Đánh giá thay đổi chất lượng cuộc sống điều trị rám má bằng laser qs yag kết hợp sản phẩm 2 thành phần 4-N-butylresorcinol và axit tranexamic

Nghiên cứu với mục tiêu đánh giá thay đổi chất

lượng cuộc sống của người bệnh sau điều trị rám má

bằng Laser QS YAG kết hợp sản phẩm 2 thành phần

4-n-butylresorcinol và axit tranexamic. Nghiên cứu thử

nghiệm lâm sàng có đối chứng so sánh trước và sau khi

điều trị trên đối tượng bệnh nhân trên 18 tuổi (không có

thai) hoặc khách hàng sau sinh ngoài 6 tháng đến khám

và điều trị tại khoa Laser và săn sóc da Bệnh viện Da liễu

Trung ương (BVDLTW) từ 7/2018-1/2019. Chọn toàn bộ

các bệnh nhân rám má đến khám và điều trị tại khoa Laser

và săn sóc da BVDLTW với cỡ mẫu n=37 bệnh nhân. Kết

quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân chủ yếu ở độ tuổi lao

động. Tỷ lệ đối tượng mắc rám má ở má là cao nhất 92,3%;

má phải/trái 53,9%, thấp nhất ở cằm 15,4%. Phần lớn đối

tượng có mức độ tăng sắc tố đậm/rất đậm 48,7%. Tỷ lệ thể

rám má hỗn hợp và rám má kèm theo giãn mạch cao nhất

37,9%; 35,1%; 78,4% đối tượng có nhóm da IV theo phân

loại Fitzpatrich. Theo thang điểm DLQI, tỷ lệ bệnh nhân

đạt hiệu quả bệnh ảnh hưởng ít hoặc không ảnh hưởng đến

chất lượng cuộc sống tăng từ 56% lên 85,8% sau 5 tháng

điều trị. Điều trị rám má bằng phối hợp điều trị Laser QS

YAG kết hợp thuốc bôi thuốc cho thấy có hiệu quả rõ về

thay đổi chất lượng cuộc sống của người bệnh.

pdf 7 trang kimcuc 2700
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá thay đổi chất lượng cuộc sống điều trị rám má bằng laser qs yag kết hợp sản phẩm 2 thành phần 4-N-butylresorcinol và axit tranexamic", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá thay đổi chất lượng cuộc sống điều trị rám má bằng laser qs yag kết hợp sản phẩm 2 thành phần 4-N-butylresorcinol và axit tranexamic

