Đánh giá công tác phục vụ bạn đọc trong thư viện các trường Tiểu học ở Hà Nội

Trong những năm qua, việc đầu tư về mọi mặt nhằm phát triển hoạt động của các thư

viện phổ thông là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục Hà Nội, cũng

như là nhiệm vụ của toàn thành phố. Tuy nhiên, trẻ em hôm nay có quá nhiều phương tiện

giải trí khác nên sách báo đã không còn là lựa chọn đầu tiên và duy nhất. Cuộc chiến giữa

văn hóa đọc với văn hóa nghe nhìn đang là cuộc chiến không cân sức, đòi hỏi phải có những

nỗ lực rất lớn từ phía thư viện - nơi trực tiếp cung cấp sách báo phục vụ các em nhiều

nhất. Hoạt động thông tin - thư viện (TTTV) là một quá trình thu thập, lựa chọn, xử lý,

lưu trữ, phục vụ thông tin, tài liệu đáp ứng nhu cầu của người dùng tin. Hiệu quả của hoạt

động thông tin - thư viện phụ thuộc vào tất cả các khâu, trong đó khâu phục vụ là khâu

cuối cùng nhưng lại quan trọng nhất bởi nó thể hiện cụ thể mối quan hệ bản chất nhất của

hoạt động TTTV: quan hệ giữa thông tin, tài liệu với người dùng tin (hay bạn đọc). Để

đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đọc và hứng thú đọc trong các thư viện trường tiểu

học, công tác phục vụ bạn đọc cần được đẩy mạnh theo hướng đa dạng hoá, hiện đại hoá,

thân thiện và gần gũi hơn trong môi trường giáo dục tiểu học. Đây là bước đi góp phần

nâng cao công tác giáo dục trong hệ thống các trường tiểu học ở Hà Nội nói riêng và cả

nước nói chung.

pdf 8 trang kimcuc 3520
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá công tác phục vụ bạn đọc trong thư viện các trường Tiểu học ở Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá công tác phục vụ bạn đọc trong thư viện các trường Tiểu học ở Hà Nội

