Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật dưới rốn ở trẻ em của gây tê khoang cùng bằng Levobupivacain

Đánh giá hiệu quả giảm đau, tác dụng không mong muốn và biến chứng của gây tê khoang

cùng bằng levobupivacain 0,25% liều 1mL/kg trong phẫu thuật dưới rốn ở trẻ em. Đối tượng và phương

pháp nghiên cứu: Trong một nghiên cứu mô tả cắt ngang có so sánh, 60 bệnh nhân dưới 6 tuổi, ASA I-II, phẫu

thuật dưới rốn được chia làm 2 nhóm: nhóm 1 (nhóm chứng) được gây mê mask thanh quản đơn thuần,

nhóm 2 (nhóm levo) được gây mê mask thanh quản kết hợp gây tê khoang cùng bằng levobupivacain 0,25%

liều 1mL/kg. Các biến số đánh giá gồm thời gian giảm đau, tổng liều thuốc giảm đau sử dụng trong 12 giờ

sau phẫu thuật, điểm FLACC, điểm an thần Ramsay và vận động Bromage sau rút mask thanh quản, các tác

dụng không mong muốn và biến chứng. Kết quả: Thời gian giảm đau sau phẫu thuật ở nhóm gây tê khoang

cùng là 8,25±1,48 giờ, ở nhóm không được gây tê khoang cùng là 0,07± 0,37 giờ. Tổng liều acetaminophen và

morphin 12 giờ sau phẫu thuật ở nhóm không được gây tê khoang cùng lần lượt là 574,50 mg ± 23,61 mg và

3,94±1,6 mg, ở nhóm gây tê khoang cùng là 251,25 mg ± 15,7 mg và 0 mg. Ở nhóm gây tê khoang cùng, tất

cả bệnh nhân sau rút mask thanh quản đều có điểm FLACC ≤ 3, đa phần trẻ tỉnh hợp tác tốt. Không ghi nhận

có tác dụng không mong muốn nào xảy ra giữa hai nhóm. Kết luận: Gây tê khoang cùng để giảm đau sau mổ

là kỹ thuật giảm đau an toàn và hiệu quả cao.

pdf 7 trang kimcuc 7020
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật dưới rốn ở trẻ em của gây tê khoang cùng bằng Levobupivacain", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật dưới rốn ở trẻ em của gây tê khoang cùng bằng Levobupivacain

Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật dưới rốn ở trẻ em của gây tê khoang cùng bằng Levobupivacain
58
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 5 - tháng 10/2018
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU SAU PHẪU THUẬT DƯỚI RỐN Ở 
TRẺ EM CỦA GÂY TÊ KHOANG CÙNG BẰNG LEVOBUPIVACAIN 
Bùi Thị Thúy Nga, Nguyễn Văn Minh
Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả giảm đau, tác dụng không mong muốn và biến chứng của gây tê khoang 
cùng bằng levobupivacain 0,25% liều 1mL/kg trong phẫu thuật dưới rốn ở trẻ em. Đối tượng và phương 
pháp nghiên cứu: Trong một nghiên cứu mô tả cắt ngang có so sánh, 60 bệnh nhân dưới 6 tuổi, ASA I-II, phẫu 
thuật dưới rốn được chia làm 2 nhóm: nhóm 1 (nhóm chứng) được gây mê mask thanh quản đơn thuần, 
nhóm 2 (nhóm levo) được gây mê mask thanh quản kết hợp gây tê khoang cùng bằng levobupivacain 0,25% 
liều 1mL/kg. Các biến số đánh giá gồm thời gian giảm đau, tổng liều thuốc giảm đau sử dụng trong 12 giờ 
sau phẫu thuật, điểm FLACC, điểm an thần Ramsay và vận động Bromage sau rút mask thanh quản, các tác 
dụng không mong muốn và biến chứng. Kết quả: Thời gian giảm đau sau phẫu thuật ở nhóm gây tê khoang 
cùng là 8,25±1,48 giờ, ở nhóm không được gây tê khoang cùng là 0,07± 0,37 giờ. Tổng liều acetaminophen và 
morphin 12 giờ sau phẫu thuật ở nhóm không được gây tê khoang cùng lần lượt là 574,50 mg ± 23,61 mg và 
3,94±1,6 mg, ở nhóm gây tê khoang cùng là 251,25 mg ± 15,7 mg và 0 mg. Ở nhóm gây tê khoang cùng, tất 
cả bệnh nhân sau rút mask thanh quản đều có điểm FLACC ≤ 3, đa phần trẻ tỉnh hợp tác tốt. Không ghi nhận 
có tác dụng không mong muốn nào xảy ra giữa hai nhóm. Kết luận: Gây tê khoang cùng để giảm đau sau mổ 
là kỹ thuật giảm đau an toàn và hiệu quả cao.
Từ khóa: Gây tê khoang cùng, levobupivacain, phẫu thuật dưới rốn, trẻ em, giảm đau sau phẫu thuật.
Abstract
EFFICACY OF CAUDAL BLOCK WITH LEVOBUPIVACAINE 
FOR POSTOPERATIVE ANALGESIA AFTER THE SUBUMBILICAL 
SURGERY IN CHILDREN
Bui Thi Thuy Nga, Nguyen Van Minh
Hue University of Medicine and Pharmacy, Hue University
Objectives: To evaluate the efficacy of postoperative analgesia, side effects and complications of caudal 
block with levobupivacaine 0.25% 1mL/kg for subumbilical surgery. Materials and methods: In a comparative 
cross-sectional descriptive study, sixty ASA I–II children less than 6 years old scheduled for elective subumbilical 
surgery were randomized to divide into 2 groups: group 1 (control group) were only used general anethesia 
with laryngeal mask , group 2 (levo group) were anesthetized under general anaesthesia with laryngeal mask 
and caudal block with levobupivacaine 0.25% 1mL/kg to relieve pain after surgery. The evaluation variables 
included the duration of postoperative analgesia, total analgesic used in 12 hours after surgery, FLACC score, 
Ramsay and Bromage score after extubation of laryngeal mask, side effects and complications. Results: The 
duration of postoperative analgesia in the caudal block group was 8.25 ± 1.48 hours, in the control group was 
0.07 ± 0.37 hours. The total dose of acetaminophen and morphine after surgery in the control group were 
574.50 mg ± 23.61mg and 3.94 ± 1.6 mg, while in the levo group were 251.25 mg ± 15.7 mg and 0 mg. In the 
levo group, at the recovery time, all patients had FLACC score ≤ 3 and most of the patients were co-operative 
and alert. No side effects occurred between two groups. Conclusion: caudal block for postoperative analgesia 
was a safe and effective analgesia technique for children.
Key words: caudal block, levobupivacaine, subumbilical surgery, children, postoperative analgesia.
