Đánh giá nhu cầu của sinh viên khoa kinh tế và quản trị kinh doanh đối với lớp kỹ năng giao tiếp

Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu là đánh giá nhu cầu của sinh

viên Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh đối với kỹ năng giao tiếp. Số

liệu nghiên cứu được thu thập từ 100 sinh viên thuộc các khóa khác nhau.

Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn sinh viên Khoa Kinh tế & Quản trị

Kinh doanh hiểu biết về kỹ năng giao tiếp nhưng lại chưa ứng dụng nhiều

vào thực tiễn. Bên cạnh đó, đa số sinh viên đều chưa hài lòng về kỹ năng

giao tiếp của bản thân. Vì vậy, sinh viên thường có nhu cầu tham gia kỹ

năng giao tiếp phù hợp và có cấu trúc hợp lý. Ngoài ra, sinh viên cũng có

nhu cầu khá đa dạng về hình thức lớp học, hình thức dạy học, hình thức

đánh giá, số tín chỉ, và số lượng người tham gia.

pdf 7 trang kimcuc 3320
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá nhu cầu của sinh viên khoa kinh tế và quản trị kinh doanh đối với lớp kỹ năng giao tiếp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá nhu cầu của sinh viên khoa kinh tế và quản trị kinh doanh đối với lớp kỹ năng giao tiếp

Đánh giá nhu cầu của sinh viên khoa kinh tế và quản trị kinh doanh đối với lớp kỹ năng giao tiếp
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần D: Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp luật: 35 (2014): 50-56 
 50 
ĐÁNH GIÁ NHU CẦU CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ VÀ 
QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỐI VỚI LỚP KỸ NĂNG GIAO TIẾP 
Ong Quốc Cường1, Vương Quốc Duy1, Lê Long Hậu1, Trần Thị Hạnh1, 
Nguyễn Thị Hoàng Quyên2 và Lê Hoàng Dự3 
1 Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ 
2 Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang 
3 Sở Giáo dục và Đào tạo Cà Mau 
Thông tin chung: 
Ngày nhận: 13/08/2014 
Ngày chấp nhận: 31/12/2014 
Title: 
Evaluating the demand of 
students of school of 
economics - business 
administration for class 
communication skills 
Từ khóa: 
Nhu cầu, kỹ năng giao tiếp 
Keywords: 
Demand, communication 
skills 
ABSTRACT 
This study is aimeds at evaluating the demand of students of School of 
Economics - Business Administration (SEBA) for communication skills. 
Research data were collected from 100 students from different courses. 
The findings show that most of communication skills have been regconized 
by SEBA students, but not much being applied in reality. Besides, the 
majority of students are not satisfied with theirown communication skills 
received from the School. Therefore, appropriated and structured courses 
of communication skills have been expected to participate. In addition, the 
findings also imply that the students have diverse demands in aspects of 
such a course including class forms, teaching forms, assessment form, 
number of credits, and the size of class. 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu là đánh giá nhu cầu của sinh 
viên Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh đối với kỹ năng giao tiếp. Số 
liệu nghiên cứu được thu thập từ 100 sinh viên thuộc các khóa khác nhau. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn sinh viên Khoa Kinh tế & Quản trị 
Kinh doanh hiểu biết về kỹ năng giao tiếp nhưng lại chưa ứng dụng nhiều 
vào thực tiễn. Bên cạnh đó, đa số sinh viên đều chưa hài lòng về kỹ năng 
giao tiếp của bản thân. Vì vậy, sinh viên thường có nhu cầu tham gia kỹ 
năng giao tiếp phù hợp và có cấu trúc hợp lý. Ngoài ra, sinh viên cũng có 
nhu cầu khá đa dạng về hình thức lớp học, hình thức dạy học, hình thức 
đánh giá, số tín chỉ, và số lượng người tham gia. 
