Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lãnh đạo thực hiện công tác tuyên truyền miệng trong thời kỳ mới

Công tác tuyên truyền là một trong ba bộ phận tạo thành công tác tư tưởng của Đảng và được tiến

hành qua nhiều hình thức khác nhau. Trong công tác tuyên truyền thì tuyên truyền miệng thông

qua hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên là một trong những kênh thông tin quan

trọng, chủ yếu và chính thống nhằm giáo dục, phổ biến, quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng,

chính sách và pháp luật của Nhà nước đến quần chúng nhân dân một cách cụ thể, trực tiếp. Trong

những năm qua, Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn luôn tích cực đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên

truyền miệng; xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên đủ về số lượng, chất lượng, qua

đó góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

pdf 6 trang kimcuc 5460
Bạn đang xem tài liệu "Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lãnh đạo thực hiện công tác tuyên truyền miệng trong thời kỳ mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lãnh đạo thực hiện công tác tuyên truyền miệng trong thời kỳ mới

Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lãnh đạo thực hiện công tác tuyên truyền miệng trong thời kỳ mới
Nguyễn Minh Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 35 - 40 
35 
ĐẢNG BỘ TỈNH LẠNG SƠN LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN 
CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN MIỆNG TRONG THỜI KỲ MỚI 
Nguyễn Minh Tuấn, Lê Văn Hiếu* 
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Công tác tuyên truyền là một trong ba bộ phận tạo thành công tác tư tưởng của Đảng và được tiến 
hành qua nhiều hình thức khác nhau. Trong công tác tuyên truyền thì tuyên truyền miệng thông 
qua hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên là một trong những kênh thông tin quan 
trọng, chủ yếu và chính thống nhằm giáo dục, phổ biến, quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng, 
chính sách và pháp luật của Nhà nước đến quần chúng nhân dân một cách cụ thể, trực tiếp. Trong 
những năm qua, Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn luôn tích cực đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên 
truyền miệng; xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên đủ về số lượng, chất lượng, qua 
đó góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương. 
Từ khóa: công tác tuyên truyền, công tác tư tưởng, Đảng, Nhà nước, báo cáo viên, tuyên truyền 
viên, Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn. 
MỞ ĐẦU* 
Tỉnh Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới 
phía Bắc của Tổ quốc với diện tích tự nhiên là 
8.310,2 km
2. Phía Tây giáp tỉnh Bắc Kạn, 
phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía 
Nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông Nam 
giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Đông Bắc giáp 
Khu tự tự dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây 
(Trung Quốc). Tỉnh Lạng Sơn có dân số là 
753.697 người, trong đó 80,48% dân cư sống 
ở nông thôn [1]. Toàn tỉnh có 7 dân tộc chủ 
yếu cùng sinh sống là dân tộc Nùng, Tày, 
Kinh, Dao, Sán Chỉ, Hoa, H’Mông... Các dân 
tộc tỉnh Lạng Sơn có đặc trưng văn hóa riêng 
nhưng lại có những yếu tố văn hóa chung của 
cộng đồng, tạo nên một nền văn hóa đa dân 
tộc, giàu bản sắc... Với vị trí địa lý quan trọng 
cùng với nhiều thành phần dân tộc, phong tục 
tập quán khác nhau đã ảnh hưởng nhiều đến 
việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của 
Đảng. Chính vì vậy, việc tuyên truyền miệng 
thông qua hoạt động của đội ngũ báo cáo 
viên, tuyên truyền viên đóng vai trò quan 
trọng trong việc đưa nghị quyết của Đảng vào 
thực tiễn cuộc sống. 
NỘI DUNG 
Chủ trương của Đảng về công tác tuyên 
truyền miệng 
*
 Tel: 0971 666128; Email: lehieulsk6@gmail.com 
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng 
khẳng định: “Tuyên truyền là đem một việc gì 
nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. 