- Địa chỉ liên hệ: Bùi Thị Thúy Nga, email: buithuynga2309@gmail.com
- Ngày nhận bài: 15/8/2018; Ngày đồng ý đăng: 30/8/2018; Ngày xuất bản: 8/10/2018
59
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 5 - tháng 10/2018
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Các phẫu thuật dưới rốn, đặc biệt là phẫu thuật 
tiết niệu sinh dục là những phẫu thuật rất thường 
gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nam, điều này là do 
đặc điểm giải phẫu của trẻ. Ở trẻ em, đau sau phẫu 
thuật là vấn đề rất thường gặp và ảnh hưởng rất lớn 
đến tâm lí cũng như sự hồi phục của trẻ. Tuy nhiên, 
việc đánh giá và điều trị đau ở trẻ còn nhiều hạn chế 
do trẻ chưa biết nói, sợ hãi, không hợp tác khi thăm 
khám. Mặt khác, việc sử dụng các thuốc bằng đường 
tĩnh mạch hoặc đường hậu môn đều ảnh hưởng đến 
tâm lí của trẻ, gây cho trẻ cảm giác sợ hãi, từ đó 
gây khó khăn trong vấn đề điều trị đau. Vì vậy, tiến 
hành làm giảm đau khi trẻ còn mê là phương pháp 
thường được áp dụng. 
Cho đến thời điểm hiện tại, giảm đau qua đường 
ngoài màng cứng vẫn là phương pháp giảm đau tối 
ưu trong thành phần của phương pháp giảm đau 
đa mô thức, góp phần làm giảm sử dụng opioid 
cả trong và sau phẫu thuật. Ở trẻ em, đường vào 
khoang ngoài màng cứng dễ nhất và tương đối an 
toàn là đường qua khe xương cùng. Gây tê ngoài 
màng cứng đường qua khe xương cùng (gây tê 
khoang cùng – GTKC) là một thủ thuật thường được 
tiến hành kết hợp với gây mê toàn thân nhằm mục 
đích giảm đau trong và sau phẫu thuật. 
Xương cùng là một xương hình tam giác chêm 
giữa hai xương vô danh. Trẻ dưới 1 tuổi, vị trí xương 
cùng so với xương chậu cao hơn ở người lớn nên 
trẻ càng nhỏ, khe cùng nằm càng cao hơn so với trẻ 
lớn và người lớn. Khoang cùng là một hốc hình lăng 
trụ uốn theo chiều dài cong của xương cùng, tiếp 
nối phía trên với ống sống, phía dưới với khe cùng. 
Thành sau khoang cùng được phủ bởi dây chằng dọc 
sau cột sống, thành bên hợp với các cuống đốt sống 
và các lỗ liên hợp vào các lá đốt sống, thành trước 
tiếp giáp với trực tràng qua một bản xương mỏng. 
Hai sừng cùng nằm hai bên khe cùng là mốc 
quan trọng để xác định vị trí chọc kim vào khoang 
cùng. Trẻ càng lớn khe cùng càng bị thu hẹp lại nên 
càng khó xác định hơn. 
Kỹ thuật GTKC đã được áp dụng từ lâu để giảm 
đau cho trẻ phẫu thuật vùng tiết niệu sinh dục, vùng 
bụng dưới và cả bụng trên. Đa phần đều sử dụng 
lidocain hoặc bupivacain phối hợp với opiod hoặc 
các thuốc khác (tramadol, ketamin) hoặc gây tê 
tăng thể tích, tuy nhiên những nghiên cứu về GTKC 
bằng levobupivacain trong phẫu thuật vùng dưới rốn 
còn ít, vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá 
hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật dưới rốn ở trẻ 
em của gây tê khoang cùng bằng levobupivacain” 
với mục tiêu: 
Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật 
vùng dưới rốn ở trẻ em bằng phương pháp gây tê 
khoang cùng với levobupivacain và các tác dụng 
không mong muốn của phương pháp này.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn: 
- Bệnh nhân từ 1 tuổi – 6 tuổi, cân nặng dưới 20 
kg. ASA 1-2.
- Có chỉ định phẫu thuật vùng dưới rốn, ưu tiên 
các phẫu thuật tiết niệu sinh dục và không có bệnh 
kèm theo.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: 
- Chống chỉ định GTKC: nhiễm trùng vùng cùng 
cụt, rối loạn đông máu, rối loạn vận động cảm giác 
2 chi dưới.
- Tiền sử dị ứng thuốc tê.
- Phẫu thuật cấp cứu.
- Không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả 
tiến cứu có so sánh.
Cỡ mẫu: n = 60 ngẫu nhiên được chia làm 2 
nhóm, mỗi nhóm có 30 bệnh nhân.
Nhóm 1: Gây mê toàn thân đơn thuần.
