Đánh giá mối liên quan giữa nồng độ FSH, E2, AMH huyết thanh và chỉ số afc với đáp ứng kích thích buồng trứng ở bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm

Đặt vấn đề: Đánh giá dự trữ buồng trứng đóng

vai trò quan trọng trong sự thành công của các chu kỳ

kích thích buồng trứng – thụ tinh trong ống nghiệm. E2,

FSH, AMH và AFC đã được chứng minh là có mối liên

quan với đáp ứng kích thích buồng trứng trong hỗ trợ

sinh sản. Tuy nhiên, giá trị tiên đoán đáp ứng kích thích

buồng trứng của các yếu tố này còn chưa thống nhất.

Mục tiêu: So sánh giá trị tiên đoán của AMH, FSH,

E2 và AFC trong đáp ứng kích thích buồng trứng ở

bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm.

Phương pháp: nghiên cứu mô tả tiến cứu được

thực hiện trên 53 bệnh nhân kích thích buồng trứng

lần đầu bằng phác đồ GnRH-antagonist với rFSH

+ hp-hMG. Định lượng nồng độ AMH, FSH, E2 huyết

thanh và siêu âm xác định AFC vào ngày 2 chu kỳ kinh.

Kết cục đầu ra bao gồm: tổng liều FSH, nồng độ E2

đỉnh, số nang noãn đường kính từ 14mm ngày cho

hCG, số noãn bào thu được. Đánh giá mối liên quan

giữa AMH, FSH, E2 và AFC với các thông số này.

Kết quả: Nồng độ AMH khác biệt giữa các nhóm đáp

ứng buồng trứng kém, trung bình và cao (1,19 ± 0,39 ng/

mL; 3,41 ± 1,82; 6,55 ± 2,07 ng/mL; p<0,01). nồng="" độ="">

cơ bản cao ở nhóm đáp ứng kém so với 2 nhóm còn lại

(7,32 ± 2,19 vs 5,99 ± 1,43 mIU/m và 5,50 ± 1,51 mIU/mL;

p< 0,01).="" afc="" thấp="" ở="" nhóm="" đáp="" ứng="" kém="" so="" với="" 2="">

còn lại (3,57 ± 1,13 vs 8,59 ± 3,80 và 10,57 ± 3,41; p<>

Nồng độ E2 cơ bản không khác biệt giữa 3 nhóm đáp

ứng buồng trứng. Số nang noãn đường kính 14mm và số

noãn bào thu được tương quan thuận chặt với nồng độ

AMH ( r = 0,73 và r = 0,62); với AFC (r = 0,75 và r = 0,56);

tương quan nghịch nhẹ với nồng độ FSH cơ bản (r = -0,37

và r= -0,42) và không tương quan với nồng độ E2 cơ bản.

Kết luận: AMH và AFC liên quan chặt chẽ nhất với

đáp ứng kích thích buồng trứng. AMH có giá trị dự báo

đáp ứng buồng trứng kém, bình thường và quá mức.

FSH cơ bản liên quan ít chặt chẽ với đáp ứng kích thích

buồng trứng và chỉ có giá trị dự báo đáp ứng buồng

trứng kém. E2 cơ bản không có mối liên quan nào với

đáp ứng kích thích buồng trứng.

pdf 6 trang kimcuc 8140
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá mối liên quan giữa nồng độ FSH, E2, AMH huyết thanh và chỉ số afc với đáp ứng kích thích buồng trứng ở bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá mối liên quan giữa nồng độ FSH, E2, AMH huyết thanh và chỉ số afc với đáp ứng kích thích buồng trứng ở bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm

Đánh giá mối liên quan giữa nồng độ FSH, E2, AMH huyết thanh và chỉ số afc với đáp ứng kích thích buồng trứng ở bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm
Lê ViếT NguyêN sa, Cao NgọC ThàNhngHIÊn CỨu
Tập 11, số 04
Tháng 12-2013
Tạp chí Phụ Sản 
20
Lê Viết Nguyên sa(1), Cao Ngọc Thành(2)
(1) Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Trung Ương Huế, (2) Bộ môn Phụ Sản, Đại Học Y Dược Huế
Tác giả liên hệ (Corresponding author): Lê Viết Nguyên Sa, konica286@gmail.com 
Ngày nhận bài (received): 14/11/2013. Ngày phản biện đánh giá bài báo (revised): 25/11/2013. Ngày bài báo được chấp nhận đăng (accepted): 01/12/2013
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Đánh giá dự trữ buồng trứng đóng 
vai trò quan trọng trong sự thành công của các chu kỳ 
kích thích buồng trứng – thụ tinh trong ống nghiệm. E2, 
FSH, AMH và AFC đã được chứng minh là có mối liên 
quan với đáp ứng kích thích buồng trứng trong hỗ trợ 
sinh sản. Tuy nhiên, giá trị tiên đoán đáp ứng kích thích 
buồng trứng của các yếu tố này còn chưa thống nhất.
Mục tiêu: So sánh giá trị tiên đoán của AMH, FSH, 
E2 và AFC trong đáp ứng kích thích buồng trứng ở 
bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm.
Phương pháp: nghiên cứu mô tả tiến cứu được 
thực hiện trên 53 bệnh nhân kích thích buồng trứng 
lần đầu bằng phác đồ GnRH-antagonist với rFSH 
+ hp-hMG. Định lượng nồng độ AMH, FSH, E2 huyết 
thanh và siêu âm xác định AFC vào ngày 2 chu kỳ kinh. 
Kết cục đầu ra bao gồm: tổng liều FSH, nồng độ E2 
đỉnh, số nang noãn đường kính từ 14mm ngày cho 
hCG, số noãn bào thu được. Đánh giá mối liên quan 
giữa AMH, FSH, E2 và AFC với các thông số này.
Kết quả: Nồng độ AMH khác biệt giữa các nhóm đáp 
ứng buồng trứng kém, trung bình và cao (1,19 ± 0,39 ng/
mL; 3,41 ± 1,82; 6,55 ± 2,07 ng/mL; p<0,01). Nồng độ FSH 
cơ bản cao ở nhóm đáp ứng kém so với 2 nhóm còn lại 
(7,32 ± 2,19 vs 5,99 ± 1,43 mIU/m và 5,50 ± 1,51 mIU/mL; 
p< 0,01). AFC thấp ở nhóm đáp ứng kém so với 2 nhóm 
còn lại (3,57 ± 1,13 vs 8,59 ± 3,80 và 10,57 ± 3,41; p<0,01). 
Nồng độ E2 cơ bản không khác biệt giữa 3 nhóm đáp 
ứng buồng trứng. Số nang noãn đường kính 14mm và số 
noãn bào thu được tương quan thuận chặt với nồng độ 
AMH ( r = 0,73 và r = 0,62); với AFC (r = 0,75 và r = 0,56); 
tương quan nghịch nhẹ với nồng độ FSH cơ bản (r = -0,37 
và r= -0,42) và không tương quan với nồng độ E2 cơ bản.
Kết luận: AMH và AFC liên quan chặt chẽ nhất với 
đáp ứng kích thích buồng trứng. AMH có giá trị dự báo 
đáp ứng buồng trứng kém, bình thường và quá mức. 
FSH cơ bản liên quan ít chặt chẽ với đáp ứng kích thích 
buồng trứng và chỉ có giá trị dự báo đáp ứng buồng 
trứng kém. E2 cơ bản không có mối liên quan nào với 
đáp ứng kích thích buồng trứng.
Abstract
EVALUATING THE RELATIONSHIPS BETWEEN SERUM 
LEVEL OF FSH, E2, AMH AND AFC WITH OVARIAN RESPONSE 
IN WOMEN UNDERGOING OVARIAN STIMULATION FOR IN-
VITRO FERTILIZATION
Background: Optimal evaluation of ovarian 
reserve is essential for success of assisted reproductive 
technology (ART). Serum level of FSH, E2, AMH and 
AFC have been demonstrated to be correlated with 
ovarian response in ART. However, their predictive 
value remains somewhat controversial.
Objectives: This prospective study was designed 
to compare the predictive values of serum level of 
FSH, E2, AMH and AFC in ovarian response to ovarian 
stimulation for in vitro fertilization.
Materials & methods: 53 infertility women 
undergoing the first cycle of IVF were prospectively 
studied. On day 2 of the menstrual cycle, measurements 
of FSH, E2, AMH and ultrasound evalutation of antral 
follicle count (AFC) were performed. All patients 
underwent IVF treatment using GnRH antagonist 
protocol with rFSH and hp-hMG. The outcome 
measures were the total dose of FSH, the number of 
follicles ≥14mm and peak Estradiol levels on the day 
of hCG, and the number of retrieved oocytes. The 
relationships between the serum level of FSH, E2, AMH 
AFC and these parameters were evaluated.
Results: There was a significant difference of serum 
AMH levels in poor responders, normal responders 
and high responders (1,19 ± 0,39 ng/mL; 3,41 ± 1,82; 
6,55 ± 2,07 ng/mL; p<0,01). The serum basal FSH 
levels was significant higher in poor responders than 
in normal and in high responders (7,32 ± 2,19 vs 5,99 
± 1,43 mIU/m và 5,50 ± 1,51 mIU/mL; p< 0,01). AFC 
was significant lower in poor responders than in the 
other groups (3,57 ± 1,13 vs 8,59 ± 3,80 và 10,57 ± 
3,41; p<0,01). No significant differences were observed 
in the serum Estradiol levels in the different groups. 
The number of follicles ≥14mm and the number of 
retrieved oocytes significantly strongly correlated with 
đÁNH GIÁ MốI LIÊN qUAN GIỮA NỒNG đỘ FSH, E2, 
AMH HUYẾT THANH VÀ CHỈ Số AFC 
VỚI đÁP ỨNG kÍCH THÍCH bUỒNG TRỨNG 
Ở bệNH NHÂN THụ TINH TRONG ốNG NGHIệM
Tập 11, số 04
Tháng 12-2013
Tạp chí Phụ Sản 
21
Tạp Chí phụ sảN - 11(4), 20 - 25, 2013
AMH ( r = 0,73 and r = 0,62); with AFC (r = 0,75 and r 
= 0,56); significantly weakly correlated with basal FSH 
levels (r = -0,37 and r= -0,42) but didn’t correlate with 
basal Estradiol levels.
Conclusion: AMH and AFC correlates better than 
FSH and E2 with the ovarian response. AMH may offer 
a better prognostic value for poor, normal and high 
response. Serum basal FSH correlates weakly with 
ovarian response, and predicts only poor response. 
There is not a correlation between serum basal 
Estradiol and ovarian response.
Đặt vấn đề
Sự thành công của các chu kỳ điều trị hỗ trợ sinh 
sản phụ thuộc vào việc huy động và phát triển được 
nhiều nang noãn dưới đáp ứng của kích thích buồng 
trứng bằng các hormon hướng sinh dục [21]. Khả 
năng đáp ứng của buồng trứng với hormon hướng 
sinh dục thể hiện qua số lượng nang noãn phát triển 
được gọi là dự trữ buồng trứng [12]. Dự trữ buồng 
trứng rất khác nhau giữa các cá thể [12]. Vì nhiều 
nguyên nhân, dự trữ buồng trứng của mỗi người ở 
mỗi thời điểm là khác nhau [2]. 
Việc đánh giá dự trữ và tiên đoán đáp ứng buồng 
trứng là quan trọng trước khi bắt đầu thực hiện kích 
thích buồng trứng [16]. Xác định đáp ứng buồng 
trứng cho phép các bác sĩ lâm sàng tối ưu hóa phác 
đồ kích thích buồng trứng, đạt được tối đa số nang 
noãn tiềm tàng, đồng thời hạn chế hủy chu kỳ điều trị 
do đáp ứng kém cũng như phòng tránh các tác dụng 
không mong muốn ở bệnh nhân [13], [23]. Vì thế, cần 
có một biện pháp hoặc chất chỉ điểm hữu ích giúp 
đánh giá đáp ứng với kích thích buồng trứng trong 
hỗ trợ sinh sản [21].
Nhiều nghiên cứu về các yếu tố đánh giá dự trữ 
và đáp ứng của kích thích buồng trứng như tuổi, đếm 
số nang noãn thứ cấp, Hormon kích sinh nang noãn 
(FSH) và estradiol ngày 2-3 chu kỳ kinh đã được thực 
hiện. Hormon kháng ống Muller (AMH) là một chất chỉ 
điểm mới trong chỉ điểm dự trữ buồng trứng. Từ khi 
xuất hiện, AMH chứng tỏ độ chính xác cao hơn của 
mình với các yếu tố dự đoán đáp ứng buồng trứng 
đang được sử dụng [9], [16]. Tất cả các xét nghiệm 
mô tả dự trữ buồng trứng đều nhằm đo lường đoàn 
hệ nang noãn của buồng trứng [13]. Tuy nhiên các kết 
quả nghiên cứu này còn chưa đồng nhất. Độ chính xác 
và giá trị lâm sàng của một số yếu tố vẫn đang còn bàn 
cãi nhiều [1]. Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này 
nhằm so sánh giá trị của các chỉ điểm trong dự đoán 
đáp ứng của KTBT-TTTON.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đây là một nghiên cứu mô tả tiến cứu được tiến 
hành từ 1/7/2012 đến 31/07/2013. Định lượng FSH 
và E2 cơ bản, định lượng AMH huyết thanh và đo 
AMH vào ngày 2 của chu kỳ kinh thực hiện kích thích 
buồng trứng. Kích thích buồng trứng bằng rFSH và 
hp-hMG theo phác đồ GnRH-antagonist. Theo dõi 
đáp ứng buồng trứng bằng siêu âm đếm số lượng và 
đo kích thước nang noãn và nồng độ E2 trong máu. 
Thời điểm kết thúc nghiên cứu ở ngày chọc hút trứng 
sau khi đếm số noãn bào thu được.
Đối tượng
Bao gồm 53 phụ nữ có độ tuổi từ 18-45 tuổi, thực 
hiện kích thích buồng trứng – thụ tinh trong ống 
nghiệm lần đầu tiên, chu kỳ kinh tự nhiên và đồng ý 
tham gia vào nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ: chống 
