Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để xây dựng một số dự án khu đô thị mới trên địa bàn thành phố Lào Cai

Thành phố Lào Cai là thành phố biên giới, vùng cao, nằm hai bên bờ sông Hồng, nằm cách thủ đô

Hà Nội 296 km theo đường sắt và 340 km theo đường bộ về phía Tây Bắc; cách khu du lịch thị trấn

Sa Pa 35 km và cách thành phố Côn Minh tỉnh Vân Nam, Trung Quốc khoảng 500 km. Với vị trí

thuận lợi như vậy nên trong thời gian qua nhiều khu dân cư, khu công nghiệp phát triển đòi hỏi cần

có quỹ đất để xây dựng. Trên thực tế việc quản lý quỹ đất của thành phố có rất nhiều khó khăn, đặc

biệt về vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng. Các dự án Tiểu khu đô thị nổi lên với tiềm năng thúc

đẩy nền kinh tế của thành phố phát triển, việc bồi thường giải phóng mặt bằng là vấn đề cần thiết

được quan tâm nghiên cứu. Nghiên cứu này tập trung đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ tái định

cư khi nhà nước thu hồi đất để xây dựng một số dự án khu đô thị mới trên địa bàn thành phố Lào

Cai giai đoạn 2012-2017, xác định một số yếu tố tác động đến hiệu quả của công tác này và đề

xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho công tác BTGPMB và công tác quản lý đất đai.

pdf 8 trang kimcuc 2940
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để xây dựng một số dự án khu đô thị mới trên địa bàn thành phố Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để xây dựng một số dự án khu đô thị mới trên địa bàn thành phố Lào Cai

Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để xây dựng một số dự án khu đô thị mới trên địa bàn thành phố Lào Cai
Đào Xuân Thu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 223 - 229 
223 
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ 
KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ XÂY DỰNG MỘT SỐ DỰ ÁN 
KHU ĐÔ THỊ MỚI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LÀO CAI 
Đào Xuân Thu1*, Phạm Xuân Thiều2, Hoàng Văn Hùng3 
1Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Lào Cai, 
 2Văn phòng Đại học Thái Nguyên, 3Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai 
TÓM TẮT 
Thành phố Lào Cai là thành phố biên giới, vùng cao, nằm hai bên bờ sông Hồng, nằm cách thủ đô 
Hà Nội 296 km theo đường sắt và 340 km theo đường bộ về phía Tây Bắc; cách khu du lịch thị trấn 
Sa Pa 35 km và cách thành phố Côn Minh tỉnh Vân Nam, Trung Quốc khoảng 500 km. Với vị trí 
thuận lợi như vậy nên trong thời gian qua nhiều khu dân cư, khu công nghiệp phát triển đòi hỏi cần 
có quỹ đất để xây dựng. Trên thực tế việc quản lý quỹ đất của thành phố có rất nhiều khó khăn, đặc 
biệt về vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng. Các dự án Tiểu khu đô thị nổi lên với tiềm năng thúc 
đẩy nền kinh tế của thành phố phát triển, việc bồi thường giải phóng mặt bằng là vấn đề cần thiết 
được quan tâm nghiên cứu. Nghiên cứu này tập trung đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ tái định 
cư khi nhà nước thu hồi đất để xây dựng một số dự án khu đô thị mới trên địa bàn thành phố Lào 
Cai giai đoạn 2012-2017, xác định một số yếu tố tác động đến hiệu quả của công tác này và đề 
xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho công tác BTGPMB và công tác quản lý đất đai. 
Từ khóa: Thu hồi, Giải phóng mặt bằng, Dự án, Khu đô thị, Thành phố Lào Cai 
ĐẶT VẤN ĐỀ* 
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô 
cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản 
xuất đặc biệt không gì có thể thay thế được 
đối với các ngành sản xuất nông - lâm nghiệp, 
là thành phần quan trọng hàng đầu của môi 
trường sống, là nền tảng cho sự sống của con 
người và nhiều sinh vật khác, là địa bàn phân 
bổ các khu dân cư, kinh tế -xã hội và An ninh 
quốc phòng [3]. 
Tuy nhiên, vấn đề bồi thường, giải phóng mặt 
bằng kéo dài vẫn đang là vấn đề nổi cộm tại 
nhiều địa phương, ảnh hưởng đến hiệu quả sử 
dụng đất, đến người có đất bị thu hồi và tác 
động xấu đến môi trường đầu tư của nước ta. 
