Đánh giá ảnh hưởng của một số thông số công nghệ tới tổ chức và tính chất mối hàn vật liệu titan grade 2

Hàn là công nghệ quan trọng để tạo mối ghép cho các kết cấu. Titan và hầu hết các hợp

kim titanium công nghiệp đều có khả năng hàn. Có thể hàn nóng chảy, hàn điện trở, laze,

chùm điện tử, hàn khuếch tán và hàn áp lực và được ứng dụng để tạo ra các mối nối cho

titan và hợp kim titan. Các phương pháp hàn Hàn hồ quang khí điện cực vonfram (Gas

tungsten arc welding - GTAW) - còn được gọi là hàn TIG (Tungsten Inert gas) và hàn hồ

quang kim loại khí (Gas metal arc welding - GMAW) - thường được gọi là hàn MIG

(Metal Inert gas) được áp dụng khá phổ biến cho hàn Titan [1]. Trong đó, hàn TIG được

sử dụng rộng rãi để hàn các hợp kim titan và nhiều vật liệu chất lượng cao khác, thích hợp

cho việc hàn các vật liệu từ mỏng tới dày, hàn bằng tay, bán tự động hoặc hoàn toàn tự

động. Titan là kim loại rất hoạt động nhất là ở trạng thái lỏng và ở nhiệt độ cao, titan dễ

dàng phản ứng với các nguyên tố H, O, N, C, với một hàm lượng nhỏ các nguyên tố này

cũng tạo ra các hợp chất gây dòn và làm giảm nhanh chóng cơ tính vật liệu, do vậy khi hàn

cần phải được bảo vệ bằng khí trơ như Ar hoặc He. Hàn TIG titan sử dụng điện cực

vonfram cần phù hợp để vũng hàn nóng chảy không bị nhiễm bẩn vonfram.

pdf 8 trang kimcuc 19660
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá ảnh hưởng của một số thông số công nghệ tới tổ chức và tính chất mối hàn vật liệu titan grade 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá ảnh hưởng của một số thông số công nghệ tới tổ chức và tính chất mối hàn vật liệu titan grade 2

