Đánh giá kết quả điều trị hội chứng ngủ ngáy ở trẻ em có viêm V.A và hoặc viêm amiđan mạn tính quá phát bằng phẫu thuật

Điều trị ngủ ngáy ở trẻ em cần phải điều trị nguyên nhân. Viêm V.A. và viêm amiđan quá phát

chiếm tỷ lệ khá cao gây nên hội chứng ngủ ngáy ở trẻ em. Việc điều trị bằng phẫu thuật nạo V.A. và cắt amiđan

thường được chỉ định. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả, có can thiệp lâm sàng. Đối tượng nghiên

cứu là 49 bệnh nhân ngủ ngáy được phẫu thuật nạo V.A. và hoặc cắt amiđan. Kết quả điều trị được đánh giá

khi ra viện và sau 3 tháng. Kết quả: Triệu chứng hay gặp là: ngủ ngáy chiếm (100%), thở khụt khịt chiếm (98%),

đau họng tái phát chiếm (67,3%), chảy mũi chiếm (59,2%), nghẹt mũi, ho chiếm (49%). Độ ngủ ngáy hay gặp

nhất là độ 2 chiếm (44,9%). V.A. quá phát độ 2 chiếm (72,4%), có mối liên quan giữa độ quá phát V.A. và độ

ngủ ngáy. Amiđan quá phát độ 3 chiếm (60,6%), có mối liên quan giữa độ quá phát amiđan và độ ngủ ngáy.

Sau 3 tháng chiếm (93,9%) bệnh nhân hết ngủ ngáy. Người nhà bệnh nhân hài lòng với kết quả phẫu thuật

chiếm (100%). Kết luận: Điều trị ngủ ngáy bằng phẫu thuật nạo V.A. và hoặc cắt amiđan đạt kết quả tốt là

93,9% sau 3 tháng.

pdf 6 trang kimcuc 2020
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá kết quả điều trị hội chứng ngủ ngáy ở trẻ em có viêm V.A và hoặc viêm amiđan mạn tính quá phát bằng phẫu thuật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá kết quả điều trị hội chứng ngủ ngáy ở trẻ em có viêm V.A và hoặc viêm amiđan mạn tính quá phát bằng phẫu thuật