Trong giai đoạn hiện nay, tình hình sử dụng 
đất rất phức tạp và có nhiều bất cập, với nhiều 
biến động diễn ra với tốc độ nhanh, công tác 
thu hồi đất và giải phóng mặt bằng vẫn còn 
nhiều bất cập, việc quản lý đất đai còn chồng 
chéo, thủ tục hành chính rườm rà, sự thống 
nhất quản lý chưa cao. Việc nâng cao hiệu 
quả công tác quản lý là hết sức cấp thiết, hạn 
chế những mặt tiêu cực, đẩy nhanh tiến trình 
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phát huy những 
mặt tích cực của nền kinh tế thị trường, đẩy 
nhanh tốc độ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá 
đất nước [4]. 
*
 Tel: 0982 946521, Email: xuanthu211078@gmail.com 
Thành phố Lào Cai là thành phố biên giới, 
vùng cao, nằm hai bên bờ sông Hồng, nằm 
cách thủ đô Hà Nội 296 km theo đường sắt và 
340 km theo đường bộ về phía Tây Bắc; cách 
khu du lịch thị trấn Sa Pa 35 km và cách thành 
phố Côn Minh tỉnh Vân Nam, Trung Quốc 
khoảng 500 km. Trên thực tế việc quản lý quỹ 
đất của thành phố có rất nhiều khó khăn, đặc 
biệt về vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng. 
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác 
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong công tác 
quản lý Nhà nước về đất đai nhóm tác giả tiến 
hành thực hiện bài nghiên cứu: “Đánh giá 
công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi 
nhà nước thu hồi đất để xây dựng một số dự 
án khu đô thị mới trên địa bàn thành phố 
Lào Cai, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2012- 2017”. 
PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, XỬ LÝ, 
PHÂN TÍCH THÔNG TIN 
- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ 
cấp: Thu thập số liệu, tài liệu có sẵn từ các cơ 
quan nhà nước trên địa bàn như: UBND thành 
phố Lào Cai; Phòng Tài nguyên và Môi 
trường thành phố; Trung tâm phát triển quỹ 
đất thành phố; Chi cục Thống kê; UBND 
phường Bình Minh, Bắc Lệnh; Các chủ đầu 
tư dự án..... 
- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, 
thông tin sơ cấp: 
Đào Xuân Thu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 223 - 229 
224 
+ Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: 
Điều tra, khảo sát thực địa về tình hình thu 
hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 
(TĐC) của các nhóm dự án điển hình trên địa 
bàn thành phố Lào Cai. 
+ Phỏng vấn các chuyên gia tư vấn, các nhà 
quản lý về lĩnh vực quy hoạch, quản lý sử 
dụng đất, đặc biệt là các chuyên gia trong lĩnh 
vực GPMB và hỗ trợ TĐC. Phỏng vấn cán bộ 
địa chính tại các phường, các cán bộ tham gia 
giải phóng mặt bằng để tìm hiểu nguyên nhân 
ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng. 
- Phương pháp phỏng vấn hộ: Đề tài sẽ tiến 
hành phỏng vấn cá nhân thuộc các gia đình có 
đất bị thu hồi để tìm hiểu sự ảnh hưởng của 
việc thực hiện chính sách giải phóng mặt 
bằng đến đời sống, việc làm và thu nhập của 
họ bằng phiếu điều tra bán cấu trúc. Số hộ 
được lựa chọn để điều tra theo phương pháp 
lựa chọn như sau: 
+ Điều tra phỏng vấn các hộ dân tại dự án. 
Cách chọn hộ như sau: 
Hộ dân bị mất trên 70% đất sản xuất + đất ở: 
Hộ dân bị mất 30-70% đất sản xuất + đất ở: 
Hộ dân bị mất < 30% đất sản xuất + đất ở: 
Tổng số hộ phỏng vấn 100 hộ 
+ Phỏng vấn cán bộ địa chính, cán bộ tham 
gia công tác giải phóng mặt bằng tại dự án để 
tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ 
giải phóng mặt bằng theo 1 số nguyên nhân 
sau (lập bảng câu hỏi): 
- Phương pháp xử lý, phân tích thông tin, số 
liệu: Đề tài sẽ sử dụng chức năng thống kê 
mô tả của phần mềm Microsoft Excel để thực 
hiện thống kê diện tích đất bị thu hồi, số tiền 
đền bù, phân nhóm hộ và lựa chọn hộ điều tra 
phỏng vấn... 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Khái quát về dự án 
Tiểu khu đô thị số 17, khu đô thị mới Lào 
Cai - Cam Đường 
- Tại quyết định số 677/QĐ-UBND ngày 3 
tháng 4 năm 2012 của UBND tỉnh Lào Cai 
phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng Tiểu 
khu đô thị số 17, khu đô thị mới Lào Cai – 
Cam Đường, thành phố Lào Cai. 