Đánh giá ảnh hưởng của một số thông số công nghệ tới tổ chức và tính chất mối hàn vật liệu titan grade 2
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san FEE, 08 - 2018 239
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THÔNG SỐ CÔNG NGHỆ 
TỚI TỔ CHỨC VÀ TÍNH CHẤT MỐI HÀN 
VẬT LIỆU TITAN GRADE 2 
Sái Mạnh Thắng1*, Phạm Văn Trường2, Trần Quang Minh3 
Tóm tắt: Bài báo nghiên cứu công nghệ hàn TIG trên vật liệu tấm titan grade 2 
với chiều dày 3mm. Xem xét ảnh hưởng của một sô thông số hàn như dòng điện I, 
lưu lượng khí bảo vệ Q, khoảng cách từ đầu kim hàn tới mối hàn e lên cơ tính và tổ 
chức của mối hàn, từ đó chọn các thông số hàn tối ưu cho cơ tính tổng hợp tốt và 
khảo sát tổ chức mối hàn ở chế độ này. 
Từ khóa: Hàn TIG; Titan grade 2; Hàn grade 2; Công nghệ hàn titan. 
1. MỞ ĐẦU 
Titan và các hợp kim titan là vật liệu ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các 
ngành hàng không, công nghiệp ô tô, hóa chất, y sinh học, hàng hải và thương mại. Ti 
được sử dụng rộng rãi cho nhiều ứng dụng vật liệu kết cấu cần sự kết hợp của trọng lượng 
nhẹ, độ bền cao, chống ăn mòn, chống dão nhiệt hoặc giữ được tính chất ở nhiệt độ cao mà 
các hợp kim nhôm, thép độ bền cao hoặc siêu hợp kim niken không có được. 
Hàn là công nghệ quan trọng để tạo mối ghép cho các kết cấu. Titan và hầu hết các hợp 
kim titanium công nghiệp đều có khả năng hàn. Có thể hàn nóng chảy, hàn điện trở, laze, 
chùm điện tử, hàn khuếch tán và hàn áp lực và được ứng dụng để tạo ra các mối nối cho 
titan và hợp kim titan. Các phương pháp hàn Hàn hồ quang khí điện cực vonfram (Gas 
tungsten arc welding - GTAW) - còn được gọi là hàn TIG (Tungsten Inert gas) và hàn hồ 
quang kim loại khí (Gas metal arc welding - GMAW) - thường được gọi là hàn MIG 
(Metal Inert gas) được áp dụng khá phổ biến cho hàn Titan [1]. Trong đó, hàn TIG được 
sử dụng rộng rãi để hàn các hợp kim titan và nhiều vật liệu chất lượng cao khác, thích hợp 
cho việc hàn các vật liệu từ mỏng tới dày, hàn bằng tay, bán tự động hoặc hoàn toàn tự 
động. Titan là kim loại rất hoạt động nhất là ở trạng thái lỏng và ở nhiệt độ cao, titan dễ 
dàng phản ứng với các nguyên tố H, O, N, C, với một hàm lượng nhỏ các nguyên tố này 
cũng tạo ra các hợp chất gây dòn và làm giảm nhanh chóng cơ tính vật liệu, do vậy khi hàn 
cần phải được bảo vệ bằng khí trơ như Ar hoặc He. Hàn TIG titan sử dụng điện cực 
