Đánh giá hình thái, chức năng động mạch cảnh đoạn ngoài sọ ở bệnh nhân nhồi máu não

Mục tiêu: (1). Đánh giá hình thái, chức năng động mạch cảnh đoạn (ĐMC)

ngoài sọ bằng siêu âm doppler ở bệnh nhân nhồi máu não. (2). Đối chiếu kết quả chẩn

đoán hẹp động mạch cảnh đoạn ngoài sọ bằng siêu âm doppler với chụp mạch cộng

hưởng từ (MRA) ở bệnh nhân nhồi máu não.

Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, Mô tả, cắt ngang. Siêu âm doppler và chụp

cộng hưởng từ được thực hiện tại BV Nhân Dân 115 – TP. Hồ Chí Minh.

Kết quả: Tỷ lệ hẹp ĐMC gặp 32,26%, Độ dày trung bình nội trung mạc ĐMC

trái 1,74±0,73 mm, cao hơn ĐMC phải rõ rệt. Tỷ lệ tăng độ dày NTM 77,4%. Tỷ lệ bệnh

nhân có MVX ĐMC phải là 61,3% và ĐMC trái là 67,7%. Tỷ lệ hẹp ĐMC trên siêu âm

thấp hơn so với MRA (32,26% so với 38,71%). Có sự tương hợp cao trong chẩn đoán

hẹp ĐMC giữa siêu âm và MRA (kappa là 0,732; p<>

Kết luận: Siêu âm doppler có vai trò quan trọng trong đánh giá hình thái và

chức năng động mạch cảnh ngoài.

pdf 7 trang kimcuc 3400
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá hình thái, chức năng động mạch cảnh đoạn ngoài sọ ở bệnh nhân nhồi máu não", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá hình thái, chức năng động mạch cảnh đoạn ngoài sọ ở bệnh nhân nhồi máu não