Nếu không đạt được mục tiêu đó, là tuyên 
truyền thất bại” [2]. Theo cách nói của Bác 
thì tuyên truyền gồm các hoạt động chính sau: 
cung cấp thông tin, để “dân biết”; phân tích, 
làm rõ bản chất của sự vật, hiện tượng được 
thông tin qua đó để “dân hiểu”, từ đó để “dân 
tin theo”; liên hệ với thực tiễn, có các hình 
thức để khắc họa trong ý thức của người dân, 
để “dân nhớ”; hướng dẫn cách thực hiện vì lợi 
ích của người dân, để “dân làm”. 
Vận dụng sáng tạo tư tưởng của Chủ tịch Hồ 
Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam trong 
suốt quá trình lãnh đạo cách mạng đã luôn coi 
trọng công tác tuyên truyền, đây là một trong 
ba bộ phận chủ yếu của công tác tư tưởng. 
Trong đó, tuyên truyền miệng qua hoạt động 
của “Báo cáo viên, tuyên truyền viên là lực 
lượng quan trọng hàng đầu trong việc tuyên 
truyền, giáo dục quan điểm, đường lối của 
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, 
đưa tiếng nói của Đảng trực tiếp đến với cán 
bộ, đảng viên và quần chúng” [3]. Nhận thức 
sâu sắc vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, 
tầm quan trọng của công tác tuyên truyền 
miệng và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, 
tuyên truyền viên trong những năm qua, Đảng 
Nguyễn Minh Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 35 - 40 
36 
bộ tỉnh Lạng Sơn luôn tích cực thực hiện Chỉ 
thị số 17-CT/TW, ngày 15/10/2007 của Ban 
Bí thư Trung ương Đảng về việc “tiếp tục đổi 
mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công 
tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới”; 
Hướng dẫn số 28-HD/BTGTW, ngày 
28/1/2008 của Ban Tuyên giáo Trung ương 
(khóa X) “Về tiếp tục đổi mới và nâng cao 
chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền 
miệng trong tình hình mới” đến cán bộ, đảng 
viên và nhân dân trên địa bàn; Tỉnh ủy đã ban 
hành các văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo như: 
Kế hoạch số 39-KH/TU, ngày 26/10/2009 về 
cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệu quả của 
các loại hình tuyên truyền; Quyết định số 
138-QĐ/TU, ngày 07/11/2011 ban hành Quy 
định cung cấp thông tin phục vụ công tác 
tuyên truyền miệng của Đảng; Công văn số 
373-CV/TU, ngày 21/11/2016 về việc tiếp tục 
đổi mới, kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu 
quả công tác tuyên truyền miệng; Kế hoạch số 
09-KH/BTGTU, ngày 05/3/2008 của Ban 
Tuyên giáo Tỉnh ủy về nghiên cứu, quán triệt, 
tuyên truyền và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 
17-CT/TW... Thông qua việc quán triệt, triển 
khai thực hiện Chỉ thị số 17 của Ban Bí thư 
Trung ương Đảng, các cấp ủy đảng, chính 
quyền, đoàn thể, đội ngũ báo cáo viên, tuyên 
truyền viên, đặc biệt là người đứng đầu cấp 
ủy nhận thức rõ hơn về vị trí, vai trò, tầm 
quan trọng của công tác tuyên tuyên miệng, 
coi đây là nhiệm vụ cần thiết, thường xuyên, 
có ý nghĩa trước mắt và lâu dài; đồng thời xác 
định đây là một trong những kênh thông tin 
quan trọng để trực tiếp truyền bá chủ nghĩa 
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ 
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp 
luật của Nhà nước đến cán bộ, đảng viên và 
nhân dân; qua đó góp phần định hướng tư 
tưởng, định hướng dư luận cho cán bộ, đảng 
viên và nhân dân, khẳng định được vai trò 
lãnh đạo của đảng bộ. 