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 
Hiện nay, phần lớn sinh viên sau khi ra trường, 
mặc dù rất tự tin với những kiến thức mà họ đã 
được trang bị ở giảng đường đại học, nhưng họ gặp 
nhiều khó khăn trong quá trình tìm việc và làm 
việc. Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Giáo 
dục Việt Nam cho biết, có đến 83% sinh viên tốt 
nghiệp ra trường bị đánh giá là thiếu kỹ năng mềm, 
37% sinh viên không tìm được việc làm phù hợp 
do kỹ năng mềm yếu. Mặc dù vậy, các trường Đại 
học ở nước ta vẫn chưa đưa môn đào tạo kỹ năng 
mềm trở thành môn học chính khóa, vì thế sinh 
viên vừa thiếu và vừa yếu kỹ năng mềm. Một trong 
những kỹ năng mềm không kém phần quan trọng 
trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong kinh 
doanh đó chính là kỹ năng giao tiếp. Kỹ năng giao 
tiếp ngày càng là bí quyết không thể thiếu trong 
môi trường làm việc hiện đại. Vấn đề này đòi hỏi 
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần D: Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp luật: 35 (2014): 50-56 
 51 
các sinh viên phải tạo dựng cho mình một kỹ năng 
giao tiếp nhằm tạo dựng một phong cách riêng. Nó 
đóng góp to lớn về sự thành công của một sinh 
viên và lớn hơn đó là sự phát triển kinh tế, văn hóa, 
xã hội. Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh là một 
trong những khoa có số lượng sinh viên nhiều nhất 
Trường Đại học Cần Thơ. Khoa đào tạo khá nhiều 
chuyên ngành như Quản trị kinh doanh, Kinh 
doanh thương mại, Tài chính ngân hàng, Kinh 
doanh quốc tế, Do đó, kỹ năng giao tiếp là một 
trong những kỹ năng không thể thiếu được đối với 
sinh viên Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh. Vì 
vậy, nghiên cứu “Đánh giá nhu cầu của sinh viên 
Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh đối với lớp 
kỹ năng giao tiếp” được thực hiện nhằm phân tích 
thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên, tìm hiểu 
nhu cầu tham gia lớp kỹ năng giao tiếp và đề xuất 
những kiến nghị nhằm đáp ứng nhu cầu tham gia 
kỹ năng giao tiếp của sinh viên. 
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 
2.1 Mục tiêu chung 
Mục tiêu tổng quát của bài viết là phân tích 
thực trạng và đánh giá nhu cầu của sinh viên Khoa 
Kinh tế & Quản trị Kinh doanh đối với kỹ năng 
giao tiếp. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm đáp ứng 
nhu cầu của sinh viên Khoa Kinh tế & Quản trị 
Kinh doanh đối với kỹ năng giao tiếp. 
2.2 Mục tiêu cụ thể 
Phân tích thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh 
viên Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh. 
Đánh giá nhu cầu của sinh viên Khoa 
Kinh tế & Quản trị Kinh doanh đối với lớp kỹ năng 
giao tiếp. 
Đề xuất giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của 
sinh viên Khoa Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh 
doanh đối với kỹ năng giao tiếp. 
3 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 
Theo John B. Hoben (1954), giao tiếp là sự trao 
đổi với nhau tư duy hoặc ý tưởng bằng lời. Martin 
P. Andelem (1950) cho rằng giao tiếp là một quá 
trình giúp chúng ta hiểu được người khác và làm 
cho người khác hiểu được chúng ta. Giao tiếp có 
thể hiểu là một quá trình, trong đó con người chia 
sẻ với nhau các ý tưởng, thông tin và cảm xúc, 
nhằm xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa 
người với người trong đời sống xã hội vì những 
mục đích khác nhau. Trong giao tiếp luôn diễn ra 
ba góc độ khác nhau bao gồm khía cạnh trao đổi 
thông tin giữa người với người, nhận thức lẫn nhau 
và tác động gây ảnh hưởng lẫn nhau (Trịnh Quốc 
Trung, 2010). 
