Đánh giá hiện trạng môi trường nước vùng biển đảo Côn Đảo

Biển đảo Côn Đảo bao gồm phần đất liền trên đảo

và biển đến độ sâu 30 m nước (Hình 1)

Côn Đảo thuộc quần đảo nằm phía Đông Nam bộ,

là khu vực nhạy cảm về an ninh quốc phòng và giàu

tiềm năng phát triển kinh tế biển đảo. Khu vực này

chịu ảnh hưởng đồng thời của sự gia tăng mạnh mẽ các

hoạt động kinh tế - xã hội (KT-XH) như: giao thông

vận tải, dịch vụ, nghề cá, đánh bắt hải sản, du lịch và

những hoạt động KT-XH khác. Nên trong những năm

gần đây môi trường vùng biển đảo Côn Đảo ngày càng

bị suy giảm về chất lượng, gây ảnh hưởng đến KTXH. Vì vậy nghiên cứu, đánh giá mức độ môi trường,

đặc biệt là môi trường nước nhằm BVMT sinh thái tự

nhiên là một việc làm cần thiết nhằm góp phần giải

quyết những mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển và

BVMT vùng biển Côn Đảo. Kết quả nghiên cứu môi

trường nước tại vùng biển đảo Côn Đảo được kế thừa

từ đề tài Khoa học Công nghệ cấp nhà nước thuộc

Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH,

BĐKH 50 “Nghiên cứu đánh giá tác động BĐKH đối

với một số đảo, nhóm đảo điển hình của Việt Nam và

đề xuất giải pháp ứng phó” mà tập thể tác giả bài báo

này tham gia thực hiện và các đề tài khác do các tác giả

bài báo chủ trì.

pdf 5 trang kimcuc 8540
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá hiện trạng môi trường nước vùng biển đảo Côn Đảo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá hiện trạng môi trường nước vùng biển đảo Côn Đảo