Nhóm 2: Gây mê toàn thân kết hợp GTKC bằng 
levobupivacain 0,25% thể tích thuốc tê 1mL/kg.
2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Tại 
khoa Gây mê Hồi sức - Cấp cứu Bệnh viện Trường 
Đại học Y Dược Huế, từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 
9 năm 2018.
2.3. Thuốc và phương tiện nghiên cứu
- Thuốc: 
+ Levobupivacain (Chirocain) ống 10ml, 5mg/ml 
của hãng Abbvie.
+ Các thuốc gây mê, giảm đau, giãn cơ và thuốc 
cấp cứu cần thiết.
- Phương tiện:
+ Dụng cụ đặt NKQ, ống NKQ, mask thanh quản 
các cỡ và các phương tiện hồi sức, máy mê kèm thở, 
monitoring theo dõi.
+ Dụng cụ vô trùng cho GTKC: 01 khay, 01 săng 
lỗ, 01 cốc, 01 pince.
2.4. Cách tiến hành
Chuẩn bị bệnh nhân: Khám bệnh nhân trước mổ, 
giải thích cho gia đình biết lợi ích cũng như nhược 
điểm của phương pháp này và thực hiện khi gia đình 
đồng ý tham gia nghiên cứu.
Chuẩn bị máy thở: test máy đảm bảo hệ thống 
kín và an toàn, chuẩn bị mask thanh quản và ống nội 
khí quản các loại.
Chuẩn bị thuốc: Pha thuốc tê levobupivacain 
0,25%, các thuốc gây mê và phương tiện hồi sức.
60
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 5 - tháng 10/2018
Tiến hành gây mê: Cho trẻ vào phòng, khởi mê 
bằng sevoflurane, đặt đường truyền và máy theo 
dõi ECG, tần số thở, SpO
2
. Tiến hành tiêm tĩnh mạch 
fentanyl 2µg/kg, propofol 3mg/kg. Đặt mask thanh 
quản sau 3 phút. Kiểm tra thông khí 2 phổi, cố định 
và duy trì mê bằng sevoflurane 2%, lưu lượng khí 
mới 2 L/phút.
Tiến hành GTKC (nhóm 2): Sau khi đặt mask 
thanh quản và duy trì sevofluran 2%, lưu lượng khí 
mới 2L/phút, cho bệnh nhân nằm nghiêng trái, hai 
chân co gập đầu gối sát ngực. Bác sĩ gây mê rửa tay 
vô khuẩn, mặc áo, đi găng, sát trùng vùng cùng cụt 
bằng betadin 5%. 
Sau đó trải săng lỗ, đợi 5 phút rồi lau khô và xác 
định tam giác đều tạo bởi 2 gai chậu sau trên và khe 
cùng. Điểm chọc kim nằm ở đỉnh của tam giác giữa 
hai sừng cùng. Lưu ý, trẻ nhỏ khe cùng nằm cao hơn 
so với trẻ lớn, một số trẻ khe cùng nằm lệch khỏi 
trục của cột sống. 
Kỹ thuật: dùng kim 22-24G, chiều dài dưới 3cm. 
Chọc kim gây tê tạo với đường giữa khe cùng một 
góc 45 - 750, chọc qua da hướng lên phía đầu BN, 
ra trước, khi có cảm giác “sựt” và thấy nhẹ là kim 
đã đi qua dây chằng cùng cụt vào khoang cùng, hạ 
đốc kim xuống còn 15 độ so với mặt da, rút nòng 
catheter ra cỡ 2mm, đẩy kim sâu thêm 2-3mm rồi 
dừng lại, lắp bơm tiêm vào. 
Thử test bằng cách hút lại kiểm tra xem có dịch 
não tủy hoặc máu chảy ra không, nếu không thì tiêm 
dung dịch thuốc tê thấy nhẹ, bóng khí trong bơm 
tiêm không méo, nhịp tim của bệnh nhân không 
tăng là kim vẫn ở trong khoang cùng. Thuốc tê tiêm 
chậm 1mL/3giây, khi tiêm được 1/2 thể tích thì tạm 
dừng, hút lại kiểm tra, chú ý trong quá trình tiêm 
thuốc phải cố định tốt kim gây tê. Theo dõi sát nhịp 
tim, SpO
2
, EtCO
2
 trong quá trình tiêm. Sau đó, đặt 
bệnh nhân về tư thế bình thường, duy trì sevofluran 
1,5 MAC [4].
Sau khi GTKC 5 phút, đánh giá mức vô cảm bằng 
nghiệm pháp pin-prick, bắt đầu từ nếp bẹn trở lên, 
GTKC có hiệu quả khi làm nghiệm pháp mà nhịp tim 
tăng dưới 20% so với thời điểm trước đó, ghi lại thời 
gian khởi tê. Nếu bệnh nhân nào sau GTKC 30 phút 
không có tác dụng thì phải tiêm fentanyl 1µg/kg để 
phẫu thuật, bệnh nhân đó sẽ loại khỏi nghiên cứu.
Trong mổ, duy trì sevofluran 1,5MAC, nếu nhịp 
tim và huyết áp tăng trên 20% do bất kỳ kích thích 
phẫu thuật nào thì tiêm fentanyl liều 1µg/kg. Cài 
đặt, thay đổi thông số máy thở để duy trì EtCO2 30-
35 mmHg, SpO
2
 ≥ 97%.
Tiến hành giảm đau trước khi trẻ tỉnh bằng 
acetaminophen liều 15mg/kg đặt hậu môn cho 
nhóm 1, rút mask thanh quản theo tiêu chuẩn của 
Rainbow Babies & Children’s Hospital (Mỹ) có sửa 