chỉ định với Gonadotropins; hội chứng buồng trứng 
đa nang; có nang cơ năng ở chu kỳ kích thích buồng 
trứng; sử dụng thuốc nội tiết trong vòng 3 tháng 
trước kích thích buồng trứng; có rối loạn nội tiết 
ngoài sinh dục chưa kiểm soát được. 
Phác đồ KTBT 
Bệnh nhân được KTBT bằng phác đồ GnRH-
antagonist. Tiêm rFSH (Follitrope; LG Sience Life) 
phối hợp hp-hMG (Menopur; Ferring) hàng ngày từ 
ngày 2 chu kỳ kinh. Sự phát triển nang noãn được 
theo dõi bằng siêu âm và nồng độ LH và E2, bắt 
đầu từ ngày 4 kích thích buồng trứng, sau đó mỗi 
1-2 ngày tùy thuộc vào kích thước nang noãn. Điều 
chỉnh liều có thể thực hiện từ ngày thứ 4 kích thích 
buồng trứng dựa trên những đánh giá lâm sàng. 
GnRH-antagonist (Orgalutran 0,25mg) tiêm dưới da 
hàng ngày khi có ít nhất 1 nang noãn có kích thước 
từ 14mm. Tiêu chuẩn tiêm hCG (Choragon 5000UI; 
Organon) là khi có ít nhất 2 nang noãn lớn nhất đạt 
17mm. Chọc hút trứng được tiến hành 36 giờ sau 
tiêm hCG. Phân độ trưởng thành của trứng. Hủy 
chu kỳ điều trị khi có dưới 3 noãn phát triển hoặc 
nồng độ Estradiol ngày 6 <200pg/ml [3]. Phân loại 
đáp ứng buồng trứng dựa vào số noãn bào chọc hút 
được: đáp ứng kém (< 5 noãn), đáp ứng tốt (5-15 
noãn) và đáp ứng quá mức (>15 noãn) [1].
Định lượng hormon và siêu âm
Mẫu máu xét nghiệm đươc lấy 2ml trong ống 
nghiệm không tráng heparin, trong khoảng 7h30-
Lê ViếT NguyêN sa, Cao NgọC ThàNhngHIÊn CỨu
Tập 11, số 04
Tháng 12-2013
Tạp chí Phụ Sản 
22
8h30 sáng, để lắng tự nhiên và được định lượng 
trong vòng 2h sau khi lấy máu. Trong nghiên cứu 
này mẫu huyết thanh được phân làm 2 mẫu nhỏ. 
Một mẫu dùng để định lượng ngay nồng độ FSH 
và E2. Mẫu còn lại được trữ đông ở -200C để định 
lượng AMH sau này. Các mẫu huyết thanh trữ đông 
của mỗi bệnh nhân được nhóm lại và định lượng 
AMH cùng một lần trong vòng 6 tháng sau khi cất 
mẫu máu.
Định lượng nồng độ FSH và E2 theo phương pháp 
miễn dịch vi hạt hóa phát quang (CMIA); trên máu miễn 
dịch tự động ARCHITECT ir 1000 của hãng ABOTT và test 
kit của hãng. Thời gian đo là 30 phút. Định lượng nồng 
độ AMH trên máy miễn dịch tự động EVOLIS TWIN PLUS 
theo phương pháp hấp thụ miễn dịch gắn enzym (ELISA) 
bằng test kit của hãng BIORAD, thời gian đo 240 phút.
Siêu âm được thực hiện trên máy Siemens Sonoline 
Adara đầu dò âm đạo tần số 6,5MHz, đầu dò bụng tần 
số 3,5 MHZ.
Yếu tố đánh giá kết quả
Kết quả đầu ra bao gồm: tổng liều FSH, nồng độ 
đỉnh E2, số nang noãn đường kính từ 14mm ngày tiêm 
hCG, số noãn bào chọc hút được; phân loại đáp ứng 
buồng trứng: kém (< 5 noãn), tốt (5-15 noãn) và quá 
mức (> 15 noãn).
Phân tích thống kê
So sánh trị số trung bình của nồng độ FSH, E2, 
AMH và AFC giữa các nhóm đáp ứng kém, tốt và quá 
mức bằng t test, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi 
p < 0,05. Tính hệ số tương quan (r) Pearson và phương 
trình hồi quy tuyến tính giữa AMH, FSH, E2 với tổng 
liều FSH và với nồng độ đỉnh E2. Tính hệ số tương quan 
(r) Spearman giữa AMH, FSH, E2 với số nang noãn 
đường kính 14mm và số noãn bào thu được; giữa AFC 
với các thông số đánh giá đáp ứng KTBT. Trong đó :|r| 
> 0,7: tương quan rất chặt; 0,5< |r| ≤ 0,7: tương quan 
chặt; 0,3< |r| ≤ 0,5: tương quan trung bình và |r| ≤ 0,3: 
tương quan yếu.
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.
Kết quả
Tổng cộng có 53 bệnh nhân điều trị KTBT-
TTTON được đưa vào nghiên cứu. Trong đó có 2 
bệnh nhân không được chọc hút trứng vì đáp ứng 
buồng trứng kém (< 3 noãn phát triển). Tuy nhiên 
những bệnh nhân hủy chu kỳ điều trị này vẫn được 
phân tích thống kê trong mẫu, với kết cục chính 
là đánh giá đáp ứng với kích thích buồng trứng. 
Đặc điểm bệnh nhân được tóm tắt trong Bảng 1. 
Tuổi trung bình các bệnh nhân nữ trong nghiên 
cứu này là 32,9 ± 4,9 tuổi. Nồng độ FSH cơ bản 
trung bình là 6,10 ± 1,60 mIU/mL, nồng độ E2 cơ 
bản trung bình là 31,67 ± 15,30 pg/mL. Nồng độ 
AMH trung bình là 3,53 ± 2,21 ng/mL. AFC trung 
bình là 8,19 ± 3,97.
Đặc điểm bệnh nhân giá trị
Tuổi (Trung bình ± sD) 32,9 ± 4,9
