Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật cắt amiđan và nạo V.A. đồng thời ở trẻ em

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật cắt amiđan và nạo V.A. đồng thời ở trẻ em.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 82 bệnh nhân được cắt amiđan và nạo V.A. đồng thời từ

tháng 4/2016 đến tháng 5/2017. Phương pháp nghiên cứu mô tả, tiến cứu và có can thiệp lâm sàng. Kết

quả: Thời gian phẫu thuật trung bình là 19,2 ± 4,2 phút. Lượng máu mất khi phẫu thuật trung bình là 38,2 ±

4,1 ml. Mức độ đau ngày đầu sau phẫu thuật trung bình là 5,2 ± 1,1 điểm. Tỷ lệ giảm của các triệu chứng cơ

năng sau phẫu thuật 3 tháng so với trước phẫu thuật: đau họng tái phát 91,2%, sốt tái phát 93,1%, chảy mũi

87,8%, nghẹt mũi 88,9%, ngủ ngáy 92,3%, nuốt vướng 88,0%. Sau phẫu thuật 73,2% người nhà rất hài lòng,

26,8% hài lòng với kết quả điều trị. Kết luận: Phẫu thuật cắt amiđan và nạo V.A. đồng thời giúp tiết kiệm chi

phí phẫu thuật, tiết kiệm thời gian, cải thiện triệu chứng lâm sàng tốt hơn và mức độ đau tương đương với

cắt amiđan đơn thuần.

pdf 6 trang kimcuc 6420
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật cắt amiđan và nạo V.A. đồng thời ở trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật cắt amiđan và nạo V.A. đồng thời ở trẻ em

Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật cắt amiđan và nạo V.A. đồng thời ở trẻ em
207
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 5 - tháng 11/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Trung Nghĩa, email: nguyentrungnghia.huemed@gmail.com
Ngày nhận bài: 5/10/2017; Ngày đồng ý đăng: 8/11/2017; Ngày xuất bản: 16/11/2017
ĐáNH GIá KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT CẮT AMIĐAN 
VÀ NẠO V.A. ĐỒNG THỜI Ở TRẺ EM
Lê Thanh Thái, Nguyễn Thị Ngọc Khanh, Nguyễn Trung Nghĩa
Bộ môn Tai Mũi Họng, Trường Đại học Y Dược Huế - Đại học Huế
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật cắt amiđan và nạo V.A. đồng thời ở trẻ em. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 82 bệnh nhân được cắt amiđan và nạo V.A. đồng thời từ 
tháng 4/2016 đến tháng 5/2017. Phương pháp nghiên cứu mô tả, tiến cứu và có can thiệp lâm sàng. Kết 
quả: Thời gian phẫu thuật trung bình là 19,2 ± 4,2 phút. Lượng máu mất khi phẫu thuật trung bình là 38,2 ± 
4,1 ml. Mức độ đau ngày đầu sau phẫu thuật trung bình là 5,2 ± 1,1 điểm. Tỷ lệ giảm của các triệu chứng cơ 
năng sau phẫu thuật 3 tháng so với trước phẫu thuật: đau họng tái phát 91,2%, sốt tái phát 93,1%, chảy mũi 
87,8%, nghẹt mũi 88,9%, ngủ ngáy 92,3%, nuốt vướng 88,0%. Sau phẫu thuật 73,2% người nhà rất hài lòng, 
26,8% hài lòng với kết quả điều trị. Kết luận: Phẫu thuật cắt amiđan và nạo V.A. đồng thời giúp tiết kiệm chi 
phí phẫu thuật, tiết kiệm thời gian, cải thiện triệu chứng lâm sàng tốt hơn và mức độ đau tương đương với 
cắt amiđan đơn thuần.
Từ khóa: cắt amiđan, nạo V.A.
Abstract 
CONCURRENT TONSILLECTOMY AND ADENOIDECTOMY 
IN THE CHILDREN
Le Thanh Thai, Nguyen Thi Ngoc khanh, Nguyen Trung Nghia
Hue University of Medicine and Pharmacy – Hue University
Objective: To evaluate results of concurrent tonsillectomy and adenoidectomy in the children. Materials 
and Methods: 82 patients were given concurrent tonsillectomy and adenoidectomy in the children 
from 4/2016 to 5/2017, and the results were studied by descriptive, prospective and clinical methods. 
Results: Average of operating time were 19.2 ± 4.2 minutes. Blood loss during the operations averaged 
38.2 ± 4.1ml. Percent rate reduction of recurrent sore throat 96.3%, recurrent fever 89.0%, rhinorrhea 
69.5%, nasal obstruction 88.9%, snoring sleep 63.4%, swallowing 30.5%. After surgery, 73.2% of the family 
members were very satisfied, 26.8% were satisfied with the results. Conclusion: Concurrent tonsillectomy 
and adenoidectomy, this saves on surgery costs, saves time, improves clinical symptoms, and pain levels are 
comparable to simple tonsillectomy.
Key words: tonsillectomy, adenoidectomy
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lý viêm amiđan và viêm V.A. là những bệnh 
lý chiếm tỉ lệ cao ở trẻ em, đặc biệt là lứa tuổi nhà 
trẻ mẫu giáo (1 – 6 tuổi) và có thể gây nên nhiều 
biến chứng, ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần 
và thể chất của trẻ nếu không được chẩn đoán sớm 
và điều trị kịp thời. Ở trẻ em viêm amiđan và viêm 
V.A. thường song hành với nhau, và nó là bệnh lý 
Tai Mũi Họng phổ biến của Việt Nam cũng như trên 
thế giới. Hiện nay cùng với sự phát triển của khoa 
học kỹ thuật, người ta đã nghiên cứu tìm ra nhiều 
phương pháp điều trị tốt, ít biến chứng cho bệnh 
nhân. Cắt amiđan, nạo V.A. thường được tiến hành 
riêng lẻ, gần đây việc cắt amiđan và nạo V.A. đồng 
thời đã được nhiều cơ sở áp dụng, nhằm tránh phẫu 
