Đánh giá chất lượng chăm sóc điều dưỡng tại khoa hồi sức tích cực

Đặt vấn đề: chất lượng chăm sóc điều dưỡng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh

nhân trong khoa hồi sức tích cực. Chất lượng chăm sóc điều dưỡng tuỳ thuộc tỷ lệ bệnh nhân/điều dưỡng, trình

độ điều dưỡng và có thể đánh giá bằng các chỉ số khách quan. Tại nước ta hiện chưa có nghiên cứu nào đánh giá

chất lượng chăm sóc điều dưỡng cũng như cơ cấu điều dưỡng trong khoa hồi sức tích cực.

Phương pháp: nghiên cứu theo dõi dọc các chỉ số chăm sóc điều dưỡng và cơ cấu điều dưỡng tại khoa hồi

sức tích cực bệnh viện Đại học Y dược từ 11/2011 đến 11/2012.

Kết quả: 102 bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu. Các chỉ số đánh giá chất lượng chăm sóc điều dưỡng

gồm: loét tì 7,8%, té ngã 1,4/1000 ngày điều trị, cột tay chân 1%, dùng thuốc sai 11,1/1000 ngày điều trị (hoặc

3,9% y lệnh), viêm phổi mắc phải trong bệnh viện 2% và nhiễm trùng tiểu mắc phải trong bệnh viện 11,8%. Tỷ

lệ bệnh nhân/điều dưỡng là 2,38 ± 0,66, số năm kinh nghiệm là 7,3 ± 5,9.

Kết luận: chất lượng chăm sóc điều dưỡng đạt yêu cầu về các chỉ số té ngã, cột tay chân, dùng thuốc sai,

nhưng chưa đạt yêu cầu về các chỉ số loét tì và nhiễm trùng tiểu mắc phải. Chất lượng chăm sóc điều dưỡng

chưa cao này có lẽ do tỷ lệ bệnh nhân/điều dưỡng còn khá cao so với chuẩn thông thường.

pdf 6 trang kimcuc 8280
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá chất lượng chăm sóc điều dưỡng tại khoa hồi sức tích cực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá chất lượng chăm sóc điều dưỡng tại khoa hồi sức tích cực