Thời gian mong con (Trung bình ± sD) 5,2 ± 2,8
phân loại vô sinh
Nguyên phát
Thứ phát
73,6%
36,4%
Nguyên nhân vô sinh
Nguyên nhân do nữ giới
Nguyên nhân do nam giới
Nguyên nhân phối hợp
Không rõ nguyên nhân
13,2 %
54,7 %
3,8 %
28,3 %
Fsh cơ bản (miu/mL) (trung bình ± sD) 6,10 ± 1,60
E2 cơ bản (pg/mL) (trung bình ± sD) 31,67 ± 15,30
aMh (ng/mL) (trung bình ± sD) 3,53 ± 2,21
aFC (trung bình ± sD) 8,19 ± 3,97
Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân
Đặc điểm (trung bình ± sD) giá trị
Tổng liều Fsh (iu) 2272,55 ± 699,17
Thời gian KTBT (ngày) 9,02 ± 0,91
Nồng độ đỉnh Estradiol (pg/mL) 2757,10 ± 1461,38
số NN đường kính 14mm ngày tiêm hCg 9,12 ± 4,97
số noãn bào 10,06 ± 4,90
số Mii 7,73 ± 4,32
Bảng 2. Đáp ứng kích thích buồng trứng
giá trị trung bình
Đáp ứng kém1 
(< 5 noãn) 
(n= 7)
Đáp ứng tốt 2
 (5-15 noãn)
(n= 39)
Đáp ứng quá mức3 
(>15 noãn)
(n= 7)
aMh (ng/mL) 1,19 ± 0,39* 3,41 ± 1,82* 6,55 ± 2,07*
Fsh (miu/mL) 7,32 ± 2,19** 5,99 ± 1,43 5,50 ± 1,51
E2 (pg/mL) 37,00 ± 18,83 30,59 ± 15,56 32,37 ± 10,05
aFC 3,57 ± 1,13* 8,59 ± 3,80 10,57 ± 3,41
*: khác biệt có ý nghĩa thống kê với 2 nhóm còn lại; p<0,01
**: khác biệt có ý nghĩa thống kê với 2 nhóm còn lại; p<0,05.
Bảng 3. Liên quan giữa nồng độ hormon aMh, Fsh, E2 và aFC với đáp ứng kích thích 
buồng trứng
Tổng liều Nang ≥14mm E2 đỉnh
r p r p r p
aMh -0,428 < 0,01 0,73 < 0,01 0,35 < 0,05
Fsh 0,49 0,05
E2 -0,13 > 0,05 -0,11 > 0,05 -0,48 > 0,05
aFC -0,33 < 0,05 0,75 < 0,01 0,58 < 0,01
Bảng 3. Tương quan giữa aMh, Fsh, E2 và aFC ngày 2 chu kỳ kinh với các thông số 
đánh giá đáp ứng kích thích buồng trứng
Tập 11, số 04
Tháng 12-2013
Tạp chí Phụ Sản 
23
Tạp Chí phụ sảN - 11(4), 20 - 25, 2013
Trong 53 bệnh nhân được thực hiện kích thích 
buồng trứng-thụ tinh trong ống nghiệm, có 7 bệnh 
nhân có <5 noãn chọc hút được (đáp ứng buồng 
trứng kém), 39 bệnh nhân thu được từ 5-15 noãn 
(đáp ứng buồng trứng tốt) và 7 bệnh nhân có >15 
noãn (đáp ứng buồng trứng quá mức). Đáp ứng kích 
thích buồng trứng được trình bày trong bảng 2. Tổng 
liều FSH trung bình là 2272,55 ± 699,17 IU. Số noãn 
bào thu được là 10,06 ± 4,90 noãn.
Bảng 3 cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống 
kê của nồng độ AMH giữa các nhóm đáp ứng kém, 
tốt và quá mức. Nồng độ AMH rất thấp ở nhóm đáp 
ứng kém, cao hơn ở nhóm đáp ứng tốt và rất cao ở 
nhóm đáp ứng quá mức (giá trị nồng độ AMH trung 
bình ở các nhóm lần lượt là 1,19 ± 0,39 ng/mL; 3,41 ± 
1,82 ng/mL và 6,55 ± 2,07 ng/mL; p<0,001). AFC ngày 
2 trung bình thấp hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm 
đáp ứng kém so 2 nhóm còn lại (3,57 ± 1,13 vs 8,59 
± 3,80 và 10,57 ± 3,41; p<0,05) tuy nhiên giữa nhóm 
đáp ứng trung bình và đáp ứng quá mức khác nhau 
không có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Nồng độ FSH 
cơ bản cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm đáp ứng 
kém so với nhóm đáp ứng tốt và quá mức (7,32 ± 2,19 
mIU/mL vs 5,99 ± 1,43 mIU/mL và 5,50 ± 1,51 mIU/
mL; p< 0,05). Ngược lại, nồng độ E2 khác biệt không 
có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm đáp ứng buồng 
trứng (p>0,05).
Tương quan giữa AMH, FSH, E2 và AFC với đáp ứng 
kích thích buồng trứng được thể hiện trong bảng 4. 
AMH và AFC tương quan nghịch yếu với tổng liều FSH 
(r = -0,428; p<0 ... huẩn đáp ứng buồng trứng và các kỹ thuật xét nghiệm AMH trong 
các nghiên cứu này là khác nhau. AMH là glycoprotein được sản xuất từ tế bào hạt của nang noãn sơ 
cấp, tiền hốc và có hốc ở giai đoạn sớm. Các nang noãn có hốc tiếp tục tiết AMH cho đến giai đoạn có 
kích thước khoảng 4-6mm [15], [25]. Sau đó các nang noãn ở buồng trứng bắt đầu nhạy cảm với FSH từ 
giai đoạn này trở đi. Nồng độ AMH cao liên quan đến số lượng lớn hơn các nang noãn bước vào giai 
đoạn chiêu mộ và huy động dưới tác dụng của FSH, do đó AMH là chất chỉ điểm tốt của đáp ứng kích 
thích buồng trứng [25]. 
FSH, trong nghiên cứu này, chỉ có giá trị dự đoán đáp ứng buồng trứng kém, thể hiện qua 
nồng độ FSH trung bình ở nhóm đáp ứng kém (7,32 ± 2,19 mIU/mL) cao hơn ở hai nhóm còn lại 
0	
  
