Đánh giá phẩm chất mạng chuyển tiếp song công hai chiều trên cùng băng tần dưới tác động của phần cứng không lý tưởng
Bài báo này phân tích phẩm chất mạng chuyển tiếp song công hai chiều trên cùng băng tần với phần cứng
không lý tưởng, trong đó nút chuyển tiếp sử dụng giao thức khuếch đại-và-chuyển tiếp. Xác suất dừng, xác suất lỗi ký
hiệu được tìm ra để đánh giá phẩm chất hệ thống. Trên cơ sở đó, để nâng cao phẩm chất hệ thống, chúng tôi tìm ra
biểu thức phân bổ công suất tối ưu cho hai nút đầu cuối và nút chuyển tiếp. Kết quả phân tích đã làm rõ mức độ ảnh
hưởng của lỗi phần cứng và nhiễu tự giao thoa đến phẩm chất hệ thống khi so sánh với hệ thống lý tưởng và hệ thống
bán song công truyền thống. Bên cạnh đó, mô phỏng Monte Carlo được thực hiện để minh chứng cho sự đúng đắn của
kết quả phân tích.
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá phẩm chất mạng chuyển tiếp song công hai chiều trên cùng băng tần dưới tác động của phần cứng không lý tưởng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá phẩm chất mạng chuyển tiếp song công hai chiều trên cùng băng tần dưới tác động của phần cứng không lý tưởng
Các công trình nghiên cứu phát triển Công nghệ Thông tin và Truyền thông Đánh giá phẩm chất mạng chuyển tiếp song công hai chiều trên cùng băng tần dưới tác động của phần cứng không lý tưởng Nguyễn Bá Cao, Trần Xuân Nam Trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn Tác giả liên hệ: Nguyễn Bá Cao, bacao.sqtt@gmail.com Ngày nhận: 21/04/2018, ngày sửa chữa: 02/08/2018, ngày duyệt đăng: 02/08/2018 Xem sớm trực tuyến: 08/11/2018, định danh DOI: 10.32913/rd-ict.vol1.no39.728 Biên tập lĩnh vực điều phối phản biện và quyết định nhận đăng: TS. Trương Trung Kiên Tóm tắt: Bài báo này phân tích phẩm chất mạng chuyển tiếp song công hai chiều trên cùng băng tần với phần cứng không lý tưởng, trong đó nút chuyển tiếp sử dụng giao thức khuếch đại-và-chuyển tiếp. Xác suất dừng, xác suất lỗi ký hiệu được tìm ra để đánh giá phẩm chất hệ thống. Trên cơ sở đó, để nâng cao phẩm chất hệ thống, chúng tôi tìm ra biểu thức phân bổ công suất tối ưu cho hai nút đầu cuối và nút chuyển tiếp. Kết quả phân tích đã làm rõ mức độ ảnh hưởng của lỗi phần cứng và nhiễu tự giao thoa đến phẩm chất hệ thống khi so sánh với hệ thống lý tưởng và hệ thống bán song công truyền thống. Bên cạnh đó, mô phỏng Monte Carlo được thực hiện để minh chứng cho sự đúng đắn của kết quả phân tích. Từ khóa: Truyền thông song công trên cùng băng tần, triệt nhiễu tự giao thoa, khuếch đại và chuyển tiếp, xác suất dừng, phần cứng không lý tưởng. Title: Performance Evaluation of In-Band Full-Duplex Two-Way Relay Networks with Hardware Impairments Abstract: In this paper, we analyse the performance of in-band full-duplex two-way relay networks using the amplify-and-forward strategy under the impact of hardware impairments. Outage probability and symbol error probability are derived to evaluate the system performance. Based on these values, we derive the optimal power allocation expression for terminal nodes and relay node. Numerical results provide an insight into the impact of hardware impairments and the residual self- interference on the system performance in comparison with the ideal hardware and the half-duplex systems. Simulation results are used to verify our analyses. Keywords: In-band full-duplex, self-interference cancellation, amplify-and-forward, outage probability, hardware impairments. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, xu thế phát triển về trí tuệ nhân tạo (AI: Machine intelligence), Internet kết nối vạn vật (IoT: Internet of things) và dữ liệu lớn (Big Data) đòi hỏi các thiết bị vô tuyến cần được nâng cấp cả phần cứng lẫn phần mềm để đáp ứng các yêu cầu đặt ra. Nhu cầu dữ liệu lớn trong khi phổ tần hạn chế đòi hỏi các nhà nghiên cứu và thiết kế mạng vô tuyến tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng phổ tần. Trong bối cảnh đó, truyền thông song công trên cùng băng tần (IBFD: In-band full- duplex) là một trong những công nghệ đang được nghiên cứu mạnh bởi khả năng tăng gấp đôi hiệu quả sử dụng phổ tần [1–3]. Những kết quả nghiên cứu và thử nghiệm về khả năng triệt nhiễu tự giao thoa (SIC: Self-Interference Cancellation) ở [4–8] đã chứng minh tính khả thi của truyền thông IBFD. Những nghiên cứu này đã cho thấy nhiễu có thể được loại trừ lên đến 110 dB thông qua kết hợp các biện pháp SIC, bao gồm khử nhiễu miền ăng-ten, miền số và miền tương tự. Tuy nhiên, do triệt nhiễu không hoàn hảo, phần nhiễu dư còn lại (RSI: Residual self-interference) sẽ làm giảm phẩm chất hệ thống. Trên cơ sở đó, nhiều nghiên cứu đã thực hiện đánh giá phẩm chất hệ thống FD dưới sự ảnh hưởng của RSI khi so sánh với hệ thống bán song công truyền thống (HD: Half- duplex) nhằm đưa ra phương án lựa chọn sử dụng hệ thống FD hoặc HD trong các điều kiện cụ thể [9–11]. Những công trình này đã cho thấy rằng, khi nhiễu dư FD nhỏ, hệ thống FD cho dung lượng ergodic tốt hơn hệ thống HD với cùng phẩm chất xác suất dừng (OP: Outage probability). Ngược lại, khi nhiễu dư FD lớn, sử dụng mô hình HD để nâng cao phẩm chất hệ thống. Đồng thời, sử dụng công 26 Tập V-1, Số 39, 11.2018 suất phát thích ứng cho hoạt động HD/FD sẽ giảm được năng lượng tiêu thụ, nâng cao hiệu quả sử dụng phổ tần tức thì. Trong các nghiên cứu về hệ thống FD, mạng chuyển tiếp (relay network) FD đang được chú trọng bởi khả năng tăng cường độ tin cậy, nâng cao chất lượng, khắc phục hiện tượng che khuất, suy hao truyền dẫn [1, 2]. Sự kết hợp giữa mạng chuyển tiếp hai chiều và công nghệ FD cho phép nâng cao tốc độ truyền dẫn và hiệu quả sử dụng phổ tần so với hệ thống chuyển tiếp một chiều hoặc hai chiều HD truyền thống. Nhiều nghiên cứu gần đây đã tập trung vào việc đánh giá và nâng cao phẩm chất mạng chuyển tiếp song công hai chiều trong trường hợp triệt nhiễu tự giao thoa không hoàn hảo. Trong các bài báo [1, 2, 12–18], các tác giả đã khảo sát phẩm chất mạng chuyển tiếp FD hai chiều sử dụng giao thức khuếch đại và chuyển tiếp (AF: Amplify and forward). Biểu thức OP trong các điều kiện khác nhau đã được đưa ra và khảo sát ở [1, 13, 16, 18]. Các tác giả đã chứng minh được rằng, phẩm chất OP đạt đến bão hòa khi tỉ số tín hiệu trên nhiễu cộng với tạp âm (SINR: Signal to interferecen plus noise ratio) đủ lớn. Bởi khi SINR đủ lớn, kéo theo tự can nhiễu tại nút chuyển tiếp và hai nút đầu cuối lớn hơn, làm cho OP đạt đến mức sàn lỗi (error floor). Đồng thời, các biện pháp như lựa chọn cặp ăng-ten thu phát, ước lượng kênh nhiễu tự giao thao, và phân bổ công suất tối ưu làm giảm đáng kể ảnh hưởng của RSI và nâng cao phẩm chất hệ thống [12, 14, 15]. Bên cạnh chuyển tiếp AF, mạng giải mã và chuyển tiếp (DF: Decode and forward) hai chiều FD đã và đang được nghiên cứu rộng rãi [19–23]. Các tác giả đã khảo sát OP trong điều kiện CSI hoàn hảo và không hoàn hảo, và khảo sát sự ảnh hưởng của RSI đến phẩm chất hệ thống. Kết quả cho thấy, ảnh hưởng của RSI làm cho phẩm chất hệ thống đạt đến bão hòa ngay cả khi CSI hoàn hảo. Bên cạnh đó, việc phân bổ công suất tối ưu cho nút chuyển tiếp giúp nâng cao đáng kể phẩm chất hệ thống. Khảo sát trên cho thấy, hầu hết các nghiên cứu về hệ thống FD hai chiều tập trung vào việc phân tích và xem xét ảnh hưởng của các điều kiện về kênh truyền và nhiễu dư đến phẩm chất hệ thống. Tuy nhiên, để hệ thống vô tuyến hoạt động được, ngoài những giải pháp về phần mềm thì phần cứng hệ thống là đòi hỏi bắt buộc. Vì vậy, ngoài các biện pháp kỹ thuật để nâng cao phẩm chất hệ thống, cần xem xét lựa chọn phần cứng phù hợp. Trong thực tế, khi thiết bị vô tuyến hoạt động, các lỗi của phần cứng không hoàn hảo (HI: Hardware impairments) sẽ tạo ra nguồn nhiễu, làm méo tín hiệu cần truyền/nhận. Các kỹ thuật bù trừ được áp dụng để loại bỏ lỗi phần cứng. Dẫu vậy, lỗi phần cứng vẫn sót lại trong các hệ thống vô