- Phạm vi, ranh giới quy hoạch: Thuộc địa 
bàn hành chính phường Bắc Lệnh, phường 
Bình Minh, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. 
- Ranh giới: Phía Đông Bắc giáp khu nhà ở 
thương mại – Công ty cổ phần đầu tư phát 
triển nhà và Đô thị HUB8 (Đại lộ Trần Hưng 
Đạo); Phía Đông Nam giáp khu dân cư phố 
Hoàng Sảo; Phía Tây Bắc giáp suối cầu Bắc 
Lệnh; Phía Đông Bắc giáp các khu chức năng 
sau đường Hoàng Văn Thụ. 
- Diện tích ước tính lập quy hoạch là: 38,0 ha 
- Mục đích: Hình thành một khu trong đô thị 
với hệ thống các khu dân cư, các công trình 
công cộng, phúc lợi xã hội đi kèm, đảm bảo 
được các yêu cầu, tiêu chí phục vụ, đáp ứng 
được nhu cầu phát triển của một đô thị trong 
giai đoạn trước mắt cũng như trong tương lai. 
Tiểu khu đô thị số 19, khu đô thị mới Lào 
Cai - Cam Đường 
- Tại quyết định số 957/QĐ-UBND ngày 3 
tháng 5 năm 2012 của UBND tỉnh Lào Cai 
phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng Tiểu 
khu đô thị số 19, khu đô thị mới Lào Cai – 
Cam Đường, thành phố Lào Cai. 
- Phạm vi, ranh giới quy hoạch: Thuộc địa 
bàn hành chính phường Bắc Lệnh, thành phố 
Lào Cai, tỉnh Lào Cai. 
- Ranh giới: Phía Bắc giáp tiểu khu đô thị số 
13; Phía Nam giáp tiểu khu đô thị số 17; Phía 
Đông giáp tiểu khu đô thị số 17, tiểu khu đô 
thị số 13; Phía Tây giáp đường 4D và Khu tái 
định cư phường Bắc Lệnh. 
- Diện tích ước tính lập quy hoạch là: 29,0 ha 
trong đó giữ nguyên theo hiện trạng là 30.570 
m
2
 là đất bệnh viện đa khoa số 2, đất ở ổn định; 
diện tích quy hoạch mới là 259.430 m2. 
- Mục đích: Xây dựng một khu đô thị tiện nghi 
trong tổng thể quy hoạch thành phố Lào Cai, tạo 
ra quỹ đất sắp xếp bố trí dân cư, quỹ đất dành 
cho các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ 
thuật làm cơ sở cho việc đầu tư xây dựng. 
Bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi 
đất tại dự án 
Theo quyết định phê duyệt phương án quy 
hoạch của 2 dự án tiểu khu đô thị số 17 cần 
thu hồi GPMB 38 ha; tiểu khu đô thị số 19 
cần thu hồi GPMB 29 ha. Tuy nhiên trong 
quá trình thực hiện dự án có sự điều chỉnh để 
phù hợp với thực tiễn tiểu khu đô thị số 17 
thu hồi 371.679 m2; tiểu khu đô thị số 19 thu 
hồi 226.655 m2 [1],[2]. Cụ thể được thể hiện 
dưới bảng sau: 
Đào Xuân Thu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 223 - 229 
225 
Bảng 01. Bảng tổng hợp diện tích đất thu hồi của dự án tiểu khu đô thị số 17 và tiểu khu đô thị số 19 
Stt Loại đất thu hồi 
Diện tích 
(m2) 
Đơn giá (đồng/m2) 
Thành tiền 
(đồng) 
Tiểu khu đô thị số 17 14.780.066.500 
A Đất ở đô thị - ODT 25.288 400.000 10.115.200.000 
B Đất nông nghiệp 
1 Đất trồng cây lâu năm - CLN 264.432 12.000 3.173.184.000 
2 Đất trồng lúa nước - LUC 7.167 34.000 243.678.000 
3 Đất nuôi trồng thủy sản - NTS 15.986 29.000 463.594.000 
4 Đất trồng cây hàng năm (đất màu) - HNK 21.739 25.000 543.475.000 
