Đánh giá đất đai phục vụ qui hoạch cây công nghiệp dài ngày huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai

Trong những năm gần đây, công tác đánh giá đất đai ở nƣớc ta đã đạt đƣợc nhiều kết

quả khả quan, tạo cơ sở cho quá trình chuyển dịch cơ cấu nông - lâm nghiệp theo hƣớng

chuyên môn hoá.

Huyện Long Thành nằm ở phía tây nam tỉnh Đồng Nai, với diện tích tự nhiên

43.065,973 ha [8], là nơi có nhiều tiềm năng đất đai phục vụ phát triển nhiều loại hình

sử dụng nông nghiệp, đặc biệt là các cây công nghiệp dài ngày (CNDN). Hiện nay, việc

sử dụng đất đai cho phát triển các loại hình cây CNDN ở huyện vẫn còn nhiều bất cập,

chƣa phát huy hết tiềm năng sinh thái lãnh thổ dẫn đến hiệu quả kinh tế chƣa cao cũng

nhƣ có những diễn biến phức tạp về môi trƣờng.

Hơn 20% cƣ dân của huyện Long Thành hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm

nghiệp [2], đời sống cƣ dân nhiều nơi vẫn còn khó khăn [7]. Việc phát triển cây CNDN

sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp, cải thiện đời sống dân cƣ,

phát huy tiềm năng đất đai của vùng Đông Nam Bộ, tăng khả năng bảo vệ môi trƣờng.

Đồng thời, việc phát triển cây công nghiệp lâu năm là vấn đề đang đƣợc các cấp quản lí

ở địa phƣơng quan tâm.

Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá thích nghi đất đai phục vụ qui hoạch cây công nghiệp

dài ngày ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai trên quan điểm phát triển bền vững là vấn

đề mang tính cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn.

pdf 7 trang kimcuc 3460
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá đất đai phục vụ qui hoạch cây công nghiệp dài ngày huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá đất đai phục vụ qui hoạch cây công nghiệp dài ngày huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai

Đánh giá đất đai phục vụ qui hoạch cây công nghiệp dài ngày huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế 
ISSN 1859-1612, Số 03(31)/2014: tr. 92-98 
ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ QUI HOẠCH 
CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY HUYỆN LONG THÀNH, TỈNH ĐỒNG NAI 
TRƢƠNG THỊ QUỲNH NHƢ - LÊ NĂM 
Trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Huế 
Tóm tắt: Huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai đang có nhiều tiềm năng để 
phát triển cây công nghiệp dài ngày nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất cả về 
kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Tuy nhiên việc xác định và phân vùng khả 
năng thích hợp là cơ sở khoa học để thực hiện qui hoạch đất đai phát triển 
cây công nghiệp dài ngày vẫn chƣa đƣợc thực hiện. Bài báo đề cập đến vấn 
đề thành lập bản đồ đơn vị đất đai, đánh giá và phân hạng thích nghi đất đai 
phục vụ qui hoạch phát triển cây công nghiệp dài ngày huyện Long Thành, 
tỉnh Đồng Nai nhằm góp phần sử dụng hợp lí lãnh thổ trên quan điểm phát 
triển bền vững. 
Từ khóa: đơn vị đất đai, cây công nghiệp dài ngày, phân hạng thích nghi, 
huyện Long Thành 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trong những năm gần đây, công tác đánh giá đất đai ở nƣớc ta đã đạt đƣợc nhiều kết 
quả khả quan, tạo cơ sở cho quá trình chuyển dịch cơ cấu nông - lâm nghiệp theo hƣớng 
chuyên môn hoá. 
Huyện Long Thành nằm ở phía tây nam tỉnh Đồng Nai, với diện tích tự nhiên 
43.065,973 ha [8], là nơi có nhiều tiềm năng đất đai phục vụ phát triển nhiều loại hình 
sử dụng nông nghiệp, đặc biệt là các cây công nghiệp dài ngày (CNDN). Hiện nay, việc 
sử dụng đất đai cho phát triển các loại hình cây CNDN ở huyện vẫn còn nhiều bất cập, 
chƣa phát huy hết tiềm năng sinh thái lãnh thổ dẫn đến hiệu quả kinh tế chƣa cao cũng 
nhƣ có những diễn biến phức tạp về môi trƣờng. 
Hơn 20% cƣ dân của huyện Long Thành hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm 
nghiệp [2], đời sống cƣ dân nhiều nơi vẫn còn khó khăn [7]. Việc phát triển cây CNDN 
sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp, cải thiện đời sống dân cƣ, 
phát huy tiềm năng đất đai của vùng Đông Nam Bộ, tăng khả năng bảo vệ môi trƣờng. 
Đồng thời, việc phát triển cây công nghiệp lâu năm là vấn đề đang đƣợc các cấp quản lí 
ở địa phƣơng quan tâm. 
Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá thích nghi đất đai phục vụ qui hoạch cây công nghiệp 
dài ngày ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai trên quan điểm phát triển bền vững là vấn 
đề mang tính cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn. 
2. ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI HUYỆN LONG THÀNH PHỤC VỤ QUI HOẠCH CÂY CNDN 
Tham khảo các công trình về đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ mục tiêu qui hoạch 
các loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp [1], [3], [4], [5], [6], quy trình nghiên cứu, 
ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ QUY HOẠCH CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY... 93 
đánh giá đƣợc thực hiện qua các bƣớc: thành lập bản đồ đơn vị đất đai (ĐVĐĐ); đánh 
giá và phân hạng thích nghi tiềm năng đất đai; đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi 