Quá trình chỉ đạo thực hiện 
Quán triệt thực hiện chỉ thị, nghị quyết của 
Trung ương Đảng trong thời gian qua, Đảng 
bộ tỉnh Lạng Sơn lãnh đạo thực hiện công tác 
tuyên truyền miệng trên các mặt sau đây: 
Một là, công tác xây dựng, kiện toàn lực 
lượng và bồi dưỡng nghiệp vụ báo cáo viên: 
Thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW, ngày 
15/10/2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng 
công tác xây dựng, kiện toàn đội ngũ báo cáo 
viên được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Hằng 
năm, ban Tuyên giáo các cấp chủ động tham 
mưu cho cấp ủy đảng xây dựng, kiện toàn, bổ 
sung đội ngũ báo cáo viên đủ về số lượng và 
đảm bảo về chất lượng, phù hợp với đặc điểm 
của từng địa bàn, đơn vị. Ngay từ đầu các 
nhiệm kỳ 2010 - 2015, 2015 - 2020, Tỉnh ủy 
Lạng Sơn đã ban hành Quyết định số 26-
QĐ/TU, ngày 29/10/2010 về việc thành lập 
đội ngũ Báo cáo viên cấp tỉnh nhiệm kỳ 2010 
- 2015 gồm 50 đồng chí; Quyết định số 143-
QĐ/TU, ngày 05/1/2016 về việc thành lập đội 
ngũ Báo cáo viên cấp tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 
2020 gồm 40 đồng chí; các huyện uỷ, thành 
ủy, đảng ủy trực thuộc ban hành quyết định 
thành lập, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên của 
đơn vị mình. Tính đến tháng 5/2017, đội ngũ 
báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp của 
tỉnh Lạng Sơn có 2.632 đồng chí, trong đó 
báo cáo viên cấp Trung ương 4 đồng chí; cấp 
tỉnh 40 đồng chí; cấp huyện và tương đương 
299 đồng chí; tuyên truyền viên cấp xã có 
2.289 đồng chí [8]. 
Trình độ của báo cáo viên các cấp ngày càng 
được nâng cao, các đồng chí báo cáo viên cấp 
tỉnh đều có trình độ chuyên môn đại học trở 
lên, trình độ cao cấp hoặc cử nhân lý luận 
chính trị; báo cáo viên cấp huyện có trình độ 
chuyên môn cao đẳng, đại học trở lên, là 
thường trực huyện ủy hoặc huyện ủy viên, 
trưởng hoặc phó các phòng ban của huyện, bí 
thư đảng ủy xã, phường, thị trấn. Báo cáo 
viên cấp huyện và tương đương có 89,3% báo 
cáo viên có trình độ chuyên môn đại học; 
76,6% có trình độ cao cấp hoặc cử nhân lý 
luận chính trị. Tuyên truyền viên cấp xã có 
17,91% có trình độ đại học; 47,6% có trình độ 
cao đẳng, trung cấp; 2,62% có trình độ cao 
Nguyễn Minh Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 35 - 40 
37 
cấp, 53,91% có trình độ trung cấp, 13,89% có 
trình độ sơ cấp lý luận chính trị; công tác tập 
huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ báo 
cáo viên các cấp được quan tâm thực hiện 
hiệu quả. Kể từ năm 2007 đến năm 2017 Tỉnh 
ủy Lạng Sơn đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng 
cho 1.207 đối tượng là các đồng chí báo cáo 
viên cấp tỉnh và huyện [4], qua đó đội ngũ 
báo cáo viên nắm được những kiến thức cơ 
bản, những kỹ năng giúp nâng cao năng lực 
hoạt động tuyên truyền. Đội ngũ báo cáo viên 
các cấp có bản lĩnh chính trị vững vàng, có 
đạo đức, lối sống lành mạnh; nắm vững 
những kiến thức cơ bản của chủ nghĩa Mác - 
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, 
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của 
Nhà nước; có phương pháp vận động, thuyết 
phục quần chúng, năng lực tự chủ và linh 
hoạt... đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong 
thời kỳ mới. 
Hai là, công tác tổ chức, quản lý và theo dõi 
hoạt động của đội ngũ báo cáo viên: Công 
tác quản lý và theo dõi hoạt động của đội ngũ 
báo cáo viên các cấp được thực hiện nghiêm 
túc, hiệu quả. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tham 
mưu cho Đảng bộ ban hành quy chế hoạt 
động báo cáo viên cấp tỉnh trong từng nhiệm 
kỳ; chỉ đạo, hướng dẫn, ban tuyên giáo, tuyên 
huấn các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực 
thuộc chủ động tham mưu cho cấp ủy ban 
hành quy chế hoạt động báo cáo viên cấp ủy 
cùng cấp. Đến nay, hầu hết các đảng bộ trực 
thuộc tỉnh đã ban hành quy chế hoạt động và 
cấp thẻ cho đội ngũ báo cáo viên; đồng thời 
quan tâm điều chỉnh, bổ sung quy chế hoạt 
động báo cáo viên cho phù hợp từng thời kỳ. 