Giao tiếp là hoạt động xác lập, vận hành các 
mối quan hệ giữa con người với con người nhằm 
thỏa mãn những nhu cầu nhất định. Giao tiếp có 
vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội, 
trong đời sống của mỗi con người. Giao tiếp bao 
gồm nhóm chức năng xã hội, và nhóm chức năng 
tâm lý. Nhóm chức năng xã hội bao gồm chức 
năng thông tin; chức năng tổ chức, phối hợp hành 
động; chức năng điều khiển; chức năng phê bình và 
tự phê bình. Nhóm chức năng tâm lý bao gồm chức 
năng động viên, khích lệ; chức năng thiết lập, phát 
triển, củng cố các mối quan hệ; chức năng cân 
bằng cảm xúc; chức năng hình thành, phát triển 
tâm lý, nhân cách (Chu Văn Đức, 2005). Ngoài ra, 
giao tiếp là cách thức để cá nhân liên kết và hòa 
nhập với nhóm, với xã hội. Thông qua giao tiếp 
ngôn ngữ và phi ngôn ngữ con người trao đổi 
thông tin cho nhau, hiểu được nhau, để hành động 
và ứng xử phù hợp với hoàn cảnh và những chuẩn 
mực do xã hội quy định (Nguyễn Thị Bích Thu, 
2010). 
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Nghiên cứu sử dụng số liệu sơ cấp được thu 
thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp sinh viên đang 
học tại Khoa Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh. 
Theo Slovin (1984), cỡ mẫu được xác định theo 
công thức sau: 
n = N/(1 + Ne2) 
Trong đó: 
N: số quan sát tổng thể 
e: sai số cho phép (thường lấy bằng mức ý 
nghĩa alpha trong xử lý) 
Theo số liệu thống kê từ phòng kế hoạch tổng 
hợp vào thời điểm nghiên cứu, số lượng sinh viên 
của Khoa là 4.767 sinh viên. Cùng với mức sai số 
cho phép là 10%. Ta xác định được cỡ mẫu n = 98. 
Tuy nhiên, số lượng quan sát thu được của nghiên 
cứu là 100. Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu 
ngẫu nhiên phân tầng theo khóa học. Cụ thể số 
lượng sinh viên các khóa 35, 36, 37, 38 lần lượt 
chiếm tỷ lệ 21%, 29%, 28% và 22%. 
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để 
phân tích thực trạng và nhu cầu của sinh viên đối 
với kỹ năng giao tiếp. 
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần D: Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp luật: 35 (2014): 50-56 
 52 
5 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
5.1 Phân tích thực trạng kỹ năng giao tiếp 
của sinh viên Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh 
doanh 
Thông qua bản câu hỏi cấu trúc, các thông tin 
cơ bản về sự nhận thức của sinh viên về kỹ năng 
mềm trong quá trình học tập và rèn luyện. Bên 
cạnh đó, phần kết quả này cung cấp sự hiểu biết 
của sinh viên Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh 
thuộc các khóa khác nhau. Bảng 1 thể hiện sự hiểu 
biết của sinh viên đối với kỹ năng giao tiếp. Kết 
quả nghiên cứu cho thấy số sinh viên hiểu về kỹ 
năng giao tiếp nhưng chưa ứng dụng vào thực tế 
chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 46%. Số sinh viên đã 
hiểu và ứng dụng vào thực tế chiếm 38%. Qua đó 
cho thấy số sinh viên hiểu biết về kỹ năng giao tiếp 
chiếm tỷ lệ rất cao nhưng phần lớn lại chưa từng 
ứng dụng vào thực tiễn, thậm chí một số sinh viên 
lại chưa hiểu rõ về kỹ năng này (chiếm 16%). 
Nguyên nhân là do sinh viên có quá ít điều kiện 
giao tiếp và tiếp xúc với môi trường thực tế. Ngoài 
ra, phần lớn các sinh viên nghĩ rằng kiến thức 
chuyên môn giỏi sẽ dễ dàng xin được việc làm nên 
chỉ cố gắng trau dồi kiến thức chuyên môn khiến 
tính năng động trong môi trường giao tiếp của sinh 
viên còn rất yếu. 
