Đánh giá mức độ xơ hóa gan qua đo độ đàn hồi thoáng qua ở bệnh nhân viêm gan mạn tính

Đặt vấn đề: Đo độ đàn hồi gan thoáng qua là một phương pháp mới, không xâm nhập, nhanh chóng và

không nguy hiểm cho bệnh nhân, giúp đánh giá độ xơ hóa gan ở bệnh nhân gan mạn tính. Nhiều nghiên cứu

nước ngoài cho thấy lợi ích của đo độ xơ hóa gan trong những bệnh nhân viêm gan mạn tính.

Mục tiêu: Đánh giá giá trị của độ xơ hóa gan ở bệnh nhân viêm gan mạn tính và so sánh chúng với mô bệnh

học.

Đối tượng và Phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 66 bệnh nhân bệnh viêm gan mạn tính điều

trị tại Bệnh viện Thống nhất và Bệnh viện Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh; gồm viêm gan siêu vi C mạn tính,

viêm gan siêu vi B mạn tính và viêm gan do rượu. Đo độ xơ hóa gan bằng máy FibroScan gan (Echosens 2002

của Pháp) và sinh thiết gan bằng máy sinh thiết tự động Bard của Hoa kỳ; đánh giá mô bệnh học theo thang điểm

Metavir, được thực hiện trong cùng một thời điểm.

Kết quả: Giá trị FibroScan dao động từ 3,8 - 75 kPa (trung bình 16,46 kPa). Theo thang điểm Metavir, 66

bệnh nhân viêm gan mạn tính: 14 F0 và F1, 12 là F2, 11 là F3 và 29 là F4. Các giá trị trung bình của độ cứng

gan: F0 & F1 là 5,35 ± 2,73 kPa; F2 là 8,59 ± 3,37 kPa; F3, 12,45 ± 4,69 kPa; F4, 32,44 ± 18,52 kPa. Có sự tương

quan có ý nghĩa giữa độ cứng gan qua FibroScan và mức độ xơ hóa gan qua thang điểm Metavir ở những bệnh

nhân viêm gan mạn (r = 0,6; p < 0,05).="" có="" sự="" tương="" quan="" thuận="" giữa="" độ="" đàn="" hồi="" gan="" (kpa)="" với="" mức="" độ="" xơ="">

theo Metavir (r=0,6; p < 0,05).="" độ="" đàn="" hồi="" gan="" (kpa)="" có="" tương="" quan="" vừa="" với="" ast,="" bilirubin="" toàn="" phần,="">

máu, và tương quan khá chặt với số lượng tiểu cầu và INR. Nó không tương quan với ALT.

Kết luận: Độ cứng gan có tương quan với độ nặng của xơ hóa qua chỉ số Metavir, AST, bilirubin toàn phần,

albumin máu, số lượng tiểu cầu, INR trong bệnh nhân viêm gan mạn tính.

pdf 8 trang kimcuc 3100
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá mức độ xơ hóa gan qua đo độ đàn hồi thoáng qua ở bệnh nhân viêm gan mạn tính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá mức độ xơ hóa gan qua đo độ đàn hồi thoáng qua ở bệnh nhân viêm gan mạn tính