vonfram cần phù hợp để vũng hàn nóng chảy không bị nhiễm bẩn vonfram. 
Titan không hợp kim grade 2 (theo tiêu chuẩn Mỹ UNS R50400 có thành phần C 0,1; 
Fe 0,3; H 0,015; O 0,25; N 0,03 còn lại là Ti )[3] là titan kỹ thuật không hợp kim, kết 
hợp được các tính chất như độ bền, tính chống ăn mòn tốt và khả năng hàn tốt. Vì vậy, nó 
được sử dụng phổ biến cho chế tạo khung thân và các chi tiết động cơ máy bay. Các ứng 
dụng chịu ăn mòn môi trường biển, các ống và bình áp lực, các ứng dụng y học như cấy 
ghép xương và chỉnh hình, ống ngưng, bộ trao đổi nhiệt  
Trên thế giới công nghệ hàn titan đã được nghiên cứu và đạt những thành tựu lớn cho 
các phương pháp hàn hợp kim titan, phát triển các công nghệ hàn khác nhau, ứng dụng cho 
nhiều lĩnh vực [4][5][6]. Tại Việt Nam một số công nghệ hàn titan đã được chuyển giao 
trong một số lĩnh vực như dầu khí, đóng tàu, y học, tuy nhiên số công trình nghiên cứu về 
hàn titan trong nước công bố chưa nhiều. Bài báo này nghiên cứu công nghệ hàn TIG trên 
vật liệu tấm titan grade 2 với chiều dày 3mm. Đánh giá ảnh hưởng của một sô thông số 
công nghệ hàn như dòng điện, lưu lượng khí bảo vệ, khoảng cách từ đầu kim hàn tới mối 
hàn tới cơ tính và tổ chức của mối hàn. Đây là một số thông số chính trong thao tác hàn và 
ảnh hưởng lớn tới chất lượng mối hàn. 
Cơ học – Cơ khí động lực 
 S. M. Thắng, P. V. Trường, T. Q. Minh, “Đánh giá ảnh hưởng  vật liệu titan grade 2.” 240 
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM HÀN 
Với mục tiêu khảo sát ảnh hưởng của các thông số công nghệ hàn là cường độ dòng 
điện (I), lưu lượng khí bảo vệ (Q), khoảng cách điện cực (e) tới cơ tính mối hàn. Sử dụng 
phương pháp Box-Behnken quy hoạch thực nghiệm cho 3 thông số trên cho kết quả cần 
thực hiện 17 mẫu hàn với các chế độ khác nhau về cường độ dòng điện, lưu lượng khí, 
khoảng cách từ điện cực tới mối hàn để xác định được giá trị tối ưu, 3 thông số hàn cho 
trong bảng 2. 
Thực nghiệm hàn trên tấm titan grade 2; chiều dày 3 mm có thành phần hóa học như 
bảng 1: 
Bảng 1. Thành phần hóa học tấm titan grade 2 khảo sát hàn. 
Al Zr Mo V Si Mn Cr Ni Fe Cu W O N Ti 
0.004 <0.003 0.0005 <0.001 0.012 <0.001 0.014 0.002 0.12 0.003 <0.002 0.072<0.002 99.8 
Chọn chế độ công nghệ thí nghiệm hàn TIG như sau: Máy hàn ZX7 – 200, chiều dày 
tấm titan: 3 mm. Số lớp hàn: 2. Dòng điện hàn thay đổi từ 70-130 A. Hiệu điện thế hàn: 
