Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý, sử dụng đất hiệu quả tại trường Đại học Lâm nghiệp

Trường Đại học Lâm nghiệp quản lý nhiều loại đất, nhiều khu vực khác nhau, trong đó lại có nhiều khu vực

chưa có GCNQSDĐ, phát sinh nhiều tranh chấp, lấn chiếm, cấp chồng lấn GCNQSDĐ. Việc nghiên cứu công tác

quản lý, sử dụng đất của Trường Đại học Lâm nghiệp nhằm đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng hiệu quả hơn. Kết

quả cho thấy trong tổng diện tích 253,03 ha thì đất rừng đặc dụng chiếm 77,7%, còn lại là đất phi nông nghiệp phục

vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, tỷ lệ đất đã được cấp GCNQSDĐ không cao, chiếm có 57,14%. Trường có 8 vị trí chưa

được cấp GCNQSDĐ, phát sinh tranh chấp với 2 tổ chức và hàng chục hộ gia đình, cá nhân giáp ranh. Giải pháp

quan trọng là cần xử lí vi phạm, tranh chấp, làm rõ ranh giới để chỉnh lý GCNQSDĐ cho phù hợp với thực tế, tránh

cấp GCNQSDĐ chồng lấn và làm thủ tục xin cấp GCNQSDĐ lần đầu đối với các vị trí chưa được cấp.

pdf 9 trang kimcuc 6220
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý, sử dụng đất hiệu quả tại trường Đại học Lâm nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý, sử dụng đất hiệu quả tại trường Đại học Lâm nghiệp

Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý, sử dụng đất hiệu quả tại trường Đại học Lâm nghiệp
1 
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG 
ĐẤT HIỆU QUẢ TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP 
Nguyễn Bá Long1 
Phạm Thanh Quế1 
Hoàng Phương Tú 
 Trường Đại học Lâm nghiệp quản lý nhiều loại đất, nhiều khu vực khác nhau, trong đó lại có nhiều khu vực 
chưa có GCNQSDĐ, phát sinh nhiều tranh chấp, lấn chiếm, cấp chồng lấn GCNQSDĐ. Việc nghiên cứu công tác 
quản lý, sử dụng đất của Trường Đại học Lâm nghiệp nhằm đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng hiệu quả hơn. Kết 
quả cho thấy trong tổng diện tích 253,03 ha thì đất rừng đặc dụng chiếm 77,7%, còn lại là đất phi nông nghiệp phục 
vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, tỷ lệ đất đã được cấp GCNQSDĐ không cao, chiếm có 57,14%. Trường có 8 vị trí chưa 
được cấp GCNQSDĐ, phát sinh tranh chấp với 2 tổ chức và hàng chục hộ gia đình, cá nhân giáp ranh. Giải pháp 
quan trọng là cần xử lí vi phạm, tranh chấp, làm rõ ranh giới để chỉnh lý GCNQSDĐ cho phù hợp với thực tế, tránh 
cấp GCNQSDĐ chồng lấn và làm thủ tục xin cấp GCNQSDĐ lần đầu đối với các vị trí chưa được cấp. 
Từ khóa: quản lý đất đai, sử dụng đất, hiệu quả, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trường Đại học Lâm nghiệp được thành lập theo Quyết định số 127/QĐ-CP ngày 
19/8/1964 của Hội đồng Chính phủ. Năm 1984, Nhà trường chuyển cơ sở từ Đông Triều, Quảng 
Ninh về Xuân Mai, Hà Nội. Tổng diện tích tự nhiên Nhà trường đang quản lý tại khu cực Xuân 
Mai là 253,03 ha. Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, công tác quản lý đất đã bộc lộ nhiều 
tồn tại và bất cập, cụ thể như tình trạng tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích, sử dụng 
đất không hiệu quả hoặc cấp trùng giấy chứng nhận QSDĐ với tổ chức, hộ gia đình giáp ranh. 
Xuất phát từ thực tiễn trên, việc đánh giá hiện trạng quản lý, sử dụng đất đai, xác định 
những tồn tại và bất cập trong công tác quản lý, sử dụng đất đai của Nhà trường là điều cần thiết 
nhằm đề xuất một số giải pháp quản lý, sử dụng đất của Nhà trường hiệu quả hơn. 
II. ĐỐI TƢỢNG, NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 
Công tác quản lý, sử dụng đối với các loại đất được giao từ năm 1984 đến 2013 của 
Trường Đại học Lâm nghiệp (cơ sở 1). 