Đánh giá công tác phục vụ bạn đọc trong thư viện các trường Tiểu học ở Hà Nội
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TRONG THƯ VIỆN CÁC 
TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở HÀ NỘI 
Trần Thị Kim Toàn 
Tóm tắt: Công tác phục vụ bạn đọc là một hệ thống các hoạt động của thư viện nhằm thúc 
đẩy, phát triển và thỏa mãn nhu cầu, hứng thú đọc tài liệu của bạn đọc thông qua việc 
tuyên truyền, hướng dẫn và cung cấp tài liệu dưới các hình thức khác nhau. Bài viết chỉ ra 
những đặc thù và điểm mạnh, điểm yếu trong công tác phục vụ bạn đọc ở thư viện các 
trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội nhằm hướng tới nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt 
động thư viện nói chung và công tác phục vụ bạn đọc nói riêng. 
MỞ ĐẦU 
Trong những năm qua, việc đầu tư về mọi mặt nhằm phát triển hoạt động của các thư 
viện phổ thông là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục Hà Nội, cũng 
như là nhiệm vụ của toàn thành phố. Tuy nhiên, trẻ em hôm nay có quá nhiều phương tiện 
giải trí khác nên sách báo đã không còn là lựa chọn đầu tiên và duy nhất. Cuộc chiến giữa 
văn hóa đọc với văn hóa nghe nhìn đang là cuộc chiến không cân sức, đòi hỏi phải có những 
nỗ lực rất lớn từ phía thư viện - nơi trực tiếp cung cấp sách báo phục vụ các em nhiều 
nhất. Hoạt động thông tin - thư viện (TTTV) là một quá trình thu thập, lựa chọn, xử lý, 
lưu trữ, phục vụ thông tin, tài liệu đáp ứng nhu cầu của người dùng tin. Hiệu quả của hoạt 
động thông tin - thư viện phụ thuộc vào tất cả các khâu, trong đó khâu phục vụ là khâu 
cuối cùng nhưng lại quan trọng nhất bởi nó thể hiện cụ thể mối quan hệ bản chất nhất của 
hoạt động TTTV: quan hệ giữa thông tin, tài liệu với người dùng tin (hay bạn đọc). Để 
đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đọc và hứng thú đọc trong các thư viện trường tiểu 
học, công tác phục vụ bạn đọc cần được đẩy mạnh theo hướng đa dạng hoá, hiện đại hoá, 
thân thiện và gần gũi hơn trong môi trường giáo dục tiểu học. Đây là bước đi góp phần 
nâng cao công tác giáo dục trong hệ thống các trường tiểu học ở Hà Nội nói riêng và cả 
nước nói chung. 
1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TÁC BẠN ĐỌC TRONG THƯ VIỆN TRƯỜNG TIỂU HỌC 
Công tác phục vụ bạn đọc là khâu cuối cùng, đồng thời là thước đo chất lượng hoạt 
động của bất kỳ một thư viện nào, cho dù đó là thư viện thủ công hay thư viện hiện đại, thư 
viện điện tử Chỉ có thông qua hoạt động này thư viện mới khẳng định được tầm quan trọng 
cũng như hiệu quả, sự đóng góp, vai trò, vị trí của mình cho xã hội, góp phần cung cấp nguồn 
thông tin quan trọng cho bạn đọc của thư viện. Công tác bạn đọc bao gồm các hình thức tổ 
 Thạc sĩ, Thư viện Trường THCS Hạ Đình, Hà Nội 
chức và phương pháp phục vụ bạn đọc trong và ngoài thư viện; các hình thức và phương 
pháp tuyên truyền giới thiệu tài liệu. 
- Phục vụ bạn đọc trong thư viện là việc thư viện tổ chức, cung cấp cho bạn đọc sử 
dụng các ấn phẩm và các nguồn thông tin khác tại các phòng đọc, phòng mượn, mượn giữa 
các thư viện, sao chụp tài liệu, cung cấp thiết bị sử dụng tài liệu nghe nhìn (máy đọc, đầu 
video). Trong quá trình phục vụ tại thư viện, cán bộ thư viện cần tạo các điều kiện thuận 
lợi để bạn đọc tra tìm và đọc sách, giúp đỡ tư vấn cho bạn đọc. Phục vụ bạn đọc trong thư 
viện có hai hình thức chủ yếu đọc tại chỗ và mượn về nhà, được tổ chức dưới hai phương 
thức kho đóng và kho mở 
+ Phương thức phục vụ theo kho đóng: bạn đọc không được trực tiếp tiếp xúc với tài 