Đánh giá kết quả điều trị hội chứng ngủ ngáy ở trẻ em có viêm V.A và hoặc viêm amiđan mạn tính quá phát bằng phẫu thuật
172
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
- Địa chỉ liên hệ: Thái Bình, email: thaibinh.1301@gmail.com 
- Ngày nhận bài: 16/10/2018; Ngày đồng ý đăng: 8/11/2018, Ngày xuất bản: 17/11/2018
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG NGỦ NGÁY Ở TRẺ EM 
CÓ VIÊM V.A. VÀ HOẶC VIÊM AMIĐAN MẠN TÍNH QUÁ PHÁT 
BẰNG PHẪU THUẬT
Lê Thanh Thái, Phan Văn Dưng, Thái Bình
Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
Tóm tắt
Mục tiêu: Điều trị ngủ ngáy ở trẻ em cần phải điều trị nguyên nhân. Viêm V.A. và viêm amiđan quá phát 
chiếm tỷ lệ khá cao gây nên hội chứng ngủ ngáy ở trẻ em. Việc điều trị bằng phẫu thuật nạo V.A. và cắt amiđan 
thường được chỉ định. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả, có can thiệp lâm sàng. Đối tượng nghiên 
cứu là 49 bệnh nhân ngủ ngáy được phẫu thuật nạo V.A. và hoặc cắt amiđan. Kết quả điều trị được đánh giá 
khi ra viện và sau 3 tháng. Kết quả: Triệu chứng hay gặp là: ngủ ngáy chiếm (100%), thở khụt khịt chiếm (98%), 
đau họng tái phát chiếm (67,3%), chảy mũi chiếm (59,2%), nghẹt mũi, ho chiếm (49%). Độ ngủ ngáy hay gặp 
nhất là độ 2 chiếm (44,9%). V.A. quá phát độ 2 chiếm (72,4%), có mối liên quan giữa độ quá phát V.A. và độ 
ngủ ngáy. Amiđan quá phát độ 3 chiếm (60,6%), có mối liên quan giữa độ quá phát amiđan và độ ngủ ngáy. 
Sau 3 tháng chiếm (93,9%) bệnh nhân hết ngủ ngáy. Người nhà bệnh nhân hài lòng với kết quả phẫu thuật 
chiếm (100%). Kết luận: Điều trị ngủ ngáy bằng phẫu thuật nạo V.A. và hoặc cắt amiđan đạt kết quả tốt là 
93,9% sau 3 tháng.
Từ khóa: Ngủ ngáy, độ ngủ ngáy, độ quá phát V.A., độ quá phát amiđan, nạo V.A., cắt amiđan.
Abstract 
EVALUATE THE RESULTS OF SNORING BY ADENOTONSILLECTOMY
Le Thanh Thai, Phan Van Dung, Thai Binh
 Hue University of Medicine and Pharmacy, Hue University
Aims: To study outcomes of snoring by adenotonsillectomy, expecting least equipments, good result, price 
rationalization. Methods: Prospective, intervention. Including 49 patients treated by adenotonsillectomy. 
Assessment had been made after 3 months post-op. Results: The common symtoms are snoring (100%), sniff 
breath (98%), sore throat (67.3%), rhinorrhea (59.2%), nasal obstruction, cough (49%). There are 49 patients 
with snoring, mostly over grade II (44.9%). Adenoid hypertrophy mostly is grade II and tonsil hypertrophy is 
grade III. After 3 months, the grade of snoring presented good or great results in (93.9%) of patients. VAS: 
patient’s contentment was (100%). Conclusions: The study showed that adenotonsillectomy presented good 
result are (93.9%) after 3 months.
Key words: snoring, snoring grade, adenoid hypertrophy, tonsil hypertrophy, adenotonsillectomy.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngáy là biểu hiện đầu tiên và thường gặp của rối 
loạn giấc ngủ. Ở các nước phát triển ngáy là một vấn 
nạn. Có tới 30% trường hợp ngáy có ngưng thở lúc 