2.2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
 - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: đây là phương pháp được áp dụng nhằm thu thập 
các số liệu đã được công bố như diện tích đất đai, biến động đất đai, tình hình quy hoạch và xây 
dựng, các văn bản pháp lý liên quan đến công tác quản lý đất đai của Trường qua các giai đoạn. 
- Phương pháp phỏng vấn: đề tài tiến hành phòng vấn 30 đối tượng liên quan đến công 
tác quản lý sử dụng đất tại Trường (lãnh đạo Trường, các Trưởng đơn vị hoặc chuyên viên tham 
gia quản lý, sử dụng đất, các hộ gia đình mượn đất, người sử dụng đấn liền kề đối tượng tranh 
chấp đất đai. 
- Phương pháp phân tích và xử lí số liệu: Trên cơ sở số liệu thu thập được, đề tài tiến 
hành phân tích, xử lí bằng phần mềm Excel, hiệu quả sử dụng đất được đánh giá qua một số chỉ 
1
 Bộ môn Quản lý đất đai – Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh 
2 
tiêu như: hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng; tỷ lệ % đất được cấp giấy chứng nhận, số vụ lấn 
chiếm, diện tích lấn chiếm, số vụ tranh chấp, tình trạng bỏ hoang không sử dụng đất. 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1. Hiện trạng quản lý và sử dụng đất của Trƣờng Đại học Lâm nghiệp 
Diện tích đất đai Trường Đại học Lâm nghiệp được giao quản lý, sử dụng được trình bày ở 
bảng 1. 
Bảng 1. Diện tích đất đai Trƣờng Đại học Lâm nghiệp đƣợc giao quản lý, sử dụng năm 
2013 
TT Địa điểm 
Đất XD 
(m
2
) 
Đất rừng 
(m
2
) 
Tổng 
(m
2
) 
Cơ cấu 
(%) 
Ngày cấp 
Ghi chú 
(đối tƣợng 
QLSD) 
A Đất có GCN QSDĐ 258.656 1.160.024,5 1.418.680,5 57,14 
I Khu vực Hà Nội 285.656 173.323,0 458.979 18,14 
1 
Khu Trung tâm 
(Khu A) 271.238 173.323 444.561 17,57 25/09/2002 ĐHLN 
2 Khu 5 tầng/Khu B 
14.418 14.418 0,57 25/09/2002 
Cty tư vấn 
LN 
II 
Đất khu vực Hòa 
Bình 986.701,5 986.701,5 39,0 
1 Núi Luốt 780.044,2 780.044,2 30,83 15/10/2003 ĐHLN 
2 Núi Voi 206.657,3 206.657,3 8,17 15/10/2003 ĐHLN 
B 
Đất chƣa có 
GCNQSDĐ 
43.443 1.041.200 1.084.643 42,86 
1 Núi Luốt (Hà Nội) 61.200 61.200 2,42 ĐHLN 
2 Núi Voi (Hòa Bình) 980.000 980.000 38,73 ĐHLN 
3 Khu Sơn Tây 
42.000 42.000 1,66 
Cty tư vấn 
LN 
4 
Ki ốt tại chợ Xuân 
Mai 
46 46,0 0,002 1986 
TT CNR 
đang SD 
5 Khu nhà trẻ 245 245 0,01 TT dịch vụ 
6 Nhà nổi 867 867 0,03 TT dịch vụ 
7 Tập thể H12 
86 86 0,003 
Cho nhân 
viên mượn 
8 Lớp học H12 199,0 199 0,01 
Trường tiểu 
học 
Tổng 329.099,0 2.201.224,5 2.530.323,5 100 
( Nguồn: Phòng Hành chính tổng hợp, Trường ĐHLN) 
Tổng diện tích của Trường là 253,03ha, trong đó diện tích nằm trên địa phận Hà Nội 
chiếm 61,26%, còn lại là thuộc đất tỉnh Hòa Bình. Diện tích đất xây dựng là 32,9ha, chiếm 
13,01% tổng diện tích, còn lại chủ yếu là đất rừng đặc dụng chiếm 86,99% tổng diện tích toàn 
Trường. Tuy nhiên, diện tích được cấp GCNQSĐ còn thấp, với 144,5ha, chiếm 57,14% tổng diện 
3 
tích. Trường còn 8 địa điểm với diện tích là 108,4ha chưa cấp GCNQSDĐ, chủ yếu là diện tích 
nhỏ lẻ (như Kiốt chợ Xuân Mai, nhà nổi, tập thể H12, lớp học H12), diện tích chưa có 
GCNQSDĐ, mà chỉ có biên bản bản giao đất của UBND thị trấn XM cho Trường ĐHLN trước 
đây. 