Đánh giá hình thái, chức năng động mạch cảnh đoạn ngoài sọ ở bệnh nhân nhồi máu não
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 14 - 6/2018 
82
1 Bệnh viện Kiên Lương
2 Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch
Người phản hồi (Corresponding): Huỳnh Kim Liễu (kimlieu313@yahoo.com)
Ngày nhận bài: 11/5/2018, ngày phản biện: 25/5/2018
Ngày bài báo được đăng: 30/6/2018
ĐÁNH GIÁ HÌNH THÁI, CHỨC NĂNG ĐỘNG MẠCH CẢNH 
ĐOẠN NGOÀI SỌ Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO
Huỳnh Kim Liễu1, Võ Duy Ân2 
TÓM TẮT
Mục tiêu: (1). Đánh giá hình thái, chức năng động mạch cảnh đoạn (ĐMC) 
ngoài sọ bằng siêu âm doppler ở bệnh nhân nhồi máu não. (2). Đối chiếu kết quả chẩn 
đoán hẹp động mạch cảnh đoạn ngoài sọ bằng siêu âm doppler với chụp mạch cộng 
hưởng từ (MRA) ở bệnh nhân nhồi máu não.
Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, Mô tả, cắt ngang. Siêu âm doppler và chụp 
cộng hưởng từ được thực hiện tại BV Nhân Dân 115 – TP. Hồ Chí Minh.
Kết quả: Tỷ lệ hẹp ĐMC gặp 32,26%, Độ dày trung bình nội trung mạc ĐMC 
trái 1,74±0,73 mm, cao hơn ĐMC phải rõ rệt. Tỷ lệ tăng độ dày NTM 77,4%. Tỷ lệ bệnh 
nhân có MVX ĐMC phải là 61,3% và ĐMC trái là 67,7%. Tỷ lệ hẹp ĐMC trên siêu âm 
thấp hơn so với MRA (32,26% so với 38,71%). Có sự tương hợp cao trong chẩn đoán 
hẹp ĐMC giữa siêu âm và MRA (kappa là 0,732; p<0,001)
Kết luận: Siêu âm doppler có vai trò quan trọng trong đánh giá hình thái và 
chức năng động mạch cảnh ngoài.
Từ khóa: Động mạch cảnh ngoài; Hẹp động mạch; Siêu âm doppler; Chụp 
mạch cộng hưởng từ; Nhồi máu não.
STUDY OF THE MORPHOLOGY AND FUNCTION OF THE EXTERNAL 
CAROTID ARTERY IN PATIENTS WITH CEREBRAL INFARCTION
SUMMARY
Objective: (1).To evaluate the morphology and function of the external carotid 
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
83
artery by dopper ultrasound. (2).To compare the diagnostic results of the external carotid 
stenosis between doppler ultrasound and magnetic resonance angiography in patients 
with cerebral infarction.
Methods: Description, cross-sectional study. Dopper ultrasound and magnetic 
resonance angiography (MRA) were performed in 115 people hospital Ho Chi Minh city.
Results: The percentage of carotid stenosis on ultrasonography was 32.26%. Average 
intima thickness of left carotid was 1.74±0,73 mm higher than right carotid artery. The rate of 
intima thickness was 77.4%. The atherosclerosis of right carotid was 61,3% and , atherosclerosis 
of left carotid was 67.7%. The percentage of carotid stenosis on ultrasonography was lower 
than MRA (32.26% vs 38.71%). There is a high correspondence in the diagnosis of carotid 
stenosis between doppler ultrasound and MRA (kappa index was 0.732 and p <0.001)
Conclusion: Doppler ultrasound has an important role to evaluate the morphology 
and function of the external carotid artery in patients with cerebral infarction.
Keywords: External carotid artery, Carotid stenosis, Doppler ultrasound, 
Magnetic resonance angiography, Cerebral infarction.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đột quỵ não là bệnh lý thường 
gặp có tỷ lệ tử vong cao đứng hàng thứ ba 
sau bệnh tim mạch và ung thư. Ở Hoa Kỳ, 
trung bình hàng năm có khoảng 700.000 
người bị đột quỵ não, trong đó 500.000 
người mới mắc, 200.000 người bị tái phát. 
Ở Việt Nam, từ năm 1995 trở lại đây, các 
tác giả cho thấy tỷ lệ bị đột quỵ não hàng 
năm tăng cao, ở Hà Nội là 104/100.000 
dân, Huế 106/100.000 dân, ở thành phố 