tuyến và làm giảm phẩm chất hệ thống. Ảnh hưởng của lỗi phần cứng đã được xem xét trong các nghiên cứu [24, 25] và một số tài liệu khác. Kết quả cho thấy rằng, khi lỗi phần cứng tồn tại trong hệ thống, phẩm chất hệ thống sẽ giảm đáng kể, nhất là đối với các hệ thống truyền dẫn tốc độ cao. Đặc biệt là trong mạng chuyển tiếp FD, lỗi phần cứng kết hợp với RSI sẽ làm phẩm chất hệ thống giảm nhanh và sớm đạt đến bão hòa. Điều này đã được một số nhóm nghiên cứu khảo sát như ở [26] và [27]. Trong những nghiên cứu này, mạng chuyển tiếp FD-AF với HI tại nút chuyển tiếp FD đã được phân tích. Trong đó, [26] sử dụng nhiều ăng-ten tại nút chuyển tiếp để nâng cao tốc độ truyền dẫn hệ thống, còn [27] sử dụng nhiều cặp ăng-ten (multipair massive MIMO) để nâng cao hiệu quả sử dụng phổ tần và năng lượng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ ảnh hưởng lớn của HI và RSI tại nút chuyển tiếp đến phẩm chất hệ thống, nhất là đối với những thiết bị giá thành thấp. Xuất phát từ những thảo luận trên, để đánh giá phẩm chất hệ thống sát với điều kiện thực tế, trong bài báo này, chúng tôi khảo sát chất lượng hệ thống chuyển tiếp FD hai chiều AF dưới tác động của HI và RSI ở cả nút chuyển tiếp và hai nút đầu cuối. Xác suất dừng, xác suất lỗi ký hiệu và phân bổ công suất tối ưu cho hệ thống được sử dụng để đánh giá, và để nâng cao phẩm chất hệ thống. Bài báo có ba đóng góp chính sau. Trước hết, chúng tôi đã xây dựng mô hình mạng chuyển tiếp FD hai chiều sử dụng giao thức AF với phần cứng không lý tưởng để khảo sát. Tiếp theo, trên cơ sở mô hình hệ thống và tín hiệu, chúng tôi đưa ra biểu thức chính xác của tỉ số công suất tín hiệu trên nhiễu cộng tạp âm và méo dạng (SINDR: Signal to interference plus noise and distortion ratio) được đưa ra, làm cơ sở để tìm ra biểu thức chính xác và xấp xỉ của OP, và biểu thức xấp xỉ của xác suất lỗi ký hiệu (SEP: Symbol error probability). Từ đó, phẩm chất hệ thống được đánh giá toàn diện, cho phép xác định được ảnh hưởng của lỗi phần cứng và RSI đến phẩm chất hệ thống khi so sánh với hệ thống lý tưởng và hệ thống HD. Cuối cùng, để nâng cao phẩm chất hệ thống, chúng tôi đề xuất phân bổ công suất tối ưu cho hai nút đầu cuối và nút chuyển tiếp, nhằm làm giảm tác động của lỗi phần cứng và RSI. Kết quả cho thấy, phương án đề xuất làm tăng đáng kể phẩm chất hệ thống. Phần còn lại của bài báo được tổ chức như sau. Mục II là mô hình hệ thống và tín hiệu, Mục III tập trung vào việc phân tích phẩm chất hệ thống, Mục IV đề xuất phân bổ công suất tối ưu cho hệ thống, Mục V trình bày kết quả tính toán số và thảo luận, và cuối cùng, Mục VI rút ra các kết luận của bài báo. II. MÔ HÌNH HỆ THỐNG Xét một hệ thống liên lạc điểm – điểm với phần cứng lý tưởng (gọi tắt là hệ thống lý tưởng), trong đó mỗi đầu 27 Các công trình nghiên cứu phát triển Công nghệ Thông tin và Truyền thông cuối có một ăng-ten dùng cho thu và phát tín hiệu ở chế độ HD, tín hiệu thu có dạng sau: y = hs + z, (1) trong đó h là hệ số pha đinh của kênh truyền từ phía phát đến phía thu, s là tín hiệu cần truyền đi, z là nhiễu trắng cộng tính (AWGN: Additive white Gaussian noise) tại đầu vào máy thu. Trong trường hợp phần cứng không lý tưởng (gọi tắt là hệ thống không lý tưởng), phía máy phát và máy thu sẽ tạo ra các nguồn nhiễu lần lượt là ηtx và ηrx, với ηtx ∼ CN(0, k2txP), ηrx ∼ CN(0, k2rx |h|2P) [24]. Trong đó, ktx và krx lần lượt là các tham số đặc trưng cho lỗi phần cứng ở máy phát và máy thu; P là công suất tín hiệu phát. Từ đó, tín hiệu thu được có dạng sau: y = h(s + ηtx) + ηrx + z = hs + hηtx + ηrx + z. (2) Từ (2), công suất trung bình của lỗi phần cứng tổng hợp do cả phía phát và phía thu gây nên được biểu diễn bằng Eηtx ,ηrx {|hηtx+ηrx |2} = P |h|2(k2tx+ k2rx) = P |h|2k2, với k2 = k2tx + k 2 rx là méo dạng tổng hợp, đặc trưng cho mức độ ảnh hưởng của lỗi phần cứng tổng hợp ở cả máy phát và máy thu. Từ đó, (2) được đơn giản hóa thành y = h(s + η) + z, (3) với η ∼ CN(0, k2P). Trên cơ sở mô hình cho hệ thống điểm – điểm này, chúng tôi xây dựng mô hình hệ thống chuyển tiếp song công hai chiều với phần cứng không lý tưởng như chỉ ra trên Hình 1. Trong mô hình này, để biểu diễn RSI ở chế độ FD, chúng tôi sử dụng hai ký hiệu ăng- ten biểu diễn cho hai mạch thu và phát. Hệ thống thực tế có thể sử dụng một ăng ten chung cho cả thu và phát. Dữ liệu được truyền từ S1 tới S2 và ngược lại thông qua trạm chuyển tiếp R. Trong đó, R sử dụng giao thức khuếch đại và chuyển tiếp. Tại thời điểm t, tín hiệu thu của nút chuyển tiếp có dạng yR(t) = h1R s˜1(t) + h2R s˜2(t) + h˜RR s˜R(t) + zR(t), (4) ở đây s˜1(t) , s1(t) + η1(t), s˜2(t) , s2(t) + η2(t), s˜R(t) , sR(t)+ηR(t), với s˜1, s˜2 và s˜R lần lượt là các tín hiệu thực tế phát đi tại S1, S2 và R; s1, s2 và sR lần lượt là các tín hiệu 1 ( )y t 1 1 ( ) ( )s t th+ R R ( ) ( )s t th+ 2 2 ( ) ( )s t th+ 2 ( )y t 11 h RR h 22 h 1R h 2R h R1 h R2 hR ( )y t TX TXRX RX TX RX 1 S R 2S Hình 1. Hệ thống chuyển tiếp song công hai chiều với phần cứng không lý tưởng. mong muốn phát đi tại S1, S2 và R; η1, η2 và ηR lần lượt là các lỗi phần cứng tổng hợp tại S1, S2 và R thỏa mãn η1 ∼ CN(0, k21P1), η2 ∼ CN(0, k22P2) và ηR ∼ CN(0, k2RPR), với k1, k2 và kR lần lượt là hệ số méo dạng tổng hợp tại S1, S2 và R; P1,P2 và PR lần lượt là công suất phát trung bình tại S1, S2 và R; h1R, h2R và h˜RR tương ứng là hệ số pha-đinh của kênh truyền từ S1 tới R, từ S2 tới R và từ kênh ảnh hưởng mạch phát tới mạch thu của R; zR(t) là nhiễu trắng cộng tính (AWGN) tại đầu vào R, với zR ∼ CN(0,NR). Giả sử rằng, thời gian xử lý tín hiệu tại R bằng một chu kỳ ký hiệu, tức là thành phần tín hiệu phát trên nút chuyển tiếp s˜R(t) được thực hiện sau khi khuếch đại tín hiệu thu ở thời điểm trước đó yR(t − 1), kết hợp với méo do lỗi phần cứng của máy thu phát. Do đó ta có s˜R(t) = GyR(t − 1) + ηR(t − 1). (5) Khi thông tin trạng thái kênh truyền hoàn hảo, hệ số khuếch đại G được định nghĩa theo biểu thức sau: G , √ PR ρ1P1(1 + k21) + ρ2P2(1 + k22) + IR + NR , (6) trong đó, ρ1 = |h1R |2 và ρ2 = |h2R |2 lần lượt là các độ lợi kênh truyền từ S1 đển R và từ S2 đến R; IR = Ω˜RPR là nhiễu lặp vòng còn sót lại tại R sau khi áp dụng tất cả các kỹ thuật triệt nhiễu tự giao thoa, với Ω˜R biểu thị khả năng triệt nhiễu tại R. Sau khi khuếch đại, R chuyển tiếp tín hiệu thu được tới S1 và S2. Tín hiệu thu tại S2 có dạng sau: y2(t) = hR2 s˜R(t) + h˜22 s˜2(t) + z2(t), (7) trong đó, hR2 và h˜22 lần lượt là hệ số pha đinh của kênh truyền từ R tới S2 và từ mạch phát đến mạch thu của S2; z2 là nhiễu AWGN tại S2. Thế (5) vào (7) ta được y2(t) = hR2[GyR(t − 1) + ηR(t − 1)] + h˜22 s˜2(t) + z2(t). (8) Sử dụng (4), biểu thức (8) trở thành y2(t) = hR2G [ h1R ( s1(t − 1) + η1(t − 1) ) + h2Rs2(t − 1) ] + hR2G [ h2Rη2(t − 1) + h˜RR s˜R(t − 1) + zR(t − 1) ] + hR2ηR(t − 1) + h˜22 s˜2(t) + z2(t). (9) Sử dụng kỹ thuật mã hóa mạng [2], ta có thể loại bỏ được thành phần s2(t − 1) ra khỏi y2(t), đồng thời có |hR2 |2 = |h2R |2 và |hR1 |2 = |h1R |2. Do đó, ta xác định được SINDR tại S2 theo biểu thức γ2 = |h1R |2 |hR2 |2P1 |h1R |2 |hR2 |2P1d + |hR2 |2 |h2R |2P2d ′ + φ1 , (10) hay γ2 = ρ1ρ2P1PR ρ1P1 [ρ2PRd + t2d1] + ρ22P2PRd ′ + φ2 . (11) 28 Tập V-1, Số 39, 11.2018 Tương tự ta có SINDR tại S1 như sau: γ1 = ρ1ρ2P2PR ρ2P2 [ρ1PRd ′ + t1d2] + ρ21P1PRd + φ3 , (12) trong đó: φ1 = |hR2 |2tRdR + t2/G2, φ2 = ρ2PRtRdR + ρ2P2t2d2 + t2tR, φ3 = ρ1PRtRdR + ρ1P1t1d1 + t1tR, ρ1 = |h1R |2 = |hR1 |2, ρ2 = |hR2 |2 = |h2R |2, d = k21 + k2R + k21k2R, d ′ = k22 + k 2 R + k 2 2k 2 R, d1 = 1+ k 2 1 , d2 = 1+ k 2 2 , dR = 1+ k 2 R, I1 = Ω˜1P1, I2 = Ω˜2P2, IR = Ω˜RPR, t1 = I1+N1, t2 = I2+N2, tR = IR + NR, với Ω˜1 và Ω˜2 lần lượt biểu thị khả năng triệt nhiễu tại S1 và S2. Chú ý rằng, trong trường hợp k1 = k2 = kR = 0, hệ thống này trở thành hệ thống lý tưởng. III. PHÂN TÍCH PHẨM CHẤT HỆ THỐNG 1. Xác suất dừng hệ thống 1) Biểu thức chính xác xác