Bảng 2. Các căn cứ pháp lý liên quan đến quyền sử dụng đất và quyền quản lý, sử dụng nhà 
đất, trụ sở làm việc thuộc sở hữu Nhà nƣớc 
STT Vị trí 
Diện tích 
(m
2) Nội dung Ngày cấp 
1 Khu A 444.561 
- 
Đất xây 
dựng 
271.238 
- Quyết định số 1388/QĐ/UB-Hà Tây cấp 
GCNQSDĐ số S850596 tại Xuân Mai- 
Chương Mỹ cho Trường ĐHLN. 
- GCN quyền quản lý, sử dụng nhà đất thuộc 
trụ sở làm việc thuộc sở hữu Nhà nước 
25/9/2012 
- 
Đất rừng 
Núi Luốt 
173.323 
15/12/2002 
2 Khu B 14.418,0 
- Quyết định số 1388/QĐ/UB-Hà Tây cấp 
GCNQSDĐ số S850596 tại Xuân Mai- 
Chương Mỹ cho Trường ĐHLN. 
25/9/2012 
- GCN quyền quản lý, sử dụng nhà đất thuộc 
trụ sở làm việc thuộc sở hữu Nhà nước 
15/12/2002 
3 
Núi Luốt 
(khu vực 
Hòa Bình) 
780.044,5 
Quyết định số 1732/QĐ/UB-Hòa Bình. Cấp 
GCNQSDĐ số U666616 diện tích đất Lâm 
nghiệp tại xã Hòa Sơn-Lương Sơn- Hòa 
Bình 
15/10/2003 
4 Núi Voi 206.657,3 
Quyết định số 1732/QĐ/UB-Hòa Bình. Cấp 
GCNQSDĐ số U666616 diện tích đất Lâm 
nghiệp tại xã Hòa Sơn-Lương Sơn- Hòa 
Bình 
15/10/2003 
5 Nhà nổi 867 
Biên bản bàn giao đất của UBND thị trấn 
Xuân Mai cho Trường Đại học Lâm nghiệp 
quản lý 
28/4/1989 6 
Khu tập 
thể H12 
86 
7 
Lớp học 
H12 
199 
 ( Nguồn: Phòng Hành chính tổng hợp, Trường ĐHLN) 
* Các giấy tờ pháp lý về quản lý đất đai của Nhà trƣờng 
Bảng 3. Tổng hợp các Quyết định và biên bản giao đất cho Trường Đại học Lâm nghiệp 
STT Vị trí Số QĐ Nội dung Ngày cấp 
1 
Khu Trung 
tâm Trường: 
27ha 
QĐ 224/TTg 
QĐ của Thủ tướng Chính Phủ phê chuẩn 
nhiệm vụ thiết kế xây dựng Trường Đại 
học Lâm nghiệp. 
11/7/1980 
 QĐ 347/UB- QĐ Về việc Cấp đất khu C, D, E cho 10/10/1981 
4 
Hà Sơn Bình Trường Đại học Lâm nghiệp 
Biên bản 
Biên bản giao đất xây dựng Trường 
ĐHLN 
06/7/1984 
Biên bản Biên bản giao đất và đền bù khu E 01/12/1984 
Biên bản 
Biên bản giao và bồi thường đất xây dựng- 
Trường Đại học Lâm nghiệp 
21/9/1985 
QĐ 41/UB-
Hà Sơn Bình 
QĐ về việc cấp đất khu A,B cho trường 
Đại học Lâm nghiệp 
26/2/1986 
 Biên bản 
Biên bản giao đất xây dựng Trường 
ĐHLN 
25/3/1986 
2 
Núi Luốt 
(phía Bắc Núi 
Luốt) 
QĐ 623/QĐ-
UB-Hà Sơn 
Bình 
QĐ Về việc thu hồi đất của Nông trường 
Cửu Long để sử dụng vào việc giao đất 
giao rừng. 