Đánh giá thay đổi chất lượng cuộc sống điều trị rám má bằng laser qs yag kết hợp sản phẩm 2 thành phần 4-N-butylresorcinol và axit tranexamic
SỐ 5 (52) - Tháng 09-10/2019
Website: yhoccongdong.vn26
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2019
ĐÁNH GIÁ THAY ĐỔI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG ĐIỀU TRỊ 
RÁM MÁ BẰNG LASER QS YAG KẾT HỢP SẢN PHẨM 2 THÀNH 
PHẦN 4-N-BUTYLRESORCINOL VÀ AXIT TRANEXAMIC
Nguyễn Tiến Thành1, Nguyễn Văn Thường1,2
TÓM TẮT
Nghiên cứu với mục tiêu đánh giá thay đổi chất 
lượng cuộc sống của người bệnh sau điều trị rám má 
bằng Laser QS YAG kết hợp sản phẩm 2 thành phần 
4-n-butylresorcinol và axit tranexamic. Nghiên cứu thử 
nghiệm lâm sàng có đối chứng so sánh trước và sau khi 
điều trị trên đối tượng bệnh nhân trên 18 tuổi (không có 
thai) hoặc khách hàng sau sinh ngoài 6 tháng đến khám 
và điều trị tại khoa Laser và săn sóc da Bệnh viện Da liễu 
Trung ương (BVDLTW) từ 7/2018-1/2019. Chọn toàn bộ 
các bệnh nhân rám má đến khám và điều trị tại khoa Laser 
và săn sóc da BVDLTW với cỡ mẫu n=37 bệnh nhân. Kết 
quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân chủ yếu ở độ tuổi lao 
động. Tỷ lệ đối tượng mắc rám má ở má là cao nhất 92,3%; 
má phải/trái 53,9%, thấp nhất ở cằm 15,4%. Phần lớn đối 
tượng có mức độ tăng sắc tố đậm/rất đậm 48,7%. Tỷ lệ thể 
rám má hỗn hợp và rám má kèm theo giãn mạch cao nhất 
37,9%; 35,1%; 78,4% đối tượng có nhóm da IV theo phân 
loại Fitzpatrich. Theo thang điểm DLQI, tỷ lệ bệnh nhân 
đạt hiệu quả bệnh ảnh hưởng ít hoặc không ảnh hưởng đến 
chất lượng cuộc sống tăng từ 56% lên 85,8% sau 5 tháng 
điều trị. Điều trị rám má bằng phối hợp điều trị Laser QS 
YAG kết hợp thuốc bôi thuốc cho thấy có hiệu quả rõ về 
thay đổi chất lượng cuộc sống của người bệnh. 
Từ khóa: Chất lượng cuộc sống, rám má, Laser QS 
YAG, 4-n-butylresorcinol và axit tranexamic.
ABSTRACT:
EVALUATION CHANGES IN LIFE QUALITY 
OF PATIENTS WITH MELASMA BY LASER QS 
yAg ComBInIng 2 ComPonenT PRoDuCT 
4-N-BUTYLRESORCINOL AND TRANEXAMIC ACID
The purpose of this research was to evaluate 
changes in the patients’ quality of life after melasma 
treated by laser QS YAG combining 2-component 
product 4-n-butylresorcinol and tranexamic acid. The 
study is controlled clinical trial, compared before and 
after treatment on patients over 18 years of age (not 
pregnant) or women after 6 months of delivering birth, 
coming for examination and treatment at the Laser 
and Skin Care Department in The National Hospital of 
Dermatology and Venereology from 7/2018 to 1/2019. 
Select all melasma patients coming for examination and 
treatment at Laser and Skin Care Department in The 
National Hospital of Dermatology and Venereology 
with sample size n = 37 patients. 
 Research results: Research results show that patients 
are mainly at working age. The proportion of melasma 
cheek patients is the highest at 92,3%; melasma right/
left cheek 53,9%, melasma chin is the lowest at 15,4%. 
The majority of subjects have a 48,7% increase in dark 
/ very strong pigmentation. The rate of mixed melasma 
and melasma associated with vasodilation was highest 
at 37,9%; 35,1%; 78,4% of subjects with skin group IV 
according to Fitzpatrich classification. According to the 