suất dừng: Xác suất dừng hệ thống (OP: Outage probability) được định nghĩa là xác suất mà tỉ số SINDR nhỏ hơn mức ngưỡng yêu cầu tối thiểu hệ thống đặt ra, tức là Pout = Pr{γ < x}, (13) trong đó γ là tỉ số SINDR và x là mức ngưỡng xem xét, với x = 2R − 1, ở đây R là tốc độ yêu cầu tối thiểu của hệ thống có đơn vị là bit/s/Hz. Từ đó xác suất dừng tại S2 được xác định như sau: PS2out = Pr{γ2 < x} = 1 − ∞∫ 0 [ 1 − Fρ1 (X) ] fy(y)dy, (14) với X được xác định bằng X = 2x2P2t2d1d ′ P1PR(1 − xd)2 + x(PRtRdR + P2t2d2) P1PR(1 − xd) + x2t2d1(PRtRdR + P2t2d2) yP1P2R(1 ... R P P P ). Trong đó, đường lý thuyết thể hiện kết quả ở biểu thức (25) và (26). Ta thấy rằng, khi SNR thấp (dưới 10dB) sự sai khác giữa phân tích lý thuyết và kết quả mô phỏng là khá lớn. Nhưng ở vùng SNR cao (trên 10dB) kết quả tính toán hoàn toàn đúng với kết quả mô phỏng. Đồng thời, với SNR=40dB , hệ thống với lỗi phần cứng có SEP cao hơn 10 lần so với hệ thống lý tưởng. VI. KẾT LUẬN Bằng phương pháp phân tích giải tích, biểu thức chính xác và gần đúng xác suất dừng, xác suất lỗi ký hiệu đã được đưa ra cho hệ thống truyền dẫn song công hai chiều trong trường hợp có lỗi phần cứng. Đồng thời, để nâng cao phẩm chất hệ thống, chúng tôi đưa ra giá trị phân bổ công suất tối ưu cho hai nút đầu cuối và nút chuyển tiếp. Kết quả phân tích đã chứng minh sự ảnh hưởng của lỗi phần cứng và nhiễu tự giao thoa còn sót lại đến phẩm chất hệ thống khi so sánh với hệ thống lý tưởng, đặc biệt cho hệ thống truyền dẫn tốc độ cao. So với hệ thống lý tưởng, hệ thống có phần cứng không lý tưởng có phẩm chất kém hơn nhiều lần, nhất là trong trường hợp hệ số méo dạng lớn. Bên cạnh đó, so với hệ thống HD, lý tưởng thì hệ thống FD, không lý tưởng có phẩm chất kém hơn nhiều và sớm đạt tới mức bão hòa khi công suất phát đủ lớn. Vì vậy, ngoài việc thực hiện tốt các kỹ thuật để triệt nhiễu tự giao thoa cho truyền thông song công trên cùng băng tần, các nhà sản xuất cần thực hiện tốt việc hạn chế lỗi phần cứng nhằm làm giảm tác động tới phẩm chất hệ thống, từ đó tạo tính khả thi cho truyền thông song công trên cùng băng tần. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] D. Choi and J. H. Lee, "Outage Probability of Two-Way Full-Duplex Relaying With Imperfect Channel State Information," IEEE Communications Letters, vol. 18, pp. 933-936, 2014. [2] H. Cui, M. Ma, L. Song, and B. Jiao, "Relay Selection for Two-Way Full Duplex Relay Networks With Amplify-and-Forward Protocol," IEEE Transactions on Wireless Communications, vol. 13, pp. 3768-3777, 2014. [3] A. Sabharwal, P. Schniter, D. Guo, D. W. Bliss, S. Rangarajan, and R. Wichman, "In-Band Full- Duplex Wireless: Challenges and Opportunities," IEEE Journal on Selected Areas in Communications, vol. 32, pp. 1637-1652, 2014. [4] D. Bharadia, E. McMilin, and S. Katti, "Full duplex radios," in ACM SIGCOMM Computer Communication Review, 2013, pp. 375-386. [5] Y. Y. Kang, B.-J. Kwak, and J. H. Cho, "An optimal full-duplex AF relay for joint analog and digital domain self-interference cancellation," IEEE Transactions on Communications, vol. 62, pp. 2758-2772, 2014. [6] D. Korpi, L. Anttila, V. Syrjälä, and M. Valkama, "Widely linear digital self-interference cancellation in direct-conversion full-duplex transceiver," IEEE 0 5 10 15 20 25 30 35 40 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 Tæ soá SNR trung bình [dB] T ho ân g lö ôï n g he ä t ho án g (b it /s /H z) Lyù töôûng (moâ phoûng) Lyù töôûng (lyù thuyeát) Khoâng lyù töôûng (moâ phoûng) Khoâng lyù töôûng (lyù thuyeát) 4 2 3 Hình 6. Thông lượng hệ thống theo sự thay đổi SNR và tốc độ truyền dẫn khác nhau. Các công trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng CNTT-TT Tập , Số , tháng /2018 - Hình 6. Thông lượng hệ thống theo sự thay đổi SNR . 