Đánh giá hiện trạng môi trường nước vùng biển đảo Côn Đảo
Chuyên đề II, tháng 8 năm 201746
2. Nội dung nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng môi trường nước vùng biển 
đảo Côn Đảo.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp lấy mẫu ngoài thực địa
Tại đây nhóm chọn lựa và phân tích 90 mẫu nước 
mặt trên biển đến độ sâu 30 m nước và 29 mẫu nước 
mặt trên đảo. Các mẫu nước biển được chọn lựa nhằm 
đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ môi trường nước 
mặt trên biển và vị trí lấy mẫu được đi theo 30 tuyến 
vuông góc với đường bờ, mỗi điểm trong một tuyến 
cách nhau 10m, trong khi đó các mẫu nước mặt được 
chọn lựa chủ yếu tại 2 khu vực tập trung dân cư chính 
trong vùng là thị trấn Côn Đảo và sân bay Cỏ Ống.
3.2. Phương pháp phân tích mẫu
- Phân tích nhanh tại thực địa các chỉ tiêu pH, Eh, 
DO, độ muối bằng các thiết bị.
- Phân tích trong phòng thí nghiệm các chỉ tiêu; 
BOD bằng phương pháp chai đo BOD Oxitop; COD 
bằng tác nhân oxy hóa; các kim loại nặng, bằng các 
phương pháp hấp thụ nguyên tử; dầu bằng phương 
pháp đo quang phổ (hồng ngoại, cực tím và huỳnh 
quang, sắc ký khí và sắc ký khí – khối phổ.
3.3. Phương pháp tính toán xử lý số liệu trong 
1. Mở đầu
Biển đảo Côn Đảo bao gồm phần đất liền trên đảo 
và biển đến độ sâu 30 m nước (Hình 1)
Côn Đảo thuộc quần đảo nằm phía Đông Nam bộ, 
là khu vực nhạy cảm về an ninh quốc phòng và giàu 
tiềm năng phát triển kinh tế biển đảo. Khu vực này 
chịu ảnh hưởng đồng thời của sự gia tăng mạnh mẽ các 
hoạt động kinh tế - xã hội (KT-XH) như: giao thông 
vận tải, dịch vụ, nghề cá, đánh bắt hải sản, du lịch và 
những hoạt động KT-XH khác. Nên trong những năm 
gần đây môi trường vùng biển đảo Côn Đảo ngày càng 
bị suy giảm về chất lượng, gây ảnh hưởng đến KT-
XH. Vì vậy nghiên cứu, đánh giá mức độ môi trường, 
đặc biệt là môi trường nước nhằm BVMT sinh thái tự 
nhiên là một việc làm cần thiết nhằm góp phần giải 
quyết những mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển và 
BVMT vùng biển Côn Đảo. Kết quả nghiên cứu môi 
trường nước tại vùng biển đảo Côn Đảo được kế thừa 
từ đề tài Khoa học Công nghệ cấp nhà nước thuộc 
Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, 
BĐKH 50 “Nghiên cứu đánh giá tác động BĐKH đối 
với một số đảo, nhóm đảo điển hình của Việt Nam và 
đề xuất giải pháp ứng phó” mà tập thể tác giả bài báo 
này tham gia thực hiện và các đề tài khác do các tác giả 
bài báo chủ trì.
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 
VÙNG BIỂN ĐẢO CÔN ĐẢO
Đoàn THị Hạ, Đào Mạnh Tiến 
Đào Hương Giang, Đặng THị Hương
Lưu Văn THủy, Đào Mạnh Trí
Nghiêm THị Tuyết Nhung
Trần Hồng THái
(1)
(2)
1 Viện Tài nguyên Môi trường và Phát triển bền vững
2 Trung tâm Khí tượng và Thủy văn quốc gia
TÓM TẮT
Trong những năm gần đây, môi trường nước tại vùng biển Côn Đảo đã có sự suy giảm tương đối lớn về 
chất lượng, cụ thể môi trường nước đã hình thành một số dị thường của các anion và kim loại nặng và nguy 
cơ ô nhiễm bởi dầu ngày càng gia tăng. Sau đây là kết quả chi tiết đối với chất lượng môi trường nước mặt trên 
đảo và môi trường nước biển đến độ sâu 30 m nước. 
Từ khóa: Môi trường nước Côn Đảo.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
Chuyên đề II, tháng 8 năm 2017 47
9,06 mg/l. Với giá trị hàm lượng trên, môi trường 
