Đánh giá khả năng hấp phụ ammonia lên đất xám được bổ sung than sinh học có nguồn gốc từ rơm rạ

Than sinh học có khả năng cải thiện độ phì nhiêu cho đất đã nhận được sự quan tâm đáng

kể trong phát triển nông nghiệp bền vững. Than sinh học ảnh hưởng đến sự thay đổi N-NH4+

trong đất đã được công nhận. Nghiên cứu khảo sát đặc tính của than sinh học có nguồn gốc từ

rơm rạ được chế tạo ở các nhiệt độ khác nhau và khả năng hấp phụ đạm amoni của đất xám

(Củ Chi, TP. HCM) được bổ sung than. Rơm rạ sau xử lý được nung ở các nhiệt độ 300, 450

và 600 °C với tốc độ gia nhiệt 10 °C/phút và thời gian tiếp xúc là 2 giờ. Đất (mẫu đối chứng)

và đất bổ sung 5% than sinh học sau điều chế được cân bằng với dung dịch NH4+ ở các nồng

độ khác nhau. Các tính chất hóa lý của đất (pH, %OC, hàm lượng NH4+, độ ẩm) và than (hiệu

suất thu hồi, OC, pH, pHpzc, số nhóm H+, OH-) đã được phân tích. Kết quả cũng cho thấy việc

bổ sung than sinh học lên đất xám làm giảm khả năng hấp phụ NH4+ và than sinh học được sản

xuất ở nhiệt độ thấp thì giảm ít hơn. Các quá trình hấp phụ NH4+ tuân theo mô hình đẳng nhiệt

Langmuir (R2 khoảng 0,90-0,97) và Freundlich (R2 khoảng 0,94-0,98), cụ thể, dung lượng hấp

phụ NH4+ tối đa lên đất (mẫu đối chứng) và đất có bổ sung 5% than nung ở 300, 450 °C lần

lượt là 8,87; 2,96 và 2,71 mg/g. Do đó, cần kiểm soát lượng phân bón đạm amoni khi kết hợp

với than sinh học, tránh bón thừa gây ô nhiễm môi trường và gây ngộ độc cho cây trồng. Kết

quả nghiên cứu đã cho thấy vai trò của than sinh học trong việc điều chỉnh tính ổn định của

ammonia trong các hệ thống sản xuất nông nghiệp.

pdf 12 trang kimcuc 14780
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá khả năng hấp phụ ammonia lên đất xám được bổ sung than sinh học có nguồn gốc từ rơm rạ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá khả năng hấp phụ ammonia lên đất xám được bổ sung than sinh học có nguồn gốc từ rơm rạ