Đánh giá mức độ xơ hóa gan qua đo độ đàn hồi thoáng qua ở bệnh nhân viêm gan mạn tính
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015 215
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ XƠ HÓA GAN QUA ĐO ĐỘ ĐÀN HỒI 
THOÁNG QUA Ở BỆNH NHÂN VIÊM GAN MẠN TÍNH 
Trần Bảo Nghi*, Hoàng Trọng Thảng*, Ngô Thị Thanh Quýt*, Nguyễn Tiến Lĩnh*, 
Trương Thị Duyên Hương*, Ngô Quốc Đạt**, Phan Đặng Anh Thư**, Bùi Hồng Lĩnh* 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Đo độ đàn hồi gan thoáng qua là một phương pháp mới, không xâm nhập, nhanh chóng và 
không nguy hiểm cho bệnh nhân, giúp đánh giá độ xơ hóa gan ở bệnh nhân gan mạn tính. Nhiều nghiên cứu 
nước ngoài cho thấy lợi ích của đo độ xơ hóa gan trong những bệnh nhân viêm gan mạn tính. 
Mục tiêu: Đánh giá giá trị của độ xơ hóa gan ở bệnh nhân viêm gan mạn tính và so sánh chúng với mô bệnh 
học. 
Đối tượng và Phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 66 bệnh nhân bệnh viêm gan mạn tính điều 
trị tại Bệnh viện Thống nhất và Bệnh viện Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh; gồm viêm gan siêu vi C mạn tính, 
viêm gan siêu vi B mạn tính và viêm gan do rượu. Đo độ xơ hóa gan bằng máy FibroScan gan (Echosens 2002 
của Pháp) và sinh thiết gan bằng máy sinh thiết tự động Bard của Hoa kỳ; đánh giá mô bệnh học theo thang điểm 
Metavir, được thực hiện trong cùng một thời điểm. 
Kết quả: Giá trị FibroScan dao động từ 3,8 - 75 kPa (trung bình 16,46 kPa). Theo thang điểm Metavir, 66 
bệnh nhân viêm gan mạn tính: 14 F0 và F1, 12 là F2, 11 là F3 và 29 là F4. Các giá trị trung bình của độ cứng 
gan: F0 & F1 là 5,35 ± 2,73 kPa; F2 là 8,59 ± 3,37 kPa; F3, 12,45 ± 4,69 kPa; F4, 32,44 ± 18,52 kPa. Có sự tương 
quan có ý nghĩa giữa độ cứng gan qua FibroScan và mức độ xơ hóa gan qua thang điểm Metavir ở những bệnh 
nhân viêm gan mạn (r = 0,6; p < 0,05). Có sự tương quan thuận giữa độ đàn hồi gan (kPa) với mức độ xơ hóa 
theo Metavir (r=0,6; p < 0,05). Độ đàn hồi gan (kPa) có tương quan vừa với AST, bilirubin toàn phần, albumin 
máu, và tương quan khá chặt với số lượng tiểu cầu và INR. Nó không tương quan với ALT. 
Kết luận: Độ cứng gan có tương quan với độ nặng của xơ hóa qua chỉ số Metavir, AST, bilirubin toàn phần, 
albumin máu, số lượng tiểu cầu, INR trong bệnh nhân viêm gan mạn tính. 
Từ khóa: viêm gan mạn tính, xơ hóa, thoáng elastography, sinh thiết gan 
ABSTRACT 
EVALUATION THE LIVER FIBROSIS BY TRANSIENT LIVER ELASTOGRAPHY IN COMPARING 
WITH LIVER ANAPATHOLOGY IN CHRONIC HEPATITIS 
Tran Bao Nghi, Hoang Trong Thang, Ngo Thi Thanh Quyt, Nguyen Tien Linh, 
Truong Thi Duyen Huong, Ngo Quoc Dat, Phan Dang ANh Thu, Bui Hong Linh 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 5 - 2015: 215 – 222 
Background: Transient elastography (Fibro Scan) is a novel, noninvasive, safe and rapid bedside method, in 
assessment the liver stiffness in chronic hepatitis. 
Aims: To assess the degree of liver fibrosis in the chronic hepatitis patients in comparison with liver biopsy 
performed at the same time. 
Methods: We studied 66 consecutive patients with chronic hepatitis, whose liver stiffness was measured by 
* Bệnh viện Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh ** Đại Học Y Dược TP. HCM 
Tác giả liên lạc: Bs. Trần Bảo Nghi ĐT: 0903988148 Email: tbnghi@yahoo.com 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015 216
Fibro Scan and liver biopsy was performed in the same session (assessed according to the Metavir score). 
Results: Fibro Scan values ranged from 3.8 to 75 kiloPascal (median, 16.46 kPa). According to the Metavir 