trƣờng của các loại hình cây công nghiệp dài ngày; đề xuất quy hoạch sử dụng hợp lý 
lãnh thổ khu vực nghiên cứu. 
2.1. Thành lập bản đồ đơn vị đất đai huyện Long Thành 
Dựa trên nguyên tắc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai theo FAO, các chỉ tiêu đƣợc lựa 
chọn là các thành phần tự nhiên mang tính đặc thù của huyện Long Thành có ảnh hƣởng 
đến việc sử dụng đất đai trong bố trí các loại hình nông nghiệp; các chỉ tiêu đƣợc lựa 
chọn phản ánh đƣợc đặc điểm của sự phân hóa tự nhiên khu vực phục vụ cho việc đánh 
giá, phân hạng đất đai phục vụ quy hoạch cây công nghiệp dài ngày. Căn cứ vào nguyên 
tắc trên, tổ hợp 7 chỉ tiêu đƣợc lựa chọn là: loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất, nhiệt độ và 
lƣợng mƣa trung bình năm, điều kiện tƣới và khả năng thoát nƣớc. 
Tiến hành phân cấp các chỉ tiêu thành phần tự nhiên đƣợc lựa chọn, mỗi chỉ tiêu đƣợc 
chia thành các cấp xét theo yêu cầu đánh giá đất đai; thành lập các bản đồ đơn tính. 
Việc thành lập bản đồ các đơn vị đất đai huyện Long Thành đƣợc tiến hành thông qua 
sử dụng phƣơng pháp liên kết tổ hợp các bản đồ đơn tính đã đƣợc phân cấp với sự trợ 
giúp của các phần mềm Mapinfo, ArcGIS. 
Hình 1. Bản đồ đơn vị đất đai huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai 
Kết quả đã thành lập đƣợc bản đồ đơn vị đất đai huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, tỉ lệ 
1/50.000 phục vụ cho mục tiêu đánh giá. Trên bản đồ có 40 đơn vị. Mỗi đơn vị đất đai 
mang đặc điểm của 7 chỉ tiêu tự nhiên, đƣợc kí hiệu theo mã số. 
94 TRƢƠNG THỊ QUỲNH NHƢ – LÊ NĂM 
2.2. Đánh giá, phân hạng thích nghi đất đai phục vụ qui hoạch cây CNDN huyện 
Long Thành 
- Lựa chọn loại hình cây CNDN phục vụ mục tiêu đánh giá: Trên cơ sở nghiên cứu hiện 
trạng sản xuất nông - lâm nghiệp huyện Long Thành và xem xét hiệu quả kinh tế - xã 
hội, môi trƣờng của một số loại cây công nghiệp dài ngày, chúng tôi lựa chọn 4 loại 
hình: cây cà phê, cây cao su, cây điều và cây hồ tiêu đƣa vào đánh giá. 
 - Phƣơng pháp đánh giá, phân hạng: Tham khảo công trình của FAO (Yong A, 1989); 
(Dent D và Young A, 1989), để tiến hành đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi đất 
đai cho các cây CNDN ở lãnh thổ nghiên cứu, chúng tôi đã xây dựng hệ chỉ tiêu về yêu 
cầu sinh thái của các cây CNDN đƣợc lựa chọn; bao gồm các chỉ tiêu: 1. Loại đất (G), 
2. Độ dốc (SL), 3. Độ dày tầng đất (D), 4. Điều kiện tƣới (I), 5. Khả năng thoát nƣớc 
(F), 6. Nhiệt độ TB năm (T), 7. Lƣợng mƣa TB (R). Phƣơng pháp đánh giá thông qua so 
sánh chỉ tiêu yêu cầu sinh thái của các loại hình sử dụng với đặc điểm của các đơn vị đất 
đai để xác định các mức độ thích nghi. 
 Sử dụng bài toán trung bình nhân theo công thức đề nghị của D.L.Armand (1975) để 
đánh giá. Bài toán có dạng: 
Mo = 
n
naaaa ..... 321 
Trong đó: Mo : Điểm đánh giá của đơn vị cảnh quan. 
 a1, a2, a3,an: Điểm của chỉ tiêu 1 đến chỉ tiêu n. 
 n: Số lƣợng chỉ tiêu dùng để đánh giá. 
 Áp dụng công thức của Aivasian (1983) để tính toán khoảng cách điểm của mỗi hạng. 
Công thức có dạng: 
H
SS
S
lg1
minmax
 Bậc phân hạng đến lớp (class), bao gồm: 
 S1: Rất thích nghi S2: Thích nghi 
 S3: Ít thích nghi N: Không thích nghi 
Trong đó, S là khoảng cách điểm trong mỗi hạng; Smax là điểm trung bình nhân tối đa 
(3 điểm); Smin là điểm trung bình nhân tối thiểu (1 điểm) và H là số lƣợng đơn vị đất 