Đánh giá chất lượng chăm sóc điều dưỡng tại khoa hồi sức tích cực
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  164
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC ĐIỀU DƯỠNG  
TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC 
Hồ Thị Quỳnh Duyên*, Lê Hữu Thiện Biên** 
TÓM TẮT  
Đặt vấn đề: chất lượng chăm sóc điều dưỡng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh 
nhân trong khoa hồi sức tích cực. Chất lượng chăm sóc điều dưỡng tuỳ thuộc tỷ lệ bệnh nhân/điều dưỡng, trình 
độ điều dưỡng và có thể đánh giá bằng các chỉ số khách quan. Tại nước ta hiện chưa có nghiên cứu nào đánh giá 
chất lượng chăm sóc điều dưỡng cũng như cơ cấu điều dưỡng trong khoa hồi sức tích cực. 
Phương pháp: nghiên cứu theo dõi dọc các chỉ số chăm sóc điều dưỡng và cơ cấu điều dưỡng tại khoa hồi 
sức tích cực bệnh viện Đại học Y dược từ 11/2011 đến 11/2012. 
Kết quả: 102 bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu. Các chỉ số đánh giá chất lượng chăm sóc điều dưỡng 
gồm: loét tì 7,8%, té ngã 1,4/1000 ngày điều trị, cột tay chân 1%, dùng thuốc sai 11,1/1000 ngày điều trị (hoặc 
3,9% y lệnh), viêm phổi mắc phải trong bệnh viện 2% và nhiễm trùng tiểu mắc phải trong bệnh viện 11,8%. Tỷ 
lệ bệnh nhân/điều dưỡng là 2,38 ± 0,66, số năm kinh nghiệm là 7,3 ± 5,9. 
Kết luận: chất lượng chăm sóc điều dưỡng đạt yêu cầu về các chỉ số té ngã, cột tay chân, dùng thuốc sai, 
nhưng chưa đạt yêu cầu về các chỉ số loét tì và nhiễm trùng tiểu mắc phải. Chất lượng chăm sóc điều dưỡng 
chưa cao này có lẽ do tỷ lệ bệnh nhân/điều dưỡng còn khá cao so với chuẩn thông thường. 
Từ khóa:chăm sóc điều dưỡng, khoa hồi sức tích cực. 
ABSTRACT 
EVALUATION OF NURSING CARE QUALITY IN A INTENSIVE CARE UNIT 
Ho Thi Quynh Duyen, Le Huu Thien Bien 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 164 ‐ 169 
Background: nursing care quality had an important role in patient outcomes in intensive care unit (ICU). 
Nursing quality depended on patient‐to‐nurse ratio, nurse skill and can be measured by objective indicators. In 
Viet Nam, there was no study about nursing quality and nurse staffing in intensive care. 
Method: longitudinal observation study in a mixed ICU from 11/2011 to 11/2012. 
Results: 102 patients were recruited. Six nursing quality indicators were measured: pressure ulcer 7.8%, 
patient fall 1.4/1000 patient‐day, physical restraint 1%, medication error 11.1/1000 patient‐day (or 3.9% 
prescriptions), hospital‐acquired pneumonia 2%, hospital‐acquired urinary tract infection 11.8%. The average 
patient:nurse ratio was 2.38 ± 0.66 and experienced year was 7.3 ± 5.9. 
Conclusion: our nursing quality was comparable to reference values regarding to patient fall, physical 
restraint and medication error. The high incidence of acquired pressure ulcer and pneumonia may suggest the 
patient‐to‐nurse ratio did not meet the recommended standards. 
Keywords: nursing care, intensive care unit (ICU). 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trong  thời gian gần  đây,  chất  lượng  chăm 
sóc  điều  dưỡng  được  thừa  nhận  là  có  vai  trò 
quan  trọng  trong  kết  quả  điều  trị. Chất  lượng 
chăm  sóc  điều dưỡng kém  có  thể  làm kéo dài 