DLQI score, the proportion of patients has little disease 
affect or no disease affect to their life quality ranges from 
56 % to 85,8% after 5 months of treatment. Melasma 
treatment by laser treatment (especially YAG laser) 
combined with topical medication show a clear effect on 
changes in the patients’ quality of life.
Key words: Life quality, melasma, laser QS YAG, 
4-n-butylresorcinol and tranexamic acid.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rám má (melasma) là một hiện tượng tăng sắc tố 
da thường gặp, lành tính. Rám má không gây nguy hiểm 
đến tính mạng, tuy nhiên khi rám má lan rộng và tiến 
Ngày nhận bài: 24/07/2019 Ngày phản biện: 31/07/2019 Ngày duyệt đăng: 08/08/2019
1. Bệnh viện Da liễu Trung ương 
SĐT: 0988669377, Email: Drthanhnguyentien@gmail.com 
2. Trường Đại học Y Hà Nội
SỐ 5 (52) - Tháng 09-10/2019
Website: yhoccongdong.vn 27
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
triển dai dẳng thì có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, 
thậm chí đến chất lượng cuộc sống, nhất là ở những 
người trẻ, hoặc những người có công việc đòi hỏi giao 
tiếp nhiều. Với nhu cầu điều trị rám má ngày càng lớn, 
các phương pháp điều trị rám má ngày càng được quan 
tâm và nghiên cứu. Xu hướng trên thế giới hiện nay 
điều trị rám má bằng phối hợp điều trị Laser (đặc biệt 
là laser YAG) kết hợp thuốc bôi thuốc có thành phần 
được chứng minh là có hiệu quả điều trị rám má đã có 
rất nhiều kết quả khả quan. Phương pháp điều trị này 
cũng được bệnh nhân ưa thích do đây là một trị liệu 
nhẹ nhàng, không đau, không tổn thương da, không 
phải nghỉ dưỡng sau khi điều trị. Chính vì vậy chúng 
tôi tiến hành đề tài “Đánh giá thay đổi chất lượng 
cuộc sống điều trị rám má bằng Laser QS YAG kết 
hợp sản phẩm 2 thành phần 4-n-butylresorcinol và 
axit tranexamic” với mục tiêu: Đánh giá thay đổi chất 
lượng cuộc sống của người bệnh sau điều trị rám má 
bằng Laser QS YAG kết hợp sản phẩm 2 thành phần 
4-n-butylresorcinol và axit tranexamic. 
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân trên 18 tuổi 
(không có thai) hoặc khách hàng sau sinh ngoài 6 tháng 
đến khám và điều trị tại BVDLTW từ 7/2018-1/2019.
* Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: Tất cả bệnh nhân nữ, 
trên 18 tuổi được chẩn đoán rám má.
* Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân dưới 18 tuổi, mới 
sinh con, thơi gian sau sinh con chưa đủ 6 tháng. 
2.2. Thiết kế và cỡ mẫu nghiên cứu: 
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có đối chứng so 
sánh trước và sau khi điều trị. 
Cỡ mẫu thuận tiện: Chọn toàn bộ các bệnh nhân rám 
má chân đến khám và điều trị tại khoa Laser và săn sóc da 
BVDLTW. Thực tế thu thập được n=37 bệnh nhân. 
2.3. Vật liệu, thiết bị, hóa chất
+ Máy laser QS YAG
+ Sản phẩm thuốc bôi 4-n-butylresorcinol và axit 
tranexamic
+ Đèn Wood’s
+ Thiết bị đo màu: máy Mexameter MX 18
+ Một số vật liệu khác: giấy bóng kính, thuốc tê, 
bông cồn
2.4. Biến số, chỉ số và tiêu chí đánh giá
Biến số, chỉ số: thông tin chung của đối tượng (tuổi, nghề 
nghiệp); vị trí thương tổn, mức độ tăng sắc tố, thể rám má, 
nhóm da, chất lương cuộc sống của đối tượng nghiên cứu.
Tiêu chí đánh giá: Trong nghiên cứu của chúng tôi sử 