liệu. Muốn mượn tài liệu bạn đọc phải tra cứu mục lục truyền thống hay mục lục điện tử, 
viết phiếu yêu cầu và mượn qua cán bộ thư viện. 
+ Phương thức phục vụ theo kho mở: trong kho này bạn đọc tự lựa chọn tài liệu mà 
mình cần, không cần viết phiếu yêu cầu. 
- Phục vụ ngoài thư viện là việc thư viện đưa tài liệu đến gần nơi ở và nơi làm việc 
của bạn đọc. Việc phục vụ này nhằm mục đích sử dụng hiệu quả vốn tài liệu của thư viện, 
hỗ trợ các thư viện cơ sở trong hoạt động cũng như phục vụ các đối tượng bạn đọc không 
có điều kiện đến thư viện. Đối với hệ thống thư viện phổ thông, các hình thức phục vụ bạn 
đọc ngoài thư viện nhằm phát huy cao nhất tác dụng của sách báo đối với chất lượng giáo 
dục của nhà trường, đồng thời động viên, khơi dậy phong trào đọc sách trong giáo viên, 
học sinh, qua đó làm phát triển vòng quay của sách.Phục vụ bạn đọc ngoài thư viện được 
thực hiện thông qua các hình thức như thư viện lưu động, luân chuyển sách xuống cơ sở, 
túi sách, mượn qua bưu điện 
- Tuyên truyền, giới thiệu các loại hình tài liệu là tổ hợp các hình thức, phương pháp 
tuyên truyền miệng và tuyên truyền trực quan tài liệu dành cho tất cả bạn đọc hoặc dành 
cho một (hoặc một số) nhóm bạn đọc nhất định. Đây là hoạt động nghiệp vụ có tính chất 
cổ động, chỉ dẫn, giải thích, thông tin về giá trị nội dung và hình thức của tài liệu, có tác 
dụng tích cực trong việc hướng dẫn và phát triển nhu cầu, hứng thú sử dụng tài liệu của 
bạn đọc. 
Các hình thức tuyên truyền giới thiệu vốn tài liệu trong thư viện gồm: 
+Tuyên truyền miệng là hình thức tuyên truyền tác động đến bạn đọc bằng ngôn ngữ 
cử chỉ để giới thiệu, giải thích, đánh giá tài liệu, giúp người đọc có cơ sở lựa chọn và tìm 
đọc chúng. Hình thức này có sức lôi cuốn, hấp dẫn đặc biệt, có sức thuyết phục, thông tin 
nhanh chóng, kịp thời và tính linh hoạt cao. Tuyên truyền miệng gồm các hình thức: đọc 
to nghe chung, kể chuyện theo sách, thi vui đọc sách, giới thiệu sách, điểm sách theo chủ 
đề, hội nghị bạn đọc, mạn đàm về sách 
+Tuyên truyền trực quan trong thư viện là giới thiệu hoặc khai thác nội dung các ấn 
phẩm dựa vào sự cảm thụ bằng mắt của người đọc dưới hình thức các trưng bày trực tiếp 
hay mô phỏng hình ảnh của tác phẩm, cùng với lời giới thiệu phù hợp để thể hiện chủ đề, 
nội dung của tác phẩm đó.Trong công tác thư viện, thường dùng các hình thức tuyên truyền 
trực quan: trưng bày, triển lãm sách; panô thư viện; bảng treo báo tường, bảng cắt dán các 
bài báo, triển lãm tranh ảnh, các ấn phẩm định kỳ, giúp người đọc được nhìn trực tiếp 
tài liệu hay hình ảnh mô phỏng, tạo điều kiện cho việc lựa chọn tài liệu đọc hay nảy sinh 
sự lựa chọn mới. 
Như vậy công tác bạn đọc trong thư viện trường học bao gồm nhiều hoạt động khác 
nhau. Mỗi hoạt động đóng một vai trò riêng trong việc kích thích sự ham mê đọc sách, bồi 
dưỡng tư duy và trí tuệ, nâng cao chất lượng giáo dục tại các cơ sở giáo dục tiểu học. 
2. VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC BẠN ĐỌC TRONG CÁC THƯ VIỆN TRƯỜNG TIỂU HỌC 
Công tác bạn đọc là khâu trung tâm trong toàn bộ hoạt động của thư viện - khái niệm 
trung tâm được hiểu với ý nghĩa là khâu then chốt, khâu trực tiếp quyết định kết quả của 
toàn bộ hoạt động thư viện. Đây chính là hoạt động thúc đẩy, phát triển và thoả mãn nhu 
cầu, hứng thú đọc tài liệu thông qua việc tuyên truyền, hướng dẫn và cung cấp tài liệu dưới 
nhiều hình thức. Với ý nghĩa đó, “Công tác người đọc luôn được coi là công tác quan trọng 
nhất của thư viện. Bởi vì, thông qua công tác này vốn tài liệu quý giá của thư viện mới 