* Khoa Hồi Sức Tích Cực‐ Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM, ** Đại Học Y Dược TpHCM 
Tác giả liên lạc: Ths. BS Lê Hữu Thiện Biên, ĐT: 0903644931. Email: bien.le@umc.edu.vn 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 165
thời  gian  điều  trị,  phát  sinh  các  biến  chứng, 
thậm  chí  tăng  tỷ  lệ  tử  vong(18,19).  Đối  với  bệnh 
nhân điều  trị  tại khoa hồi  sức  tích cực  thì chất 
lượng chăm sóc điều dưỡng càng  đóng vai  trò 
quan trọng hơn nữa vì đây là những bệnh nhân 
nặng và hoàn  toàn phụ  thuộc vào sự chăm sóc 
của nhân viên y tế(13,20).  
Các  yếu  tố  ảnh  hưởng  đến  chất  lượng 
chăm sóc điều dưỡng gồm: mức độ nặng của 
bệnh nhân(12), tỷ lệ bệnh nhân‐điều dưỡng(13) và 
trình  độ  điều  dưỡng(17).  Các  chỉ  số  thường 
được  sử  dụng  để  đánh  giá  chất  lượng  chăm 
sóc  điều dưỡng gồm:  tỷ  lệ  tử vong,  thời gian 
điều trị, mức độ đau sau mổ, loét tì, tự rút nội 
khí quản, nhiễm trùng bệnh viện, cột tay chân, 
dùng sai thuốc(21,25).  
Tại Việt nam, Nguyễn Văn Thông ghi nhận 
tỷ lệ nhiễm trùng tiểu là 6% và tỷ lệ loét tì là 4% 
trên bệnh nhân  điều  trị  tại Trung  tâm  đột quỵ 
não Bệnh viện 108(3). Mặc dù mô hình của trung 
tâm đột quỵ khá giống khoa hồi sức tích cực, tuy 
nhiên nghiên cứu này thiếu một số một số thông 
tin  quan  trọng  về  mô  hình  phân  công  điều 
dưỡng (ví dụ: tỷ lệ bệnh nhân/điều dưỡng, trình 
độ điều dưỡng). Nghiên cứu chưa ghi nhận đầy 
đủ cũng như có định nghĩa rõ ràng các chỉ tiêu 
đánh  giá  chất  lượng  chăm  sóc  điều  dưỡng. 
Ngoài  ra  nghiên  cứu  chỉ  thực  hiện  trên  một 
nhóm bệnh nhân duy nhất (đột quỵ) do đó kết 
quả khó có thể áp dụng rộng rãi. Vì vậy chúng 
tôi  tiến  hành  nghiên  cứu  này  nhằm  đánh  giá 
chất  lượng  chăm  sóc  điều dưỡng  tại  khoa  hồi 
sức  tích  cực,  sử dụng  các  chỉ  số  của Hội  điều 
dưỡng Hoa kỳ và Trung  tâm nghiên  cứu  chất 
lượng điều trị.  
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Nghiên  cứu  theo  dõi  dọc  từ  11/2011  đến 
11/2012 tại khoa hồi sức  tích cực‐bệnh viện Đại 
học Y dược TP.HCM. 
Đối tượng nghiên cứu 
Khoa hồi  sức  tích  cực‐bệnh viện Đại học Y 
dược TP.HCM là một khoa hồi sức tích cực nội‐
ngoại. Mức độ nặng của bệnh nhân được đánh 
giá theo mức độ chăm sóc của Bộ Y tế Việt nam 
(1).  Bệnh  nhân  chọn  vào  nghiên  cứu  là  những 
bệnh nhân trên có thời gian điều trị trên 48 giờ. 
Điều dưỡng làm việc theo ca 8 giờ, mỗi ca có 1 
điều dưỡng  trưởng kíp và  điều dưỡng  trưởng 
kíp cũng tham gia chăm sóc bệnh nhân.  
Phương pháp nghiên cứu 
Điều dưỡng trưởng kíp ghi nhận tỷ lệ bệnh 
nhân/điều  dưỡng  trong  mỗi  ca.  Điều  dưỡng 
viên  ghi  nhận  các  chỉ  số  đánh  giá  chất  lượng 
chăm sóc điều dưỡng trên bệnh nhân của mình 
phụ trách. Các chỉ số đánh giá chất lượng chăm 
sóc  điều  dưỡng  dùng  trong  nghiên  cứu  gồm: 
viêm  phổi  mắc  phải  trong  bệnh  viện,  nhiễm 
trùng  tiểu mắc phải  trong bệnh viện,  loét  tì,  té 
ngã, cột tay chân, dùng thuốc sai.  
Năng  lực điều dưỡng được  tính bằng  trình 
độ học vấn và số năm làm việc trong ngành hồi 
sức cho tới khi tham gia vào nghiên cứu. 
Viêm phổi mắc phải  trong bệnh viện  được 
chẩn đoán theo tiêu chuẩn của Trung tâm kiểm 
soát và dự phòng bệnh  tật Hoa Kỳ(8):  có  thâm 