Đánh giá khả năng hấp phụ ammonia lên đất xám được bổ sung than sinh học có nguồn gốc từ rơm rạ
Tạp chí Khoa học Công nghệ và Thực phẩm 19 (2) (2019) 77-88 
77 
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HẤP PHỤ AMMONIA LÊN ĐẤT XÁM 
ĐƯỢC BỔ SUNG THAN SINH HỌC CÓ NGUỒN GỐC TỪ RƠM RẠ 
Nguyễn Văn Phương*, Võ Đình Long, Lê Thị Thùy Trang 
Nguyễn Thị Phú Quý, Nguyễn Phương Uyên 
 Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh 
*Email: nvphccb@gmail.com 
Ngày nhận bài: 23/9/2019; Ngày chấp nhận đăng: 06/12/2019 
TÓM TẮT 
Than sinh học có khả năng cải thiện độ phì nhiêu cho đất đã nhận được sự quan tâm đáng 
kể trong phát triển nông nghiệp bền vững. Than sinh học ảnh hưởng đến sự thay đổi N-NH4+ 
trong đất đã được công nhận. Nghiên cứu khảo sát đặc tính của than sinh học có nguồn gốc từ 
rơm rạ được chế tạo ở các nhiệt độ khác nhau và khả năng hấp phụ đạm amoni của đất xám 
(Củ Chi, TP. HCM) được bổ sung than. Rơm rạ sau xử lý được nung ở các nhiệt độ 300, 450 
và 600 °C với tốc độ gia nhiệt 10 °C/phút và thời gian tiếp xúc là 2 giờ. Đất (mẫu đối chứng) 
và đất bổ sung 5% than sinh học sau điều chế được cân bằng với dung dịch NH4+ ở các nồng 
độ khác nhau. Các tính chất hóa lý của đất (pH, %OC, hàm lượng NH4+, độ ẩm) và than (hiệu 
suất thu hồi, OC, pH, pHpzc, số nhóm H+, OH-) đã được phân tích. Kết quả cũng cho thấy việc 
bổ sung than sinh học lên đất xám làm giảm khả năng hấp phụ NH4+ và than sinh học được sản 
xuất ở nhiệt độ thấp thì giảm ít hơn. Các quá trình hấp phụ NH4+ tuân theo mô hình đẳng nhiệt 
Langmuir (R2 khoảng 0,90-0,97) và Freundlich (R2 khoảng 0,94-0,98), cụ thể, dung lượng hấp 
phụ NH4+ tối đa lên đất (mẫu đối chứng) và đất có bổ sung 5% than nung ở 300, 450 °C lần 
lượt là 8,87; 2,96 và 2,71 mg/g. Do đó, cần kiểm soát lượng phân bón đạm amoni khi kết hợp 
với than sinh học, tránh bón thừa gây ô nhiễm môi trường và gây ngộ độc cho cây trồng. Kết 
quả nghiên cứu đã cho thấy vai trò của than sinh học trong việc điều chỉnh tính ổn định của 
ammonia trong các hệ thống sản xuất nông nghiệp. 
Từ khóa: Đạm NH4+, hấp phụ, rơm rạ, than sinh học. 
1. GIỚI THIỆU 
Đạm amoni (NH4+) là nguồn chính cung cấp dinh dưỡng N cho đất. NH4+ trong từng loại 
đất thay đổi khác nhau do pH, thành phần khoáng và chất hữu cơ [1]. Với đất có điện tích 
dương khi pH < pHpzc (pH tại điểm có điện tích bằng 0) thì có thể hấp phụ NH4+ từ phân bón 
và việc hấp phụ NH4+ sẽ phụ thuộc vào sự trao đổi các ion dương trên bề mặt và lượng NH4+ 
trong dung dịch [2, 3]. 
Than sinh học là sản phẩm được sản xuất từ các phụ phẩm nông nghiệp bằng phương 
pháp nhiệt phân trong điều kiện yếm khí ở nhiệt độ > 300 °C. Nguyên liệu thô để điều chế 
than sinh học rất phong phú, về cơ bản, bất kỳ dạng vật liệu hữu cơ nào cũng có thể bị nhiệt 
phân. Nguyên liệu thô phổ biến cho than sinh học, chủ yếu bao gồm rơm, lúa mì, rơm ngô, 
dăm gỗ, vỏ hạt dưa, vỏ đậu phộng, trấu, phân gia súc và gia cầm, chất thải nhà bếp, bùn thải, 
vỏ trái cây [3, 4]. Rơm là sản phẩm phụ trong nông nghiệp lúa nước, riêng đối với Việt Nam, 
theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2006, nước ta có khoảng 30 
triệu tấn rơm rạ [5], sản phẩm phụ này thường được đốt, ủ sinh học. Tuy nhiên, việc này sẽ 
dẫn đến làm tăng lượng phát thải khí nhà kính lên đáng kể, gây nguy cơ nóng toàn cầu [6]. 
Nguyễn Văn Phương, Võ Đình Long, Lê Thị Thùy Trang, Nguyễn Thị Phú Quý, Nguyễn Phương Uyên 
 78 
Hơn nữa, các thông số điều chế như: nhiệt độ, thời gian lưu và tốc độ gia nhiệt, nguồn gốc 
nguyên liệu, kích cỡ vật liệu cũng sẽ ảnh hưởng đến các tính chất hóa lý, hiệu suất thu hồi của 
than sinh học [7] và khả năng hấp phụ của NH4+ [6]. 
Tuy nhiên, báo cáo của Liang et al. cho rằng các loại than sinh học khác nhau có tác động 
khác nhau đến sự hấp phụ NH4+ và các cơ chế hấp phụ khác nhau [8]. Do đó, các nghiên cứu 
về ảnh hưởng nhiệt độ điều chế than sinh học có nguồn gốc từ rơm rạ, sản phẩm phụ trong sản 
xuất lúa ở huyện Củ Chi, TP. HCM lên các tính chất hóa lý, hiệu suất thu hồi của than sinh 
học và khả năng hấp phụ NH4+ khi ứng dụng cải tạo đất còn rất thiếu thông tin. Mục tiêu chính 
của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả chế tạo than sinh học từ rơm rạ ứng dụng hấp phụ 
NH4+ trong đất để nâng cao hiệu quả sử dụng đất xám. 
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Phương pháp thu mẫu 