17/9/1981 
3 
Khu Công ty 
(khu 5 
tầng/Khu B) 
QĐ 40/QĐ-
UB-Hà Sơn 
Bình 
QĐ về việc Cấp đất nhà 5 tầng D1&D2 
cho Trường Đại học Lâm nghiệp 
26/2/1986 
4 Khu Sơn Tây 
QĐ 432/TC-
LĐ 
Chuyển trường Bổ túc văn hóa Lâm 
nghiệp thành Trung tâm bồi dưỡng văn 
hóa thực nghiệm SXLN thuộc Trường Đại 
học Lâm nghiệp 
03/8/1980 
5 
Núi Luốt, núi 
Voi 
QĐ 
1067/LN/KL 
Về việc xét duyệt dự án đầu tư trồng 
rừng phòng hộ, rừng đặc dụng 
25/6/1990 
6 
Núi Luốt địa 
phận Hòa Sơn 
Biên bản 
Biên bản bàn giao đất ngoài thực địa cho 
Trường ĐHLN 
22/11/1984 
7 
Xây dựng 
tường bao núi 
Luốt 
Biên bản 
Biên bản thống nhất thỏa thuận vị trí xây 
tường bảo vệ rừng giữa Trường ĐHLN 
với Lữ đoàn 201 
23/4/2002 
8 
Núi Luốt, núi 
Voi 
QĐ 186-
CV/UB 
Về việc phê duyệt xây dựng dự án trồng 
rừng phòng hộ- môi sinh khu vực Xuân 
Mai- Hà Sơn Bình 
03/5/1991 
Biên bản 
Biên bản xác định mốc giới giao đất trồng 
rừng cho Trường ĐHLN 
21/4/1986 
QĐ 228-CT 
QĐ của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng 
V/v phê duyệt quy hoạch xây dựng rừng 
phòng hộ-môi sinh khu vực Xuân Mai-Hà 
Sơn Bình 
27/7/1991 
QĐ 317-
QĐ/UB 
V/v giao đất chủ đầu tư trồng rừng 
phòng hộ-môi sinh khu vực Xuân Mai - 
Hà Sơn Bình 
13/9/1991 
9 Núi Voi Biên bản 
Biên bản giao đất trồng rừng môi sinh- 
Hòa Thạch 
07/10/1991 
5 
10 
Khu H12 
(2,5ha) 
Biên bản 
Biên bản cuộc họp giữa lãnh đạo Trường 
ĐHLN với lãnh đạo Thị trấn Xuân Mai 
21/4/1989 
Biên bản 
Biên bản UBND thị trấn Xuân Mai giao 
khu H12 cho trường ĐHLN quản lý 
26/4/1989 
(Nguồn: Phòng Hành chính tổng hợp, Trường Đại học Lâm nghiệp) 
Bên cạnh GCNQSDĐ thì các văn bản, biên bản cũng là chứng cứ pháp lý xác lập mối quan 
hệ hợp pháp giữa Nhà nước và người sử dụng đất, là cơ sở để được Nhà nước bảo hộ các quyền 
và lợi ích hợp pháp của mình. Trường Đại học Lâm nghiệp bắt đầu có các Quyết định giao đất và 
các biên bản bàn giao từ những năm 1984. Theo Quyết định số 20/1999/QĐ-BTC ngày 
25/02/1999 của Bộ Tài chính về việc ban hành quy chế quản lý, sử dụng trụ sở làm việc tại các 
cơ quan Hành chính sự nghiệp, năm 2002, Trường được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền 
quyền quản lý, sử dụng nhà đất thuộc trụ sở làm việc thuộc sở hữu Nhà nước cho khu A và Khu 
B, trong mỗi tờ GCN đều liệt kê chi tiết tổng số ngôi nhà, chi tiết từng ngôi nhà với diện tích, 
hạng, năm xây dựng và giá trị (tại thời điểm cấp). 
Qua kết quả ở bảng 3.3, 3.4 và 3.5 cho thấy, Trường Đại học Lâm nghiệp đến nay về cơ 
bản đã có khá đầy đủ các căn cứ pháp lý khẳng định quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, việc vẫn tồn 
tại những diện tích chưa được cấp GCNQSDĐ. Tình trạng này là một nguyên nhân dẫn đến khó 
khăn trong quản lý, phát sinh tranh chấp với các chủ sử dụng đất khác. 
3.2. Tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai, tình trạng cấp trùng giấy chứng nhận quyền 
sử dụng đất và cho mƣợn đất 
3.2.1. Tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai 
- Phía Tây núi Luốt, diện tích 120.200,0 m2. Đối tượng lấn chiếm là dân cư Tổ 2, khu Tân 
Bình, Thị trấn Xuân Mai. Thời gian lấn chiếm đến nay đã hơn mười năm với 10 hộ gia đình sử 
dụng đất làm nhà ở và vườn tạp. Tuy nhiên khi phát hiện lấn chiếm năm 2001 Trường không xử 
lí triệt để. Hiện nay Trường đã được cấp GCNQSDĐ (gồm cả phần đất bị người dân lấn chiếm). 
