Đặc điểm nồng độ immunoglobulin huyết thanh và mối liên quan với một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Nồng độ IgG3 cao hơn ở nhóm có

ít đợt bùng phát/năm, có thể liên quan đến

khả năng đáp ứng miễn dịch với một số

căn nguyên nhiễm trùng hô hấp dưới và

giúp hạn chế các đợt cấp do nhiễm trùng.

IgG là lớp kháng thể có vai trò chính trong

cơ chế bảo vệ của cơ thể chống lại các tác

nhân vi khuẩn gây bệnh [5], [6]and the

results were compared with those obtained

in a healthy adult control group. Antibody

production deficiency was defined as

a failure to respond to either vaccine.\

nResults\nOne hundred seven patients

were included in the study (mean age,

46.3 years. IgM và IgE có xu hướng tăng

cao ở các bệnh nhân có nhiều đợt bùng

phát. Điều này có thể liên quan đến vai trò

đáp ứng miễn dịch với tình trạng nhiễm

trùng cấp tính và tăng mẫn cảm đường thở

trong các đợt bùng phát của bệnh của 2 lớp

kháng thể này.

pdf 6 trang kimcuc 3480
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm nồng độ immunoglobulin huyết thanh và mối liên quan với một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm nồng độ immunoglobulin huyết thanh và mối liên quan với một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Đặc điểm nồng độ immunoglobulin huyết thanh và mối liên quan với một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
23
ĐẶC ĐIỂM NỒNG ĐỘ IMMUNOGLOBULIN HUYẾT THANH VÀ 
MỐI LIÊN QUAN VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ LÂM SÀNG, CẬN LÂM 
SÀNG Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
Nguyễn Hải Công1, Hà Thọ Minh Huyền1, Đinh Thị Ngân Hà1
Tóm tắt
Nghiên cứu nồng độ các Immunoglobulin huyết thanh trong và ngoài đợt 
bùng phát nặng ở 97 bệnh nhân Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) nhập 
viện trong thời gian 5/2016 – 8/2017, nhận thấy: nồng độ trung bình các kháng 
thể trong và ngoài đợt cấp không có sự biến đổi rõ rệt. Giá trị trung bình trong 
đợt cấp của IgG: 1322,95mg/dl, IgM: 470,45mg/dl, IgA: 201,5mg/dl và IgE: 
0,162mg/dl. 
SERUM IMMUNOGLOBULIN LEVELS AND RELATIONSHIP 
WITH CLINICAL, SUBCLINICAL CHARACTERISTICS IN 
PATIENT WITH CHRONIC OBSTRUCTIVE PULMONARY 
DISEASE
Summary:
Study on serum antibody concentrations in and out of the severe exacerbation 
of Chronic obstructive pulmonary disease (COPD) in 97 patients were hospitalized 
from 5/2016 to 8/2017. Results: Mean concentrations of antibodies in and out of the 
exacerbation were not significantly different. Mean values in the exacerbation episode 
of IgG: 1322.95mg / dl, IgM: 470.45mg / dl, IgA: 201.5mg / dl and IgE: 0.162mg / dl.I. 
ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm trùng không chỉ là nguyên 
nhân chính gây ra đợt cấp của Bệnh phổi 
1 Bệnh viện Quân y 175
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Hải Công (nguyen_med@ymail.com)
Ngày nhận bài: 10/01/2018, ngày phản biện: 24/01/2018
Ngày bài báo được đăng: 30/3/2018