ngủ. Khi người ngủ hít thở một luồng không khí vào 
bị xoáy và tắc một phần, kết quả là âm thanh được 
tạo ra từ dao động của các phần mô lỏng lẽo, chùng 
dãn ở vùng họng, người ta gọi đó là ngáy [3].
Rối loạn thở khi ngủ ở trẻ em bao gồm ngủ ngáy và 
ngưng thở lúc ngủ. Trong dân số tỉ lệ trẻ em ngủ ngáy 
3% - 12%, trong khi hội chứng ngưng thở khi ngủ do 
tắc nghẽn chiếm tỉ lệ khoảng 1% - 4% [2], [3]. Nguyên 
nhân phổ biến nhất của ngủ ngáy và ngưng thở lúc 
ngủ ở trẻ em thường là V.A. và amiđan quá phát [4], 
[5], [6]. Để điều trị ngủ ngáy ở trẻ em chúng ta cần 
phải điều trị nguyên nhân. Viêm V.A. và viêm amiđan 
quá phát chiếm tỷ lệ khá cao gây nên hội chứng ngủ 
ngáy ở trẻ em. Việc điều trị bằng phẫu thuật nạo V.A. 
và cắt amiđan thường được chỉ định [2].
Từ thực tế đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề 
tài: “Đánh giá kết quả điều trị hội chứng ngủ ngáy 
ở trẻ em có viêm V.A. và hoặc viêm amiđan mạn 
tính quá phát bằng phẫu thuật” với 2 mục tiêu sau:
1. Xác định đặc điểm lâm sàng ở trẻ em có viêm V.A. 
173
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
và hoặc viêm amiđan mạn tính quá phát có ngủ ngáy.
2. Đánh giá kết quả điều trị hội chứng ngủ ngáy 
ở trẻ em bằng phẫu thuật nạo V.A. và hoặc cắt 
amiđan.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm 49 bệnh nhân ngủ ngáy có viêm V.A. và 
hoặc viêm amiđan được phẫu thuật từ tháng 3 năm 
2017 đến tháng 6 năm 2018, tại Khoa Tai Mũi Họng 
- Mắt - Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Trường Đại học Y 
Dược Huế.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Mô tả, tiến cứu, có can thiệp lâm sàng.
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh
Những bệnh nhân ≤ 15 tuổi được chẩn đoán có 
tiền sử viêm V.A. và hoặc viêm amiđan mạn tính quá 
phát, ghi âm có tiếng ngáy hoặc người nhà khai bệnh 
nhân có ngủ ngáy.
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân mắc bệnh toàn thân không thể phẫu 
thuật.
- Bệnh nhân không tái khám sau 3 tháng.
2.3. Cách tiến hành
Tiến hành nghiên cứu theo các bước từ khi bệnh 
nhân đến khám nhập viện, chẩn đoán và điều trị 
phẫu thuật cho đến khi bệnh nhân ra viện và 3 tháng 
được tiến hành theo các bước như sau:
- Ghi nhận phần hành chính.
- Hỏi bệnh: Lý do vào viện, bệnh sử, tiền sử.
- Khám: Ghi nhận các triệu chứng toàn thân, cơ 
năng và thực thể.
- Chẩn đoán: Mức độ viêm V.A. và hoặc viêm 
amiđan mạn tính quá phát gây biến chứng ngủ ngáy, 
phân độ ngủ ngáy theo ESS.
- Chọn bệnh nhân phù hợp vào nhóm nghiên cứu.
- Đánh giá trước phẫu thuật: Khám lâm sàng, 
đánh giá chỉ định, kiểm tra các kết quả các xét 
nghiệm tiền phẫu bình thường.
- Thực hiện phẫu thuật nạo V.A và hoặc cắt 
amiđan. 
- Theo dõi hậu phẫu, ghi nhận các triệu chứng 
lâm sàng và các biến chứng xảy ra trong thời gian 
nằm viện.
- Hướng dẫn bệnh nhân xuất viện và hẹn tái 
khám.
2.4. Phương tiện nghiên cứu
- Bộ khám TMH thông thường.
- Bộ nội soi mềm hoặc bộ nội soi cứng.
- Bộ dụng cụ phẫu thuật cắt amiđan, nạo V.A.
- Máy ghi âm ghi tiếng ngáy, máy chụp ảnh kỹ 