score of the 66 patients: 22.1% had F0 and F1, 12 had F2, 16.6% had F3 and 43.9% had F4. The mean values of 
liver stiffness in patients were: F0 & F1: 5.35 ± 2.73 kPa; F2: 8.59 ± 3.37 kPa; F3: 12.45 ± 4.69 kPa; F4: 32.44 ± 
18.52 kPa. There was a significant positive correlation between the liver stiffness measured by FibroScan and liver 
biopsy (r = 0.6, p < 0.05). 
Conclusions: FibroScan is a simple and effective method in assessing liver fibrosis. The liver fibrosis 
measured by FibroScan was well correlated with the degree of liver fibrosis by Metavir index, serum albumin, 
bilirubin, AST, platelet, INR in chronic hepatitis. 
Keywords: Chronic hepatitis, Fibrosis, Transient elastography, Liver biopsy 
 ĐẶT VẤN ĐỀ 
Các bệnh gan mạn tính là nguyên nhân 
chính gây tử vong ở nhiều nước trên thế giới. 
Chúng đều có quá trình diễn tiến liên tục của sự 
phá hủy và hồi phục chủ mô gan, cuối cùng dẫn 
đến xơ hóa gan và xơ gan. Bệnh gan mạn tính 
bao gồm một số các bệnh cảnh lâm sàng có bệnh 
nguyên khác nhau, trong đó, nguyên nhân do 
virus viêm gan B, virus viêm gan C và viêm gan 
do rượu đóng vai trò quan trọng. Trên toàn thế 
giới, có khoảng 400 triệu người nhiễm HBV. Đa 
số người mang HBV mạn tính thuộc các nước 
châu Á, châu Phi và Địa Trung Hải(13). 
Trước đây, xơ hóa gan được cho là một quá 
trình không thể đảo ngược do các tế bào chủ mô 
gan bình thường được thay thế bởi các tổ chức 
mô giàu collagen. Ngày nay, nhờ những hiểu 
biết mới ở mức độ phân tử về sự hình thành và 
thoái hóa của chất xơ, người ta nhận thấy tiến 
trình xơ hóa gan có khả năng ngừng hoặc hồi 
phục nếu được điều trị thích hợp. 
Trước tình hình thực tế này, việc xác định 
mức độ xơ hóa gan sớm và chính xác đóng vai 
trò quan trọng trong quá trình theo dõi bệnh 
nhân viêm gan mạn tính. Cho đến nay, để phát 
hiện sớm xơ hóa gan cần phải sinh thiết gan, nó 
được xem là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán 
giai đoạn xơ hóa gan. 
Sinh thiết gan giúp đánh giá và phân loại 
bệnh gan: độ nặng của bệnh, diễn tiến bệnh, 
quyết định điều trị, và hiệu quả điều trị kháng 
siêu vi(1). Sinh thiết gan là một kỹ thuật xâm 
lấn, phần lớn biến chứng (60%) xảy ra trong 2 
giờ đầu và 96% biến chứng xuất hiện trong 24 
giờ đầu sau thủ thuật. Khoảng 2% bệnh nhân 
sinh thiết gan cần nhập viện để điều trị biến 
chứng nặng. Vì vậy, cả bệnh nhân và bác sĩ 
đều ngại làm sinh thiết gan, nên không thể 
chẩn đoán xơ gan ở giai đoạn sớm được. Cũng 
chính vì vậy mà nhiều bệnh nhân viêm gan 
mạn tính đã bị chậm trễ trong chẩn đoán cũng 
như điều trị. 
Hiện nay, có một số kỹ thuật mới - đặc biệt là 
phương pháp đo độ đàn hồi gan - để giúp chẩn 
đoán xơ hoá gan và ngày càng có nhiều biện 
pháp điều trị chống xơ hóa đã được nghiên cứu 
và áp dụng có hiệu quả. Gần đây, đo xung lực 
bức xạ âm (ARFI) hay cộng hưởng từ đàn hồi 
(MRE) được phát triển như là một phương pháp 
không xâm lấn nhằm phát hiện và phân độ xơ 
hóa gan. Những nghiên cứu này cho thấy rằng 
tăng mức độ chắc biến đổi của gan trên MRE có 
liên quan đến mức độ nặng của quá trình hóa xơ. 
MRE có độ nhậy và độ đặc hiệu tương đối cao 
trong tiên đoán giai đoạn xơ hóa gan, tuy nhiên, 
phương pháp này tại nước ta hiện chưa có(15). 
Đo độ đàn hồi gan (FibroScan) là một 
phương pháp mới cho phép đánh giá xơ hóa gan 
được áp dụng trên thế giới vào những năm gần 
đây. Ở Việt Nam, chỉ mới được áp dụng gần đây 
và có ít cơ sở trang bị máy đo độ đàn hồi gan 
FibroScan này. Đo độ đàn hồi gan nhanh chóng, 
dễ dàng lặp lại, không có hại cho bệnh nhân(10). 
Tháng 4 năm 2013, Echosens, công ty tiên 
phong trong nghiên cứu đo độ đàn hồi gan 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015 217