đổi: BN tỉnh, mở mắt, vận động hai tay bình thường, 
có phản xạ ho và nuốt, tự thở đều (15-40 nhịp/phút 
ở trẻ 1- 6 tuổi ), Vt > 5ml/kg, SpO2 > 95% (FiO
2
 21%), 
huyết động ổn định. 
Sau đó chuyển bệnh nhân ra phòng hồi tỉnh theo 
dõi tiếp.
Giảm đau sau mổ: dùng acetaminophen đặt hậu 
môn liều 15mg/kg khi thang điểm đau FLACC 4-6, 
morphin 0,1mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm khi FLACC 
7-10, nhắc lại mỗi 4-6 giờ.
Bệnh nhân chuyển về khoa khi điểm Aldrete đạt 
10 điểm ở hai lần cách nhau 15 phút. Khi về bệnh 
phòng tiếp tục theo dõi bệnh nhân trong vòng 24 
giờ sau gây mê.
Các chỉ tiêu đánh giá
- Hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật được đánh 
giá dựa vào:
+ Thời gian giảm đau sau phẫu thuật: tính từ thời 
gian khởi tê (tại phòng mổ) cho đến khi bệnh nhân 
yêu cầu liều giảm đau đầu tiên (tại phòng hồi tỉnh) 
với điểm FLACC ≥4.
+ Tổng liều acetaminophen và tổng liều morphin 
được sử dụng trong 12 giờ sau phẫu thuật.
- Mức độ đau sau phẫu thuật được đánh giá 
theo thang điểm FLACC [8].
0 điểm: Thoải mái
1-3 điểm: Khó chịu nhẹ
4-6 điểm: Đau vừa
7-10 điểm: Đau nhiều
- Mức độ an thần được đánh giá theo bảng điểm 
Ramsay 
1 điểm: Tỉnh, kích thích, lo lắng
2 điểm: Tỉnh, yên tĩnh, hợp tác
3 điểm: Ngủ, tỉnh khi gọi
4 điểm: Ngủ, tỉnh khi kích thích mạnh
5 điểm: Đáp ứng yếu ớt
6 điểm: Không đáp ứng
- Mức ức chế vận động được đánh giá theo thang 
điểm Bromage có sửa đổi [3]
0 điểm: không vận động
1 điểm: vận động theo chiều ngang
2 điểm: nâng chân lên được
- Đánh giá các tác dụng không mong muốn: bí 
tiểu, buồn nôn, nôn, ngứa, nổi mề đay, ban đỏ trên 
da, co giật, mạch chậm, suy hô hấp, tụt huyết áp.
Xử lí số liệu: phần mềm SPSS 20.0
61
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 5 - tháng 10/2018
3. KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Nhóm Nhóm 1 (n=30) Nhóm 2 (n=30)
Giới (nam/nữ) 27/3 (90%/10%) 29/1 (96,7%/3,3%)
Tuổi (năm) 3,57± 1,74 3,99± 2,24
Cân nặng (kg) 14,18±4,29 15,1 ± 4,85
ASA (I/II) 28/2 (93,3%/7,7%) 27/3 (90%/10%)
Nhận xét: Bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu đa phần là trẻ nam. 
Bảng 2. Đặc điểm về phẫu thuật
Nhóm
Loại bệnh
Nhóm 1
(n = 30)
Nhóm 2
(n = 30)
n n
Thoát vị bẹn 9 3
Tinh hoàn ẩn 5 9
Tràn dịch màng tinh hoàn 2 8
Nang thừng tinh 6 4
Lỗ đái thấp 8 6
Thời gian phẫu thuật (phút) 37,5 ± 13,57 36,33 ± 9,55
Nhận xét: Loại bệnh được phẫu thuật đa phần là tiết niệu sinh dục.
3.2. Hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật
Bảng 3. Hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật
Nhóm
Đặc điểm
Nhóm 1
(n = 30)
Nhóm 2
(n = 30)
p
Thời gian giảm đau (giờ) 0,07± 0,37 8,25±1,48
< 0,05
Tổng liều acetaminophen sau phẫu 
thuật (mg)
574,50 ±23,61 251,25 ± 15,7 
Tổng liều morphin sau phẫu thuật 
(mg)
3,94±1,6 0
Nhận xét: Thời gian giảm đau, tổng liều acetaminophen, tổng liều morphin sau phẫu thuật khác nhau giữa 
hai nhóm có ý nghĩa thống kê.
Bảng 4. Điểm FLACC ngay sau rút mask thanh quản
Nhóm
Điểm FLACC
Nhóm 1
(n = 30)
Nhóm 2
(n = 30) p
n % n %
0: Thoải mái 0 0 24 80
< 0,05
1- 3: Khó chịu nhẹ 0 0 6 20
4 - 6: Đau vừa 11 36,7 0 0
7 - 10: Đau nhiều 19 63,3 0 0
Tổng 30 100 30 100
Nhận xét: Sự khác biệt về điểm đau sau rút mask thanh quản giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p < 
0,05.
62
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 5 - tháng 10/2018
Bảng 5. Điểm an thần Ramsay sau rút mask thanh quản
Nhóm
Điểm Ramsay
Nhóm 1
(n = 30)
Nhóm 2
(n = 30) p
n % n %
1 đ: Tỉnh, kích thích, lo lắng 29 96,7 5 16,67
< 0,052 đ: Tỉnh, yên tĩnh, hợp tác 1 3,3 20 66,7
3 đ: Ngủ, tỉnh khi gọi 0 0 5 16,63
Tổng 30 100 30 100