thuật nhiều lần, trong khi tồn tại cả hai bệnh lý đồng 
thời trên một bệnh nhân. Tuy nhiên, các nghiên cứu 
đánh giá điều trị viêm amiđan và viêm V.A. được tiến 
hành một cách riêng rẽ mà chưa tìm thấy báo cáo 
nào về việc đánh giá kết quả điều trị viêm amiđan và 
viêm V.A. đồng thời trên đối tượng là trẻ em. Chính 
vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Đánh 
208
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 5 - tháng 11/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
giá kết quả điều trị phẫu thuật cắt amiđan và nạo 
V.A. đồng thời ở trẻ em”.
2. ĐốI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 82 bệnh nhân trẻ em (≤ 15 tuổi) được phẫu 
thuật cắt amiđan và nạo V.A. đồng thời tại Khoa Tai 
Mũi Họng, Bệnh viện Trung ương Huế và Khoa Tai 
Mũi Họng – Mắt – Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Trường 
Đại học Y Dược Huế từ tháng 4/2016 đến tháng 
5/2017.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp: Mô tả, tiến cứu theo dõi dọc và có 
can thiệp lâm sàng. 
Chọn mẫu nghiên cứu: Chọn mẫu ngẫu nhiên 
thuận tiện.
Các tiêu chuẩn thu nhận bệnh nhân: Các bệnh 
nhân trẻ em (≤ 15 tuổi) không phân biệt giới tính, 
có chỉ định phẫu thuật cắt amiđan và nạo V.A., các 
bệnh nhân không có bệnh lý khác kèm theo. 
Theo dõi: Theo dõi bệnh nhân sau phẫu thuật 7 
ngày và sau 3 tháng. Phương pháp phẫu thuật: Cắt 
amiđan bằng dao điện đơn cực, nạo V.A. bằng thìa 
Moure.
Các chỉ tiêu đánh giá: Giới, tuổi, triệu chứng toàn 
thân, cơ năng trước phẫu thuật, phân độ quá phát 
amiđan, V.A., chỉ định phẫu thuật cắt amiđan và nạo 
V.A., mức độ đau sau phẫu thuật, các triệu chứng 
sau 3 tháng và mức độ hài lòng của người nhà sau 
3 tháng.
Thu thập số liệu: Số liệu được thu thập bằng 
bảng câu hỏi thiết kế theo mẫu. Nguồn thu thập số 
liệu dựa trên bệnh án của bệnh nhân, quan sát ghi 
nhận trong các cuộc phẫu thuật. Theo dõi hậu phẫu 
qua tái khám 7 ngày và 3 tháng. Số liệu được xử lý 
bằng phần mềm thống kê y học Medcalc.
3. KẾT QUẢ
3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới (n=82)
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ nam là 67,1% và nữ là 32,9%
3.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi (n=82)
Nhóm tuổi (năm)
Tổng
n Tỷ lệ %
≤ 3 4 4,9
> 3 – 6 57 69,5
> 6 – 11 19 23,2
> 11 – 15 2 2,4
Tổng 82 100,0
Nhóm tuổi > 3 – 6 tuổi là chủ yếu với 69,5%, tuổi trung bình là 5,8 ± 2,1, nhỏ nhất là 2 tuổi, lớn nhất là 14 tuổi.
3.3. Triệu chứng toàn thân trước phẫu thuật
Bảng 3.2. Triệu chứng toàn thân trước phẫu thuật (n=82)
Triệu chứng toàn thân Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Sốt tái phát 73 89,0
Ngủ ngáy 52 63,4
Hay nôn khi ăn 17 20,7
Thở khụt khịt 15 18,3
Chán ăn 13 15,9
Cơn ngưng thở khi ngủ 5 6,1
Trong các triệu chứng toàn thân chiếm tỷ lệ cao nhất là sốt tái phát 89,0%.
209
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 5 - tháng 11/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
3.4. Triệu chứng cơ năng trước phẫu thuật
Bảng 3.3. Triệu chứng cơ năng trước phẫu thuật (n=82)
Triệu chứng cơ năng Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Đau họng tái phát 79 96,3
Chảy mũi 57 69,5
Nghẹt mũi 54 65,9
Nuốt vướng 25 30,5
Ho 15 18,3
Ù Tai 3 3,7
Triệu chứng đau họng tái phát chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 96,3%, chảy mũi 69,5%, nghẹt mũi 65,9%, thấp 
nhất là ù tai với 3,7%.
3.5. Phân độ quá phát V.A.
Bảng 3.4. Phân độ quá phát V.A. (n=82)
Độ quá phát V.A. Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Độ 1 3 3,6