5 Đất rừng sản xuất (là rừng trồng) - RSX 37.067 6.500 240.935.500 
Tiểu khu đô thị số 19 4.885.147.500 
A Đất ở đô thị - ODT 8.675 332.000 2.880.100.000 
B Đất nông nghiệp 0 
1 Đất trồng cây lâu năm - CLN 102.071 10.500 1.071.745.500 
2 Đất trồng lúa nước - LUC 1.129 34.000 38.386.000 
3 Đất nuôi trồng thủy sản - NTS 5.447 29.000 157.963.000 
4 Đất trồng cây hàng năm (đất màu) - HNK 1.421 25.000 35.525.000 
5 Đất rừng sản xuất (là rừng trồng) - RSX 107.912 6.500 701.428.000 
Tổng chi phí cho 2 tiểu khu đô thị số 17 và 19 19.665.214.000 
(Nguồn: Theo quyết định thu hồi của 2 dự án) 
Bồi thường tài sản trên đất 
Bồi thường tài sản, vật kiến trúc 
Từ bảng tổng hợp trên cho thấy tổng giá trị 
bồi thưởng tài sản, công trình, vật kiến trúc tại 
2 tiểu khu đô thị số 17 và số 19 là 
29.985.970.750 đồng. Cụ thể từng loại bồi 
thường như sau: 
Bảng 02. Bảng tổng hợp giá trị bồi thường tài 
sản, công trình, vật kiến trúc 
Stt 
Tên tài sản, vật kiến 
trúc 
Thành tiền 
(1000đ) 
Tỷ lệ 
(%) 
1 Nhà xây cấp 4 lợp mái 14.572.500 48,60 
2 Nhà xây cấp 4 mái BTCT 4.541.670 15,15 
3 Nhà gỗ 6.405.840 21,36 
4 Công trình phụ 454.500 1,52 
5 Bể nước sinh hoạt 664.375 2,22 
6 Di chuyển mồ mả 133.000 0,44 
7 Giếng nước ăn xây toàn bộ 468.118 1,56 
8 Khối lượng ao đào 392.942 1,31 
9 Kè xây đá hộc 934.587 3,12 
10 
Khối lượng gạch chỉ 
tường rào 
1.188.206 3,96 
11 Sân láng si măng 230.232 0,77 
Tổng 29.985.970 100,00 
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thu thập, điều tra) 
Nhìn bảng và hình trên ta thấy phần trăm số 
tiền bồi thường cho nhà xây tại 2 tiểu khu đô 
thị số 17 và số 19 là lớn nhất chiếm 85,11% 
tương ứng 25.520.010.000 đồng, trong đó: 
- Bồi thường cho nhà xây cấp 4 lợp mái là: 
14.572.500.000 đồng chiếm 48,6% tổng số 
tiền bồi thường tài sản vật kiến trúc; 
Hình 01. Cơ cấu tiền bồi thường các loại tài sản 
vật kiến trúc trên đất 
(Nguồn: Xử lý kết quả điều tra tổng hợp) 
- Bồi thường cho nhà xây cấp 4 mái BTCT là 
4.541.670.000 đồng chiếm 15,15% tổng số 
tiền bồi thường tài sản vật kiến trúc; 
- Bồi thường cho nhà gỗ là 6.405.840.000 
đồng chiếm 31,36% tổng số tiền bồi thường 
tài sản vật kiến trúc; 
Bảng 02. Tổng số tiền bồi thường cho cây cối hoa 
màu tại hai khu đô thị số 17 và số 19 – thành phố 
Lào Cai 
Stt Cây cối hoa màu 
Chi phí 
(1000đ) 
Tỷ lệ 
(%) 
1 Cây ăn quả lâu năm 2.186.566 8,34 
2 Cây lấy gỗ 17.821.000 68,00 
3 Rau, màu các loại 68.240 0,26 
4 Tre, mai 736.154 2,81 
5 Chanh quất các loại 5.397.480 20,59 
 Tổng 26.209.441 100,00 
(Nguồn: Tổng hợp số liệu thu thập, điều tra) 
Đào Xuân Thu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 223 - 229 
226 
Bồi thường cây cối, hoa màu 
Nhìn bảng trên ta thấy hai tiểu khu đô thị số 
17 và số 19 có chi phí bồi thường cho cây cối 
hoa màu là tương đương, tổng cả 2 khu TĐC 
đã được bồi thường 26.209.441.400 đồng. 
