Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy xương gõ má tại khoa răng hàm mặt – bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xquang và kết quả điều trị trên 58 bệnh nhân phẫu
thuật gãy xương gò má cung tiếp tại BVĐKTW Thái Nguyên năm 2015. Kết quả:
có 45 nam (77,6%), hầu hết thuộc lứa tuổi 18-39 chiếm 75,9%, nguyên nhân chủ
yếu do tai nạn giao thông 87,9%, trong đó 79,3% là do tai nạn xe máy. Dấu hiệu
lâm sàng thường gặp lần lượt là bầm tím hốc mắt 67,2%, há miệng hạn chế 41,4%,
lõm bẹt gò má 22,4% và có dị cảm vùng dưới ổ mắt là 17,2%. Hình ảnh Xquang
phù hợp với thăm khám lâm sàng, trong đó đường gãy bờ dưới hốc mắt 67,2%, gãy
cung tiếp 67,2% và bờ ngoài hốc mắt 53,4%. Mờ xoang hàm một bên 34,5% và hai
bên 12,1%. Toàn bộ 58 bệnh nhân được pháp phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp
vít. Kết quả điều trị tốt đạt 82,8% lúc ra viện, 89,7% sau 1 tháng và 93,1% sau 3-6
tháng. Không có bệnh nhân nào xếp loại kết quả kém.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy xương gõ má tại khoa răng hàm mặt – bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016 1 MỤC LỤC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT GÃY XƢƠNG GÕ MÁ TẠI KHOA RĂNG HÀM MẶT – BỆNH VIỆN ĐKTW THÁI NGUYÊN Hoàng Tiến Công, Vũ Ngọc Tú, Nguyễn Trí Khang Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên TÓM TẮT Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xquang và kết quả điều trị trên 58 bệnh nhân phẫu thuật gãy xương gò má cung tiếp tại BVĐKTW Thái Nguyên năm 2015. Kết quả: có 45 nam (77,6%), hầu hết thuộc lứa tuổi 18-39 chiếm 75,9%, nguyên nhân chủ yếu do tai nạn giao thông 87,9%, trong đó 79,3% là do tai nạn xe máy. Dấu hiệu lâm sàng thường gặp lần lượt là bầm tím hốc mắt 67,2%, há miệng hạn chế 41,4%, lõm bẹt gò má 22,4% và có dị cảm vùng dưới ổ mắt là 17,2%. Hình ảnh Xquang phù hợp với thăm khám lâm sàng, trong đó đường gãy bờ dưới hốc mắt 67,2%, gãy cung tiếp 67,2% và bờ ngoài hốc mắt 53,4%. Mờ xoang hàm một bên 34,5% và hai bên 12,1%. Toàn bộ 58 bệnh nhân được pháp phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít. Kết quả điều trị tốt đạt 82,8% lúc ra viện, 89,7% sau 1 tháng và 93,1% sau 3-6 tháng. Không có bệnh nhân nào xếp loại kết quả kém. Từ khoá: Gãy xương, chấn thương, xương gò má, cung tiếp, phẫu thuật Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển xã hội, việc gia tăng các phương tiện giao thông làm ngày càng tăng các tai nạn. Trong các nghiên cứu gần đây cho thấy, nguyên nhân tai nạn giao thông chiếm tới 81,7% chấn thương hàm mặt [1]. Nghiên cứu của chúng tôi năm 2012 tại BVĐKTW Thái Nguyên cho thấy 73,4% các trường hợp chấn thương hàm mặt là do tai nạn xe máy [2]. Chấn thương hàm mặt cũng như gãy xương gò má tăng với tính chất ngày càng phức tạp và đa dạng. Xương gò má là xương quan trọng trong khối xương tầng giữa mặt, góp phần tạo dựng nên đặc điểm khuôn mặt của mỗi người. Về mặt chức năng, nó liên quan với nhiều cấu trúc giải phẫu quan trọng. Gãy xương gò má thường gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, cùng nhiều chức năng khác như nhìn, ăn nhai, phát âm và các bệnh lý thứ phát. Gãy xương gò má cung tiếp nếu không được điều trị đúng phương pháp và kịp thời sẽ ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và chức năng, những biến chứng có thể để lại như khít hàm, song thị, tê bì bờ dưới ổ mắt, biến dạng mặt khiến cho bệnh nhân phải chịu thương tật suốt đời, làm giảm chất lượng cuộc sống. Khoa RHM, Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên hàng năm tiếp nhận điều trị hàng trăm ca chấn thương hàm mặt, trong đó gãy xương gò má chiếm tỉ lệ không nhỏ. Để góp phần nâng cao hiệu quả của việc khám và điều trị, chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: - Mô tả đặc điểm lâm sàng, Xquang các hình thái gãy xương gò má – cung tiếp của bệnh nhân điều trị tại khoa RHM-BVĐKTW Thái Nguyên 2015. - Nhận xét kết quả điều trị phẫu thuật gãy xương gò má-cung tiếp của đối tượng nghiên cứu. 1. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu - 58 bệnh nhân gãy xương gò má cung tiếp được khám và điều trị tại khoa Răng Hàm Mặt-Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 9 năm 2015. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016 2 - Phương pháp NC: nghiên cứu mô tả cắt ngang, có theo dõi dọc. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện, có chủ đích. - Chỉ tiêu nghiên cứu: tuổi, giới bệnh nhân, nguyên nhân xảy ra tai nạn, các biểu hiện lâm sàng, hình ảnh Xquang, chẩn đoán và phân loại đường gãy, kết quả điều trị phẫu thuật theo các tiêu chí đặt ra. - Kỹ thuật thu thập số liệu: thu thập theo mẫu bệnh án nghiên cứu gồm phỏng vấn, khám lâm sàng, Xquang, theo dõi trước và sau điều trị. - Xử lý số liệu: phần mềm SPSS 13.0. *Đánh giá kết quả sớm lúc ra viện: - Tốt: mặt cân đối, vết mổ khô, há miệng ≥3cm, ăn nhai không đau, thị lực bình thường, có thể còn tê bì mũi-má hoặc tụ máu kết mạc. - Khá: mặt cân đối, vết mổ nề, há miệng còn đau và hạn chế (<3cm), thị lực bình thường, hoặc nhìn mờ do tụ máu kết mạc, còn tê bì mũi - má. - Kém: nhiễm trùng vết mổ, mặt không cân đối, há miệng ≤1,5, vận động nhãn cầu đau, thị lực giảm hoặc nhìn đôi. *Đánh giá kết quả muộn: sau 1 tháng và 3-6 tháng: - Tốt: mặt cân đối, sẹo mờ, há miệng ≥3cm không đau, xương không di lệch, thị lực bình thường. - Khá: mặt cân đối, sẹo mờ, há miệng dưới 3cm không đau, xương di lệch ít, không tê bì, thị lực bình thường - Kém: mặt mất cân đối, sẹo rõ, há miệng <1,5 cm không đau, xương di lệch, tê bì hoặc giảm thị lực. 3. Kết quả Trong tổng số 58 bệnh nhân có tuổi từ 18 đến 67, tuổi trung bình 27,6 ± 9,3 tuổi, có 45 nam, chiếm 77,6%. Biểu đồ 1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới Nhận xét: Trong tổng số 58 bệnh nhân có 77,6% nam, trong đó chủ yếu là đối tượng 18-39 tuổi chiếm 75,9%, nhóm tuổi 40-60 chiếm 19%, trên 60 là 5,1%. Bảng 3.1. Nguyên nhân chấn thương Nguyên nhân n, (%) Tai nạn giao thông : - Xe máy 51 (87,9) 46 (79,3) 0 5 10 15 20 25 30 35 40 18-39 40-60 >60 Nam Nữ Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016 3 - Xe đạp - Ô tô 2 (3,4) 3 (5,2) Lao động 3 (5,2) Sinh hoạt 4 (6,9) Nhận xét: 87,9% do tai nạn giao thông, trong đó 79,3% là do tai nạn xe máy Bảng 3.2. Dấu hiệu lâm sàng Nhận xét: Dấu hiệu lâm sàng thường gặp nhất là bầm tím hốc mắt 67,2%, há miệng hạn chế 41,4%, lõm bẹt gò má 22,4% và có dị cảm vùng dưới ổ mắt là 17,2%. Điểm đau chói và mất liên tục xương tại bờ dưới ổ mắt 72,4%, cung tiếp 69,0%, bờ ngoài ổ mắt 40,0% và trụ gò má xương hàm trên 24,1%. Bảng 3.3: Dấu hiệu trên phim xquang Dấu hiệu xquang n (%) Mất liên tục xương tại Biểu hiện lâm sàng n (%) Bầm tím hốc mắt 39 (67,2) Há miệng hạn chế 24 (41,4) Lõm bẹt gò má 13 (22,4) Tê bì bờ dưới ổ mắt 10 (17,2) Xuất huyết kết mạc 3 (5,2) Điểm đau chói và mất liên tục xương tại: - Bờ dưới ổ mắt - Cung tiếp - Bờ ngoài ổ mắt - Trụ gò má - hàm trên 42 (72,4) 40 (69,0) 23 (40,0) 14 (24,1) Gãy GM-CT 1 bên 51 (87,9) Gãy GM-CT 2 bên 7 (12,1) Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016 4 - Cung tiếp - Bờ dưới ổ mắt - Bờ ngoài ổ mắt - Trụ xương gò má 39 (67,2) 39 (67,2) 31 (53,4) 12 (20,7) Mờ xoang hàm - Hai bên - Một bên 7 (12,1) 20 (34,5) Nhận xét: Hình ảnh trên phim Xquang thường thấy là mất liên tục xương và mờ xoang hàm. Hình ảnh đường gãy cung tiếp 67,2%, bờ ngoài hốc mắt 53,4% và bờ dưới hốc mắt 67,2%. Mờ xoang hàm một bên 34,5% và hai bên 12,1%. Bảng 3.4. Kết quả điều trị Kết quả Tốt n, (%) Khá n, (%) Kém n, (%) Lúc ra viện 48 (82,8) 10 (17,2) 0 Sau 1 tháng 52 (89,7) 6 (10,3) 0 Sau 3-6 tháng 54 (93,1) 4 (6,9) 0 Nhận xét: Kết quả điều trị tốt đạt 82,8% lúc ra viện, 89,7% sau 1 tháng và 93,1% sau 3-6 tháng. Không có bệnh nhân nào xếp loại kết quả kém. 4. Bàn luận Qua nghiên cứu 58 bệnh nhân bị chấn thương gãy xương gò má cung tiếp, chúng tôi có một số bàn luận sau. - Về tuổi và giới. Trong nghiên cứu này, bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 18 và lớn tuổi nhất là 67 tuổi, trong đó có 77,6% nam, gấp 3,4 lần so với số bệnh nhân nữ. Tỉ lệ này phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi năm 2012 với tỉ lệ nam/nữ là 5/1 [1], [2], tuy nhiên thấp hơn so với nghiên cứu của Trương Mạnh Dũng là 10,2 lần, Vũ Thị Bắc Hải 11,7 lần [3], [4]. Lứa tuổi 18-39 chiếm tỷ lệ 75,9%, cao nhất trong số bệnh nhân nghiên cứu. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Trương Mạnh Dũng (76,4%), Vũ Thi Bắc Hải (79,5%), Lâm Hoài Phương (78,9%) [3], [4], [5]. Đa số các nghiên cứu đều cho rằng đây là đối tượng lao động chủ yếu và cũng là đối tượng tham gia giao thông nhiều nhất. Về nguyên nhân gây chấn thương, tai nạn giao thông chiếm tới 87,9%, trong đó tai nạn xe máy chiếm 79,3%. Kết quả này cũng phù hợp với các tác giả Lâm Hoài Phương (92,72%), Trương Mạnh Dũng (87,9%), Nguyễn Thế Dũng (87,6%), cho thấy tình trạng tai nạn giao thông và đặc biệt là tai nạn xe máy vẫn còn nhiều, điều này phản ánh tình Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016 5 trạng tham gia giao thông của nước ta, đặc biệt là việc đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông còn kém. - Về đặc điểm lâm sàng, Xquang gãy xương gò má cung tiếp Dấu hiệu lâm sàng nổi bật nhất trong nghiên cứu này là bầm tím quanh hốc mắt 67,2%, há miệng hạn chế 41,4%, lõm bẹt gò má 22,4% và có dị cảm vùng dưới ổ mắt là 17,2%. Dấu hiệu bầm tím hốc mắt phù hợp với nghiên cứu của Trương Mạnh Dũng là 67,7%, và thấp hơn kết quả của Vũ Thị Bắc Hải (90,6%). Khi thăm khám các điểm tiếp khớp của xương gò má với các xương lân cận chúng tôi nhận thấy tỷ lệ bệnh nhân có tổn thương ở bờ dưới ổ mắt (72,4%) và cung tiếp (69,0%) là hay gặp nhất và cũng là những dấu hiệu phổ biến trong chấn thương gãy xương gò má – cung tiếp, tiếp đến là ở bờ ngoài ổ mắt 40,0% và trụ gò má xương hàm trên 24,1%. Đánh giá trên phim xquang chúng tôi nhận thấy hình ảnh tổn thương hay gặp nhất là gãy bờ dưới ổ mắt và gãy cung tiếp (67,2%), bờ ngoài ổ mắt (53,4%), tổn thương phối hợp xoang hàm một bên chiếm 34,5%, các trường hợp tổn thương xoang hàm 2 bên thường là những trường hợp nặng, bệnh nhân có chấn thương phối hợp gãy xương hàm hoặc chấn thương sọ não. Hình ảnh Xquang trên phim chụp cũng phản ánh khá chính xác và phù hợp với những tổn thương khi thăm khám trên lâm sàng. - Phân loại tổn thương: Tổn thương gò má cung tiếp thường ở một bên chiếm 87,9%, tổn thương hai bên là 12,1%, tỷ lệ này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Danh Toản lần lượt là 94,7% và 5,3%, những trường hợp chấn thương gò má hai bên thường là những chấn thương nặng, phối hợp với các tổn thương khác [7]. Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng như các nghiên cứu của Nguyễn Danh Toản, Trương Mạnh Dũng,100% bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp cố định xương gãy bằng nẹp vít. Phẫu thuật kết hợp xương gò má bằng nẹp vít hiện nay là phương pháp hiện đại, được sử dụng như là phương tiện cố định chủ yếu trong chấn thương hàm mặt, có khả năng cố định vững chắc và hạn chế những tai biến có thể sảy ra trong phẫu thuật so với phương pháp cố định trước đây. - Kết quả điều trị Để đánh giá kết quả điều trị, chúng tôi đánh giá tại ba thời điểm sớm (ngay khi ra viện) và muộn (sau 1 tháng và 3-6 tháng) theo bảng tiêu chí đánh giá, chúng tôi nhận thấy: 100% các trường hợp được phẫu thuật đều cho kết quả tốt và khá. Cụ thể, kết quả điều trị tốt đạt 82,8% lúc ra viện, 89,7% sau 1 tháng và 93,1% sau 3-6 tháng. Không có bệnh nhân nào xếp loại kết quả kém. Thời điểm lúc ra viện do tình trạng vết mổ còn phù nề, bầm tím nên việc đánh giá chưa mang tính khách quan, khi đánh giá lại sau 1 tháng ra viện chúng tôi thấy chỉ còn 5 trường hợp còn lại đạt kết quả khá. Kết quả khá thường gặp ở những bệnh nhân có tổn thương phức tạp gãy gò má kết hợp với xương hàm trên và gãy gò má cung tiếp 2 bên, tổn thương phức tạp và gãy nát xương nhiều. Kết quả này cũng phù hợp với một số nghiên cứu khác của các tác giả như: Đinh Quốc Thắng (90,4% tốt), Nguyễn Danh Toản (100% tốt) [6], [7]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bắc Hải cho thấy kết quả điều trị tốt là 81% sau 3-6 tháng, trong đó, các trường hợp điều trị bằng nẹp vít cho kết quả tốt 100%, các phương pháp cố định khác như chỉ thép, sond Foley cho kết quả tốt là trên 70% [4]. Kết luận Qua nghiên cứu 58 bệnh nhân gãy xương gò má cung tiếp tại Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên trong năm 2015, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016 6 - Đặc điểm chung: Nam giới 77,6%, tỉ lệ nam/nữ là 3,4, trong đó chủ yếu là đối tượng18-39 tuổi chiếm 75,9%, nhóm tuổi 40-60 chiếm 19%, trên 60 là 5,1%. Nguyên nhân do tai nạn giao thông 87,9%, trong đó 79,3% là do tai nạn xe máy. - Dấu hiệu lâm sàng thường gặp lần lượt là bầm tím hốc mắt 67,2%, há miệng hạn chế 41,4%, lõm bẹt gò má 22,4% và có dị cảm vùng dưới ổ mắt là 17,2%. Điểm đau chói và mất liên tục xương tại bờ dưới ổ mắt 72,4%, cung tiếp 69,0%, bờ ngoài ổ mắt 40,0% và trụ gò má xương hàm trên 24,1%. Trong đó, 87,9% chấn thương gãy xương gò má cung tiếp một bên. - Hình ảnh Xquang phù hợp với dấu hiệu thăm khám lâm sàng. Hình ảnh đường gãy bờ dưới hốc mắt 67,2%, cung tiếp 67,2%, bờ ngoài hốc mắt 53,4% và. Mờ xoang hàm một bên 34,5% và hai bên 12,1%. - Trong 58 bệnh nhân nghiên cứu được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít. Kết quả điều trị tốt đạt 82,8% lúc ra viện, 89,7% sau 1 tháng và 93,1% sau 3-6 tháng. Không có bệnh nhân nào xếp loại kết quả kém. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Tiến Công, (2012), “NC đặc điểm lâm sàng, Xquang và kết quả điều trị gãy khối xương tầng giữa mặt tại BVĐKTW Thái Nguyên”, Tạp chí KH-CN ĐH Thái Nguyên, tập 89, (01)/1, tr. 249-256. 2. Lê Thanh Huyền, Hoàng Tiến Công, (2012), “Tình hình chấn thương vùng hàm mặt được điều trị tại BVĐKTWTN năm 2011”, Tạp chí KH-CN ĐH Thái Nguyên, tập 89, (01)/1, tr. 283-288. 3. Trương Mạnh Dũng (2002), “Nghiên cứu lâm sàng và điều trị gãy xương gò má cung tiếp”, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại Học Y Hà Nội, trang 52-110. 4. Vũ Thị Bắc Hải (2002), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị gãy xương gò má cung tiếp tại bệnh viện Trung Ương Huế”, Tạp chí YH Việt Nam, trang 44-48. 5. Lâm Hoài Phương (1997), “ Kỹ thuật điều trị tạo hình trong chấn thương và di chứng gãy cung tiếp gò má”, Kỷ yếu công trình NCKH Răng Hàm Mặt, TP HCM, tr. 73-80. 6. Đinh Quốc Thắng (2014), “Nhận xét kết quả điều trị phẫu thuật kết hợp xương vùng hàm mặt tại Bệnh viện ĐK tỉnh Hòa Bình”, Tạp chí nha khoa số 1/2014, tr. 34-41. 7. Nguyễn Danh Toản (2010), “Nhận xét đặc điểm lâm sàng, Xquang và kết quả điều trị gãy xương gò má cung tiếp bằng nẹp vít tự tiêu”, luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại Học Y Hà Nội. CLINICAL STUDY OF THE RESULTS OF THE TREATMENT OF ZYGOMATICOMAXILLARY FRACTURE AT THAI NGUYEN CENTRAL GENERAL HOSPITAL. SUMMARY Research clinical features, X-ray and treatment outcomes in 58 patients with fractured Malarbone and Zygomatic arch surgery at Thai Nguyen central general Hospital 2015. Results: 45 men (77,6%), aged 18-39 accounted for 75,9%, mainly caused by traffic accidents 87,9%, 79,3% of which was due to a motorbike accident. Common clinical signs respectively 67,2% bruised eye Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016 7 sockets, mouth open limit 41,4%; 22,4% concave flat cheekbones and paresthesia under orbital region is 17,2%. X-ray image consistent with the clinical examination, including the lower edge the eye sockets 67,2%, Zygomatic arch fractures to 67,2%, and orbital outer edge 53,4%. Fuzzy maxillary sinus oneside 34,5% and both sides of 12,1%. Overall 58 patients received combined bone surgical with miniplates and screws. Results achieved fairly good 82,8% at hospital discharge, 89,7% and 93,1% after 1 month and 3-6 months. No patients classified as unfavorable results. Keywords: Fractures, injury, zygomatic, malarbone, surgery. *TS. Hoàng Tiến Công, BS. Vũ Ngọc Tú: khoa RHM, trường ĐHYD Thái Nguyên **Ths. Nguyễn Trí Khang : khoa RHM, BVĐKTƯ Thái Nguyên Chịu trách nhiệm chính: Hoàng Tiến Công. Email: conghoangt60@gmail.com. Tel: 0913351248
File đính kèm:
- danh_gia_ket_qua_dieu_tri_phau_thuat_gay_xuong_go_ma_tai_kho.pdf