Bảng 1: Sự hiểu biết của sinh viên đối với kỹ 
năng giao tiếp 
Nội dung Tần số 
Tỷ lệ
(%)
Từng nghe nhưng chưa hiểu rõ 16 16,0
Hiểu nhưng chưa có ứng dụng vào 
thực tế 46 46,0
Hiểu và ứng dụng vào thực tế 38 38,0
Tổng 100 100,0
Nguồn : Kết quả xử lý số liệu điều tra 2014 
Dữ liệu cho thấy rằng hầu hết các sinh viên đều 
cần kỹ năng giao tiếp. Trong đó, số sinh viên đánh 
giá là rất cần thiết và cần thiết lần lượt chiếm 69% 
và 31%. Theo thang bậc nhu cầu của Maslow thì 
nhu cầu xã hội, trong đó có kỹ năng giao tiếp đứng 
ở tầng thứ ba. Như vậy, kỹ năng giao tiếp là kỹ 
năng mềm quan trọng trong cuộc sống hằng ngày, 
giúp sinh viên có thể tự tin và năng động hơn trong 
học tập, làm việc cũng như trong sinh hoạt và giao 
tiếp. Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp cũng là một 
trong những tiêu chí mà các nhà tuyển dụng yêu 
cầu đối với sinh viên sau khi ra trường. 
Bảng 2: Lý do kỹ năng giao tiếp cần thiết đối 
với sinh viên 
Nội dung Tần số Tỷ lệ (%) 
Giúp tự tin và năng 
động hơn 73 73,0 
Giúp dễ xin việc và có 
việc làm lương cao 9 9,0 
Giúp dễ thăng tiến 
trong công việc 6 6,0 
Giúp tiết kiệm thời 
gian và chi phí 1 1,0 
Khác 11 11,0 
Tổng 100 100,0 
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra 2014 
Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các bạn 
sinh viên cần kỹ năng giao tiếp là để giúp tự tin và 
năng động, chiếm tỷ lệ cao nhất 73%. Trong khi 
đó, một số sinh viên cần kỹ năng này để dễ xin việc 
và có lương cao, thăng tiến trong công việc. Như 
vậy, phần lớn sinh viên hiện nay rất không tự tin và 
thiếu năng động trong nhiều hoạt động, điều đó ảnh 
hưởng rất lớn trong giao tiếp hằng ngày. Khi thiếu 
tự tin thì các sinh viên sẽ rất rụt rè, lúng túng vì thế 
mà phần lớn sinh viên cần kỹ năng giao tiếp để 
tăng sự tin và năng động trong cuộc sống, trong 
học tập và trong làm việc. 
Bảng 3: Những cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp của sinh viên 
Nội dung Tần số Tỷ lệ (%) 
Tự rèn luyện 37 37,0 
Tham gia các phong trào do trường, lớp, khoa hay chi hội tổ chức, tham gia nhóm 49 49,0 
Tham gia các cuộc thi thuyết trình, hùng biện, dự các buổi tư vấn, hội thảo 8 8,0 
Khác 6 6,0 
Tổng 100 100,0 
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra 2014 
Qua thống kê cho thấy sinh viên rèn luyện kỹ 
năng giao tiếp bằng cách tham gia các phong trào 
do trường, lớp, khoa hay chi hội tổ chức và tham 
gia nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất 49%. Trong khi đó, 
có 37% sinh viên tự rèn luyện; 8% sinh viên tham 
gia các cuộc thi thuyết trình, hùng biện, dự các 
buổi tư vấn, hội thảo. Nguyên nhân mà phần lớn 
sinh viên Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh 
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần D: Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp luật: 35 (2014): 50-56 
 53 
Trường Đại học Cần Thơ chọn cách rèn luyện kỹ 
năng giao tiếp là tham gia các phong trào do 
trường, lớp, khoa hay chi hội tổ chức, tham gia 
nhóm vì đây là hình thức dễ dàng nhất trong việc 
rèn luyện và nâng cao kỹ năng giao tiếp trong suốt 
quá trình mà sinh viên theo học tại trường. Khoa, 
lớp, trường hay chi hội thường xuyên có rất nhiều 
hoạt động phong trào sôi nổi, vì vậy sinh viên có 
rất nhiều cơ hội để tham gia. Đồng thời trong quá 
trình học tập sinh viên còn có thể tham gia làm bài 
tập nhóm cùng các bạn. Khi tham gia các hoạt 
động phong trào, các cuộc thảo luận trong quá trình 
học nhóm, sinh viên sẽ được tiếp xúc với rất nhiều 
người từ đó sinh viên sẽ có cơ hội học hỏi được 
nhiều thứ, sinh viên sẽ tự tin và năng động hơn 
trong cách ứng xử, cử chỉ, hành động và lời nói. 