Hình 02. Cơ cấu chi phí bồi thường cho cây cối 
hoa màu tại 2 tiêu khu đô thị số 17 và số 19 
(Nguồn: Xử lý số liệu thu thập, điều tra) 
Các đối tượng cây cối hoa màu được chia ra 5 
nhóm cây cối, trong đó nhóm cây lấy gỗ là có 
chi phí bồi thường cao nhất là 17.821.000.000 
đồng chiếm tới 68% tổng số tiền bồi thường 
cây cối hoa màu. Sau đó là tới nhóm cây chanh 
quất các loại có chi phí bồi thường là 
5.397.480.000 đồng chiếm 20,59% tổng số tiền 
bồi thường cây cối hoa màu. Nhóm rau, màu 
các loại chiếm tỷ lệ ít nhất 0,26% tổng số tiền 
bồi thường cây cối hoa màu (68.240.000 đồng). 
Chính sách hỗ trợ tại hai khu tái định cư 
Sau khi tổng hợp và xử lý số liệu về 2 tiểu khu 
đô thị số 17 và số 19 ta xác định có 5 hình 
thưc hỗ trợ người dân bị thu hồi đất là: 
- Hỗ trợ di chuyển nhà 
- Hỗ trợ điện, nước sinh hoạt, điện thoại 
- Hỗ trợ thuê nhà (6 tháng) 
- Hỗ trợ ổn định đời sống sản xuất 
- Hỗ trợ đất nông nghiệp trong ranh giới phường 
Chính sách hỗ trợ được thực hiện kịp thời và 
đúng đối tượng trong khu vực thực hiện dự án 
hai tiểu khu đô thị số 17 và số 19. Chính sách 
hỗ trợ là một trong công cụ hỗ trợ tích cực 
góp phần đẩy nhanh tiến độ GPMB để thực 
hiện dự án. 
Bảng 03. Tổng chi phí hỗ trợ của 5 loại hình hỗ 
trợ tại hai tiểu khu đô thị số 17 và số 19 – khu tái 
định cư mới Lào Cai – Cam Đường 
Stt Hình thức hỗ trợ 
Chi phí 
(1000đ) 
Tỷ lệ (%) 
1 Hỗ trợ di chuyển nhà 651.600 1,30 
2 
Hỗ trợ điện, nước 
sinh hoạt, điện thoại 
633.500 1,27 
3 
Hỗ trợ tiền thuê nhà 
(6 tháng) 
1.629.000 3,26 
4 
Hỗ trợ ổn định đời 
sống sản xuất 
9.436.800 18,89 
5 
Hỗ trợ đất nông 
nghiệp trong RG 
phường 
37.597.500 75,27 
Tổng 49.948.400 100,00 
(Nguồn: Tổng hợp số liệu thu thập, điều tra) 
Tác động tới đời sống người dân bị thu hồi 
Tác động tới kinh tế 
Tổng hợp, xử lý số liệu điều tra ta thu được 
tình hình thu nhập của các hộ dân sau khi thu 
hồi đất thực hiện dự án xây dựng tiểu khu đô 
thị số 17 và số 19 thuộc dự án khu đô thị mới 
Lào Cai – Cam Đường, tại thành phố Lào Cai 
được thể hiện qua bảng dưới đây: 
Bảng 04. Tình hình thu nhập của các hộ sau khi 
thu nhập hồi đất tại tiểu khu đô thị số 17 và số 19 
Stt Chỉ tiêu Tổng số 
Tỷ lệ 
(%) 
1 Tổng số hộ 100 100,0 
2 Số hộ thu nhập cao hơn 41 41,0 
3 Số hộ thu nhập không đổi 48 48,0 
4 Số hộ có thu nhập kém đi 11 11,0 
(Nguồn: Tổng hợp số liệu thu thập, điều tra) 
Bên cạnh tổng hợp ý kiến của các hộ dân về 
đánh giá tình hình thu nhập tăng giảm như 
trên, tác giả đã tổng hợp cụ thể thu nhập bình 
quân của các hộ gia đình, có sự so sánh trước 
và sau khi thu hồi. Kết quả được thể hiện dưới 
bảng sau: 
Bảng 05. Thu nhập bình quân người dân tại tiểu khu đô thị số 17 và số 19, thành phố Lào Cai 
Stt Thu nhập Đơn vị Trước khi bị thu hồi đất Sau khi bị thu hồi đất 
1 Thu nhập bình quân của hộ/năm Đồng 83.500.000 91.500.000 
2 Thu nhập bình quân đầu người/năm Đồng 23.857.143 26.142.857 
3 Thu nhập bình quân đầu người/tháng Đồng 1.988.095 2.178.571 
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ gia đình) 
Qua bảng trên ta thấy, thu nhập của các hộ dân đều tăng lên. Thu nhập bình quân người/ tháng 
trước thu hồi là 1.988.095 đồng, sau thu hồi tăng lên 2.178.571 đồng. 