Nhận xét: Đa phần trẻ nhóm 1 trong trạng thái tỉnh, kích thích, trẻ nhóm 2 tỉnh, hợp tác tốt.
Bảng 6. Điểm vận động Bromage sau rút mask thanh quản
Nhóm
Điểm Bromage
Nhóm 1
(n = 30)
Nhóm 2
(n = 30) p
n % n %
0: không vận động 0 0 0 0
< 0,05
1: Vận động theo chiều ngang 0 0 12 40
2: Nâng chân lên được 30 100 18 60
Tổng 30 100 30 100
Nhận xét: Không có bệnh nhân nào giữa hai nhóm có biểu hiện liệt vận động (0 điểm).
3.3. Tác dụng không mong muốn sau phẫu thuật
 Không có bệnh nhân nào xảy ra tác dụng không mong muốn sau phẫu thuật.
4. BÀN LUẬN
4.1. Về hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật 
4.1.1. Thời gian giảm đau sau phẫu thuật
Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian giảm 
đau sau phẫu thuật (thời gian yêu cầu liều giảm đau 
đầu tiên) ở nhóm có GTKC là 8,25 ±1,48 giờ, ở nhóm 
không GTKC là 0,07± 0,37 giờ, sự khác nhau giữa hai 
nhóm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cao 
hơn nghiên cứu của Breschan C và cộng sự (2005) 
khi so sánh thời gian giảm đau sau phẫu thuật của 
3 nhóm bệnh nhân được GTKC với bupivacain, 
levobupivacain và ropivacain nồng độ 0,2% liều 
1mL/kg [2]. Trong nghiên cứu của Breschan C, thời 
gian giảm đau sau phẫu thuật với nhóm sử dụng 
levobupivacain là 5,7 ± 0,8 giờ. Trong GTKC, thời 
gian giảm đau sau phẫu thuật dài hay ngắn phụ 
thuộc vào nhiều yếu tố: loại thuốc tê, thuốc phối 
hợp, nồng độ và thể tích thuốc được dùng để gây 
tê (ml/kg). Sự khác biệt trong nghiên cứu của chúng 
tôi với tác giả này có lẽ là do tác giả sử dụng nồng 
độ thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi (0,2% so với 
0,25%). Một số các nghiên cứu của các tác giả khác 
về vai trò của nồng độ thuốc tê trong giảm đau sau 
phẫu thuật cũng khẳng định điều này. Năm 1988, 
Wolf và cộng sự GTKC cho 114 BN từ 6 tháng tới 10 
tuổi sử dụng bupivacain nồng độ 0,0625%-0,125%-
0,25% cho phẫu thuật dưới rốn. Tác giả đưa ra kết 
luận: nồng độ 0,25% có tác dụng giảm đau tốt nhất 
[1].
Ở trẻ em, đau đớn và sợ hãi gây ra do phẫu thuật 
ít nhiều ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển về 
tâm lý của trẻ sau này. Vì vậy, bất kỳ phương pháp 
vô cảm nào kéo dài được thời gian giảm đau cho 
bệnh nhi đều rất có ý nghĩa đối với trẻ. Trẻ nhỏ vốn 
hiếu động, một số trẻ đau đớn còn kích thích không 
hợp tác và dễ dẫn đến chấn thương, vì vậy thời gian 
giảm đau càng kéo dài càng thuận lợi cho trẻ, giúp 
trẻ hồi tỉnh êm dịu, giảm mê sảng, khó chịu, và thay 
thế thuốc giảm đau, đặc biệt là nhóm opioid trong 
giai đoạn đầu sau phẫu thuật, ngoài ra còn có lợi cho 
trẻ trong các hoạt động thể chất.
4.1.2. Điểm FLACC sau rút mask thanh quản
Thang điểm FLACC dùng để đánh giá đau sau mổ 
rất phù hợp cho trẻ ở lứa tuổi từ 12 – 72 tháng (1-6 
tuổi). Ở lứa tuổi này phần lớn trẻ chưa biết chữ số, 
biểu hiện trên khuôn mặt trẻ bị ảnh hưởng nhiều 
yếu tố nhiễu. Vì thế, không thể sử dụng được thang 
điểm số hóa để lượng giá mức độ đau. Hơn nữa, đối 
với phần lớn trẻ nhỏ khi đến viện, trẻ rất sợ hãi do 
sợ đau và tiếp xúc với người lạ. Sau mổ, rất nhiều 
trẻ sợ, không thích cho nhân viên y tế lắp đặt bất kỳ 
thiết bị gì trên người chúng như máy đo nhịp tim, 
huyết áp, SpO
2
. Vì thế, khi theo dõi các dấu hiệu này 
sẽ không chính xác, các giá trị này đều tăng cũng gây 
nhiễu, ảnh hưởng đến việc tính điểm đau khi dùng 
63
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 5 - tháng 10/2018
các thang điểm có dựa vào giá trị của các thông số 
trên. Ưu điểm của thang điểm FLACC là chỉ bằng 
cách quan sát các biểu hiện trên khuôn mặt, hoạt 
động của chân, hoạt động toàn thân, khóc và sự dỗ 
dành của người thân đối với trẻ, mà không tác động 
vào người trẻ. Chính vì thế, sẽ lượng giá được chính 