nhiễm trên phim X quang mới xuất hiện sau khi 
vào khoa hồi sức tích cực 48 giờ kèm sốt > 38o C 
hoặc bạch cầu máu > 10.000/mm3. Những bệnh 
nhân  đã  bị  viêm  phổi  khi  vào  khoa  sẽ  không 
được  tính  vào  số  trường  hợp mắc  viêm  phổi 
trong bệnh viện. Tỷ lệ viêm phổi mắc phải trong 
bệnh viện  được  tính bằng  số  trường hợp viêm 
phổi mắc phải sau khi vào khoa hồi sức tích cực 
trên tổng số bệnh nhân trong nghiên cứu.  
Nhiễm trùng tiểu mắc phải trong bệnh viện 
được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của Trung tâm 
kiểm  soát và dự phòng bệnh  tật Hoa kỳ(8):  cấy 
nước tiểu >105 khúm vi trùng/ml kèm sốt > 38oC 
hoặc bạch  cầu máu  >10.000/mm3. Những bệnh 
nhân  đã  bị  nhiễm  trùng  tiểu  khi  vào  khoa  sẽ 
không được tính vào số trường hợp mắc nhiễm 
trùng  tiểu  trong bệnh viện. Tỷ  lệ nhiễm  trùng 
tiểu mắc phải trong bệnh viện được tính bằng số 
trường hợp nhiễm  trùng  tiểu mắc phải sau khi 
vào khoa hồi sức tích cực trên tổng số bệnh nhân 
trong nghiên cứu. 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  166
Loét tì được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của 
Uỷ ban phòng  chống  loét  tì Hoa kỳ và Châu 
Âu(14). Tất  cả bệnh nhân bị  loét  tì  độ  I‐IV  sau 
khi vào khoa  sẽ được xem như bị  loét  tì mắc 
phải tại khoa hồi sức tích cực. Tỷ lệ loét tì được 
tính bằng tổng số trường hợp  loét tì mắc phải 
tại khoa hồi sức  tích cực  trên  tổng bệnh nhân 
trong nghiên cứu. 
Điều dưỡng tự ghi nhận số  lần bệnh nhân 
té  ngã  khỏi  giường.  Tỷ  lệ  té  ngã  được  tính 
bằng tổng số lần bệnh nhân té ngã trên tổng số 
ngày điều  trị của các bệnh nhân  trong nghiên 
cứu × 1000. 
Điều dưỡng  tự  ghi  nhận  bệnh  nhân  bị  cột 
tay hoặc chân. Tỷ lệ cột tay chân được tính bằng 
số bệnh nhân bị cột tay chân trên tổng số bệnh 
nhân trong nghiên cứu.  
Dùng  thuốc  sai  được  định  nghĩa  là  những 
trường  hợp  dùng  thuốc  sai  loại,  liều  lượng, 
đường dùng hoặc quên dùng. Tỷ lệ dùng thuốc 
sai  được  tính  bằng  số  lần dùng  thuốc  sai  trên 
tổng số y lệnh và số lần dùng thuốc sai trên tổng 
số ngày điều trị × 1000. 
Số  liệu  trình  bày  trong  nghiên  cứu  dưới 
dạng trung bình ± độ lệch chuẩn. 
KẾT QUẢ 
Trong  thời  gian  từ  11/2011‐11/2012  có  102 
bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu với  tuổi 
trung bình là 70,4 ± 13,3 năm. Các bệnh nguyên 
nhân  gồm:  suy  hô  hấp,  sốc,  bệnh  thần  kinh, 
phẫu thuật có biến chứng (bảng 1).  
Bảng 1. Đặc biểm bệnh nhân trong nghiên cứu 
Nguyên nhân Số lượng Tỷ lệ (%) 
Suy hô hấp 38 37,3 
Sốc 20 20,6 
Bệnh lý thần kinh 17 16,7 
Phẫu thuật có biến chứng 14 13,7 
Nguyên nhân khác 12 11,8 
Mức độ nặng của bệnh nhân từ thấp đến cao 
gồm:  chăm  sóc  cấp  1  (21,6%),  chăm  sóc  cấp  2 
(9,8%),  chăm  sóc  cấp  3  (68,6%)  (bảng  2).  Thời 
gian điều  trị  trung bình của bệnh nhân  là 7,0 ± 
4,9 ngày.  
Bảng 2: Mức độ chăm sóc 
Mức độ chăm sóc Số lượng Tỷ lệ (%) 
Cấp 1 70 68,6 
Cấp 2 10 9,8 
Cấp 3 22 21,6 
Các  chỉ  số  đánh  giá  chất  lượng  chăm  sóc 
điều dưỡng gồm: loét tì 7,8%, té ngã 1,4 lần/1000 
ngày  điều  trị,  cột  tay  chân 1%, dùng  thuốc  sai 
11,1  lần/1000 ngày  điều  trị  (3,9% y  lệnh), viêm 
phổi 2%, nhiễm trùng tiểu 11,8% (bảng 3). 
