể lực chung
BT phát triển 
thể lực chuyên môn
mi Tỷ lệ % mi Tỷ lệ %
Trường ĐHSP TDTT Hà Nội (n=52) 36 69.23 16 30.77
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh (n=55) 38 69.09 17 30.91
BµI B¸O KHOA HäC
270
Bảng 5. Thực trạng sử dụng các bài tập phát triển thể lực chuyên môn 
cho các bộ phận cơ thể
Trường
Bài tập
Toàn thân Lưng bụng Cẳng tay Cổ tay Chân đùi Cổ chân
mi % mi % mi % mi % mi % mi %
Trường ĐHSP TDTT
Hà Nội (n=35) 9 25.71 6 17.13 8 22.86 2 5.71 8 22.86 2 5.71
Trường ĐH TDTT Bắc
Ninh (n=33) 8 24.24 4 12.13 8 24.24 2 6.06 9 27.27 2 6.06
đến cẳng tay và thấp nhất là các bài tập phát
triển thể lực cho cổ tay và cổ chân.
- Việc lựa chọn các bài tập phát triển thể lực
chưa được xác định trên cơ sở khoa học, chưa
có trọng tâm trọng điểm theo định hướng
chuyên môn mà còn nặng về lựa chọn bài tập
theo kinh nghiệm.
Như vậy, từ kết quả nghiên cứu đã trình bày
ở trên, có thể thấy việc phân bố chương trình
giảng dạy - huấn luyện chưa thực sự hợp lý. Các
bài tập phát triển thể lực chuyên môn chưa
phong phú, đa dạng. Chính vì vậy, việc lựa chọn
được những bài tập có hiệu quả nhất nhằm phát
triển thể lực chuyên môn cho đối tượng nghiên
cứu là vấn đề rất cần thiết.
2. Đánh giá thực trạng thể lực chuyên
môn trong môn Thể dục Aerobic của nam
sinh viên chuyên sâu Thể dục Trường Đại
học Sư phạm TDTT Hà Nội
Tiến hành lựa chọn test đánh giá thể lực
chuyên môn Thể dục Aerobic của nam sinh viên
chuyên sâu Thể dục Trường Đại học Sư phạm
TDTT Hà Nội thông qua phân tích và tổng hợp
tài liệu tham khảo, quan sát sư phạm, phỏng vấn
trên diện rộng bằng phiếu hỏi và xác định độ tin
cậy, tính thông báo của test trên đối tượng nghiên
cứu. Kết quả, chúng tôi đã lựa chọn được 6 test
đủ tiêu chuẩn trong đánh giá thể lực chuyên môn
môn Aerobic cho sinh viên Trường Đại học Sư
phạm TDTT Hà Nội gồm:
1. Bật qua lại ghế thể dục 15s (lần);
2. Ke bụng thang gióng 30s (lần);
3. Bật nhảy adam 10s (lần);
4. Đá lăng trước chân thuận liên tục 30s (lần);
5. Đá lăng ngang chân thuận liên tục 30s (lần);
6. Phối hợp đá lăng dọc và lăng ngang 2 chân
liên tục 1 phút (lần).
Để đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn
trong môn Thể dục Aerobic của nam sinh viên
chuyên sâu Thể dục Trường Đại học Sư phạm
TDTT Hà Nội chúng tôi đã tiến hành đánh giá
theo 2 phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát sư phạm: Tiến hành
quan sát khách thể nghiên cứu tại các buổi tập
luyện, thi đấu truyền thống hằng năm của Nhà
trường và các giải thi đấu trên phạm vi Thành
phố Hà Nội với các biểu hiện bên ngoài (khả
năng thực hiện động tác với tốc độ và sức mạnh,
sức bền, sự dẻo dai và khả năng phối hợp vận
động, hiệu quả thực hiện các kỹ thuật trong quá
trình thi đấu) 
- So sánh thể lực chuyên môn Thể dục
Aerobic của nam sinh viên chuyên sâu Thể dục
Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội với
nam sinh viên chuyên sâu Thể dục Trường Đại
học TDTT Bắc Ninh và Trường Đại học Sư
phạm TDTT Tp. Hồ Chí Minh qua kết quả kiểm
tra 6 test đã lựa chọn. Kết quả được trình bày tại
bảng 6.
Qua bảng 6 cho thấy, thể lực chuyên môn
Thể dục Aerobic của nam sinh viên chuyên sâu
Thể dục Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà
Nội kém hơn so với các sinh viên cùng chuyên
sâu Thể dục Trường Đại học TDTT khác. 