Trung bình
23%
Hài lòng
28%
Hoàn toàn 
không hài lòng
1%
Không hài 
lòng
48%
Hình 1: Sự hài lòng của sinh viên về kỹ năng giao tiếp hiện tại 
Khi đánh giá về kỹ năng giao tiếp hiện tại thì 
phần lớn sinh viên đều cho rằng không hài lòng, 
chiếm 48%. Số sinh viên đánh giá ở mức hài lòng 
và trung bình lần lượt chiếm 28% và 23%. Nguyên 
nhân có thể là do sinh viên rèn luyện chưa đúng 
cách như việc sinh viên tham gia các phong trào 
chưa nhiệt tình, sau thi tham gia bản thân sinh viên 
không nhận thức được mình đã và đang học được 
những gì, đúc kết được những kinh nghiệm nào 
thông qua việc tham gia và trải nghiệm nó. Khả 
năng tự rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho chính mình 
còn quá thấp, thêm vào đó là sinh viên còn quá coi 
trọng việc nâng cao kiến thức chuyên môn, vì thế 
hầu hết sinh viên đều giành rất nhiều thời gian cho 
việc học tập mà bỏ mất thời gian để trau dồi và 
nâng cao các kỹ năng mềm cho mình. Bên cạnh đó, 
việc thiếu tự tin, thiếu tính năng động, sáng tạo và 
tính khiêm tốn cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc 
nhận định khả năng giao tiếp hiện tại của sinh viên. 
Và một lý do cũng không kém phần quan trọng đó 
là điều kiện cũng như môi trường giao tiếp của sinh 
viên còn quá hạn hẹp. Hay nói cách khác là sinh 
viên khi có nhu cầu, điều kiện giao tiếp thì lại 
không có một môi trường phù hợp để giao tiếp vì 
thế sinh viên khó rèn luyện và nâng cao kỹ năng 
giao tiếp của mình. 
5.2 Đánh giá nhu cầu của sinh viên Khoa 
Kinh tế & Quản trị Kinh doanh đối với lớp kỹ 
năng giao tiếp 
Trong 100 sinh viên được khảo sát thì có đến 
98% sinh viên có nhu cầu tham gia lớp kỹ năng 
giao tiếp. Ngoài ra phần lớn sinh viên đều đồng ý 
đưa môn kỹ năng giao tiếp vào khung chương trình 
đào tạo (chiếm 97%). Điều này có thể được lý giải 
là do sinh viên không hài lòng đối với kỹ năng giao 
tiếp của bản thân (chiếm 48%). Nhận thức được sự 
cần thiết cũng như sự thiếu hiểu biết, thiếu tự tin, 
thiếu năng động và không hài lòng về kỹ năng này 
trong cuộc sống, do đó nhu cầu tham gia học kỹ 
năng giao tiếp của sinh viên Khoa Kinh tế & Quản 
trị Kinh doanh là rất cao. Và việc tham gia kỹ năng 
này trong chương trình đào tạo sẽ dễ dàng hơn cho 
tất cả các bạn sinh viên. 