0 5 10 15 20 25 30 35 40 10-4 10-3 10-2 10-1 100 Tæ soá SNR trung bình [dB] X aùc s ua át lo ãi k yù hi eäu (S E P ) Lyù töôûng (moâ phoûng) Lyù töôûng (lyù thuyeát) Khoâng lyù töôûng (moâ phoûng) Khoâng lyù töôûng (lyù thuyeát) Hình 7. Xác suất lỗi ký hiệu tại 2 S theo SNR . Hình 7 minh họa phẩm chất lỗi ký hiệu tại 2 S theo SNR trung bình, sử dụng điều chế BPSK với 0,1k , 30dB và 1 / 3 (tức là 1 2 R P P P ). Trong đó, đường lý thuyết thể hiện kết quả ở biểu thức (25) và (26). Ta thấy rằng, khi SNR thấp (dưới 10dB) sự sai khác giữa phân tích lý thuyết và kết quả mô phỏng là khá lớn. Nhưng ở vùng SNR cao (trên 10dB) kết quả tính toán hoàn toàn đúng với kết quả mô phỏng. Đồng thời, với SNR=40dB , hệ thống với lỗi phần cứng có SEP cao hơn 10 lần so với hệ thống lý tưởng. VI. KẾT LUẬN Bằng phương pháp phân tích giải tích, biểu thức chính xác và gần đúng xác suất dừng, xác suất lỗi ký hiệu đã được đưa ra cho hệ thống truyền dẫn song công hai chiều trong trường hợp có lỗi phần cứng. Đồng thời, để nâng cao phẩm chất hệ thống, chúng tôi đưa ra giá trị phân bổ công suất tối ưu cho hai nút đầu cuối và nút chuyển tiếp. Kết quả phân tích đã chứng minh sự ảnh hưởng của lỗi phần cứng và nhiễu tự giao thoa còn sót lại đến phẩm chất hệ thống khi so sánh với hệ thống lý tưởng, đặc biệt cho hệ thống truyền dẫn tố độ cao. So với hệ thống lý tưởng, ệ thống có p ần cứ g k ông lý tưởng có p ẩm chất kém hơn nhiều lần, nhất là trong trường hợp hệ số méo dạng lớn. Bên cạnh đó, so với hệ thống HD, lý tưởng thì ệ thống FD, không lý tưởng có phẩm chất kém hơn nhiều và sớm đạt tới mức bão hòa khi công suất phát đủ lớ . Vì vậy, ngoài việc t ực hiện tốt các kỹ thuật để triệt nhiễu tự iao thoa c o truyền thông song cô g trên cùng băng tần, các nhà sản xuất cần thực hiện tốt việc hạn chế lỗi phần cứng nhằm làm giảm tác động tới phẩm chất hệ thống, từ đó tạo tính khả thi cho truyền thông song công trên cùng băng tần. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] D. Choi and J. H. Lee, "Outage Probability of Two-Way Full-Duplex Relaying With Imperfect hannel State Information," IEEE Communications Letters, vol. 18, pp. 933-936, 2014. [2] H. Cui, M. Ma, L. Song, and B. Jiao, "Relay Selection for Two-Way Full Duplex Relay Networks With Amplify-and-Forward Protocol," IEEE Transactions on Wireless Communications, vol. 13, pp. 3768-3777, 2014. [3] A. Sabharwal, P. Schniter, D. Guo, D. W. Bliss, S. Rangarajan, and R. Wichman, "In-Band Full- Duplex Wireless: Challenges and Opportunities," IEEE Journal on Selected Areas in Communications, vol. 32, pp. 1637-1652, 2014. [4] D. Bharadia, E. McMilin, and S. Katti, "Full duplex radios," in ACM SIGCOMM Computer Communication Review, 2013, pp. 375-386. [5] Y. Y. Kang, B.-J. Kwak, and J. H. Cho, "An optimal full-duplex AF relay for joint analog and digital domain self-interference cancellation," IEEE Transactions on Communications, vol. 62, pp. 2758-2772, 2014. [6] D. Korpi, L. Anttila, V. Syrjälä, and M. Valkama, " idely linear digital self-interference cancellation in direct-conversion full-duplex transceiver," IEEE 0 5 10 15 20 25 30 35 40 0 0.5 1 .5 2 .5 3 3.5 4 Tæ soá SNR trung bình [dB] T ho ân g lö ôï n g he ä t ho án g (b it /s /H z) Lyù töôûng (moâ phoûng) Lyù töôûng (lyù thuyeát) Khoâng lyù töôûng (moâ phoûng) Khoâng lyù töôûng (lyù thuyeát) 4 2 3 Hình 7. Xác suất lỗi ký hiệu tại S2 theo SNR, với P1 = P2 = PR. ở vùng SNR cao (trên 10 dB) kết quả tính toán hoàn toàn đúng với kết quả mô phỏng. Đồng thời, với SNR = 40 dB, hệ thống với lỗi phần cứng có SEP cao hơn 10 lần so với hệ thống lý tưởng. VI. KẾT LUẬN Bằng phương pháp phân tích giải tích, biểu thức chính xác và gần đúng của xác suất dừng và xác suất lỗi ký hiệu đã được đưa ra cho hệ thống truyền dẫ song công hai chiều trong trường hợp có lỗi phần cứng. Đồng thời, để nâng cao phẩm chất hệ thống, chúng tôi đưa ra giá trị p ân bổ công suất tối ưu cho hai nút đầu cuối và nút chuyển tiếp. Kết quả phân tích đã chứng minh sự ảnh hưởng của lỗi phần cứng và nhiễu tự giao thoa còn sót lại đến