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 13 - 3/2018 
24
tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT), mà còn 
khuếch đại và duy trì tình trạng viêm 
mạn tính đường thở trong BPTNMT. Các 
kháng thế là những chất đóng vai trò chủ 
yếu trong cơ chế đáp ứng miễn dịch thứ 
phát của cơ thể. Tình trạng suy giảm miễn 
dịch bẩm sinh hoặc mắc phải đều dẫn tới 
sự giảm nồng độ các kháng thể trong máu.
*Bệnh viện quân y 175
Tùy thuộc vào từng loại kháng 
thể bị suy giảm mà nguy cơ nhiễm trùng 
và tác nhân gây nhiễm trùng cũng khác 
nhau. Nghiên cứu giúp đánh giá vai trò 
của sự thay đổi nồng độ Ig huyết thanh và 
mối liên quan đặc điểm bệnh, nguy cơ và 
tiên lượng.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG 
PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiến cứu ở 97 bệnh 
nhân BPTNMT đợt cấp nặng nhập viện 
trong thời gian từ 5/2016 – 8/2017 tại 
Khoa Lao và Bệnh phổi – BVQY 103. 
Xét nghiệm định lượng nồng độ Ig huyết 
thanh trong và ngoài đợt cấp bằng bộ Kit 
Invitrogen (Áo), thực hiện tại Bộ môn 
Miễn dịch – HVQY.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Bảng 1. Nồng độ trung bình các Ig huyết thanh trong và ngoài ĐBP
Nồng độ
( X ± SE)
Đợt bệnh p
ĐBP Ngoài ĐBP
IgM 470,45±55,4 440,9±36,6
> 0,05
IgA 201,5±49,5 150,67±9,83
IgE 0,162±0,048 0,158±0,039
IgG 1322,95±99,8 1414,42±148,07
IgG1 646,63±64,88 673,66±70,22
IgG2 552,53±39,24 635,8±120,26
IgG3 189,47±16,31 168,32±13,68
IgG4 77,78±8,5 82,01±10,65
 IgM và IgE giảm thấp sau đợt bùng phát của bệnh. Nồng độ kháng thể IgA trung 
bình tăng cao hơn trong đợt bùng phát. IgG và các phân lớp IgG1, IgG2 và IgG3 có xu 
hướng tăng hơn ở sau đợt bùng phát. Tuy nhiên sự thay đổi nồng độ các lớp kháng thể 
chưa có sự khác biệt rõ rệt trong và ngoài đợt cấp của bệnh (p > 0,05).
Nguyên nhân có thể do thời gian lấy mẫu giữa 2 thời điểm chưa đủ dài để có sự 
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
25
khác biệt rõ rệt. Theo lý thuyết, thời gian bán hủy của IgG là 22 ngày, IgM 5 ngày, IgA 
6 ngày và IgE là 2 ngày.
Bảng 2. Liên quan nồng độ Ig huyết thanh trong ĐBP với mức độ ĐBP
Nồng độ
( X ± SD)
Mức độ ĐBP (GOLD 2017) p
Không suy 
hô hấp
n = 58
Suy hô hấp không 
đe dọa tính mạng
n = 19
Suy hô hấp đe 
dọa tính mạng
n = 20
IgG 1296,4±983,4 1340,1±672 1206,6±590,6
p > 0,05
IgG1 681,4±677,4 589,5±323,7 609,6±307
IgG2 523,4±350,9 606,7±313,9 572,1±237,5
IgG3 185,7±114,3 155,8±102 210±136,1
IgG4 71,3±64,4 92,8±94,3 83,7±80,1
IgM 465,3±542,8 424,4±262,6 357,4±198,3
IgA 146,8±82,1 353±861,2 155,8±95,4
IgE 0,13±0,26 0,25±0,73 0,12±0,13
 Chưa nhận thấy sự khác biệt rõ về nồng độ các kháng thể theo các mức độ của đợt 
bùng phát BPTNMT. Theo một số tác giả, mức độ suy giảm kháng thể có ảnh hưởng trực 
tiếp đến căn nguyên và mức độ nặng của tình trạng nhiễm trùng, dẫn đến biểu hiện lâm 
sàng khác nhau [1], [2], [3], [4]. Do không có điều kiện xét nghiệm định lượng nồng độ 
kháng thể tại chỗ đường thở trong đợt bùng phát nên chưa có cơ sở nhận xét chính xác 