được sử dụng có hiệu quả, mới phát huy được tác dụng trong phát triển mọi mặt của đất 
nước, từ đó vị trí, vai trò xã hội của thư viện mới được khẳng định”. Đối với hệ thống thư 
viện trường học, trong đó có thành phần là thư viện các trường tiểu học, thư viện được xem 
như “linh hồn của một trường học, nơi hội tụ kiến thức, tri thức của loài người, giúp cho 
thầy, trò các trường không chỉ dạy tốt - học tốt, mà còn mở mang trí óc, bồi đắp nhân cách, 
xây dựng nền tảng và phông văn hoá cá nhân”. 
Như vậy, nói đến vai trò của thư viện trường tiểu học, điều trước nhất, thư viện phải 
đáp ứng nhu cầu đọc của giáo viên, học sinh trong trường. Thư viện đồng thời là nơi tạo 
thói quen tự học tập, tự nghiên cứu và khám phá trong giai đoạn đầu đến trường của trẻ. 
Mặt khác, thư viện cũng góp phần định hướng và phát triển nhân cách cho trẻ ở lứa tuổi 
nhi đồng - điều này đặc biệt quan trọng và là một trong những khía cạnh được chú ý nhiều 
nhất khi phát triển các hoạt động của thư viện trường tiểu học tại Hà Nội. 
Đối với giáo viên tiểu học, thư viện trường là nơi lưu giữ, cung cấp, bổ sung, cập nhật 
kiến thức để bài giảng của họ thêm phong phú và hấp dẫn. Những tài liệu có trong thư viện 
đem đến cho giáo viên một hướng mới để tiếp cận những phương pháp giảng dạy tiên tiến. 
Không những thế, việc tiếp xúc với học sinh của mình tại thư viện giúp giáo viên hiểu thêm 
về từng đối tượng học sinh, nhu cầu và khả năng tiếp thu kiến thức, khả năng sáng tạo... 
của các em. Đây sẽ là những gợi ý quý giá để các thầy cô giáo có những bài giảng sinh 
động hơn, gần gũi và gây hứng thú cho các em, khuyến khích sự sáng tạo và phát triển 
năng khiếu của từng học sinh. Công cuộc đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục chắc 
chắn sẽ đạt được nhiều thành công, nếu các thầy cô giáo đều dành thời gian đến thư viện 
để tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn của mình. 
Đối với học sinh tiểu học, thư viện tạo cơ hội cho các emđược tự do khám phá, thực 
hành và phát triển những gì đã được các thầy cô truyền đạt. Thư viện là nơi các em có thể 
tự nhận diện các vấn đề mình chưa biết, rồi tự đặt câu hỏi, tự tạo lập giả thiết và tự mình 
xây dựng câu trả lời bằng cách vận dụng những kiến thức đã có, cùng với khả năng suy 
luận và đôi khi là trí tưởng tượng phong phú của lứa tuổi. Quá trình các em học sinh tìm 
kiếm và sử dụng tài liệu của thư viện trường cũng chính là quá trình các em bắt đầu tự học, 
tự nghiên cứu. Trong những năm đầu đến trường, việc các em thấy hứng thú sử dụng thư 
viện và thường xuyên đến đây để tìm kiếm, tham khảo tài liệu, hay gặp gỡ và trao đổi với 
thầy cô, bạn bè về những gì các em đã đọc được tại thư viện chính là biểu hiện cụ thể cho 
thấy các em say mê học tập, say mê khám phá, cũng như giúp bộc lộ sớm thiên hướng của 
các em trong hoạt động nghiên cứu khoa học, tìm hiểu thế giới xung quanh mình. Đây cũng 
là mục đích của đổi mới giáo dục ở nước ta, phát huy tối đa tính tích cực chủ động, sáng 
tạo của người học. 
Công tác phục vụ bạn đọc tại các trường tiểu học được xem là “cầu nối” thư viện với 
giáo viên, học sinh. Một mặt, nó đem vốn tri thức chứa đựng trong tài liệu tới người đọc, 
giúp bạn đọc phát huy được tác dụng của vốn tri thức đó. Mặt khác, chính những đòi hỏi 
cần được thỏa mãn, cần được đáp ứng trong nhu cầu của giáo viên, học sinh lại thúc đẩy 
công tác với bạn đọc của thư viện không ngừng cải tiến để phát triển và hoàn thiện. Nếu 
vai trò “cầu nối” được thực hiện tốt, thư viện sẽ thu hút được sự quan tâm, yêu thích của 