thuật số (điện thoại di động).
2.5. Xử lý số liệu
- Số liệu nghiên cứu được xử lý bằng các thuật 
toán thống kê y học.
- Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 20.0.
3. KẾT QUẢ
Nghiên cứu được thực hiện trên 49 bệnh nhân (31 nam, 18 nữ), chủ yếu thuộc nhóm tuổi >6-11. Thời gian 
nằm viện trung bình là 3 ngày. Đánh giá kết quả điều trị với 49 bệnh nhân tái khám sau 3 tháng.
3.1. Xác định đặc điểm lâm sàng ở trẻ em có viêm V.A. và hoặc viêm amiđan mạn tính quá phát có ngủ 
ngáy
3.1.1. Triệu chứng cơ năng
Bảng 1. Triệu chứng cơ năng trước phẫu thuật (n=49)
Triệu chứng Số bệnh nhân Tỉ lệ (%)
Ngủ ngáy 49 100,0
Thở khụt khịt 48 98,0
Đau họng tái phát 33 67,3
Chảy mũi 29 59,2
Ho 24 49,0
Nghẹt mũi 21 49,2
Ngưng thở khi ngủ 9 18,4
Nhận xét: Triệu chứng khi vào viện chiếm tỷ lệ cao nhất là ngủ ngáy 100%, sau đó là thở khụt khịt 98%.
174
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
3.1.2. Mức độ ngáy trước mổ theo ESS
Bảng 2. Mức độ ngáy trước mổ theo bảng câu hỏi ESS (n=49)
Mức độ ngáy Số bệnh nhân Tỉ lệ (%)
Độ 0 0 0,0
Độ 1 11 22,4
Độ 2 22 44,9
Độ 3 16 32,7
Tổng số 49 100,0
Nhận xét: Đa số bệnh nhân có ngủ ngáy độ 2 (44,9%), ngủ ngáy độ 3 (32,7%).
3.1.3. Triệu chứng thực thể
Bảng 3. Phân độ quá phát V.A. (n=29)
Độ quá phát V.A. Số bệnh nhân Tỉ lệ (%)
Độ 1 0 0,0
Độ 2 21 72,4
Độ 3 8 27,6
Độ 4 0 0,0
Tổng 29 100
Nhận xét: Trong số 49 bệnh nhân vào viện thì có 29 bệnh nhân có V.A. quá phát, trong đó V.A. quá phát 
độ 2 chiếm tỷ lệ cao nhất với 72,4%.
Bảng 4. Phân độ quá phát amiđan (n=33)
Độ quá phát Amiđan Số bệnh nhân Tỉ lệ (%)
Độ 1 5 15,2
Độ 2 15 45,5
Độ 3 11 33,3
Độ 4 2 6,1
Tổng 33 100
Nhận xét: Có 33/49 bệnh nhân vào viện có amiđan quá phát, amiđan quá phát độ 2 chiếm tỷ lệ cao nhất 
(45,5%), tiếp theo là độ 3 (33,3%) và độ 1 (15,2%).
3.1.4. Khảo sát mức độ ngáy
Bảng 5. Phân bố mức độ ngáy theo độ quá phát V.A. (n=29)
Độ quá phát V.A.
Độ ngủ ngáy ở bệnh nhân có V.A. 
quá phát Tổng
(%)
p 
Độ 1
(%)
Độ 2
(%)
Độ 3
(%)
Độ 2
0
(0,0)
18
(85,7)
3
(14,3)
21
(100,0)
P<0,05
Độ 3
0
(0,0)
1
(12,5)
7
(87,5)
8
(100,0)
Tổng
0
(0,0)
19
(65,5)
10
(34,5)
29
(100,0)
Nhận xét: Có mối liên quan giữa độ quá phát V.A. với độ ngáy của những bệnh nhân có V.A. Độ V.A. quá 
phát càng lớn thì độ ngáy càng lớn.
175
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Bảng 6. Phân bố mức độ ngáy theo độ quá phát amiđan (n=33)
Độ quá phát amiđan
Độ ngủ ngáy ở bệnh nhân có amiđan 
quá phát Tổng
(%)
p 
Độ 1
(%)
Độ 2
(%)
Độ 3
(%)
Độ 1
5
(100,0)
0
(0,0)
0
(0,0)
5
(100,0)
p<0,05
Độ 2
7
(46,7)
7
(46,7)
1
(6,7)
15
(100,0)
Độ 3
1
(9,1)
0
(0,0)
10
(90,9)
11
(100,0)
Độ 4
0
(0,0)
0
(0,0)
2
(100,0)
2
(100,0)
Tổng
13
(39,4)
7
(21,2)
13
(39,4)
33
(100,0)
Nhận xét: Có mối liên quan giữa độ quá phát của amiđan với độ ngủ ngáy của những bệnh nhân có 
amiđan quá phát. Amiđan quá phát càng lớn thì độ ngủ ngáy càng lớn.
3.2. Đánh giá kết quả điều trị hội chứng ngủ ngáy ở trẻ em bằng phẫu thuật nạo V.A. và hoặc cắt amiđan
3.2.1. Triệu chứng cơ năng sau 3 tháng