xác hơn mức độ đau thực sự của trẻ. Ngoài ra, trẻ 
sau mổ nếu đau thực sự chúng thường không thể 
ngủ được mà sẽ biểu hiện theo các dấu hiệu như 
thang điểm FLACC đã đánh giá.
Giá trị điểm FLACC sau rút mask thanh quản 
của cả 2 nhóm trong nghiên cứu khác biệt nhau rõ 
rệt và rất có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Ở nhóm 
2, sau rút mask thanh quản, tất cả các bệnh nhân 
có điểm FLACC ≤ 3, trong đó có tới 24/30 (75%) số 
BN có điểm FLACC = 0, có nghĩa là trẻ không đau 
và hoàn toàn thư giãn, thoải mái. Điều đó chứng tỏ 
chất lượng giảm đau sau mổ của nhóm GTKC 1mL/
kg cho phẫu thuật dưới rốn và tiết niệu sinh dục là 
rất tốt. Trong khi đó, nhóm 1, đa số bệnh nhân điểm 
FLACC đều trên 4. Những bệnh nhân này đều cần 
cho thuốc giảm đau ngay lúc kết thúc phẫu thuật. 
4.1.3. Tổng liều acetaminophen và morphin 12 
giờ sau phẫu thuật
Sự khác biệt về liều acetaminophen và morphin 
giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Ở 
nhóm 1, tất cả bệnh nhân mặc dù đã được giảm 
đau bằng acetaminophen đặt hậu môn khi kết thúc 
phẫu thuật, tuy nhiên, đều có điểm FLACC ≥ 4 và 
phải yêu cầu giảm đau ngay. Trong khi đó, điểm 
FLACC sau phẫu thuật ở tất cả bệnh nhân nhóm 2 
đều ≤ 3, trong đó có 80% bệnh nhân biểu hiện thoải 
mái, 20% bệnh nhân còn lại chỉ có biểu hiện khó 
chịu nhẹ và không cần đến thuốc giảm đau. Thời 
gian giảm đau sau phẫu thuật của nhóm gây mê 
kèm GTKC kéo dài trung bình đến 8,25±1,48 giờ, 
do vậy tổng liều thuốc giảm đau sau phẫu thuật 
của nhóm này thấp hơn nhóm chỉ có gây mê đơn 
thuần. Đặc biệt, trong vòng 12 giờ sau phẫu thuật, 
không có bệnh nhi nào ở nhóm 2 có điểm FLACC ≥ 
7 và cần dùng đến morphin đường tĩnh mạch. Điều 
này càng khẳng định hiệu quả giảm đau của nhóm 
có can thiệp này.
4.1.4. Mức độ vận động và an thần sau phẫu 
thuật
Về mức độ vận động sau phẫu thuật, ở nhóm 
1 tất cả các bệnh nhân đều vận động chi tốt (điểm 
Bromage =2). Ở nhóm 2, có 60% bệnh nhân điểm 
Bromage đạt 2đ, 40% bệnh nhân 1 điểm, không có 
bệnh nhân nào liệt vận động (0 điểm). Sự khác biệt 
giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu 
của tác giả B. Locatelli [6] khi nghiên cứu trên 3 
nhóm bệnh nhân sử dụng levobupivacaine 0,25%, 
ropivacaine 0,25% and bupivacaine 0,25% để GTKC 
cho bệnh nhân phẫu thuật dưới rốn. Tác giả đưa ra 
nhận xét rằng bupivacain gây ức chế vận động ở trẻ 
cao hơn so với levobupivacain và ropivacain.
Mức độ an thần được đánh giá bằng thang điểm 
Ramsay. Sau rút mask thanh quản, có 96,7% bệnh 
nhân ở nhóm 1 có điểm Ramsay bằng 1, trong khi 
đó ở nhóm 2 chỉ có 16,67 % có điểm Ramsay bằng 1, 
66,7% bệnh nhân nhóm 2 có điểm Ramsay bằng 2 và 
16,67% bệnh nhân có điểm Ramsay bằng 3. So sánh 
với nghiên cứu của tác giả Loetwiriyakul W (2011) 
[7] thì nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả tương 
tự. Trong nhóm 1, sau rút mask thanh quản, tất cả 
các bệnh nhân đều trong tình trạng tỉnh, lo lắng, 
kích thích. Điều này phù hợp với điểm FLACC sau mổ 
của nhóm này. Hầu hết các bệnh nhân đều có mức 
đau tương ứng với điểm FLACC từ 4 – 10, trong đó 
có 63,3% bệnh nhân có điểm đau từ 7-10. Vì trẻ có 
mức độ đau nhiều dẫn đến tình trạng kích thích và 
yêu cầu giảm đau morphin đường tĩnh mạch ngay. 
Và cũng chính vì điều này, lượng acetaminophen 
và morphin trong vòng 12 giờ sau phẫu thuật của 
nhóm 1 cũng rất cao. Trong khi đó ở nhóm 2, hầu 
hết bệnh nhân sau rút mask thanh quản, trẻ ở trạng 
thái tỉnh táo, thoải mái và hợp tác bởi vì GTKC 1mL/
kg giúp trẻ giảm đau hoàn toàn sau phẫu thuật rất 
tốt. Chỉ có 5/30 bệnh nhân (16,67%) ngủ lại sau rút 
mask thanh quản nhưng số bệnh nhân này đều tỉnh 
ngay khi gọi. 