Bảng 3. Các chỉ số đánh giá chất lượng chăm sóc 
điều dưỡng 
Loét tì 7,8% 
Té ngã 1,4/1000 ngày điều trị 
Cột tay chân 1% 
Dùng thuốc sai 11,1/1000 ngày điều trị (3,9% y lệnh)
Viêm phổi 2% 
Nhiễm trùng tiểu 11,8% 
Tỷ  lệ bệnh nhân/ điều dưỡng  trung bình  là 
2,38 ± 0,66 và thời gian làm việc trung bình trong 
ngành hồi sức của điều dưỡng khoa săn sóc đặc 
biệt là 7,3 ± 5,9 năm (bảng 4).  
Bảng 4. Đặc điểm đội ngũ điều dưỡng trong nghiên 
cứu 
Đặc điểm Trung bình ± độ lệch chuẩn
Tuổi 30,2 ± 6,5
Năm kinh nghiệm 7,3 ± 5,9 
Trình độ học vấn 
Cử nhân điều dưỡng 9 (20%) 
Điều dưỡng trung học 37 (80%) 
BÀN LUẬN 
Kết  quả  quan  trọng  nhất  thu  được  qua 
nghiên cứu này là một số chỉ số đánh giá chất 
lượng  chăm  sóc  điều  dưỡng  gồm:  (1)  loét  tì 
7,8%,  (2)  té ngã 1,4  lần/1000 ngày điều  trị,  (3) 
cột  tay  chân  1%,  (4) dùng  thuốc  sai  3,9%,  (5) 
viêm phổi mắc phải 2% và (6) nhiễm trùng tiểu 
mắc phải 11,8%.  
So  với  nghiên  cứu  của  Nguyễn  Văn 
Thông(19), bệnh nhân  trong nghiên cứu này có 
tỷ lệ loét tì cao hơn. Tuy nhiên vì Nguyễn Văn 
Thông không  cho biết  tuổi,  thời gian  điều  trị 
cũng như mức độ bất động của bệnh nhân  là 
những yếu tổ ảnh hưởng đến loét tì(4,6) nên rất 
khó so sánh với kết quả của chúng  tôi. Trong 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 167
nghiên cứu này hầu hết bệnh nhân có mức độ 
hộ  lý cấp 3, phải dùng các phương pháp điều 
trị  hỗ  trợ  chức  năng  sống  (ví  dụ:  máy  thở, 
thuốc vận mạch) do đó gần như hoàn toàn bất 
động. Theo Reilly(24) tỷ lệ loét tì của bệnh nhân 
hồi sức tích cực vào khoảng 8,4%. Đối với các 
nghiên cứu trong khu vục thì Chitpakdee(2) ghi 
nhận tỷ lệ loét tì thay đổi từ 0‐10,9% tuỳ khoa. 
Cho  rằng  tỷ  lệ  loét  tì  cao  nhất  trong  nghiên 
cứu  của  Chitpakdee  xảy  ra  trên  nhóm  bệnh 
nhân nặng nhất  (bệnh nhân hồi sức  tích cực), 
thì tỷ lệ loét tì của chúng tôi không phải là cao.  
Theo Lake(13) tỷ lệ té ngã của bệnh nhân khoa 
hồi sức tích cực là 1,38 ± 2,79 lần/1000 ngày điều 
trị với yếu  tố nguy cơ chính  là  thời gian chăm 
sóc bệnh nhân  trong ngày  của  điều dưỡng. So 
với chuẩn tỷ lệ điều bệnh nhân :điều dưỡng của 
các nước là 1‐2 thì tỷ lệ té ngã trong nghiên cứu 
này cũng tương tự. Có lẽ vì hầu hết bệnh nhân 
đều được dùng an thần nên tỷ lệ té ngã ít bị ảnh 
hưởng bởi tỷ lệ bệnh nhân/điều dưỡng.  
Một  điểm  lý  thú nữa  là mặc dù  tỷ  lệ bệnh 
nhân té ngã tương tự với khoa hồi sức tích cực 
các nước nhưng tỷ lệ bệnh nhân bị cột tay chân 
lại  rất  thấp.  Theo  khảo  sát  của  Eser(6)  trên  các 
điều dưỡng hồi sức  thì 81,7% bệnh nhân bị cột 
tay chân,  tuy nhiên chỉ có 32,2% y  lệnh cột  tay 
chân  được  ghi  nhận  trong  bệnh  án.  Điều  này 
cũng phản ánh việc  cột  tay  chân bệnh nhân  là 
khá phổ biến trong khoa hồi sức tích cực, nhưng 
ít khi  được ghi nhận  chính xác. Tương  tự như 
chỉ  số  té ngã,  số bệnh nhân bị  cột  tay  chân do 
điều dưỡng  tự ghi nhận, do đó có sự khác biệt 
khá nhiều so với các nghiên cứu khác. Chúng tôi 
cho rằng cần sử dụng phương pháp khác, ví dụ: 
người quan sát độc  lập, thì mới đánh giá chính 
xác được  tỷ  lệ bệnh nhân bị cột  tay chân  trong 
khoa hồi sức tích cực.  
Cho bệnh nhân dùng thuốc là một công việc 