Độ 2 45 54,9
Độ 3 30 36,6
Độ 4 4 4,9
Tổng 82 100,0
V.A. quá phát độ 2 và độ 3 chiếm chủ yếu với tỷ lệ 91,5%, V.A. quá phát độ 2 chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 
54,9%.
3.7. Phân độ quá phát amiđan
Bảng 3.5. Phân độ quá phát amiđan (n=82)
Độ quá phát amiđan Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Độ 1 1 1,2
Độ 2 27 32,9
Độ 3 45 54,9
Độ 4 9 11,0
Tổng 82 100,0
Amiđan quá phát độ 3 chiếm tỉ lệ cao nhất 54,9%, thấp nhất là độ 1 với 1,2%.
3.8. Mức độ quá phát V.A. theo độ quá phát amiđan
Bảng 3.6. Mức độ quá phát V.A. theo độ quá phát amiđan (n=82)
Phân độ
V.A. độ 1 
(%)
V.A. độ 2
(%)
V.A. độ 3
(%)
V.A. độ 4
(%)
Tổng 
(%)
Amiđan độ 1
0
(0,0)
0
(0,0)
1
(100,0)
0
(0,0)
1
(100,0)
Amiđan độ 2
1
(3,7)
14 
(51,9)
11 
(40,7)
1
(3,7)
27
(100,0)
Amiđan độ 3
2
(4,4)
25
(55,6)
15 
(33,3)
3
(6,7)
45
(100,0)
Amiđan độ 4
0
(0,0)
6
(66,7)
3
(33,3)
0
(0,0)
9
(100,0)
Tổng 3 45 30 4 82
210
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 5 - tháng 11/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
V.A. quá phát gặp nhiều nhất ở trẻ có amiđan độ 3 với 54,9%, ít nhất ở trẻ có amiđan độ 1 là 1,2%. Amiđan 
quá phát độ 3 kèm V.A. quá phát độ 2 có tỷ lệ nhiều nhất với 25/82 trường hợp (chiếm tỷ lệ 30,5%). Không có sự liên 
quan giữa mức độ quá phát V.A. và mức độ quá phát amiđan (với p > 0,05).
3.9. Chỉ định cắt amiđan và nạo V.A.
Bảng 3.7. Chỉ định cắt amiđan và nạo V.A. (n=82)
Chỉ định cắt amiđan và nạo V.A. Số BN Tỷ lệ %
Viêm V.A. tái đi tái lại nhiều lần trong năm 
≥ 4 lần/năm
75 91,5
V.A. quá phát gây bít tắc cửa mũi sau, cản 
trở hô hấp, ảnh hưởng chức năng tai
35 42,7
V.A. gây biến chứng gần và xa 35 42,7
Viêm amiđan đợt cấp tái đi tái lại nhiều lần 
≥ 4 lần/năm
79 96,3
Viêm amiđan mạn tính gây các biến chứng 
gần (viêm thanh khí phế quản, viêm mũi, 
viêm tai giữa)
15 18,3
Chỉ định cắt amiđan và nạo V.A. chiếm tỷ lệ cao nhất là viêm đợt cấp tái đi tái lại nhiều lần ( V.A. là 91,5% 
và amiđan là 96,3%).
3.10. Đặc điểm quá trình phẫu thuật và mức độ đau sau phẫu thuật
Thời gian phẫu thuật trung bình là 19,2 ± 4,2 phút. Lượng máu mất khi phẫu thuật trung bình là 38,2 
± 4,1 ml. Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thời gian phẫu thuật và lượng máu mất khi 
phẫu thuật (p > 0,05).
Bảng 3.8. Mức độ đau sau phẫu thuật (n=82)
Mức độ đau trung bình
Ngày đầu sau phẫu 
thuật
Sau 7 ngày phẫu thuật p
X ± SD 5,2 ± 1,1 1,9 ± 1,3 p < 0,05
Mức độ đau trung bình ngày đầu sau phẫu thuật là 5,2 ± 1,1, sau 7 ngày phẫu thuật là 1,9 ± 1,3. Sự giảm 
mức độ đau giữa ngày đầu và 7 ngày sau phẫu thuật có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
3.11. Đánh giá kết quả triệu chứng sau phẫu thuật 3 tháng
Bảng 3.9. So sánh triệu chứng trước và sau phẫu thuật (n=82)
Triệu chứng
Trước phẫu thuật Sau phẫu thuật
n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %
Đau họng tái phát 79 96,3% 7 8,5%
Sốt tái phát 73 89,0% 5 6,1%
Chảy mũi 57 69,5% 7 8,5%
Nghẹt mũi 54 65,9% 6 7,3%
Ngủ ngáy 52 63,4% 4 4,9%
Nuốt vướng 25 30,5% 3 3,7%
Sau phẫu thuật 3 tháng các triệu chứng giảm rõ: Giảm đau họng tái phát là 72/79 case, tỷ lệ 91,2%, giảm 
sốt tái phát 68/73 case, tỷ lệ 93,1%, giảm chảy mũi 50/57 case, tỷ lệ 87,8%, giảm nghẹt mũi 48/54 case, tỷ lệ 
88,9%, giảm ngủ ngáy 48/52 case, tỷ lệ 92,3%, giảm nuốt vướng 22/25 case, tỷ lệ 88,0%, các triệu chứng này 
giảm có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. 
211
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 5 - tháng 11/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