- Khu vực giáp làng Giáo viên: Hiện trạng diện tích các hộ giáp ranh đều có dấu hiệu thừa 
diện tích so với thời điểm khi Trường cho mượn đất, diện tích trung bình mỗi hộ tăng lên 500m2, 
thấp nhất là 166m2, và cao nhất là 1.770m2. Diện tích dư thừa này là do các hộ gia đình lấn chiếm 
vào Núi Luốt, đất do Trường quản lý. 
3.2.2. Tình trạng cấp trùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 
Trong quá trình quản lý, Trường Đại học Lâm nghiệp đã phát hiện ra một số vị trí bị cấp 
trùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cụ thể như sau: 
 - Khu vực đỉnh 133 gần đại đội mẫu, Núi Luốt: hiện đang tranh chấp với Trường Sỹ 
quan đặc công. Hai bên đều đã được cấp GCNQSDĐ, nhưng hiện có phần đất gần đỉnh 133 
Trường sỹ quan đặc công đã xây công sự và cắm mốc sang đất của Trường quản lý. Tuy nhiên, 
hai cơ quan đã nhanh chóng xử lý vấn đề này và đạt được kết quả thỏa thuận mang tính pháp lý 
thông qua Biên bản về việc cắm mốc ranh giới giữa Trường Đại học Lâm nghiệp và Trường Sỹ 
quan đặc công, trong đó đã thống nhất lại về ranh giới và quyền sử dụng của hai bên. 
- Khu vực giáp ranh với Lữ đoàn tăng 2 1: phần đất này trước đây đã phát hiện có sự 
trùng lấn giữa đất của Trường Đại học Lâm nghiệp và Lữ đoàn tăng 201. Ngày 23/4/2002, giữa 
Trường Đại học Lâm nghiệp và Lữ đoàn tăng 201 đã có Biên bản số 143/BB-LĐ về việc thống 
nhất thỏa thuận vị trí xây tường bảo vệ rừng và hai cơ quan đã cơ bản đóng mốc giới phân định 
6 
tạm thời. Tuy nhiên, đến năm 2003, khi Trường Đại học Lâm nghiệp được cấp giấy chứng nhận 
quyền sử dụng đất cho 986.701,5 m2 đất lâm nghiệp, UBND tỉnh Hòa Bình đã không xét đến 
trường hợp thỏa thuận phân định mốc giới này để giải quyết triệt để và cấp sổ đỏ mà vẫn tính 
diện tích này vào diện tích cấp sổ đỏ. Vì vậy, hiện nay khu vực này cũng có hiện tượng cấp 
GCNQSDĐ chồng lấn giữa hai cơ quan. 
- Đất tại Làng giáo viên: Căn cứ các văn bản trên thì nguồn gốc khu vực làng giáo viên cũng 
thuộc đất của Trường. Nhưng trước 15/10/1993 Nhà trường tiến hành giao đất cho cán bộ công 
nhân viên làm nhà ở. Tuy nhiên, đến năm.UBND huyện Lương Sơn cấp GCNQSDĐ cho các 
hộ gia đình khu làng giáo viên. Năm 2003 UBND tỉnh Hòa Bình cấp giấy chứng nhận quyền sử 
dụng đất số U66661 diện tích 986.701,5 m2 đất lâm nghiệp cho Trường Đại học Lâm nghiệp 
(gồm cả diện tích huyện Lương Sơn đã cấp sổ cho hộ gia đình) dẫn đến 1 mảnh đất hai chủ sử 
dụng khác nhau (cấp trùng GCNQSDĐ). Qua đây cho thấy, việc UBND huyện Lương Sơn cấp 
GCNQSDĐ cho cán bộ nhân viên khi nguồn gốc đất thuộc tổ chức là không đúng. Việc UBND 
tỉnh Hòa Bình cấp GCNQSDĐ khu vực Núi Luốt cho Trường Đại học Lâm nghiệp bao gồm cả 
đất khu vực làng giáo viên mà UBND huyện Lương Sơn đã cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá 
nhân khi chưa hủy GCNQSDĐ của huyện Lương Sơn cũng chưa đúng quy trình. 