chính  của  điều  dưỡng,  vì  vậy  dùng  thuốc  sai 
được xem như một chỉ số đánh giá chất  lượng 
chăm  sóc bệnh nhân. Bệnh nhân khoa hồi  sức 
tích cực  thường dùng nhiều  loại  thuốc hơn các 
bệnh  nhân  thông  thường,  bên  cạnh  đó  điều 
dưỡng của khoa hồi sức còn tốn thời gian để vận 
hành nhiều  loại  trang  thiết bị phức  tạp  (ví dụ: 
máy giúp thở), vì vậy tỷ lệ dùng thuốc sai sẽ cao 
hơn(5). Trong nghiên cứu này mỗi bệnh nhân có 
trung bình 17,8 ± 5 y  lệnh/ngày với  tỷ  lệ dùng 
thuốc sai là 11,1/1000 ngày điều trị (hoặc 3,9% y 
lệnh)  và  khá  thấp  so  với  các  nghiên  cứu 
khác(10,11,26). Tuy nhiên chúng tôi cũng thừa nhận 
phương  pháp  tự  ghi  nhận  thường  phản  ánh 
không chính xác tỷ lệ dùng thuốc sai(12). 
Nhiễm  trùng  bệnh  viện  có  liên  quan  đến 
công tác chăm sóc bệnh nhân, do đó tỷ lệ nhiễm 
trùng bệnh viện cũng thường được sử dụng để 
đánh  giá  chất  lượng  chăm  sóc  điều  dưỡng. 
Trong nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận  tỷ  lệ 
viêm phổi mắc phải là 2% và tỷ lệ nhiễm trùng 
tiểu mắc phải  là 11,8%. So với nghiên  cứu  của 
Needleman(16)  thì  tỷ  lệ  nhiễm  trùng  tiểu  mắc 
phải này  là khá  cao  trong  khi  tỷ  lệ  viêm phổi 
mắc phải lại khá thấp. Trong nghiên cứu này khi 
giảm tỷ lệ bệnh nhân:điều dưỡng từ tứ phân vị 
thứ tư xuống tứ phân vị thứ nhất thì giảm được 
tỷ  lệ nhiễm  trùng  tiểu xuống 9% và  tỷ  lệ viêm 
phổi xuống 5,1%. Như vậy với tỷ  lệ bệnh nhân 
/điều dưỡng  trung bình  là  2,38  thì  có  lẽ muốn 
giảm tỷ lệ nhiễm trùng tiểu mắc phải xuống thì 
cũng  phải  giảm  tỷ  lệ  bệnh  nhân/điều  dưỡng. 
Chúng  tôi cảm  thấy hơi khó giải  thích về  tỷ  lệ 
viêm phổi mắc phải khá thấp trong nghiên cứu 
này, có lẽ một phần vì tỷ lệ bệnh nhân vào khoa 
hồi sức tích cực do nhiễm trùng hô hấp ban đầu 
khá  cao  và  những  bệnh  nhân  được  xem  như 
không mắc viêm phổi mắc phải nữa đã làm tỷ lệ 
viêm phổi mắc phải thấp đi giả tạo.  
Tỷ  lệ  bệnh  nhân/điều  dưỡng  trong  nghiên 
cứu này là 2,38 ± 0,66, tương tự như số liệu của 
bộ y tế năm 201(18). Mặc dù tỷ lệ bệnh nhân/điều 
dưỡng không hoàn toàn quyết định chất  lượng 
chăm sóc bệnh nhân trong khoa hồi sức tích cực, 
nhưng  đây  là một  thông  số  rất quan  trọng  đã 
được  đồng  thuận  của nhiều hội  chuyên ngành 
với tỷ lệ bệnh nhân/điều dưỡng ≤ 2 cho các bệnh 
nhân  không  thở máy  là  1  cho  bệnh  nhân  thở 
máy(7,22).  Theo Kane(11)  nếu  tăng  thêm  1BN:ĐD 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  168
thì  làm  tăng  thêm  45%  rút  nội  khí  quản  tự  ý, 
16% suy hô hấp‐tuần hoàn. So sánh với các nước 
trong khu vực  thì  tỷ  lệ bệnh nhân:điều dưỡng 
trong khoa hồi sức tích cực của Hàn quốc là 2,8 ± 
1(3). Trong nghiên cứu này tỷ lệ điều dưỡng nhận 
xét chất lượng chăm sóc bệnh nhân tốt giảm dần 
khi tỷ lệ bệnh nhân/điều dưỡng tăng dần từ < 2 
đến >3. Hiện nay nước ta chưa có chuyên ngành 
điều dưỡng hồi  sức, nhưng  thời gian  làm việc 
trung bình của điều dưỡng tại khoa hồi sức tích 
cực‐bệnh viện Đại học Y dược  là 7 năm, so với 
số  năm  kinh  nghiệm  của  điều  dưỡng  trong 
nghiên cứu của Cho là 5 năm, theo chúng tôi là 
cũng  đủ kinh nghiệm  để  xử  trí những vấn  đề 
thường gặp. Vì vậy, chất  lượng chăm sóc bệnh 