nước mặt trên đảo chưa bị ô nhiễm và cũng chưa 
xuất hiện các dị thường, chi tiết trong Bảng 1, Hình 1.
c. Đặc điểm phân bố các kim loại nặng
Trong môi trường nước mặt trên đảo đã xuất 
hiện một số kim loại nặng bao gồm: Mg dao động: 
2 - 33 mg/l, hàm lương trung bình 10,11 mg/l; As 
dao động: 0,0012 - 0,0021 mg/l, trung bình 0,0016 
mg/l; Zn dao động: 0,004 - 0,019 mg/l, trung bình 
0,009 mg/l; Cd dao động: 0,00005 - 0,00006 mg/l, 
trung bình 0,00005 mg/l; Cu dao động 0,016 - 0,03 
mg/l, đạt hàm lượng trung bình 0,021 mg/l; Sb dao 
động: 0,00018 - 0,00037 mg/l, hàm lượng trung bình: 
0,00028 mg/l; Mn dao động: 0,0015 - 0,0027 mg/l và 
nguyên tố Pb dao động: 0,0015 - 0,0032 mg/l. Như 
vậy có thể thấy hàm lượng của nguyên tố Pb có nguy 
cơ ô nhiễm cao nhất trong vùng nghiên cứu, đồng 
thời đã xuất hiện một số vành dị thường và điểm dị 
thường các chất trong nước mặt trên đảo. Chi tiết 
được thể hiện trong Bảng 1, Hình 1.
4.2. Đặc điểm môi trường nước biển đến độ sâu 
30 m nước
a. Đặc điểm địa hóa
Môi trường nước biển tại đây có độ muối tương 
đối cao so với khu vực lân cận, mang tính đặc trưng 
bởi môi trường kiềm yếu và có tính oxy hóa yếu. Môi 
trường nước chưa bị ô nhiễm bởi COD và BOD5 tuy 
nhiên đã hình thành 1 số các dị thường tại một số vị 
trí. Chi tiết trong Bảng 2.
b. Đặc điểm phân bố các anion
Các anion bao gồm: Sulphat (SO42-) với hàm 
lượng dao động 2405 - 2444 mg/l, đạt giá trị trung 
bình là 2426,99 mg/l, Nitrat (NO3-) hàm lượng dao 
động trong khoảng 0,59 - 0,78 mg/l; đạt hàm lượng 
trung bình là 0,64 mg/l, Carbonat (CO3-2) hàm lượng 
dao động trong khoảng 8,2 - 9,77 mg/l, đạt hàm 
lượng trung bình là 9,06 mg/l. Với giá trị hàm lượng 
trên, môi trường nước mặt trên đảo chưa bị ô nhiễm, 
tuy nhiên đã xuất hiện các dị thường tại một số vị trí 
trong khu vực, chi tiết trong Bảng 2, Hình 1.
c. Đặc điểm phân bố các kim loại nặng
Hàm lượng các kim loại nặng trong nước biển 
tại vùng biển đảo Côn Đảo cao hơn khá nhiều so với 
môi trường nước mặt trên đảo tuy nhiên vẫn nằm 
trong ngưỡng cho phép theo QCVN. Hàm lượng các 
nguyên tố đã hình thành nên các dị thường phân bố 
rải rác tại một số khu vực. Chi tiết thể hiện trong 
Bảng 2 và Hình 1.
phòng
Kết quả phân tích được tính toán và xử lý bằng 
các phần mềm Excel, Sufer, Mapinfo và được xử lý số 
liệu Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước vùng 
nghiên cứu dựa vào Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về 
chất lượng nước biển QCVN 10: 2015/BTNMT) và 
Quy chuẩn Quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 
08:2015/BTNMT).
- Xác định nhóm nguyên tố tập trung cao, trung 
bình và thấp.
- Đánh giá mức độ nguy cơ ô nhiễm theo dị 
thường thủy hóa nước biển (Ca1, Ca2, Ca3).
4. Kết quả nghiên cứu
Dựa trên các kết quả khảo sát và kết quả phân tích 
mẫu thu được qua quá trình thực địa tại vùng biển 
Côn Đảo, nhóm có được các kết quả về môi trường 
nước tại Côn Đảo như sau:
4.1. Đặc điểm môi trường nước mặt trên đảo
a. Đặc điểm địa hóa
Đặc điểm địa hóa nhóm tiến hành phân tích các 
chỉ tiêu về độ muối, giá trị pH, Eh, hàm lượng COD, 
BOD5. Kết quả cho thấy, môi trường nước mặt có độ 
muối tương đối cao, mang tính đặc trưng bởi môi 
trường axit yếu và có tính oxy hóa yếu. Hàm lượng 
COD và BOD5 phân bố khá đồng đều trong nước. 
Chi tiết trong Bảng 1.
b. Đặc điểm phân bố các anion