phẩm chất hệ thống khi so sánh với hệ thống lý tưởng, đặc biệt cho hệ thống truyền dẫn tốc độ cao. So với hệ thống lý tưởng, hệ thống có phần cứng không lý tưởng có phẩm chất kém hơn nhiều lần, nhất là trong trường hợp hệ số méo dạng lớn. Bên cạnh đó, so với hệ thống HD lý tưởng thì hệ t g FD không lý tưởng có phẩm chất kém hơn nhiều và sớm đạt tới mức bão hòa khi công suất phát đủ lớn. Vì vậy, ngoài việc thực hiện tốt các kỹ thuật để triệt nhiễu tự giao thoa cho truyền thông song công trên cùng băng tần, các nhà sản xuất cần thực hiện tốt việc hạn chế lỗi phần cứng nhằm làm giảm tác động tới phẩm chất hệ thống, từ đó tạo tính khả thi cho truyền thông song công trên cùng băng tần. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] D. Choi and J. H. Lee, “Outage probability of two-way full- duplex relaying with imperfect channel state information,” IEEE Communications Letters, vol. 18, no. 6, pp. 933–936, June 2014. [2] H. Cui, M. Ma, L. Song, and B. Jiao, “Relay selection for two-way full duplex relay networks with amplify-and- forward protocol,” IEEE Transactions on Wireless Commu- nications, vol. 13, no. 7, pp. 3768–3777, Jul. 2014. [3] A. Sabharwal, P. Schniter, D. Guo, D. W. Bliss, S. Ran- garajan, and R. Wichman, “In-band full-duplex wireless: Challenges and opportunities,” IEEE Journal on Selected Areas in Communications, vol. 32, no. 9, pp. 1637–1652, 2014. [4] D. Bharadia, E. McMilin, and S. Katti, “Full duplex radios,” in Proceedings of the ACM SIGCOMM Conference (SIG- COMM ’13). New York, USA: ACM, 2013, pp. 375–386. [5] Y. Y. Kang, B.-J. Kwak, and J. H. Cho, “An optimal full- duplex af relay for joint analog and digital domain self- interference cancellation,” IEEE Transactions on Communi- cations, vol. 62, no. 8, pp. 2758–2772, 2014. [6] D. Korpi, L. Anttila, V. Syrja¨la¨, and M. Valkama, “Widely-linear d gital self-interference cancellation in direct-conversion full-duplex transceiver,” arXiv preprint arXiv:1402.6083, 2014. [7] J. R. Krier and I. F. Akyildiz, “Active self-interference cancellation of passband signals using gradient descent,” in Proceedings of the IEEE 24th International Symposium on Personal Indoor and Mobile Radio Communications (PIMRC). IEEE, 2013, pp. 1212–1216. [8] E. Ahmed and A. M. Eltawil, “All-digital self-interference cancellation technique for full-duplex s stems,” IEEE Trans- actions on Wireless Communications, vol. 14, no. 7, pp. 3519–3532, 2015. [9] T. M. Kim and A. Paulraj, “Outage probability of amplify- and-forward cooperation with full duplex relay,” in Pro- ceedings of the Wireless Communications and Networking Conference (WCNC). IEEE, Apr. 2012, pp. 75–79. [10] C. H. de Lima, H. Alves, P. H. Nardelli, and M. Latva- aho, “Effects of relay selection strategies on the spectral efficiency of wireless systems with half-and full-duplex nodes,” IEEE Transactions on Vehicular Technology, vol. 66, no. 8, pp. 7578–7583, 2017. [11] T. Riihonen, S. Werner, and R. Wichman, “Hybrid full- duplex/half-duplex rel ying with transmit power adaptation,” IEEE Transactions on Wireless Communications, vol. 10, no. 9, pp. 3074–3085, Sept. 2011. [12] J. Hu, F. Liu, nd Y. Li , “Achievable r te analysis of two- way full duplex relay with joint relay and antenna selection,” in Proceedings of the IEEE Wireless munications and Networking Conference (WCNC), March 2017, pp. 1–5. [13] A. Koc, I. Altunbas, and A. Yongac¸oglu, “Outage probability of two-way full-duplex af re y systems over nakagami-m 33 Các công trình nghiên cứu phát triển Công nghệ Thông tin và Truyền thông fading channels,” in Proceedings of the IEEE 84th Vehicular Technology Conference (VTC-Fall). IEEE, 2016, pp. 1–5. [14] X. Li, C. Tepedelenlioglu, and H. Senol, “Channel estimation for residual self-interference in full duplex amplify-and- forward two-way relays,” IEEE Transactions on Wireless Communications, vol. 16, no. 8, pp. 4970–4983, 