Mẫu rơm được lấy trong tháng 12/2018, vừa thu hoạch ở một hộ trồng lúa ở huyện Củ 
Chi, Tp HCM (10058’17,8’’N; 106034’29,8’’E), được làm khô sơ bộ, cắt nhỏ <5mm và sấy khô 
trong tủ sấy ở 60 °C trong 24 giờ [9]. Đất được lấy tại xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, Tp. 
HCM được lựa chọn từ khu vực trồng hoa màu, vị trí lấy là đất phi nông nghiệp, không bón 
phân trong thời gian dài. Độ sâu lấy mẫu từ 0-10 cm, khu vực lấy mẫu có đường kính 10m, 
lấy 5 mẫu ở 4 góc với tâm đường chéo và trộn lấy 1 mẫu tổng hợp. Mẫu đất sau khi lấy cần 
bảo quản trong túi nilon polyetylen. Sau đó được làm khô trong không khí, nghiền nhỏ và qua 
rây 2 mm bảo quản lạnh trong túi polyetylen dùng cho thí nghiệm và phân tích. Xác định dung 
trọng, tỷ trọng theo TCVN 6863:2001, pH và hóa học bề mặt (pHpzc) theo Trần Thị Tú [10], 
cacbon hữu cơ (OC) của than và đất theo phương pháp Walkley Black [11], số nhóm H+ và 
OH- theo Cheung et al. [12], NH4+ được xác định theo TCVN 6179-1:1996. 
2.2. Thiết kế thí nghiệm 
2.2.1. Dụng cụ và hóa chất thí nghiệm 
Các hóa chất sử dụng trong thí nghiệm là loại tinh khiết phân tích của Merck và Trung 
Quốc bao gồm: CaCl26H2O, (NH4)2SO4, NaOH, HNO3, NaOH, H2O2. Nồng độ dung dịch lưu 
trữ là NH4+ 1000 mg/L. Nước sử dụng là nước cất qua lọc bằng máy lọc nước siêu sạch Model: 
EASYpure II RF của Thermo Scientific - USA. Dụng cụ thí nghiệm phải được làm sạch trước 
khi sử dụng bằng cách đổ đầy axit nitric 1M trong ít nhất 24 giờ và sau đó xả sạch bằng nước 
khử khoáng [13]. 
2.2.2. Thiết kế thí nghiệm 
Điều chế than mô phỏng theo nghiên cứu của Yoo et al., khi đó rơm rạ sau xử lý được 
nung trong lò nung ở 3 nhiệt độ là 300, 450, 600 °C. Tốc độ gia nhiệt được lập trình 10 °C/phút 
cho đến khi đạt được nhiệt độ mong muốn, lưu giữ trong 2 giờ và được làm nguội tự nhiên 
trong lò nung. Mẫu than sau khi điều chế được nghiền nhỏ qua rây 1 mm và lưu trữ trong túi 
polyetylen kín, bảo quản ở 4 °C [14]. Các mẫu than sinh học sau đó được sử dụng để xác định 
pH, pHpzc, OC, số nhóm H+/OH- và sử dụng cho thí nghiệm khảo sát cân bằng. 
Thí nghiệm đánh giá khả năng hấp phụ NH4+ trong đất bằng than sinh học thu được được 
tiến hành như sau: đặt 3,0 g mẫu đất (gồm mẫu đất không bổ sung than sinh học làm mẫu đối 
chứng và đất có bổ sung 5% than sinh học) vào 30 mL dung dịch CaCl2 0,01 M có chứa 0 đến 
200 mg NH4+/L [2]. Hai giọt chloroform đã được thêm vào các mẫu đất để ngăn chặn hoạt 
động của vi sinh vật [15]. pH dung dịch không điều chỉnh và giữ nguyên trong quá trình thí 
nghiệm, dao động khoảng 5,0-5,5. Tất cả các mẫu được lắc bằng máy lắc GFL 3005 với tốc 
Đánh giá khả năng hấp phụ ammonia lên đất xám được bổ sung than sinh học... 
79 
độ 300 vòng/phút ở nhiệt độ phòng trong 2 giờ (Thời gian đã được khảo sát là đủ để sự hấp 
phụ NH4+ đạt đến trạng thái cân bằng, được xác định bằng thí nghiệm sơ bộ). Sau lắc, mẫu 
được ly tâm (5000 vòng/phút) trong 10 phút và được lọc. Nồng độ NH4+ của dung dịch cân 
bằng sau đó được xác định theo TCVN 6179-1:1996. 
2.3. Xử lý dữ liệu thí nghiệm 
2.3.1. Tính toán kết quả 
Tính toán hiệu suất thu hồi than: 
 % hiệu suất thu hồi =
khối lượng sau điều chế
Khối lượng mẫu khô
∗ 100 (1) 
Tính toán pHpzc của than: 
 ∆pH = (𝑝𝐻f − p𝐻𝑖) (2) 
Trong đó, pHi và pHf là giá trị đo pH ban đầu và sau khi cho than vào dung dịch muối 
KCl 0,01 M. 
Vẽ ∆pH theo độ pH ban đầu, pHpzc là điểm mà đường cong ∆pH vượt qua đường ∆pH =0 [10]. 
Tính toán cân bằng hấp phụ: 
Dung lượng hấp phụ: 
 𝑞𝑖 =
(𝐶0 − 𝐶𝑖). 𝑉
m
 (3) 
Với: V là thể tích dung dịch (L); m là khối lượng mẫu rắn (đất hay đất bổ sung than) (gam); 
C0 là nồng độ NH4+ ban đầu (mg/L); Ci là nồng độ NH4+ tại thời điểm cân bằng (mg/L); 
Phương trình đẳng nhiệt Langmuir [16, 17]: 
1
𝑞𝑖
=
1
𝐾𝐿𝑞0
1
𝐶𝑖
+
1
𝑞0
 (4) 
Vẽ 1/qi theo 1/Ci, phương trình có dạng y = ax + b, qua đó có thể xác định q0 và xem xét 
sự phù hợp của đường đẳng nhiệt hấp phụ. 
Phương trình đẳng nhiệt Freundlich [18]: 
qi = y/m = KF.Ci1/
nF 
Hay: 
 𝐿𝑜𝑔𝑞𝑖 =
1
𝑛𝐹
𝑙𝑜𝑔𝐶𝑖 + 𝑙𝑜𝑔𝐾𝐹 (5) 
Trong đó: q0, qi là dung lượng hấp phụ NH4+ cực đại, tại thời điểm cân bằng mẫu i, 
KL là hằng số hấp phụ Langmuir (L/mg). 
KF và 1/nF là các hằng số của phương trình đẳng nhiệt hấp phụ Freundlich 
Vẽ logqi theo logCi để xem xét sự phù hợp của đường đẳng nhiệt hấp phụ. 
2.3.2. Xử lý số liệu 
Số liệu được thu thập và xử lý thống kê bằng phần mềm có trong Microsoft Exel. Để 