thoáng qua, công bố máy FibroScan của họ được 
FDA chấp thuận(12). 
Mục tiêu 
- Khảo sát chỉ số xơ hóa gan và mối tương 
quan giữa mức độ xơ hoá gan qua FibroScan với 
chỉ số Metavir ở bệnh nhân viêm gan mạn tính. 
- Đánh giá mối tương quan giữa mức độ xơ 
hóa gan (kPa) của gan với men gan (SGOT, 
SGPT), tỷ lệ prothrombin, bilirubin máu và tiểu 
cầu ở bệnh nhân bệnh gan mạn tính. 
 ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Gồm 66 bệnh nhân được chẩn đoán viêm 
gan mạn. 
- Địa điểm thực hiện nghiên cứu: tại khoa 
Nội Tiêu Hóa bệnh viện Thống Nhất, Tp.HCM, 
khoa Nội Tiêu Hóa bệnh viện Chợ Rẫy. 
Tiêu chuẩn chọn bệnh 
Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân được 
chẩn đoán viêm gan mạn tính virus B, virus C và 
viêm gan rượu. 
Siêu âm gan có hình ảnh bệnh lý chủ mô gan 
mạn tính. 
Đo độ cứng gan bằng máy Echosens 
Sinh thiết gan đánh giá mô bệnh học qua 
thang điểm Metavir. 
Tiêu chuẩn loại trừ 
Xơ gan từng có báng bụng và có biến chứng 
nặng như: nhiễm trùng dịch báng, hôn mê gan, 
hội chứng gan thận. 
Tất cả các trường hợp không thỏa mãn tiêu 
chuẩn chọn bệnh, đang có tình trạng bệnh cấp 
tính nặng kèm theo, chống chỉ định sinh thiết 
gan hoặc bệnh nhân từ chối tham gia nghiên 
cứu. 
Rối loạn đông máu nặng: thời gian 
prothrombin kéo dài (> 3 giây so với chứng); INR 
> 1,5; tiểu cầu < 60.000/ mm3. 
Bệnh lý tim mạch nặng. 
Chức năng thận bất thường. 
Béo phì (BMI ≥ 30). 
Mẫu sinh thiết gan không đủ khoảng cửa để 
xác định mô học. 
Phương pháp nghiên cứu 
Mô tả cắt ngang. 
Tất cả bệnh nhân được thăm khám kỹ, ghi 
nhận các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng. 
Phân tích bằng phần mềm SPSS 14.0. 
Đo độ đàn hồi gan 
Bằng máy FibroScan tại Trung tâm Chẩn 
đoán Y khoa (Medic) Tp.HCM. Các bước thực 
hiện như sau. 
Chọn điểm đo: để tìm điểm đo thích hợp nên 
chọn vùng gan có độ dày tối thiểu 7cm, tránh các 
mạch máu lớn và cách xa bờ gan giống như chọn 
điểm sinh thiết gan qua da. 
Vị trí đầu dò: Đầu tiên, bệnh nhân được siêu 
âm với máy 2D để xác định vùng gan và chọn 
vùng thích hợp để đo độ cứng gan, tránh những 
mạch máu lớn. 
Đo độ đàn hồi gan, đo 10 lần. Kết quả thu 
đuợc là trung bình cộng của 10 lần đo và được 
tính theo đơn vị kiloPascal (kPa). 
Sinh thiết gan 
Bằng dụng cụ sinh thiết tự động (Bard 
Monopty®) dưới hướng dẫn của siêu âm 2D, 
sinh thiết gan và đo độ đàn hồi gan làm cùng 
thời điểm (Hình 1). 
Bệnh nhân nằm ngửa, tay phải được đưa lên 
đầu để các khoảng gian sườn giãn rộng. Vị trí 
sinh thiết là khoảng liên sườn 8 hoặc 9 đường 
nách trước hoặc giữa. 
Tiến hành gây tê tại vị trí chọc: gây tê trong 
da, tổ chức cơ bằng lidocain 2%. 
Mẫu mô gan được ngâm vào lọ chứa dung 
dịch formol 10% và gởi đến khoa Giải phẫu bệnh 
trong vòng 24 giờ. Mẫu mô gan được kết đông 
trong paraffin và 16 giờ sau nhuộm Hematoxylin 
Eosin. 
Kết quả giải phẫu bệnh được đọc dưới kính 
hiển vi quang học và xác định mức độ xơ hóa, 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015 218
hoại tử theo thang điểm METAVIR. 
Hình 1: Dụng cụ sinh thiết gan tự động (Bard 
Monopty®) 
Tiêu chuẩn đánh giá 
Giải phẫu bệnh 
Là tiêu chuẩn quyết định trong chẩn đoán 
mức độ xơ hóa gan và xơ gan, đồng thời giúp 
chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. 
Hệ thống thang điểm chính đánh giá tổn 
thương mô học của gan được biết đến nhiều 
nhất hiện nay: Hệ thống điểm Metavir. 
Bảng 1: Phân độ hoạt động viêm gan theo Metavir 
Hoạt động viêm gan 
Không viêm gan A 0 
Viêm gan mạn nhẹ A 1 
Viêm gan mạn trung bình A 2 
Viêm gan mạn đặc trưng A 3 