Như vậy, qua kết quả về thực trạng thể lực
chuyên môn Thể dục Aerobic của nam sinh viên
chuyên sâu Thể dục Trường Đại học Sư phạm
TDTT Hà Nội cho thấy, việc cần thiết phải
nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập đảm bảo
tính khoa học, phù hợp với đặc điểm đối tượng
và tình hình thực tiễn của Nhà trường, qua đó
nâng cao trình độ thể lực chuyên môn Thể dục
Aerobic của nam sinh viên chuyên sâu Thể dục
Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội, góp
271
Sè §ÆC BIÖT / 2018
TT Các test
ĐHSP
TDTT Hà
Nội (1)
(n=24)
ĐH TDTT
Bắc Ninh
(2) (n=28)
ĐHSP TDTT
TP Hồ Chí
Minh (3)
(n=24) 
Sự khác biệt
t(1-2) P t(1-3) P
1 Bật qua lại ghế thể dục15s (lần) 14.71±1.12 15.67±1.15 16.13±1.19 3.485 <0.05 2.274 <0.05
2 Ke bụng thang gióng30s (lần) 23.83±2.06 25.41±2.11 24.87±2.23 3.865 <0.05 2.462 <0.05
3 Bật nhảy adam 10s (lần) 53.86±4.23 56.32±4.32 55.72±4.21 3.865 <0.05 2.462 <0.05
4 Đá lăng trước chânthuận liên tục 30s (lần) 31.24±2.61 33.27±2.36 33.67±2.25 3.865 <0.05 2.462 <0.05
5 Đá lăng ngang chânthuận liên tục 30s (lần) 30.25±2.45 32.25±2.32 31.69±2.28 3.865 <0.05 2.462 <0.05
6
Phối hợp đá lăng dọc và
lăng ngang 2 chân liên
tục 1 phút (lần)
25.23±2.09 27.33±2.14 27.12±2.27 3.218 <0.05 2.317 <0.05
Bảng 6. So sánh thể lực chuyên môn Thể dục Aerobic 
của nam sinh viên chuyên sâu Thể dục Trường ĐHSP TDTT Hà Nội 
với nam sinh viên chuyên sâu Thể dục một số Trường Đại học chuyên TDTT 
phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà
trường.
KEÁT LUAÄN
1. Qua phân tích chương trình, giáo án tập
luyện dành cho sinh viên, chúng tôi nhận thấy
số buổi tập dành cho nội dung thể lực còn ít so
với số buổi tập dành cho nội dung kỹ thuật. Các
bài tập được sử dụng trong phát triển thể lực
chuyên môn còn đơn điệu, chưa xác định được
cơ sở khoa học, chưa có trọng tâm, trọng điểm
theo định hướng chuyên môn mà chủ yếu lựa
chọn bài tập theo kinh nghiệm.
2. Lựa chọn được 6 test đánh giá thể lực
chuyên môn của sinh viên, trên cơ sở đó, đánh
giá thực trạng TLCM của sinh viên. Kết quả cho
thấy, thể lực chuyên môn Thể dục Aerobic của
nam sinh viên chuyên sâu Thể dục Trường Đại
học Sư phạm TDTT Hà Nội kém hơn so với các
sinh viên cùng chuyên sâu Thể dục tại các
Trường Đại học TDTT khác. Chính vì vậy, cần
có các giải pháp phù hợp để phát triển TLCM
cho sinh viên.
TAØI LIEÄU THAM KHAÛO
1. Dương Nghiệp Chí (1991), Đo lường thể
thao, Nxb TDTT, Hà Nội.
2. Vũ Cao Đàm (1995), Phương pháp luận
NCKH, Tài liệu dùng cho các lớp cao học, cán bộ
quản lý và giáo viên các trường Đại học, Cao đẳng. 
3. Novicop A.D - Matveep L.P (1990), Lý luận
và phương pháp GDTC, (Dịch: Phạm Trọng
Thanh, Lê Văn Lẫm), Nxb TDTT, Hà Nội.
4. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000), Lý
luận và phương pháp TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội.
5. Phạm Danh Tốn (1991), Lý luận và
phương pháp TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội.
6. Nguyễn Đức Văn (2001), Phương pháp
thống kê trong thể dục thể thao, Nxb TDTT,
Hà Nội.
(Bài nộp ngày 22/11/2018, Phản biện ngày
23/11/2018, duyệt in ngày 28/11/2018)

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_thuc_trang_cong_tac_phat_trien_the_luc_chuyen_mon_m.pdf