Năm 2012, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy ban hành 
Quyết định số 94-QĐ/BTGTU, ngày 6/8/2012 
về việc sửa đổi, bổ sung, ban hành Quy chế 
hoạt động của đội ngũ báo cáo viên cấp tỉnh 
nhiệm kỳ 2010 - 2015; đến năm 2016 Ban 
Tuyên giáo Tỉnh ủy ban hành Quyết định số 
16-QĐ/BTGTU, ngày 25/3/2016 về việc ban 
hành Quy chế hoạt động báo cáo viên cấp tỉnh 
nhiệm kỳ 2015 - 2020. Ban Tuyên giáo các 
cấp tiến hành công tác sơ kết và tổng kết công 
tác tuyên truyền miệng, hoạt động của đội 
ngũ báo cáo viên theo định kỳ 6 tháng và 
năm. Thông qua đó nâng cao tính hiệu quả, 
tinh thần trách nhiệm trong công tác tuyên 
truyền miệng. 
Công tác điều phối báo cáo viên được thực 
hiện tốt, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu 
quả công tác tuyên truyền miệng của tỉnh. 
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, ban Tuyên giáo, 
tuyên huấn các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy 
trực thuộc chủ động tham mưu, phân công, 
điều phối báo cáo viên thực hiện nhiệm vụ 
tuyên truyền, định hướng thông tin tới mọi 
cán bộ, đảng viên ở cơ sở. Trong năm 2014, 
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức được 9 hội 
nghị báo cáo viên định kỳ, đặc biệt có 1 hội 
nghị trực tuyến và 3 hội nghị báo cáo viên mở 
rộng với 24 chuyên đề: kinh tế - xã hội 5 
chuyên đề; nghị quyết - luật 9 chuyên đề; 
quốc tế - đối ngoại 6 chuyên đề; quốc phòng - 
an ninh 4 chuyên đề. Ban Tuyên giáo các 
huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc tổ 
chức được 47 hội nghị báo cáo viên, cụ thể: 
thành ủy 9 hội nghị; Chi Lăng, Bắc Sơn, Lộc 
Bình, Tràng Định, Hữu Lũng, Văn Lãng, 
Bình Gia, Đình Lập mỗi huyện tổ chức 04 hội 
nghị; Văn Quan 3 hội nghị; Cao Lộc 2 hội 
nghị và Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh 01 hội 
nghị [5]. 
Ba là, chế độ chính sách, các điều kiện hoạt 
động cho báo cáo viên, tuyên truyền viên: 
Trong thời gian qua, việc thực hiện chế độ, 
chính sách đối với báo cáo viên các cấp được 
thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định. 
Thực hiện theo Hướng dẫn số 06-
HD/BTCTW-BTGTW, ngày 15/8/2011 của 
Ban Tổ chức Trung ương - Ban Tuyên giáo 
Trung ương về thực hiện Thông báo số 13-
TB/TW, ngày 28/3/2011 của Bộ Chính trị về 
chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với báo cáo 
viên các cấp, 100% các đơn vị trong tỉnh chi 
trả phụ cấp cho báo cáo viên: Báo cáo viên ở 
cấp tỉnh được hưởng phụ cấp trách nhiệm 
hằng tháng bằng 0,3 mức lương tối thiểu 
Nguyễn Minh Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 35 - 40 
38 
chung; Báo cáo viên ở cấp huyện và xã được 
hưởng mức phụ cấp trách nhiệm hằng tháng 
bằng 0,2 mức lương tối thiểu chung... Các cấp 
ủy thường xuyên quan tâm đầu tư xây dựng, 
nâng cấp, trang bị phương tiện, cơ sở vật chất, 
kỹ thuật phục vụ công tác tuyên truyền 
miệng; bảo đảm các điều kiện về hội trường, 
hệ thống âm thanh, ánh sáng. Hằng tháng, đội 
ngũ báo cáo viên các cấp được cấp Sổ tay báo 
cáo viên, các văn kiện, các tài liệu học tập để 
nghiên cứu, quán triệt các nghị quyết của 
Đảng và các tài liệu tham khảo khác nhằm 
phục vụ tốt công tác tuyên truyền miệng. 