Khi thống kê về hình thức lớp học kỹ năng giao 
tiếp thì có đến 53,6% sinh viên chọn hình thức 
giảng viên tương tác liên tục với sinh viên. Bên 
cạnh đó, có 32% sinh viên chọn lớp học có các 
doanh nhân chia sẻ kinh nghiệm. Số sinh viên chọn 
lớp học truyền thống nhưng có thiết bị hỗ trợ (giấy 
bút, tranh ảnh, mô hình, máy chiếu) chỉ chiếm 
7,2%. Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin, 
niềm tin và cảm xúc giữa người với người, sự 
chuyển giao thông tin và sự hiểu biết, hành vi thái 
độ được tiếp nhận bởi người khác. Vì thế, hình 
thức lớp học có giáo viên tương tác liên tục với 
sinh viên sẽ giúp sinh viên tiếp thu và phát huy tốt 
hơn khi tham gia lớp kỹ năng này. Bên cạnh đó, 
cũng cần có các doanh nhân thành đạt vào cùng 
chia sẻ kinh nghiệm. 
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần D: Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp luật: 35 (2014): 50-56 
 54 
Bảng 4: Hình thức lớp học kỹ năng giao tiếp 
Nội dung Tần số Tỷ lệ (%) 
Truyền thống, chỉ nghe giảng, thỉnh thoảng đặt câu hỏi 0 0,0 
Truyền thống, có các thiết bị hỗ trợ 7 7,2 
Giảng viên tương tác liên tục với sinh viên 52 53,6 
Có các doanh nhân chia sẻ kinh nghiệm 31 32,0 
Khác 7 7,2 
Tổng 97 100,0 
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra 2014 
Hình thức dạy học lớp kỹ năng này cũng ảnh 
hưởng rất lớn đến khả năng trau dồi cũng như việc 
nâng cao kỹ năng giao tiếp cho mỗi sinh viên. Kết 
quả khảo sát về hình thức dạy học lớp kỹ năng giao 
tiếp cho thấy có 45,4% sinh viên chọn hình thức 
các trò chơi nhỏ có lồng ghép về kỹ năng. Hình 
thức dạy thông qua các hoạt động tình nguyện xã 
hội và lồng ghép vào môn học lý thuyết chuyên 
môn lần lượt chiếm 27,8% và 14,4%. Số sinh viên 
chọn hình thức làm bài tập trên lớp và ở nhà chỉ 
chiếm 5,2%. Phần lớn sinh viên đều thích hình 
thức dạy và học kỹ năng giao tiếp có các trò chơi 
nhỏ có lồng ghép về kỹ năng và các hoạt động tình 
nguyện xã hội, tổ chức các hoạt động ngoại khóa 
để sinh viên có điều kiện tiếp xúc thực tế như các 
hoạt động sinh viên hè tình nguyện, đi khảo sát 
thực tế, Đặc biệt là hình thức dạy học có các trò 
chơi nhỏ có lồng ghép về kỹ năng sẽ giúp sinh viên 
có thể học một cách tự nhiên, không căng thẳng, 
kết hợp với sự hướng dẫn của giảng viên sinh viên 
sẽ tự rút ra bài học, kinh nghiệm cho chính mình. 
Bên cạnh đó, việc chơi các trò chơi với nhiều tình 
huống khác nhau, sinh viên sẽ có cách nhận thức, 
cư xử, khả năng thể hiện cảm xúc và cách sử dụng 
từ ngữ, ngôn từ một cách hiệu quả hơn 
Bảng 5: Hình thức dạy học lớp kỹ năng giao tiếp 
Nội dung Tần số Tỷ lệ (%) 
Các trò chơi nhỏ có lồng ghép các bài giảng về kỹ năng 44 45,4 
Làm bài tập trên lớp và về nhà 5 5,2 
Có sự lồng ghép vào một môn học lý thuyết chuyên môn 14 14,4 
Các hoạt động tình nguyện xã hội 27 27,8 
Khác 7 7,2 
Tổng 97 100,0 
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra 2014 
Khi khảo sát về hình thức đánh giá lớp học kỹ 
năng giao tiếp thì phần lớn sinh viên đều chọn bài 
tập nhóm, tình huống và vấn đáp, chiếm 85,6%. Số 
sinh viên chọn hình thức đánh giá là trắc nghiệm, 
kết hợp trắc nghiệm và tự luận lần lượt chiếm 7,2% 
và 4,1%. Nhược điểm của cách đánh giá trắc 
nghiệm hay kết hợp trắc nghiệm và tự luận chỉ 
kiểm tra được khả năng nhớ của sinh viên, khó 
kiểm tra được kỹ năng giao tiếp của sinh viên. Kỹ 
năng giao tiếp bao gồm nhiều kỹ năng nhỏ không 
chỉ đơn giản là nói cho hay mà còn là giao tiếp 
bằng miệng, bằng tai, bằng cử chỉ, hành động, thái 
độ, văn bản, giao tiếp trong kinh doanh, trong công 
việc, trong học hành, Kỹ năng giao tiếp đòi hỏi 
người học cần có tính năng động và sáng tạo, vì thế 
hình thức đánh giá tốt nhất mà sinh viên chọn là 
bài tập nhóm, tình huống, vấn đáp; thông qua đó 
sinh viên sẽ có nhiều cơ hội để thể hiện mình hơn 
trong suốt một quá trình dài khi tham gia lớp học. 