3.12. Mức độ hài lòng của người nhà bệnh nhân sau 3 tháng phẫu thuật 
Bảng 3.10. Mức độ hài lòng của người nhà bệnh nhân sau 3 tháng phẫu thuật
Mức độ hài lòng n Tỷ lệ %
Rất hài lòng 60 73,2
Hài lòng 22 26,8
Không hài lòng 0 0,0%
Tổng 82 100,0%
Sau phẫu thuật 73,2% người nhà rất hài lòng, 26,8% hài lòng với kết quả điều trị, không có trường hợp 
nào là không hài lòng.
4. BÀN LUẬN
4.1. Về phân bố tuổi và giới
Bệnh lý viêm amiđan phối hợp viêm V.A. rất phổ 
biến ở trẻ em, nhiều nhất ở nhóm tuổi nhà trẻ mẫu 
giáo, từ 3 đến 6 tuổi (chiếm 69,5%), đây là nhóm tuổi 
hoàn thiện hệ thống miễn dịch. Nhóm tuổi này V.A., 
amiđan phát triển, hoạt động mạnh nhất và thường 
gây bệnh. Nhóm từ > 6 – 11 tuổi chiếm tỷ lệ 23,2%, 
nhóm > 11 – 15 tuổi chiếm tỷ lệ 2,4%, là nhóm tuổi 
hệ thống miễn dịch hoàn thiện, V.A. bắt đầu teo nhỏ 
đi, sự viêm nhiễm V.A. và amiđan cũng ít đi.
4.2. Về triệu chứng toàn thân và cơ năng trước 
phẫu thuật
Trong nghiên cứu của chúng tôi: đau họng tái 
phát 96,3%, sốt tái phát 89,0%, chảy mũi 69,5%, 
nghẹt mũi 65,9%, ngủ ngáy 63,4%. Kết quả này phù 
hợp với nghiên cứu của Đặng Duy Nam (2015) với 
đau họng tái phát là 93,4%. Kết quả của chúng tôi có 
khác hơn so với tác giả. Phạm Đình Nguyên: nghẹt 
mũi (91,8%), ngủ ngáy (72,1%), chảy mũi (68,9%). Sự 
khác nhau có lẽ do các tác giả này chỉ nghiên cứu 
trên bệnh nhân viêm V.A. hoặc viêm amiđan đơn 
thuần. 
Sốt tái phát gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời 
sống của trẻ, là nguyên nhân chính khiến người nhà 
đưa trẻ đến khám và điều trị. Trong nghiên cứu của 
chúng tôi, qua quá trình thu thập số liệu chúng tôi 
thấy đa số cha mẹ không quan sát và đánh giá được 
dấu hiệu cơn ngưng thở khi ngủ, điều này do dân 
trí của chúng ta chưa cao, chỉ quan sát, chú ý được 
những dấu hiệu dễ phát hiện như ngủ ngáy, chảy 
mũi, nghẹt mũi Nghiên cứu của chúng tôi và các 
tác giả khác cho thấy viêm V.A. và viêm amiđan mạn 
tính gây sốt tái phát, ngủ ngáy ảnh hưởng đến chất 
lượng cuộc sống, sự phát triển về thể chất và tinh 
thần của trẻ. Hiện nay những trường hợp viêm V.A. 
và viêm amiđan quá phát gây hội chứng ngưng thở 
khi ngủ tuy gặp với tần suất ít nhưng cũng được các 
nhà Tai Mũi Họng quan tâm, cần chẩn đoán và điều 
trị sớm để phòng ngừa các biến chứng về tinh thần 
và thể chất cho bệnh nhân.
4.3. Về đặc điểm quá trình phẫu thuật và mức 
độ đau sau phẫu thuật
Nghiên cứu của chúng tôi có thời gian cắt amiđan 
và nạo V.A. đồng thời trung bình là 19,2 ± 2,83 phút. 
Lượng máu mất khi phẫu thuật trung bình là 38,2 ± 
4,1ml. Theo nghiên cứu của Trần Anh Tuấn (2010) 
(với nhóm nạo V.A. bằng La Force mù) lượng máu 
mất trung bình là 36,94 ± 6,43 ml, thời gian phẫu 
thuật trung bình là 6,58 ± 1,43 phút. 
Nghiên cứu của Shehata (2005), với nạo bằng 
thìa Moure, lượng máu mất trung bình là 34,33 ± 
15,08 ml, thời gian phẫu thuật trung bình là 9,1 ± 
1,74 phút. Lượng máu mất theo nghiên cứu của 
chúng tôi là tương đương với các nghiên cứu trên 
mặc dù thực hiện cắt amiđan và nạo V.A. đồng thời. 
Tuy nhiên thời gian phẫu thuật đương nhiên là dài 
hơn.
Mức độ đau trung bình ngày đầu sau phẫu thuật 
là 5,2 ± 1,1 điểm. Tương đồng với nghiên cứu của 
Nghiên cứu của Aksoy F (2010) mức độ đau ngày 
đầu sau phẫu thuật (với nhóm cắt amiđan bằng 
Monopolar) là 5,46 ± 2,34.
4.4. Về kết quả đánh giá sau 3 tháng và mức độ 
hài lòng sau phẫu thuật
Theo nghiên cứu của chúng tôi, triệu chứng lâm 
sàng sau phẫu thuật giảm rõ và có ý nghĩa thống kê 