nhân  nếu  có  khác  biệt  so  với  các  nghiên  cứu 
khác,  có  lẽ  chủ  yếu  do  tỷ  lệ  bệnh  nhân/điều 
dưỡng.  
Hạn  chế  chính  của  nghiên  cứu  này  là  để 
điều dưỡng  tự ghi nhận  các biến  cố  (ví dụ:  té 
ngã, cột tay chân, dùng thuốc sai) do đó có thể 
đánh giá không chính xác tần suất của các biến 
cố này. Những phương pháp khách quan như 
có  nhân  viên  giám  sát  độc  lập,  đối  chiếu  sổ 
thuốc  sẽ  cho  phép  đánh  giá  chính  xác  hơn 
những chỉ số này. Ngoài ra chúng tôi cũng chưa 
có  điều  kiện  tiến  hành  khảo  chi  tiết  hơn  về 
cường độ  làm việc và thời gian chăm sóc chăm 
sóc bệnh nhân là những yếu tố cũng ảnh hưởng 
đến chất lượng chăm sóc bệnh nhân.  
KẾT LUẬN 
Nghiên  cứu này  lần  đầu  tiên  cho  biết một 
vài chỉ  tiêu đánh giá chất  lượng chăm sóc điều 
dưỡng và  tỷ  lệ bệnh nhân/điều dưỡng  tại một 
khoa hồi sức tích cực nước ta. Nhận xét một cách 
sơ  bộ  thì  chất  lượng  chăm  sóc  bệnh  nhân  đạt 
yêu  cầu  trên  các  chỉ  tiêu  té  ngã,  cột  tay  chân, 
dùng thuốc sai và chưa đạt yêu cầu trên các chỉ 
tiêu về loét tì, nhiễm trùng tiểu mắc phải so với 
chuẩn  của  Hội  hồi  sức  Ấn  độ(23).  Chất  lượng 
chăm sóc điều dưỡng chưa cao này có  lẽ phần 
nào  liên quan đến  tỷ  lệ bệnh nhân/điều dưỡng 
còn hơi cao so với chuẩn thông thường. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Y tế Việt nam (2011). Hướng dẫn công tác điều dưỡng về 
chăm sóc người bệnh trong bệnh viện. Thông tư 07/2011/TT‐
BYT. 
2. Chitpakdee  B,  Kunaviktikul W,  Srisuphan W(2008). Nurse 
staffing and adverse patient outcomes. CMU J Nat Sci;7(1):59. 
Cho SS, June KJ, Kim YM. Nurse staffing, quality of nursing 
care  and nurse  job  outcomes  in  intensive  care units.  J Clin 
Nursing 2009;17:1729. 
3. Cho  SS,  June KJ, Kim YM(2009). Nurse  staffing,  quality  of 
nursing care and nurse job outcomes in intensive care units. J 
Clin Nursing;17:1729. 
4. Cox J(2011). Predictors of pressure ulcers in adult critical care 
patients. Am J Crit Care;20:364.  
5. Cullen DJ, Sweitzer BJ, Bates DW (1997). Preventable adverse 
drug events  in hospitalized patients: a comparative study of 
intensive care and general care units. Crit Care Med;25:1289. 
6. Eser I, Khorshid L, Hakverdioglu G (2007). The characteristics 
of  physically  restrained  patients  in  intensive  care  units. 
International J Human science;4(2):1.  
7. European federation of critical care nursing association (2007). 
Position statement on workforce requirements in critical care 
units  (  /  publication/ 
2007_ps_ workforce_requirements_neu.pdf). 
8. Horan  TC,  Andrus  M,  Dudeck  MA  (2008).  CDC/NHSN 
surveillance definition of health care‐ associated infection and 
criteria for specific types of infections in the acute care setting. 
Am J Infect Control;36: 309.  
9. Jennane N, Madani N, OuldErrkhis  R  (2011).  Incidence  of 
medication errors in a Morrocan medical intensive care unit. 
Inter Arch Med;4:32.  
10. Jennings  BM  (2008).  Patient  acuity.  In:  Patient  safety  and 
quality:  an  evidenced‐based  handbook  for  nurse.  AHRQ 
publication  No.  08‐0043.  Chap  23. 
(‐
providers/resources/nursing/resources/nurseshdbk/nurseshd
bk.pdf). 