2	
  
4	
  
6	
  
8	
  
10	
  
12	
  
14	
  
16	
  
18	
  
20	
  
0	
   10	
   20	
   30	
  
0.00	
  
2.00	
  
4.00	
  
6.00	
  
8.00	
  
10.00	
  
12.00	
  
0	
   10	
   20	
   30	
  
0.00	
  
1.00	
  
2.00	
  
3.00	
  
4.00	
  
5.00	
  
6.00	
  
7.00	
  
8.00	
  
9.00	
  
10.00	
  
0	
   10	
   20	
   30	
  
A
FC
Số noãn bào 
A
M
H
Số noãn bào 
FS
H
r = 0.56 
p<0,01 
r = 0.62 
p< 0,01 
r = -0.42 
p< 0,01 
6 
Tác giả liên hệ (Corresponding author): Lê Viết Nguyên Sa, konica286@gmail.com 
Ngày nhận bài (received) 14/11/2013. Ngày phản biện đánh giá bài báo (revised): 25/11/2013. Ngày bài báo được 
chấp nhận đăng (accepted): 01/12/2013 
Biểu đồ 1. Tương quan giữa AMH, FSH, AFC với số noãn bào chọc hút 
BÀN LUẬN 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận có mối liên quan chặt chẽ giữa nồng độ huyết 
thanh AMH với đáp ứng kích thích buồng trứng. Nồng ộ AMH rất thấp trong nhóm đáp ứng 
ém, trung bình trong nhóm đáp ứng tốt và rất ca tro g nhóm đáp ứng quá mức với p < 0,01. 
Kết quả chúng tôi tương đồng với nhiều tác giả khác trên thế giới, kết luận AMH có thể dự đoán 
tốt đáp ứng buồn trứng, bao gồm cả dự đoá đáp ứng buồng trứng kém, tốt và quá mức [1], 
[17], [19], [24]; mặc dù tiêu chuẩn đáp buồng trứng và các kỹ thuật xét nghiệm AMH trong 
cá nghiên cứu này là khác nhau. AMH là glycoprotein được sản xuất từ tế bào hạt của nang noãn sơ 
ấp, tiền hốc và có hốc ở giai oạn ớm. Các nang noãn ó hốc tiếp tục tiết AMH cho đến giai đoạn có 
kích thư c khoảng 4-6mm [15], [25]. Sau đó các nang noãn ở buồng trứng bắt đầu nhạy cảm với FSH từ 
giai đoạn này trở đi. Nồng độ AMH cao liên quan đến số lượng lớn hơn các nang noãn bước vào giai 
đoạn chiêu mộ và huy ộ g dưới tác dụng của FSH, do đó AMH là chất chỉ điểm tốt của đáp ứng kích 
thích buồng trứng [25]. 
FSH, trong nghiên cứu này, chỉ có giá trị dự đoán đáp ứng buồng trứng kém, thể hiện qua 
nồng độ FSH trung bình ở nhóm đáp ứng kém (7,32 ± 2 19 mIU/mL) cao hơn ở hai nhóm còn lại 
0	
  