đai đƣợc đƣa vào đánh giá. Trong tổng số 40 ĐVĐĐ, có 6 ĐVĐĐ đƣợc xếp hạng không 
thích nghi cho cây CNDN. Còn lại lại 34 loại ĐVĐĐ đƣa vào đánh giá và phân hạng. 
Kết quả tính toán đƣợc khoảng cách điểm của mỗi hạng có giá trị: S = 0,77. Điểm đánh 
giá cho mỗi hạng: 
 - Hạng không thích nghi (N): có điểm trung bình nhân là 0. 
 - Hạng ít thích nghi (S3): có điểm đánh giá 1,00 - 1,77. 
ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ QUY HOẠCH CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY... 95 
 - Hạng thích nghi (S2): có điểm đánh giá từ 1,78 - 2,54. 
 - Hạng rất thích nghi (S1): có điểm đánh giá từ 2,55 - 3.00. 
2.3. Kết quả đánh giá, phân hạng 
Kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi của các đơn vị đất đai cho các loại 
hình cây công nghiệp dài ngày ở lãnh thổ nghiên cứu đƣợc tổng hợp ở bảng 1 và 2. 
Bảng 1. Kết quả đánh giá, phân hạng thích nghi đất đai cho các loại hình cây công nghiệp 
dài ngày huyện Long Thành 
Loại 
hình 
sử 
dụng 
Hạng thích nghi 
Rất 
thích nghi (S1) 
Thích nghi (S2) Ít thích nghi (S3) 
Không 
thích nghi (N) 
Cây 
cà phê 
- Diện tích 
(DT): 2.264,4 ha 
- ĐVĐĐ: 2, 10, 
11, 14, 15, 18, 
20 
- DT: 31.860,27 ha 
-ĐVĐĐ: 1, 3, 4, 5, 6, 
7, 8, 9, 12, 13, 16, 17, 
19, 21, 22, 23, 24, 28, 
29, 37, 37, 38, 39, 40 
- DT: 4.107,10 ha 
- ĐVĐĐ: 25, 27, 30 
- DT: 4.834,2 ha 
- ĐVĐĐ: 26, 31, 
32, 33, 35, 36 
Cây 
cao su 
- DT: 882,7 ha 
- ĐVĐĐ: 25, 11 
- DT: 35.740,97ha 
- ĐVĐĐ: 1, 2, 3, 4, 5, 
6, 7, 8, 9, 10, 12, 13, 
14, 15, 16, 17, 18, 19, 
20, 21, 23, 24, 29, 30, 
34, 37, 38, 39, 40 
- DT: 2.490,8 ha 
- ĐVĐĐ: 6, 22, 25, 
27 
- DT: 4.834,2 ha 
- ĐVĐĐ: 26, 31, 
32, 33, 35, 36 
Cây 
hồ tiêu 
- DT: 1.934,7 ha 
- ĐVĐĐ: 10, 11, 
13, 14, 18, 20 
- DT: 36.297,07 ha 
- ĐVĐĐ: 1, 2, 3, 4, 5, 
6, 7, 8, 9, 12, 15, 16, 
17,19, 21, 22, 23, 24, 
25, 27, 28, 29, 30, 34, 
37, 38, 39, 40 
- DT: 0 
- ĐVĐĐ: 
- DT: 4.834,2 ha 
- ĐVĐĐ: 26, 31, 
32, 33, 35, 36 
Cây 
điều 
- DT: 882,7 ha 
- ĐVĐĐ: 11, 28 
- DT: 32.418,47 ha 
- ĐVĐĐ: 1, 2, 3, 4, 5, 
7, 8, 9, 10, 12, 13, 14, 
15, 16, 17, 18, 19, 20, 
21, 23, 24, 29, 37, 38, 
39, 40. 
- DT: 8.587,10 ha 
- ĐVĐĐ: 6, 22, 25, 
26, 27, 30, 31, 34, 
35, 36 
- DT: 1.177,7 ha 
- ĐVĐĐ: 32, 33 
Bảng 2. Tổng hợp diện tích các hạng thích nghi theo loại hình sử dụng 
Loại hình 
sử dụng 
Hạng 
Rất thích nghi 
(S1) 
Thích nghi (S2) 
Ít thích nghi 
(S3) 
Không 
thích nghi (N) 
Cây cà phê 2.264,40 ha 31.895,30 ha 4.107,10 ha 4.799,17 ha 
Cây cao su 822,7 ha 34.893,30 ha 2.490,80 ha 4.799,17 ha 
Cây điều 882,70 ha 32.453,50 ha 8.587,10 ha 1.142,67 ha 
Cây tiêu 1.934,70 ha 36.332,10 ha 0 4.799,17 ha 
96 TRƢƠNG THỊ QUỲNH NHƢ – LÊ NĂM 
3. ĐỀ XUẤT QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI 
NGÀY Ở HUYỆN LONG THÀNH, TỈNH ĐỒNG NAI 
3.1. Đề xuất quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ 
Căn cứ vào kết quả đánh giá tiềm năng đất đai, kết hợp với việc phân tích hiện trạng sử 
dụng đất, hiện trạng phát triển nông - lâm nghiệp, phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội và 
môi trƣờng của các loại hình sử dụng cây công nghiệp dài ngày ở huyện Long Thành, 
chúng tôi đề xuất quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ theo các đơn vị đất đai. Kết quả 
thể hiện ở bảng 3. 
Bảng 3. Thống kê diện tích đề xuất qui hoạch cây CNDN ở Long Thành 