dụng bảng chỉ số chất lượng cuộc sống của bệnh da liễu 
(Dermatology Life Quality Index- DLQI): DLQI do các 
tác giả Finlay và Khan đưa ra vào năm 1994 [1]. DLQI là 
một bảng gồm 10 câu hỏi để đánh giá ảnh hưởng của bệnh 
da mạn tính đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, bao 
gồm các câu hỏi liên quan đến triệu chứng và cảm giác, 
hoạt động hàng ngày, giải trí, làm việc, đi học, các mối 
quan hệ cá nhân và sự lo lắng đối với điều trị bệnh rám má. 
Như vậy, DLQI có số điểm từ 0 - 30. Mức độ ảnh hưởng 
của bệnh vảy nến đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân 
được phân loại theo 5 mức độ.
Bảng 1. Phân loại mức độ ảnh hưởng của bệnh rám má theo chỉ số DLQI
Mức độ
ảnh hưởng
Không
ảnh hưởng
Ảnh hưởng
ít
Ảnh hưởng
vừa
Ảnh hưởng
lớn
Ảnh hưởng
cực lớn
Tổng điểm 0-1 2-5 6-10 11-20 21-30
Chỉ số DLQI được đánh giá tại các thời điểm: trước 
điều trị, sau điều trị (5 tháng). Mức giảm điểm DLQI được 
tính theo công thức: Mức giảm DLQI = DLQI trước điều 
trị - DLQI sau điều trị. Thay đổi 5 điểm DLQI được coi là 
thay đổi chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. 
2.5. Phân tích, xử lý số liệu
Số liệu làm sạch, nhập bằng phần mềm Epidata 3.1; 
xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 14.0. và được trình 
bày dưới dạng bảng, biểu đồ thể hiện số lượng và tần số 
của các biến số nghiên cứu. Phần phân tích: Kiểm định χ2 
được sử dụng để kiểm định sự khác biệt giữa 2 biến định 
tính, mức ý nghĩa thống kê với p<0,05. 
2.6. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được thông qua Hội đồng đạo đức trường Đại 
học Y Hà Nội và được sự đồng ý của lãnh đạo Bệnh viện Da 
liễu Trung ương. Các đối tượng nghiên cứu được giải thích rõ 
mục tiêu của nghiên cứu và tự nguyện tham gia nghiên cứu.
III. KẾT QUẢ
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 
SỐ 5 (52) - Tháng 09-10/2019
Website: yhoccongdong.vn28
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2019
Bảng 2. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (n=37)
Đặc điểm chung của đối tượng Số lượng Tỷ lệ %
Nhóm tuổi
<=35 11 29,7
>35-<=45 23 62,2
>45 3 8,1
Tuổi TB (TB±SD) 38,76±8,19 Min-max:19-71
Nghề nghiệp
CBCNV, văn phòng, kế toán.. 17
ND, CN, tự do, 10
Kinh doanh 6
Khác 4
Tuổi bắt đầu bị bệnh
10-19 1 2,7
20-29 13 35,1
30-39 15 40,5
>40 t 8 21,7
Biểu đồ 1. Vị trí tổn thương rám má của đối tượng (n=37)
Bảng 1 cho thấy phần lớn đối tượng thuộc nhóm tuổi 
35-45 (62,2%); tuổi trung bình là 38,76±8,19. Phần lớn 
đối tượng có tuổi bắt đầu bị bệnh thuộc nhóm 30-39 tuổi 
(40,5%), 20-29 (35,1%).
Tỷ lệ đối tượng mắc rám má ở má là cao nhất trong đó tỷ lệ ở hai bên má cao nhất 92,3%; má phải/trái 53,9%. Thấp 
nhất ở cằm 15,4%. 
SỐ 5 (52) - Tháng 09-10/2019
Website: yhoccongdong.vn 29
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bảng 3. Mức độ tăng sắc tố và thể rám má của đối tượng (n=37)
Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ %
Mức độ tăng sắc tố
Nhẹ 8 21,6
Vừa 11 29,7
Đậm/rất đậm 18 48,7
Thể rám má
Rám thượng bì 1 27,0
Hỗn hợp 28 37,9
Kèm theo giãn mạch 5 35,1
Kèm theo tăng sắc tố 2 5,4
Kèm theo tăng sắc tố và giảm sắc tố 1 2,7
Nhóm da
III 8 21,6
IV 29 78,4
Chung 37 100
Bảng 4. Thay đổi chất lượng cuộc sống trước và sau điều trị rám má (n=37)
Chất lượng cuộc sống