Bảng 6: Hình thức đánh giá lớp học kỹ năng 
giao tiếp 
Nội dung Tần số 
Tỷ lệ 
(%) 
Trắc nghiệm 7 7,2 
Tự luận 0 0 
Trắc nghiệm và tự luận 4 4,1 
Bài tập nhóm, tình huống, vấn đáp 83 85,6 
Khác 3 3,1 
Tổng 97 100,0 
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra 2014 
Khi khảo sát về số tín chỉ cần thiết khi giảng 
dạy học phần này trong khung chương trình đào 
tạo thì có đến 56,7% sinh viên chọn 2 tín chỉ. Số 
sinh viên chọn số tín chỉ là 3 chiếm 33%; và chỉ có 
7,2% sinh viên chọn số tín chỉ là 1. Đây là kỹ năng 
mềm rất quan trọng vì thế 1 tín chỉ sẽ không thể 
nào đáp ứng được đầy đủ tất cả các vấn đề cần 
truyền đạt của giảng viên và tiếp thu của sinh viên. 
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần D: Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp luật: 35 (2014): 50-56 
 55 
3 tín chỉ 33%
2 tín chỉ 
56,7%
1 tín chỉ 7,2%Khác 3,1%
Hình 2: Số tín chỉ khi giảng dạy kỹ năng giao tiếp 
Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng mềm rất cần 
thiết cho sinh viên vì thế phần lớn các sinh viên 
muốn học kỹ năng này đều thích lớp học có 
khoảng từ 25 đến 45 người chiếm 77,3%; số lượng 
sinh viên chọn lớp từ 45 đến 65 người chỉ chiếm 
17,5%. Số lượng sinh viên chọn lớp từ 65 người trở 
lên chỉ chiếm 5,2%. Nguyên nhân là do sỉ số lớp 
quá đông thì giảng viên sẽ khó cơ hội tiếp xúc hết 
sinh viên. Điều này sẽ gây trở ngại cho giảng viên 
khi khơi dậy tính tích cực cho người học. Do vậy, 
sinh viên cho rằng lớp học càng đông càng kém 
hiệu quả. Bên cạnh đó, đây là môn kỹ năng mềm 
nên lớp học cần có sự tương tác liên tục với sinh 
viên, nên lớp càng đông thì mức độ tương tác giữa 
giảng viên và sinh viên không đồng đều. Ngoài ra, 
khi thống kê về thời gian tham gia lớp học của sinh 
viên thì có 48,5% sinh viên chọn buổi sáng, 24,7% 
sinh viên chọn buổi chiều và 26,8% cho rằng theo 
lịch của Khoa. 
6 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 
6.1 Kết luận 
Mục tiêu của bài viết xác định khả năng tiếp 
cận kỹ năng mềm (giao tiếp) cũng như yêu cầu của 
sinh viên Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh. 