giảm thiểu các nguồn dẫn đến sai số, mẫu lặp đã được sử dụng trong các phân tích để đánh giá 
Nguyễn Văn Phương, Võ Đình Long, Lê Thị Thùy Trang, Nguyễn Thị Phú Quý, Nguyễn Phương Uyên 
 80 
độ chính xác và sai lệch. Các thí nghiệm và phân tích đều được lặp lại 3 lần. SPSS 20.0 được 
sử dụng để xác định tính đồng nhất của phương sai, xác định sự sai khác các giá trị trung bình 
giữa các thí nghiệm với giá trị p 0,05 hoặc 
Tamhane khi Sig < 0,05 [19]. 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Thành phần và tính chất của mẫu đất 
Kết quả phân tích mẫu đất được trình bày ở Bảng 1, đất có độ ẩm thấp 2,87%, có thể do 
mẫu thu vào mùa khô, dung trọng là 1,5 g/cm3, kết quả cũng tương đồng với nghiên cứu của 
Vũ Thùy Dương và cộng sự cho dung trọng là 1,53 g/cm3 cho mẫu đất thu ở thành phố Hồ Chí 
Minh [20]. Đất xám đa phần là đất axit mà pH theo thực nghiệm xác định là 6,2 có thể do đây 
là đất không trồng trọt nên không có bổ sung phân bón vô cơ. Tuy nhiên, pHpzc của đất thấp, 
chỉ có 4,5, có thể do đất chứa nhiều nhóm Al, Si,... và chất hữu cơ nên làm cho pHpzc có trong 
đất bị giảm xuống. Đất tại nơi nghiên cứu có độ xốp 46,6% thuộc loại đất chặt. Kết quả xác 
định NH4+ là 11,2 mg/kg cho thấy thấp hơn so với đất đỏ bazan ở Đắk lắk, dao động trong 
khoảng 20-40 mg/kg [21] và xấp xỉ với một số vùng ở Tiền Giang dao động 18-44 mg/kg [22]. 
Bảng 1. Thành phần và tính chất mẫu đất Củ Chi 
Chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả SD 
Độ ẩm % 2,87 0,05 
pH (H2O) 6,24 0,04 
pHpzc 4,50 0,08 
Tỉ trọng g/cm3 2,81 0,07 
Dung trọng g/cm3 1,50 0,00 
Độ xốp % 46,6 0,5 
Nhóm chức H+ mmolH+/g 0,44 0,12 
Nhóm chức OH mmolOH-/g 0,31 0,10 
Hàm lượng OC % 5,47 1,83 
Hàm lượng NH4+ mg/kg 11,2 2,4 
3.2. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ lên hiệu suất thu hồi, % OC, pH, pHpzc, số nhóm 
chức axit (H+), bazo (OH-) của than sinh học 
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng nhiệt độ điều chế lên hiệu suất thu hồi than (Hình 1) cho 
thấy khi nhiệt độ tăng từ 300, 450, 600 °C, hiệu suất thu hồi giảm lần lượt 86,7; 42,7 và 40,4%, 
điều này được lý giải khi tăng nhiệt độ nung các chất dễ bay hơi trong than giảm [23]. Kết quả 
trên cũng tương đồng với nghiên cứu của Jia et al. cho thấy hiệu suất thu hồi giảm khi nhiệt 
độ nung tăng [24] và kết quả trong nghiên cứu cao hơn so với nghiên cứu của Jia et al. ở 300 
và 600 °C lần lượt là 51,64% và 20,9%, có thể do quá trình nung mẫu than từ rơm có thời gian 
lưu giữ ngắn hơn 2 giờ so với 3 giờ. Kết quả phân tích phương sai các giá trị trung bình hiệu 
suất thu hồi của 3 mẫu than nung ở các nhiệt độ khác nhau (p < 0,05) trên SPSS 20 cho thấy, 
các giá trị hiệu suất thu hồi của mẫu than ở 300 °C là khác biệt có ý nghĩa thống kê so với 
450 °C, trong khi 450 và 600 °C sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, điều này cho thấy 
các hợp chất dễ bay hơi hay phân hủy gần như không còn trong khoảng 450-600 °C. 
Đánh giá khả năng hấp phụ ammonia lên đất xám được bổ sung than sinh học... 
81 
Hình 1. Hiệu suất thu hồi than và % OC theo nhiệt độ chế tạo 
(a,b: thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê) 
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng nhiệt độ điều chế than từ rơm đến hàm lượng % OC (Hình 1) 
cho thấy, khi nhiệt độ nung tăng từ 300 lên 450 °C hàm lượng OC tăng từ 8,58% lên 9,90%. 
Điều này có liên quan đến việc tạo ra các axit hữu cơ và các hợp chất phenolic do sự phân hủy 
nhiệt của các hợp chất cellulose và hemiaelluloses ở nhiệt độ trong khoảng nhiệt độ nung của 
nghiên cứu [25]. Sau đó giảm mạnh về 3,54% ở 600 °C, điều này được lý giải, cellulose và lignin 
đã bị phân hủy nhiệt trong khoảng 240-350 °C đến 280-500 °C. Cũng theo Yavari et al., sự 
phân hủy nhiệt của các hợp chất lignocellulose và mất chất bay hơi ngưng tụ là nguyên nhân 
chính gây ra việc giảm hiệu suất [25]. Kết quả phân tích mối tương quan các giá trị trung bình 
hàm lượng OC của 3 mẫu than nung ở các nhiệt độ khác nhau (p < 0,05) trên SPSS 20 cho 
thấy các giá trị hàm lượng OC của mẫu than ở 600 °C khác biệt có ý nghĩa thống kê so với 
300 và 450 °C, còn ở 300 và 450 °C khác biệt không có ý nghĩa thống kê (Hình 1). 
Hình 2. pH và pHpzc than theo nhiệt độ chế tạo 
(a,b,c: thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê) 
Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ nung lên pH than sinh học thu được (Hình 2) 