về mối liên quan giữa sự thay đổi kháng thể theo mức độ đợt bùng phát. 
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 13 - 3/2018 
26
Bảng 3. Liên quan giữa nồng độ Ig ngoài ĐBP và số ĐBP/năm
Nồng độ
( X ± SD)
Số đợt cấp/năm p
< 2
n = 9
2 – 3
n = 51
> 3
n = 37
IgG 1183,6±507 1313±778,8 1274,8±854,3
> 0,05
IgG1 643,3±292,3 640,4±435,2 661,1±747,9
IgG2 437,2±188,9 566,5±354 554,1±302,5
IgG3 234,1±106,6 188,7±110,6 151,5±120
IgG4 44,4±22,7 74,1±64,6 91,6±90,5
IgM 351,3±175 431,5±257,5 460,5±652,2
IgA 136,6±61,7 225,2±530,2 152,1±93,4
IgE 0,083±0,066 0,093±0,131 0,247±0,59
Nồng độ IgG3 cao hơn ở nhóm có 
ít đợt bùng phát/năm, có thể liên quan đến 
khả năng đáp ứng miễn dịch với một số 
căn nguyên nhiễm trùng hô hấp dưới và 
giúp hạn chế các đợt cấp do nhiễm trùng. 
IgG là lớp kháng thể có vai trò chính trong 
cơ chế bảo vệ của cơ thể chống lại các tác 
nhân vi khuẩn gây bệnh [5], [6]and the 
results were compared with those obtained 
in a healthy adult control group. Antibody 
production deficiency was defined as 
a failure to respond to either vaccine.\
nResults\nOne hundred seven patients 
were included in the study (mean age, 
46.3 years. IgM và IgE có xu hướng tăng 
cao ở các bệnh nhân có nhiều đợt bùng 
phát. Điều này có thể liên quan đến vai trò 
đáp ứng miễn dịch với tình trạng nhiễm 
trùng cấp tính và tăng mẫn cảm đường thở 
trong các đợt bùng phát của bệnh của 2 lớp 
kháng thể này.
Bảng 4. Tương quan giữa nồng độ Ig và PCT, CRP huyết thanh
Kháng thể PCT CRP
r p r p
IgG 0,11 0,14 0,05 0,31
IgM 0,08 0,22 0,07 0,25
IgA 0,05 0,31 0,08 0,23
IgE 0,07 0,25 0,1 0,16
Chưa ghi nhận có sự tương quan rõ giữa nồng đồ các kháng thể và PCT, CRP 
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
27
huyết thanh trong đợt bùng phát BPTNMT. 
PCT và CRP là các yếu tố phản ánh tình 
trạng và mức độ đáp ứng viêm cấp tính toàn 
thân, đồng thời cũng có giá trị đánh giá mức 
độ nặng của tình trạng nhiễm trùng trong 
đợt cấp của BPTNMT [7], [8], [9], [10]and 
procalcitonin as prognostic biomarkers in 
acute exacerbation of COPD”,”container-
title”:”Chest”,”page”:”1058-1067”,”volu
me”:”131”,”issue”:”4”,”source”:”PubMe
d”,”abstract”:”BACKGROUND: A novel 
approach to estimate the severity of COPD 
exacerbation and predict its outcome is the 
use of biomarkers. We assessed circulating 
levels of copeptin, the precursor of 
vasopressin, C-reactive protein (CRP. 
Bảng 5. Liên quan nồng độ Ig và kết quả điều trị
Nồng độ
( X ± SD)
Kết quả điều trị p
Ổn định
n = 75
Thông khí hỗ trợ
n = 02
Tử vong
n = 20
IgG 1313,6±885,5 1674,4±105,6 1145,8±770,3
> 0,05
IgG1 645,9±547 671,4±27,5 656,3±659,9
IgG2 547,9±347 726,3±189,2 539,3±225
IgG3 190,9±110,8 157,9±142,1 23,5±2,4 < 0,05
IgG4 76,7±75,2 118,7±31 79,2±73,5 > 0,05
IgM 469±492,5 526±22,5 299±168,1 < 0,05
IgA 203,2±440,2 139,4±8,4 141,2±84,5 > 0,05
IgE 0,16±0,43 0,23±0,24 0,11±0,12
Nồng độ IgG3 và IgM giảm thấp 
có ý nghĩa ở nhóm tử vong so với nhóm 