Hồ Chí Minh 400/100.000 dân và bệnh 
nhân bị đột quỵ não nhập viện tăng từ 1,7 
– 2,5 lần. Hai dạng đột quỵ não hay gặp 
là chảy máu não và nhồi máu não [1,2,3]. 
Siêu âm doppler mạch máu thường được 
sử dụng trong thăm dò tổn thương động 
mạch cảnh đoạn ngoài sọ. Đây là phương 
pháp không xâm lấn, không độc hại, ít tai 
biến, giá thành thấp, độ tin cậy cao nhằm 
phát hiện những mảng vữa xơ động mạch 
cảnh để có hướng tiên lượng dự phòng và 
điều trị nhồi máu não [4, 9]. Chụp cộng 
hưởng từ (MRA) là kỹ thuật hiện đại, tái 
lập hình ảnh mạch máu theo không gian 
ba chiều với độ phân giải cao giúp chuẩn 
đoán tổn thương vữa xơ mạch máu chính 
xác hơn, nhưng giá thành đắt hơn và 
không phải bệnh viện nào cũng có máy 
[6]. Do vậy mục tiêu nghiên cứu đề tài là: 
1. Đánh giá hình thái, chức năng 
động mạch cảnh đoạn (ĐMC) ngoài sọ 
bằng siêu âm doppler ở bệnh nhân nhồi 
máu não. 
2. Đối chiếu kết quả chẩn đoán 
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 14 - 6/2018 
84
hẹp động mạch cảnh đoạn ngoài sọ bằng 
siêu âm doppler với chụp mạch cộng 
hưởng từ (MRA) ở bệnh nhân nhồi máu 
não (NMN).
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu: 
Gồm 31 bệnh nhân được chẩn 
đoán là NMN, tuổi trung bình 60,9 ± 
14,23, nam 19, nữ 12, điều trị tại khoa 
Bệnh lý mạch máu não - Bệnh viện Nhân 
dân 115. 
Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: 
Chẩn đoán xác định NMN theo tiêu chuản 
của WHO (1990) (dựa vào lâm sàng và 
chụp cắt lớp vi tính sọ não). Loại trừ 
những BN: Tắc mạch não; Hội chứng lỗ 
khuyết.
2. Phương Pháp Nghiên Cứu 
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, cắt 
ngang có so sánh phân tích đối chứng. 
Khám lâm sàng phát hiện các 
triệu chứng như: đau đầu, rối loạn ý thức, 
rối loạn cảm giác, rối loạn cơ tròn, rối 
loạn ngôn ngữ, liệt các dây thần kinh sọ 
não, liệt nửa người. 
Các BN được chụp cắt lớp vi 
tính, MRA sọ não. Siêu âm Doppler động 
mạch cảnh bằng máy hiệu Image Point 
HX-hãng Philip- Hoa kỳ, có kết hợp hệ 
thống máy vi tính, tính toán các thông số 
tự động, đầu dò phẳng tần số 7,5MHz tại 
khoa chẩn đoán hình ảnh – BV Nhân dân 
115. Các chỉ tiêu đánh giá hình thái, chức 
năng ĐMC trên siêu âm gồm[1, 5 ,7]:
- Chiều dày lớp nội trung mạc. 
Theo Hội tăng huyết áp và Hội tim mạch 
Châu âu năm 2003. Tăng độ dày lớp nội 
trung mạc khi độ dày nội trung mạc > 0,9 
mm và ≥ 1,5 mm gọi là vữa xơ . 
- Đánh giá tính chất mảng vữa xơ 
(MVX): MVX mới, MVX xơ hóa, MVX; 
Bề mặt mảng vữa xơ: bờ đều nhẵn hay 
không đều, loét. 
- Đo vận tốc tâm thu Vs (Vmax) 
tại đỉnh sóng tâm thu (cm/s), vận tốc 
tâm trương Vd (Vmin) tại đỉnh sóng dội 
(cm/s), chỉ số sức cản RI được tính theo 
công thức: RI = (Vs-Vd/ Vs)
- Đánh giá % độ hẹp của động 
mạch: dùng tỷ lệ đường kính theo ESTC 
(European Carotid Surgery Trial) : 1 – 
A/B. (A: đường kính tại chỗ hẹp của lòng 
mạch; B: đường kính thực ước lượng của 
mạch máu tại chỗ hẹp)
Chụp MRA động mạch cảnh 
Máy bằng máy cộng hưởng từ 1,5 telsla 
của hãng Siemens (Đức) tại BV Nhân dân 
115. Tiêu chuẩn hẹp động mạch cảnh trên 
MRA theo công thức sau: % đường kính 
hẹp = (1- d/n) x 100% [6]
Xử lý theo thuật toán thống kê sử 
dụng trong Y học.
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
85
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Hình thái, chức năng động mạch cảnh trên siêu âm:
Bảng 1. Hình thái ĐMC chung 
Chỉ tiêu ĐMC phải ĐMC trái p
Đường kính (mm) 10,39±1,54 10,48±1,61 >0,05
Hẹp ĐMC 10 (32,26%)