cho thấy pH tăng lần lượt là 7,08; 9,47; 9,99 tương ứng với nhiệt độ nung là 300, 450, 600 °C. 
Kết quả nghiên cứu tương tự như kết quả của Jia et al. khi thực hiện nung rơm ở các nhiệt độ 
300, 500, 600 °C với pH tăng lần lượt là từ 6,61; 9,72; 10,24 [24]. Các nghiên cứu đều cho 
thấy hầu hết các nhóm axit đã bị mất trong quá trình nhiệt phân và sự hiện diện của các ion kim 
loại kiềm, Ca, Mg, K ổn định và không bị bay hơi trong quá trình sản xuất than sinh học [26]. 
0
2
4
6
8
10
12
0
20
40
60
80
100
250 300 350 400 450 500 550 600 650
%
 H
àm
 l
ư
ợ
n
g
 O
C
%
 T
h
u
 h
ồ
i 
th
an
Nhiệt độ nung (°C)
% Thu hồi
%OC
0
2
4
6
8
10
0
2
4
6
8
10
12
250 350 450 550 650
G
iá
 t
rị
 p
H
p
zc
G
iá
 t
rị
 p
H
Nhiệt độ nung (°C)
pHpzc
pH
b 
a 
a 
b 
b 
a 
b 
c 
a 
b 
c 
a 
Nguyễn Văn Phương, Võ Đình Long, Lê Thị Thùy Trang, Nguyễn Thị Phú Quý, Nguyễn Phương Uyên 
 82 
Với kết quả nghiên cứu cho thấy than sinh học có tính kiềm có lợi trong việc cải thiện pH của 
đất, đặc biệt là đối với đất chua [26]. Kết quả phân tích mối tương quan các giá trị trung bình pH 
của 3 mẫu than điều chế ở các nhiệt độ khác nhau (p > 0,05) trên SPSS 20 cho thấy các giá trị 
pH của mẫu than ở cả 3 mức nhiệt độ là khác biệt có ý nghĩa thống kê (Hình 2). 
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng nhiệt độ điều chế than sinh học lên giá trị pHpzc (Hình 2) 
cho thấy khi nhiệt độ điều chế tăng thì pHpzc tăng, cụ thể khi nhiệt độ tăng từ 300, 450, 600 °C 
thì giá trị pHpzc tăng lần lượt là 6,59; 8,11; 9,31. Kết quả cho thấy pHpzc của than có tính kiềm, 
các nhóm bazo chiếm ưu thế trên bề mặt than sinh học. Do pHpzc đóng một vai trò quan trọng 
trong việc lựa chọn giá trị pH tối ưu cho các nghiên cứu hấp phụ và làm sáng tỏ các cơ chế 
hấp phụ, cụ thể, khi giá trị pH của dung dịch <pHpzc, điện tích bề mặt của than sinh học là 
dương do sự proton hóa của các nhóm axit sẽ làm tăng khả năng trao đổi cation [4]. Kết quả 
phân tích sự khác biệt giá trị trung bình pHpzc của 3 mẫu than ở các nhiệt độ nung khác nhau 
(p < 0,05) trên SPSS 20 cho thấy giá trị pHpzc của mẫu than ở cả 3 mức nhiệt độ là khác biệt 
có ý nghĩa thống kê (Hình 2). 
Hình 3. Biểu diễn mmol H+ và OH-/g than theo nhiệt độ điều chế than 
(a,b: thể hiện  ...  nghĩa thống kê. Kết quả tính toán các thông số hấp phụ 
cho thấy quá trình hấp phụ NH4+ lên đất xám Củ Chi phù hợp với mô hình Langmuir và cả mô 
hình Freundlich, với R2 = 0,97 & 0,98; KL= 0,07 L/mg; q0 = 8,87 mg/g, KF = 1,35 mg/g; nF = 
2,36 (Bảng 3). Kết quả nghiên cứu tương đồng với nghiên cứu của Wissem & Mongi là khả 
năng hấp phụ NH4+ tối đa trong một số dạng đất dao động 6,8-8,3 mg/g [27]. 
Kết quả nghiên cứu khảo sát đất bổ sung 5% than sinh học được điều chế ở 300 °C (Hình 4b) 
cho thấy, khi C0 tăng từ 0 đến 200 mg NH4+/L thì dung lượng hấp phụ q cũng tăng từ 0 lên 
1,92 mg NH4+/g. Tương tự cho trường hợp đất bổ sung 5% than sinh học được điều chế ở nhiệt 
độ 450 °C có dung lượng tăng lên 1,96 mgNH4+/g (Hình 4c). Với thí nghiệm khảo sát khả năng 
hấp phụ NH4+ lên đất có bổ sung than sinh học được điều chế ở nhiệt độ 600 °C thì quá trình 
hấp phụ cũng tăng nhưng thấp hơn 2 trường hợp trên với dung lượng hấp phụ là 1,5 mgNH4+/g 
(Hình 4d). Kết quả phân tích sự sai khác các giá trị trung bình của dung lượng hấp phụ (mg/g) 
theo nồng độ NH4+ ban đầu của mẫu than nung ở nhiệt độ 300 °C; 450 °C và 600 °C trên SPSS 
20 cho thấy dung lượng hấp phụ NH4+ ở các giá trị C0: 0, 16,7; 66,7; 133,3 và 200,0 mg/L là khác 
biệt có ý nghĩa thống kê (Hình 4b, 4c và 4d). Kết quả tính toán các thông số hấp phụ cho thấy, 
quá trình hấp phụ NH4+ lên đất bổ sung 5% than sinh học được điều chế ở 300 °C phù hợp với 
mô hình Langmuir, với R2 = 0,98, KL= 0,02 L/mg, q0 = 2,96 mg/g và cả mô hình Freundlich với 
R2 = 0,98; KF = 0,15 mg/g; nF = 1,71 (Bảng 3). Đối với đất bổ sung 5% than sinh học 450 °C phù 
hợp với mô hình Langmuir với R2 = 0,94, KL = 0,03 L/mg q0 = 2,71 mg/g và cả mô hình Freundlich 
với R2 = 0,95; KF = 0,17mg/g; nF = 1,8 (Bảng 3). Kết quả cho thấy đất bổ sung than sinh học 
được điều chế ở 300 và 450 °C rất gần nhau. Kết quả tính toán các thông số hấp phụ cho thấy 
quá trình hấp phụ NH4+ lên đất bổ sung 5% than sinh học 600 °C không phù hợp với mô hình 
Langmuir do dung lượng theo tính toán, q0 = -13,61 mg/g (âm) khác rất nhiều so với kết quả 