Bảng 7. Triệu chứng cơ năng khi ra viện và sau 3 tháng (n=49)
Triệu chứng
Trước mổ Sau mổ
Số bệnh nhân Tỉ lệ (%) Số bệnh nhân Tỉ lệ (%)
Ngủ ngáy 49 100,0 3 6,1
Thở khụt khịt 48 98,0 0 0,0
Đau họng tái phát 33 67,3 6 12,2
Chảy mũi 29 59,2 6 12,2
Ho 24 49,0 2 4,1
Nghẹt mũi 21 49,2 3 6,1
Ngưng thở khi ngủ 9 18,4 0 0,0
Nhận xét: Tất cả bệnh nhân đều giảm rõ rệt các triệu chứng cơ năng.
Bảng 8. So sánh mức độ ngủ ngáy trước phẫu thuật, khi ra viện và sau 3 tháng (n=49)
Độ ngủ ngáy
Trước phẫu thuật Khi ra viện Sau 3 tháng
Số bệnh 
nhân
Tỉ lệ (%)
Số bệnh 
nhân
Tỉ lệ (%)
Số bệnh 
nhân
Tỉ lệ (%)
Độ 0 0 0,0 37 75,5 46 93,9
Độ 1 11 22,4 11 22,4 3 6,1
Độ 2 22 44,9 1 2,1 0 0,0
Độ 3 16 32,7 0 0,0 0 0,0
Tổng 49 100 49 100 49 100
Nhận xét: 75,5% bệnh nhân sau khi ra viện và 93,9% bệnh nhân sau 3 tháng đã hết ngủ ngáy.
176
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
3.2.2. Đánh giá kết quả điều trị khi ra viện và sau 3 tháng
Bảng 9. Đánh giá kết quả điều trị khi ra viện và sau 3 tháng (n=49)
Kết quả
Khi ra viện Sau 3 tháng
Số bệnh nhân Tỉ lệ (%) Số bệnh nhân Tỉ lệ (%)
Tốt 37 75,5 46 93,9
Khá 11 22,4 3 6,1
Trung bình 1 2,1 0 0,0
Kém 0 0,0 0 0,0
Tổng 49 100 49 100
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân tốt là khá cao, khi ra viện chiếm 75,5% và sau 3 tháng chiếm 93,8%.
3.2.3. Biến chứng trong và sau phẫu thuật
100% bệnh nhân không có tai biến trong phẫu thuật.
Biến chứng hay gặp nhất là viêm phù nề lưỡi gà chiếm (10,2%) và chảy máu sớm/muộn chiếm (8,2%). Tuy 
nhiên các biến chứng này là không nghiêm trọng, chúng tôi hoàn toàn có thể xử trí được.
3.2.4. Đánh giá kết quả điều trị dựa trên mức độ hài lòng của người nhà bệnh nhân 
Bảng 10. Đánh giá kết quả điều trị dựa trên mức độ hài lòng của
người nhà bệnh nhân (n=49)
Mức độ hài lòng Số bệnh nhân Tỉ lệ (%)
Rất hài lòng 46 93,9
Hài lòng 3 6,1
Không hài lòng 0 0
Tổng 49 100
Nhận xét: Chiếm tỷ lệ cao nhất là rất hài lòng với 
93,9%, hài lòng chiếm 6,1%, không có trường hợp 
nào không hài lòng.
4. BÀN LUẬN
4.1. Xác định đặc điểm lâm sàng ở trẻ em có 
viêm V.A. và hoặc viêm amiđan mạn tính quá phát 
có ngủ ngáy
4.1.1. Triệu chứng cơ năng
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân đến 
khám có ngủ ngáy chiếm 100%. Những lý do khác 
là thở khụt khịt (98%). Nghiên cứu của Nguyễn Anh 
Tuấn, Lâm Huyền Trân (85,1%) bệnh nhân có triệu 
chứng ngủ ngáy, ngoài ra còn có các triệu chứng 
thở miệng chiếm (63,8%), nói giọng mũi kín chiếm 
(59,6%) [2].
4.1.2. Mức độ ngáy trước mổ
Chúng tôi thấy rằng đa số bệnh nhân có mức độ 
ngáy độ 2 chiếm (44,9%), mức độ ngáy độ 3 chiếm 
(32,7%). Nghiên cứu của Huỳnh Ngọc Luận đưa ra 
kết quả mức độ ngáy theo ESS với (54,5%) độ 3, 
không có bệnh nhân nào ngáy độ 1 và 2 [1]. Theo 
Lee Y.C. và cộng sự, kết quả về độ lớn của ngủ ngáy 
của bệnh nhân theo VAS là 8 điểm, còn độ ngáy theo 
ESS là 11,5 điểm [8].
4.1.3. Triệu chứng thực thể
Độ quá phát V.A. hay gặp nhất là độ 2 với 72,4% 
và độ 3 với 27,6%.
Amiđan quá phát có hoặc không kèm V.A. quá 
phát, độ 2 chiếm tỷ lệ cao nhất với 45,5%.
4.1.4. Khảo sát mức độ ngáy
 Có mối liên quan giữa độ ngáy ở bệnh nhân có 
V.A. quá phát với độ quá phát của V.A.. Bệnh nhân 
có V.A. quá phát càng lớn thì độ ngáy sẽ càng lớn. 
Nghiên cứu của Onur B. cũng chỉ ra rằng độ quá phát 
của V.A. có liên quan đến ngưng thở khi ngủ [10].
Có mối liên quan giữa độ ngủ ngáy với độ quá 
phát của amiđan, p <0,05. Amiđan quá phát càng 
lớn thì độ ngáy càng lớn. Theo nghiên cứu của Susan 
L.G. [11] và Alice T. [7], có mối liên quan yếu giữa 
kích thước amiđan với triệu chứng ngưng thở khi 
ngủ do tắc nghẽn.
4.2. Đánh giá kết quả điều trị hội chứng ngủ 
ngáy ở trẻ em bằng phẫu thuật nạo V.A. và hoặc 
cắt amiđan
4.2.1. Triệu chứng cơ năng sau 3 tháng
Tất cả các triệu chứng toàn thân của bệnh nhân 
khi vào viện đều được cải thiện khi tái khám sau 3 
tháng. Triệu chứng ngủ ngáy giảm còn 6,1%. Các 
triệu chứng như hay nôn khi ăn, thở khụt khịt và cơn 
ngưng thở khi ngủ biến mất khi tái khám sau 3 tháng 
phẫu thuật. Theo nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn 
và Lâm Huyền Trân, sau khi nạo V.A. triệu chứng mũi 
cải thiện rõ rệt, trẻ hết ngủ ngáy chiếm tỷ lệ 91%, trẻ 
ngủ yên giấc không còn tình trạng ngưng thở lúc ngủ 
[2]. Theo Michal G. và cộng sự, sau phẫu thuật cắt 
177
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
amiđan và nạo V.A., các triệu chứng lâm sàng được 
giải quyết hoặc được cải thiện đáng kể. Trong đó, 
ngủ ngáy biến mất ở tất cả các trường hợp [9].
75,5% khi ra viện và 93,9% khi tái khám sau 3 
tháng chỉ còn ngủ ngáy ở mức độ 1. Theo tác giả 
Huỳnh Ngọc Luận, sau 3 tháng phẫu thuật kết quả 
không còn ngáy (độ 1 và độ 2) chiếm tỷ lệ 87,9% và 
còn ngáy (độ 3) là 12,1%, cho thấy hiệu quả phẫu 
thuật đáng kể [1].
4.2.2. Đánh giá kết quả điều trị khi ra viện và 
sau 3 tháng
Kết quả điều trị tốt khá cao với 75,5% khi ra viện 
và 93,9% sau 3 tháng. Kết quả điều trị ngủ ngáy bằng 
cắt amiđan và chỉnh hình màn hầu của Huỳnh Ngọc 
Luận đạt tốt chiếm 51,4%, khá chiếm 36,4%, trung 
bình và không cải thiện chiếm 6,1% [1]. Susan L.G. 
cũng cho rằng phẫu thuật cắt amiđan và nạo V.A. 
điều trị ngủ ngáy cho trẻ em đạt kết quả tốt khi có 
cải thiện lớn về chất lượng cuộc sống, chất lượng 
giấc ngủ, cải thiện sự nhận thức và hành vi [11].
Qua đây chúng tôi nhận thấy được tầm quan 
trọng của phẫu thuật cắt amiđan và nạo V.A. trong 
giải quyết tình trạng tắc nghẽn đường thở nói chung 
và điều trị ngáy nói riêng cho trẻ. 
4.2.3. Biến chứng trong và sau phẫu thuật
Tất cả bệnh nhân không có tai biến trong phẫu 
thuật. Sau phẫu thuật đa số bệnh nhân không có biến 
chứng (75,5%). Biến chứng hay gặp nhất là viêm phù 
nề lưỡi gà (10,2%) và chảy máu sớm/muộn (8,2%). 
Tuy nhiên các biến chứng này là không nghiêm trọng, 
chúng tôi hoàn toàn có thể xử trí được. Điều này cho 
thấy được sự an toàn của phẫu thuật. 
4.2.4. Đánh giá kết quả điều trị dựa trên mức 
độ hài lòng của người nhà bệnh nhân
Đánh giá kết quả rất hài lòng với 93,9%, hài lòng 
chiếm 6,1%. Kết quả này cho thấy sự khích lệ của 