2017. [15] Y. Li, N. Li, M. Peng, and W. Wang, “Relay power control for two-way full-duplex amplify-and-forward relay networks,” IEEE Signal Processing Letters, vol. 23, no. 2, pp. 292–296, 2016. [16] Y. Wang, Q. Jiang, Z. Chen, and B. Xia, “Outage probability of two-way full-duplex amplify-forward relay systems with asymmetric traffic requirements,” in Proceedings of the International Conference on Wireless Communications & Signal Processing (WCSP). IEEE, 2015, pp. 1–5. [17] G. Chen, P. Xiao, J. R. Kelly, B. Li, and R. Tafazolli, “Full-duplex wireless-powered relay in two way cooperative networks,” IEEE Access, vol. 5, pp. 1548–1558, 2017. [18] E. Fidan and O. Kucur, “Performance of transceiver antenna selection in two way full-duplex relay networks over rayleigh fading channels,” IEEE Transactions on Vehicular Technol- ogy, 2018. [19] A. Hyadi, M. Benjillali, and M. S. Alouini, “Outage per- formance of decode-and-forward in two-way relaying with outdated CSI,” IEEE Transactions on Vehicular Technology, vol. 64, no. 12, pp. 5940–5947, 2015. [20] C. Li, Z. Chen, Y. Wang, Y. Yao, and B. Xia, “Outage analysis of the full-duplex decode-and-forward two-way re- lay system,” IEEE Transactions on Vehicular Technology, vol. 66, no. 5, pp. 4073–4086, May 2017. [21] C. Li, H. Wang, Y. Yao, Z. Chen, X. Li, and S. Zhang, “Outage performance of the full-duplex two-way DF relay system under imperfect CSI,” IEEE Access, vol. 5, pp. 5425– 5435, 2017. [22] C. Li, B. Xia, S. Shao, Z. Chen, and Y. Tang, “Multi- user scheduling of the full-duplex enabled two-way relay systems,” IEEE Transactions on Wireless Communications, vol. 16, no. 2, pp. 1094–1106, Feb. 2017. [23] B. Zhong and Z. Zhang, “Secure full-duplex two-way relay- ing networks with optimal relay selection,” IEEE Communi- cations Letters, vol. 21, no. 5, pp. 1123–1126, May 2017. [24] E. Bjornson, M. Matthaiou, and M. Debbah, “A new look at dual-hop relaying: Performance limits with hardware im- pairments,” IEEE Transactions on Communications, vol. 61, no. 11, pp. 4512–4525, Nov. 2013. [25] A. Papazafeiropoulos, S. Sharma, T. Ratnarajah, and S. Chatzinotas, “Impact of residual additive transceiver hardware impairments on rayleighproduct mimo channels with linear receivers: Exact and asymptotic analyses,” IEEE Transactions on Communications, 2018. [26] O. Taghizadeh, A. C. Cirik, and R. Mathar, “Hardware im- pairments aware transceiver design for full-duplex amplify- and-forward mimo relaying,” IEEE Transactions on Wireless Communications, vol. 17, no. 3, pp. 1644–1659, 2018. [27] Y. Liu, X. Xue, J. Zhang, X. Li, L. Dai, and S. Jin, “Multipair massive mimo two-way full-duplex relay systems with hardware impairments,” in Proceedings of the IEEE Global Communications Conference (GLOBECOM). IEEE, 2017, pp. 1–6. [28] A. Jeffrey and D. Zwillinger, Table of integrals, series, and products. Academic press, 2007. Nguyễn Bá Cao tốt nghiệp Trường Sĩ quan Thông tin năm 2006, nhận bằng Thạc sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông năm 2011. Hiện nay, tác giả đang là nghiên cứu sinh năm thứ hai tại Khoa Vô tuyến điện tử, Học viện Kỹ thuật Quân sự. Lĩnh vực nghiên cứu của tác giả là truyền thông song công, truyền thông hợp tác. Trần Xuân Nam nhận bằng Thạc sĩ tại Đại học Công nghệ, Sydney, Úc, năm 1998; nhận bằng Tiến sĩ tại Đại học Điện tử - Truyền thông, Tokyo, Nhật Bản, năm 2006. Hiện nay, tác giả đang là phó giáo sư và công tác tại Học viện Kỹ thuật Quân sự. Tác giả đã được tặng giải thưởng nhà nghiên cứu trẻ tại Nhật Bản năm 2003 và giải thưởng bài báo xuất sắc nhất tại hội nghị ATC năm 2012. Tác giả là thành viên của IEEE, IEICE và Hiệp hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam. Lĩnh vực nghiên cứu của tác giả là ăng-ten thích ứng, xử lý tín hiệu, mã hóa và hệ thống MIMO. 34
File đính kèm:
- danh_gia_pham_chat_mang_chuyen_tiep_song_cong_hai_chieu_tren.pdf