TT Loại hình sử dụng Diện tích (ha) 
1 Cà phê 1.665,80 
2 Cao su 22.386,90 
3 Hồ tiêu 10.740,90 
4 Điều 4.257,60 
a. Cây cà phê 
Hiện nay, diện tích đất trồng cà phê của huyện là 491 ha (năm 2013). Kết quả đánh giá 
tiềm năng thích nghi là 34.124,67 ha, chủ yếu ở hạng thích nghi rất cao nên khả năng 
mở rộng diện tích trồng cây cà phê là rất lớn. Do hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trƣờng 
của cây cà phê chè mang lại cao và lãnh thổ huyện Long Thành là vùng đồi, phân tích 
hiệu quả của cây cà phê cũng nhƣ đặc điểm đất đai và phƣơng hƣớng của địa phƣơng, từ 
đó đề xuất định hƣớng qui hoạch diện tích cho cây cà phê chè là 1.665,80 ha. 
b. Cây cao su 
Diện tích đất trồng cao su ở huyện Long Thành năm 2013 là 11.936 ha. Kết quả đánh giá 
tiềm năng thích nghi đất đai là 36.623,67 ha, chủ yếu ở hạng thích nghi rất cao. Qua phân 
tích hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trƣờng cũng nhƣ khảo sát thực tế ở địa phƣơng cho 
thấy đây là loại hình sử dụng đất đai có hiệu quả cao; diện tích thích nghi lớn, có khả năng 
mở rộng, bài viết đề xuất định hƣớng cho loại hình này là 22.386,90 ha. 
c. Cây hồ tiêu 
Hiện nay, ở Long Thành, cây hồ tiêu đƣợc trồng trong vƣờn của hộ gia đình nên diện 
tích hạn chế, chỉ chiếm 82 ha (năm 2013). Diện tích có khả năng thích nghi cho loại 
hình này là 38.231,77 ha. Đây là loại hình có hiệu quả trong thu nhập của nông hộ, có 
thể trồng xen với các cây khác trong các mô hình nông - lâm kết hợp trong vƣờn nhà, là 
mô hình đang đƣợc quan tâm trong sử dụng đất dốc. Vì vậy, có thể khuyến khích tăng 
diện tích loại hình này, định hƣớng qui hoạch diện tích cho cây hồ tiêu ở Long Thành là 
10.740,90 ha. 
d. Cây điều 
Năm 2013, diện tích đất trồng loại hình này ở Long Thành là 3.248 ha. Kết quả đánh giá 
tiềm năng thích nghi là 33.301,17 ha, nên khả năng mở rộng diện tích đất cho cây điều 
ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ QUY HOẠCH CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY... 97 
khá lớn. Để phát triển loại hình này, cần đầu tƣ vốn, giao thông nông thôn nhằm tạo 
điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất, đi lại và vận chuyển hàng hóa nông sản. Diện tích 
định hƣớng cho loại hình cây điều ở Long Thành là 4.257.60 ha. 
3.2. Đề xuất các mô hình kinh tế sinh thái theo các tiểu vùng sinh thái 
- Tiểu vùng gò đồi: Độ cao 50 - 150m, có chức năng chủ yếu là khai thác kinh tế kết 
hợp phòng hộ. Hƣớng sử dụng kinh tế là đi đôi với việc bảo vệ diện tích rừng hiện có 
thì cần bố trí các loại hình cây CNDN ở những nơi đƣợc đánh giá thích nghi cao, chú ý 
trồng, bảo vệ rừng, trồng cây CNDN ở các vùng đất trống đồi trọc. 
- Tiểu vùng đồng bằng: Có độ cao < 50m, chức năng phát triển kinh tế. Đây là vùng tập 
trung dân cƣ và các hoạt động kinh tế - xã hội của huyện. Do tiểu vùng có nhiều thuận 
lợi nên cần bố trí tập trung phát triển các cây CNDN ở khu vực này. Hình thức tổ chức 
sản xuất ở đây nên theo dạng nông trƣờng, trang trại hoặc nông hộ; phƣơng thức canh 
tác tiến hành theo các mô hình nông - lâm kết hợp. 
Hình 2. Bản đồ đề xuất quy hoạch cây công nghiệp dài ngày ở huyện Long Thành, Đồng Nai 
4. KẾT LUẬN 
Vận dụng quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu, đánh giá đất đai theo FAO; chúng tôi 