p < 0,01. Tỷ lệ đau họng tái phát giảm là 91,2%, tỷ 
lệ sốt tái phát giảm là 93,1%, tỷ lệ chảy mũi giảm 
87,8%, tỷ lệ nghẹt mũi giảm là 88,9%, tỷ lệ ngủ ngáy 
giảm là 92,3%, tỷ lệ nuốt vướng giảm là 88,0%. 
Cao hơn kết quả nghiên cứu của Quách Ngọc Minh 
giảm nghẹt mũi (82%), giảm chảy mũi (78%), hết 
ngáy (78,9%). Phẫu thuật đã giải quyết khối V.A. và 
amiđan, yếu tố gây viêm nhiễm và tắc nghẽn mũi 
họng cho bệnh nhân, nên có sự cải thiện rõ về triệu 
chứng cho bệnh nhân. Vì vậy nhận được sự hài lòng 
cao của người nhà bệnh nhân với tỷ lệ rất hài lòng 
và hài lòng là 100%. Theo nghiên cứu của Stanislaw 
(2000) với nhóm nạo V.A. bằng curette tỷ lệ rất hài 
lòng là 79,4%, hài lòng là 20,6%, không có trường 
hợp nào không hài lòng.
212
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 5 - tháng 11/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
5. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 82 bệnh nhân được cắt amiđan 
và nạo V.A. đồng thời ở trẻ em tại Khoa Tai Mũi 
Họng, Bệnh viện Trung ương Huế và Khoa Tai Mũi 
Họng – Mắt – Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Trường Đại 
học Y Dược Huế từ tháng 4/2016 đến tháng 5/2017. 
Chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
Triệu chứng toàn thân thường gặp: Sốt tái phát 
89,0%, ngủ ngáy 63,4%. Triệu chứng cơ năng thường 
gặp: Đau họng tái phát 96,7%, chảy mũi 69,5%, 
nghẹt mũi 65,9%. Thời gian phẫu thuật trung bình 
là 19,2 ± 4,2 phút. Lượng máu mất khi phẫu thuật 
trung bình là 38,2 ± 4,1 ml. Mức độ đau ngày đầu 
sau phẫu thuật trung bình là 5,2 ± 1,1 điểm, sau 7 
ngày là 1,9 ± 1,3 điểm. Các triệu chứng lâm sàng 
sau phẫu thuật giảm: Đau họng tái phát (96,3% - 
còn 8,5%), sốt tái phát (89,0% - còn 6,1%), chảy mũi 
(69,5% - còn 8,5%), nghẹt mũi (65,9% - còn 7,35%), 
ngủ ngáy (63,4% - còn 4,9%). Mức độ hài lòng của 
người nhà bệnh nhân nhóm rất hài lòng chiếm tỷ 
lệ cao nhất 73,2%, hài lòng với 26,8% và không có 
trường hợp nào là không hài lòng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quách Ngọc Minh (2009), “So sánh đánh giá kết 
quả nạo VA dưới nội soi với phương pháp nạo VA kinh 
điển”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 13, Phụ 
bản số 1, tr. 234-238.
2. Đặng Duy Nam (2015), So sánh kết quả điều trị cắt 
amiđan bằng bóc tách với dao điện đơn cực, Luận văn 
Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
3. Phạm Đình Nguyên, Nhan Trừng Sơn, Đặng Hoàng 
Sơn (2009), “Khảo sát một số trường hợp nạo VA ở trẻ em 
bằng Coblation tại Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Nhi Đồng 
1 từ 10/2007 đến 7/2008”, Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 
số 13, phụ bản 1, tr. 190-193.
4. Nguyễn Anh Tuấn (2013), “Đánh giá hiệu quả nạo 
VA trong điều trị ngưng thở lúc ngủ và ngáy ở trẻ em”, Tạp 
chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 17, Phụ bản của số 
1, tr. 45-49.
5. Aksoy F. et al. (2010), “Comparison of radiofrequency 
and monopolar electrocautery tonsillectomy”, J Laryngol 
otol, 124(2), pp. 180-184.
6. Shehata E. M. et al. (2005), «Telescopic-assisted 
radiofrequency adenoidectomy: a prospective randomized 
controlled trial», Laryngoscope, 115(1), pp. 162-166.
7. Stanislaw P.Jr., Koltai P.J., Feustel P.J. (2000), 
“Comparison of power-assisted adenoidectomy vs 
adenoid curette adenoidectomy”, Arch otolaryngol Head 
Neck Surg, 126(7), pp. 845-849.

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_ket_qua_dieu_tri_phau_thuat_cat_amidan_va_nao_v_a_d.pdf