Đào Xuân Thu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 223 - 229 
227 
Tác động tới xã hội 
Lao động và việc làm là hai yếu tố quyết định 
đến thu nhập của người dân. Do không còn đủ 
quỹ đất dự trữ để bồi thường, nên khi Nhà 
nước thu hồi đất phương thức duy nhất được 
thực hiện là bồi thường bằng tiền và việc hỗ trợ 
bằng tiền mặt. Cùng với quá trình chuyển đổi 
đất đai sang phát triển công nghiệp, đô thị việc 
thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ cho 
người có đất bị thu hồi sẽ tác động rất rõ rệt đến 
vấn đề lao động, việc làm của người dân. 
Hình 03. Biều đồ số lượng lao động với các 
ngành nghề trước và sau khi thu hồi đất tại tiểu 
khu đô thị số 17 và số 19, thành phố Lào Cai 
Tác động tới môi trường 
Thu hồi đất ảnh hưởng tới các vấn đề môi 
trường sinh thái. Qua tìm hiểu ý kiến người 
dân thu hồi đất hai tiểu khu đô thị số 17 và số 
19, thành phố Lào Cai về vấn đề môi trường 
cho thấy 38% (38 hộ) xác định môi trường 
của khu vực sống người dân là tốt hơn, 49% 
(49 hộ) xác định môi trường sống của người 
dân không thay đổi sau khi thu hồi đất thực 
hiện dự án; trong khi đó có 7 hộ cho rằng môi 
trường sống kém hơn trước khi thu hồi. Kết 
quả thể hiện qua bảng sau: 
Bảng 07. Tình hình môi trường khu vực sống 
của người dân sau khi thu hồi đất tại 2 tiểu khu 
đô thị số 17 và số 19 
Stt Chỉ tiêu điều tra 
Tổng 
số 
Tỷ lệ 
(%) 
1 Số hộ 100 100,0 
2 Vấn đề môi trường tốt hơn 38 38,0 
3 Vấn đề môi trường không đổi 49 49,0 
4 Vấn đề môi trường kém đi 13 13,0 
(Nguồn: Tổng hợp số liệu thu thập, điều tra) 
Đề xuất nâng cao chất lượng công tác bồi 
thường GPMB 
Trên cơ sở kết quả bài nghiên cứu này tác giả 
đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn 
thiện việc thực hiện chính sách bồi thường 
giải phóng mặt bằng và hướng tới mục tiêu 
thực sự mang lại một cuộc sống tốt hơn cho 
người nông dân - đối tượng được coi là chịu 
tác động lớn trong quá trình chuyển đổi mục 
đích sử dụng đất. 
Giải pháp về chính sách bồi thường, hỗ trợ 
thu hồi đất 
- Đảm bảo tính thống nhất, nhất quán trong 
chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư, 
tránh tình trạng mỗi địa phương, mỗi dự án, 
mỗi công trình có mức bồi thường và hỗ trợ 
khác nhau, từ đó làm nảy sinh ý tưởng so sánh 
quyền lợi từ phía người dân. Khẩn trương hoàn 
thiện các quy định của pháp luật, theo hướng 
dựa trên cơ sở thị trường để giải quyết vấn đề 
bồi thường cho người bị thu hồi đất. 
- Nâng cao chất lượng công trình quy hoạch 
tái định cư; chú ý đến yếu tố văn hóa, tập 
quán, thói quen của đồng bào các dân tộc khi 
xây các khu tái định cư. 
- Nâng cao năng lực thực hiện bồi thường, hỗ 
trợ, tái định cư của các ban, ngành ở địa 
phương và các đơn vị tư vấn, cũng như tinh 
thần trách nhiệm, sự tuân thủ trình tự thủ tục 
theo quy định của pháp luật, của cán bộ thực 
thi việc kiểm kê, kiểm đếm, lập phương án 
đền bù. 
- Có một kế hoạch dài hạn với nguồn tài 
chính đảm bảo trong nhiều năm để thực hiện 
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Khống chế 
một cách nghiêm chỉnh về quy mô thu hồi 
đất; xác định tiêu chuẩn bồi thường một cách 
hợp lý và hoàn thiện hơn nữa quy trình thu 
hồi đất. 
- Khắc phục những khó khăn trong việc xác 
định nguồn gốc đất dẫn đến sự khó khăn 
trong việc xác định điều kiện để được bồi 
thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân. 
+ Giải pháp về tổ chức thực hiện 
- Tổ chức triển khai thực hiện, thống nhất chỉ 
đạo sát sao của cấp xã, phường và thôn bản. 