3.2.3. Tình trạng cho mƣợn đất 
Diện tích khu 17 hộ (khu D) được Nhà trường cho cán bộ nhân viên mượn đất để xây nhà 
ở vào năm 1996. Nay các hộ đã xây dựng kiên cố, vượt số tầng quy định và vi phạm quy định của 
Nhà trường. Ngoài ra, có nhiều hộ gia đình đã tự ý chuyển nhượng cho người khác thông qua 
hình thức người mượn trước trả đất cho Nhà trường và Nhà trường lại cho người nhận chuyển 
nhượng mượn lại. 
Tuy nhiên, qua phỏng vấn thì 100% các hộ gia đình nguyện vọng được Nhà trường tách 
riêng diện tích trên ra khỏi diện tích của Trường để chuyển về địa phương (cấp huyện) quản lý và 
được UBND huyện cấp GCNQSDĐ và chấp nhận nộp tiền sử dụng đất. 
Nhận xét 
Tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai và cấp trùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 
hiện nay đang là một vấn đề bất cập nhất ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai của Nhà 
trường. 
* Nguyên nhân tranh chấp lấn chiếm: 
- Nguyên nhân chủ quan: trong thời gian dài mặc dù Nhà trường quan tâm giải quyết nhưng 
do vấn đề có nguồn gốc sử dụng đất phức tạp, khu vực đất lại thuộc giáp ranh 2 tỉnh nên rất khó 
quản lý. Trong khi công tác quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lại chưa 
được quan tâm nên khi tranh chấp xảy ra thì việc giải quyết rất khó khăn và mất đi lợi thế. Nhiều 
vị trí xã, khó quản lý (như khu giáp ranh xã Hòa Sơn) thì Nhà trường chậm cắm mốc giới hoặc 
không có biện pháp xây dựng tường bao kịp thời nên dễ bị lấn chiếm. 
- Nguyên nhân khách quan là do trong thời gian mới chuyển về cơ sở mới tại Thị trấn Xuân 
Mai, Nhà trường còn gặp nhiều khó khăn về mọi mặt, kể cả về mặt nhân lực và vật lực, nên chưa 
quan tâm đúng mức tới việc quản lý đất đai. Một số quan điểm về đất đai của Nhà trường còn 
chưa thống nhất, ví dụ: vì cả nể nên một số cá nhân, đơn vị cho rằng nên nhường đất cho một số 
hộ gia đình vì giá trị đất thấp hoặc Nhà trường cũng chưa có hướng sử dụng. 
* Tình trạng cấp trùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 
7 
- Nguyên nhân chủ quan là do sau khi Ủy ban nhân dân huyện Lương Sơn đã cấp 
GCNQSDĐ cho các hộ gia đình giáo viên của Trường Đại học Lâm nghiệp thì Ban giám hiệu 
cũng đã chỉ đạo phòng chức năng phối hợp với cơ quan quản lý đất đai kê khai và tách riêng phần 
đất của làng rừng ra khỏi GCNQSDĐ của Trường, nhưng trong quá trình thực hiện đã không làm 
đúng chỉ đạo nên xảy ra tình trạng kê khai toàn bộ đất của Trường lẫn khu làng rừng. Kết quả 
UBND tỉnh Hòa Bình đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho toàn bộ đất của Trường 
trùng lên cả đất của khu vực làng rừng mà UBND huyện Lương Sơn đã cấp GCNQSDĐ. 
- Nguyên nhân khách quan là do thiếu sự phối hợp giữa UBND huyện Lương Sơn và 
UBND Huyện Chương Mỹ khi làm thủ tục cấp GCNQSDĐ. 
- Một trong nguyên nhân nữa là thiếu sự thống nhất, đồng bộ trong quản lý giữa UBND 
Huyện Lương Sơn và UBND Tỉnh Hòa Bình, dẫn đến khi UBND huyện Lương Sơn đã cấp sổ đỏ 
cho các hộ gia đình tại Làng giáo viên rồi mà UBND tỉnh Hòa Bình vẫn tiếp tục cấp sổ đỏ diện 
tích đó cho Trường Đại học Lâm nghiệp. 