Các anion bao gồm: Sulphat (SO42-) dao động 5 
- 60 mg/l, đạt hàm lượng trung bình là 18,64 mg/l, 
Nitrat (NO3-) dao động: 0,09 - 0,25 mg/l; đạt hàm 
lượng trung bình là 0,14 mg/l, Carbonat (CO3-2) dao 
động: 8,2 - 9,77 mg/l, đạt hàm lượng trung bình là 
▲Hình 1. Sơ đồ vị trí và đặc điểm môi trường nước vùng 
nghiên cứu 
Chuyên đề II, tháng 8 năm 201748
Bảng 1. Đặc điểm môi trường nước mặt trên đảo Côn Đảo
Đặc điểm Hàm lượng min, max 
Hàm lượng 
TB QCVN Nhận xét
Độ muối 
(‰) 0,3 - 0,7 0,5 - Cao hơn hàm lượng trung bình tại vùng biển lân cận
pH 6,1 - 6,4 6,26 - axit yếu
Eh (mV) 25 - 62 40,54 - Thế oxy hóa yếu
COD 
(mg/l) 2,87 - 3,89 3,30 10 Chưa xuất hiện dị thường
Sulphat 
(SO42-)
5 - 60 47 -
- Hình thành một số điểm dị thường với mức hàm lượng 32 - 60 
mg/l phân bố ở: khu vực gần sân bay - Nam bãi Đầm Trâu, Nam 
bãi Vông, Nam dốc Trâu Té, Tây mũi Lò Vôi, Bắc An Hội.
Nitrat 
(NO3-)
0,09 - 0,25 0,14 -
Hình thành một số dị thường với hàm lượng 0,17 - 0,25 mg/l 
trong vùng nghiên cứu phân bố ở khu vực gần sân bay - Nam bãi 
Đầm Trâu, Nam bãi Vông, Nam dốc Trâu Té, Tây mũi Lò Vôi, 
Bắc An Hội.
Mn 0.0008 - 0.001 0.0009 0,1
- Đã xuất hiện một vành dị thường có mức hàm lượng (15,2 - 
25,7 mg/l) và một số điểm dị thường phân bố ở: khu vực gần sân 
bay - Nam bãi Đầm Trâu, Nam bãi Vông, Nam dốc Trâu Té, Tây 
mũi Lò Vôi.
Cu 0,016 - 0,03 0,021 0.1
- Cu hình thành một số điểm dị thường với mức hàm lượng 0,023 
- 0,030 mg/l, phân bố ở các khu vực: gần sân bay - Nam bãi Đầm 
Trâu, Nam bãi Vông, Nam dốc Trâu Té, Tây mũi Lò Vôi, Bắc An 
Hội. 
Pb 0,0015 - 0,0032 0,0021 0.02
- Pb hình thành các điểm dị thường có mức hàm lượng 0,0026 - 
0,0032 mg/l) phân bố ở các khu vực: gần sân bay - Nam bãi Đầm 
Trâu, Nam bãi Vông, Nam dốc Trâu Té, Tây mũi Lò Vôi, Bắc An 
Hội.
Zn 0,004 - 0,019 0,009 0.5
- Zn hình thành các điểm dị thường với mức hàm lượng (0,012 - 
0,019 mg/l), phân bố ở gần sân bay - Nam bãi Đầm Trâu, Nam bãi 
Vông, Nam dốc Trâu Té, Tây mũi Lò Vôi, Bắc An Hội.
Cd 0,00005 - 0,00006 0,000055 0.005
- Cd hình thành một số điểm dị thường với mức hàm lượng 
0,00006 mg/l phân bố ở các khu vực sau: gần sân bay - Nam bãi 
Đầm Trâu, Nam bãi Vông (SC08-110NM), Nam dốc Trâu Té, 
Tây mũi Lò Vôi, Bắc An Hội.
Sb 0,00018 - 0,00037 0,00028
Hàm lượng phông tự nhiên: 0.00027 mg/l, thấp hơn hàm lượng 
của nó trong nước biển Côn Đảo. Sb hình thành một số điểm dị 
thường địa phương với mức hàm lượng (0,00033 - 0,00037mg/l), 
phân bố chủ yếu ở: gần sân bay - Nam bãi Đầm Trâu (SC08 - 
114NM, SC08 - 110NM), Nam bãi Vông (SC08 - 110NM), Nam 
dốc Trâu Té (SC08 - 1NM, SC08 - 20NM, SC08 - 23NM), Tây 
mũi Lò Vôi (SC08 - 25NM), Bắc An Hội (SC08 - 13NM)
As 0,0012 - 0,0021 0,0016 0.01
As hình thành một số điểm dị thường với mức hàm lượng 0,0018 
- 0,0021 mg/l, phân bố ở khu vực: gần sân bay - Nam bãi Đầm 
Trâu, Nam bãi Vông, Nam dốc Trâu Té, Tây mũi Lò Vôi, Bắc 
An Hội.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
Chuyên đề II, tháng 8 năm 2017 49
Bảng 2. Đặc điểm môi trường nước biển đến độ sâu 30 m nước tại vùng biển đảo Côn Đảo
Đặc điểm Hàm lượng 
min, max 
Hàm lượng 
TB
QC VN Nhận xét
Độ muối 
(‰)
30,2 - 31,4 30,8 - Cao hơn hàm lượng trung bình tại vùng biển lân cận.
pH 8,22 - 8,27 8,24 - Môi trường kiềm yếu.
Eh (mV) 121 - 123 121,9 - Thế oxy hóa yếu.