15V. Điện cực vonfram WT20 (0.8-4.2% ThO2) đường kính: 3.2 mm. Khoảng cách từ 
điện cực tới bề mặt kim loại hàn thay đổi từ 1,54,5 mm. Khí bảo vệ agon độ sạch 
99,99%, lượng khí bảo vệ hướng mối hàn: 1220 lít/phút, mặt sau: 5 l/phút. Đồ gá duy trì 
khoảng cách, mẫu tấm hàn, cho trên hình 1 và hình 2. 
Hình 1. Hàn TIG với đồ gá hàn và khí bảo vệ. 
Hình 2. Tấm sau hàn. 
Tấm sau hàn được cắt mẫu thử độ bền kéo, đo độ cứng mối hàn, xác định ảnh hưởng 
của thông số hàn để chọn chế độ hàn tốt nhất trong điều kiện thí nghiệm. 
3. ĐÁNH GIÁ XÁC ĐỊNH KHOẢNG TỐI ƯU CHO CƠ TÍNH MỐI HÀN 
3.1. Kết quả đo cơ tính 
Mẫu sau hàn được cắt dây, phay bằng vị trí mối hàn, Kích thước mẫu kéo (theo tiêu 
chuẩn TCVN 5403-1991) như trên hình 3, hình 4. Kết quả đo cơ tính gồm độ cứng, độ 
bền, độ giãn dài cho trong bảng 2. 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san FEE, 08 - 2018 241
Hình 3. Mấu kéo. 
Hình 4. Mẫu kéo và giản đồ kéo. 
Bảng 2. Thông số thực nghiệm hàn và kết quả đo cơ tính. 
STT Tên mẫu 
Cường độ 
dòng điện. 
A 
Lưu lượng khí 
bảo vệ 
Lít/phút 
K/C 
điện cực 
mm 
Độ cứng 
mối hàn 
HV 
Độ bền kéo 
MPa 
Độ giãn dài, 
% 
1 Mẫu 1 130 16 1,5 257,7 463,7 16,50 
2 Mẫu 2 100 12 1,5 295,2 450,3 12,63 
3 Mẫu 3 100 16 3 290,5 450,3 17,25 
4 Mẫu 4 70 16 4,5 294,6 448,6 15,88 
5 Mẫu 5 100 12 4,5 271,6 469,1 13,50 
6 Mẫu 6 100 16 3 252,1 437,8 16,00 
7 Mẫu 7 100 20 4,5 265,5 410,8 18,13 
8 Mẫu 8 100 16 3 240,1 416,4 9,88 
9 Mẫu 9 100 16 3 292,6 451,3 17,50 
10 Mẫu 10 130 20 3 246,9 402,4 17,50 
11 Mẫu 11 130 12 3 231,8 370,7 16,00 
12 Mẫu 12 130 16 4,5 256,6 488,2 13,75 
13 Mẫu 13 70 12 3 220,3 405,4 6,75 
14 Mẫu 14 70 20 3 251,8 428,4 12,75 
15 Mẫu 15 100 16 3 254,5 457,1 7,38 
16 Mẫu 16 70 16 1,5 243,3 379,4 13,00 
17 Mẫu 17 100 20 1,5 295,,1 452,6 6,75 
18 Mẫu 0 0 0 0 257,7 492,7 18,5 
Trong đó mẫu số 0 là mẫu phôi tấm kim loại hàn grade 2 dày 3mm: 
Cơ học – Cơ khí động lực 
 S. M. Thắng, P. V. Trường, T. Q. Minh, “Đánh giá ảnh hưởng  vật liệu titan grade 2.” 242 
3.2. Mô phỏng tính toán lựa chọn khoảng tối ưu 
Sử dụng phương pháp Box-Behnken quy hoạch thực nghiệm không toàn phần với 3 
mức. Phương pháp này có hiệu quả khi ước lượng các hệ số của đa thức bậc 2. Các thí 
nghiệm trong phương pháp Box-behnken được lấy từ các block ma trận trực giao với điểm 
giữa của miền thiết kế [2]. 
Mô hình toán học của bề mặt đáp ứng bậc 2 được mô tả như sau: 
 =  + ∑ .  + ∑ . 