3.2.4. Tình hình xây dựng và chuyển mục đích sử dụng đất 
Bảng 4. Các công trình xây dựng của Nhà trƣờng từ năm 2 6-2012 
 ( ĐVT: m2) 
TT Công trình Tổng 2006 2007 2009 2010 2012 
1 Thư viện T10 2.200,0 2.200,0 
2 Nhà ăn sinh viên 276,0 276,0 
3 
Trung tâm Giáo dục thể 
chất 2.915,0 2.915,0 
4 Vườn ươm 10.450,0 10.450,0 
5 
Viện sinh thái rừng và 
môi trường 88.200,0 88.200,0 
6 
Trung tâm Giống và công 
nghệ sinh học 7.500,0 7.500,0 
7 Kí túc xá 11 tầng 3.740,0 3.740,0 
8 
Trung tâm thí nghiệm Chế 
biến lâm sản 27.000,0 27.000,0 
 Tổng (m2) 142.281,0 2.200,0 276,0 101.565,0 11.240,0 27.000,0 
 Cơ cấu (%) 100,0 1,5 0,2 71,4 7,9 19,0 
 ( Nguồn: Phòng Hành chính tổng hợp, ĐHLN) 
 Nhìn vào bảng trên, ta thấy từ năm 2006 đến năm 2012, nhà trường đã đầu tư xây dựng 
nhiều công trình với tổng diện tích 142.281,0 m2 , trong đó năm 2009 nhà trường đầu tư xây dựng 
nhiều công trình nhất. Điều này chứng tỏ nhà trường luôn chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ 
tầng, nâng cao chất lượng quản lý, đào tạo, đảm bảo cho sinh viên, học viên có một môi trường 
học tập lý thuyết đi đôi với thực hành, một môi trường sinh hoạt ngày càng hoàn thiện. 
3.3. Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất cho 
Trƣờng Đại học Lâm nghiệp 
- Đối với khu Núi Luốt, Núi Voi: 
+ Nhà trường chủ động tiếp xúc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ 
(UBND thành phố Hà Nội, và UBND Tỉnh Hòa Bình), Sở Tài nguyên và Môi trường 2 tỉnh/thành 
8 
phố (Hà Nội và Hòa Bình), UBND huyện Lương Sơn để tiến hành rà soát, phân định rõ ràng về 
các loại đất đang bị cấp trùng, tranh chấp đất đai giữa Trường với các đơn vị giáp ranh với 
(Trường sỹ quan đặc công, Lữ đoàn 201, các hộ gia đình lấn chiếm phía Tây Núi Luốt, và các hộ 
khu làng giáo viên); cắm mốc giới rõ ràng theo giấy tờ gốc giao đất trước đây cho Trường, các 
trường hợp lấn chiếm phải trả lại mặt bằng; tác riêng khu vực làng giáo viên ra khỏi đất của 
Trường sau đó điều chỉnh lại GCNQSDĐ của các bên cho phù hợp với thực tế theo các căn cứ 
pháp lý trên. 
+ Xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những diện tích chưa được cấp giấy 
chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm hoàn thiện về mặt giấy tờ pháp lý. 
 - Đối với khu 17 hộ: 
+ Khu vực đất này Nhà trường nên xử lí theo hướng giải quyết của Quyết định số 
09/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà 
nước và Thông tư số 83/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg. 
Theo đó, Nhà trường cần thực hiện theo các trình tự sau: 
1. Lập báo cáo kê khai đầy đủ, đúng hiện trạng sử dụng, đúng biểu mẫu quy định. 
2. Đề xuất phương án xử lý từng cơ sở nhà, đất trên cơ sở các nguyên tắc, phương thức quy 
định tại Điều 2, Điều 5 và Điều 6 Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg chuyển giao cho UBND Thành 
phố Hà Nội xử lý. Hướng giải quyết là tách riêng diện tích này ra khỏi diện tích của Trường đề 
bàn giao về cho huyện quản lý. Có như vậy các hộ gia đình mới được huyện cấp GCNQSĐ. Tuy 
nhiên, các hộ gia đình sau này sẽ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. 
- Khu vực bờ kênh (hồ): nên tiến hành xây kè để chống sạt lở đường, tạo cảnh quan, có 
vỉa hè đi bộ và đặc biệt là tránh tình trạng người dân đến dựng lều quán tạm như trước đây. 
- Các khu nhà: nhà nổi, Trung tâm Lâm nghiệp xã hội cũ, Trung tâm nghiên cứu thực 
nghiệm rừng (gần Trạm y tế) cần rà soát để chuyển đổi sang mục đích dịch vụ hoặc làm phòng 
làm việc cho các đơn vị mới thành lập (Trung tâm, Viện, Khoa) theo chiến lược phát triển của 
Nhà trường đến 2020 và tầm nhìn 2030. 
- Khu nhà 46m
2
 tại H12 hiện cho cán bộ nhân viên ở mà có trong sổ công sản thì phải làm 
thủ tục xin cấp GCNQSDĐ cho Trường Đại học Lâm nghiệp.. 