2	
  
4	
  
6	
  
8	
  
10	
  
12	
  
14	
  
16	
  
18	
  
20	
  
0	
   10	
   20	
   30	
  
0.00	
  
2.00	
  
4.00	
  
6.00	
  
8.00	
  
10.00	
  
12.00	
  
0	
   10	
   20	
   30	
  
0.00	
  
1.00	
  
2.00	
  
3.00	
  
4.00	
  
5.00	
  
6.00	
  
7.00	
  
8.00	
  
9.00	
  
10.00	
  
0	
   10	
   20	
   30	
  
A
FC
Số noãn bào 
A
M
H
Số noãn bào 
FS
H
r = 0.56 
p<0,01 
r = 0.62 
p< 0,01 
r = -0.42 
p< 0,01 
AF
C
Số noãn bào
Số noãn bào
Số noãn bào
AM
H
FS
H
ứng quá mức với p < 0,01. Kết quả chúng tôi tương 
đồng với nhiều tác giả khác trên thế giới, kết luận 
AMH có thể dự đoán tốt đáp ứng buồng trứng, bao 
gồm cả dự đoán đáp ứng buồng trứng kém, tốt và 
quá mức [1], [17], [19], [24]; mặc dù tiêu chuẩn đáp 
ứng buồng trứng và các kỹ thuật xét nghiệm AMH 
Lê ViếT NguyêN sa, Cao NgọC ThàNhngHIÊn CỨu
Tập 11, số 04
Tháng 12-2013
Tạp chí Phụ Sản 
24
trong các nghiên cứu này là khác nhau. AMH là 
glycoprotein được sản xuất từ tế bào hạt của nang 
noãn sơ cấp, tiền hốc và có hốc ở giai đoạn sớm. Các 
nang noãn có hốc tiếp tục tiết AMH cho đến giai 
đoạn có kích thước khoảng 4-6mm [15], [25]. Sau đó 
các nang noãn ở buồng trứng bắt đầu nhạy cảm với 
FSH từ giai đoạn này trở đi. Nồng độ AMH cao liên 
quan đến số lượng lớn hơn các nang noãn bước vào 
giai đoạn chiêu mộ và huy động dưới tác dụng của 
FSH, do đó AMH là chất chỉ điểm tốt của đáp ứng 
kích thích buồng trứng [25].
FSH, trong nghiên cứu này, chỉ có giá trị dự đoán 
đáp ứng buồng trứng kém, thể hiện qua nồng độ FSH 
trung bình ở nhóm đáp ứng kém (7,32 ± 2,19 mIU/
mL) cao hơn ở hai nhóm còn lại với p < 0,05. Nhiều 
nghiên cứu của các tác giả khác cũng ghi nhận kết 
quả tương tự, kết luận FSH có giá trị dự báo đáp ứng 
buồng trứng muộn, chỉ có giá trị dự đoán đáp ứng 
buồng trứng kém chứ không có giá trị dự đoán đáp 
ứng buồng trứng quá mức, hơn nữa ngưỡng dự báo 
là rất cao [13], [14], [23]. Ngược lại, Lee E.J lại không 
nhận thấy có sự khác biệt giữa nồng độ FSH cơ bản 
giữa các nhóm đáp ứng buồng trứng [19].
Nồng độ E2 cơ bản trong nghiên cứu này không 
khác biệt giữa các nhóm đáp ứng kích thích buồng 
trứng kém, tốt, quá mức. Kết quả của chúng tôi 
tương đồng với kết quả của nhiều tác giả khác [12], 
[23]. Tuy nhiên, Yassin lại nhận thấy nồng độ E2 cao 
hơn có ý nghĩa ở nhóm đáp ứng kém so với các 
nhóm còn lại [24].
Trong nghiên cứu này, AFC ở nhóm đáp ứng 
buồng trứng kém thấp hơn có ý nghĩa thống kê với 
nhóm có đáp ứng buồng trứng tốt và quá mức với p < 
0,05. Kết quả này tương đồng với một loạt các nghiên 
cứu khác khi so sánh AFC giữa nhóm đáp ứng kém và 
đáp ứng bình thường [12], [23], [25]. 
Nồng độ cơ bản của FSH, LH và E2 là các chất 
chỉ điểm tốt dự đoán đáp ứng buồng trứng [7]. Ghi 
nhận như các nghiên cứu khác, Jurema và cộng sự 
nhận thấy ngoại trừ LH, nồng độ FSH, E2 cơ bản thấp 
hơn ở các chu kỳ đáp ứng bình thường. Nghiên cứu 
này cũng bắt đầu đưa ra một giá trị nghiêm ngặt 
của FSH (8mIU/mL) mà ở ngưỡng này bệnh nhân 
nên được xếp vào nhóm có tiên lượng kém đáp ứng 
buồng trứng [7].
Nhiều nghiên cứu sau đó khẳng định AFC tốt hơn 
các hormon nội tiết trong dự đoán đáp ứng buồng 
trứng như FSH, E2, Inhibin B [11], [25]. Nhiều nghiên 
cứu chỉ ra AFC liên quan đến nhiều chỉ số đánh giá 
dự trữ buồng trứng khác như tuổi, AMH, FSH, Inhibin 
B [6], [25]. Không ngạc nhiên khi AFC thể hiện dự trữ 
buồng trứng tốt hơn FSH vì nồng độ cơ bản FSH chịu 
ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và nhạy cảm với sự biến 
đổi lớn [11]. Giá trị FSH có khả năng thay đổi và có thể 
khác nhau khi đo ở những chu kỳ khác nhau [14]. Do 
đó, nồng độ FSH chỉ có thể là phương pháp gián tiếp 
phản ánh kích thước đoàn hệ nang noãn. AFC, thay 
vào đó, nên được xem là một sự phản ánh trực tiếp dự 
trữ buồng trứng và được nhận thấy là ổn định về tính 
biến thiên giữa các chu kỳ [11].
AMH, từ khi xuất hiện, đã thể hiện nhiều ưu điểm 
trong việc đánh giá dự trữ buồng trứng [2], [17]. Nồng 
độ của AMH trong máu được ghi nhận tùy theo số 
lượng và hoạt động của các nang noãn nhỏ [8], giảm 
trong suốt đời phụ nữ và không còn ở tuổi mãn kinh 
[16]. Nồng độ AMH huyết thanh được chứng minh là 
giảm dần trong quá trình phát triển của nhiều nang 
noãn, phản ánh sự giảm đáng kể của các nang thứ cấp 
nhỏ [17]. Nhiều nghiên cứu ghi nhận AMH tương quan 
với tuổi, AFC, nồng độ FSH cơ bản [10], [25]. Tương tự 
AFC, AMH cũng được chứng minh liên quan chặt với 
tình trạng nang noãn của buồng trứng. Một nghiên cứu 
tổng hợp từ hơn 20 nghiên cứu cho thấy AMH tốt hơn 
FSH, LH, E2 và Inhibin B trong dự đoán đáp ứng buồng 
trứng trong các chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm [18]. 
AFC và AMH được xem là hai yếu tố cơ bản để tiên 
đoán đáp ứng buồng trứng [5], [13]. Có ít nghiên cứu 
so sánh giá trị giữa AMH và AFC trong dự đoán số noãn 
chọc hút được và kết quả cũng không thống nhất. 
Có 2 nghiên cứu ghi nhận AMH tốt hơn AFC [7], [20], 
2 nghiên cứu cho rằng AMH kém hơn AFC [6], [15] và 
một số nghiên cứu khác báo cáo 2 yếu tố này có giá 
trị tương đương trong dự đoán số noãn thu được [1]. 
Gần đây, một nghiên cứu tổng hợp so sánh giá trị giữa 
nồng độ AMH huyết thanh và AFC như một test dự 
đoán đáp ứng kém buồng trứng và thai diễn tiến sau 
TTTON. Tổng cộng có 13 nghiên cứu tìm thấy báo cáo 
về AMH và 17 báo cáo về AFC, đường cong ROC chỉ ra 
rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 
AMH và AFC nhưng AMH có giá trị ít nhất là như AFC 
trong dự báo đáp ứng kém buồng trứng [17]. 
Trong nghiên cứu tổng hợp gần đây nhất, Fleming 
kết luận AMH là chỉ số đáng tin cậy nhất trong đánh 
giá dự trữ buồng trứng và tiên đoán đáp ứng buồng 
trứng khi kích thích với FSH [9]. Hơn nữa, định lượng 
AMH có khả năng ứng dụng lâm sàng cao do nồng độ 
AMH được ghi nhận không thay đổi trong chu kỳ kinh 
nguyệt [22], khi người phụ nữ mang thai, đang điều 
trị với GnRH đồng vận [1] hay dùng thuốc ngừa thai 
ngắn hạn. AMH có thể xét nghiệm bất cứ thời điểm 
Tập 11, số 04
Tháng 12-2013
Tạp chí Phụ Sản 
25
Tạp Chí phụ sảN - 11(4), 20 - 25, 2013
nào, trong khi AFC và các chất chỉ điểm khác phải 
thực hiện ở đầu chu kỳ kinh. AFC có giá trị dự báo dự 
trữ buồng trứng thấp ở các bệnh nhân có phẫu thuật 