Điều đó càng khẳng định ý nghĩa do giảm đau 
mang lại, đặc biệt ở trẻ em, đó là chất lượng hồi tỉnh 
tốt, êm dịu, thoải mái, tăng khả năng phục hồi sau 
phẫu thuật, tăng chất lượng điều trị.
4.2. Về tác dụng không mong muốn
Nghiên cứu của chúng tôi không ghi nhận có tác 
dụng không mong muốn nào sau phẫu thuật ở hai 
nhóm. 
Ở các nghiên cứu của các tác giả khác [9], [7], có 
ghi nhận một vài tác dụng không mong muốn xảy 
ra sau phẫu thuật như nôn, buồn nôn hay ngứa, bí 
tiểu ở nhóm bệnh nhân có GTKC. Điều này có thể là 
do các tác giả có sử dụng các thuốc khác phối hợp, 
đặc biệt là thuốc thuộc nhóm opiod và các tác dụng 
không mong muốn này là do các thuốc trong nhóm 
opioid gây ra. 
Các tác dụng không mong muốn khác thuộc về 
ức chế giao cảm như mạch chậm, tụt huyết áp thì 
nghiên cứu của chúng tôi tương tự nghiên cứu của 
các tác giả này [1], [2], [5], [6], [7], [9] không có biến 
chứng nào đặc biệt nghiêm trọng xảy ra. Điều này 
chứng tỏ rằng GTKC là một phương pháp giảm đau 
an toàn và hiệu quả.
64
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 5 - tháng 10/2018
5. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu hiệu quả giảm đau sau phẫu 
thuật khi gây tê khoang cùng bằng levobupivacain 
0,25% liều 1mL/kg cho trẻ em phẫu thuật dưới rốn 
và tiết niệu sinh dục, chúng tôi rút ra kết luận:
Hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật cao: thời gian 
giảm đau sau phẫu thuật ở nhóm gây tê khoang cùng 
là 8,25 ±1,48 giờ, ở nhóm không GTKC là 0,07± 0,37 
giờ, sự khác nhau giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê 
với p < 0,05. Ở nhóm gây tê khoang cùng, liều thuốc 
giảm đau acetaminophen và morphin sử dụng sau 
phẫu thuật thấp hơn (251,25 mg ± 15,7 và 0 mg) có 
ý nghĩa thống kê so với nhóm không gây tê khoang 
cùng (574,50 mg ±23,61 và 3,94 mg±1,6) .
Không có tác dụng không mong muốn nào ở hai 
nhóm nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Andrew W. et al. (1988), Bupivacain for caudal 
analgesia in infants and children: the optimal effective and 
concentration. Anesthesiology, 69, 102-106. 
2. Breschan C, Jost R, et al. (2005). A prospective study 
comparing the analgesic efficacy of levobupivacaine, 
ropivacaine and bupivacaine in pediatric patients 
undergoing caudal blockade. Pediatric Anesthesia. 15, 
301 - 306.
3. Bromage P.R. (1975). Mechanism of action of 
extradural analgesia. Br J Anaesth. 47, 199-211.
4. Edward M. et al (2006), Clinical anesthesiology, 
Chapter 16.
5. Hong J.Y, Han S.W, Kim W.O, et al. (2009). A 
comparison of high volume/low concentration and low 
volume/high concentration ropivacaine in caudal analgesia 
for pediatric orchidopexy. Anesth Analg. 45, 722 - 725.
6. Locatelli B, Ingelmo P, Sonzogni V. (2004). 
Randomized, double - blind, phase III, controlled trial 
comparing levobupivacaine 0,25%, ropivacaine 0,25% and 
bupivacaine 0,25% by the caudal route in children. British 
Journal of Anaesthesia. 94 (3), 366 -371.
7. Loetwiriyakul W, et al. (2011). Caudal block with 
3mg/kg bupivacaine for intra abdominal surgery in 
pediatric patients: a randomized study. Asian Biomedicine. 
5 (1), 93 - 99.
8. Merkel S.I, et al. (1997). Practice applications 
of research. The FLACC: a behavioral scale for scoring 
postoperative pain in young children. Pediatric Nursing 23 
(3), p 293-297.
9. Singh R, Kumar N, Singh P. (2011). Randomized 
controlled trial comparing morphine or clonidine with 
bupivacaine for caudal analgesia in children undergoing 
upper abdominal surgery. British Journal of Anaesthesia. 
106 (1), 96 - 100.

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_giam_dau_sau_phau_thuat_duoi_ron_o_tre_em.pdf