* Giải pháp kỹ thuật: 
 - Tổ chức các lớp tập huấn về quản lý đất đai cho các thành viên tiểu ban quản lý đất đai 
Nhà trường (quy trình xử lí tình huống như lấn chiếm, tranh chấp, xây dựng trái phép), trình tự, 
thủ tục xin cấp GCNQSDĐ. 
- Đo vẽ bổ sung, cập nhật bản đồ sao cho chính xác, đúng với hiện trạng sử dụng đất nhằm 
xây dựng một bộ cơ sở dữ liệu bản đồ đầy đủ cho Trường Đại học Lâm nghiệp, phục vụ cho công 
tác quản lý và lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; 
- Triển khai quy hoạch tổng thể Núi Luốt theo hướng kết hợp cảnh quan và thiết kế rừng 
thực nghiệm phục vụ nghiên cứu khoa học. 
IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
4.1. Kết luận 
- Trường Đại học Lâm nghiệp (cơ sở 1) có tổng diện tích 253,03 ha nằm địa phận của Hà 
Nội và Hòa Bình, trong đó đất rừng đặc dụng chiếm chủ yếu với 196,57 ha, chiếm 77,7%, còn lại 
là 56,46ha đất phi nông nghiệp, chiếm 22,3%. Diện tích được cấp Giấy chứng nhận quyền sử 
dụng đất là 1.418.680,5m2 chỉ chiếm 57,14 % tổng diện tích của Trường. 
9 
- Các giấy tờ pháp lý liên quan đến đất đai về cơ bản khá đầy đủ, tuy nhiên, qua thời gian 
và thay đổi người quản lý nên một số giấy tờ đã bị thất thoát, gây khó khăn cho việc xin cấp 
GCNQSDĐ. 
- Trong công tác quản lý đất đai vẫn còn bất cập liên quan đến tranh chấp, lấn chiếm đất 
đai, cấp trùng GCNQSDĐ với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân giáp ranh mà chưa giải quyết dứt 
điểm. 
- Giải pháp xử lý là Trường phải làm các thủ tục cấp lại, cấp mới GCNQSDĐ đối với các 
khu vực cấp trùng và khu vực chưa được cấp GCNQSDĐ. 
4.2. Khuyến nghị 
- Nhà trường cần quyết liệt trong việc đưa ra các giải pháp đồng bộ để tiến hành giải quyết 
dứt điểm các vùng đất tranh chấp, lấn chiếm, cấp GCNQSDĐ chồng lấn, làm thủ tục xin cấp mới 
đối với các khu vực chưa được cấp GCNQSDĐ; 
SUMMARY 
THE STATUS REVIEW AND PROPOSED SOLUTIONS FOR LAND MANAGEMENT 
AND USE EFFICIENTLY IN VFU 
Forestry University manages multiple types of land , many different areas, some of which can not 
be certificated of land use rights, conflicts arise, encroachment, overlap land use rights certificate. The 
study of management and land use of Forest University to propose solutions to management and more 
efficient use. The results showed that the total area of 253,03 hectares of forest land are accounted for 77.7 
% , the rest is non-agricultural land for the construction of infrastructure, land which be certificated of 
land use rights is not hight, accounting have 57.14 %. The university has 8 locations are not be certificated 
of land use rights, disputes arise with two organizations and dozens of households and individuals 
bounded. The important solution to settle land violations and conflict, determine land boundaries for 
adjusting land use rights certificate, avoid overlap land use rights certificate, and apply for a new land use 
rights certificate. 
Keyword: land management, land use, land effective, land certificate. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19 tháng 1 năm 2007 của Thủ tướng 
Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước, Hà Nội. 
2. Nguyễn Bá Long (2013), Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng đất hiệu quả tại 
Trường Đại học Lâm nghiệp, Đề tài cấp Trường, Hà Nội. 
3. Hoàng Xuân Y (2003), Quy hoạch xây dựng và quản lý khu rừng giáo dục đào tạo và nghiên cứu thực 
nghiệm Núi Luốt, Trường Đại học Lâm nghiệp. 
4. Trường Đại học Lâm nghiệp (2012), Dự án Quy hoạch chi tiết mặt bằng rừng thực nghiệm Núi Luốt trường 
Đại học Lâm nghiệp giai đoạn 2012-2020. 
5. Trường Đại học Lâm nghiệp (2006), Chiến lược phát triển Trường Đại học Lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 
2020. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_hien_trang_va_de_xuat_mot_so_giai_phap_quan_ly_su_d.pdf