Trước điều trị Sau điều trị
p
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Mức độ ngứa
Không chút nào 30 81,1 37 100
-Ít 5 13,5 0 0
Nhiều/rất nhiều 2 5,4 0 0
Cảm thấy ngượng
Không chút nào 10 27,0 19 51,4
0,001*Ít 14 37,9 18 48,6
Nhiều/rất nhiều 13 35,1 0 0
Bệnh cản trở hoạt động 
(mua sắm, chăm sóc..)
Không chút nào 21 56,8 23 62,2
0,14Ít 7 18,9 11 29,7
Nhiều/rất nhiều 9 24,3 3 8,1
Khó khăn việc mặc quần 
áo
Không chút nào 25 67,6 28 75,7
0,04*Ít 6 16,2 9 24,3
Nhiều/rất nhiều 6 16,2 0 0
Phần lớn đối tượng có mức độ tăng sắc tố đậm/rất 
đậm 48,7%. Tỷ lệ thể rám má hỗn hợp và rám má kèm 
theo giãn mạch cao nhất 37,9%; 35,1%. 78,4% đối tượng 
có nhóm da IV theo phân loại Fitzpatrich. 
SỐ 5 (52) - Tháng 09-10/2019
Website: yhoccongdong.vn30
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2019
Ảnh hưởng đến hoạt 
động xã hội/giải trí
Không liên quan 18 48,6 26 70,3
<0,01*Ít 7 18,9 10 27,1
Nhiều/rất nhiều 12 21,6 1 2,7
Ảnh hưởng đến hoạt 
động thể thao
Không 26 70,3 29 78,4
0,19Ít 7 18,9 8 21,6
Nhiều/rất nhiều 4 10,8 0 0
Ảnh hưởng đến đi làm/
đi học
Không 29 78,4 31 83,8
0,77Ít 7 18,9 6 16,2
Nhiều/rất nhiều 1 2,7 0 0
Ảnh hưởng đến cuộc 
sống vợ chồng
Không 26 70,3 26 70,3
0,23Ít 5 13,5 9 24,3
Nhiều/rất nhiều 6 16,2 2 5,4
Ảnh hưởng đến đời sống 
tình dục
Không 31 83,8 31 83,8
-Ít 5 13,5 6 16,2
Nhiều/rất nhiều 1 2,7 0 0
Điều trị gây ảnh hưởng 
bản thân
Không 15 40,6 15 40,6
0,03*Ít 14 37,8 21 56,8
Nhiều/rất nhiều 8 21,6 1 2,7
*sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05
Kết quả bảng 3 cho thấy hầu hết trước khi điều trị có 
18,9% đối tượng cảm thấy có ngứa, sau điều trị 100% đối 
tượng cho biết không còn ngứa chút nào nữa. Trước điều 
trị có 24,3% đối tượng cho biết rám má có cản trở hoạt 
động đi mua sắm, chăm sóc nhà cửa; 10,8% ảnh hưởng 
nhiều đến hoạt động thể thao, 2,7% ảnh hưởng đến việc 
đi làm/đi học, 16,2% ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống vợ 
chồng, 2,7% ảnh hưởng nhiều đến đời sống tình dục, tỷ lệ 
này sau điều trị giảm hẳn 8,1%; 0; 2,7%; 0; 0; 5,4%; 0; tuy 
nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p<0,05. 
Trước điều trị phần lớn đối tượng cảm thấy ngượng 
(73,3%), 21,6% đối tượng cảm thấy rám má có ảnh hưởng 
nhiều/rất nhiều đến hoạt động giải trí/xã hội của bản thân; 
16,2% khó khăn nhiều trong việc mặc quần áo; 21,6% cho 
biết điều trị gây ảnh hưởng nhiều đến bản thân; sau điều trị 
các tỷ lệ này giảm còn 48,6% và 2,7%; 0%; 2,7% sự khác 
biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. 
SỐ 5 (52) - Tháng 09-10/2019
Website: yhoccongdong.vn 31
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Biểu đồ 2. Mức độ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống trước và sau điều trị rám má (n=37)
Trước khi điều trị có 43,2% đối tượng cho biết bệnh 
rám má có ảnh hưởng vừa/lớn đến chất lượng cuộc sống 
của đối tượng; sau khi điều trị tỷ lệ này giảm còn 16,2%, 
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. 
IV. BÀN LUẬN
Rám má vẫn đang là một vấn đề thách thức đối với 
các nhà khoa học. Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về 
điều trị rám má từ nhiều năm nay nhưng kết quả vẫn còn 
hạn chế. 
Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 37 bệnh 
nhân, phần lớn đối tượng ở độ tuổi lao động thuộc nhóm 