COD (mg/l) 3,12 - 3,35 2,20 - - Hình thành các điểm dị thường phân bố rải rác trong vùng nghiên cứu: phía 
Bắc hòn Tre nhỏ (29 - 30 m nước), Tây Bắc hòn Tre lớn (30 m nước), Tây hòn 
Trạc (28 - 30 m nước), Nam và Tây Nam hòn Vung (28 - 30 m nước), Nam 
hòn Chát (27 - 29 m nước), Bắc hòn Bảy Cạnh (26 m nước).
BOD5 (mg/l) 1,76 - 1,92 1,85 4 - Hình thành các điểm dị thường phân bố rải rác trong vùng nghiên cứu: phía 
Bắc hòn Tre nhỏ (29 - 30 m nước), Tây Bắc hòn Tre lớn (30 m nước), Tây hòn 
Trạc (28 - 30 m nước), Nam và Tây Nam hòn Vung (28 - 30 m nước), Nam 
hòn Chát (27 - 29 m nước), Bắc hòn Bảy Cạnh (26 m nước).
Sulphat 
(SO42)(mg/l)
2405 - 2444 2427 - Hình thành 5 dị thườngmức hàm lượng 2436 - 2444 mg/l phân bố ở Nam 
hòn Bảy Cạnh; khu vực Bắc hòn Tre nhỏ (26 - 28 m nước), Bắc Côn Đảo 
(25 - 27 m nước), Bắc và Nam hòn Bảy Cạnh (26 - 28 m nước), vịnh Côn Sơn 
(23 - 25 m nước). 
Nitrat (NO-3)
(mg/l)
0.009 - 
0.04.10-3 %
0.034.10-
3 %
- Nitrat hình thành một vành dị thường ở ngoài khơi mũi Cồn Dưới và 2 điểm 
dị thường ở phía bắc và khu vực phía đông nam thôn Tây.
Mn(mg/) 0.0017 - 
0,0023
0.0018 0,5 Hình thànhmột số vành dị thường địa phương phân bố ở Nam hòn Bảy Cạnh 
(25 - 27 m nước). Ngoài ra còn có một số điểm dị thường phân bố tại Bắc 
hòn Tre nhỏ (26 - 28 m nước), Bắc Côn Đảo (25 - 27 m nước), Nam hòn Bảy 
Cạnh (25 - 30 m nước), vịnh Côn Sơn (23 - 25 m nước), Đông Nam mũi Chim 
(23 - 25 m nước).
Cu(mg/l) 0.0023 - 
0.0027
0.0025 0,5 - Cu hình thành 3 dị thường địa phương phân bố ở các khu vực: Bắc hòn Tre 
nhỏ, Tây Bắc hòn Cau. Ngoài ra còn có các điểm dị thường phân bố rải rác 
trong vùng: Đông Nam hòn Trác lớn (25 m nước), Nam và Tây hòn Vung 
(24 - 28 m nước). 
Pb(mg/l) 0.00016 - 
0.00019
0,00017 0,05 Pb hình thành 5 dị thường có mức hàm lượng (0,00018 mg/l) phân bố ở khu 
Bắc hòn Tre nhỏ (25 - 30 m nước), mũi Đông Bắc Côn Đảo (25 - 27 m nước), 
vịnh Đông Bắc - Nam bãi Đá Hinh (16 - 20m nước), Tây Bắc hòn Cau (20 - 
25 m nước), Nam hòn Vung (27 - 30 m nước). Ngoài ra còn một số điểm dị 
thường phân bố rải rác trong vùng nghiên cứu. Như vậy Pb trong nước biển 
đã có dấu hiệu bị ô nhiễm.
Zn(mg/l) 0.008 - 0.011 0,009 1 Hình thành 2 dị thường với mức hàm lượng (0,011 mg/l), phân bố ở Bắc hòn 
Tre nhỏ, Tây Bắc hòn Cau (20 - 25 m nước). Ngoài ra còn có các điểm dị 
thường phân bố rải rác: Đông Nam hòn Trác lớn (25 m nước), Nam và Tây 
hòn Vung (24 - 28 m nước).
Cd(mg/l) 0.00006 - 
0.00009
0,00008 0,005 - Chưa hình thành các dị thường.
Sb(mg/l) 0.00039 - 
0.00046
0.00042 - - Hình thành 1 dị thường địa phương với mức hàm lượng (0,00045 - 0,00046 
mg/l), phân bố ở khu vực Bắc hòn Tre nhỏ, Tây Bắc hòn Cau (20 - 25 m nước). 
Ngoài ra còn có các điểm dị thường phân bố rải rác tại: Đông Nam hòn Trác 
lớn (25 m nước), Nam và Tây hòn Vung (24 - 28 m nước). 
As(mg/l) 0.002 - 0.0026 0,0023 0,02 Hình thành 3 dị thường với mức hàm lượng (0,0026 mg/l), phân bố ở khu vực: 
Bắc hòn Tre nhỏ (25 - 30 m nước), mũi Đông Bắc Côn Đảo (25 - 27 m nước), 
Tây Bắc hòn Cau (20 - 25 m nước). Ngoài ra còn có các điểm dị thường phân 
bố rải rác trong vùng: Đông Nam hòn Trác lớn (25 m nước), Nam và Tây hòn 
Vung (24 - 28 m nước). 
Hg(mg/l) 0.00003 - 
0.00003
0.00003 0,001 Hàm lượng Hg nhỏ đối với các mẫu nước biển, nước mặt trên đảo, nước 
ngầm, nước máy và nước thải. Chỉ phát hiện được hàm lượng Hg bằng độ 