thực nghiệm (1,47 mg/g), nhưng phù hợp theo mô hình Freundlich với R2 = 0,96; KF = 
0,1mg/g; nF = 0,99 (Bảng 3). 
Nguyễn Văn Phương, Võ Đình Long, Lê Thị Thùy Trang, Nguyễn Thị Phú Quý, Nguyễn Phương Uyên 
 84 
Kết quả nghiên cứu (Bảng 3) cho thấy, khi đất và đất bổ sung than sinh học đều phù hợp 
với mô hình Langmuir (dựa vào q0 và R2), ngoại trừ đất bổ sung than 600 °C là không phù hợp 
(do giá trị q0 ước tính 2,43 khác với thực nghiệm là 1,47 mg/g) với mô hình Freundlich thì cả 
3 mức nhiệt độ điều chế than đều phù hợp (với nF > 1), sự đóng góp của hấp phụ hóa học tăng 
dần theo nhiệt độ điều chế than, đặc biệt với than 600 °C (nF = 0,99) [28]. Kết quả nghiên cứu 
cũng phù hợp với nghiên cứu khảo sát đặc tính bề mặt của than, số nhóm H+ trong than được 
điều chế ở nhiệt độ 300 và 450 °C cao, chứng tỏ quá trình trao đổi giữa NH4+ và H+ chiếm ưu 
thế, trong khi với than 600 °C thì quá trình hấp phụ chủ yếu tạo thành các hợp chất amin [29]. 
a) Biểu diễn dung lượng hấp phụ NH4+ của đất 
không bổ sung than 
b) Biểu diễn dung lượng hấp phụ NH4+ của đất 
bổ sung 5% than 300 °C 
c) Biểu diễn dung lượng hấp phụ NH4+ của đất 
bổ sung 5% than 450 °C 
d) Biểu diễn dung lượng hấp phụ NH4+ của đất 
bổ sung 5% than 600 °C 
Hình 4. Biểu diễn dung lượng hấp phụ NH4+ của đất và đất có bổ sung than sinh học 
(a,b,c,d,e: thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê) 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung than làm giảm khả năng hấp phụ NH4+ trong 
đất cụ thể dung lượng hấp phụ NH4+ tối đa của đất không bổ sung than là 8,87 mg/g và giảm 
dần khi bổ sung than 300, 450 và 600°C (Bảng 3). 
00
01
02
03
04
05
06
07
0 40 80 120 160 200
D
u
n
g
 l
ư
ợ
n
g
 h
ấp
 p
h
ụ
 q
, 
m
g
/g
Nồng độ đầu C0 (mg/L)
00
01
01
02
02
03
0 40 80 120 160 200
D
u
n
g
 l
ư
ợ
n
g
 h
ấp
 p
h
ụ
 q
, 
m
g
/g
Nồng độ đầu C0 (mg/L)
00
01
01
02
02
03
0 50 100 150 200
D
u
n
g
 l
ư
ợ
n
g
 h
ấp
 p
h
ụ
 q
, 
m
g
/g
Nồng độ đầu C0 (mg/L)
00
00
00
01
01
01
01
01
02
02
0 50 100 150 200
D
u
n
g
 l
ư
ợ
n
g
 h
ấp
 p
h
ụ
 q
, 
m
g
/g
Nồng độ C0 (mg/L)
b 
c 
d 
e 
a a 
b 
b,c 
c 
d 
e 
a 
b 
b,c 
c 
d 
e 
a 
b 
b 
b,c 
c 
d 
Đánh giá khả năng hấp phụ ammonia lên đất xám được bổ sung than sinh học... 
85 
Bảng 3. Các thông số cân bằng hấp phụ NH4+ của đất và đất bổ sung than sinh học 
Mô hình Vật liệu Thông số R2 
Mô hình Langmuir 
Đất q0 = 8,87 mg/g KL= 0,07 L/mg 0,97 
Đất - than 300 °C q0 = 2,96 mg/g KL= 0,02 L/mg 0,98 
Đất - than 450 °C q0 = 2,71 mg/g KL= 0,03 L/mg 0,94 
Đất - than 600 °C Không phù hợp (do giá trị q0 ước tính 
2,43 khác với thực nghiệm là 1,47 mg/g) 
Mô hình Freundlich 
Đất nF = 2,36 KF = 1,35 mg/g 0,98 
Đất - than 300 °C nF = 1,71 KF = 0,15 mg/g 0,98 
Đất - than 450 °C nF = 1,8 KF = 0,17 mg/g 0,95 
Đất - than 600 °C nF = 0,99 KF = 0,01 mg/g 0,96 
4. KẾT LUẬN 
Kết quả nghiên cứu cho phép rút ra một số kết luận như sau: 
Đất được thu tại vùng trồng rau ở huyện Củ Chi, Tp Hồ Chí Minh, bổ sung than sinh học 
có nguồn gốc từ rơm được chế tạo ở các nhiệt độ khác nhau. Các tính chất hóa lý như của đất, 
như pH, %OC, hàm lượng NH4+, độ ẩm, độ xốp lần lượt có kết quả là 6,24; 5,47%; 11,2 mg/kg; 
2,87% và 46,6%. Với than 300, 450 và 600 °C có hiệu suất thu hồi (86,7; 42,7 và 40,4 %), 
%OC (8,58; 9,90; 3,54%), pH (7,08 ; 9,47 ; 9,99), pHpzc (6,59; 8,11; 9,31), số nhóm H+ (3,1; 
2,71; 0,21 mmol H+/g), OH- (0,43; 1,39; 1,36 mmolOH-/g) đã được xác định. 
Các thông số hấp phụ NH4+ của đất không bổ sung than, đất bổ sung 5% than ở nhiệt độ 
điều chế 300, 450 và 600 °C cho kết quả dung lượng hấp phụ tối đa giảm lần lượt 8,87, 2,96 
2,71 và 2,43 mg/g được tính toán theo mô hình Langmuir. Mô hình cân bằng đẳng nhiệt 
Langmuir phù hợp với quá trình hấp phụ NH4+ của đất không bổ sung than, đất bổ sung 5% 
than ở các nhiệt độ điều chế 300 và 450 °C nhưng không phù hợp để giải thích quá trình hấp 
phụ NH4+ của đất bổ sung 5% than ở các nhiệt độ điều chế 600 °C. Mô hình cân bằng đẳng 
nhiệt Freundlich phù hợp với quá trình hấp phụ NH4+ của đất, đất bổ sung 5% than ở các nhiệt 
độ điều chế 300, 450 và 600 °C với R2>0,95, KF lần lượt là 1,35; 0,15; 0,17; 0,01 mg/g và nF 
là 2,36; 1,71; 1,80; 0,99. 
 Qua nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung than sinh học có nguồn gốc từ rơm vào đất xám 
Củ Chi làm giảm gắn kết đạm amoni lên đất, có khả năng duy trì mức khả dụng của phân bón 