giáo viên và học sinh, hơn nữa làm cho việc đọc sách trở thành một thói quen, nhu cầu 
không thể thiếu trong đời sống tinh thần của học sinh tiểu học, từ đó có ảnh hưởng tích cực 
đến việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. 
3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TẠI CÁC THƯ VIỆN TRƯỜNG TIỂU 
HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 
Hà Nội là trung tâm giáo dục lớn của cả nước, hiện trên địa Hà Nội có 2.669 trường 
học và các cơ sở giáo dục, hơn 1,8 triệu học sinh và 104.605 giáo viên các cấp; tỷ lệ trường 
đạt chuẩn quốc gia toàn thành phố là 48,5% (1.249/2.576 trường). Đối với hệ thống giáo 
dục tiểu học nói riêng, tính đến thời điểm tháng 6 năm 2017 có 736 trường tiểu học trên 
tổng số 16.510 lớp và 610.312 học sinh, 94,09% học sinh tiểu học được học hai buổi/ngày 
(theo Nguồn báo cáo tổng kết của Phòng Giáo dục phổ thông của Sở GD&ĐT Hà Nội). 
 Hàng năm, Sở GD&ĐT Hà Nội đều đưa ra văn bản hướng dẫn công tác thư viện 
trường học với mục tiêu ổn định và phát triển hệ thống thư viện trường học phổ thông theo 
hướng “Chuẩn hóa, Thân thiện và Hiện đại”, phục vụ tốt cho công tác quản lí, giảng dạy 
và các hoạt động giáo dục. Chính vì thế công tác bạn đọc trong hoạt động thư viện tại các 
trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội cũng được triển khai mạnh mẽ. Có thể thấy được những 
điểm mạnh và điểm yếu của hoạt động này như sau: 
- Công tác phục vụ bạn đọc tại thư viện các trường tiểu học trên địa bàn thành phố 
Hà Nội đã bước đầu được quan tâm, phát triển 
Sau 9 năm mở rộng địa giới, hệ thống thư viện trường học đã có những chuyển biến 
tích cực, đặc biệt là hệ thống thư viện tiểu học. Khoảng cách chênh lệch giữa hai khu vực 
nội thành và ngoại thành đã dần được thu hẹp, nhận thức về công tác xây dựng và phát huy 
hiệu của thư viện trường học được nâng cao. Cơ sở vật chất, số lượng loại hình tài liệu 
được đầu tư phù hợp với cấp học bằng nguồn ngân sách Nhà nước và công tác xã hội hóa. 
Sở GD&ĐT Hà Nội thực hiện phân cấp quản lý, giao cho các phòng GD&ĐT kiểm tra, 
thẩm định và Sở kiểm tra theo xác xuất 25% để công tác xây dựng thư viện đạt chuẩn quốc 
gia theo Tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT đi vào nề nếp. Phòng GD&ĐT của nhiều quận thường 
xuyên có những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, đôn đốc giám sát, tổ chức các 
chuyên đề thư viện cấp quận và đưa thêm tiêu chí thư viện để xét thi đua năm, khen cao. 
Quận Long Biên, Hoàn Kiếm còn tổ chức Hội nghị Công tác thư viện để cùng rút kinh 
nghiệm, triển khai nhiệm vụ năm học mới và tuyên dương các cá nhân, tập thể hoạt động 
thư viện hiệu quả. Ban Giám hiệu các trường cũng đã có sự vào cuộc, chỉ đạo hoạt động 
được thiết thực và hiệu quả hơn. Kết quả thư viện của khối tiểu học trên toàn thành phố là 
628/1.274 các trường phổ thông thuộc ba cấp được công nhận danh hiệu, cụ thể: 56 xuất 
sắc, 170 tiên tiến, 402 đạt chuẩn, chiếm tỷ lệ 88,39%, là tỷ lệ cao nhất so với các cấp học 
khác (THCS: 75,74%, THPT: 52,92%). Trong bảng thống kê và xếp hạng các quận huyện 
về thư viện hàng năm, các quận nội thành vẫn luôn dẫn đầu về hoạt động. Trên tổng số 30 
quận huyện, 11 quận nội thành đều nằm trọn ở vị trí từ 1 đến 16, trong đó nổi bật là các 
quận Long Biên, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Hà Đông,... Nhiều đơn vị đạt danh 
hiệu thư viện Tiên tiến, Xuất sắc như tiểu học Hoàng Diệu, Thành Công B, Nghĩa Đô, 
Nguyễn Siêu, Tràng An, Ban Mai, Tân Mai, Quốc tế Tương lai, Đoàn Thị Điểm, Giáp Bát, 
Ái Mộ, là những gương điển hình năng động, có nhiều sáng tạo trong phục vụ đem lại 