Kết quả và một số kinh nghiệm 
Có thể khẳng định, kể từ khi thực hiện Chỉ thị 
số 17-CT/TW, ngày 15/10/2007 của Ban Bí 
thư Trung ương Đảng về việc “tiếp tục đổi 
mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công 
tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới”, 
công tác tuyên truyền miệng, hoạt động báo 
cáo viên tỉnh Lạng Sơn từng bước được đổi 
mới về nội dung, phương thức hoạt động 
tuyên truyền miệng với các hình thức triển 
khai cung cấp thông tin phong phú, đa dạng 
như: thông tin trực tiếp, thông tin trực tuyến, 
truyền thông qua các cuộc thi, tọa đàm, giao 
lưu...; các báo cáo viên đã áp dụng công nghệ 
thông tin vào hoạt động tuyên truyền miệng 
như: sử dụng giáo án điện tử, trình chiếu 
slide, tranh ảnh minh họa... qua đó làm hấp 
dẫn người nghe. Hoạt động tuyên truyền 
miệng của đội ngũ báo cáo viên các cấp đã 
góp phần quan trọng triển khai thực hiện Nghị 
quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, XI, 
XII, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp; thực 
hiện Chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ Chính trị 
khóa X về cuộc vận động “Học tập và làm 
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Chỉ 
thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ 
Chính trị “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư 
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; 
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI của Đảng 
“về một số vấn đề cấp bách về xây dựng 
Đảng hiện nay”; Nghị quyết Trung ương 4 
khóa XII “về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn 
Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư 
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu 
hiện “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong 
nội bộ”; công tác tuyên truyền những hoạt 
động đối ngoại của đất nước; công tác tuyên 
truyền, định hướng dư luận trước những thách 
thức và diễn biến phức tạp của tình hình trong 
nước và thế giới... Năm 2011, hoạt động báo 
cáo viên từ tỉnh đến cơ sở tổ chức được 2.826 
buổi nói chuyện thời sự, quán triệt, tuyên 
truyền các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương 
và của tỉnh cho 216.386 lượt người nghe, 
trong đó: cấp tỉnh tổ chức được 315 buổi cho 
25.723 lượt người nghe; cấp huyện và cơ sở 
tổ chức được 2.511 buổi cho 190.660 lượt 
người nghe [6]. Đến năm 2014, hoạt động 
tuyên truyền miệng của hệ thống báo cáo viên 
từ tỉnh đến cơ sở tổ chức được 7.719 buổi 
tuyên truyền các nghị quyết, chỉ thị của Trung 
ương, của tỉnh và thông tin tình hình thời sự, 
chính sách cho 632.643 lượt người nghe, 
trong đó: cấp tỉnh tổ chức được 585 buổi cho 
46.955 lượt người nghe; cấp huyện và cấp cơ 
sở tổ chức được 7.134 buổi cho 585.688 lượt 
người nghe [7]. Trong 10 năm qua, kể từ khi 
thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW, ngày 
15/10/2007 đến năm 2017 đội ngũ báo cáo 
viên các cấp đã tổ chức được 29.378 buổi 
tuyên truyền thời sự, chính sách và truyền đạt 
các nghị quyết, chỉ thị của Đảng cho 
1.742.262 lượt người nghe [9]... Kết quả công 
tác tuyên truyền miệng đã góp phần quan 
trọng củng cố niềm tin của nhân dân vào sự 
lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh sự nghiệp đổi 
mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; 
góp phần tích cực vào việc hoàn thành các 
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo 
quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, xây 
dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững 
mạnh trên địa bàn. 