tại buồng trứng trước đó, các bệnh nhân có lạc nội 
mạc tử cung ở buồng trứng [18]. Vì vậy, cho đến nay, 
AMH là một chất chỉ điểm hữu ích, thuận tiện và đầy 
hứa hẹn trong đánh giá dự trữ buồng trứng và dự báo 
đáp ứng với kích thích buồng trứng. 
Tài liệu tham khảo
1. Vương Thị Ngọc Lan (2012), “Vai trò của AMH trong dự 
đoán đáp ứng buồng trứng ở các chu kỳ điều trị thụ tinh trong 
ống nghiệm”, Sản phụ khoa - Từ bằng chứng tới thực hành, 
tập 3, tr. 113-123. 
2. Nguyễn Thị Ngọc Phượng (2012), “Anti-Mullerian 
Hormone và các ứng dụng trong sức khỏe sinh sản”, Nội tiết 
sinh sản, Nhà xuất bản Y học, tr. 21-44.
3. Cao Ngọc Thành, Lê Minh Tâm (2011), “Đáp ứng kém với 
kích thích buồng trứng”, Nội tiết phụ khoa và y học sinh sản, 
Nhà xuất bản Đại học Huế, tr. 27-42, 136-162, 254-271. 
4. Broer S.L, Mol B.W, Hendriks D., Broekmans F.J (2009), 
“The role of anti-Mullerian Hormone in prediction of outcome 
after IVF: comparison with antral follicle count”, Fertility and 
Sterility,91(3), pp. 705-14. 
5. Broer S.L, Dolleman M., Opmeer B.C et al (2011), “AMH 
and AFC as predictors of excessive response in controlled 
ovarian hyperstimulation: a meta-analysis”, Hum Reprod 
Update,17(1), pp. 46-54. 
6. Eldar-Geva T., Ben-Chetrit A., Spitz I.M. et al (2005), “Dynamic 
assays of inhibin B, anti-mullerian hormone and estradiol following 
FSH stimulation and ovarian ultrasonography as predictors of IVF 
oucome”, Hum Reprod,20(11), pp.3178-3183. 
7. Ficicioglu C., Kutlu T., Baglam E., et al (2005), “Early 
follicular anti-mulerian hormone as an indicator of ovarian 
reserve”, Fertility and Steriityl, 85(3), pp. 592-596. 
8. Fleming R., Deshpande N., Traynor I, Yates R.W (2006), 
“Dynamics of FSH-induced follicular growth in subfertil 
women: relationship with age, insulin resistance, oocyte yield 
and anti-Mullerian hormone”, Hum Reprod,21, pp. 1436-1441. 
9. Fleming R., Broelmans F., Calhaz-Jorge C. et al (2013), “Can 
anti-mullerian hormone concentrations be used to determine 
gonadotrophin dose and treatment protocol for ovarian 
stimulation?”, Reproductive BioMedicine Online,(26), pp. 431-439. 
10. Goksedef B. P, Idis N., Gorgen H. et als (2010), “The 
correlation of the antral follicle count and serum anti-Mullerian 
hormone”, J Turkish¬-German Gynecol Assoc,11, pp. 212-5. 
11. Hendriks D.J, Mol B.W, Bancsi L.F et al (2005), “Antral 
follicle count in the prediction of poor ovarian response and 
pregnancy after in vitro fertilization: A meta-analysis and 
comparison with basal follicle-stimulating hormone level”, 
Fertility and Sterility,83(2), pp. 291-301. 
12. Himabindu Y., Sriharibaru M., Gopinathan K. et al (2013), 
“Anti-Mullerian hormone and antral count as predictors of ovarian 
response in assisted reproduction”, J Hum Reprod Sci,6, pp. 27-31. 
13. Jayaprakasan K., Campbell B., Hopkisson J. et al (2008), “A 
prospective, comparative analysis of anti-mullerian hormone, 
inhibin B and three-dimensional ultrasound determinants of 
ovarian reserve in the prediction of poor response to controlled 
ovarian stimulation”, Fertility and Sterility,94(3), pp. 855-864. 
14. Kwee J., Schats R., McDonnell J. et al (2004), “Intercycle 
variability of ovarian reserve tests: results of a prospective 
randomized study”, Hum Reprod ,19(3), pp. 590-594. 
15. Kwee J., Schats R., McDonnell J. et al (2008), “Evaluation 
of anti-mullerian hormone as a test for the prediction of 
ovarian reserve”, Fertility and Sterility,90(3), pp. 737-743. 
16. La Marca A., Giulini S., Tirelli A. et al (2006), “Anti-
mullerian hormone measurement on any day of the menstrual 
cycle strongly predicts ovarian response in assisted 
reproductive technology”, Hum Reprod,22(3), pp. 776-771. 
17. La Marca A., Broekmans F.J., Volpe A. et al (2009), “Anti-
mullerian hormone (AMH): what we do still to know?”,Hum 
Reprod,24(9), pp. 2264-2275. 
18. La Marca A., Sighinolfi G., Radi D. et al (2010), “Anti-
Mullerian Hormone (AMH) as a predictive marker in assisted 
reproductive technology”, Hum Reprod Update, 16(2), pp. 113-130. 
19. Lee J.E., Lee J.R, Jee B.C et al (2012), “Clinical 
application of anti-Mullerian hormone as a predictor of 
controlled ovarian hyperstimulation outcome”, Clin Exp 
Reprod Med,39(4), pp. 176-181. 
20. Mcllveen M., Skull J.D, Ledger W.L. (2007), “Evaluation 
of the utility of multiple endocrine and ultrasound measures 
of ovarian reserve in the prediction of cycle cancellation in a 
high-risk IVF population”, Hum Reprod,22, pp. 778-785. 
21. Penarrubia J., Fabreques F., Manau D. et al (2004), 
“Basal and stimulation day 5 anti-mullerian hormone 
serum concentrations as predictors of ovarian response 
and pregnany in assisted reproductive technology cycles 
stimulated with gonadotropin-releasing hormone agonist-
gonadotropin treatment”, Hum Reprod,20(4), pp. 915-922. 
22. Streulli I., Fraisse T., Chapron C. et al (2009), “Clinical 
uses of anti-Mullerian hormone assays: pitfalls and promises”, 
Fertility and Sterility.91,pp. 226-230. 
23. Wu Cheng Hsuan, Chen Y.C., Wu H.H. et al. (2009), “Serum 
anti-Mullerian hormone predicts ovarian response and cycle 
outcome in IVF patients”, J Assist Reprod Gene,26(7), pp. 383-389. 
24. Yassin M.M., Sharif F.A. et al (2013), “Anti-mullerian hormone 
as a predictor of ovarian reserve and ovarian response in IVF 
women from Gaza strip”, Iran J Reprod Med,11(4), pp. 261-266. 
25. Yong P.Y.K, Baird D.T, Thong K.J et al (2003), “Prospective 
analysis of the relationships between the ovarian follicle 
cohort and basal FSH concentration, the inhibin response 
to exogenous FSH and ovarian follicle number at different 
stages of the normal menstrual cycle and after pituitary down-
regulation”, Hum Reprod,18(1), pp. 35-44. 
Kết luận
AMH và AFC liên quan chặt chẽ nhất với đáp ứng 
kích thích buồng trứng. AMH có giá trị dự báo đáp ứng 
buồng trứng kém, bình thường và quá mức. FSH cơ bản 
liên quan ít chặt chẽ với đáp ứng kích thích buồng trứng 
và chỉ có giá trị dự báo đáp ứng buồng trứng kém. E2 cơ 
bản không có mối liên quan nào với đáp ứng kích thích 
buồng trứng.

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_moi_lien_quan_giua_nong_do_fsh_e2_amh_huyet_thanh_v.pdf