hiệu quả giáo dục cao và là nét đẹp văn hóa - sư phạm cho các trường. 
- Công tác phục vụ bạn đọc trong thư viện các trường tiểu học đã được tiến hành 
thường xuyên và ổn định 
Với mô hình học 2 buổi/ngày, các trường đã bố trí thời khóa biểu để học sinh có 1 
tiết/tuần được đến thư viện đọc và tham gia các hoạt động của thư viện Học sinh đang 
dần có thói quen đọc sách, nhiều em từ chỗ e dè, ngại đọc đã chuyển sang yêu thích, say 
mê tìm đọc sách báo trong thư viện, có tâm lý mong chờ đến tiết, hết tiết vẫn cố nán lại đọc 
thêm. Trong quá trình phục vụ đọc tại chỗ hoặc cho mượn túi sách lưu động, thư viện đã 
có những tư vấn và định hướng tài liệu cho học sinh. Sau các giờ đọc sách theo chủ đề, chủ 
điểm, học sinh đều có bài viết thu hoạch hoặc vẽ tranh theo sách. Với cách làm này giúp 
các em đọc kỹ hơn, sâu hơn, chú ý hơn, quan sát nhiều hơn tác phẩm và cũng là cách giúp 
các em cảm thụ tác phẩm một cách tốt nhất. Mặt khác, các bản thu hoạch và sản phẩm của 
học sinh còn giúp nhân viên thư viện đánh giá được khả năng đọc của học sinh, từ đó điều 
chỉnh nội dung hướng dẫn đọc cho phù hợp với sức đọc và nhu cầu của các em. Trong các 
tiết thư viện, các trường đã lồng ghép nhiều hoạt động tập thể như xem phim, chơi trò chơi 
tập thể, hoạt động các góc, tuyên truyền giới thiệu sách giúp cho không khí được thay 
đổi, sôi nổi và vui tươi. 
- Tuyên truyền, giới thiệu sách đã được các trường quan tâm, triển khai với nhiều 
hình thức 
Các hình thức tuyên truyền giới thiệu sách như đọc to nghe chung, điểm sách, giới 
thiệu sách, thi vẽ tranh theo sách, thu hút được đông đảo học sinh tham gia. Trung bình 
hàng tháng, thư viện các trường đều tiến hành ít nhất 1 buổi giới thiệu diễn ra tại thư viện 
hoặc sân trường. Thư viện đã chủ động ứng dụng CNTT vào các bài giới thiệu tạo hiệu ứng 
sinh động, lôi cuốn sự chú ý của học sinh. 
- Hình thức phục vụ chưa đa dạng 
Các thư viện trường tiểu học mới chỉ triển khai đọc tại chỗ và mượn về lớp học. Hình 
thức phục vụ theo thời khóa biểu với số lượt bạn đọc ổn định, hiệu quả hơn so với hình thức 
chỉ phục vụ các giờ ra chơi ở các mô hình học 1 buổi/ngày. Song tính cụ thể, học sinh chỉ có 
1 tiết/35 tiết/tuần được vào thư viện, 35 phút trên tổng số gần 40 tiếng/tuần học tập, nghỉ 
ngơi, giải lao tại trường được đọc sách và sử dụng sách báo thư viện. Như vậy, thời gian 
dành cho đọc sách của thư viện là quá ít ỏi. 
Trong các tiết đọc tại chỗ trong thư viện, học sinh có xu hướng đọc theo sở thích, nhu 
cầu của bản thân. 100% thích đọc truyện (chủ yếu là truyện tranh), 87% đọc sách khoa học 
thường thức giải trí, còn STK phục vụ trực tiếp cho việc học tập chỉ chiếm 18,9% trong khi 
rõ ràng hoạt động học tập là hoạt động quan trọng nhất với các em. Thực chất, với 35 phút 
ngắn ngủi của một tiết thư viện, học sinh chỉ muốn tận dụng đọc được càng nhiều truyện 
càng tốt. Mặt khác, các trường chưa tổ chức cho học sinh mượn về nhà trong khi nhu cầu 
được mượn về nhà của học sinh là 94,6%. Mô hình trường học mới (VNEN) có góc “Thư 
viện lớp học” song việc tổ chức các túi sách, tủ sách lưu động của thư viện tới các lớp có 
trường thực hiện, có trường không. Thư viện xanh, thư viện lưu động chưa được quan tâm, 
chú trọng. Như vậy, nguồn tài liệu học tập trong thư viện có quá ít cơ hội để đến tay các 
học sinh. 
Tuyên truyền giới thiệu sách mới ở mức cơ bản, những hoạt động chuyên sâu như hội 
nghị bạn đọc, giao lưu với nhà văn, nhà thơ, thảo luận sách, ngày hội đọc sách chưa được 
triển khai thường xuyên, sắc nét. Các cuộc thi vui kiến thức vẫn chủ yếu do bên Đội TNTP 