amoni trong đất cao. Do đó, cần kiểm soát lượng phân bón đạm amoni khi kết hợp với than 
sinh học tránh bón thừa gây ô nhiễm môi trường và gây ngộ độc cho cây trồng. Kết quả nghiên 
cứu đã cho thấy vai trò của than sinh học trong việc điều chỉnh tính ổn định của NH4+ trong 
các hệ thống sản xuất nông nghiệp. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nieder R., Benbi D.K., Scherer H.W. - Fixation and defixation of ammonium in soils: 
a review, Biology and Fertility of Soils 47 (2011) 1-14. 
2. Ranjbar F., Jalali M. - Measuring and modeling ammonium adsorption by calcareous 
soils, Environmental Monitoring and Assessment 185 (4) (2013) 3191-3199. 
Nguyễn Văn Phương, Võ Đình Long, Lê Thị Thùy Trang, Nguyễn Thị Phú Quý, Nguyễn Phương Uyên 
 86 
3. Liang P., Yu H., Huang J., Zhang J., Cao H. - The review on adsorption and removing 
ammonia nitrogen with biochar on its mechanism, MATEC Web of Conferences 67 
(2016) 1-11. 
4. Mahmudul Islam Piash, Md. Faruque Hossain, Zakia Parveen - Physico-chemical 
properties and nutrient content of some slow pyrolysis biochars produced from 
different feedstocks, The Bangladesh Journal of Scientific Research 29 (2) (2016) 
111-122. 
5. Xue Yang, Shiqiu Zhang, Meiting Ju, Le Liu - Preparation and modification of biochar 
materials and their application in soil remediation, Applied Sciences 2019 (9) 2-25. 
6. Vũ Thùy Dương, Nguyễn Minh Khánh, Nguyễn Thị Hạnh Nguyên, Nguyễn Ngọc Phi, 
Nguyễn Tấn Đức - Than sinh học và những tác động đối với sức khỏe của đất, Tạp chí 
Khoa học và Công nghệ Việt Nam 7 (2018) 48-51. 
7. Xuebo Zheng, Zhiman Yang, Xiaohui Xu, Meng Dai, and Rongbo Guo - 
Characterization and ammonia adsorption of biochar prepared from distillers’ grains 
anaerobic digestion residue with different pyrolysis temperatures, Journal of Chemical 
Technology and Biotechnology 93 (1) (2018) 198-206. 
8. Trazzi P.A., Leahy J.J., Hayes M.H.B., Kwapinski W. - Adsorption and desorption of 
phosphate on biochars, Journal of Environmental Chemical Engineering 4 (1) (2016) 
37-46. 
9. Yasmin Khan Kiran , Ali Barkat, Cui Xiao-Qiang, Feng Ying, Pan Feng-Shan, Tang 
Lin, Yang Xiao-e. - Cow manure and cow manure-derived biochar application as a soil 
amendment for reducing cadmium availability and accumulation by Brassica chinensis 
L. in acidic red soil, Journal of Integrative Agriculture 16 (3) (2017) 725-734. 
10. Trần Thị Tú - Đặc điểm hóa lý của than sinh học điều chế từ vỏ trấu, Tạp chí Khoa 
học - Đại học Huế 120 (6) (2016) 233-247. 
11. Tiêu chuẩn Quốc gia - TCVN 8941:2011 - Chất lượng đất - Xác định cacbon hữu cơ 
tổng số - Phương pháp Walkey Black, Hà Nội (2011). 
12. Cheung W.H., Lau S.S.Y., Leung S.Y., Ip A.W.M., McKay G. - Characteristics of 
chemical modified activated carbons from bamboo scaffolding, Chinese Journal of 
Chemical Engineering 20 (3) (2012) 515-523. 
13. CEN/TS 14429:2005 - Characterization of waste - Leaching behaviour test - Influence 
of pH on leaching with initial acid/base addition, Comite Europeen de Normalisation 
(2005). 
14. Gayoung Yoo, Hyunjin Kim, Jingjing Chen, and Yesol Kim - Effects of biochar 
addition on nitrogen leaching and soil structure following fertilizer application to rice 
paddy soil, Soil Science Society of America Journal 78 (3) (2014) 852-861. 
15. Aslam M., M. Sharif Zia, Rahmat Ullah, and M. Yasin - Application of freundlich 
adsorption isotherm to determine phosphorus requirement of several rice soils, 
International Journal of Agriculture and Biology 2 (4) (2000). 
16. Jain C.K. - Adsorption of zinc onto bed sediments of the River Ganga: adsorption 
models and kinetics, Hydrological Sciences Journal 46 (3) 2001 419-434. 
17. Graetz D.A., Nair V.D. - Phosphorus sorption isotherm determination, in: Methods of 
phosphorus analysis for soils, sediments, residuals, and waters (Pierzynski G.M. 
(Ed.)), Southern Cooperative Series Bulletin No. 396, North Carolina State University 
(2000) 35-38. 
Đánh giá khả năng hấp phụ ammonia lên đất xám được bổ sung than sinh học... 
87 
18. Noppadol Sangiumsak, Pongsakorn Punrattanasin - Adsorption behavior of heavy 
metals on various soils, Polish Journal of Environmental Studies 23 (3) (2014) 
853-865. 
19. Xie J., Yang D., Sun X., Cao R., Chen L., Wang Q., Li F., Ji C., Wu H., Cong M., 
Zhao J. - Combined toxicity of cadmium and lead on early life stages of the Pacific 