Viêm gan mạn đặc trưng với hoại tử bắc cầu A 3 
Bảng 2: Phân độ theo Metavir 
Giai đoạn xơ hóa gan 
Không xơ hóa F0 
Xơ hóa vài khoảng cửa F1 
Xơ hóa nhiều khoảng cửa F1 
Vài cầu nối xơ F2 
Nhiều cầu nối xơ F3 
Xơ gan không hoàn toàn F4 
Xơ gan thực sự F4 
Với thang điểm Metavir F3 cần xem cấu trúc tiểu thùy 
có bị rối loạn không, nếu có nghĩ đến xơ gan. Nếu không 
nghĩ đến xơ hóa. 
Tiêu chuẩn đánh giá mức độ xơ hóa gan theo 
FibroScan 
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, kết quả 
đo được là trung bình cộng của 10 lần đo và 
hiển thị bằng kPa (kiloPascal), giá trị độ cứng 
của gan dao động từ 2,5-75kPa. Kết quả có 
ngay lập tức và không phụ thuộc vào bác sĩ. 
Tùy theo mức độ xơ hóa gan, chỉ số này dao 
động từ F0 đến F4. 
Bảng 3: Chỉ số kPa tương ứng với xếp loại mô học 
theo giai đoạn xơ hóa gan Metavir (6) 
kPa 1-4,9 5-6,9 7-8,6 8,7-14,4 14,5-75 
METAVIR F0 F1 F2 F3 F4 
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm gan mạn tính 
Chẩn đoán viêm gan mạn tính do virus viêm 
gan B và/hoặc C: Kết quả xét nghiệm men gan 
(SGOT, SGPT) tăng trên 2 lần bình thường và các 
dấu ấn viêm gan B và/hoặc C (nồng độ HBV-
DNA, HBeAg và kháng HBe, HBsAg, kháng 
HBc, HCV-RNA, Anti-HCV) dương tính từ 
trên 6 tháng. 
Chẩn đoán viêm gan mạn tính do rượu: tiền 
sử uống rượu nhiều, tỷ SGOT/SGPT > 2, gamma 
GT tăng > 5 lần bình thường(9). 
 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Đặc điểm chung 
Nghiên cứu của chúng tôi gồm 66 bệnh nhân 
viêm gan mạn tính (bệnh viện Chợ Rẫy 36 bệnh 
nhân, bệnh viện Thống Nhất 30 bệnh nhân) do 
siêu vi viêm gan B, siêu vi viêm gan C, và do 
rượu. 
Tuổi 
Tuổi trung bình: 45,5 ± 20,7. Tuổi nhỏ nhất: 
20. Tuổi lớn nhất: 79. Đa số tập trung ở độ tuổi 
trung niên: 46-55 là 29,2 %. Nhóm tuổi 36-45 
đứng hàng thứ 2: 19,4 %. Nhóm tuổi chiếm tỷ 
lệ thấp nhất 16-25: chỉ 5,2%. 
Giới 
Trong mẫu nghiên cứu, có 37 bệnh nhân 
nam (56,1%) và 29 bệnh nhân nữ (43,9 %). Tỷ lệ 
nam/nữ: 1,28. 
Kết quả đo độ đàn hồi gan 
Đo độ đàn hồi gan thành công cả 66 
trường hợp (100%). Kết quả: trị số trung bình 
16,46 ± 15,45 kPa. Dao động: 3,8 - 75 kPa. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015 219
Bảng 4: Chỉ số FibroScan (kPa) theo từng nguyên 
nhân viêm gan mạn tính 
 n (66) Trung bình (kPa) ±SD 
Viêm gan virus B mạn tính 35 14,42 12,09 
Viêm gan virus C mạn tính 25 19,02 16,24 
Viêm gan do rượu 6 41,22 21,26 
Bảng 5: Phân loại giai đoạn đo độ đàn hồi gan theo 
máy FibroScan 
Giai đoạn xơ hóa n % Trung bình (kPa) 
0 và 1 15 22,7 5,85 ± 0,75 
2 12 18,2 8,22 ± 1,56 
3 18 272 12,45 ± 2,55 
4 21 31,8 36,7 ± 15,93 
Bảng 6: Kết quả giá trị độ đàn hồi gan (kPa) ứng với phân loại mô học Metavir (F) của sinh thiết gan 
Giai đoạn phân loại theo Metavir (F) n (%) Trung bình ± SD (kPa) Dao động (kPa) Khoảng tin cậy 90% (CI) 
F0 và F1 14 (21,2%) 5,35 ± 2,73 3,8 - 12,9 5,7-8,5 
F2 12 (18,2%) 8,59 ± 3,37 4,5 - 13,5 6,5-10,5 
F3 11 (16,7%) 12,45 ± 4,69 8,6 - 27,7 10,4-17,9 
F4 29 (43,9%) 32,44 ± 18,52 14,9 - 75 17,4-45,5 
Hình 2: Tổn thương mô học và mức độ hoạt động 
viêm trong sinh thiết gan 
Bệnh nhân nam, 57 tuổi 
Viêm gan B mạn, METAVIR: A3F4 
Mối liên quan giữa độ đàn hồi gan (kPa) với 
phân độ mô học Metavir (F): Độ cứng của gan 
(kPa) có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các bệnh 
nhân tùy theo giai đoạn xơ hóa (F) (p<0,05) và 
tương quan có ý nghĩa với giai đoạn xơ hóa (r = 
0,6; p < 0,05). 
Bảng 7: Mối tương quan giữa số đo độ cứng 
FibroScan (kPa) với men gan, bilirubin, tiểu cầu, 
Albumin và INR (n = 66) 
 AST ALT 
Bilirubin 
toàn phần 
Tiểu 
cầu 
Albumi
n 
INR 
Fibros
can 
(kPa) 