tổ chức mà thiếu đi sự phối hợp với thư viện. Kể từ năm học 2013-2014 đến nay, Sở 
GD&ĐT thường xuyên đưa ra văn bản hướng dẫn các trường tổ chức ngày hội đọc sách 
hưởng ứng Ngày Đọc sách Việt Nam, nhưng nhiều quận đã không triển khai đại trà, nhân 
rộng (hầu như chỉ những trường hoàn thiện hồ sơ đăng ký thư viện tiên tiến hay xuất sắc 
mới tổ chức Ngày Hội đọc sách). 
- Công tác hướng dẫn bạn đọc sử dụng thư viện, sử dụng hệ thống tra cứu trong thư 
viện còn yếu 
Theo thống kê nghiên cứu, 94% học sinh được hỏi không biết sử dụng hệ thống mục 
lục trong thư viện, không biết mục lục theo tên sách, mục lục theo chủ đề là cái gì. Các em 
chưa biết cách chọn tìm tài liệu phù hợp với yêu cầu, mà chủ yếu là do cảm hứng, thấy cái 
gì trông bắt mắt, hay hay là đọc. Bản thân nhân viên thư viện nhiều trường cũng không 
biên soạn danh mục, thư mục theo quy định. 
- Còn hạn chế trong công tác hướng dẫn học sinh phương pháp đọc sách 
 Nhiều thư viện chưa chú tâm đến hướng dẫn cho học sinh đọc sao cho hiệu quả, tư 
thế đọc, ý thức giữ gìn sách vở. Phương pháp đọc sách của học sinh tiểu học bộc lộ nhiều 
hạn chế. Độ ghi nhớ của các em khi đọc xong một cuốn sách chưa cao.Nhiều em không 
nhớ nhiều đến nội dung cũng như các vấn đề liên quan đến tài liệu đã đọc, chẳng hạn như 
chủ đề, nội dung cơ bản của cuốn sách, tên tác giả. Do thiếu phương pháp đọc phù hợp nên 
kỹ năng đọc ở các em chưa có phát triển được; khả năng lĩnh hội, cảm thụ tác phẩm không 
cao, chỉ dừng lại ở mức độ nhớ một số chi tiết gây ấn tượng mạnh (75,5%), không để ý, 
không nhớ tên tác giả (61,6%) mà chưa thực sự cảm nhận và rung động với diễn biến, tình 
tiết của sự việc cũng như tâm trạng của nhân vật trong nội dung tác phẩm đã đọc. Đa số 
các em chưa hình thành thói quen tự giác ghi nhận xét sau khi đọc sách, có tới 67,4% trả 
lời ghi lại cảm nhận về sách là do yêu cầu của bài tập thư viện. Mặt khác, nhiều học sinh 
còn chưa được giáo dục về thái độ ứng xử với sách, thiếu đi sự trân trọng, nhiệt tình trong 
bảo quản sách. 44,9% học sinh có thói quen gấp mép trang đang đọc dở để đánh dấu, 26,7% 
vô tư gấp gáy sách đánh dấu, 21,4% chọn cách cách khác như dùng bút bi, bút mực, bút 
phủ,... để đánh dấu 
Thói quen đọc sách ảnh hưởng đến văn hóa đọc sách, xa hơn nữa là tính cách của các 
em. Thiếu kỹ năng đọc, năng lực cảm thụ kém sẽ có tác hại không nhỏ tới nhân cách đang 
trưởng thành của các em. Hướng dẫn các em đọc sách vì vậy là một yêu cầu cần thiết với 
tất cả những ai quan tâm tới giáo dục thế hệ trẻ, trong đó đặc biệt là thư viện các trường 
tiểu học. 
KẾT LUẬN 
Nhìn chung, các thư viện tiểu học Hà Nội đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong công tác 
tổ chức và triển khai hoạt động. Thư viện đã có những đóng góp đáng kể trong việc nâng 
cao đời sống tinh thần cho thiếu nhi thủ đô, đồng thời đang dần hình thành thói quen đọc 
sách cho nhi đồng. Tuy nhiên, trong quá trình phục vụ vẫn còn những mặt hạn chế và những 
điểm bất cập cần khắc phục. Vấn đề cấp thiết là phải khắc phục điểm yếu trong trong tổ 
chức cũng như trong hoạt động của thư viện nhằm hướng tới mục tiêu đáp ứng được nhu 
cầu đọc của học sinh, để thư viện đúng nghĩa là “trung tâm văn hóa giáo dục” trong nhà 
trường.Thư viện tiểu học có nhiệm vụ phục vụ giảng dạy và học tập trong trường. Vì vậy, 
vốn tài liệu chủ yếu trong thư viện và công tác phục vụ bạn đọc phải phục vụ chương trình 
học tập của nhà trường, nhu cầu nghiên cứu giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. 