Kết quả cho thấy rằng: Số lượng sinh viên hiểu biết 
về kỹ năng giao tiếp chiếm tỷ lệ rất cao nhưng 
phần lớn lại chưa từng ứng dụng vào thực tiễn. Kết 
quả nghiên cứu cho thấy đây là một kỹ năng mềm 
cần thiết đối với sinh viên và sinh viên cần nó để 
giúp mình tự tin và năng động hơn trong cuộc sống 
hàng ngày. Nhằm đạt được kỹ năng mềm, Phần lớn 
sinh viên thường tự rèn luyện hay tham gia các 
phong trào để nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình, 
nhưng khi đánh giá về kỹ năng giao tiếp hiện tại 
của bản thân thì phần lớn sinh viên đều cho rằng 
không hài lòng. Bên cạnh đó, sinh viên có nhu cầu 
tham gia lớp kỹ năng giao tiếp và đều đồng ý 
đưa môn kỹ năng giao tiếp vào khung chương trình 
đào tạo. 
Thống kê về hình thức lớp học kỹ năng giao 
tiếp thì phần lớn sinh viên chọn hình thức giảng 
viên tương tác liên tục với sinh viên. Về hình thức 
dạy học lớp kỹ năng giao tiếp thì đa số sinh viên 
chọn hình thức các trò chơi nhỏ có lồng ghép về kỹ 
năng. Khi khảo sát về hình thức đánh giá lớp học 
kỹ năng giao tiếp thì phần lớn sinh viên đều chọn 
bài tập nhóm, tình huống và vấn đáp. Số sinh viên 
chọn hình thức đánh giá là trắc nghiệm, kết hợp 
trắc nghiệm và tự luận chỉ chiếm tỷ lệ thấp. Khi 
khảo sát về số tín chỉ cần thiết khi giảng dạy học 
phần này trong khung chương trình đào tạo thì đa 
số sinh viên chọn 2 tín chỉ. Kỹ năng giao tiếp là 
một kỹ năng mềm rất cần thiết cho sinh viên vì thế 
phần lớn các sinh viên muốn học kỹ năng này đều 
thích lớp học có khoảng từ 25 đến 45 người. 
6.2 Đề xuất 
Tăng cường mở các lớp kỹ năng giao tiếp để 
kịp thời đáp ứng các nhu cầu của sinh viên. Bên 
cạnh đó, khi đưa kỹ năng này vào khung chương 
trình đào tạo, Khoa cần chú ý đến các vấn đề sau: 
hình thức lớp học, cách thức dạy học, cách đánh 
giá môn học, số lượng sinh viên trong một lớp, số 
tín chỉ, Về hình thức lớp học, Khoa nên tổ chức 
lớp có sự tương tác liên tục giữa sinh viên và giảng 
viên. Hình thức dạy học nên là các trò chơi nhỏ có 
lồng ghép các bài giảng về kỹ năng. Khoa không 
nên mở các lớp có số lượng sinh viên quá đông. 
Tăng cường đội ngũ giảng viên chuyên trách 
dạy các kỹ năng mềm cũng như kỹ năng giao tiếp. 
Đội ngũ giảng viên giảng dạy phải nhiệt tình, năng 
động và phải thường xuyên thay đổi phương pháp 
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần D: Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp luật: 35 (2014): 50-56 
 56 
truyền đạt để sinh viên có thể học được nhiều 
điều mới. 
Áp dụng các phương pháp học tập nhằm nâng 
cao kỹ năng của sinh viên, như tăng cường hình 
thức làm bài tập lớn theo nhóm, thuyết trình, các 
buổi thảo luận nhằm tăng cường điều kiện và 
môi trường giao tiếp cho sinh viên. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Chu Văn Đức, 2005, “Giáo trình Kỹ năng 
giao tiếp”, NXB Hà Nội. 
2. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 
2008, “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với 
SPSS”, NXB Hồng Đức. 
3. Nguyễn Thị Bích Thu, 2010, “Chuyên đề kỹ 
năng giao tiếp”. 
4. Trịnh Quốc Trung, 2010, “Kỹ năng giao 
tiếp trong kinh doanh”, NXB Phương Đông. 
5. Võ Thị Thanh Lộc, 2010, “Giáo trình 
Phương pháp nghiên cứu khoa học và viết đề 
cương nghiên cứu”, NXB Đại học Cần Thơ. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_nhu_cau_cua_sinh_vien_khoa_kinh_te_va_quan_tri_kinh.pdf