r 0,399 0,116 0,478 -0,562 -0,424 0,573 
p 0,000 0,236 0,000 0,000 0,000 0,000 
Nhận xét: Độ đàn hồi gan (kPa) có mối 
tương quan vừa với các chỉ số trên, trừ ALT, 
và tương quan khá chặt với INR (0,573) và số 
lượng tiểu cầu. 
Biểu đồ 1: Tương quan độ đàn hồi (kPa) với phân 
loại Metavir (F) của sinh thiết gan 
BÀN LUẬN 
Đặc điểm chung 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, độ tuổi 
trung niên: 46 -55 là 29,2 %, chiếm tần suất cao 
nhất. Nhóm tuổi 36-45 đứng hàng thứ 2: 19,4%. 
Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất 16-25: chỉ 5,2%. 
Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu của 
Lâm Hoàng Cát Tiên(11), chiếm 39,3%. Điều này 
cũng hợp lý vì Việt Nam là vùng dịch tễ cao của 
viêm gan do siêu vi, đặc biệt siêu vi C. 
Bệnh lý chủ mô gan mạn tính thường gặp ở 
lứa tuổi trung niên. Kết quả này cũng phù hợp 
với lý thuyết vì bệnh này thường xảy ra sau khi 
các nguyên nhân gây xơ hóa gan tấn công vào cơ 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015 220
thể dẫn đến hủy hoại tế bào gan rồi đến xơ hóa 
kéo dài nhiều năm. Đa số nguyên nhân gây bệnh 
chủ mô gan mạn - như rượu, viêm gan siêu vi B 
và C - thường bắt đầu ở tuổi trưởng thành và 
gây bệnh lý chủ mô gan mạn 10-20 năm sau đó. 
Đặc điểm về giới: Trong nghiên cứu của 
chúng tôi, tỷ lệ nam/nữ: 1,28. Kết quả này khá 
phù hợp với một số các nghiên cứu của các tác 
giả trong và ngoài nước. Nhìn chung, bệnh viêm 
gan mạn tính thường gặp ở nam nhiều hơn nữ. 
Điều này cũng phù hợp với dịch tễ học của bệnh 
trên thế giới nói chung cũng như khu vực Đông 
Nam Á và Việt Nam nói riêng. Tỉ lệ nam cao hơn 
nữ một phần cũng do tỉ lệ nghiện rượu ở nam 
cao hơn nữ. 
Đánh giá đo độ đàn hồi gan 
Qua bảng so sánh phân loại giai đoạn xơ hóa 
gan theo Metavir (F), ta nhận thấy rằng phân bố 
tần suất xơ hóa gan theo Metavir gần tương tự 
nhau giữa các nghiên cứu. Nhìn chung, tỷ lệ 
bệnh nhân xơ hoá giai đoạn F0 và F1 chiếm tỷ lệ 
cao nhất, còn xơ hóa nặng F3, và xơ gan F4 
chiếm tỷ lệ thấp hơn (Bảng 8). 
Bảng 8: Phân độ tần suất (%) xơ hóa gan theo 
Metavir 
 F0 & F1 F2 F3 F4 
J.Foucher, E.Chanteloup
(5)
 31 28 14 27 
Gomez-dominguez E. và cs
(8)
 18 44 21 17 
De Ledinghen Victor
(4)
 38,9 30,6 6,9 23,6 
L.Castera
(2)
 25,68 28,96 20,21 25,14 
Ziol Marianne
(17) 
 35,1 34,7 10,8 19,5 
Chan và cs
(3)
 23 29,2 23 24,8 
Chúng tôi 21,2 18,2 16,7 43,9 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, số bệnh 
nhân nhóm F0 & F1 là 14 (21,2%); Xơ hóa gan 
mức độ trung bình F2 là 12 ca (18,2%). Xơ hóa 
nặng F3, 11 ca (16,7%); Và xơ gan là F4 có 29 ca 
(43,9%) (Bảng 6). Kết quả này cũng khá phù hợp 
với kết quả nghiên cứu của Foucher, Gomez-
dominguez. Trong nghiên cứu của Ziol 
Marianne, De Ledinghen Victor mẫu chỉ gồm 
chủ yếu bệnh nhân viêm gan C mạn. Trong 
nghiên cứu của L.Castera sự phân bố tần suất 
các giai đoạn xơ hóa tương tự nhau giữa các giai 
đoạn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy F4 
có tỉ lệ cao nhất có lẽ do bệnh nhân bệnh gan 
mạn tính đến với chúng tôi ở giai đoạn khá trễ. 
Kết quả đo độ đàn hồi gan (FibroScan): 
Trung bình độ đàn hồi gan trong nghiên cứu 
chúng tôi là 16,46 kPa cao hơn so với các nghiên 
cứu của J.Foucher, Ganne-Carrie Nathalie (7) và 
L.Castera (từ 6,3 - 7,4 kPa). Điều này có thể do 
mẫu nghiên cứu của chúng tôi ít hơn và dân số 
nghiên cứu là bệnh lý chủ mô gan mạn do nhiều 
nguyên nhân. Và quan trọng hơn là bệnh nhân 
chúng tôi đến khám bệnh khi bệnh gan mạn tính 
đã diễn tiến khá lâu, ở giai đoạn muộn. Trong 
khi đó, các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài 
khác là nghiên cứu đa trung tâm, với cỡ mẫu lớn 