phương pháp phẫu thuật, đem lại sự hài lòng ở đa 
số người nhà bệnh nhân.
5. KẾT LUẬN
5.1. Đặc điểm lâm sàng
- Có 98% bệnh nhân có triệu chứng thở khụt khịt 
khi vào viện.
- Độ ngủ ngáy hay gặp nhất là độ 2 (44,9%).
- Có 29/49 bệnh nhân có V.A. quá phát, độ quá 
phát thường gặp nhất là độ 2 (72,4%).
- Có 33/49 bệnh nhân có amiđan quá phát, độ quá 
phát thường gặp nhất là độ 2 (45,5%).
- Độ ngủ ngáy càng lớn khi độ quá phát V.A. càng 
lớn.
- Độ ngủ ngáy càng lớn khi độ quá phát amiđan 
càng lớn.
5.2. Đánh giá kết quả phẫu thuật
- Tất cả bệnh nhân không có tai biến trong phẫu 
thuật. 
- Bệnh nhân cải thiện triệu chứng toàn thân và cơ 
năng rõ rệt, chỉ còn 6,1% bệnh nhân ngủ ngáy sau 3 
tháng.
- Bệnh nhân hết ngáy khi ra viện chiếm 75,5% và 
sau 3 tháng là 93,9%.
- Tỷ lệ bệnh nhân có kết quả tốt sau khi ra viện là 
75,5% và sau 3 tháng là 93,9%.
- Tất cả người nhà bệnh nhân tự đánh giá tốt với 
kết quả rất hài lòng chiếm 93,9%, hài lòng chiếm 6,1%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huỳnh Ngọc Luận (2014), “Nghiên cứu đặc điểm 
lâm sàng và kết quả điều trị ngáy bằng phẫu thuật chỉnh 
hình màn hầu kết hợp với cắt miđan” Luận án chuyên 
khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Huế.
2. Nguyễn Anh Tuấn, Lâm Huyền Trân (2013), “Đánh 
giá hiệu quả nạo VA trong điều trị ngưng thở lúc ngủ và 
ngáy ở trẻ em”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 
17, Phụ bản của số 1, tr. 45-49.
3. Nguyễn Hữu Khôi (2015), “Rối loạn thở lúc ngủ, ngủ 
ngáy và ngưng thở lúc ngủ”. Viêm họng amiđan và VA, tr. 
32-36.
4. Quách Ngọc Minh (2008), “So sánh đánh giá kết quả 
nạo VA dưới nội soi với phương pháp nạo V.A kinh điển” 
Luận án chuyên khoa 2, ĐHYD TPHCM.
5. Trần Anh Tuấn (2010), “Sử dụng kỹ thuật Coblation 
trong phẫu thuật cắt amiđan và nạo VA”. Luận án tiến sĩ Y 
học, ĐHYD TPHCM.
6. Rudnick, E. F. và các cộng sự. (2007), “Prevalence 
and ethnicity of sleep-disordered breathing and obesity 
in children”, Otolaryngol Head Neck Surg. 137(6), pp. 878-
82.
7. Alice T., James R.B., Aliza P.C, (2015), “Influence of 
tonsillar size on OSA improvement in children undergoing 
adenotonsillectomy”, otolaryngology Head and Neck 
Surgery X, pp.1-5.
8. Lee Y-C., Lee L-A., Li H-Y., (2018), “The palatal septal 
cartilage implantation for snoring and obstructive sleep 
apnea”, Auris Nasus Larynx, No.7, pp.1-7.
9. Michal G., Riva T., Ari D. , (2003), “Obstructive 
sleep apnea syndrome due to adenotonsillar hypertrophy 
in infants”, International Journal of Pediatric 
Otorhinolaryngology, 67, pp.1055-1060.
10. Onur B., Hina W., Dmitry T., (2016), “Assessment 
of adenotonsillar size and caregiver-reported sleep 
symptoms among 3-6 year old children undergoing 
adenotonsillectomy”, International journal of Pediatric 
Otorhinolaryngology, 91, pp.43-48.
11. Susan L.G. (2018), “Adenotonsillectomy for 
obstructive sleep apnea in chidren”, , Topic 97855, 
Ver.16.0, pp.1-21.

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_ket_qua_dieu_tri_hoi_chung_ngu_ngay_o_tre_em_co_vie.pdf