Bên cạnh những kết quả đạt được trong thời 
gian qua, công tác tuyên truyền miệng và hoạt 
động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền 
viên còn tồn tại hạn chế như: Một số cán bộ, 
đảng viên chưa thực hiện tốt quy chế về nghĩa 
Nguyễn Minh Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 35 - 40 
39 
vụ của người báo cáo viên; Hình thức tổ chức 
sinh hoạt báo cáo viên định kỳ hằng tháng 
chưa thật sự đa dạng, phong phú; Một số cấp 
ủy chưa thực sự quan tâm đến công tác tuyên 
truyền miệng, hoạt động của đội ngũ báo cáo 
viên; Việc cung cấp và định hướng thông tin 
tại hội nghị báo viên của một số huyện có nội 
dung còn chậm, chưa kịp thời; Việc thực hiện 
thông tin hai chiều và nắm bắt dư luận, dự 
báo tình hình, định hướng tư tưởng có lúc, có 
việc chưa kịp thời; Điều kiện cơ sở vật chất 
phục vụ công tác tuyên truyền miệng và hoạt 
động báo cáo viên ở một số nơi còn hạn chế, 
chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của 
công tác tuyên truyền miệng. Trình độ của 
báo cáo viên chưa đồng đều, một số báo cáo 
viên chưa có kinh nghiệm và kiêm nhiệm 
nhiều công việc, do vậy hiệu quả công tác 
tuyên truyền chưa cao. Nội dung, phương 
pháp tuyên truyền chưa phong phú; khả năng 
đối thoại, giải thích còn hạn chế, chủ yếu 
tuyên truyền một chiều từ trên xuống; một số 
báo cáo viên lâu năm, có kinh nghiệm nhưng 
lại sinh hoạt ở chi bộ xóm, tổ dân phố nên khi 
được phân công triển khai các nội dung ở 
đảng bộ xã, phường còn có những khó khăn 
nhất địnhViệc đánh giá hiệu quả công tác 
tuyên truyền miệng thông qua điều tra dư luận 
xã hội chưa được tiến hành thường xuyên. 
Việc nêu gương các điển hình tiên tiến, nhân 
tố mới còn ít... 
Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền 
miệng thông qua hoạt động của đội ngũ báo 
cáo viên, tuyên truyền viên, từ kết quả hoạt 
động thực tiễn trong những năm qua có thể 
rút ra một số kinh nghiệm: 
Một là, nâng cao vai trò trách nhiệm của các 
cấp ủy đảng, đặc biệt là người đứng đầu trong 
việc nghiên cứu quán triệt các chỉ thị, nghị 
quyết của Đảng đến tận các chi bộ. Đặc biệt 
là Chỉ thị số 17-CT/TW, ngày 15/10/2007 của 
Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về 
“Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, 
hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong 
tình hình mới”, Thông báo Kết luận số 252-
TB/TW, ngày 3/3/2009 của Ban Bí thư Trung 
ương Đảng (khóa X) về “Cải tiến, nâng cao 
chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền 
miệng trong tình hình mới”. Nghị quyết 
Trung ương 5 khóa X, ngày 1/8/2007 của Ban 
Chấp hành Trung ương Đảng về “Công tác tư 
tưởng, lý luận, báo chí trước yêu cầu mới”. 
Hai là, xây dựng đội ngũ báo cáo viên có đủ 
phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng trong 
sáng, có uy tín trong tổ chức Đảng và trong 
nhân dân (già làng, trưởng bản, trưởng dòng 
họ, chức sắc tôn giáo...); đồng thời không 
ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và 
nghiệp vụ (khả năng xử lý tình huống, phân 
tích, tổng hợp) nhằm đáp ứng yêu cầu trong 
giai đoạn mới. 
Ba là, thường xuyên giao ban định kỳ hoạt 
động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền 
viên trong việc nắm bắt tư tưởng, hành động 
của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân 
dân. Cấp ủy đảng, chính quyền và các đoàn 
thể chính trị - xã hội phải kịp thời phản ánh 
tâm tư, nguyện vọng chính đáng của quần 
chúng nhân dân. 
Bốn là, đổi mới nội dung, phương thức hoạt 
động công tác tuyên truyền; thực hiện tốt chủ 
trương hướng về cơ sở, tăng cường đối thoại 
với nhân dân; duy trì nề nếp hội nghị báo cáo 
viên cấp thành phố định kỳ hàng tháng; 
thường xuyên tổ chức các hội nghị thông tin 
thời sự, chính sách, các lớp bồi dưỡng nghiệp 
vụ cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền 
viên; thực hiện chế độ khen thưởng đối với 
báo cáo viên vào dịp tổng kết hàng năm. 