đã xây dựng đƣợc bản đồ đơn vị đất đai huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, tỉ lệ 
98 TRƢƠNG THỊ QUỲNH NHƢ – LÊ NĂM 
1/50.000 với 40 đơn vị đất đai, phân hoá thành 2 tiểu vùng làm cơ sở cho việc đánh giá 
phục vụ mục tiêu quy hoạch cây công nghiệp dài ngày ở khu vực nghiên cứu. 
Dựa trên đặc điểm của các đơn vị đất đai và yêu cầu sinh thái của cây trồng, chúng tôi 
tiến hành đánh giá, phân hạng mức độ thích nghi theo từng đơn vị đất đai cho 4 loại 
hình sử dụng cây công nghiệp dài ngày: cây cà phê, cây cao su, cây điều và cây hồ tiêu. 
Trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng sản xuất nông - lâm nghiệp, hiệu quả kinh tế - xã hội 
và môi trƣờng, kết hợp với kết quả đánh giá tiềm năng đất đai, để tài đề xuất bố trí cơ 
cấu cây trồng hợp lý theo từng đơn vị đất đai và theo tiểu vùng sinh thái nhằm sử dụng 
tối ƣu lãnh thổ theo hƣớng phát triển lâu bền. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Tôn Thất Chiểu (1992). Kết quả bƣớc đầu về nghiên cứu ứng dụng phân loại đất theo 
FAO - UNESCO, Tạp chí khoa học đất (2), Hà Nội. 
[2] Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai (2013). Niên giám thống kê năm 2012, Đồng Nai. 
[3] Hội Khoa học Đất Việt Nam (2000). Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 
[4] Lê Văn Khoa (1995). Hệ sinh thái nông nghiệp với các vấn đề quy hoạch sử dụng hợp 
lý tài nguyên đất và bảo vệ môi trƣờng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 
[5] Lê Năm (2004). Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ định hƣớng sử dụng đất đai 
nông- lâm nghiệp vùng đồi núi tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận án tiến sĩ, ĐHSP Hà Nội. 
[6] Trần An Phong (1995). Đánh giá hiện trạng sử dụng đất cho mục đích phát triển lâu 
bền, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 
[7] Phòng Thống kê huyện Long Thành (2012). Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 
2011- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 trên địa bàn huyện Long Thành, Đồng Nai. 
[8] Sở Tài nguyên - Môi trƣờng tỉnh Đồng Nai (2014), Thống kê diện tích đất đai huyện 
Long Thành đến ngày 1 tháng 1 năm 2014, Đồng Nai. 
Title: LAND EVALUATION FOR PLANNING OF PERENNIAL INDUSTRIAL CROPS IN 
LONG THANH DISTRICT, DONG NAI PROVINCE 
Abstract: Long Thanh district, Dong Nai province has great potential to develop long-term 
industrial trees to increase the efficiency of land use in terms of economic, social and 
environmental. However, the determination and the ability to partition the appropriate scientific 
basis for the implementation of land development planning perennial plant has yet to be done. 
The article mentions the problem of mapping land units, evaluation and classification of 
adaptive land development for planning perennial plant in Long Thanh district, Dong Nai 
province to contribute to rational use territory on sustainable development perspective. 
Keywords: Land units, perennial industrial crops, classifying adaption, Long Thanh district 
TRƢƠNG THỊ QUỲNH NHƢ 
Học viên Cao học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Huế 
TS. LÊ NĂM 
Khoa Địa lý, Trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Huế 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_dat_dai_phuc_vu_qui_hoach_cay_cong_nghiep_dai_ngay.pdf