Đây là lực lượng gần gũi bám sát nhất đối với 
các đối tượng được bồi thường, hỗ trợ và tái 
định cư khi Nhà nước thu hồi đất. 
- Kiên trì giáo dục, thuyết phục nhân dân và 
vận động sự quan tâm hỗ trợ chính đáng của 
doanh nghiệp với các hộ dân trong công tác 
Đào Xuân Thu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 223 - 229 
228 
bồi thường GPMB là cần thiết, đặc biệt là 
việc quan tâm giải quyết việc làm cho người 
lao động. Đối với những đối tượng đã bồi 
thường thỏa đáng, đúng chính sách và thuyết 
phục nhiều lần mà không được thì cũng phải có 
biện pháp xử lý kiên quyết theo pháp luật (có 
thể dùng biện pháp cưỡng chế để thực hiện). 
- Giải quyết kịp thời những tình huống phát 
sinh, tránh tình trạng một số doanh nghiệp tự 
ý đi vào nhà dân để trả tiền bồi thường, gây 
mất trật tự khu vực. 
- Nâng cao vai trò của cán bộ, Đảng viên 
trong Chi bộ Đảng, các tổ chức quần chúng 
chiếm vị trí quan trọng đến hiệu quả của công 
tác bồi thường GPMB. 
- Cần quan tâm, chỉ đạo quyết liệt hơn nữa 
việc giải quyết lao động việc làm, xây dựng 
hạ tầng, khu đô thị - dịch vụ, vệ sinh môi 
trường, kinh phí hỗ trợ xây dựng hạ tầng, 
công trình phúc lợi ở các xã, phường và thị 
trấn nơi phải thu hồi nhiều đất. 
- Công tác quy hoạch, tái định cư phải đi 
trước một bước. Có làm được như vậy thì 
hiệu quả trong công tác bồi thường GPMB 
mới đạt kết quả cao. 
- Lựa chọn những cán bộ đủ phẩm chất đạo 
đức; luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm người 
cán bộ trong công việc đảm hoàn thành tốt 
mọi nhiệm vụ được giao. 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Kết luận 
Trong quá trình “Đánh giá công tác bồi 
thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước 
thu hồi đất để xây dựng một số dự án khu đô 
thị mới trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh 
Lào Cai giai đoạn 2012- 2017” đã thu được 
những kết quả sau: 
+ Đã tổng hợp khái quát những thông tin cơ 
bản về (phạm vi, ranh giới, mục đích,): hai 
tiểu khu đô thị số 17 và số 19 thuộc dự án khu 
đô thị mới Lào Cai – Cam Đường. 
+ Đánh giá được kết quả thực hiện công tác 
giải phóng mặt bằng tại hai tiểu khu đô thị số 
17 và số 19 bao gồm: 
- Kết quả bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu 
hồi đất tại hai tiểu khu đô thị số 17 và số 19 
có tổng số tiền đền bù về các loại đất là 
19.665.214.000 đồng với tổng diện tích thu 
hồi GPMB 598.334 m2 các loại đất; 
- Bồi thường về tài sản trên đất (bao gồm tài 
sản, công trình, vật kiến trúc): Đã xác định 
tổng giá trị bồi thưởng tài sản, công trình, vật 
kiến trúc tại hai tiểu khu đô thị số 17 và số 19 
là 29.985.970.750 đồng; 
- Bồi thường về cây cối hoa màu, tại tại hai 
tiểu khu đô thị số 17 và số 19 chia ra 5 nhóm: 
cây ăn quả lâu năm, cây lấy gỗ; rau màu các 
loại; Tre, mai; Chanh quất các loại từ bảng 
đơn giá bồi thường cây cối hoa màu chi tiết 
xác định bồi thường về cây cối hoa màu là 
26.209.441.400 đồng. 
- Xác định chính sách hỗ trợ khi Nhà nước 
thu hồi đất bao gồm: Hỗ trợ đào tạo nghề và 
hướng nghiệp; - Hỗ trợ di chuyển nhà; Hỗ trợ 
điện, nước sinh hoạt, điện thoại; Hỗ trợ thuê 
nhà (6 tháng); Hỗ trợ ổn định đời sống sản 
xuất; Hỗ trợ đất nông nghiệp trong ranh giới 
phường là 49.948.400.000 đồng. 