 + ∑ ∑ . . 

 + 



 (1.1) 
Trong đó k là hệ số, ε là sai số và các tham số ;  và  được gọi là các hệ số hồi quy. 
Kết quả tính toán hàm mục tiêu: 
Độ bền kéo: y = −244,51033 − 1,04088. I + 79,30. Q + 83,38372. e −
0,096646. I. Q + 8,11111. 10. I. e − 1,55042. Q. e + 0,017548. I − 1,909. Q −
8,87622. e (1.2) 
Độ chính xác hàm mục tiêu độ bền kéo:  = 0,9934 
Độ cứng: y = −475,82889 + 5,62528. I + 37,52250. Q + 106,68556. e +
0,016875. I. Q − 0,24722. I. e + 0,40417. Q. e − 0,023964. I − 1,21672. Q −
13,60778. e (1.3) 
Độ chính xác hàm mục tiêu độ bền kéo:  = 0,9921 
Giá trị tối ưu:I = 126,31 A; Q = 16,6 lít/phút; e = 3,09 mm 
Giá trị của hàm mục tiêu tại điểm tối ưu: y = 299,32	; 	y = 588,2 
Các biểu đồ xây dựng từ thực nghiệm xây dựng được: hình 5 10 
Hình 5. Ảnh hưởng của cường độ dòng điện 
(I) và Lưu lượng khí bảo vệ (Q) 
tới độ bền kéo. 
Hình 6. Ảnh hưởng của cường độ dòng điện 
(I) và K/c điện cực (e) tới độ bền kéo. 
Hình 7. Ảnh hưởng của lưu lượng khí bảo 
vệ (Q) và K/c điện cực (e) tới độ bền kéo. 
Hình 8. Ảnh hưởng của lường độ dòng điện 
(I) và Lưu lượng khí bảo vệ (Q) tới độ cứng. 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san FEE, 08 - 2018 243
Hình 9. Ảnh hưởng của cường độ dòng điện 
(I) và K/c điện cực (e) tới độ cứng. 
Hình 10. Ảnh hưởng của lưu lượng khí bảo 
vệ (Q) và K/c điện cực (e) tới độ cứng. 
Vùng tối ưu cho kết quả hàn được độ bền kéo và độ cứng lớn nhất. Trong thực nghiệm 
này, căn cứ trên các đồ thị đã xây dựng cho kết quả: cường độ dòng điện (I) tối ưu ở gần 
mức cao nhất, cho thấy khi cường độ dòng điện càng lớn thì càng làm tăng nhiệt mối hàn, 
tăng khả năng điền đầy khe hàn. Lưu lượng khí bảo vệ (Q) tối ưu gần mức trung bình 
khoảng khảo sát, cho thấy lưu lượng khí bảo vệ nhiều quá hay ít quá cũng không tốt. 
Khoảng cách điện cực tối ưu ở gần mức trung bình khoảng khảo sát. 
Giá trị tối ưu của các biến đầu vào xác định được là: 
- Cường độ dòng điện tối ưu: 126,29 A. 
- Lưu lượng khí bảo vệ tối ưu: 16,65 lít/phút. 
- Khoảng cách điện cực tối ưu: 3,12 mm. 
- Giá trị hàm mục tiêu độ bền kéo theo các giá trị đầu vào tối ưu: bmax = 488,2 MPa 
- Giá trị hàm mục tiêu độ cứng bề mặt theo các giá trị đầu vào tối ưu: Hmax = 287,96 HV 
Tiến hành thực hiện hàn tạo mẫu theo chế độ tối ưu về cơ tính đã khảo sát. Đánh giá, 
kiểm nghiệm cơ tính mối hàn vật liệu titan ở giá tri tối ưu tính toán, so sánh sai số với gái 
trị tối ưu: 
Kết quả độ bền kéo: 
 = 476,2	MPa. 
Sai số: 488,2 476,2 0,0246 2,46%
488,2b
hq kc
b b
hq
b