KẾT LUẬN 
Công tác tuyên truyền miệng thông qua hoạt 
động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền 
viên là một trong những nguồn thông tin 
nhằm đưa chủ trương, đường lối của Đảng, 
chính sách và pháp luật của Nhà nước đến 
quần chúng nhân dân. Trong thời gian qua, 
công tác tuyên truyền miệng trên địa bàn tỉnh 
Lạng Sơn được đổi mới về hình thức tuyên 
truyền, nội dung tuyên truyền phong phú đa 
Nguyễn Minh Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 35 - 40 
40 
dạng chủ yếu về chính trị, kinh tế, văn hóa, 
quốc phòng - an ninh, đối ngoại, đấu tranh 
chống các quan điểm sai trái, thù địch...góp 
phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an 
toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, nhất là 
đối với các xã vùng sâu, vùng biên giới... 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn (2015), Niên giám 
thống kê tỉnh Lạng Sơn 2014, tr.49-50. 
2. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Nxb. Chính trị 
quốc gia, Hà Nội, tr.162. 
3. Ban Tuyên giáo Trung ương (2008): Chương 
trình bồi dưỡng chuyên đề công tác tuyên truyền 
miệng báo cáo viên, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà 
Nội, tr.64. 
4. Tỉnh ủy Lạng Sơn (2017): Báo cáo số 208-
BC/TU, ngày 30/6/2017 về Tổng kết 10 năm thực 
hiện Chỉ thị số 17-CT/TW, ngày 15/10/2007 của 
Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X về tiếp tục 
đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công 
tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới, tr.2-3. 
5. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lạng Sơn (2014): Báo 
cáo số 442-BC/BTGTU, ngày 30/12/2014 về kết 
quả công tác báo cáo viên, tuyên truyền miệng 
năm 2014, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 
năm 2015, tr.1-2. 
6. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lạng Sơn (2012): Báo 
cáo số 134-BC/BTGTU ngày 7/3/2012 kết quả 
công tác báo cáo viên, tuyên truyền miệng năm 
2011, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 
2012, tr.3. 
7. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lạng Sơn (2014): Báo 
cáo số 442-BC/BTGTU ngày 30/12/2014 kết quả 
công tác báo cáo viên, tuyên truyền miệng năm 
2014, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 
2015, tr.3. 
8, 9. Tỉnh ủy Lạng Sơn (2017): Báo cáo số 208-
BC/TU, ngày 30/6/2017 tổng kết 10 năm thực hiện 
Chỉ thị số 17-CT/TW, ngày 15/10/2007 của Ban Bí 
thư Trung ương Đảng khóa X về tiếp tục đổi mới 
và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên 
truyền miệng trong tình hình mới, tr.4; 2. 
ABSTRACT 
THE PARTY COMMITTEE OF LANGSON PROVINCE LEADS 
TO IMPLEMENT ORAL PROPAGANDA IN NEW PERIOD 
Nguyen Minh Tuan, Le Van Hieu
*
University of Sciences – TNU 
The propaganda is one of three component parts that make up the ideological task of the Party and 
is carried out in various forms. In which, oral propaganda through the activities of the team of 
rapporteurs and propagandists is one of the important, mainstream and orthodox information 
channels to educate, disseminate, and thoroughly grasp the views and guidelines of the Party, the 
State's policies and laws to the masses in a concrete and direct manner. Over the past years, the 
Party Committee of Langson province has actively renewed and improved the effectiveness of oral 
communication, contributing to the successful implementation of the political tasks of the local. 
Key words: propaganda, ideology, Party, State, reporters, propagandists, Langson Party 
Ngày nhận bài: 01/10/2018; Ngày hoàn thiện: 10/10/2018; Ngày duyệt đăng: 28/12/2018 
*
 Tel: 0971 666128; Email: lehieulsk6@gmail.com 

File đính kèm:

  • pdfdang_bo_tinh_lang_son_lanh_dao_thuc_hien_cong_tac_tuyen_truy.pdf