hơn, và bệnh nhân đến khám bệnh ở giai đoạn 
khá sớm. 
Trong nghiên cứu đa trung tâm thực hiện tại 
4 bệnh viện ở Pháp của tác giả Ganne-Carrie 
Nathalie và cs, đánh giá tính chính xác của đo độ 
đàn hồi gan trong chẩn đoán xơ gan ở bệnh 
nhân có bệnh viêm gan siêu vi C mạn tính, nhận 
thấy rằng độ đàn hồi trung bình của gan ở bệnh 
nhân không xơ gan là 6,3 kPa, dao động từ 1,3-75 
kPa, và ở bệnh nhân xơ gan là 27,4 kPa, dao 
động từ 5,8-75kPa. 
Đây là nghiên cứu trong nước khảo sát độ 
đàn hồi gan và so sánh với mức độ xơ hóa dựa 
trên sinh thiết gan (theo thang điểm Metavir) ở 
bệnh nhân viêm gan C mạn tính, chẩn đoán thực 
hiện theo 3 mức độ: xơ hóa trung bình hoặc nặng 
hơn (F ≥ F2), xơ hóa nặng hoặc hơn (F≥F3), và xơ 
gan (F = F4). Kết quả này thu được trong dân số 
nghiên cứu tương tự với kết quả trong các 
nghiên cứu trước đó trên những bệnh nhân 
viêm gan mạn của M.Ziol và L.Castera. 
Trong một nghiên cứu tiền cứu, chẩn đoán 
xơ gan bằng phương pháp đo độ đàn hồi gan 
ở bệnh nhân viêm gan mạn do nhiều nguyên 
nhân khác nhau, J.Foucher và cs đã kết luận 
rằng có sự tương quan khá chặt chẽ giữa độ 
đàn hồi gan (kPa) với các mức độ xơ hóa (F) 
theo Metavir (r = 0,73; p<0,05). Nghiên cứu của 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015 221
chúng tôi cũng ghi nhận có sự tương quan này 
giữa độ đàn hồi gan với mức độ xơ hóa theo 
Metavir (r=0,6; p < 0,05). Như vậy kết quả 
nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với 
kết quả nghiên cứu của Foucher và cs() 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, độ đàn hồi 
gan (kPa) có mối tương quan vừa với các chỉ số 
AST, bilirubin toàn phần, albumin máu, và 
tương quan khá chặt với số lượng tiểu cầu (r= -
0,562) và INR (r = 0,573). Nó không tương quan 
với ALT (Bảng 7). Theo nghiên cứu của Vardar, 
có 557 bệnh nhân, gồm cả bệnh nhân viêm gan 
virus B và C mạn tính, kết luận rằng GGT, tiểu 
cầu có mối liên quan có ý nghĩa với mức độ xơ 
hóa gan, nhưng chúng không phải là xét nghiệm 
có thể thay thế được sinh thiết gan(14). 
Trong một nghiên cứu khác của một tác giả ở 
châu Á, cũng đánh giá mối tương quan giữa độ 
đàn hồi gan với một số chỉ số hóa sinh thường 
quy. Có 1268 bệnh nhân viêm gan virus B mạn 
tính được đo độ đàn hồi gan, với 8,1 kPa và >10,3 
kPa được chọn làm giá trị ngưỡng để chẩn đoán 
xơ hóa gan nặng (F ≥ F2) và xơ gan (F4). Kết quả 
cũng thấy độ đàn hồi gan có tương quan với 
bilirubin, GGT, AST, albumin, số lượng tiểu cầu 
và có tương quan với cả ALT. Một số xét nghiệm 
thường quy tương quan khá tốt với độ đàn hồi 
gan ở bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính. Kết 
quả này phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi(6) 
. 
KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu độ xơ hóa của gan bằng 
máy đo độ đàn hồi gan Echosens có so sánh đối 
chiếu với sinh thiết gan dựa vào thang điểm mô 
bệnh học Metavir ở 66 bệnh nhân viêm gan mạn, 
chúng tôi có một số kết luận sau: 
Kết quả đo độ đàn hồi gan (FibroScan) trung 
bình trong nghiên cứu chúng tôi là 16,46 ± 15,45 
kPa. Trong đó, độ đàn hồi nhóm viêm gan do 
siêu vi B mạn: 14,2 ± 12,09 kPa; nhóm viêm gan 
do siêu vi C: 19,02 ± 16,24 kPa; nhóm do rượu: 
41,22 ± 21,26 kPa. 
Có sự tương quan thuận giữa độ đàn hồi 
gan (kPa) với mức độ xơ hóa theo Metavir (r = 
0,6; p < 0,05). Độ đàn hồi gan (kPa) có mối 
tương quan vừa với AST, bilirubin toàn phần, 
albumin máu, và tương quan khá chặt với số 
lượng tiểu cầu (r=-0,562) và INR (r = 0,573). 
Không có tương quan giữa độ đàn hồi gan với 