Độ dày trung bình nội trung mạc (mm) 1,49 ± 0,66 1,74 ± 0,73 <0,01
Tăng độ dày NTM, n (%) 24 (77,4%) 24 (77,4%) >0,05
Trên siêu âm phát hiện thấy 32,26% BN có hẹp ĐMC. Độ dày trung bình nội trung mạc 
ĐMC trái là 1,74 ± 0,73 lớn hơn rõ rệt so với ĐMC phải (p<0,01).
Bảng 2. Đặc điểm mảng vữa xơ
Chỉ tiêu ĐMC phải ĐMC trái
Có mảng vữa xơ 19(61,3%) 21 (67,7%)
Độ dày trung bình của mảng vữa xơ 1,88±0,36 2,19±0,29
Bề mặt mảng vữa xơ:
 - Đều 15 (78,9%) 16 (76,2%)
 - Không đều 4 (21,1%) 5 (23,8%)
Tính chất mảng vữa xơ:
 - Vôi hóa 15 (78,9%) 80,9%)
 - Xơ hóa 2 (10,55%) 1 (4,8%)
Độ dày trung bình của mảng vữa xơ ĐMC trái là 2,19±0,29 cao hơn ĐMC phải 
rõ rệt (p<0,05). Các đặc điểm khác của MVX chưa thấy khác biệt giữa ĐMC phải và 
trái (p>0,05).
Bảng 3. Chức năng ĐMC
Chỉ tiêu ĐMC phải ĐMC trái p
Vs-cm/s 81,48±16,64 85,00±23,29 >0,05
Vd-cm/s 22,00 ± 4,99 22,90 ± 6,92 >0,05
RI (%) 72,23 ± 5,74 72,23 ± 4,96 >0,05
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 14 - 6/2018 
86
Không có sự khác biệt về các chỉ tiêu chức năng giữa ĐMC phải và trái ở nhóm 
nghiên cứu (p.0,05).
2. So sánh kết quả chẩn đoán hẹp ĐMC giữa siêu âm và MRA
Bảng 4. So sánh tỷ lệ chẩn đoán hẹp ĐMC giữa siêu âm và MRA
Xác định hẹp
p
n %
Siêu âm 10 32,26
<0,001MRA 12 38,71
Tỷ lệ hẹp chẩn đoán được trên siêu âm là 32,26% thấp hơn tỷ lệ hẹp chẩn đoán 
được trên MRA (38.71%), với sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,001).
Bảng 5. Sự phù hợp kết quả chẩn đoán hẹp ĐMC trên SA và MRA
MRI
Hẹp Không
SA
Hẹp 10 0
Không 2 19
Cộng 31
Kappa=0,732; p<0,001
Có sự tương hợp cao trong chẩn đoán hẹp ĐMC giữa siêu âm và MRA 
(kappa=0,732; p<0,001)
BÀN LUẬN
1. Đặc điểm hình thái và chức 
năng ĐMC trên siêu âm
- Về hình thái: Kết quả nghiên 
cứu ở BN cho thấy độ dày trung bình nội 
trung mạc ở ĐMC trái là 1,74 ± 0,73 mm 
cao hơn rõ rệt so với ĐMC phải (p<0,001). 
Trên siêu âm phát hiện thấy 32,26% BN 
có hẹp ĐMC. Tỷ lệ tăng độ dày nội trung 
mạc của ĐMC phải và trái tương đương 
nhau (77,4%). Kết quả nghiên cứu cũng 
cho thấy đường kính trung bình ĐMC 
phải và trái tương tự nhau ở các BN 
nghiên cứu. 
- Đặc điểm mảng vữa xơ: ở các 
BN nghiên cứu cùng với sự tăng độ dày 
nội trung mạc là tăng độ dày MVX: Độ 
dày trung bình MVX ở ĐMC phải là 1,88 
± 0,36 mm và ĐMC trái là 2,19 ± 0,29 
mm. Tỷ lệ có MVX ở ĐMC phải là 61,3% 
và trái là 67,7%. Thực chất MVX bắt 
nguồn từ sự dày lên của nội trung mạc, 
cho nên khái niệm về MVX với các mốc 
dày của nội trung mạc của mỗi nghiên 
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
87
cứu có khác nhau, do vậy tỷ lệ phát hiện 
các MVX cũng khác nhau [1, 2, 4, 9]
- Chức năng: Khi bàn về chức 
năng ĐMC trên siêu âm người ta quan 
tâm đến chức năng thành mạch và chức 
năng huyết động. Rối loạn chức năng 
thành mạch là một quá trình bệnh lý phức 
tạp có sự tham gia nhiều yếu tố, nhiều 
quá trình và tác động lẫn nhau lên thành 
mạch làm thành mạch bị tổn thương, sớm 
nhất là tăng tính cứng thành mạch [7, 8]. 
Kết quả nghiên cứu ở BN cho thấy tốc 
độ tâm thu trung bình ĐMC phải là 88,48 
± 16,64 cm/s, ĐMC trái là 85,00 ± 23,29 
cm/s. Tốc độ tâm trương trung bình ĐMC 
phải là 22,00 ± 4,99 cm/s và ĐMC trái là 
22,90 ± 6,92 cm/s. Tỷ số kháng lực của 
ĐMC phải là 72,23 ± 5,74 % và ĐMC trái 
là 72,23 ± 4,96%. Kết quả cho thấy chưa 
có sự khác biệt về các chỉ tiêu chức năng 
giữa ĐMC phải và trái ở nhóm nghiên 
cứu (p.0,05).
2. So sánh kết quả chẩn đoán 
hẹp ĐMC giữa siêu âm và MRA 
Hiện nay “tiêu chuẩn vàng” chẩn 