tuổi 35-45 (62,2%); tuổi trung bình là 38,76±8,19. Phần 
lớn đối tượng có tuổi bắt đầu bị bệnh thuộc nhóm 30-39 
tuổi (40,5%), 20-29 tuổi (35,1%).
Tỷ lệ đối tượng mắc rám má ở má là cao nhất 92,3%; 
má phải/trái 53,9%, thấp nhất ở cằm 15,4%. Phần lớn đối 
tượng có mức độ tăng sắc tố đậm/rất đậm 48,7%. Các thể 
rám má được điều trị đa dang; tỷ lệ thể rám má hỗn hợp 
và rám má kèm theo giãn mạch cao nhất 37,9%; 35,1%. 
75,7% đối tượng có nhóm da IV theo phân loại Fitzpatrich. 
Xu hướng chung trên thế giới trong những năm gần 
đây điều trị rám má thường đa trị liệu, kết hợp Laser QS 
YAG kết hợp với những sản phẩm thuốc bôi điều trị rám 
má, cho kết quả rất khả quan. Hàn Quốc là quốc gia có 
nhiều nghiên cứu ứng dụng Laser, 4-n-butylresorcinol, 
Tranexamic axit trong điều trị rám má. Kết quả các nghiên 
cứu trước đều cho thấy hiệu quả của việc điều trị. Nam Lee 
và cộng sự đã nghiên cứu trên 52 bệnh nhân chiếu laser 
QS YAG năng lượng thấp kết hợp với bôi hóa chất lột da 
bằng dung dịch Jessner trong khoảng 2 tuần cho thấy chỉ 
số MASI giảm rõ rệt [2]; Choi và cộng sự [3] điều trị rám 
má bằng chiếu laser QS YAG năng lượng thấp trong 5 lần 
cho thấy, độ sáng của da tăng, chỉ số melanin giảm rõ rệt. 
Tại Việt Nam cũng có rất nhiều nghiên cứu bệnh rám má 
như nghiên cứu của Nguyễn Văn Thường về điều trị rám 
má bằng Hydroquinone 2%, axit Retinoic 0,05% và kem 
chống nắng [4] hay nghiên cứu của Lê Thái Thanh Vân 
(2015) về nghiên cứu rám má trên phụ nữ có thai và một 
số biện pháp can thiệp [5]. Đều cho thấy hiệu quả của việc 
điều trị rám má tốt lên rõ rệt, điều này sẽ ảnh hưởng 1 phần 
đến thẩm mỹ, tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống của 
người bệnh rám má. 
Hiệu quả điều trị rám má không chỉ thể hiện ở việc 
kiểm soát các triệu chứng của bệnh còn gắn liền với cải 
thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Trên 37 bệnh 
nhân được đánh giá đầy đủ cả điểm DLQI sau 4-5 tháng 
theo dõi, tỷ lệ đạt hiệu quả điều trị tăng dần theo thời gian. 
Đánh giá về thay đổi chất lượng cuộc sống của người 
bệnh rám má, kết quả nghiên cứu chúng tôi cho thấy hầu 
hết trước khi điều trị có 18,9% đối tượng cảm thấy có ngứa, 
sau điều trị 100% đối tượng cho biết không còn ngứa chút 
nào nữa. Trước điều trị có 24,3% đối tượng cho biết rám 
má có cản trở hoạt động đi mua sắm, chăm sóc nhà cửa; 
10,8% ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thể thao, 2,7% ảnh 
hưởng đến việc đi làm/đi học, 16,2% ảnh hưởng nhiều đến 
cuộc sống vợ chồng, 2,7% ảnh hưởng nhiều đến đời sống 
tình dục, tỷ lệ này sau điều trị giảm hẳn 8,1%; 0; 2,7%; 0; 
0; 5,4%; 0; tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống 
kê với p<0,05. Trước điều trị phần lớn đối tượng cảm thấy 
ngượng (73,3%), 21,6% đối tượng cảm thấy rám má có 
ảnh hưởng nhiều/rất nhiều đến hoạt động giải trí/xã hội 
SỐ 5 (52) - Tháng 09-10/2019
Website: yhoccongdong.vn32
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2019
của bản thân; 16,2% khó khăn nhiều trong việc mặc quần 
áo; 21,6% cho biết điều trị gây ảnh hưởng nhiều đến bản 
thân; sau điều trị các tỷ lệ này giảm còn 48,6% và 2,7%; 
0%; 2,7% sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. 