Nói cách khác, công tác phục vụ bạn đọc phải bám sát chương trình học tập, chủ đề năm 
học. Thư viện góp phần quyết định chất lượng, nâng cao năng lực giảng dạy, học tập mở 
rộng kiến thức và thói quen tự học, tự nghiên cứu cho giáo viên và học sinh.Đối tượng bạn 
đọc được ưu tiên trong thư viện trường tiểu học là học sinh. Yêu cầu căn bản nhất đối với 
hệ thống thư viện các trường tiểu học phải đảm bảo tính “thân thiện”, phù hợp với tâm lí 
lứa tuổi của trẻ nhi đồng. Các hoạt động phục vụ phải đa dạng về hình thức, phong phú về 
nội dung, trực quan, sinh động và đảm bảo tính hệ thống. 
Trong công tác phục vụ bạn đọc là học sinh, thư viện cần phải lồng ghép vào đó những 
định hướng về văn hóa đọc sách, hướng cho các em biết tự mình theo dõi sách báo mới 
xuất bản, biết phát hiện và lựa chọn những cuốn sách tốt, nghiên cứu chúng một cách có 
hiệu quả. Đọc sách không có phương pháp thì ngay cả khi đọc những cuốn sách tốt nhất, 
hay nhất cũng vẫn dẫn đến tình trạng hao phí nhiều thời gian và sức lực hơn mức cần thiết 
để nghiên cứu một vấn đề nào đó. Ngược lại đọc sách theo một trình tự nhất định có hệ 
thống sẽ giúp các em tiếp thu có ý thức, tiết kiệm được thời gian quý báu. Nỗ lực thực hiện 
tốt các nhiệm vụ cùng các yêu cầu trong công tác phục vụ bạn đọc chính là hướng đi để 
các thư viện trường tiểu học ở Hà Nội từng bước khẳng định vai trò của mình trong lĩnh 
vực giáo dục đào tạo và trong sự phát triển, tiến bộ của xã hội, đúng như Tuyên ngôn của 
Hiệp hội thư viện thế giới IFLA tại kỳ họp lần thứ 66 tại Giê-giu-xa-lem năm 2004: “Thư 
viện trường học là nơi cung cấp thông tin và ý tưởng. Những thông tin và ý tưởng này là 
nền tảng dẫn đến sự thành công trong xã hội thông tin và tri thức hiện nay. Thư viện trường 
học trang bị cho học sinh những kỹ năng học tập suốt đời và phát triển ở họ những khả 
năng sáng tạo, giúp họ trở thành những công dân có trách nhiệm”. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ GD&ĐT (1998), Những vấn đề về chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ công 
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Giáo dục tiểu học: Kỷ yếu hội thảo, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
2. Bộ GD&ĐT (1998), Quy chế về Tổ chức hoạt động thư viện trường phổ thông, được 
ban hành theo Quyết định số 61/1998/QĐ/BGD&ĐT ngày 6 tháng 11 năm 1998 của 
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. 
3. Bộ GD&ĐT (2003), Quy định Tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông, được ban hành 
theo Quyết định số 01/2003/ QĐ-BGDĐT ngày 2/1/2003 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. 
4. Bộ GD&ĐT (2008), Tài liệu tập huấn về mô hình thư viện thân thiện. 
5. Nguyễn Hữu Giới (2012), Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thư viện 
trường học, Sách giáo dục và thư viện trường học, Số 34, Tr.12-13 
6. Nguyễn Thị Mai Hoa (2010), Khởi sắc công tác thư viện trường học, Giáo dục thủ đô, 
Số 1, Tr.28-29 
7. Vũ Bá Hòa (chủ biên) (2009), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện trường phổ thông, 
Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
8. Krupxkaia, N.K. ; Lê Phi dịch (1963), Thư viện và sách thiếu nhi, Nxb Văn hoá nghệ 
thuật, Hà Nội. 
9. Vũ Dương Thúy Ngà (2010), Làm thế nào để phát triển văn hóa đọc ở thủ đô Hà Nội, 
Thư viện Việt Nam, Số 5, Tr.27-32 
10. Trần Thị Minh Nguyệt (2006), Thư viện trường phổ thông với việc nâng cao chất lượng 
giáo dục, Giáo dục, Số 138, tr. 43-45. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_cong_tac_phuc_vu_ban_doc_trong_thu_vien_cac_truong.pdf