 


 (1.4) 
Trong đó: e là giá trị sai lệch ; 

 là giá trị độ bền kéo theo hàm hồi quy; 
 là giá 
trị độ bền kéo của mẫu kiểm chứng. 
Kết quả đo độ cứng bề mặt, kết quả đo độ cứng mẫu kiểm chứng: Hkc = 292,3 HV. 
Sai số: 287,96 292,3
0,0151 1,51%
287,96
hq kc
H
hq
H H
H

 (1.5) 
Trong đó: e là giá trị sai lệch ; Hhq là giá trị độ cứng bề mặt theo hàm hồi quy; Hkc là 
giá trị độ cứng bề mặt của mẫu kiểm chứng. 
Tiến hành thực hiện hàn tạo mẫu theo chế độ tối ưu về cơ tính đã khảo sát, phân tích 
thành phần và tổ chức mẫu: 
4. KHẢO SÁT TỔ CHỨC MỐI HÀN Ở CHẾ ĐỘ TỐI ƯU 
4.1. Phân tích thành phần 
Bảng 3. Thành phần phân tích mẫu tại vị trí hàn của mẫu kiểm chứng chế độ tối ưu. 
Al Zr Mo V Si Mn Cr Ni Fe Cu W O N Ti 
0.005 0.004 <0.0003 <0.001 0.012 <0.001 0.013 0.002 0.12 0.001 <0.002 0.12 <0.002 99.7 
Cơ học – Cơ khí động lực 
 S. M. Thắng, P. V. Trường, T. Q. Minh, “Đánh giá ảnh hưởng  vật liệu titan grade 2.” 244 
So sánh thành phần hóa học của mối hàn ở chế độ tối ưu (bảng 3) với kim loại tấm 
grade 2 (bảng 1) có thể thấy: 
- Một số nguyên tố có thành phần thay đổi, giảm như các nguyên tố Mo, Cr, Cu. Đây là 
hiện tượng mất hợp kim trong quá trình hàn. 
- Một số nguyên tố có hàm lượng tăng như Al, Zr, O. Nguyên nhân là do hiện tượng 
tạp chất xâm nhập trong quá trình hàn. Đối với Titan, các tạp chất có ảnh hưởng rất lớn tới 
cơ tính mối hàn, đặc biệt là O, N, H, tuy nhiên, vẫn nằm trong khoảng cho phép của vật 
liệu grade2. 
4.2. Phân tích tổ chức 
Phân tích tổ chức mối hàn kiểm chứng ở chế độ tối ưu, mẫu nền cho kết quả trên hình 11. 
Hình 11. Tổ chức tấm titan grade 2 hàn. 
Tổ chức kim loại nền cho thấy tổ chức đồng đều, hạt nhỏ, không khuyết tật. cỡ hạt 10-
20μm. Đây là tổ chức phôi tấm cán được xử lý làm nhỏ hạt và qua ủ. 
Hình 12. Tổ chức vùng hàn. 
Tổ chức tổ chức vùng hàn có kích thước hạt lớn, đa cạnh không đều, lớn hơn các vùng 
biên giới mối hàn và vùng kim loại nền. Đây là kết quả do quá trình nguội khi hàn cũng 
tương tự như quá trình nguội khi đúc. Thành phần không đều là các vùng mảng sáng tối 
chứng tỏ phân bố thành phần không đều khi nguội đông đặc. Hạt có kích thước 50-
200μm.Không xuất hiện khuyết tật lỗ rỗng khuyết tật tạp chất. 
Hình 13. Tổ chức biên vùng hàn. 
Tổ chức kim loại phần tiếp giáp giữa kim loại hàn nóng chảy và nền kim loại không 
chảy cho thấy phân giới hàn rõ rệt. Phần kim loại nền hạt nhỏ đồng đều. Phần kim loại hàn 
chảy và nguội có hạt thô to, thành phần không đều xuất hiện dưới ăn mòn tẩm thực là các 
vùng mảng sáng tối chứng tỏ phân bố thành phần không đều, tạp chất nhiều hơn. Hạt lớn, 
Nghiên c
Tạp chí Nghi
không đ
khuy
4.3. 
và 
là các pha liên kim làm gi
Thành ph
hàn TIG các lo
trí hàn trư
ết tật lỗ rỗng hoặc hố ăn m
Xray m
Phân tích Xray ph
So sánh v
tấm
Titan có tính hàn t
 kim lo
ứu khoa học công nghệ
ều, đa cạnh, cỡ hạt thay đổi có thể v
ần
ớc khi h
ên c
ối h
ị trí, số l
ại 
 kim lo
ứu KH&CN 
àn
hàn
ại vật liệu khác. H
ại 
àn và m
ần mối h
ượng, c
về c
mối h
ốt, các y
ơ b
quân s
Hình 1
ư
ản l
ảm c
àn gi
ối h
òn cho th
àn so v
ờng độ các pick cho thấy t
à gi
ống với
ếu tố công nghệ h
àn ph
ự, Số
4.
ơ tính. Đi
àn TIG v
ới tổ chức nền
b 
 Tổ chức bi
ống nhau. 
5. K
ải đ
 Đặc san FEE, 08 
ấy khả năng điền đầy v
a -
- Vùng m
 thành ph
ược bảo vệ v
 Tấ