ALT (r = 0,116; p = 0,236). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Al Knawy B, Shiffman M (2007), Percutaneous Liver Biopsy in 
Clinical Practice, Liver International; 27(9), pp.1166-1173. 
2. Castera L, Vergniol J, Foucher J, Le Bail B, et al. (2005), 
Prospective comparison of transient elastography, Fibrotest, 
APRI, and liver biopsy for the assessment of fibrosis in chronic 
hepatitis C, Gastroenterology, 128, pp.343–350. 
3. Chan HL, Wong GL, Choi PC, Chan AW, Chim AM, Yiu KK, 
Chan FK, Sung JJ, Wong VW (2009), Alanine 
aminotransferase-based algorithms of liver stiffness 
measurement by transient elastography (Fibroscan) for liver 
fibrosis in chronic hepatitis B, J Viral Hepat, 16, pp.36–44. 
4. De Ledinghen V, Douvin C, Kettaneh A, Ziol M, Roulot D, et 
al. (2006), Diagnosis of hepatic fibrosis and cirrhosis by 
transient elastography in HIV/hepatitis C virus-coinfected 
patients, J Acquir Immune Defic Syndr, 41, pp.175-179. 
5. Foucher J., Chateloup E., Vergniol J., Castera L., Le Bail B., 
Adhoute X., et al (2006), Diagnosis of cirrhosis by transient 
elastography (FibroScan): a prospective study, Gut, 55, pp.403-
408. 
6. Fung J, Lai CL, Fong DYT, Yuen JCH (2008), Correlation of 
liver biochemistry with liver stiffness in chronic hepatitis B 
and development of a predictive model for liver fibrosis, Liver 
International, Volume 28, Issue 10, pp.1408–1416. 
7. Ganne-carrie, Ziol M., de Ledinghen V., Douvin C., Marcellin 
P., Castera L., et al. (2006), Accuracy of Liver Stiffness 
Measurement for the Diagnosis of Cirrhosis in Patients With 
Chronic Liver Diseases, Hepatology, 44(6), pp.1511-1517. 
8. Gomez- dominguez E, Mendoza J. (2006), Transient 
elastography: a valid alternative to biopsy in patients with 
chronic liver disease, Alimentary Pharmacology & Therapeutics, 
24 (3), pp.513-518. 
9. Hoàng Trọng Thảng (2002), “Viêm gan mạn”, Bệnh Tiêu Hoá 
Gan - Mật, NXB Hà Nội, tr.213-227. 
10. Kim SU, Han KH, Ahn SH (2010), “Transient elastography in 
chronic hepatitis B: An Asian perspective”, World J 
Gastroenterol, 16(41), pp.5173–5180. 
11. Lâm Hoàng Cát Tiên (2005), Khảo sát giá trị của phương pháp 
chẩn đoán không xâm lấn trong xơ gan còn bù, Luận văn bác sĩ 
nội trú, Đại học Y-Dược TP.Hồ Chí Minh; 4-20. 
12. Shiftman ML (2014), Fibrosis and Cirrhosis in HCV Infection, 
Gastroenterol Hepatol (NY), Jan, 10(1), pp.43–45. 
13. Trần Văn Huy, Lê Viết Nho (2010), “Đánh giá hiệu quả điều 
trị entecavir trên các bệnh nhân viêm gan B mạn HBeAg(+)”, 
Tạp chí khoa học Tiêu Hóa Việt Nam 2010 – tập V – số 18, tr.1221. 
14. Vardar R, Vardar E, Demiri S, Sayhan SE, Bayol U, Yildiz C, 
Postaci H (2009), Is there any non-invasive marker replace the 
needle liver biopsy predictive for liver fibrosis, in patients 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015 222
with chronic hepatitis? Hepatogastroenterology, 56(94-95), 
pp.1459-1465. 
15. Wang Y, Ganger DR, Levitsky J, Sternick LA, McCarthy RJ, 
Chen ZE (2011), Assessment of Chronic Hepatitis and Fibrosis: 
Comparison of Magnetic Resonance Elastography (MRE) and 
Diffusion-weighted Imaging (DWI). AJR Am J Roentgenol, 
196(3), pp.553–561. 
16. Zaman A, Ingram K, Flora KD (2011), Diagnostic Liver 
Biopsy, May 18. 
( 
17. Ziol M., Luca H, et al, (2005), Non-invasive assessment of liver 
fibrosis by measurement of stiffness in patients with chronic 
hepatitis C, Hepatology, 41(1), pp.48-53. 
Ngày nhận bài báo: 12/08/2015 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/08/2015 
Ngày bài báo được đăng: 20/10/2015 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_muc_do_xo_hoa_gan_qua_do_do_dan_hoi_thoang_qua_o_be.pdf