đoán bệnh lý tắc hẹp động mạch vẫn là 
chụp mạch máu quy ước hoặc chụp mạch 
máu số xóa nền (DSA). Tuy nhiên đây là 
một kỹ thuật xâm lấn, có thể gây nguy 
hiểm tới người bệnh. Chụp mạch máu 
bằng cộng hưởng từ (MRA) có thể phân 
biệt dòng máu với các mô xung quanh và 
khả năng tái tạo hình ảnh tốt, có thể tái 
tạo cả hình ảnh 3D của động mạch và nó 
thường hay được sử dụng như là phương 
pháp thăm dò mạch máu não [6].
Đối chiếu kết quả chẩn đoán hẹp 
động mạch cảnh qua siêu âm doppler 
với chụp động mạch cảnh cộng hưởng 
từ MRA. Chúng tôi nhận thấy siêu âm 
doppler chỉ phát hiện được 10 trường 
hợp có hẹp ĐMC tương ứng với 32,26%. 
Trong khi đó MRA phát hiện được hẹp 
ĐMC 12 trường hợp chiếm 38,71% bảng 
3.3.1. Hai trường hợp này do cửa sổ siêu 
âm hạn chế không phát hiện được hẹp ở vị 
trí trên cao của ĐMC.
Khi so sánh và đối chiếu sự 
tương hợp về chẩn đoán hẹp ĐMC bằng 
siêu âm doppler và MRA chúng tôi nhận 
thấy có sự tương hợp cao trong chẩn đoán 
hẹp ĐMC giữa hai phương pháp trên với 
chỉ số kappa là 0,732 và p<0,001. Do đó 
có thể sử dụng siêu âm doppler thay thế 
MRA trong đánh giá hẹp ĐMC.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đặc điểm siêu âm 
doppler ĐMC ngoài ở 31 bệnh nhân nhồi 
máu não, bước đầu chúng tôi rút ra một số 
kết luận sau:
- Tỷ lệ hẹp ĐMC gặp 32,26%. Độ 
dày trung bình nội trung mạc ĐMC trái là 
1,74 ± 0,73 mm cao hơn ĐMC phải rõ rệt. Tỷ 
lệ tăng độ dày nội trung mạc là 77,4%.
- Tỷ lệ bệnh nhân có MVX ĐMC 
phải là 61,3% và ĐMC trái là 67,7%. 
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 14 - 6/2018 
88
- Tỷ lệ phát hiện hẹp ĐMC trên 
siêu âm thấp hơn so với MRA (32,26% so 
với 38.71%), Có sự tương hợp cao trong 
chẩn đoán hẹp ĐMC siêu âm và MRA 
(kappa =0,732 và p<0,001)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Thị Thanh Bình, Đánh giá 
mối liên quan giữa thông số siêu âm kiểu 
B động mạch cảnh với các yếu tố nguy cơ 
vữa xơ mạch máu ở người đau thắc ngực, 
Kỷ yếu các báo cáo khoa học tại Hội nghị 
tim mạch 11/2006; trang 54.
2. Đào Thị thanh Bình, Nghiên 
cứu mối tương quan giữa siêu âm động 
mạch cảnh ngoài sọ, động mạch đùi với 
bệnh động mạch vành, Luận án tiến sĩ y 
học - Hà nội 2007.
3. Nguyễn Văn Đăng, Tai biến 
mạch máu não, Nhà xuất bản y học Hà 
Nội 2006.
4. Nguyễn Đức Hải và Nguyễn 
Hồng Ngọc, Đánh giá vữa xơ động mạch 
cảnh đoạn ngoài sọ bằng siêu âm Dopller 
trên bệnh nhân nhồi máu não, Tạp chí tim 
mạch học số 29 năm 2002, trang 450.
5. Akihino- Kitanura, MD., 
Carotid intina thickness and plaque 
characteristics as a risk factor for stroke in 
Japanese elderly men, Stroke, 35: p2788.
6. Gauvrit JY, Leclerc X, Pernodet 
M, oppenhein C, Leys D., Value of MRI 
in the etiologic diagnosis of cerebral 
infarction, JRadial 2005; 86(9Pt2): p1080 
- 9.
7. Lee YH, Yeh ST., Correlation 
of commom Carotid artery intima-media 
thickes in intracranical arterial stenosis 
and post-stroke congitive impairment, 
Nerol. Taiwan 2007 Dec; 16(4): p207-13.
8. Lee EJ, Kim HJ, Bae JM, 
Kim JC, Han HJ, Park CS., Relevance of 
commom carotid intima-media thickness 
and carotid plaque as risk factors for 
ischemic Stroke in patients with type 2 
diabates mellitus. AJNR Am J Neuroradiol 
2007; 28(5): p916-9.
9. Schaberle W., Ultrasound 
assessment of the extracranial cerebral 
circulation, Ultrasomography in vascular 
diagnosis, 2007, 8: p214 - 251.

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_hinh_thai_chuc_nang_dong_mach_canh_doan_ngoai_so_o.pdf