nhạy của phương pháp phân tích 0,00002 mg/l - 0,00003 mg/l. Hg không hình 
thành dị thường trong vùng nghiên cứu.
Chuyên đề II, tháng 8 năm 201750
có nguy cơ gây ô nhiễm trong môi trường nước biển 
trong vùng. Hàm lượng trung bình Pb cao hơn 6,67 
lần hàm lượng trung bình trong nước biển thế giới, 
hình thành các dị thường phân bố ở khu Bắc hòn Tre 
nhỏ (25 - 30 m nước), mũi Đông Bắc Côn Đảo (25 - 27 
m nước), vịnh Đông Bắc - Nam bãi Đá Hinh (16-20 m 
nước), Tây Bắc hòn Cau (20 - 25 m nước), Nam hòn 
Vung (27 - 30 m nước).
Đối chiếu hàm lượng trung bình của các nguyên tố 
trong nước mặt của vùng nghiên cứu với quy chuẩn 
nước mặt QCVN 08:2015/BTNMT cho thấy các ion 
và nguyên tố kim loại nặng trên đảo chưa có biểu hiện 
ô nhiễm■
4. Kết luận 
1. Vùng nghiên cứu có các hoạt động KT-XH trên 
đảo và biển ven đảo khá phát triển nên môi trường 
nước có nhiều vị trí ô nhiễm và nguy cơ ô nhiễm.
- Đối với các yếu tố thủy hóa Eh, pH, COD, BOD5 
trong vùng nghiên cứu:
+ Nước biển được đặc trưng bởi 1 kiểu môi trường: 
kiềm yếu - oxy hóa yếu (7,5150mV); 
+ Nước mặt trên đảo vùng biển Côn Đảo được 
đặc trưng bởi 2 kiểu môi trường: axit yếu – oxy hóa 
yếu (pH<6,5; 40<Eh<150mV) và axit yếu – khử yếu 
(pH<6,5; Eh<40mV).
2. Đối với các nguyên tố kim loại nặng chỉ hình 
thành những dị thường địa phương. Chỉ có Pb đã 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đại An, Đào Mạnh Tiến và nnk. Báo cáo tổng kết 
đề tài Khoa học Công nghệ cấp nhà nước BĐKH 50/11-15 
“Nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH đối với một số 
đảo, nhóm đảo điển hình của Việt Nam và đề xuất giải 
pháp ứng phó”. Bộ TN&MT, 2015.
2. Đoàn Thị Hạ và nnk. Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu 
đánh giá mức độ tổn thương KT - XH vùng biển đảo Đông 
Nam bộ Việt Nam, trọng điểm là Côn Đảo do tác động của 
BĐKH nước biển dâng và đề xuất giải pháp ứng phó và 
thích ứng với sự tham gia của cộng đồng”. Liên hiệp các 
Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, 2016
3. Mai Trọng Nhuận và nnk. Dự án thành phần 4“Điều tra, 
đánh giá, dự báo mức độ tổn thất, suy thoái và khả năng 
chống chịu phục hồi của các hệ sinh thái rạn san hô, thảm 
cỏ biển và rừng ngập mặn ở vùng biển và ven biển Việt 
Nam; đề xuất các giải pháp bảo vệ theo hướng phát triển 
bền vững”. Tổng cục Môi trường, 2011.
4. Đào Mạnh Tiến, Đoàn Thị Hạ và nnk, 2015. Cơ sở khoa 
học và pháp lý phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ châu thổ 
sông Cửu Long. NXB Khoa học và Công nghệ, Hà Nội.
ASSESS THE CURRENT STATUS OF CON DAO WATER ENVIRONMENT
Đoàn THị Hạ, Đào Mạnh Tiến 
Đào Hương Giang, Đặng THị Hương 
Lưu Văn THủy, Đào Mạnh Trí 
Nghiêm THị Tuyết Nhung
Institute of resources, environment and sustainable development
Trần Hồng THái
National Centre for Hydrometeorological Forecasting
ABSTRACTS
In recent years, the water environment in the Con Dao areal has had a relatively large decline in quality. 
Specifically, it has formed some anomalies of anions, heavy metals and the risk of oil pollution is increasing. 
Below are detailed results for surface water environment and sea water environmentto a depth of 30 m.
Key word: Con Dao’s water environmet.

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_hien_trang_moi_truong_nuoc_vung_bien_dao_con_dao.pdf