ều n
ẾT LU
ật liệu Titan cần đặc biệt chú ý phải l
ài ch
m hàn
ên m
Không xu
ày ch
ố
ần kim loại nền.
Ậ
àn TIG v
ục tới h
i hàn
ối v
ứng tỏ mối h
N 
ùng m
-
ùng hàn
ất hiện các pha khác ngo
 20
àng trăm 
hành ph
ật liệu Titan cũng t
ối h
18 
à b
. 
ần hóa học
àn c
ảo vệ mối h
àn đ
ả mặt tr
μm.
ã 
 Không xu
đư
ư
 vùng 
ợc bảo vệ tốt. 
ớc v
àn
ương t
àm s
à m
ất hiện 
 tốt. 
m
ài Ti nh
245
ối hàn 
ự nh
ạch vị 
ặt sau, 
ất 
ư 
Cơ học – Cơ khí động lực 
 S. M. Thắng, P. V. Trường, T. Q. Minh, “Đánh giá ảnh hưởng  vật liệu titan grade 2.” 246 
cả vùng mối hàn Titan đang nguội xuống dưới 2000C. Hàn kết cấu Titan cần các đồ gá phù 
hợp để mối hàn được bảo vệ tốt. 
Thực nghiệm hàn TIG 17 mẫu trên vật liệu Titan Grade 2 với phôi tấm dày 3mm ở 
trạng thái cán, ủ với các thông số đầu vào thay đổi (cường độ dòng điện I, lưu lượng khí 
bảo vệ Q và khoảng cách điện cực e). Mẫu sau hàn được phân tích, đo các chỉ tiêu cơ tính 
về độ bền, độ cứng, xây dựng qui hoạch thực nghiêm cho thấy các thông số công nghệ hàn 
tối ưu là: I = 126,3 A; Q = 16,6 lít/phút; e = 3,1 mm. 
Thực hiện kiểm chứng trên chế độ tôi ưu đã chọn, phân tích kiểm tra tổ chức mối hàn ở 
chế độ tối ưu,kết quả đạt được b = 488,2 Mpa; H = 287,96 HV, độ giãn dài e = 18,1 %.So 
với mẫu tấm không hàn là :0 = 492,7 Mpa; H0 = 257,7 HV; độ giãn dài e0 = 18,5 %. Tổ 
chức mối hàn không rỗ xốp, thành phần được đảm bảo. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Ngô Lê Thông, “Công nghệ hàn điện nóng chảy, Tập 1,2”, NXB Khoa học và kỹ 
thuật, Hà Nội, 2004. 
[2]. TS. Đặng Xuân Phương, “Thiết kế tối ưu trong kỹ thuật và cơ khí với sự hỗ trợ của 
máy tính”, NXB Khoa học và kỹ thuật, TP Hồ Chí Minh, 2017. 
[3]. Rodney Boyer, Gerhard Welsch, E.W. Collings; “Materials properties handbook: 
titanium alloys”, ASM International, Fourth printing, August 2007, pp 100. 
[4]. Tadayuki OTANI, “Titanium Welding Technology”, NIPPON STEEL TECHNICAL 
REPORT No. 95 January 2007. 
[5]. J. J. Vagi, R. E. Monroe, R. M. Evans, and D. C. Martin, “Welding proceduces for 
titanium and titanium alloys”, Nasa Technical, October 1965. 
[6]. Tomáš Kramár, Ivan Michalec,. Pavel Kovačócy, “The laser beam welding of 
titanium grade 2 alloy”, GRANT journal ISSN 1805-062X, 1805-0638 (online), 
ETTN 072-11-00002-09-4 
ABSTRACT 
ANALYZING THE EFFECT OF SOME WELDING PARAMETERS TIG TO 
PROPERTY AND MICROSTRUCTURE OF TITANIUM GRADE 2 
The paper studies TIG welding technology on titanium sheet material with a 
thickness of 3mm. The influence of a number of welding parameters such as current 
I, protective gas flow Q, the distance from the tip of torch to the weld e, to the 
mechanical properties and microstructures, thereby selecting the suitable TIG 
welding parameters for this material. 
Keywords: TIG welding; Titanium grade 2; Welding titanium grade 2; Technology welding titanium. 
 Nhận bài ngày 01 tháng 7 năm 2018 
Hoàn thiện ngày 10 tháng 9 năm 2018 
Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 9 năm 2018 
Địa chỉ: 1Viện Tên lửa-Viện Khoa học và Công nghệ quân sự; 
 2Xí nghiệp X56- Hải quân; 
 3 Bộ môn Tên lửa- Học viện Kỹ thuật quân sự. 
 * Email: smtbk77@yahoo.com. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_anh_huong_cua_mot_so_thong_so_cong_nghe_toi_to_chuc.pdf