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của bệnh rám má đến 
chất lượng cuộc sống của người bệnh theo thang điểm 
DLQI cho thấy trước khi điều trị có 43,2% đối tượng 
cho biết bệnh rám má có ảnh hưởng vừa/lớn đến chất 
lượng cuộc sống của đối tượng; sau khi điều trị tỷ lệ này 
giảm còn 16,2%, tỷ lệ bệnh nhân đạt hiệu quả bệnh ảnh 
hưởng ít hoặc không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc 
sống tăng từ 56,% lên 85,8% sau 5 tháng điều trị sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tỷ lệ đối 
tượng sau khi điều trị có mức thay đổi điểm CLCS trên 
5 chỉ mới đạt 35,1%. Kết quả này cùng xu hướng với kết 
quả nghiên cứu của Trần Thị Thoan (2018) [6] trên đối 
tượng da liễu khác là bệnh vảy nến tỷ lệ đối tượng điều 
trị bệnh vảy nến có mức độ chất lượng cuộc sống phân 
loại không ảnh hưởng, ít, vừa, lớn/rất lớn trước điều trị 
là 66%, 22%, 9%, 3% tỷ lệ này thay đổi sau điều trị 5 
tháng là 75%, 9%, 13%, 3% tỷ lệ bệnh nhân đạt hiệu 
quả bệnh ảnh hưởng ít hoặc không ảnh hưởng đến chất 
lượng cuộc sống theo thang điểm DLQI, lên đến khoảng 
80% sau 5 tháng điều trị. Điều này cho thấy đối với các 
bệnh nhân da liễu việc áp dụng điều trị các phương pháp 
phù hợp với bệnh có ảnh hưởng rõ rệt và hiệu quả đến 
chất lượng cuộc sống của người bệnh. 
V. KẾT LUẬN
Về đặc điểm bệnh nhân: Bệnh nhân chủ yếu ở độ tuổi 
lao động tỷ lệ đối tượng mắc rám má ở má là cao nhất 
92,3%; má phải/trái 53,9%, thấp nhất ở cằm 15,4%. Phần 
lớn đối tượng có mức độ tăng sắc tố đậm/rất đậm 48,7%. 
Tỷ lệ thể rám má hỗn hợp và rám má kèm theo giãn mạch 
cao nhất 37,9%; 35,1%. 78,4% đối tượng có nhóm da IV 
theo phân loại Fitzpatrich. Theo thang điểm DLQI, tỷ lệ 
bệnh nhân đạt hiệu quả bệnh ảnh hưởng ít hoặc không ảnh 
hưởng đến chất lượng cuộc sống tăng từ 56,% lên 85,8% 
sau 5 tháng điều trị. Điều trị rám má bằng phối hợp điều 
trị Laser (đặc biệt là laser YAG) kết hợp thuốc bôi thuốc 
cho thấy có hiệu quả rõ về thay đổi chất lượng cuộc sống 
của người bệnh. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thái Thanh Vân (2015), Nghiên cứu rám má trên phụ nữ có thai và một số biện pháp can thiệp.
2. Trần Thị Thoan (2018), Phân tích tình hình sử dụng thuốc trong điều trị vảy nến tại Phòng khám chuyên đề, Bệnh 
viện Da liễu Trung ương, Luận văn Dược sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học Dược Hà Nội.
3. Nguyen Van Thuong ( 2005), “Nghiên cứu tình hình rám má ở phụ nữ không mang thai và kết quả điều trị tại 
chỗ bằng bôi hydroquinone, axit retinoic và kem chống nắng”, [Luận án tiến sĩ]: Đại học Y Hà Nội.
4. Andrew Y Finlay và GK_ Khan (1994), “Dermatology Life Quality Index (DLQI)-a simple practical measure for 
routine clinical use”, Clinical and experimental dermatology, 19(3), tr. 210-216.
5. S-J Lee, YH Son, KB Lee và các cộng sự. (2017), “4-n-butylresorcinol enhances proteolytic degradation of 
tyrosinase in B16F10 melanoma cells”, International journal of cosmetic science, 39(3), tr. 248-255.
6. Mira Choi, Jee-Woong Choi, Sun-Young Lee và các cộng sự. (2010), “Low-dose 1064-nm Q-switched Nd: 
YAG laser for the treatment of melasma”, Journal of Dermatological Treatment, 21(4), tr. 224-228.

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_thay_doi_chat_luong_cuoc_song_dieu_tri_ram_ma_bang.pdf