+ Đề tài đã đánh giá được sự ảnh hưởng của hai 
tiểu khu đô thị số 17 và số 19, chỉ ra sự ảnh 
hưởng về kinh tế, xã hội, môi trường cụ thể: 
- Thu nhập bình quân người/ tháng trước thu 
hồi là 1.988.095 đồng, sau thu hồi tăng lên 
2.178.571 đồng; 
- Số người lao động nông nghiệp sau khi thu 
hồi đất giảm đi so với trước khi thu hồi đất: 
giảm từ 51,4% xuống 34,5% tổng số người 
trong độ tuổi lao động được điều tra. Tỷ lệ 
người buôn bán nhỏ và dịch vụ tăng từ 8,8% 
trước khi thu hồi lên 14,2% sau khi thu hòi đất; 
số lượng người tham gia vào ngành nghề khác 
cũng tăng lên đáng kể từ 13,9% lên 15,2%. 
- Xác định 67 phiếu (chiếm 67% trên tổng số 
phiếu thu được) đánh giá tình hình trật tự an 
ninh, xã hội không đổi; có 30 phiếu (chiếm 
30% trên tổng số phiếu thu được) đánh giá 
tình hình an ninh xã hội tốt hơn 
+ Từ các ảnh hưởng tác giả đã đề xuất các 
nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công 
tác GPMB như: giải pháp về chính sách bồi 
thường, hỗ trợ thu hồi đất; giải pháp tổ chức 
thực hiện; các giải pháp cụ thể. 
Kiến nghị 
Cần chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ có 
chuyên môn, trình độ cao, áp dụng công nghệ 
Đào Xuân Thu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 223 - 229 
229 
vào các khâu quản lý, hoạt động bồi thường, 
giải phóng mặt bằng nhằm hạn chế những sai 
sót và nâng cao hiệu quả trong công tác giải 
phóng mặt bằng. 
Tăng cường công tác truyền thông, phổ biến 
nhận thức của nhân dân trong lĩnh vực đất đai 
để người sử dụng đất hiểu được hết quyền hạn 
và nghĩa vụ của mình trong công tác quản lý 
nhà nước về đất đai. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Quyết định số 13/2015/QĐ-UBND ngày 
9/4/2015 của UBND tỉnh Lào Cai Ban hành Quy 
định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà 
nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lào Cai. 
2. Quyết định số 91/2014/QĐ-UBND ngày 
20/12/2014 của UBND tỉnh Lào Cai về việc quy 
định Bảng giá đất giai đoạn 2015 - 2019 trên địa 
bàn tỉnh Lào Cai; 
3. Mai Chiến Thắng (2017), Đánh giá tác động 
của công tác giải phóng mặt bằng đến kinh tế, xã 
hội, môi trường ở một số dự án trên địa bàn thành 
phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sỹ Quản 
lý đất đai, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 
4. Dương Thị Thu Thủy (2016), Đánh giá công 
tác bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện 
một số dự án trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, 
tỉnh Lạng Sơn, Luận văn thạc sỹ Quản lý đất đai, 
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 
ABSTRACT 
ASSESSMENT OF COMPENSATION, ASSISTANCE AND RESETTLEMENT 
WHEN THE GOVERNMENT TAKES BACK THE LAND TO BUILD A 
NUMBER OF PROJECTS ON THE NEW URBAN AREA IN LAO CAI CITY 
Dao Xuan Thu
1*
, Pham Xuan Thieu
2
, Hoang Van Hung
3 
1Division of Natural Resources and Environment of Lao Cai city 
2Office of Thai Nguyen University 
3Thai Nguyen University – Lao Cai Campus 
Lao Cai is a hilly town and on the banks of the Red River. It is 296 km far from Hanoi and 340 km 
by road to the North West, Vietnam. Besides, Lao Cai is a border town with a distance of 35 km 
from Sa Pa town and 500 km from Kunming city in Yunnan province, China. With such favorable 
location, many residential areas and developed industrial zones require the land for construction in 
recent years. In fact, the land management of the city is facing to many difficulties, especially in 
terms of compensation for land clearance. Urban subregion projects have emerged with the 
potential to develop the city's economy, and compensation for land clearance is a matter of 
concern. This study focuses on compensation and resettlement when the State recovers land to 
build new urban projects in the area of Lao Cai city from 2012 to 2017, identified factors that 
influencing and proposing some solutions to improve the effectiveness of the land compensation 
clearance and the land management. 
Keywords: Land compensation clearance, projects, Urban areas, Lao Cai city 
Ngày nhận bài: 26/10/2018; Ngày hoàn thiện: 25/12/2018; Ngày duyệt đăng: 28/12/2018 
*
 Tel: 0982 946521, Email: xuanthu211078@gmail.com 
230 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_cong_tac_boi_thuong_ho_tro_va_tai_dinh_cu_khi_nha_n.pdf