11. Kane RL, Shamliyan TA, Muller C (2007). The association of 
registered  nurse  staffing  levels  and  patient  outcomes: 
systematic review and meta‐analysis. Med Care;45(12):1195. 
12. Keikkas P, Karga M, Lemonidou C (2011). Medication errors 
in critically ill adults: a review of direct observation evidence. 
Am J Crit Care;20:36. 
13. Lake ET, Shang J, Klaus S (2010). Patient falls: association with 
magnet  hospital  and  nursing  unit  staffing.  Res  Nurs 
Health;33(5):413. 
14. Lyder CH, Ayello EA (2008). Pressure ulcers: a patient safety 
issue.  In:  Patient  safety  and  quality:  an  evidenced‐based 
handbook  for nurse. AHRQ publication No.  08‐0043. Chap 
12.  (http://  www.ahrq.gov/professionals/clinicians‐ 
providers/resources/nursing/resources/nurseshdbk/nurseshd
bk.pdf). 
15. Morrison AL,  Beckmann U, Durie M  (2001).  The  effects  of 
nursing staff inexperience (NSI) on the occurrence of adverse 
patient experiences in ICUs. Aust Crit Care;14(3):116. 
16. Needleman  J,  Beurhaus  P, Mattke  S  (2002). Nurse‐staffing 
level  and  the  quality  of  care  in  hospitals.  N  Engl  J 
Med;346(22):1715. 
17. Needleman J, Beurhaus P, Pankratz VS (2011). Nurse staffing 
and inpatient hospital mortality. N Engl J Med;364(11):1037. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 169
18. Nguyễn Bích Lưu (2011). Kết quả khảo sát tổ chức chăm sóc 
và nhân lực điều dưỡng trong 1 ngày làm việc (3/2011) từ 30 
bệnh  viện  trực  thuộc  bộ  y  tế.  Tài  liệu  tập  huấn  triển  khai 
thông tư 07/2011/TT‐BYT hướng dẫn công tác điều dưỡng về 
chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.  
19. Nguyễn Văn Thông  (2010). Nghiên  cứu hiệu quả  chăm  sóc 
điều dưỡng toàn diện cho bệnh nhân đột quỵ não cấp. Tạp 
chí Y dược lâm sàng 108;1(5):35. 
20. Numata Y, Schulzer M, Van der Wal R (2006). Nurse staffing 
level and hospital mortality in critical care settings: literature 
review and meta‐analysis. J Adv Nursing;55(4):435.  
21. Nursing  sensitive  indicator.  American  nurse  association. 
Research  and  measurement. 
(
cticeofProfessionalNursing/PatientSafetyQuality/Research‐
Measurement/The‐National‐Database/Nursing‐Sensitive‐
Indicators_1 
22. Pilcher T, Odell M  (2000). British association of  critical  care 
nurses: position  statement on nurse‐patient  ratios  in  critical 
care. Nurs Stand;15:38. 
23. Ray B, Samaddar DP, Todi SK  (2009). Quality  indicators  for 
ICU:  ISCCM guidelines  for  ICUs  in  India.  India  J Crit Care 
Med;13(4):173. 
24. Reilly EF, Karakousis GC, Schrag SP (2007). Pressure ulcers in 
the  intensive  care  unit:  a  forgotten  enemy.  OPUS 
Scientist;1(2):17. 
25. Savitz LA, Jones CB, Bernard S (2005). In: Advances in patient 
safety: from research to implementation. Agency for research 
and healthcare quality. Vol 4.  
26. Valentin  A,  Capuzzo,  Guidet  B  (2009).  Errors  in 
administration  of  parenteral  drugs  in  intensive  care  units: 
multinational prospective study. Brit J Med;338:814. 
Ngày nhận bài 22/07/2013. 
Ngày phản biện nhận xét bài báo 03/09/2013. 
Ngày bài báo được đăng: 18/10/2013 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_chat_luong_cham_soc_dieu_duong_tai_khoa_hoi_suc_tic.pdf