không tử vong (p < 0,05). Nồng độ lớp IgG 
chung, IgA, IgE ở nhóm không tử vong 
cũng cao hơn so với nhóm tử vong, tuy 
nhiên sự khác biệt chưa rõ rệt. Cho thấy có 
sự suy giảm về miễn dịch dịch thể ở một 
mức độ nào đó ở các bệnh nhân BPTNMT 
giai đoạn muộn và trong các đợt bùng phát 
nặng có suy hô hấp và tử vong.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu bước đầu đã giúp 
xác định được ngưỡng giá trị trung bình 
của các lớp kháng thể huyết thanh ở bệnh 
nhân BPTNMT trong và ngoài đợt bùng 
phát. Làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp 
theo về miễn dịch trong BPTNMT, vì hiện 
tại ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào 
công bố về vấn đề này. Nghiên cứu cũng 
đã phân tích và nhận thấy một số thay đổi 
về nồng độ các kháng thể theo một số 
đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của 
BPTNMT. Chúng tôi sẽ tiếp tục phân tích 
thêm để làm rõ mối liên quan này, cũng 
như vai trò của sự thay đổi nồng độ kháng 
thể huyết thanh đến đặc điểm, tiên lượng 
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 13 - 3/2018 
28
của BPTNMT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Karnak D., Beder S., 
Kayakano., et al. (2001), “IgG subclass 
levels in ELF in COPD”. analysis, 19, 20.
2. Qvarfordt I., Riise G.C., 
Andersson B.A., et al. (2001), “IgG 
subclasses in smokers with chronic 
bronchitis and recurrent exacerbations”. 
Thorax, 56(6), 445–449.
3. Justel M., Socias L., 
Almansa R., et al. (2013), “IgM levels 
in plasma predict outcome in severe 
pandemic influenza”. J Clin Virol Off Publ 
Pan Am Soc Clin Virol, 58(3), 564–567.
4. Reynolds H.Y. (1988), 
“Immunoglobulin G and Its Function in 
the Human Respiratory Tract”. Mayo Clin 
Proc, 63(2), 161–174.
5. Vendrell M., de Gracia J., 
Rodrigo M.J., et al. (2005), “Antibody 
Production Deficiency With Normal IgG 
Levels in Bronchiectasis of Unknown 
Etiology”. Chest, 127(1), 197–204.
6. McCullagh B.N., Comellas 
A.P., Ballas Z.K., et al. (2017), “Antibody 
deficiency in patients with frequent 
exacerbations of Chronic Obstructive 
Pulmonary Disease (COPD)”. PLoS ONE, 
12(2).
7. Stolz D., Christ-Crain 
M., Morgenthaler N.G., et al. (2007), 
“Copeptin, C-reactive protein, and 
procalcitonin as prognostic biomarkers 
in acute exacerbation of COPD”. Chest, 
131(4), 1058–1067.
8. Saldías P.F., Díaz P.O., 
Dreyse D.J., et al. (2012), “Etiology and 
biomarkers of systemic inflammation in 
mild to moderate COPD exacerbations”. 
Rev Médica Chile, 140(1), 10–18.
9. Mohamed K.H., Abderabo 
M.M., Ramadan E.S., et al. (2012), 
“Procalcitonin as a diagnostic marker in 
acute exacerbation of COPD”. Egypt J 
Chest Dis Tuberc, 61(4), 301–305.
10. Jia T.G., Zhao J.Q., and Liu 
J.H. (2014) “Serum inflammatory factor 
and cytokines in AECOPD”. Asian Pac J 
Trop Med, 7(12), 1005–1008.

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_nong_do_immunoglobulin_huyet_thanh_va_moi_lien_quan.pdf