oyster, Crassostrea gigas, ISJ - Invertebrate Survival Journal 14 (1) (2017) 210-220. 
20. Vu Thuy Duong, Nguyen Minh Khanh, Nguyen Thi Hanh Nguyen, and Nguyen Ngoc 
Phi, Nguyen Tan Duc, Duong Hoa Xo - Impact of biochar on the water holding 
capacity and moisture of basalt and grey soil, Journal of Science Ho Chi Minh City 
Open University 7 (2) (2017) 36-43. 
21. Võ Đình Long, Nguyễn Văn Phương - Nghiên cứu dư lượng phân bón đa lượng 
(N,P,K) trong đất trồng tiêu tại Cukuin, tỉnh Đắk lắk, Tạp chí Nông nghiệp và Phát 
triển Nông thôn 2 (2016) 51-55. 
22. Võ Đình Long, Nguyễn Văn Phương - Ảnh hưởng của độ mặn (NaCl) từ nước tưới 
đến quá trình hấp phụ amoni trong đất, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
19 (2016) 65-69. 
23. Johannes Lehmann, Stephen Joseph - Biochar for environmental management: 
Science and technology, Earthscan, London (2009). 
24. Jia Y., Shi S., Liu J., Su S., Liang Q., Zeng X., Li T. - Study of the effect of pyrolysis 
temperature on the Cd2+ adsorption characteristics of biochar, Applied Sciences 8 (7) 
(2018) 1-14. 
25. Saba Yavari, Amirhossein Malakahmad, Nasiman B. Sapari - Effects of production 
conditions on yield and physicochemical properties of biochars produced from rice 
husk and oil palm empty fruit bunches, Environmental Science and Pollution Research 
23 (18) (2016) 1-13. 
26. Zhang J., Huang B., Chen L., Li Y., Li W., Luo Z. - Characteristics of biochar 
produced from yak manure at different pyrolysis temperatures and its effects on the 
yield and growth of highland barley, Journal Chemical Speciation & Bioavailability, 
30 (1) (2018) 56-67. 
27. Hamdi Wissem, Seffen Mongi - Ammonium sorption by soils profile of semi-arid 
areas, IOSR Journal of Environmental Science, Toxicology and Food Technology 9 
(5) (2015) 133-141. 
28. Mulu Berhe Desta - Batch sorption experiments: langmuir and freundlich isotherm 
studies for the adsorption of textile metal ions onto teff straw (Eragrostis tef) 
agricultural waste, Journal of Thermodynamics (2013) 1-6. 
29. Kurt A. Spokas, Jeff M. Novak, Rodney T. Venterea - Biochar’s role as an alternative 
N-fertilizer: ammonia capture, Plant Soil 350 (2012) 35-42. 
Nguyễn Văn Phương, Võ Đình Long, Lê Thị Thùy Trang, Nguyễn Thị Phú Quý, Nguyễn Phương Uyên 
 88 
ABSTRACT 
 EVALUATION OF NH4+ ADSORPTION CAPACITY ON GREY SOIL 
SPIKED BY DERIVED BIOCHAR FROM RICE STRAW 
Nguyen Van Phuong*, Vo Dinh Long, Le Thi Thuy Trang, 
Nguyen Thi Phu Quy, Nguyen Phuong Uyen 
 Industrial University of Ho Chi Minh City 
*Email: nvphccb@gmail.com 
Biochar which has the ability to improve soil fertility has received significant attention 
in sustainable agricultural development. Biochar affecting the N-NH4+ change in soil was 
recognized. Study on the characteristics of biochar derived from rice straw prepared at 
different temperatures and the ability to adsorb ammonium nitrogen of gray soil (Cu Chi, Ho 
Chi Minh City) and soil with additional biochar were performed. The treated rice straw was 
heated at temperatures of 300, 450 and 600 °C with the heating rate set to 10ºC per minute and 
a 2-hour holding time. Soil (control sample) and soil supplemented with 5% biochar were 
equilibrium with NH4+ solution at different concentrations. Physical and chemical properties 
of soil (pH, OC, NH4+ content, moisture) and bichar (recovery efficiency, OC, pH, pHpzc, H+, 
OH- group numbers) were collected. The results also showed that the addition of biochar to 
gray soil reduced NH4+ adsorption capacity. The produced biochars at lower temperatures have 
reducing degree less. NH4+ adsorption process followed the Langmuir isothermal model (R2 
range 0.90-0.97) and Freundlich (R2 range 0.94 - 0.98), specifically, the maximum absorption 
capacity of NH4+ soil (control sample) and soil supplemented with 5% bichar at 300, 450 °C 
respectively 8.9; 3.0 and 2.7 mg /g. Therefore, it is necessary to control the amount of 
ammonium nitrogen fertilizer when combined with biochar to avoid excessive fertilization, 
causing environmental pollution and poisoning for the plants. Research results have shown the 
role of biochar in regulating the stability of NH4 + in agricultural production systems. 
Keywords: NH4+, adsorption, straw, biochar. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_kha_nang_hap_phu_ammonia_len_dat_xam_duoc_bo_sung_t.pdf